Uploaded by Huy Nguyễn Quang

DE CUONG SỬ 9 HKII Nguyen Quang Huy 9A1 FINAL

advertisement
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 19 + 20: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 và phong trào dân
chủ 1936 - 1939
● Đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Hoàn cảnh: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã lan nhanh sang các
nước thuộc địa của thực dân pháp (Trong đó có Việt Nam).
- Kẻ thù: Đế quốc và phong kiến.
- Nhiệm vụ: Chống đế quốc giành độc lập và chống phong kiến giành ruộng đất. (Lâu
dài)
- Mặt trận: Liên minh Công - Nông.
- Hình thức đầu tranh: Bí mật và bất hợp pháp.
- Phong trào tiêu biểu:
+ Tháng 2 và 4/1930: Bãi công công đồn điền cao su Phú Riềng và công sợi Nam
Định.
+ 1/5/1930: Công ở xí nghiệp Hà Nội, Hải Phòng đấu tranh kỷ niệm ngày quốc tế lao
động.
+ Tháng 9/1930: Phong trào đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Chính quyền Xô -Viết ở
một số nơi ra đời.
●
1.
+
+
2.
+
Đặc điểm phong trào dân chủ 1936 – 1939
Hoàn cảnh: Vào những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Kẻ thù: Phản động Pháp và tay sai.
Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc, chống kẻ thù, đòi tự
do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. (Trước mắt)
Mặt trận: Nhân dân phản đế Đông Dương mặt trận.
Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
Phong trào tiêu biểu:
Phong trào đòi tự do, dân sinh, dân chủ:
Vận động thành lập ủy ban trù bì Đông Dương.
1/5/1938: Cuộc biểu tình tại khu Đấu Xảo.
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
Nhờ ra đời tuyên truyền chủ nghĩa Mác và đường lối của Đảng, đặc biệt là cuốn “
Vấn đề dân cày” của Trường Chính và Võ Nguyên Giáp.
● So sánh điểm tương đồng của hai phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong
trào 1936 và 1939
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa tháng Tám
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh này.
Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
● Tình hình Đông Dương trong những năm 1939 – 1945
- Năm 1939, Nhật nhảy vào Đông Dương cùng với Pháp để cai trị nhân dân ta.
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
● Nội dung của hội nghị trung ương 5/1941.
- Xác định kẻ thù là Pháp và Nhật.
- Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- Thành lập mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết dân tộc.
● Hoàn cảnh, sự kiện chính và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Hoàn cảnh: Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945. Hội nghị Ban thường vụ tư họp ngày
12/3/1945, phát động cao trào Kháng Nhật cứu nước.
- Diễn biến: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
- Ý nghĩa: Lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia đấu tranh, là tiền đề cho cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
●
-
Vai trò của mặt trận Việt Minh.
Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền.
Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng nhân dân đấu tranh.
Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa
● Yếu tố khách quan và chủ quan tạo nên thời cơ cho cách mạng Tháng Tám.
- Yếu tố khách quan:
+ Tháng 5 và 8/1945, Phát-xít Đức, Nhật đầu hàng đồng minh.
+ Thời cơ khách quan thuận lợi.
- Yếu tố chủ quan:
+ Tứ ngày 13 - 15/8/1945: Đảng lập ủy ban khởi nghĩa, phát động tổng khởi nghĩa.
+ Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp ở tân trào đã tán thành quyết định tổng khái.
● Thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám. (Chữa)
- “Thời cơ ngàn năm có một” là khoảng thời gian thuận lợi để tổng khởi nghĩa nổ ra và
giành thắng lợi - tức là khi phát-xít nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân
Đồng minh và Đông Dương Giải giáp Phát-xít Nhật (15/8/1945 - dầu tháng 9/1945)
● Sự kiện chính trong diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự ra đời nước
VNDCCH.
- Ngày 16/8/1945 - Đại quốc dân họp ở Tân Trào.
- Ngày 19/8/1945 - Giành chính quyền ở Hà Nội.
- Này 23/8 - 25/8/1945 - Giành chính quyền ở Huế và Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945 - Vua Bảo Đại Thoái, giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH)
● Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
- Ý nghĩa:
- Đổi với Việt Nam: Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Nhân dân lao động nắm
chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Kỷ nguyên giải phóng
dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đối với Thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á –
Phi.
-
●
-
Nguyên nhân thắng lợi:
Khách quan: Chiến thắng của phe Đồng Minh đối với chủ nghĩa phát-xít đã tạo thời
cơ cho nhân dân ta.
Chủ quân: + Truyền thống yêu nước, khối liên minh công - nông vững chắc.
+ Sự lãnh đạo.
Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám
Chớp thời cơ, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành tổng khởi nghĩa.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất mặt trận Việt Minh.
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 –
1946)
● Thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng Tháng Tám. Đánh giá những
khó khăn của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
- Thuận lợi:
1. Trong nước:
+ Nhân dân giành được quyền làm chủ.
+ Cách mạng đã có Đảng lãnh đạo.
2. Quốc tế
+ Hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành.
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển.
1.
+
+
2.
+
+
3.
+
+
Khó khăn:
Chính trị:
Chính quyền non trẻ.
Giặc ngoại xâm, nội phản.
Kinh tế:
Tài chính trống rỗng.
Công thương nghiệp đình đốn.
Văn hóa:
Nạn mù chữ.
Tàn dư của chế độ cũ.
●
+
+
+
Biện pháp của Đảng và Chính phủ để xây dựng chế độ mới.
Xây dựng chính quyền
Ngày 6/1: Tổng tuyển cử
Ngày 3/2: Quốc hội họp phiên đầu tiên.
Ngày 29/5: Hội liên hiệp quốc dân thành lập.
+
+
+
Tàn dư chế độ cũ
Giặc đói: Quyên góp, tăng giá sản xuất.
Giặc dốt: Lập lớp bình dân học vụ.
Tài chính: Quyên góp, phát hành tiền.
1.
+
+
Ngoại xâm, nội phản
6/3/1946 > 14/9/1946
Chủ trương: Hòa với Pháp đuổi tưởng.
Tác dụng: Có thêm thời gian kháng chiến lâu dài.
2. 2/9/1945 > 6/3/1946
+ Chủ trương: Đánh Pháp, hòa với tưởng.
+ Tác dụng. Tránh đánh nhiều kẻ thù một lúc.
● Bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc ngày nay.
- Luôn kết hợp giữa đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền.
● Khái quát được thời gian của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
- 2 tháng. Hà Nội là nơi chiến đấu đầu tiên.
●
+
+
+
Âm mưu của địch và diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc 1947.
Âm mưu của Pháp:
Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
Khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế.
Thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
● Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc
- Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của
Đảng.
- Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh
lâu dài với ta.
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 –
1950)
● Hoàn cảnh bùng nổ toàn quốc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
- Về phía thực dân pháp:
+ Tháng 11/12/1946: Gây xung đột ở Hải Phòng và Hà Nội.
+ 18/12/1946: Pháp gây hại tối hậu thư, yêu cầu giao quyền kiểm soát thủ đô.
- Về phía ta:
+ 18 - 19/12/1946: Ban thường vụ Trung ương đã quyết định phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc (Vạn Phúc - Hà Đông)
+ Tới ngày 19/12, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.”
●
+
+
+
Chủ trương trong đường lối kháng chiến của của Đảng
Các văn bản thể hiện đường lối kháng chiến chống Pháp:
Chỉ thị toàn dân kháng chiến - Ban thường vụ trung ương đảng (12/12/1946)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh (19/12/1946)
Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi - Trường chinh (9/1947)
+
+
+
+
+
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến:
Toàn dân
Toàn diện
Trường kỳ
Tự lục cánh sinh
Tranh
thủ
ủng
hộ
quốc
tế
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1950 – 1953)
● Âm mưu - thủ đoạn mới của Pháp - Mĩ và diễn biến chính của chiến dịch Biên giới
1950.
- Khóa biên giới Việt - Trung, tăng cường phòng ngự đường số 4. Thiết lập hành lang
Đông - Tây.
● Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Giành
thế
chủ
động
trên
chiến
trường.
● Điểm sáng tạo trong chiến thuật của Đảng trong chiến dịch Biên giới 1950
- Lựa chọn Đông Khê là điểm quyết chiến chiến lược nhằm chia cắt và tiêu diệt các cánh
quân
cứu
viện
của
địch.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở
Việt Nam?
A. Công nhân và nông dân.
B. Công nhân và trí thức.
C. Công nhân và tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân và tri thức.
Câu 2: Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của
nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa phát xít.
B. chủ nghĩa đế quốc.
C. chủ nghĩa tư bản.
D. các thế lực phong kiến.
Câu 3: Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra,
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương thành lập
A. Mặt trận Đoàn kết Thống nhất dân tộc Phản đế.
B. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ Việt Nam.
D. Mặt trận cứu nước Đông Dương.
Câu 4: Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1930 là bước ngoặt của phong
trào đấu tranh giai đoạn 1930 – 1931 vì
A. diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân và
nhân dân lao động biểu dương lực lượng của mình và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
C. diễn ra mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia.
D. diễn ra ở các thành phố lớn, quần chúng đã lật đổ được chính quyền thực dân, phong
kiến.
Câu 5: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. tháng 2 – 1930, từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng, cờ đỏ búa liềm được treo
ở một số đường phố tại Hà Nội.
B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1930 diễn ra trên phạm vi cả nước,
thể hiện rõ tinh thần quốc tế Vô sản.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến
tranh 1 - 8 - 1930.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 - 1930 dẫn đến sự ra đời
của các xô viết.
Câu 6: Khẩu hiệu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. khẩu hiệu đấu tranh chính trị.
B. khẩu hiệu đấu tranh chính trị kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh kinh tế.
C. khẩu hiệu đấu tranh vũ trang.
D. khẩu hiệu đấu tranh chính trị kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh vũ trang.
Câu 7: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông
Dương trong những năm 1936 – 1939 là
A. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
B. bọn phản động Pháp và tay sai.
C. thế lực phong kiến tay sai cho tư bản Pháp.
D. tư bản Pháp và tư sản mại bản.
Câu 8: Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng
ta xác định là
A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến.
B. chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.
C. chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi
các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
D. chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ.
Câu 9: Về hình thức và phương pháp đấu tranh trong những năm 1936 - 1939, Đảng chủ
trương
A. đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh chính trị bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, hạn chế sử dụng bạo lực.
C. triệt để lợi dụng các hình thức đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và
nửa công khai.
D. đẩy mạnh đấu tranh nghệ trường để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vũ trang.
Câu 10: Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương để
A. tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới.
B. cô lập, phân hóa kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa
và tay sai.
C. chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đoàn kết của các dân tộc Đông Dương.
D. khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 11: Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng trong những năm 1936 - 1939 là
A. đấu tranh ngoại giao.
B. đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 12: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, sự kiện nào dưới đây đã đẩy thực dân
Pháp ở Đông Dương đứng trước nguy cơ mới?
A. Quân đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt - Trung.
B. Phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
C. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
D. Chiến tranh bùng nổ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 13: Hành động của Pháp khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương là gì?
A. Nhanh chóng đầu hàng, câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta.
B. Kiên quyết đấu tranh chống quân Nhật để bảo vệ quyền lợi của Pháp.
C. Phối hợp cùng nhân dân Đông Dương đấu tranh chống quân Nhật.
D. Câu kết với Anh, phối hợp với nhân dân Đông Dương chống Nhật.
Câu 14: Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 1941) họp ở
A. Cầu Giấy - Hà Nội.
B. Pác Bó - Cao Bằng.
B. Tân Trào - Tuyên Quang.
D. Định Hóa - Thái Nguyên.
Câu 15: Chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương (5 - 1941) là
A. Nguyễn Văn Cừ.
B. Trường Chinh.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Lê Hồng Phong.
Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Đảng được đề ra trong Hội nghị lần
thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941)?
A. Xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước đã đến.
B. Phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật.
C. Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
D. Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
Câu 17: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào dưới đây?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Đội Cứu quốc quân.
D. Mặt trận Nhân dân Đông Dương.
Câu 18: Sự kiện nào đã diễn ra vào ngày 9 - 3 - 1945?
A. Nhật đảo chính Pháp.
B. Pháp rút quân về nước.
C. Anh tiến vào miền Nam.
D. Quân Tưởng đảo chính Pháp.
Câu 19: Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và xác
định kẻ thù chính, cụ thể của dân tộc ta lúc này là
A. Pháp.
C. Anh.
B. Nhật.
D. Mĩ.
Câu 20: Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. đấu tranh vũ trang kết hợp đàm phán ngoại giao.
D. kết hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Câu 21: Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 1941) đã quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”.
C. “Giảm tô giảm tức, chia lại ruộng đất công”.
D. “Đả đảo đế quốc, đả đảo Việt gian”.
Câu 22: Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” Đảng Cộng sản Đông
Dương đã quyết định đưa ra khẩu hiệu
A. “Giảm tô giảm tức, chia lại ruộng đất công”.
B. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
C. “Đánh đổ địa chủ, tịch thu ruộng đất xung công”.
D. “Tịch thu tài sản của đế quốc và Việt gian”.
Câu 23: Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng không điều kiện vào
tháng
A. 4 - 1945.
B. 5 - 1945.
C. 6 - 1945.
D. 7 - 1945.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày
A. 16 - 8 - 1945.
B. 17 - 8 - 1945.
C. 18 -8 - 1945.
D. 19 - 8 - 1945.
Câu 25: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra trong thời gian
A. từ ngày 9 đến ngày 23 – 8 – 1945.
B. từ ngày 14 đến ngày 28 – 8 – 1945.
C. từ ngày 16 đến ngày 30 – 8 – 1945.
D. từ ngày 18 đến ngày 31 – 8 – 1945.
Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế
giới sự ra đời của
A. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B. nước Cộng hòa Nhân dân Việt Nam.
C. nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
D. nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 27: Ở châu Á, quân phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào tháng
A. 5 - 1945.
B. 6 - 1945.
C. 7 - 1945.
D. 8 - 1945.
Câu 28: Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được quyết định phát động tại
A. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (5 – 1941).
B. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4 – 1945).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (8 – 1945).
D. Đại hội Quốc dân (8 – 1945).
Câu 29: Thời cơ Tổng khởi nghĩa được Đảng xác định là
A. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
B. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
C. sau khi quân Đồng minh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí quân Nhật.
D. sau khi quân Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút khỏi nước ta.
Câu 30: Lãnh tụ Hồ Chí Minh lần đầu tiên ra mắt các đại biểu quốc dân tại
A. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1 - 1941).
B. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4 – 1945).
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (8 – 1945).
D. Đại hội Quốc dân (8 – 1945).
Câu 31: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945
A. hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
B. sự ủng hộ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc.
C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh kiên cường bất khuất cho
độc lập, tự do.
Câu 32: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thành công của của Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở nước ta là
A. có khối liên minh công nông vững chắc.
B. sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
C. sự ủng hộ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc.
D. sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 33: Tình hình thế giới có ảnh hưởng quan trọng đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở nước ta là
A. nước Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít Đức.
B. Liên Xô giành được thắng lợi lớn trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức.
C. Nhật Bản giành thắng lợi lớn trong các chiến dịch phản công của quân Đồng minh tại
Thái Bình Dương.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết thúc, phát xít Đức Nhật bị đánh
bại.
Câu 34: Đâu không phải nội dung quyết định của Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 - 8)?
A. Tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa.
B. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
C. Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Quyết định Quốc ca, quốc kỳ của nước Việt Nam mới.
Câu 35: Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là
gì?
A. Hũ gạo cứu đói.
B. Gây quỹ độc lập.
C. Tuần lễ vàng.
D. Bình dân học vụ.
Câu 36: Một trong những biện pháp để khôi phục lại nền tài chính cho nước nhà sau Cách
mạng tháng Tám là tổ chức phong trào
A. Hũ gạo cứu đói.
B. Tuần lễ vàng.
C. tăng gia sản xuất.
D. Bình dân học vụ.
Câu 37: Ngày 6 - 1 - 1946, ở nước ta diễn ra sự kiện quan trọng nào?
A. Tổng tuyển cử trong cả nước.
B. Bắt đầu phong trào “Ngày đồng tâm”.
C. Ngày bắt đầu phong trào “Tuần lễ vàng”.
D. Ngày phát hành tiền Việt Nam.
Câu 38: Ngày 29 - 5 - 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập để
A. tăng cường khối đoàn kết toàn dân.
B. soạn thảo Hiến pháp cho đất nước.
C. tổ chức phong trào “Bình dân học vụ”.
D. tổ chức phong trào “Tuần lễ vàng”.
Câu 39: Chủ trương của Đảng (trước ngày 6/3/1946) trong quá trình giải quyết những khó
khăn về đối ngoại là gì?
A. Kiên quyết chống quân Tưởng, tạm hòa với Pháp.
B. Kiên quyết chống Pháp, tạm hòa với Anh.
C. Kiên quyết chống Pháp, tạm hòa với quân Tưởng.
D. Kí Hiệp ước với Pháp để kéo dài thời gian, nhằm chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Câu 40: Ý nào dưới đây là thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945?
A. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Được Mỹ, Trung Quốc và các nước Tây Âu giúp đỡ.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á.
D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn.
Câu 41: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội các nước nào đã kéo vào nước ta?
A. Pháp, Trung Hoa Dân Quốc.
B. Anh, Mỹ.
C. Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc.
D. Liên Xô, Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 42: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nào tiến vào miền Bắc nước ta?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 43: Hậu quả nặng nề nhất về mặt văn hóa do chế độ thực dân, phong kiến để lại sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Nông nghiệp kiệt quệ.
B. Nạn đói tràn lan.
C. Văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một.
D. Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Câu 44: Tình hình tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 như thế nào?
A. Lệ thuộc vào Nhật Bản.
B. Ngân sách trống rỗng.
C. Vững mạnh.
D. Bị Pháp kiểm soát.
Câu 45: Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập cơ quan nào?
A. Nha cảnh sát.
B. Nha tài chính.
C. Nha Bình dân học vụ.
D. Nhà văn hóa – giáo dục.
Câu 46: Được sự giúp đỡ của Anh, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược Việt Nam khi nào?
A. 23 – 9 – 1945.
B. 6 – 1 – 1946.
C. 31 – 1 – 1946.
D. 23 – 11 – 1946.
Câu 47: Biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói và phát triển nông nghiệp của Chính phủ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Ngày đồng tâm.
B. Gây quỹ độc tập.
C. Tăng gia sản xuất.
D. Bình dân học vụ.
Câu 48: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 – 9 –
1946)?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và các nước Tây Âu để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Phát động chiến tranh xâm lược các nước ở Đông Nam Á.
C. Nhằm kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
D. Giúp đỡ nước Lào và Cam-pu-chia phát triển kinh tế.
Câu 49: Vì sao Đảng ta quyết định kiên quyết chống Pháp ngay từ khi chúng đặt chân đến Nam Bộ
(9/1945)?
A. Nhằm phối hợp đuổi luôn 20 vạn quân Tưởng về nước.
B. Pháp có dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, trong khi Tưởng là lực lượng Đồng minh vào nước ta
để giải giáp phát xít Nhật.
C. Phát động chiến tranh để đánh đuổi quân Tưởng.
D. Phát động phong trào kháng chiến chống Pháp trên toàn quốc.
Câu 50: Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị vĩ tuyến 16 năm 1947, quân dân ta đã chủ động tấn công
quân Pháp đầu tiên ở địa phương nào?
A. Sài Gòn.
B. Hà Nội.
C. Nam Định.
D. Thái Nguyên.
Câu 51: Ngày 17/2/1947 đơn vị nào đã thực hiện cuộc rút quân ra khỏi vòng vây của địch, ra
căn cứ an toàn?
A. Trung đoàn Chiến thắng.
B. Lữ đoàn Bộ binh.
C. Trung đoàn Thủ đô.
D. Lữ đoàn Pháo binh.
Câu 52: Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Hà Nội năm 1947 diễn ra trong vòng mấy tháng?
A. 2 tháng.
B. 3 tháng.
C. 4 tháng.
D. 5 tháng.
Câu 53: Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, cuộc chiến đấu ở các đô thị
phía Bắc vĩ tuyến 16 đã có tác dụng
A. tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội và các cơ quan Trung ương
Đảng, Chính phủ.
B. giam chân lực lượng quân Pháp ở Hà Nội, các thành phố và thị xã, tạo điều kiện
cho công cuộc chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. buộc Pháp phải rút khỏi Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
D. tập dượt cho cuộc chiến đấu lâu dài.
Câu 54: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh
A. phát xít Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương.
B. quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với thực dân Pháp tiến hành độ.
C. thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ.
D. thực dân Pháp ngày càng trắng trợn phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm
ước (14 – 9 – 1946), nhằm tiến hành xâm lược nước ta lần nữa.
Câu 55: Trước hành động khiêu khích, đe dọa của quân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng đã họp và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến tại
A. Pác Bó (Cao Bằng).
B. Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội).
C. Tân Trào (Tuyên Quang).
D. Định Hoá (Thái Nguyên).
Câu 56: Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày
A. 23 - 9 - 1945.
B. 19 - 12 - 1945.
C. 23 - 9 - 1946.
D. 19 - 12 - 1946.
Câu 57: Để kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ
A. ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B. ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. cho xuất bản cuốn sách kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. kêu gọi nhân dân kháng chiến, kiến quốc.
Câu 58: Văn kiện lịch sử quan trọng nói về đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là
A. Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam.
B. Đề cương văn hoá Việt Nam.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Vấn đề dân cày.
Câu 59. Địa phương đi đầu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Huế.
D. các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 60: Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc
tế.
D. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ các lực lượng hòa bình, dân chủ tiến bộ trên thế
giới.
Câu 61: Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã
A. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
B. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.
C. tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực của quân Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Câu 62: Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt
Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.
B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 63: Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân
Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là
A. củng cố hậu phương kháng chiến.
B. tiêu diệt toàn bộ sinh lực quân Pháp.
C. giam chân quân Pháp tại các đô thị.
D. bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
Câu 64. Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông (1947) nhằm mục đích gì?
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Buộc ta phải đàm phán với Pháp.
C. Khai thông con đường sang vùng Campuchia.
D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Câu 65. Chiến thuật của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông (1947) là
A. triệt các đường tiếp tế của ta lên căn cứ địa.
B. tạo thế gọng kìm bao vây, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến.
C. dùng toàn bộ lực lượng quân dù để bao vây, tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
D. tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc theo hướng sông Hồng - sông Lô.
Câu 66. Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đông (1947), pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh
thắng nhanh” sang
A. đàm phán với ta.
B. đánh chắc tiến chắc.
C. đánh lâu dài.
D. chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 67. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là gì?
A. Pháp phải đầu hàng, rút toàn bộ quân về nước.
B. Chứng tỏ nhân dân ta giàu lòng yêu nước.
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang thế tiến công chiến lược.
D. Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương.
Câu 68. Mục đích của ta trong chiến dịch Việt Bắc 1947 là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Pháp, kết thúc chiến tranh.
B. Đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mỹ để kết thúc cuộc chiến.
C. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc Pháp ký hiệp định để rút quân về nước.
D. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gãy từng gọng kìm của giặc Pháp.
Câu 69. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) so với chiến dịch Biên
giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam là
A. loại hình chiến dịch.
B. địa hình tác chiến.
C. đối tượng tác chiến.
D. lực lượng chủ yếu.
Câu 70. Đâu không phải mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông (1950)?
A. Khai thông biên giới Việt - Trung.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Câu 71. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) vì đó là vị
trí
A. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
B. ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở.
C. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
D. quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn.
Câu 72. Điều kiện quốc tế thuận lợi để Đảng ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu - đông
(1950) là
A. Mỹ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
B. Liên hợp quốc can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
C. nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
Câu 73. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp là
A. Việt Bắc thu - đông 1947.
.
B. Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
C. Biên giới thu - đông 1950.
D. Điện Biên Phủ 1954.
Câu 74. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chiến dịch Biên giới thu - đông
(1950) được coi là
A. thắng lợi quân sự đầu tiên của quân dân ta.
B. chiến thắng quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
C. chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên.
D. chiến dịch đánh dấu ta mất quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 75. Đâu không phải mục tiêu của Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve?
A. Chuẩn bị một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.
B. “Khóa cửa biên giới Việt - Trung”, “cô lập căn cứ địa Việt Bắc”.
C. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (từ Hải Phòng đến Sơn La).
D. Kêu gọi sự chi viện của Mỹ cho chiến tranh Đông Dương.
Câu 76. Tuyến đường có ý nghĩa chiến lược trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A. Quốc lộ 1A.
B. Đường số 5.
C. Đường số 6.
D. Đường số 4.
Câu 77. Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
B. giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750km.
C. chọc thủng Hành lang Đông - Tây của địch.
D. làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
Câu 78. “Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ
thế phòng ngự sang thế tiến công”. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
B. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Download