Uploaded by Đề Nguyễn

Khóa học phần cứng smartphone Ks Đào Ngọc

advertisement
Ks. Đào Ngọc
KHÓA HỌC PHẦN CỨNG
SMARTPHONE
Phần 1: Phần cứng cơ bản
Ks. Đào Ngọc - Zalo 0987456267
Ks. Đào Ngọc
PHẦN CỨNG LÀ GÌ?
● Phần cứng của điện thoại di động là các thành
phần vật lý mà điện thoại sử dụng để hoạt động.
Đây bao gồm các bộ phận như vi xử lý (CPU), bộ
nhớ (RAM và bộ nhớ trong), màn hình hiển thị,
pin, camera, loa, microphone, cảm biến (như cảm
biến ánh sáng, cảm biến gia tốc, cảm biến vân
tay), các kết nối di động wifi, bluetooth cổng USB,
tai nghe, vỏ và khung.
● Tất cả các phần này cùng nhau tạo nên một
thiết bị di động hoàn chỉnh. Phần cứng điện thoại
là phần thể hiện vật lý của thiết bị, trong khi phần
mềm điện thoại là hệ điều hành và ứng dụng chạy
trên phần cứng này để cung cấp các tính năng và
chức năng cho người dùng.
Ks. Đào Ngọc
Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Mainboard của smartphone là bảng mạch
chính chứa các linh kiện điện tử quan trọng
của điện thoại di động. Mainboard bao gồm
CPU (Central Processing Unit), RAM (Random
Access Memory), bộ nhớ lưu trữ, cảm biến,
kết nối mạng, và các linh kiện điều khiển khác.
Mainboard là nơi mà tất cả các thành phần
của smartphone được kết nối và tương tác với
nhau. Nó chịu trách nhiệm cho việc xử lý
thông tin, điều khiển các chức năng của điện
thoại và giữ cho hệ thống hoạt động một cách
trơn tru. Mỗi smartphone có một mainboard
được thiết kế riêng, điều này giúp tối ưu hóa
hiệu suất và tích hợp các tính năng đặc biệt
của từng mô hình.
Ks. Đào Ngọc
Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Bộ vi xử lý (CPU): Đây là “bộ não" của điện thoại, thực
hiện các phép tính và quản lý các hoạt động của hệ thống.
● Màn hình và cảm ứng: Màn hình là phần hiển thị thông
tin và tương tác với người dùng thông qua cảm ứng bằng
cách chạm và vuốt.
● RAM (Random Access Memory) là nơi lưu trữ dữ liệu
tạm thời cho ứng dụng và hệ điều hành. Nó giúp tăng hiệu
suất và khả năng đa nhiệm của thiết bị.
● ROM Read-Only Memory (Bộ nhớ chỉ đọc): ROM
thường chứa các dữ liệu cố định như IMEI, Seri. Nó cho
phép lấy dữ liệu từ trong nó ra, không cho phép người
dùng viết dữ liệu vào. Để ghi dữ liệu lên ROM cần các box
chuyên dụng. Số IMEI iPhone lưu trong chip baseband
không thể thay đổi.
Ks. Đào Ngọc
Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Bộ nhớ flash, còn được gọi là bộ nhớ flash NAND
hoặc ổ cứng để lưu trữ hệ điều hành, ứng dụng và dữ
liệu người dùng như hình ảnh video, danh bạ…
● Cảm biến: Điện thoại di động có nhiều loại cảm
biến như cảm biến ánh sáng, cảm biến gia tốc, cảm
biến xoay, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm,... để cung cấp
thông tin và tương tác với môi trường và người dùng.
● Máy ảnh: Điện thoại di động thường có ít nhất hai
máy ảnh (máy ảnh chính và máy ảnh tự sướng), và
một số điện thoại cao cấp có nhiều máy ảnh cho các
tính năng chụp ảnh nâng cao, gọi video call.
● Loa và mic: Loa cho phép người dùng nghe âm
thanh và loa ngoài cho cuộc gọi, trong khi mic để thu
âm thanh cho phép họ nói và thực hiện cuộc gọi.
Ks. Đào Ngọc
Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Pin: Pin cung cấp năng lượng cho điện thoại di
động, cho phép nó hoạt động và duy trì sự tồn tại khi
không có nguồn điện bên ngoài.
● Kết nối: Phần cứng bao gồm các cổng và module
kết nối như cổng sạc, cổng tai nghe, Bluetooth, Wi-Fi,
và các loại kết nối di động 2G, 3G, 4G, 5G cho việc
truyền tải dữ liệu và âm thanh.
● Cảm biến vân tay hoặc khuôn mặt: Cảm biến này
được sử dụng để mở khóa điện thoại và bảo mật dữ
liệu bằng vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt.
● Vỏ và khung: Vỏ và khung bảo vệ và giữ lại tất cả
các thành phần phần cứng khác của điện thoại, đồng
thời tạo ra thiết kế và cấu trúc của sản phẩm.
Ks. Đào Ngọc
CÁC LỖI PHẦN CỨNG HAY GẶP
 Hư màn hình, mất hiển thị, liệt cảm ứng.
 Lỗi kết nối mất sóng, hư 3G, 4G, hư Wifi Bluetooth.
 Hư chân sạc, lỗi mạch sạc, hư ic sạc.
 Mất nguồn, hao nguồn, chạm tụ, chạm ic.
 Gãy socket, đứt cáp kết nối, linh kiện đứt gãy do va đập.
 Mất âm thanh, mất mic.
 Lỗi bộ nhớ RAM, ROM.
 Chạm hoặc hư phím bấm.
 Lỗi máy ảnh.
 Lỗi cảm biến…
Như vậy để sửa chữa các hư hỏng trên bạn cần hiểu về cấu tạo, chức năng, nguyên
lý hoạt động của từng loại linh kiện để biết cách đo đạc và tìm ra đúng pan bệnh.
Ks. Đào Ngọc
▪ Trên thị trường hiện nay có tới cả ngàn mẫu điện thoại khác nhau. Khi sửa
chữa chúng ta cũng gặp hàng trăm các lỗi khác nhau đòi hỏi kỹ thuật viên phải
có sự quan sát, tư duy, suy luận, đo đạc, thử nghiệm… để tìm ra đúng bệnh. Việc
hiểu rõ về cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động từng loại linh kiện, sự kết nối
giữa các linh kiện trên mạnh hoạt động thế nào sẽ giúp cho kỹ thuật viên có thể
tự đo đạc và tìm ra được nguyên nhân hư hỏng.
▪ Giáo trình này sẽ giúp bạn hiểu rõ tận gốc vấn đề từ đó bạn có thể tự tư duy để
sửa được bất kỳ smartphone nào.
▪ Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản về cấu trúc và hoạt động của
smartphone. Điều này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho việc hiểu về các
vấn đề phần cứng phổ biến. Khóa học sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách
phân biệt các loại linh kiện, cách tháo lắp, và cách sửa chữa từng thành phần
của smartphone. Bạn sẽ học được từ những nguyên lý cơ bản đến các kỹ thuật
sửa chữa phức tạp.
Ks. Đào Ngọc
▪ Không chỉ giới hạn ở lý thuyết. Bạn sẽ được thực hành trên các thiết bị thực tế
để nâng cao kỹ năng sửa chữa của mình.
▪ Với kiến thức và kỹ năng bạn học được từ khóa học này, bạn sẽ mở ra những
cơ hội mới trong lĩnh vực sửa chữa smartphone. Có thể bạn muốn mở cửa hàng
sửa chữa hoặc làm việc tại các trung tâm dịch vụ điện thoại di động hàng đầu,
khóa học này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho những thách thức trong ngành.
▪ Tôi cam kết hỗ trợ bạn trong suốt quá trình học, sẵn lòng giải đáp mọi thắc
mắc của bạn và hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng, sau khi hoàn
thành khóa học này, bạn sẽ tự tin và thành thạo trong việc sửa chữa các vấn đề
phần cứng của smartphone.
▪ Chúng ta sẽ tìm hiểu từng loại linh kiện cơ bản nhất cấu thành lên chiếc
smartphone. Bạn cần hiểu rõ cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động của các
linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn dây, transistor, mosfet, ic, CPU, ổ cứng…Hãy
bắt đầu hành trình chuyên nghiệp của bạn ngay sau đây!
Ks. Đào Ngọc
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
▪ Đầu tiên bạn cần phải biết khi sửa điện thoại cần đo những thông số gì để từ
đó lựa chọn đồng hồ đo cho phù hợp.
▪ Có 3 kiểu đo hay dùng nhất:
1. Đo điện áp.
2. Đo tổng trở/ thông mạch/ ngắn mạch.
3. Đo chạm chập.
▪ Như vậy ta chủ yếu sử dụng đồng hồ để đo điện áp 1 chiều và tổng trở.
▪ Kiểu đo thứ 2 và 3 về cơ bản là giống nhau tuy nhiên ta phân ra làm 2 để phân
biệt các pan bệnh khác nhau.
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Ks. Đào Ngọc
▪ Có 2 loại là đồng hồ kim và đồng hồ số. Ta sẽ sử dụng cả 2 loại này trong mỗi
cách dò pan khác nhau.
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Ks. Đào Ngọc
1. Đo điện áp:
▪ Việc đo điện áp khi cắm sạc hoặc gắn pin hoặc đo khi
máy đang hoạt động. Kỹ thuật đo này gọi là “đo nóng”,
khác với “đo lạnh” lúc máy không có điện. Yêu cầu hết sức
cẩn thận không được để que đo chạm giữa 2 điểm gần
nhau. Việc que đo chạm các điểm đo gần nhau có thể làm
điện áp cao chạy vào các IC điều khiển hoạt động ở mức
điện áp thấp gây cháy hư hỏng IC dẫn tới máy mất nguồn.
▪ Với đồng hồ kim: Khi đo bạn chỉ cần để thang đo 10V đo
điện áp sạc 5V. Pin có điện áp 3v5 - 4V3. Điện áp trên
Main…Khi đo điện áp xuất lên màn hình khoảng 12V-20V,
bạn cần chỉnh lên thang đo 50V.
▪ Với đồng hồ số chỉ cần để thang đo 20V là được.
▪ Kim đen chạm vào mass, kim đỏ chạm vào điểm cần đo.
5V
Điểm đo
VA 5V
Điểm mass
VB 0V
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
2. Đo tổng trở/ thông mạch/ ngắn mạch
▪ Đo thông mạch là một thao tác kiểm tra xem dòng
điện có thể chạy qua mạch được hay không. Để
thang X1k đo kim lên là thông mạch.
▪ Khi đo ngắn mạch, để thang X1 hoặc xoay về biểu
tượng Điốt có chuông. Đồng hồ vạn năng sẽ phát
ra tiếng bíp hoặc kim đồng hồ vạn năng sẽ chỉ về
một giá trị điện trở rất nhỏ (thường là 0). Điều này
cho thấy 2 điểm đo kết nối trực tiếp với nhau.
▪ Ngược lại, nếu đồng hồ vạn năng không phát ra
tiếng bíp hoặc kim đồng hồ vạn năng chỉ về một
giá trị điện trở cao, thì có nghĩa là mạch bị đứt
hoặc có điện trở rất lớn. Trường hợp mạch có điện
trở cao ta gọi đó là tổng trở của mạch.
Ks. Đào Ngọc
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
2. Đo tổng trở/ thông mạch
▪ Trên mạch điện có rất nhiều linh kiện được kết
nối với nhau nên khi bạn đo tại vị trí 1 linh kiện
nào đó chính là đo tổng trở của tất cả linh kiện
được kết nối với nó.
▪ Với đồng hồ kim. Tùy theo tổng trở của mạch ta
chọn thang đo phù hợp x1, x10, x100, x1k, x10k.
▪ Khi đo đặt que đỏ chạm mass. Que đen chạm
điểm cần đo trên mạch. Chú ý với đồng hồ kim
khi đo trở kháng que đen sẽ có áp 3V.
▪ Khi đo tổng trở tại chân pin trên main: Que đỏ
chạm âm, que đen chạm dương. Tổng trở mạch
khá lớn nên phải để từ thang x100 kim mới lên.
Ks. Đào Ngọc
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
3. Đo chạm chập:
▪ Tổng trở tại chân pin của mạch khá lớn nên khi đo
để đồng hồ thang X1 kim sẽ không lên.
▪ Với các máy chạm nhẹ hoặc chập thẳng lúc này
tổng trở mạch giảm xuống thấp nên để thang X1
đo kim sẽ lên 1 chút hay lên cao tùy theo mức độ
chạm của mạch nhiều hay ít. Máy chập nguồn thì
kim sẽ về 0. Đây là PAN chạm nguồn trước (tức là
máy chưa khởi động đã ăn nguồn).
▪ Để kiểm tra máy ăn nguồn trước, bạn để thang đo
X1 que đỏ chạm mass, que đen chạm cực dương
trên main. Nếu kim lên là máy bị chạm. Bạn kẹp
main vào bộ cấp nguồn sẽ thấy máy đang ăn
dòng.
Ks. Đào Ngọc
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Ks. Đào Ngọc
▪ Ví dụ khi sửa 1 máy bị liệt phím: Bạn kiểm tra phím
trước, sau đó đo sự thông mạch giữa phím với
main để xác định nguyên nhân hư hỏng do phím,
do đứt dây phím, hay lỗi trên main.
▪ Bạn để thang X1 nhấn phím và đo tại 2 đầu xem
phím bấm có thông mạch. Kim lên là thông, không
lên là phím hư.
▪ Bạn để thang X1k đo tổng trở tại 2 đầu phím bấm.
Nếu kim lên là thông mạch với main, kim không lên
là đứt mạch. Nếu đứt mạch bạn kiểm tra dây đứt
hay chân tiếp xúc giữa phím và main bị hở.
▪ Cách ly phím ra để thang X1k đo 2 đầu phím lúc không nhấn, thấy lên kim là phím
bị chạm. Với thang đo X10k chỉ dùng được khi lắp pin 9V trong đồng hồ.
▪ Khi đo chạm phím bạn phải để thang đo x1k vì đa phần nước vào gây chạm và trở
kháng khá lớn để thang đo nhỏ hơn không xác định được.
Ks. Đào Ngọc
CÁCH ĐỘ ĐỒNG HỒ KÊU BUZZ KHI ĐO X1
▪
▪
Trên đồng hồ kim có thang đo thông
mạch riêng và có âm thanh Buzz phát ra
khi ngắn mạch. Tuy nhiên khi sử dụng
thang đo này kim lại không hoạt động.
Tôi chia sẻ với bạn 1 mẹo nhỏ độ lại
chiếc đồng hồ kim để khi đo chạm chập
vừa quan sát kim lên vừa nghe thấy âm
thanh khi chập thẳng giúp khi đo chỉ cần
nghe âm thanh là biết chạm hay không,
đồng thời quan sát kim lên cao hay thấp
để biết việc chạm cao hay nhẹ.
Bạn tháo đồng hồ ra câu 1 sợi dây từ loa
về thang X1 là xong.
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
▪ Với đồng hồ số. Ta sẽ sử dụng để đo
các thông số đòi hỏi sự chính xác cao
như tổng trở, điện áp.
▪ VD trong trường hợp máy mất hiển thị
màn hình. Ta cần đo tổng trở và điện áp
từng chân rồi so sánh main lỗi với main
bình thường. Nếu chân nào có sự khác
biệt lớn về tổng trở hoặc điện áp thì ta
dựa theo sơ đồ mạch và dò theo các
chân khác biệt đó sẽ tìm ra bệnh. Bạn sẽ
xem tiếp cách đo này trong phần 2 tài
liệu học chuyên sâu.
Ks. Đào Ngọc
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Ký hiệu, đơn vị
- Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R, ví dụ R3330, R3331, R3332...
- Đơn vị của điện trở là ôm (Ω) , và có các bội số là KΩ, MΩ
1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 KΩ
❖ Hình dáng: điện trở thường có thân màu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại.
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Chức năng của điện trở trên mạch:
1. Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ.
2. Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp
thành cầu phân áp. (như hình bên)
3. Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện
qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị số R.
❖ Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch:
- Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, đối chiếu với sơ đồ nguyên lý nếu giá trị
đo được mà lớn hơn trị số của điện trở thì R bị đứt, nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình
thường, nhỏ hơn là do có trở kháng của mạch đấu song song với điện trở.
- Các điện trở nối tiếp trên mạch thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ những trở này nếu bị
mục chân đứt gãy ta có thể nối tắt được. (Chỉ nối tắt với trở nhỏ hơn 10Ω, trở lớn phải
thay thế).
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Với chức năng hạn dòng điện trở giúp bảo vệ
các linh kiện trong mạch như đèn led,
transistor, mosfet, ic…
- Nguyên do đầu tiên là dùng để bảo vệ đèn Led. Bởi vì
nếu không điện trở kèm theo, thì sẽ khiến cho đèn Led
nhanh hư hỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng điện
định mức chạy qua Led lớn hơn dòng điện định mức
cho phép của Led. Thế nên, việc mắc nối tiến giữa điện
trở với đèn Led dùng cho mục đính chính là vậy.
- Một mạch điện dùng Transistor – chủ yếu được xuất
hiện trong các mạnh chuyển đổi hay khuếch đại dòng
điện. Tuy nhiên, chân giữa (Chân số 2) của Transistor
lại không thể chịu được dòng điện quá mức chạy qua.
Để cho mạch điện an toàn, thì hãy nên mắc nối tiếp con
điện trở với transistor. Như vậy, có thể bảo vệ mạch
điện khỏi việc cháy nổ.
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ NHIỆT
- Điện trở nhiệt có đặc tính là điện trở của chúng
tăng lên đáng kể khi vượt quá một nhiệt độ nhất
định. Đặc tính này làm cho chúng thích hợp để sử
dụng làm thiết bị bảo vệ mạch khỏi quá nhiệt.
- Một điện trở nhiệt được sử dụng trong các mạch
như vậy phát hiện sự gia tăng nhiệt độ xung quanh.
Khi nhiệt độ tăng cao thì nhiệt trở tăng lên, điện áp
cực phát của bóng bán dẫn giảm xuống và bóng bán
dẫn cắt dòng tải. Khi nhiệt độ môi trường trở lại mức
bình thường, nhiệt điện trở trở về trạng thái điện trở
thấp ban đầu, bóng bán dẫn cho dòng tải đi qua.
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ NHIỆT
VD điện trở nhiệt ứng dụng trong mạch
Samsung J7 prime báo nhiệt độ cao.
Giải pháp phải thay đúng trị số trở nhiệt. Có
thể lấy từ main xác thay qua.
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
- Điều khiển âm thanh
Ứng dụng tiếp theo của điện trở dùng để điều khiển âm thanh.
Sự kết hợp điện trở với tụ điện thường dùng để giới hạn tần số
cao trong một mạch điều khiển âm thanh. Giống như hình ảnh
minh họa ở đây. Dùng trong mạch điều khiển âm thanh. Mục
đích cho mạch này dùng để truyền tần số cao xuống đất. Một
tên gọi khác của kiểu nối này là bộ lọc thông thấp (Low-pass
filter).
- Trong mạch điện RC
Điện trở dùng trong mạch điện RC dùng để điều chỉnh thời
gian sạc/xả khi được nối tiếp với tụ điện. Khi công tắc đóng,
thì điện trở sẽ hạn chế dòng điện chạy đến tụ. Dẫn đến nó sẽ
giới hạn tốc độ sạc từ nguồn điện cho tụ.
Đây chỉ là một ứng dụng cơ bản mà mình có thể giải thích. Bởi
vì kiểu kết nối này có muôn vàn ứng dụng khá hay cho dòng
điện một chiều DC. Chung quy lại, sư kết hợp giữa tụ điện và
điện trở sẽ được gọi là mạch RC.
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
- Cầu phân áp:
Đây là dạng mạch điện cơ bản, mạch này dùng để điều chỉnh
điện áp lớn thành điện áp nhỏ hơn. Nó hay được nhìn thấy ở
các mạch điện hồi tiếp ổn định điện áp. Việc mắc nối thế này
thì chúng ta sẽ không cần sử dụng các con Transistor hay
Mosfet gì cả.
Có một công thức hay dùng cho loại mạch điện như thế này:
Bạn nhìn hình bên và tính theo công thức xem điện áp xuất ra có
đúng 6V không nhé?
1. ĐIỆN TRỞ R
❖Trong các phím bấm điều khiển mạch logic là dùng để
thay đổi giá trị giữa 0 và 1. Điện trở giúp tránh xảy ra
ngắn mạch.
- Việc mắc nối như này thì tại ngõ vào của chip điện tử sẽ
đang ở giá trị định mức HIGH (1). Sau khi nhấn công tắc,
thì tín hiệu điện áp từ mức cao thành mức thấp low(0).
Tuy nhiên nếu bạn để ý thì nó lại không xảy ra hiện tưởng
đoản mạch. Vì theo định luật Ohm, dòng điện chạy từ
nguồn rồi đến điện trở sau đó mới chạm đất.
- Tương tự với cách giải thích của cách nối điện trở kéo
lên. Thì điện trở kéo xuống dùng để thay đổi giá trị thấp
thành giá trị cao. Sau khi nhấn công tắc, thì tín hiệu dòng
điện từ mức thấp low(0) lên mức cao high(1). Dòng điện
chạy từ nguồn rồi đến điện trở sau đó mới chạm đất
không gây chập, đoản mạch.
- Ứng dụng trên các phím bấm điện thoại.
Ks. Đào Ngọc
Ks. Đào Ngọc
1. ĐIỆN TRỞ R
Tóm lại điện trở R có chức
năng trên mạch là:
✓ Hạn chế dòng điện đi qua
✓ Bảo vệ mạch điện
✓ Phân chia điện áp
✓ Điều
chỉnh dòng điện
theo ý muốn (biến trở).
Ks. Đào Ngọc
2. TỤ ĐIỆN (C)
❖ Cấu tạo:
Tụ điện (capacitor) được sử dụng trong mạch điện để lưu trữ và giải phóng năng lượng
điện. Tụ điện gồm hai bản chất dẫn điện (thường là hai lá bản chất dẫn điện) được cách
ly bằng một lớp chất cách điện. Khi một điện áp được áp dụng qua tụ điện, các điện tích
được tích luỹ trên hai bản chất dẫn điện, tạo ra một hiệu ứng lưu trữ năng lượng điện.
❖ Hình dáng: Trong mạch điện thoại, tụ điện có thân màu nâu, hoặc trắng bạc tùy theo
vật liệu chế tạo. Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to.
Ks. Đào Ngọc
2. TỤ ĐIỆN (C)
❖ Ký hiệu và đơn vị :
- Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ: C3316, C3317,C3310, C3320...
- Đơn vị của tụ điện là Fara, trong thực tế 1 Fara có giá trị rất lớn lên người ta thường lấy
giá trị Pico Fara, Nano Fara hay Micro Fara để ghi trị số cho tụ .
- 1µ Fara = 10-6 Fara
- 1nF = 10-3 µ F = 10-9 F
- 1pF = 10-3 nF = 10-6 µ F = 10-12 F
- 1µ F = 1000 nF = 1000.000 pF
Ks. Đào Ngọc
2. TỤ ĐIỆN (C)
❖ Chức năng của tụ điện trên mạch:
1. Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần đi qua. Tác
dụng của tụ C2159, C2180 cho phép tín hiệu âm thanh đi qua. Khi bên IC xảy ra sự cố
chạm chập thì tụ có tác dụng ngăn điện áp 1 chiều từ IC làm hỏng thiết bị input.
2. Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều.
Ks. Đào Ngọc
2. TỤ ĐIỆN (C)
❖ Chức năng của tụ điện trên mạch:
3. Tụ có trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng
phẳng.
Tụ lọc
Ks. Đào Ngọc
2. TỤ ĐIỆN C
Tóm lại tụ điện C có chức năng trên mạch là:
✓ Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một
chiều, cho phép tín hiệu cao tần đi qua.
✓ Lọc bỏ các tín hiệu cao tần.
✓ Lọc điện áp một chiều bằng phẳng.
Ks. Đào Ngọc
3. CUỘN DÂY (L)
❖ Ký hiệu và đơn vị :
- Trên sơ đồ nguyên lý, cuộn dây có ký hiệu là chữ L, ví dụ L3340, L3341…
- Đơn vị của cuộn dây là Henrry
❖ Hình dáng:
- Cuộn dây có hình giống điện trở nhưng thường có thân màu xám hoặc đen xám, một số
cuộn dây có hình trụ quấn trên lõi Ferit hoặc hình chữ nhật, trở kháng của cuộn dây rất
thấp chỉ khoảng 1-2 Ω.
3. CUỘN DÂY (L)
Ks. Đào Ngọc
❖ Chức năng của cuộn dây trên mạch
1. Ứng dụng tăng điện áp: Trong các mạch tăng
áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp tự
cảm hay cảm ứng sau đó điện áp này được
chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị
cao hơn điện áp đầu vào. Chức năng này ứng
dụng trong mạch đèn tăng áp lên màn hình,
mạch sạc điện thoại, mạch xung tăng áp, hạ áp…
- Nguyên lý hoạt động như sau: Khối chuyển mạch bán dẫn bạn tưởng tượng giống như 1 công tắc
đóng mở với tần số cao trong mỗi giây tới vài chục ngàn lần. Lúc này điện áp 2 đầu cuộn dây L cứ
tăng từ 0 tới V+ rồi giảm từ V+ về 0. Khi dòng điện qua L thay đổi, nó tạo ra một lực điện động cảm
ứng. Lực điện động này có chiều ngược lại với thay đổi trong dòng điện và tạo ra một điện áp cảm
ứng. Cuộn dây L sinh ra 1 điện áp cảm ứng có giá trị lớn hơn điện áp vào. Điện áp này cao hay thấp
phụ thuộc vào tần số đóng mở nhanh hay chậm của khối chuyển mạch. Sau đó đi qua đi ốt chỉnh
lưu và được lọc bởi tụ C rồi tới tải.
Ks. Đào Ngọc
3. CUỘN DÂY (L)
❖ Chức năng của cuộn dây trên mạch
2. Lọc nhiễu cao tần: Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua,
trên các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.
❖ Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch
- Các cuộn dây trên vỉ máy thường có trở kháng thấp khoảng 1 - 2 Ω vì vậy bạn chỉ cần đo
trở kháng trên cuộn dây thấy có trở kháng thấp là được, nếu đo thấy trở kháng cao là cuộn
dây bị đứt.
Ks. Đào Ngọc
3. CUỘN DÂY (L)
❖ Chức năng của cuộn dây trên mạch
Các cuộn dây trên mạch có ký hiệu FL như
FL3801, FL3802 vừa có chức năng lọc nhiễu cao
tần vừa như 1 cầu chì bảo vệ khi có sự cố chạm
chậm nó sẽ đứt để bảo vệ các linh kiện không bị
hư hỏng. VD khi bạn gắn màn hình bị lệch chạm
socket thì cuộn dây cấp đèn lên màn hình hay bị
cháy đứt để bảo vệ ic cấp đèn không bị hư hỏng.
Ks. Đào Ngọc
3. CUỘN DÂY (L)
Tóm lại chức năng cuộn dây L
trên main thường là:
✓ Mạch xung tăng điện áp.
✓ Lọc nhiễu cao tần.
✓ Cầu chì bảo vệ mạch.
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
❖ Điốt (Diode) là một linh kiện điện tử bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo
một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại. Điốt bán dẫn thường đều có nguyên lý cấu
tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2
chân ra là anode và cathode.
- Nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P – N ta được một Diode, tiếp giáp P -N
có đặc điểm: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuếch tán sang
vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp ion trung hoà về điện => lớp
ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
❖ Phân cực thuận cho Diode.
- Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt (vùng bán dẫn P) và
điện áp âm (-) vào Katôt (vùng bán dẫn N), khi đó dưới tác
dụng tương tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi
điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt 0,6V (với Diode loại Si)
hoặc 0,2V (với Diode loại Ge) thì diện tích miền cách điện
giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục
tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng
chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn
giữ ở mức 0,6V).
❖ Phân cực ngược cho Diode.
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán dẫn N), nguồn (-) vào
Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện càng rộng ra và
ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn
khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
❖ Ký hiệu: Trên các sơ đồ nguyên lý, đi ốt có ký hiệu là D hoặc V , ví dụ V402.
Đi ốt trong mạch chỉnh lưu
Điốt Zener trong mạch bảo vệ
❖ Hình dáng của đi ôt gần giống với điện trở nó được đánh dấu một đầu để phân biệt
chiều âm dương. Ngoài ra còn các loại khác như đi ốt zenner và đèn đi ốt (đèn Led).
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
❖ Chức năng của đi ốt trên mạch
1. Đi ốt dùng chỉnh lưu dòng điện:
- Đi ốt có tác dụng cho điện áp đi qua theo một
chiều nên chúng được sử dụng trong mạch
chỉnh lưu đổi điện áp xoay chiều thành một
chiều.
2. Các đi ốt ổn áp (Zener) thì
được sử dụng trong các mạch
bảo vệ.
- Hình bên là mạch bảo vệ SIM
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
Nguyên lý hoạt động của đi ốt ổn áp (Zener) trong
các mạch bảo vệ như sau:
- Để có mạch ổn áp dùng diode zener, diode zener phải
được nối phân cực ngược, song song với nguồn điện cung
cấp cho diode zener điện áp của nó, với nguồn điện được
kết nối với một điện trở. Trong mạch này, chúng ta sẽ sử
dụng một điện trở 1KΩ.
- Mạch trên là thiết lập hoàn hảo để tạo một bộ ổn áp dùng diode zener. Nguồn điện 12V giảm qua
điện trở 1KΩ và diode zener. Diode zener được sử dụng có điện áp đánh thủng là 5,1V. Điều này có
nghĩa là diode zener sẽ có điện áp rơi trên nó là 5,1V trong khi 6,9V còn lại rơi trên điện trở 1KΩ.
Diode zener sẽ duy trì điện áp ổn định, không đổi 5,1V trên nó.
- Tải mà diode zener cung cấp sau đó được kết nối song song với diode zener. Điều này là do điện
áp song song bằng nhau. Vì vậy, điện áp mà diode zener cung cấp cho một thiết bị (nếu nó mắc
song song) sẽ là 5,1V.
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt xung
Trong mạch xung khuyết đại điện áp điốt thường làm
việc ở dải tần số cao nên những điốt này có cấu tạo
đặc biệt và khác với các điốt thông thường và được
gọi là “điốt xung”. VD điốt ở vị trí chỉnh lưu điện áp
xuất đèn màn hình. Đây là các điốt được thiết kế làm
việc ở tần số cao nên nếu nó hư hỏng bạn phải tìm
đúng con điốt tương tự thay thế. Thay điốt thường vào
sẽ bị cháy.
Điốt đèn màn hình iPhone 8p
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
❖ Phương pháp kiểm tra đi ốt trên mạch:
Với đồng hồ kim đặt đồng hồ ở thang x1 Ω, đặt hai
que đo vào hai đầu Diode, nếu :
- Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào
Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là =>
Diode tốt.
- Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị
chập.
- Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode
bị đứt.
Chú ý:
- Với đồng hồ số que đo sẽ ngược với đồng hồ kim.
- Điện áp trên que đen đồng hồ kim là 3V nên khi đo
thuận thì kim sẽ lên.
Ks. Đào Ngọc
4. Đi ốt - Diode (D)
Tóm lại chức năng Diode trên
main thường là:
✓ Chỉ cho dòng điện đi qua 1
chiều từ A tới K.
✓ Chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều thành 1 chiều.
✓ Ổn định điện áp.
Ks. Đào Ngọc
5 - Transistor
❖ Ký hiệu:
- Trên các sơ đồ nguyên lý, Transsistor có ký hiệu là Q
hoặc V.
❖ Cấu tạo:
- Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình
thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự PNP
ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta
được Transistor ngược. Về phương diện cấu tạo
Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều
nhau. Thực tế không thể đấu điốt thành transistor.
- Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp giữa gọi
là cực gốc ký hiệu là B (Base), hai lớp bán dẫn bên
ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter) viết tắt là E,
và cực thu hay cực góp (Collector) viết tắt là C.
Ks. Đào Ngọc
5 - Transistor
❖ Chức năng của Transistor trên mạch
1. Transistor được sử dụng để khuếch đại
tín hiệu âm tần, tín hiệu cao tần.
2. Transistor được sử dụng trong các
mạch số để thay đổi trạng thái logic của
mạch.
Transistor được sử dụng để thay đổi trạng thái logic
của lệnh EN trước khi đưa vào IC LED_Driver
Ks. Đào Ngọc
5 - Transistor
❖ Phương pháp kiểm tra Transistor trên mạch
- Để đo Transistor bạn hãy xem sơ đồ tương đương sau đây.
* Từ sơ đồ trên bạn có thể suy ra cách đo như sau:
- Đo từ cực B sang cực E hoặc từ cực B sang cực C giống như đo đi ốt tức là có một chiều
lên kim, một chiều không lên kim (khi đo bằng thang x1Ω)
- Đo giữa cực C và E giống như đo hai đi ốt mắc ngược chiều vì vậy cả hai chiều đo sẽ
không lên kim
Ks. Đào Ngọc
6 - Đèn Mosfet
- Cấu tạo: Đèn Mofet được cấu tạo nên từ những chất
bán dẫn Silium loại N và P, chúng có 3 cực là
D (Drain - cực nền)
S (Source - cực nguồn)
G (Gate - cực cổng)
- Có 2 loại đèn Mosfet là Mosfet thuận và Mosfet
ngược, trong mạch điện thường sử dụng Mosfet ngược.
- Đặc điểm của Mosfet :
* Trở kháng giữa chân G đến chân S là vô cực
* Trở kháng giữa chân G đến chân D là vô cực
* Trở kháng giữa chân D đến chân S phụ thuộc vào
điện áp chênh lệch giữa G và S
6 - Đèn Mosfet
Ks. Đào Ngọc
- Trên sơ đồ mạch Mosfet ký hiệu Q. Ví dụ Q4001
- Hình dạng mosfet có thể là hình chữ nhật màu đen có 3
chân hoặc được thiết kế giống như 1 con IC nhỏ .
Mosfet Q3350 Charging Protective
iPhone 8/8P/X
Ks. Đào Ngọc
6 - Đèn Mosfet
Nguyên lý hoạt động:
- Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực là
cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet
ngược). Sau đó ta sẽ thấy bóng đèn không sáng. Điều đó có
nghĩa là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không
được cấp điện.
- Khi công tắc K1 đóng thì nguồn UG cấp vào hai cực GS làm
cho điện áp UGS > 0V => Q1 dẫn và bóng đèn D sáng.
- Khi công tắc K1 ngắt thì điện áp tích trên tụ C1 (tụ gốm) vẫn
duy trì hoạt động cho Q dẫn. Điều đó chứng tỏ không có dòng
điện đi qua cực GS.
- Khi công tắc K2 đóng thì điện áp tích trên tụ C1 giảm bằng 0
=> UGS = 0V. Và sau đó đèn tắt.
- Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra một kết luận rằng: So với
Transistor thông thường thì điện áp đặt vào chân G không
tạo ra dòng GS mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường. Điều này
làm cho điện trở RDS sẽ giảm xuống.
Ks. Đào Ngọc
6 - Đèn Mosfet
Đo kiểm tra Mosfet
Một Mosfet còn tốt : Là khi đo trở kháng giữa G với S và giữa
G với D có điện trở bằng vô cùng (kim không lên cả hai chiều
đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và S phải
là vô cùng.
Các bước kiểm tra như sau: Đo kiểm tra Mosfet ngược.
Bước 1: Chuẩn bị để thang x1KΩ.
Bước 2: Nạp cho G một điện tích (để que đen vào G que đỏ
vào S hoặc D).
Bước 3: Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S
(que đen vào D que đỏ vào S) => kim sẽ lên.
Bước 4: Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.
Bước 5: Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3
kim không lên.
=> Kết quả như vậy là Mosfet tốt.
6 - Ứng dụng của Mosfet:
Ks. Đào Ngọc
- Mosfet như là công tắc điện tử: Mosfet được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh dòng
điện được cấp vào pin điện thoại di động. Mosfet giúp kiểm soát quá trình sạc và ngừng
sạc khi pin đạt đến mức độ đầy. VD Mosfet Q2101 trên main 7plus có nhiệm vụ nối hoặc
ngắt Vbat với Vdd Main. (Q2101 như công tắc đóng mở Vbat với Vdd Main)
Ks. Đào Ngọc
7 - IC
- IC, viết tắt của "Integrated Circuit," trong tiếng
Việt thường gọi là "vi mạch tích hợp," là một
thành phần điện tử quan trọng trong mạch
điện. IC là một thiết bị điện tử được thiết kế để
thực hiện một loạt các chức năng điện tử trong
một gói nhỏ. IC là một hợp chất bán dẫn, bao
gồm nhiều thành phần điện tử như transistor,
điện trở, tụ, và cảm biến được tích hợp trên một
chất bán dẫn duy nhất.
- IC có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau, từ việc tăng cường tín hiệu điện đến xử lý
dữ liệu số, điều khiển thiết bị, và nhiều ứng dụng khác trong điện tử và viễn thông. Điều
quan trọng của IC là nó giúp giảm kích thước, giảm tiêu hao điện năng, và tăng tính ổn định
của mạch điện so với việc sử dụng các thành phần điện tử riêng lẻ.
- Trên sơ đồ mạch IC ký hiệu bắt đầu bằng chữ U. VD U4001, U1002…
Ks. Đào Ngọc
IC trên main iPhone X
14 - U2600 ổ cứng PCIE 64bit
15 - U5100 IC taptic engine quản lý rung
16 - U2700 IC nguồn CPU PDA
17 - U1000 A11 CPU PDA
19 - U3300 IC sạc
20 - U6200 IC sạc nhanh
21 - U6300 IC USB quản lý sạc
22 - U1490 Logic eeprom
23 - U3100 IC cấp áp VBoost
24 - U4700 IC audio code quản lý loa mic tai nghe
25 - U4400 IC nguồn cấp cho cho Face
26 - U3700 IC nguồn cấp áp cho
27 - U4100 IC đèn flash
28 - U4120 IC đèn flash
Ks. Đào Ngọc
IC trên main iPhone X
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
DSM LB E công suất phát sóng băng tần thấp.
DSM HB E công suất phát sóng.
NFC_S quản lý tính năng NFC.
U3400 IC quản lý sạc không dây.
U5000 IC DAC quản lý loa trong, chuông trên.
U4900 IC DAC quản lý chuông dưới.
U_PMIC_E ic nguồn baseband.
U_MDM_E ic baseband qualcom.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
U_EEPROM_E ic baseband eeprom.
U QET E IC cấp áp công suất phát sóng.
U_WLAN_W IC wifi Bluetooth.
PA LB E công suất phát sóng băng tần thấp.
PA HB E công suất phát sóng băng tần cao.
U_WRT_E
PA UHB E công suất phát sóng.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
CPU (Central Processing Unit) "bộ xử lý trung tâm“
được xem như bộ não giúp xử lý các chương trình,
phép tính và dữ liệu. Phần lớn các mẫu điện thoại
(gồm Android, iOS và Windows Phone) sử dụng một
kiến trúc CPU được thiết kế bởi ARM. ARM sở hữu
một loạt thiết kế lõi CPU rồi cấp phép dưới thương
hiệu Cortex-A, như Cortex-A53, Cortex-A57 và
Cortex-A73 để khách hàng tự làm chip. Các công ty
như Qualcomm, Samsung, MediaTek, Huawei sẽ sử
dụng các thiết kế lõi này để tích hợp lên SoC của
mình. Các kiến trúc của ARM khác với kiến trúc của
Intel mà chúng ta thấy trong máy tính để bàn và
laptop, bởi chúng cần tối ưu điện năng và phù hợp
hơn với hoạt động của điện thoại di động. CPU và
RAM của smartphone thường được tích hợp trực
tiếp vào bo mạch chủ (mainboard) của thiết bị.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
Chức năng chính của CPU trong smartphone
bao gồm:
1. Thực Hiện Các Phép Tính: CPU thực hiện các
phép toán số học và logic cần thiết để chạy các
ứng dụng và xử lý dữ liệu.
2. Điều Khiển Các Thiết Bị: CPU điều khiển các
thiết bị phần cứng khác trong smartphone, bao
gồm màn hình, camera, microphone, và các
cảm biến.
3. Quản Lý Dữ Liệu: CPU đọc và ghi dữ liệu
từ/đến bộ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác trong
smartphone.
4. Chạy Ứng Dụng và Hệ Điều Hành: CPU chạy
các ứng dụng mà người dùng khởi động và thực
hiện các lệnh từ hệ điều hành của smartphone.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
CPU có thể chứa đến hàng tỷ Transistor, các Transistor được tổ
chức thành các mạch Logic để thực hiện các nhiệm vụ khác
nhau. Dưới đây là các thành phần cơ bản của CPU:
1. Nhân CPU (CPU Cores): CPU trong smartphone thường có một
hoặc nhiều nhân xử lý (cores). Những nhân này có thể được thiết
kế theo kiến trúc ARM hoặc x86, tùy thuộc vào loại vi xử lý sử
dụng. Các CPU đa nhân cho phép smartphone xử lý nhiều tác vụ
cùng lúc.
2. Bộ Nhớ Cache (Cache Memory): Cache là một bộ nhớ nhanh và
tạm thời được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và lệnh mà CPU thường
xuyên truy cập. Có các cấp độ cache khác nhau như L1, L2, và L3.
3. Đơn Vị Điều Khiển (Control Unit): Đơn vị điều khiển quản lý hoạt
động của CPU, bao gồm việc đọc và thực hiện lệnh từ bộ nhớ,
quản lý bộ nhớ cache và các tác vụ khác của CPU.
4. Đơn Vị Thực Hiện Phép Tính (Arithmetic Logic Unit - ALU):
ALU thực hiện các phép toán số học (như cộng, trừ, nhân, chia) và
các phép toán logic (như AND, OR, NOT).
15 tỷ transistors
15.8 nghìn tỷ
phép tính 1s
8 - CPU
5. Bộ Nhớ RAM (Memory): CPU liên kết với bộ nhớ
RAM để lưu trữ dữ liệu tạm thời và chương trình đang
chạy. RAM cung cấp nhanh lưu trữ cho dữ liệu và
chương trình mà CPU đang sử dụng.
6. Quản lý bảo mật (security): Quản lý các bảo mật
nhận dạng vân tay, khuôn mặt...
7. Đơn Vị Đa Phương Tiện (Multimedia Unit): Các
smartphone thường có các đơn vị đa phương tiện
được tích hợp trực tiếp vào CPU, giúp xử lý video, âm
thanh và đồ họa một cách hiệu quả hơn.
8. Modem (Cellular Modem): Nếu CPU được tích hợp
với modem, nó có thể xử lý các tác vụ liên quan đến
truyền dữ liệu và cuộc gọi di động.
9. GPU (Graphics Processing Unit): Mặc dù GPU
không phải là một phần của CPU, tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, GPU được tích hợp trên cùng một vi
xử lý chip với CPU. GPU chịu trách nhiệm xử lý đồ họa
và các tác vụ đồ họa khác trên smartphone.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
Ks. Đào Ngọc
❖ Phân loại CPU
Hiện nay, trên thị trường smartphone, CPU được phân
thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 5 loại phổ biến,
gồm: Chip Apple A-series, Snapdragon, Exynos, Helio và
Kirin. Mỗi loại vi xử lý sở hữu những đặc trưng riêng tạo
thế mạnh cạnh tranh trên thương trường. Cụ thể:
1. Chip Apple A:
Apple A-series là dòng chip độc quyền do Apple tạo ra. Đây là dòng chip độc quyền do
Apple tạo ra – thương hiệu sản xuất chip smartphone hàng đầu được người dùng ưa
chuộng. Các đời chip mà Táo khuyết nghiên cứu, phát triển và ra mắt đều sở hữu những tối
ưu tinh tế, mang đến hiệu năng cao và cho hiệu quả tiết kiệm điện năng tối đa. Họ tự thiết
kế lại con chip riêng mình dựa trên bản phác thảo đầu tiên của ARM theo giấy phép kiến
trúc hợp pháp. Do vậy, với cùng tiến trình sản xuất và ngay cả khi số lượng lõi của chip A ít
hơn so với các dạng chip khác thì hiệu năng thu về vẫn được đánh giá cao hơn. Cũng chính
vì thế mà Apple A- series đủ sức cạnh tranh với bất kỳ dòng chip nào khác trang bị trên
smartphone Android cao cấp. Hiện nay, chỉ các sản phẩm điện thoại iPhone của Apple mới
được trang bị con chip A này.
8 - CPU
❖ Phân loại CPU
2. Chip Snapdragon:
Snapdragon đến từ nhà sản xuất Qualcomm của Mỹ
nổi bật với ưu điểm là một trong những dòng chip có
cấu trúc bộ vi xử lý phát triển nhất trên các thiết bị di
động thông minh. Chip sở hữu kích thước nhỏ gọn,
hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, được chia
thành nhiều phân khúc: 8xx (cao cấp), 6xx (tầm
trung), 4xx, 3xx (phổ thông giá rẻ)…đáp ứng mọi nhu
cầu của người dùng để tích hợp trên smartphone
thuộc các phân khúc giá khác nhau. Do vậy, ngày
nay, Snapdragon là dòng chip được sử dụng phổ
biến trên các smartphone Android.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
❖ Phân loại CPU
3. Chip Exynos:
Đây là dòng chip được hình thành và phát triển bởi
hãng Samsung, dành riêng cho các smartphone
hãng sản xuất. Ưu điểm của Exynos là: tốc độ xử
lý nhanh, khả năng phản hồi gần như ngay tức
khắc, mang đến sự trải nghiệm mượt mà cho
người sử dụng. Đồng thời, khi tích hợp trên
smartphone nội bộ, nó mang đến hiệu quả tiết
kiệm năng lượng tốt hơn, giảm tối đa mức nóng
trong quá trình sử dụng.
Ks. Đào Ngọc
8 - CPU
Ks. Đào Ngọc
❖ Phân loại CPU
4. Chip Kirin:
Kirin là dòng chip đến từ nhà sản xuất Huawei của Trung Quốc. Họ phát triển loại chip này
dành cho các smartphone của mình với đặc trưng về hiệu năng ổn định, khả năng tính toán
nhanh chóng cùng nhiều công nghệ hiện đại khác được tích hợp trong đó sản phẩm
smartphone ra mắt mới nhất của họ chạy chip Kirin 9000 đặc trưng về tốc độ kết nối 5G
mạnh mẽ nhất.
8 - CPU
❖ Phân loại CPU
5. Helio:
Đây là dòng chip đến từ nhà sản xuất
MediaTek. Vi xử lý này đặc trưng bởi kích thước
nhỏ gọn, duy trì tối đa dung lượng pin, khả năng
xử lý tốt các tác vụ nặng. Tuy vậy, khi so sánh
với các loại chip khác thì Helio có phần kém
nhỉnh hơn vì nó không chiếm được ưu thế về
phần mềm xử lý đồ họa. Ngoài ra, về hiệu năng,
con chip này không đạt được nhiều sự tinh
chỉnh như Apple A hay Snapdragon, do đó chỉ
duy trì mức hiệu năng ổn định cho thiết bị tích
hợp.
Ks. Đào Ngọc
9 - Ổ cứng
1. Ổ cứng UFS
– UFS (viết tắt của Universal Flash Storage) là một
tiêu chuẩn lưu trữ phổ biến được sử dụng trong
nhiều thiết bị điện tử ngày nay và được phát triển
bởi JEDEC Solid State Technology Association.
– Ưu điểm của chip nhớ UFS là tốc độ truyền dữ
liệu nhanh, luồng dữ liệu song song, có thể đọc và
ghi đồng thời. So với các chuẩn bộ nhớ eMMC thế
hệ trước chỉ có khả năng đọc hoặc ghi tại một thời
điểm, chip nhớ UFS giúp tăng tốc độ truy xuất dữ
liệu lên đáng kể, trong khi điện năng tiêu thụ gần
như tương đương với eMMC.
– Công nghệ V-NAND thế hệ thứ 7 mới của
Samsung sẽ cho phép tốc độ đọc tuần tự lên tới
4.200 MB/giây và tốc độ ghi tuần tự lên tới 2.800
MB/giây. Con số này cũng cao hơn đáng kể so với
con số của UFS 3.1.
Ks. Đào Ngọc
9 - Ổ cứng
Ks. Đào Ngọc
2. Ổ cứng NVMe
– Vào năm 2015, Apple cho ra mắt iPhone 6s và quyết
định không đổi từ chip nhớ eMMC sang UFS, mà thay vào
đó sử dụng bộ nhớ NVMe. Khi đó, Apple đã thiết kế lại bộ
điều khiển NVMe cho phù hợp với phiên bản điện thoại,
đồng thời, kết hợp với chip nhớ TLC NAND giúp iPhone 6s
vượt xa mọi đối thủ cạnh tranh khác tại cùng thời điểm, kể
cả sau khi chip nhớ UFS 2.1 được ra mắt vào năm 2016.
– Điều này cũng có thể phần nào lý giải được những đời từ iPhone 6s, iPhone 7 có tốc độ
mở ứng dụng luôn nhanh hơn các smartphone khác, nhưng gần đây lợi thế đó gần như
không còn nữa. Tất nhiên nó còn phụ thuộc hệ điều hành, tối ưu phần cứng, CPU, RAM…
Nhưng tốc độ chip nhớ rất quan trọng, giống như SSD trên máy tính, nó ảnh hưởng trực tiếp
nhất đến tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Nó quyết định rất nhiều đến việc chiếc máy chạy nhanh
hay chậm.
– Tóm lại trước đây các ổ cứng sử dụng là eMMC sau đó đa phần các dòng máy Android
chuyển lên công nghệ UFS còn iPhone iPad chạy NVMe giống công nghệ SSD trên máy tính.
Ks. Đào Ngọc
9. Các loại ổ cứng iPhone và iPad cùng đời
- BGA60(ổ 60 chân): từ 5-6Plus
- BGA70(ổ 70 chân): từ 6S-7Plus
- BGA110(ổ 110 chân): từ 8-13 Promax
- BGA315(ổ 315 chân): từ 14-15 Promax
10. Thạch anh dao động
Ks. Đào Ngọc
– Thạch anh là một vật chất cứng, trong suốt, có tính giòn cao, tính
dẻo thấp và đó cũng là một tính chất thuận lợi cho các ứng dụng với
chúng.
– Thạch anh được sử dụng chế tạo các thiết bị tạo ra xung nhịp để
ứng dụng trong ngành điện tử, cũng có thể dùng để tạo các tần số
mẫu để hiệu chỉnh cho các dụng cụ âm nhạc.
– Những tinh thể thạch anh đầu tiên được sử dụng bởi chúng có
tính chất "áp điện", có nghĩa là chúng chuyển các dao động cơ học
(âm thanh, sóng nước...) thành điện áp và ngược lại, chuyển các
xung điện áp thành các dao động cơ học có tần số tương đương với
mức độ tác động vào chúng. Tính chất áp điện này được được sử
dụng vào trong các mạch điện tử.
– Mọi sự hoạt động của xung nhịp, bus...trong điện thoại đều liên
quan đến dao động tinh thể bởi đây là các tần số làm việc được sản
sinh từ dao động tinh thể.
Ký hiệu điện là X
10. Thạch anh dao động
– Thạch anh là bộ dao động khá ổn định để tạo ra tần số dao động
cho vi điều khiển. Đa số các mạch điều khiển đèn Led đều dùng
thạch anh có thể là Thạch anh 12Mhz, 24Mhz… mỗi loại sẽ cho ra 1
xung nhịp khác nhau.
– Thạch anh trong điện tử đa phần để tạo ra tần số được ổn định vì
tần số của thạch anh tạo ra rất ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn là
các mạch dao động RC….
– Trong Vi điều khiển bắt buộc phải có thạch anh (trừ các loại có dao
động nội) vì xét chi tiết thì vi điều khiển có CPU, timer,… CPU bao
gồm các mạch logic và mạch logic muốn hoạt động cũng cần có xung
clock, còn timer thì gồm các dãy FF cũng cần phải có xung để đếm.
Tùy loại vi điều khiển mà bao nhiêu xung clock thì ứng với 1 chu kì
máy, và với mỗi xung clock vi điều khiển sẽ đi làm 1 công việc nhỏ
ứng với lệnh đang thực thi.
– Để chạy các câu lệnh trong ic vi điều khiển, bạn cần tạo ra xung
nhịp. Tần số xung nhịp phụ thuộc vào thạch anh gắn trên chân kết nối
thạch anh của vi điều khiển.
– Trên sơ đồ mạch thường ký hiệu là Y ví dụ: Y2001, Y0700…
Ks. Đào Ngọc
19.2MHz Crystal Oscillator
(Y5501-RF) For iPhone 7/7P
10. Thạch anh dao động
Ks. Đào Ngọc
Nguyên lý hoạt động:
Ứng dụng thạch anh tạo dao động trong mạch điện:
- X1: là thạch anh tạo dao động, tần số dao động
được ghi trên thân của thạch anh, thường từ vài
trăm KHz đến vài chục MHz.
- Khi thạch anh được cấp điện thì nó tự dao động
ra sóng hình sin.
- Đèn Q1 khuyếch đại tín hiệu dao động từ thạch
anh và cuối cùng tín hiệu được lấy ra ở chân C.
- R1 vừa là điện trở cấp nguồn cho thạch anh vừa
định thiên cho đèn Q1.
- R2 là trở gánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu.
* Định thiên cho một transistor là tạo một dòng điện cực B sao cho transistor có thể hoạt động ổn định
với dòng điện cực C tính toán như mong muốn.
11. Bộ tạo rung
1. Mô tơ Rung: Một chiếc mô tơ có gắn một miếng sắt lệch
tâm, khi quay lực ly tâm của miếng sắt sẽ làm cho mô tơ
rung lên, mô tơ được gắn chặt vào vỏ máy vì vậy máy sẽ
rung lên khi mô tơ quay.
- Để kiểm tra mô tơ rung, bạn có thể dùng một quả pin 3-4V
hoặc dùng đồng hồ vạn năng để thang x1Ω đo vào hai cực
cấp điện cho mô tơ, mô tơ sẽ quay và rung tít.
2. Taptic Engine trên iPhone:
Đối với các nhà sản xuất khác, bộ rung chỉ đơn giản là bộ
rung, đảm nhiệm một nhiệm vụ duy nhất: rung và rung,
ngoài ra không có gì đặc biệt cả. Apple đã điều chỉnh Taptic
Engine của họ để nó có thể rung đến tần số cộng hưởng
trong thời gian rất ngắn, nhờ vậy mà khi phần mềm ra lệnh
thì nó có thể rung ngay và dừng ngay lập tức. Việc này rất
quan trọng trong việc mang tới những trải nghiệm thú vị cho
người dùng. VD khi bạn chơi game điện thoại sẽ rung lên
theo từng nhịp cho cảm giác cực kỳ chân thật.
Ks. Đào Ngọc
12. Loa và Micro
1. Cấu tạo của loa:
- Loa có một cuộn dây hình trụ đặt giữa hai cực của
một nam châm vĩnh cửu, từ trường của nam châm
tương đối mạnh, khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn
dây, cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường và từ trường của
cuộn dây sẽ bị từ trường của nam châm đẩy làm cho
cuộn dây chuyển động, nếu ta đưa dòng điện xoay
chiều chạy qua cuộn dây thì cuộn dây sẽ chuyển động
quanh vị trí cân bằng. Nếu ta cho dòng điện có tần số
1000Hz chạy qua cuộn dây thì cuộn dây sẽ dao động
với tần số 1000Hz
- Người ta gắn cuộn dây với một chiếc màng mỏng ta
sẽ được một chiếc loa, khi màng loa dao động ở tần số
cao nó sẽ phát ra âm thanh.
- Kiểm tra loa: Để đồng hồ ở thang X1Ω quẹt quẹt que
đo vào hai cực của loa, thấy loa kêu sột xoẹt là loa tốt.
Ks. Đào Ngọc
Ks. Đào Ngọc
12. Cấu tạo của micro:
2.1. Micro điện động:
- Micro điện động cũng có cấu tạo giống loa
nhưng cuộn dây quấn nhiều vòng hơn, trở
kháng của cuộn dây cao hơn, màng của Micro
mỏng hơn để dễ dàng rung động khi có sóng
âm thanh tác động tới, khi có sóng âm thanh,
màng micro rung lên, cuộn dây dao động trong
từ trường và tạo ra điện áp cảm ứng cho ta tín
hiệu âm tần. Loại micro này có dải tần thấp
50Hz-16kHz và độ nhạy thấp.
Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, giá thành hợp lý,
dòng phổ thông, âm thanh trung thực không bị
méo khi nói quá gần. Không cần nguồn điện,
cắm là chạy.
Nhược điểm: Độ nhạy trung bình, khoảng cách
từ Micro tới miệng phải gần mới đảm bảo tiếng
tốt.
12. Cấu tạo của micro:
2.2. Micro điện dung (Micro tụ điện):
Nguyên lý hoạt động của nó theo nguyên tắc thay đổi điện
dung khi có âm thanh tác động vào màng rung. Micro điện
dung bao gồm hai tấm điện cực được cấp một điện áp giữa
chúng: một tấm cố định và một tấm di động. Tấm di động làm
bằng vật liệu rất nhẹ như màng loa. Khi âm thanh va chạm với
tấm di động, nó làm cho tấm di động dao động, và dẫn đến sự
thay đổi khoảng cách giữa hai tấm điện cực. Khi khoảng cách
thay đổi, điện dung giữa hai tấm cũng thay đổi. Thay đổi điện
dung tương ứng với thay đổi áp suất âm thanh được ghi nhận
và chuyển thành tín hiệu điện.
🎙Loại micro này có độ nhạy cao, nhiều kích thước từ lớn cho
đến nhỏ, dải tần âm thanh rộng (từ 20 Hz đến 20KHz). Micro
điện dung thường nhạy hơn micro điện động, khiến chúng rất
phù hợp để nắm bắt các sắc thái tinh tế trong âm thanh.
🎙Micro điện dung yêu cầu nguồn điện từ pin hoặc nguồn bên
ngoài. Tín hiệu âm thanh thu được là tín hiệu mạnh hơn tín
hiệu động.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
1. Đồng hồ vạn năng:
- Đồng hồ kim khi để
thang đo X1 giúp bạn dễ
phát hiện ra các chạm
chập.
- Đồng hồ số cho bạn kết
quả đo tổng trở và điện
áp chính xác cao. Từ đó
bạn dễ dàng so sánh kết
quả trên main lỗi với main
bình thường.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
2. Dụng cụ tháo ráp máy:
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
3. Bộ cấp nguồn cho điện thoại.
Bạn nên mua loại nguồn 5A sẽ rất
hữu dụng khi sửa các pan chạm
chập. Có bộ này bạn không cần sử
dụng cục pin kích chạm.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
4. Máy khò, trạm hàn:
Yêu cầu nhiệt nhanh giúp bạn tiết kiệm thời
gian. Đồng thời giúp bảo vệ các linh kiện
trên main tránh lầy pan.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
5. Kính hiển vi:
Giúp bạn quan sát và sửa chữa
những linh kiện siêu nhỏ mà mắt
thường khó có thể nhìn được.
Giúp bạn nhìn ra những lỗi hư
hỏng trên phần cứng.
Công việc sửa phần cứng của tôi
đã sang trang mới khi bắt đầu sử
dụng kính hiển vi.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
6. Cam nhiệt để phát hiện nhanh
các chạm chập. Những linh kiện bị
chạm khi cấp điện vào main nó sẽ
phát sinh nhiệt cao hơn các linh
kiện khác. Cam nhiệt giúp phát
hiện ra các chênh lệch nhiệt độ dù
chỉ vài độ C, từ đó dễ dàng khoanh
vùng và tìm ra đúng linh kiện hư.
Tiết kiệm thời gian công sức, tránh
lầy pan.
Ks. Đào Ngọc
13. Dụng cụ sửa chữa
7. Các dụng cụ khác
- Xăng thơm rửa mạch.
- Chì 183 độ
- Cuộn thiếc hàn
- Mỡ hàn
- Keo và đèn UV
- Vỉ đổ chân IC
Ks. Đào Ngọc
Ks. Đào Ngọc
THỰC HÀNH
1. Nhận dạng các linh kiện trên main.
2. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
3. Đo điện trở, đo tổng trở mạch, đo chạm chập.
4. Đo cuộn dây, tụ điện, điốt, transistor, mosfet.
5. Đo điện áp sạc, Vbat, Vdd main.
6. Tra mã ic, chức năng ic trên main.
7. Hàn câu dây, đổ chân IC.
8. Thay Mic, phím bấm, chân sạc, socket.
9. Thay IC Wifi, ic sạc, ic trung tần, ic cảm ứng...
10. Tạo chân cho IC không có vỉ đổ chân.
Ks. Đào Ngọc
Chuùc möøng baïn ñaõ hoaøn thaønh noäi dung baøi hoïc. Treân ñaây laø nhöõng kieán
thöùc caên baûn nhaát baïn caàn naém vöõng ñeå hieåu veà caáu taïo, nguyeân lyù hoaït
ñoäng töøng boä phaän rieâng leû treân smartphone. Baïn ñaõ hoaøn thaønh 30%
chaëng ñöôøng roài. Phaàn tieáp theo seõ laø söï keát hôïp caùc linh kieän treân taïo ra
söï vaän haønh cuûa chieác smartphone seõ nhö theá naøo. Baïn seõ tìm hieåu veà
nguyeân lyù hoaït ñoäng cuûa maïch, sô ñoà khoái, caùc loãi hay gaëp vaø caùch xöû
lyù. Chia seû nhöõng kinh nghieäm söûa thöïc teá cuûa toâi giuùp baïn tieát kieäm raát
nhieàu thôøi gian, coâng söùc moø maãm vaø traùnh nhöõng ruûi ro khi söûa maùy.
Phần 2 phần cöùng naâng cao.
thanks!
Ks. Đào Ngọc
KHÓA HỌC PHẦN CỨNG SMARTPHONE BẠN SẼ ĐƯỢC HỌC GÌ?
Bài 1: Các linh kiện trên Mainboard IC, tụ, trở, cuộn dây, điôt, transtor, mosfet, thạch
anh dao động, công tắc, dây nguồn, loa, mic, anten, socket, chân sạc.
Bài 2: Kỹ thuật khò hàn, thực hành khò hàn thay chân sạc, phím, mic, socket.
Bài 3: Kỹ thuật hàn, điều chỉnh nhiệt khi hàn và câu dây.
Bài 4: Kỹ thuật khò hàn và thay các kinh kiện nhỏ.
Bài 5: Kỹ thuật tháo ic, dọn keo ic, tạo chân, đóng ic.
Bài 6: Kiểm tra sửa máy mất nguồn. Kỹ thuật đo tổng trở, đo chạm và đo áp.
Bài 7: Kiểm tra sửa máy mất sóng. Nguyên lý hoạt động bộ thu phát sóng 2G, 3G, 4G
Bài 8: Sửa máy hư wifi, unlock ổ cứng.
Bài 9: Sửa máy mất mic, mất âm thanh. Nguyên lý hoạt động âm thanh trong máy.
Bài 10: Sửa máy mất đèn màn hình. Nguyên lý hoạt động mạch biến áp xung.
Bài 11: Sửa máy mất hiển thị màn hình. Nguyên lý hoạt động màn hình.
Bài 12: Sửa máy hư sạc. Nguyên lý hoạt động mạch sạc.
Bài 13: Sửa máy hao nguồn trước, hao nguồn sau.
Bài 14: Sửa vân tay, FaceID
Còn nữa…
Ks. Đào Ngọc
- Đã có giáo trình sửa chữa smartphone từ
căn bản tới nâng cao.
- Khi bạn sở hữu bộ phần cứng nâng cao sẽ
được tặng ngay tài liệu 3 khóa học: “phần
cứng căn bản”, “ép kính Smartphone” và
“Phần mềm & unlock smartphone”.
- Combo tài liệu 4 khóa học chỉ có 299k. =>
Quét mã chuyển khoản và nhận ngay tài liệu.
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@KsDaoNgoc
Kênh Tiktok: www.tiktok.com/@ksdaongoc
Nhóm Zalo học miễn phí: https://zalo.me/g/unzdpc011
Nhóm Facebook: https://www.facebook.com/groups/smartfix/
thanks!
Ks. Đào Ngọc
MỤC LỤC
(Khóa học phần mềm và unlock smartphone)
1. Phần mềm là gì? Hệ điều hành Android và iOS.
2. Các lỗi phần mềm hay gặp, treo máy, treo cáp.
3. Reset cứng khi máy treo.
4. Cách đưa máy về chế độ chạy chương trình.
5. Sao lưu và khôi phục dữ liệu.
6. Chạy phần mềm giữ lại dữ liệu và xóa trắng máy.
7. Ba cách mở khóa mật mã iPhone iPad.
8. iCloud và tìm iPhone từ xa, tính năng Reactivation Lock là gì?
9. Mở khóa iCLoud khi quên mật mã.
10. Jaibreak và lưu files active iPhone, bypass sài sim và bypass hello.
11. Ramdisk bypass iPhone passcode sài sim và bypass máy hello.
12. Bypass iCloud bằng box.
13. Những tính năng hữu ích của 3uTools.
14. Chạy phần mềm Samsung, MTK, Qualcomm, Xiaomi.
15. FRP bypass tài khoản Google.
16. Hướng dẫn sử dụng UnlockTool mở khóa và bypass tài khoản Google.
17. Hướng dẫn FMI OFF thoát hẳn iCloud với máy vào trong menu.
18. Ghép sim và xử lý sự cố khi ghép sim.
Ks. Đào Ngọc
MỤC LỤC
Ks. Đào Ngọc
(Khóa học phần cứng nâng cao)
1. Cấu tạo pin, sàng cáp và fix pin iPhone.
2. Cấu tạo các loại cổng sạc. Micro USB, typyC, Lightning.
3. Pan sạc: Sạc không báo gì, có báo không vào pin, lỗi tiếp xúc pin, sạc chậm, cắm máy tính không
nhận máy, chân sạc ẩm, sạc báo nhiệt độ cao.
4. Pan mất nguồn chạm sơ cấp, chạm thứ cấp (chạm trước, chạm sau khi mở nguồn)
5. Pan hao nguồn chạm sơ cấp, chạm thứ cấp.
6. Hư mic, loa, chạm tai nghe, hư ic âm thanh.
7. Hư camera trước và sau.
8. Sửa vân tay, FaceID.
9. Thay ổ cứng iPhone, iPad.
10. Hư Wifi, Bluetooth.
11. Mất sóng di động, mất sóng 3G, 4G.
12. Mất đèn màn hình còn hiển thị mờ mờ, mất hiển thị hoàn toàn.
13. Liệt cảm ứng.
14. Không nhận sim.
Download