Uploaded by Tu Minh

Tham khao CO

advertisement
[ĐỌC HIỂU] NỘI DUNG CHÍNH CỦA C/0 - GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM E
1. REFERENCE NO./ FORM/ SHIPPER/ CONSIGNEE - Số tham chiếu/ Mẫu
(Form)/ Người gửi hàng/ Người nhận hàng
Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.
Ổ sổ 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu.
Ô trên cùnq bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi. số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm,
chi tiết cách ghi như sau:
a] Nhóm 1: 02 ký tự "VN” (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam
b] Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu
c] Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp C/O
d] Nhóm 4: 02 ký tự, thể hiện tên Tổ chức cấp C/O theo danh sách được Bộ Công thương ủy
quyền
đ] Nhóm 5: 05 ký tự, biểu hiện số thứ tự của C/O Mẫu E
e] Giữa các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo "/"
2. MEAN OF TRANSPORT/ OFFICIAL USE - Thông tin vận tải/ Kết quả xử lý C/0
Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By
air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
Ố số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa
điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp c/o Mầu E
này.
3. GOODS/ ORIGIN CRITERIA/ QUANTITY (FOB)/ INVOICE Hàng hóa / Tiêu chí
xuất xứ / Số lượng/ Hóa đơn
Ô số 5: Thứ tự hàng hóa
Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS)
Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ
Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB
Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại.
4. EXPORTER DECLARATION/ PLACE, DATE, SIGNATURE/ NOTE - Kê khai của
người xuất khẩu/ Ngày phát hành/ Ghi chú
Ô số 11:
a) Dòng thứ nhất ghi chữ "Vietnam".
b) Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu.
c) Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, và chữ ký của người được ủy quyền
ký cấp.
Ô số 12: Do tổ chức cấp C/O ghi
Ô số 13:
a] Trường hợp C/O cấp sau theo quy định thì đánh dấu vào ô: “Issued Retroactively”
b] Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên
khác và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định thì đánh
dấu vào ô "Exhibition”, tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm phải ghi rõ tại ô số 2.
c] Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng theo quy định thì đánh dấu vào ô
"Movement Certificate”, tên Tổ chức cấp C/O gốc, ngày cấp và số tham chiếu của C/O
gốc phải được ghi rõ tại ô số 13;
d] Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định thì đánh dấu vào ô
“Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành
hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sỏ' tại Nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7.
BACK-TO-BACK C/01 /C/0 GIÁP LƯNG THEO CÁC FTA ĐA PHƯƠNG (HÀNG HÓA ĐI
QUA NƯỚC TRUNG GIAN)
1. Tại sao cần C/O giáp lưng?
Ban đầu bạn nhập khẩu một lô hàng về Việt Nam và đã được cấp c/o theo FTA tương
ứng, sau đó bạn xuất khẩu môt phần hoăc toàn bô lô hàng đó sang nước thứ 3 (cũng
là thành viên của FT A ban đầu). Để nước thứ 3 vẫn cho lô hàng này hưởng thuế suất
ưu đãi đặc biệt mặc dù khônq có xuất xử Việt Nam thì bên Việt Nam dưa trên CIO ban
đầu phải cấp C/O mới cho lô hàng gọi là C/O giáp lưng.
Theo đó, C/O giáp lưng chứng minh hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến
nước nhập khẩu qua một nước trunq qian nhưng không làm thay đổi xuất xứ của nó.
Chỉ có các FTA đa phương [từ 3 thành viên trở lên) mới có điều khoản về C/O giáp
lưng
Ví dụ:
Trong trường hợp mua bán 3 bên, hàng hóa có xuất xứ Ấn Độ được bán sang
Singapore sau đó được bán tiếp về Việt Nam. Do cả 3 nước đều là thành viên Hiệp định
thương mại Asean- Ấn Độ (AIFTA) nên người nhập khẩu Việt Nam sẽ được hưởng mức
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định này nếu xuất trình được c/o giáp lưng khi
làm thủ tục nhập khẩu.
i) C/O mẫu AI gốc: do Ấn Độ cấp cho người trung gian Singapore;
ii) C/O giáp lưng: do Singapore cấp cho người nhập khẩu Việt Nam dựa trên C/O mẫu
AI gốc.
3. Vấn đề "tên nhà xuất khẩu" trên C/0 giáp lưng
Một số FTA yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc
phải là một, có nghĩa là ai nhập khẩu (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời là
người xuất khẩu (trên C/O giáp lưng] và khônq đượcc phép bán hànq cho mõt thironq
nhân khác tại Bên thành viên trung gian (AKFTA, ACFTA, AIFTA).
Một số FTA không yêu cãu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải trùng với nhà nhập
khẩu trên c/o gốc. Điều đó có nghĩa nhà nhập khẩu (trên C/O gốc) có thể bán hàng
cho môt thương nhân khác và thương nhân này sẽ đứng tên tại ô số 1 (nhà xuất
khẩu) trên c/o giáp lưng [ATIGA, AANZFTA, AJCEP).
C/0 3 BÊN - HÀNG HÓA KHÔNG ĐI QUA NƯỚC TRUNG GIAN
1. Tại sao cân C/0 3 bên?
Nếu bạn tham gia vào thương vụ mua bán 3 bên và hàng hóa được vận chuyến thẳng
từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu mà không qua nước trung gian, bạn sẽ cần một
C/O được cấp bởi nước sản xuất cho nước hưởng thuê suất ưu đãi theo giá trị hóa
đơn được cắp bởi người trung gian, C/O như thế được gọi là C/O 3 bên.
Lưu ý:
C/O 3 bên cần phải được khai báo theo qỉá tri hóa dem do người trunq qian cấp mà
không khai báo theo giá trị hóa đơn do người sản xuất cấp bởi vì giá trị 2 hóa đơn này
không bằng nhau (phần chênh lệch chính là lợi nhuận của người trung gian).
2. Hóa đơn "bên thứ ba" được chấp nhận khi nào?
Hóa đơn bên thứ ba (Third country Invoice) là hóa đơn thương mại được phát hành bởi
một công ty có trụ sở tại nước thứ ba hoặc bởi nhà xuất khẩu trong FTA đại diện cho
công ty đó. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở tai các bên tham gia cùnq
FTA.
Ví dụ:
Trong trường hợp mua bán 3 bên, Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác
HongKong, lô hàng được sản xuất tại Ấn Độ và vận chuyển thẳng về Việt Nam. Nhà
sản xuất Ấn Độ xin cấp CIO mẫu AI theo hiệp định AIFTA cho lô hàng với hóa đơn
công ty HonqKonq phát hành (hóa đơn bên thứ ba) mà không sử dụng hóa đơn do
chính nhà sản xuất phát hành.
3. Nội dung C/O khi có hóa đơn bên thứ 3
Hầu như các FTA đều quy định một số điều kiện trong nội dung C/O có hóa đơn bên
thứ ba để người nhận hàng được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo FTA đó.
Ví dụ:
C/O mẫu E theo hiêp đỉnh ACFTA được chấp nhập khi có hóa đơn bên thứ ba với điều
kiện như sau:
i) Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.
ii) Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS
iii)
iv)
của nước nhập khẩu).
Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.
Ổ số 13: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định thì đánh dấu
vào ô “Third Partv invoicinq”. số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty
phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được ghi
rõ tại Ô số 7”.
v)
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ CẤP SAU VÀ QUY ĐỊNH STICK VÀO Ô
ISSUED RETROACTIVELY TRÊN C/O.
Theo quy định thì C/O sẽ được cấp trước hay ở thời điểm xuất khẩu. Hoặc nếu có sai sót, C/O
có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày xuất khẩu và khi cấp phải đánh dấu
vào ô “issued retroactively. Thời gian cấp sau là sau 1-3 ngày làm việc (tùy hiệp định) và tính
từ thời điểm xuất khẩu (Shipped Onboard).
1. Quy định chung về kiểm tra C/O cấp sau:
Kiểm tra việc ghi dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY / ISSUED RETROSPECTIVELY / RETROSPECTIVE STATEMENT” trên C/O hoặc việc đánh dấu vào ô thích
hợp.
Đối chiếu ngày xuất khẩu trên vận đơn/các chứng từ vận tải khác với ngày cấp C/O
để đảm bảo phù hợp với quy định về C/O cấp sau.
Đối với hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ, đường sông qua biên giới đất
liền giữa Việt Nam với nước thành viên Hiệp định như Trung Quốc, Lào, Cambodia,
ngày xuất khẩu là ngày giao hàng tại cửa khẩu xuất của nước xuất khẩu hoặc ngày phát
hành chứng từ vận tải (nếu có).
Trường hợp không có căn cứ để xác định thông tin về ngày xuất khẩu như trên thì
ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam được coi là ngày xuất khẩu.
Một số văn bản về C/O cấp sau:
2. C/O form D cấp sau:
Về cách tính 03 ngày kể từ xuất khẩu để đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”:
Quy tắc 10 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nội luật hóa tại Điều
10 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 quy định C/O
được cấp trước hoặc vào thời điểm xuất khẩu hoặc cấp sau nhưng không được muộn
quá 3 ngày tính từ ngày xuất khẩu. Trong trường hợp C/O không được cấp trong thời
hạn trên do sai sót hoặc bỏ quên hoặc có lý do chính đáng khác, C/O có thể được cấp
sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày xuất khẩu và phải đánh dấu vào ô “Issued
Retroactively”.
Qua thảo luận các nước thành viên ASEAN thống nhất cách tính ngày 03 ngày kể
từ xuất khẩu để đánh dấu vào ô “Issued Retroactively” thông qua ví dụ sau:
– Ngày xuất khẩu là 01/12/2021 thì C/O được phát hành kể từ ngày 05/12/2021
mới phải đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”.
– C/O cấp ngày 04/12/2021 được đánh dấu hoặc không đánh dấu vào ô “Issued
Retroactively” đều được cơ quan hải quan xem xét chấp nhận.
Căn cứ pháp lý: Công văn 1793/TCHQ-GSQL V/v C/O mẫu D.
3. C/O mẫu E cấp sau:
Theo Điều 21 Thông tư 12/2019/TT-BCT, C/O mẫu E được cấp trước hoặc tại thời
điểm giao hàng. Trường hợp C/O mẫu E không được cấp tại thời điểm giao hàng hoặc
không muộn hơn 3 ngày tính từ ngày giao hàng theo đề nghị của nhà xuất khẩu, C/O
mẫu E được cấp sau phù hợp với quy định và pháp luật của Nước thành viên xuất
khẩu. C/O mẫu E cấp sau trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng và phải đánh
dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.
4. C/O mẫu KV, AK cấp sau:
Trên cơ sở thông báo ngày 03/01/2019 của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của
Hàn Quốc, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cách xác định ngày làm việc trong quy định
về C/O cấp sau thời điểm xuất khẩu thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Phụ lục IV, Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày
18/11/2015 và Điều 7 Phụ lục V, Thông tư số 20/2014/TT-BCT, trong trường hợp ngoại
lệ khi C/O không được cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu hoặc một thời gian
ngắn sau đó nhưng không quá 03 “ngày làm việc” kể từ ngày giao hàng do vô ý sai sót
hoặc có lý do xác đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 năm kể từ ngày
giao hàng và phải mang dòng chữ “Issued Retroactively”.
Ngày làm việc được xác định theo quy định của nước cấp C/O. Cơ quan có thẩm
quyền của Hàn Quốc thông báo cụ thể về các ngày nghỉ chính thức của Hàn Quốc trong
năm 2019. Đề nghị các đơn vị căn cứ nội dung thông báo để xử lý theo quy định.
Căn cứ pháp lý:
Công văn 332/TCHQ-GSQL ngày 14/01/2019 V/v C/O mẫu KV, AK cấp sau.
Công văn 4014/TCHQ-GSQL ngày 13/08/2021 V/v thông báo ngày nghỉ lễ, mẫu
chữ ký và con dấu mới cập nhật cho C/O ưu đãi (C/O mẫu AK, KV)
5. CO mẫu AJ, JV cấp sau:
Đối với việc thể hiện cấp sau của C/O mẫu JV: Trong quá trình thực thi Hiệp định
VJEPA nhằm tạo thuận lợi thương mại thì việc C/O mẫu JV được cấp sau ngày giao
hàng và trong khoảng thời gian 03 ngày lấy ngày giao hàng làm mốc tính, có thể hiện
“Issued Retroactively” vẫn được chấp nhận.
Căn cứ pháp lý: Công văn 6315/TCHQ-GSQL ngày 26/10/2018 V/v vướng mắc
CO mẫu JV
C/O mẫu AI cấp sau:
Hiện tại, Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ không có quy định cho
phép chấp nhận C/O mẫu AI được cấp trước ngày xuất khẩu.
Download