BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 1296/QĐ-BTC Độc lập - Tự do -Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ho ̣c viêṇ Tài chính ––––––––– BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyế t đinh ̣ số 479/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Chính phủ về danh sách các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ Điề u lê ̣ trường Đa ̣i ho ̣c ban hành kèm theo Quyế t đinh ̣ số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Xét đề nghị của Giám đố c Ho ̣c viêṇ Tài chính và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ho ̣c viê ̣n Tài chính. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 126/2001/QĐ-BTC ngày 05/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ho ̣c viêṇ Tài chiń h. Điề u 3. Giám đố c Ho ̣c viêṇ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như điều 3; - Lãnh đạo Bộ; - Đảng uỷ, Công đoàn Bộ; - Website BTC; - Lưu VT, TCCB. (đã ký) Vũ Văn Ninh BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1296 /QĐ - BTC ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) CHƯƠNG 1 Quy định chung Điều 1. Học viện Tài chính (sau đây gọi là Học viện) là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán. Học viện có sứ mạng cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính, kế toán chất lượng cao cho xã hội. Tên giao dịch quốc tế: Academy of Finance (viết tắt: AOF). Trụ sở của Học viện đặt tại Hà Nội. Điề u 2. Học viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Học viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; quản lý nhà nước về giáo du ̣c của Bộ Giáo dục và Đào tạo. CHƯƠNG 2 Nhiêm ̣ vu ̣ và quyề n ha ̣n Điều 3. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng 1. Tổ chức đào tạo trình độ đại học, sau đại học theo ngành và chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đảm bảo đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành về quản lý kinh tế tài chính, thích ứng với yêu cầu của xã hội. 2. Tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cho từng ngành và chuyên ngành trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm sự liên thông giữa các ngành và chuyên ngành, các trình độ đào tạo trong Học viện. Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá, đa dạng hoá, hiện đại hoá; 3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế , quy đinh ̣ về đào tạo trình độ đại học, sau đại học; cấ p văn bằ ng, chứng chỉ theo quy đinh ̣ của Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o và Bô ̣ Tài chính; 4. Điều tra dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực xã hội đối với từng ngành nghề của Học viện; trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phương thức đào tạo của Học viện; 5. Tổ chức cung cấ p các dich ̣ vu ̣ về đào ta ̣o, bồ i dưỡng, tư vấ n cho các đố i tươ ̣ng có nhu cầ u; 6. Tổ chức tuyể n sinh và quản lý người ho ̣c; 7. Thực hiện quy trình kiểm định chất lượng giáo du ̣c và công khai kết quả theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. Điều 4. Nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cứu khoa học 1. Thực hiện nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu ứng dụng, phân tích và dự báo; 2. Nghiên cứu khoa học phục vụ cho mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch, nội dung nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của người học; 3. Xây dựng hệ thống thông tin, thư viện; tổ chức quản lý cung cấp các nguồn thông tin khoa học tài chính, kế toán, thị trường, giá cả; thực thi các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về quyền sở hữu trí tuệ ở Học viện; 4. Tổ chức biên soạn, biên dịch: giáo trình, bài giảng gốc, sách chuyên khảo và tham khảo thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện; định kỳ tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo theo từng ngành và chuyên ngành đào tạo; 5. Tổ chức xuất bản và phát hành Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, bản tin và các ấn phẩm khoa học chuyên ngành kinh tế , tài chính khác phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của ngành và xã hội; 6. Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Tài chính và phục vụ nhu cầu xã hội theo quy đinh ̣ của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Giáo dục. Điều 6. Nhiêm ̣ vu ̣ hợp tác quốc tế 1. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký kết văn bản ghi nhớ, thỏa thuận về đào tạo, khoa học và công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật; 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các thỏa thuận, dự án đã được phê duyệt phù hợp với các quy định của Nhà nước; 3. Lập kế hoạch, mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu và hội thảo khoa học tại Học viện; cử cán bộ, công chức, viên chức của Học viện đi công tác, học tập, giảng dạy, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu, hội thảo khoa học ở nước ngoài theo thẩ m quyề n đươ ̣c Bô ̣ Tài chính phân cấ p. Điều 7. Các nhiêm ̣ vu ̣ khác 1. Quản lý và xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣, công chức, viên chức đủ về số lươ ̣ng, cân đố i về cơ cấ u trin ̀ h đô ̣, cơ cấ u ngành, chuyên ngành, cơ cấ u tuổ i và giới; 2. Quản lý, sử du ̣ng đấ t đai, tài sản và tài chiń h theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t; 3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bô ̣ trưởng Bô ̣ Tài chiń h và theo quy định của pháp luật. Điều 8. Quyền hạn 1. Học viện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường Đại học và phân cấp của Bộ Tài chính về quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện, tổ chức đào ta ̣o, bồ i dưỡng, nghiên cứu khoa ho ̣c, quan hê ̣ quố c tế , tổ chức, nhân sự, tài sản và tài chính; 2. Đươ ̣c huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo đúng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 3. Đươ ̣c đăng ký tham gia và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy đinh ̣ của Nhà nước; 4. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; công bố, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoa ̣t đô ̣ng khác của Học viện; 5. Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật; CHƯƠNG 3 Cơ cấu tổ chức Điều 9. Hội đồng trường Hô ̣i đồ ng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của Học viện. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hô ̣i đồ ng trường do Bộ trưởng Bô ̣ Tài chính quy đinh. ̣ Điều 10. Giám đốc Học viện Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện theo quy định của pháp luật và của Quy chế này. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và miễn nhiệm theo quy đinh. ̣ Giám đốc Học viện có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây: 1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện; quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện; bổ nhiệm có thời hạn chức danh Phó Giám đốc Học viện; 2. Trình Bô ̣ trưởng Bô ̣ Tài chiń h quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia, tách hoă ̣c giải thể các đơn vị quy đinh ̣ ta ̣i Điề u 13, Điề u 15, các khoa quy đinh ̣ ta ̣i Điề u 14 Quy chế này; 3. Quyết định thành lập hoă ̣c giải thể các hô ̣i đồ ng quy đinh ̣ ta ̣i Điề u 12, các bô ̣ môn thuô ̣c khoa quy đinh ̣ ta ̣i Điề u 14 Quy chế này; 4. Quy đinh ̣ nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấ u tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuô ̣c Học viện; 5. Ban hành quy chế phối hợp công tác giữa các đơn vị của Học viện; quy chế sử dụng, điều động cán bô ̣, công chức, viên chức và các văn bản khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằ m đảm bảo viê ̣c điề u hành, kiể m tra, giám sát mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của Ho ̣c viêṇ theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t; 6. Quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ cán bô ̣, công chức, viên chức của Học viện theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t và quy đinh ̣ về phân cấ p quản lý cán bô ̣ của Bô ̣ Tài chính: a) Bổ nhiệm có thời hạn, điề u đô ̣ng, luân chuyể n, miễn nhiệm chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện; b) Tuyển dụng viên chức; ký kết các hợp đồng lao động; c) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài theo thẩ m quyề n đươ ̣c phân cấ p; d) Quyết định nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, khen thưởng, kỷ luật; e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của Học viện; f) Đánh giá, phân loại trình độ cán bộ, công chức, viên chức để sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với yêu cầu công tác của Học viện; 7. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của Học viện; 8. Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học trong Học viện; xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện; 9. Giám đốc là chủ tài khoản của Học viện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầ u tư xây dựng của đơn vị; tổ chức thực hiêṇ công tác quản lý chính, tài sản và đầu tư theo đúng các quy định của pháp luâ ̣t, của Bộ Tài chính và quy chế nội bộ Học viện; 10. Phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức quần chúng khác trong Học viện thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan; tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người học trong Học viện. Điều 11. Phó Giám đố c Ho ̣c viêṇ 1. Giúp viê ̣c cho Giám đố c Ho ̣c viêṇ có các Phó Giám đốc. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và miễn nhiệm các Phó Giám đốc trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện. 2. Phó Giám đố c Ho ̣c viê ̣n có nhiê ̣m vu ̣ và quyề n ha ̣n sau: a) Giúp Giám đốc Ho ̣c viêṇ trong viê ̣c quản lý và điề u hành các hoa ̣t đô ̣ng của Ho ̣c viên; ̣ trực tiế p phụ trách mô ̣t số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyế t các công viêc̣ do Giám đố c Ho ̣c viê ̣n giao. b) Khi giải quyế t công viê ̣c đươ ̣c Giám đố c giao, Phó Giám đố c thay mă ̣t Giám đố c và chiụ trách nhiê ̣m trước Giám đố c về kế t quả công viêc̣ đươ ̣c giao. Điề u 12. Hội đồng Khoa học và Đào tạo; các Hội đồng tư vấn a) Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Giám đốc Học viện về mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chủ tich ̣ Hô ̣i đồ ng Khoa ho ̣c và Đào ta ̣o là Giám đố c Ho ̣c viê ̣n. Các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo gồ m: Phó giám đốc Học viện; mô ̣t số Viện trưởng, Trưởng khoa, Trưởng ban chức năng; mô ̣t số cán bộ giảng dạy, quản lý, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài Học viện. b) Các Hội đồng tư vấn: Hội đồng tuyển sinh; Hội đồng tốt nghiệp; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỷ luật; Hội đồng chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng lao động, Hội đồng phúc lợi, và các Hội đồng khác của Học viện. Điều 13. Các Ban chức năng Các Ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp Giám đốc trong việc quản lý thường xuyên hoạt động của Học viện, gồm: 1. Văn phòng Học viện. 2. Ban Tổ chức cán bộ. 3. Ban Quản lý đào tạo. 4. Ban Khảo thí và Quản lý chất lượng. 5. Ban Quản lý khoa học. 6. Ban Công tác chính trị và sinh viên. 7. Ban Hợp tác quốc tế. 8. Ban Thanh tra giáo du ̣c. 9. Ban Tài chính kế toán. 10. Ban Quản trị thiết bị. 11. Thư viện. 12. Trạm Y tế. Điều 14. Các khoa và bô ̣ môn thuô ̣c khoa Khoa là đơn vị quản lý cơ sở của Học viện, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên và các nhiệm vụ khác được Giám đốc Học viện giao. Học viện có các khoa sau: 1. Khoa Lý luận chính trị. 2. Khoa Cơ bản. 3. Khoa Tài chính công. 4. Khoa Thuế và Hải quan. 5. Khoa Tài chính doanh nghiệp. 6. Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm. 7. Khoa Tài chính quốc tế. 8. Khoa Kế toán. 9. Khoa Quản trị kinh doanh. 10. Khoa Hệ thống thông tin kinh tế. 11. Khoa Ngoại ngữ. 12. Khoa Sau đại học. 13. Khoa Ta ̣i chức. Trong các khoa có các bô ̣ môn thuô ̣c khoa. Bô ̣ môn thuô ̣c khoa là đơn vi ̣ cơ sở về đào ta ̣o, nghiên cứu khoa ho ̣c, chiụ sự quản lý hành chiń h của khoa và chiụ trách nhiê ̣m về ho ̣c thuâ ̣t trong đào ta ̣o và nghiên cứu khoa ho ̣c của Ho ̣c viê ̣n. Điều 15. Các đơn vi sư ̣ ̣ nghiêp̣ Các đơn vi ̣sự nghiêp̣ của Ho ̣c viê ̣n được thành lập để triể n khai các hoạt động có liên quan đế n xã hô ̣i hóa kế t quả nghiên cứu, các dich ̣ vu ̣ về thông tin; đào ta ̣o, bồ i dưỡng, tư vấ n về kinh tế , tài chính, gồ m: 1. Viê ̣n Kinh tế – Tài chính; 2. Viê ̣n Đào ta ̣o quố c tế ; 3. Trung tâm Bồ i dưỡng và tư vấ n Tài chiń h – Kế toán; 4. Trung tâm Ngoa ̣i ngữ – Tin ho ̣c; 5. Trung tâm Thông tin. Điều 16. Các tổ chức Đảng, đoàn thể Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của Học viện hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Học viện hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định. CHƯƠNG 4 Cán bộ, công chức, viên chức và người học Điều 17. Cán bô ̣, công chức, viên chức của Ho ̣c viêṇ 1. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Học viện do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyế t định trong tổng số biên chế của Bộ Tài chính; 2. Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện được nâng lương, nâng lương trước hạn; đươ ̣c xếp vào các ngạch, bậc theo đúng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với quy đinh ̣ của Nhà nước; được cử đi công tác, giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở trong và ngoài nước theo quy đinh; ̣ 3. Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện có trách nhiệm tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo sự phân công của Giám đốc Học viện; 4. Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người ho ̣c trong ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu khoa ho ̣c, rèn luyê ̣n tư tưởng, đa ̣o đức, tác phong, lố i số ng; 5. Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện có nghĩa vụ tuân thủ các quy đinh ̣ của Quy chế này; chiụ sự giám sát của các cấp quản lý về chấ t lươ ̣ng, nô ̣i dung, phương pháp đào ta ̣o và nghiên cứu khoa ho ̣c; 6. Cán bộ, công chức, viên chức của Học viện được tham gia góp ý kiến vào việc giải quyết các công việc của Học viện, thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Học viện, được đảm bảo về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Điều 18. Người ho ̣c 1. Người học của Học viện được tuyển chọn theo quy chế tuyển sinh của Nhà nước và các quy đinh ̣ của Bộ Tài chính. Người nước ngoài vào học tại Học viện thực hiện theo quy đinh ̣ của Nhà nước; 2. Người học trong Học viện chịu sự quản lý của các Khoa, Ban có liên quan; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ quản lý, giáo viên. Người học theo học tại các đơn vị liên kết đào tạo với Học viện, bên cạnh việc thực hiện các quy định trên, phải thực hiện các quy định và chịu sự quản lý của các cơ sở đào tạo liên kết; 3. Người học trong Học viện có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước, nội qui của Học viện; đóng học phí đầy đủ và các đóng góp vật chất khác theo quy đinh ̣ của Nhà nước và của Học viện; 4. Người học được đảm bảo các chế độ chính sách theo quy đinh ̣ của Nhà nước và của Học viện. CHƯƠNG 5 Tài chính và cơ sở vật chất Điều 19. Các nguồn tài chính của Học viện gồm: 1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước giao; 2. Thu học phí và phí, lệ phí khác theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t; 3. Thu sự nghiêp̣ từ các hoa ̣t đô ̣ng: Đào ta ̣o, bồ i dưỡng, liên kế t đào ta ̣o; nghiên cứu khoa ho ̣c, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học; dich ̣ vu ̣, tư vấ n trong các liñ h vực thuô ̣c chức năng nhiê ̣m vu ̣; 4. Kinh phí vay nơ ̣, viện trợ nước ngoài; 5. Kinh phí đươ ̣c tài trơ ̣, nguồ n thu từ các dự án và các nguồ n thu hơ ̣p pháp khác. Việc quản lý, sử dụng các nguồn tài chính trên phải thực hiêṇ theo đúng các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t và cơ chế quản lý tài chính đố i với đơn vi ̣ sự nghiêp̣ của Nhà nước và của Bô ̣ Tài chính. Điều 20. Học viện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; tổ chức và quản lý, sử dụng đúng pháp luâ ̣t, có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. CHƯƠNG 6 Khen thưởng và kỷ luật Điều 21. Tập thể, cá nhân cán bộ, công chức, viên chức và người học của Học viện có thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy đinh ̣ của Nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người học của Học viện có những hành vi vi phạm pháp luật và các quy đinh ̣ của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh ̣ của pháp luật. CHƯƠNG 7 Điều khoản thi hành Điều 22. Giám đố c Ho ̣c viê ̣n chiụ trách nhiê ̣m triể n khai Quy chế này. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Giám đốc Học viện trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.