Uploaded by Minh Cường Đặng

Btap dlh2

advertisement
BÀI TẬP ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 1: Một vật có khối lượng 500 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Vật bắt đầu được kéo đi bằng lực F
không đổi có phương nằm ngang và độ lớn 2 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy gia
tốc trọng trường g = 10 m/s2.
a. Tìm quãng đường vật đi được sau 2 giây kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động.
b. Sau 2 giây kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động thì lực F đột ngột đổi chiều nhưng không thay đổi
độ lớn. Tìm quãng đường vật đi được trong 4 giây kể từ lúc lực F đổi chiều.
Bài 2: Hai vật nặng nối nhau bằng một sợi dây chịu lực căng tối đa là T 0 đặt trên mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát giữa các vật m1 và m2 với mặt phẳng là K1 và K2.
a. Tìm giá trị lớn nhất của lực F theo phương ngang tác dụng
lên vật m1, rồi lên vật m2 mà không làm sợi dây bị đứt. Xét bài
toán trong hai trường hợp:
1) K1  K2
2) K1  K2
3) Không ma sát
b. Để kéo hệ vật đi thì lực F nên đặt vào vật nào?
Bài 3: Thanh AB dài L, khối lượng m, tiết diện đều nằm trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát
là K.
a. Kéo đầu A một lực F song song với AB. Tìm lực căng
tại một tiết diện ngang của thanh cách B một đoạn là x.
b. Tác dụng vào đầu A một lực F theo phương ngang, với
AB. Tìm lực F lớn nhất để thanh không trơn.
Bài 4: Hệ cơ học như hình vẽ. Khối lượng các vật
A,B là M = 6 kg, m = 1 kg. Tại thời điểm ban đầu A
có vận tốc v0 = 2,8 m/s hướng sang trái. Hãy xác định:
a. Hướng và độ lớn vận tốc của A sau t = 4 s. Lấy g
= 9,8 m/s2. Tính lực căng dây.
b. Vị trí của A tại thời điểm đó và quảng đường A
đi được trong khoảng thời gian 4s. Bỏ qua mọi ma sát.
Bài 5. Cho hệ cơ học như hình vẽ. Khối lượng của hai vật A, B là m = 1 kg, M = 4 kg. Hệ số
ma sát giữa A và B là µ1 = 0,6; giữa B và sàn là µ2 = 0,1. Tác dụng vào
A một lực F nằm ngang. Tính gia tốc của A, B trong các trường hợp:
a. F = 4,5N
b. F = 5,5N
c. F = 6,5N
Bài 6: Hệ cơ học như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa hai vật m và M là µ 1 và
sàn ngang là µ2. Tìm độ lớn lực F nằm ngang
a. Đặt lên M để M trượt khỏi m.
b. Đặt lên m để M trượt khỏi M.
Bài 7: Hệ cơ học như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa hai vật m và M là
µ1; giữa M và sàn ngang là µ2. Tác dụng vào M một lực F hợp với
mặt ngang góc α. Khi α thay đổi (0 < α < 900). Tìm F nhỏ nhất để
vật M trượt khỏi vật m. Tính α lúc này.
Bài 8: Hệ cơ học như hình vẽ. Viên gạch 1 và 2 có trọng lượng
trọng lượng P1 và P2. Hệ số ma sát giữa hai viên gạch là µ1, giữa
viên gạch 2 với sàn ngang là µ2. Tác dụng vào viên gạch một lực F
nghiên góc α với phương ngang.
a. 1   2 . Tìm điều kiện của F để viên gạch 1 không trượt trên
viên gạch 2 mà cả hai cùng trượt trên sàn.
b. Cho P1 = 100 N; P2 = 200 N; F = 200 N;   300 ; µ1 = 0,25; µ2 = 0,1; g  10 m/s2. Tính các
gia tốc đối với sàn của hai viên gạch.
c. µ1 = µ2 = µ. Biện luận các trường hợp khả dĩ khi cho F tăng dần.
Download