Uploaded by Yuki Kamitani

Bản Word Mây Store

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
MÔN MARKETING CĂN BẢN
ĐỀ TÀI: Phân tích các hoạt động Marketing của một doanh nghiệp
cụ thể.
Lớp tín chỉ: MKMA1104(122)_07
GVHD: TS. Lê Thị Thu Mai
Nhóm 1: Nguyễn Thị Thu Hà - 11217068
Phạm Nam Hương - 11212544
Cầm Duy Bảo - 11217615
Nguyễn Hoàng Liên - 11213045
Hoàng Văn Tài - 11217641
Mai Thành Đạt - 11211259
Hà Nội, ngày 8, tháng 11, 2022
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 4
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ........................................................................... 5
1. Tên doanh nghiệp ................................................................................................... 5
2. Slogan ..................................................................................................................... 5
3. Logo........................................................................................................................ 5
4. Địa điểm kinh doanh .............................................................................................. 5
5. Sản phẩm và dịch vụ .............................................................................................. 5
6. Tầm nhìn................................................................................................................. 5
7. Sứ mệnh .................................................................................................................. 5
8. Giá trị cốt lõi .......................................................................................................... 6
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG .............................................................................. 6
1. Nguồn cung ............................................................................................................ 6
2. Vấn đề về cầu ......................................................................................................... 6
3. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................. 7
4. Những khó khăn mà ngành sản xuất Mây tre đan đang phải đối mặt .................... 7
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG............................................................................... 8
1. Môi trường vĩ mô ................................................................................................... 8
a. Văn hóa - Xã hội ................................................................................................. 8
b. Kinh tế ................................................................................................................. 9
c. Công nghệ............................................................................................................ 9
2. Môi trường vi mô ................................................................................................. 10
a. Khách hàng ....................................................................................................... 10
b. Nhà cung ứng .................................................................................................... 10
c. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 11
3. Phân tích SWOT................................................................................................... 12
IV. CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT ................................................................ 13
1. Mục tiêu Marketing .............................................................................................. 13
2. Chân dung khách hàng ......................................................................................... 14
3. Chiến lược cạnh tranh về giá................................................................................ 15
4. Marketing Mix (4P) .............................................................................................. 15
a. Products ............................................................................................................ 15
b. Price .................................................................................................................. 15
c. Place .................................................................................................................. 19
d. Promotion .......................................................................................................... 19
V. KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................................. 22
1. Quản trị rủi ro ....................................................................................................... 22
2. Dự trù kinh phí ..................................................................................................... 22
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 24
LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ rất lâu, những món đồ từ mây tre đan trở nên quen thuộc trong đời sống của
người dân Việt Nam. Và ngành nghề đan mây tre xuất khẩu đã rất phổ biến ở nước ta.
Đây cũng là một trong những ngành nghề thủ công mỹ nghệ có lợi thế về nguyên liệu
và lao động để phát triển.
Mây tre đan là tên gọi tắt được dùng để gọi tên những vật dụng được làm từ 2 chất liệu
chính là mây và tre, đôi khi bao gồm cả nứa. Cây mây, cây tre hay cây nứa là những
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và rất an toàn cho người
sử dụng. Tận dụng tính dẻo dai của các loại cây này, những người thợ thủ công đã sơ
chế chúng và đan (kết lại) thành các vật dụng hữu ích trong cuộc sống. Hiện nay những
sản phẩm từ mây tre đan rất phong phú: bàn, ghế, chụp đèn, khay, phục vụ cuộc sống
ngày một tiên tiến hơn.
Nghề mây tre đan đã được ông cha ta phát triển từ hàng ngàn năm trước. Đi cùng với
năm tháng lịch sử của đất nước, những vật dụng trong nhà của người Việt đã dần dần
chuyển từ đồ mây tre nứa sang các chất liệu khác như sắt, nhôm, nhựa,… Đến nay, các
làng nghề mây tre đan nước ta chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu.
Từ những kiến thức chúng em có được từ cô qua môn Marketing Căn bản, chúng em
đã vận dụng được rất nhiều trong học tập và đời sống. Thông qua bài báo cáo với đề
tài “Phân tích các hoạt động Marketing của một doanh nghiệp”, không những chúng
em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học được để hoàn thành những yêu cầu được
đề ra mà qua đó còn có thể hiểu biết rộng và rõ hơn nữa về Marketing.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong cô có thể bỏ qua và bản thân mỗi chúng em cũng rất muốn nhận được những
góp ý đến từ cô để có thể hoàn thiện bản thân, hoàn thiện những kiến thức về Marketing
hơn nữa.
Kính chúc cô nhiều sức khoẻ, hành phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng
dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp: Mây Store
2. Slogan: Nơi vẻ đẹp truyền thống và hiện đại giao thoa
3. Logo:
4. Địa điểm kinh doanh: Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
5. Sản phẩm và dịch vụ:
● Thời trang: Túi xách mây, Giỏ mây, Nón lá
● Trang trí nội thất: Rổ rá trang trí, Chuông gió
● Nội thất: Bàn, ghế mây
6. Tầm nhìn:
Chúng tôi - một thế hệ trẻ nhưng tâm hồn luôn gắn với những giá trị xưa cũ, với
nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó cũng chính là động lực để Mây đứng đây và
đưa các bạn trở về với những dư vị thân thuộc xưa của làng quê Việt Nam.
Hơn thế, điều mà chúng tôi muốn đạt được, không chỉ dừng lại ở việc mở rộng
kinh doanh mà còn với mục tiêu quảng bá nét văn hóa làng nghề truyền thống
tới bạn bè thế giới và tạo ra các giá trị mới từ những vật liệu xưa.
7. Sứ mệnh:
Mây được thành lập với sứ mệnh không chỉ nâng tầm tinh hoa văn hóa truyền
thống của người Việt mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên.
Từng sản phẩm, từng mẫu mã, chi tiết đều là cả một câu chuyện, một quá trình
đầy tâm huyết, sáng tạo với mong muốn thỏa mãn nhu cầu với khách hàng Việt
Nam và quốc tế.
8. Giá trị cốt lõi:
 Chuyên nghiệp sáng tạo: Mây hứa hẹn sẽ là một môi trường làm việc chuyên
nghiệp và mang đến cho khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm.
 Thân thiện với môi trường: Những sản phẩm của Mây được chế tạo đẹp mắt
hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên như mây, tre, nứa,... đảm bảo thân thiện với
môi trường và an toàn cho khách hàng.
 Truyền thống hiện đại: Sản phẩm truyền thống nhưng được thổi hồn bằng
những ý tưởng, thiết kế hiện đại, dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa Việt.
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1. Nguồn cung
- Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng
số các làng nghề trong cả nước. Các làng nghề mây, tre nổi tiếng có thể kể đến
là: Làng nghề mây tre đan Phú Vinh; Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến; Làng
nghề mây tre đan Ninh Sở; Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu; Làng mây tre đan
Ngọc Động; Làng nghề mây tre đan Bao La thuộc Quảng Phú - Quảng Điền Thừa Thiên Huế…
→ Nguồn cung sản phẩm dồi dào, đa dạng và chất lượng
2. Vấn đề về cầu
- Xu hướng tiêu dùng xanh:
+ Cả nước đang có các phong trào tiêu dùng vật dụng làm từ thiên nhiên và có
thể tái chế thay cho các vật liệu có hại cho môi trường, đặc biệt đối tượng hướng
đến các bạn trẻ và lứa Gen Y có ý thức rất mạnh trong việc bảo vệ môi trường.
→ Những năm gần đây, xu hướng thị trường này trở thành cơ hội thị trường cho các
doanh nghiệp cung cấp đồ dùng làm từ mây tre đan.
3. Đối thủ cạnh tranh
- Hiện tại trong nước có rất nhiều doanh nghiệp lớn sản xuất và phân phối loại
mặt hàng này, họ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đội ngũ nhân viên
có kinh nghiệm, tay nghề tốt. Nhưng họ lại tập trung nhiều vào xuất khẩu.
- Thị trường mây tre đan tiêu thụ trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển,
do ít doanh nghiệp lớn tập trung tiêu thụ trong nước, nếu có thì vẫn thiếu chuyên
nghiệp. Tuy nhiên lại phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp từ
các nước khác cũng có lịch sử về ngành mây tre đan như Thái Lan, Trung Quốc.
4. Những khó khăn mà ngành sản xuất Mây tre đan đang phải đối mặt
- Vấn đề về bảo quản: đặc thù sản phẩm khiến thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa sẽ là một
khó khăn lớn trong việc bảo quản.
=> Nảy sinh vấn đề về mặt bằng, kho bãi khi không thể bảo quản ngoài trời.
- Vấn đề về nguyên liệu: khi diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp, nguồn nguyên liệu
cũng trở thành vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp và làng nghề.
+ Ngoài ra, việc xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp mây tre nước ta cũng gặp
nhiều khó khăn. Điều sống còn của các doanh nghiệp tại thị trường mây tre đan nước
ngoài là mẫu mã sản phẩm phải thường xuyên mới và hấp dẫn, nhưng nhìn chung việc
sáng tạo cải tiến mẫu mã của ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay đa phần các
doanh nghiệp của nước ta đều sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài, các doanh nghiệp
đang đứng được trong lĩnh vực mây tre đan chủ yếu là gia công xuất khẩu cho các tập
đoàn nước ngoài theo mẫu mã của họ nên bị ép giá; đó là chưa kể những doanh nghiệp,
làng nghề chủ yếu xuất khẩu hàng qua các doanh nghiệp trung gian trong nước. Vì vậy,
lợi nhuận sản xuất từ mây tre đan của các doanh nghiệp không cao, thu nhập của người
lao động còn thấp.
+ Khả năng tiếp cận thị trường yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh,
nhiều, tốt, rẻ nhưng làm thế nào để bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì
đó còn là một vấn đề mới mẻ. Hệ thống thị trường trong nước chưa ổn định, nhiều
người chưa biết bán sản phẩm cho ai, hàng hóa bị tồn đọng, luân chuyển chậm… Ở các
vùng nông thôn người dân ít có cơ hội tiếp cận với những mặt hàng mới, hiểu biết tiêu
dùng mới…Việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ quốc tế tốn kém, các doanh nghiệp
ít có kinh nghiệm tìm hiểu thị trường nước ngoài và còn gặp nhiều khó khăn trong việc
thông thạo các công ước quốc tế, hiểu biết nhu cầu thị trường, cách tiếp cận với các đối
tác nước ngoài, nghệ thuật buôn bán và kinh nghiệm tạo nên cơ chế ràng buộc các đối
tác về thanh toán trả tiền mua đúng hạn. Các doanh nghiệp trong nước chưa được gắn
kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với đối tác nước ngoài, mọi quan hệ đều ở
mức riêng rẽ, mạnh ai nấy được nên không có sức mạnh lớn trong cạnh tranh.
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Môi trường vĩ mô
a. Văn hóa - Xã hội
- Mây tre đan là một trong những nét đẹp truyền thống đã được hình thành và phát triển
lâu đời ở Việt Nam. Mây tre xuất hiện từ bao đời trong các vật dụng đời thường dễ thấy
như rổ, rá, thúng, bàn, ghế…
- Trong khoảng 6-10 năm trở lại đây, thị trường nội địa có mức tăng trưởng nhanh
chóng, hơn 15%, chủ yếu phục vụ ngành nội thất gia dụng, khách sạn, resort. Việc sử
dụng các đồ thủ công mỹ nghệ trong ngành du lịch góp phần quảng bá nền văn hóa
Việt Nam với các du khách nước ngoài. Do vậy, đối tượng du khách cũng được doanh
nghiệp quan tâm.
- Người Việt Nam có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, vì vậy việc sử dụng các
đồ dùng từ mây tre từ các làng nghề truyền thống lâu đời khiến người dân cảm nhận
được sự quen thuộc, gần gũi, khơi gợi lòng yêu mến các truyền thống nước nhà. Trên
thực tế, việc sử dụng mây tre đan làm các món đồ trang trí nhà cửa đang ngày càng
được ưa chuộng, bởi sự sang trọng trong thiết kế, mang hơi hướng truyền thống kết
hợp với các hình dáng hiện đại, làm tăng sự ấm cúng của ngôi nhà.
b. Kinh tế
- Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị
trường. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến ngành mây tre đan có thể kể đến như: mức
tăng trưởng thu nhập.
- Tính trên địa bàn thành phố Hà Nội, mức thu nhập bình quân đầu người là 6 triệu
đồng/người/tháng vào năm 2021. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức thu nhập
bình quân đầu người trên cả nước trong năm 2021 giảm 1.1% so với năm 2020, tuy
nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã
hội. Thu nhập bình quân 1 người/ tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu
đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn. Xu hướng tăng lên trong thu nhập bình
quân không chỉ tạo ra sức mua lớn hơn trên thị trường, mà còn đặt ra các nhu cầu khác
biệt từ phía người tiêu dùng.Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề thu nhập
để đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu, mong muốn ngày càng đa dạng của
khách hàng.
- Có thể thấy thị trường mây tre đan rất rộng mở, song sự khai thác của Việt Nam trên
thị trường này còn rất hạn chế. Điều này mở ra cho doanh nghiệp một cơ hội trên thị
trường có thể nói là một “đại dương xanh”, nơi doanh nghiệp có thể tìm kiếm lợi nhuận
nếu biết cách áp dụng công nghệ một cách hợp lý.
c. Công nghệ
- Trước đây, khi chưa có các thiết bị hỗ trợ, quá trình sản xuất ra một sản phẩm mây
tre đan mất rất nhiều thời gian. Để làm ra một sản phẩm, người thợ phải tự tay làm đủ
các công đoạn: từ cắt, chẻ, chuốt nan, đến ngâm, luộc, phơi khô. Song, hiện nay, với
những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhiều khâu đã được cơ giới hóa, ví dụ như máy
chẻ, người thợ đã bớt vất vả hơn phần nào, rút ngắn bớt thời gian thực hiện một sản
phẩm, đẩy năng suất lên cao hơn.
- Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ, xuất hiện các nhu cầu khác, một số thiết
kế, mẫu mã được sáng tạo thêm để phục vụ những nhu cầu khác nhau của con người.
Có thể nói, công nghệ đã thổi luồng gió mới mẻ vào mặt hàng mây tre đan trên thị
trường.
2. Môi trường vi mô
a. Khách hàng
- Cùng với sự tăng lên của thu nhập cũng như sự phát triển về nhận thức của xã hội,
các mặt hàng mây tre đan đang ngày càng thu hút các thế hệ cả trước và sau này. Bắt
nguồn từ các vật dụng cần thiết trong bếp, mây tre đan đang dần phát triển thành các
mặt hàng trang trí đẹp mắt phù hợp với nhu cầu làm đẹp hiện nay của lớp trẻ.
- Khách hàng hiện nay đã nhận thức rõ hơn về vấn đề bảo vệ môi trường, vì vậy, họ có
xu hướng thiên về các sản phẩm an toàn với môi trường, và mây tre đan là lựa chọn
thích hợp cho việc này. Thay vì các ghế da hay ghế nhựa, các quán cafe, các điểm du
lịch sử dụng các sản phẩm từ mây tre nhiều hơn, không chỉ bảo vệ môi trường, giảm
thiểu các rác thải trong quá trình sản xuất nhựa, mà còn là cách quảng bá văn hóa Việt
Nam đến các bạn bè quốc tế.
- Với sự tăng lên của thu nhập, con người thường có thiên hướng thể hiện sự sang trọng
và đẳng cấp của bản thân. Các sản phẩm nội thất từ mây tre không chỉ mang đến sự
sang trọng, mà còn có nét truyền thống kết hợp với hiện đại, thể hiện sự quý tộc trong
phong cách thiết kế.
- Các sản phẩm từ mây tre đan cũng mang đến vẻ đẹp rất “Việt Nam” nhưng cũng
không kém phần hiện đại và sáng tạo, gợi suy nghĩ tự hào dân tộc trong khách hàng.
b. Nhà cung ứng
- Trên địa bàn Hà Nội hiện có 83 làng nghề mây tre đan truyền thống, trong đó có
những làng nghề nổi tiếng như Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), Thu Thủy
(xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn), Ninh Sở (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín),... → Nguồn
cung ứng trên địa bàn thành phố khá dồi dào, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Đây cũng là những làng nghề lâu năm, uy tín, chất lượng cao.
+ Các sản phẩm nội thất: bàn, ghế, giường…: Làng nghề Thu Thủy
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, trang trí: Làng nghề Phú Vinh
c. Đối thủ cạnh tranh
- Trực tiếp:
+ Khu vực Bách Kinh Xây: hiện chưa có cửa hàng mây tre đan nào trên địa bàn
+ Khu vực Hà Nội: Papasan (Nội thất mây chủ yếu), The Bamboo (Công ty TNHH
Mây tre xuất khẩu Phú Minh Hưng Yên)
PAPASAN
Địa chỉ
Sản phẩm
233 Quan Hoa, Cầu Giấy, HN
115B Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
Chủ yếu là các sản phẩm nội
Các sản phẩm, vật dụng nhà bếp;
thất làm từ mây tre
túi, giỏ, đèn trang trí…
Sản phẩm với thiết kế sang
trọng, kiểu dáng, mẫu mã đa
Ưu điểm
dạng
Trang facebook với lượng
tương tác cao, có 37451 người
thích, 39659 người theo dõi
Nhược điểm
THE BAMBOO
Đa dạng các loại sản phẩm
Mức giá phải chăng
Trang facebook với lượng tương
tác cao, với 50857 người thích,
54547 người theo dõi
Chỉ chú trọng vào các loại nội
Chưa có sự đa dạng, độc đáo về
thất làm từ mây tre, mức giá
mẫu mã; các sản phẩm mới dừng
tương đối cao
ở mức đơn giản, chưa có sự mới
mẻ
- Gián tiếp: Các cửa hàng đồ dùng về đồ lưu niệm, trang trí; cửa hàng về đồ dùng
bếp; các trung tâm thương mại, mua sắm…
● Ưu điểm:
○ Có sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc
○ Khách hàng quen thuộc với những địa điểm, sản phẩm
○ Có thể dễ dàng tìm kiếm, mua sắm, so sánh giữa các sản phẩm
● Nhược điểm
○ Ít các sản phẩm về mây tre đan, nếu có chủ yếu là các sản phẩm theo đồng
loạt, không có sự khác biệt
○ Chủ yếu là đại trà, không mang đến cảm giác sang trọng và đầm ấm trong
các sản phẩm
3. Phân tích SWOT
Strengths
Weaknesses
Opportunities
Threats
- Sản phẩm độc - Mới bắt đầu khởi - Trên địa bàn có du - Cạnh tranh về
đáo, đa dạng kết nghiệp,
chưa
có khách nước ngoài
độ nhận diện với
hợp hài hòa giữa kinh nghiệm kinh - Thị trường tiềm những đối thủ đi
truyền thống và doanh, đội ngũ quản năng, hệ thống phân trước
hiện đại
lý còn non trẻ.
phối còn manh mún,
- Các sản phẩm đến - Nguồn vốn ban thiếu chuyên nghiệp,
từ các làng nghề đầu hạn hẹp.
chưa đáp ứng được
nổi tiếng, thu hút sự
chuỗi giá trị
tò mò và thích thú
- Khu vực kinh doanh
của khách hàng
dân cư đông, đặc biệt
là lứa tuổi sinh viên
với những đam mê
khám phá
- Xu hướng tiêu dùng
thân thiện với môi
trường ngày càng tăng
IV. CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT
1. Mục tiêu Marketing
Mục tiêu mar trong 3 tháng đầu
Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu Marketing
Mục tiêu truyền thông
- Doanh số: số lượng sản - Tăng độ nhận diện: - Tiếp cận:
phẩm bán ra 1 tháng:
+ Đồ nội thất: 20sp
+ Đồ thời trang: 80sp
+ Đồ trang trí 300sp
Tăng lượng khách hàng + Website đạt 5000 lượt truy
biết đến Mây Store lên cập.
đến 500.000 người.
+ Mỗi bài viết trên Facebook
- Tăng lượng khách quen đạt 250 lượt tương tác/ trên
quay lại, tăng tần suất mỗi bài.
- Tăng trưởng: Tăng giới thiệu và chia sẻ cho
trưởng doanh số 10-15% người thân cùng biết đến + Mỗi video tiktok đạt trung
bình 10000 view/ 500 yêu
sau mỗi chiến dịch truyền Mây Store.
thích
thông
- Lợi nhuận: Duy trì ở
+ Đạt tối thiểu 5000 lượt click
mức 3-5% một tháng.
quảng cáo trên google ads
+ Doanh số 3000 khách hàng
2. Chân dung khách hàng
Tiêu chí
Đối
tượng
Đồ nội thất
Thời trang (giỏ, túi, nón)
Đồ trang trí
khách hàng cá nhân
hỗn hợp
homestay, khách
sạn, quán cà phê
(chủ yếu)
25-40 tuổi với khách
Độ tuổi
30-40 tuổi
Giới tính
nữ
nữ
Trung bình-cao (15
Thu nhập trung bình
triệu/tháng trở lên)
(~7-8 triệu)
Phong
Tinh tế, nhẹ nhàng, truyền
Tinh tế, nhẹ nhàng,
cách
thống, tự nhiên, yêu môi
truyền thống, tự
sống
trường
nhiên, yêu môi trường
Thu nhập
Tâm lý
hàng cá nhân
- Muốn trang trí
- Chuộng đồ dùng truyền
- Thích chăm chút
theo phong cách
thống
cho ngôi nhà của
gần gũi thiên nhiên - Ưa cách sống thực tế,
mình
giản dị không khoa trương
- Thích thư giãn trong
- Có ý thức bảo vệ môi
môi trường chan hòa
trường
với thiên nhiên
- Biết và thích tận
hưởng cuộc sống
3. Chiến lược cạnh tranh về giá
- Mây Store sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, đưa ra mức giá thấp
hơn so với đối thủ, song vẫn đạt tiêu chuẩn về chất lượng chi tiết ở bên dưới.
- Chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp mới như Mây, tăng độ nhận diện đối
với khách hàng.
4. Marketing Mix (4P)
a. Products
- 3 dòng sản phẩm
 Nội thất: bàn, ghế mây, tủ mây, thùng mây
 Thời trang: túi mây đan, giỏ đồ đi chợ, dép mây
 Trang trí: chuông gió, khung ảnh, đèn lồng, hộp đựng giấy ăn, mẹt trang trí.
b. Price
SẢN
Kích thước
PHẨM
Giá nhập
Giá bán
Giá bán trung bình
của đối thủ
Size M
D100
1.000.000
1.499.000 2.000.000-2.500.000
Size L
D110
1.500.000
2.299.000 3.000.000-3.500.000
D62*H40
930.000
1.499.000 1.700.000-1.900.000
20x15x8
120.000
179.000
200.000-230.000
28x21x10
200.000
269.000
300.000
31x25x10
270.000
369.000
400.000-450.000
40.000
89.990
200.000-300.000
GHẾ MÂY
BÀN MÂY
TÚI XÁCH
MÂY
GIỎ MÂY
Size S
Dài 29cm x Rộng
20cm x Cao 13cm
Dài 39,5 x Rộng
Size M
70.000
149.000
100.000
199.000
250.000
350.000
Con sứa
180.000
280.000
Thanh ngang
30.000
50.000
Ngôi nhà
80.000
150.000
Hình cầu nhỏ
30.000
50.000
Trái táo lớn
50.000
75.000
Thuyền
70.000
130.000
27,5 x Cao 17cm
Dài 42,5cm x
Rộng 29,5cm x
Size L
Cao 22,5cm
ĐÈN
Quả nhót
Fi 23cm H36cm
LỒNG
MÂY TRE
CHUÔNG
GIÓ
Hình tròn
Bán trơn
14-16 dày
30.000
10.000
2
Vẽ
60.000
MẸT
Hình tròn
Bán trơn
35.000
TRANG
18-20 dày
TRÍ
2
Vẽ
70.000
Hình tròn
Bán trơn
40.000
15.000
25-27 dày
2.8
20.000
Vẽ
80.000
Hình tròn
Bán trơn
28-30 dày
45.000
25.000
3
Vẽ
100.000
Hình chữ
Bán trơn
40.000
nhật
20.000
20x14xH2
Vẽ
70.000
Hình chữ
Bán trơn
50.000
nhật
25.000
23x18xH2
Vẽ
80.000
Hình chữ
Bán trơn
60.000
nhật
26x20xH2
30.000
Vẽ
100.000
Không nắp ko
100.000
quai
13x20xH6
HỘP
ĐỰNG ĐỒ
Nắp ko quai
70.000
Nắp quai
200.000
Quai không nắp
150.000
Không nắp ko
120.000
quai
15x25xH7
130.000
Nắp ko quai
Nắp quai
80.000
150.000
230.000
Không nắp quai
190.000
Không nắp ko
140.000
quai
Nắp ko quai
20x30XH8
190.000
90.000
Nắp quai
250.000
Không nắp có
220.000
quai
Bán trơn
15
15.000
5.000
Vẽ
30.000
Bán trơn
20.000
20
7.000
Vẽ
40.000
Bán trơn
25.000
NÓN
26
10.000
Vẽ
50.000
Bán trơn
30.000
30
13.000
Vẽ
60.000
c. Place
- Phân phối online
 Trên website
+ Xây dựng website maystore.com
+ Sample:
 Trên các sàn thương mại điện tử:
+ Tạo gian hàng trên Shopee, Lazada
 Trên Facebook và Tiktok, Instagram: tạo các trang fanpage và store
- Phân phối offline: Cơ sở ở Trần Đại Nghĩa, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
 Cơ sở này có tầng 1 để làm showroom trưng bày các mẫu sản phẩm. Tầng 2 và
3 sẽ là nơi làm việc của nhân viên công ty.
 Khách hàng đến cơ sở để tham khảo các mẫu và nghe tư vấn sau đó đặt hàng.
Hàng sẽ được vận chuyển đến địa chỉ khách đăng ký sau 1-2 ngày nếu đặt trực
tiếp tại cơ sở.
d. Promotion
Triển khai promotion
Giai đoạn
Hoạt Động
KPI
Giai đoạn 1
- Lập các website, fanpage facebook và Video
- Website đạt 5000 lượt
(3 tháng)
Tiktok: đăng tải các nội dung cập nhật về sản
truy cập
phẩm mới, review trải nghiệm về nhà cung cấp - Mỗi bài viết trên
là các làng nghề.
Facebook đạt 250 lượt
- Xây dựng storytelling cho thương hiệu: “ Từ
tương tác/ trên mỗi bài
xưa đồ đan mây đã luôn hiện hữu trong đời
- Mỗi video tiktok đạt
sống con người Việt Nam, từ cái rỏ của mẹ
trung bình 10000 view/
trên đồng ruộng, từ cái giá của bà trong căn
500 yêu thích
bếp, đến những chiếc ghế, chiếc lọ được đan
- Đạt tối thiểu 5000 lượt
lát tỉ mỉ xuất hiện trong những gia đình quý
click quảng cáo trên
tộc, “Mây” tự hào là cầu nối uy tín đưa các
google ads
sản phẩm mây tre đan chất lượng, từ các làng
nghề truyền thống đến tay khách hàng, góp
phần lan tỏa giá trị Việt đến mọi nhà”
- Doanh số 3000 khách
hàng
- Chạy Ads trên google.
Giai đoạn 2
- Thuê những Nano Influencer và Micro-
- Lượt tiếp cận tăng
(4 tháng)
Influencer để quảng bá sản phẩm:
20% đối với cửa hàng
+ Hợp tác cùng Tiktoker Long chun :Review
offline và tăng 35% đối
trải nghiệp về không gian, chất lượng dịch vụ
với kênh bán hàng
chăm sóc khách hàng, các sản phầm được
online
trưng bày trong showroom.
- Lượt tương tác trên
+ Hợp tác cùng Tiktoker Thích đi chơi: Thăm
các fanpage Chuyện
thú các làng nghề, nhà cung cấp của doanh
của Hà Nội từ 1000
nghiệp.
cmts trở lên
+ Hợp Tác cùng Instagram Influencer Philinh_ - Trào lưu trend tiktok
từ viral tiktok có hơn
: Đóng vai trong một video tiktok ngắn về
người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài với
5000
chiếc nón lá, đang thướt tha trên trên con
“giatriconmai”
đường làng nghề may tre đan truyền thống,
- Có ít nhất 3000 người
làm nổi bật storytelling của doanh nghiệp.
tham gia challenge “nét
- Tiếp thị sản phẩm qua các trang báo nhiều
người tiếp cận như Kenh14, và các fanpage
như Chuyện của Hà Nội, Lang thang Hà Nội…
đẹp xưa”
hashtag
- Làm viral video “Giá trị còn mãi” trên tiktok:
Làm video theo hướng tôn vinh các giá trị dân
tộc. Hiện nay độ tuổi sử dụng tiktok đông đảo là
genZ, và sẽ liên hệ và hợp tác với những
tiktoker, nhất là những titoker hay kể về chuyện
lịch sử của dân tộc, hay những nét đẹp xưa cũ
của đất nước. Trong video khi kể những câu
chuyện sẽ có đề cập đến những vật dụng mây tre
đan…
- Tổ chức challenge “nét đẹp xưa”: Đăng bài kể
những kỉ niệm của tuổi thơ có gắn liền với
những đồ vật đang kinh doanh, đặc biệt là liên
hệ với những người thế hệ 8x, 9x để khởi xướng
phong trào này. Liên hệ với fanpage Replay
199x và khởi xướng đầu challenge trong nhóm
“ Góc tuổi thơ ’’
Giai đoạn 3
- Tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm - Đạt 500-1500 lượt
(5 tháng)
mới, độc đáo.
khách tham quan/ mỗi
- Quảng cáo các thông tin của doanh nghiệp trên triển lãm
các trang Web chính thức của VCCI, Hiệp hội - Doanh số đạt 5000
xuất khẩu gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội khách hàng.
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Tổng cục Du
lịch Việt Nam.
- Quảng cáo tại sân bay Nội Bài bằng hình thức:
Quảng cáo trên xe đẩy hành lý.
- Hơ ̣p tác cùng các homestay cung cấ p các đồ
trang trí, lưu niê ̣m tiế p câ ̣n đế n các đố i tươ ̣ng
khách du lich.
̣
V. KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Quản trị rủi ro
Rủi ro
Ngân sách không đủ
Các hoạt động bán hàng và
quảng cáo không đạt được
mục tiêu doanh số đề ra
Hoạt động vận chuyển sản
phẩm đến người tiêu dùng
gặp sự cố
Hậu quả
Biện pháp
Các hoạt động kinh doanh Lập kế hoạch phân bổ
bị ảnh hưởng
nguồn tái chính hợp lý
Đề ra các mục tiêu thực tế
Các hoạt động kinh doanh có thể đạt được, đẩy mạnh
bị ảnh hưởng
các hoạt động quảng cáo,
tiếp thị
Theo dõi chặt chẽ quá
Giảm uy tín đối với khách trình vận chuyến sản
hàng
phẩm, tiếp nhận và xử lý
kịp thời các tình huống
phát sinh
Phản hồi từ khách hàng
Ảnh hưởng đến hình ảnh
Cải thiện dịch vụ chăm
không tích cực
của cửa hàng
sóc khách hàng
2. Dự trù kinh phí
Giai đoạn
Hạng mục
Cụ thể
Giai đoạn
Lập thiết kế
Tùy từng đơn vị
1
website,
nhận thiết kế
fanpage
Đơn giá
5.000.000
Tổng
5.000.000
Chạy Google Ads
4.000 /1000 lần
500.000
hiển thị
Social media
Viết Content, sản
1.000.000/tháng
12.000.000
xuất video trên
tiktok, facebook
Giai đoạn
Kết hợp với
Với 3 người: Long 10.000.000 -
30.000.000 -
2
Influencer
chun, Philinh_ ,
15.000.000.000/
45.000.000
Thích đi chơi
Người
Kênh 14: Loại
12..000.000/bài
12.000.000
7.000.000/bài
7.000.000
Triển lãm
55.000.000
Quảng cáo
trên các kênh Home Mobile
trang mạng
stream 2
xã hội khác.
Lang Thang Hà
Nội.
Giai đoạn
Tham gia
Tham gia 3 hội
3
triển lãm,
chợ tại Hà Nội, Đà - Hà nội:10.000.000
Nẵng, tp Hồ Chí
- Đà Nẵng:
Minh
20.000.000
- Tp Hồ Chí Minh:
25.000.000
Quảng cáo
Trên Website
10.000.000
10.000.000
11.500.000/tuần
46.000.000
khác.
Trên xe đẩy sân
bay.
Hợp tác cùng Các đối Tác: Tre
Discount 5% / mỗi
Homestay
House, Chill
lô sản phẩm được
Homestay,
xuất
Lotus Resort
Homes
KẾT LUẬN
Mây tre đan – một trong những nét đẹp truyền thống được hình thành và phát triển lâu
đời tại Việt Nam. Trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay nghề làm mây tre
đan vẫn đang ngày càng khởi sắc và đạt được chỗ đứng nhất định trên thị trường hiện
nay. Nghề mây tre đan trải qua nhiều quá trình phát triển đã ngày càng cải thiện về chất
lượng sản phẩm, chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc… với rất nhiều
những chi tiết độc đáo, mới lạ, tinh xảo.
Tính đến nay nghề làm mây tre đan đã trở thành một trong số những ngành nghề thủ
công mỹ nghệ mang đến giá trị cao cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu ra nước
ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc,…thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây cũng chính là
thị trường tiềm năng để mang những sản phẩm đậm chất tinh thần Việt giới thiệu với
bạn bè năm châu. Thêm vào đó, nghề này cũng tạo ra nhiều cơ hội làm việc với thu
nhập hấp dẫn dành cho người lao động của các tỉnh trên cả nước, giải quyết được vấn
đề thất nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua.
Download