QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC (MSMH: CH2019) Chương 1: Tính chất của lưu chất GIẢNG VIÊN: PHẠM HOÀNG HUY PHƯỚC LỢI 1 Tính chất của lưu chất Rắn Lỏng Khí Lưu chất • Chất lỏng và chất khí có cùng chung tính chất là tính liên tục và tính chảy được nên có thể gọi chung chúng là lưu chất. • Hình dạng của lưu chất là hình dạng của vật thể chứa nó. • Ví dụ: ở nhiệt độ phòng, thủy ngân tồn tại ở dạng lỏng, nitơ tồn tại ở dạng khí. 2 Tính chất của lưu chất Khối lượng riêng: Đối với chất lỏng, khối lượng riêng là khối lượng chất lỏng chứa trong một đơn vị thể tích 𝜌= 𝑚 V , kg/m3 trong đó, m – khối lượng của chất lỏng, kg; V – thể tích chất lỏng, m3. Trọng lượng riêng là trọng lượng của chất lỏng tính theo một đơn vị thể tích 𝛾= G V = 𝜌 ∙ g, N/m3 trong đó, G – trọng lượng của chất lỏng, kp (gọi kilogam lực); g – gia tốc trọng trường, có trị số bằng 9,81 m/s2. Tỉ trọng là tỉ số giữa trọng lượng riêng của chất lỏng với trọng lượng riêng của nước 3 Tính chất của lưu chất Khối lượng riêng: Đối với chất khí, khối lượng riêng được tính theo phương trình: 𝜌= 𝑀 273∙P ∙ 22,4 T∙P0 , kg/m3 trong đó, M – khối lượng phân tử của chất khí, kg/kmol; T, P – nhiệt độ và áp suất tại điểm đang xét, oK; N/m2; P0 – áp suất khí ở 273oK, N/m2. Thể tích riêng của chất khí là giá trị nghich đảo của khối lượng riêng: 1 𝜌 𝜈 = , m3/kg 4 Tính chất của lưu chất Khối lượng riêng: Bảng 1.1. Khối lượng riêng của nước và không khí tại áp suất tiêu chuẩn (1 atm) Nhiệt độ (oC ) 𝝆 (kg/m3) 0 10 15 20 40 60 80 100 Nước 999.8 999.7 999.1 998.2 992.2 983.2 971.8 958.4 Không khí 1.293 1.247 1.226 1.205 1.128 1.060 1.000 0.9464 5 Tính chất của lưu chất Khối lượng riêng: Nếu lưu chất là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần, khối lượng riêng của hỗn hợp được tính như sau: 1 xi Hỗn hợp các chất lỏng: 𝜌 = 𝜌i trong đó, xi 𝜌i – phần khối lượng cấu tử i và khối lượng riêng cấu tử i trong hỗn hợp, kg/m3. Hỗn hợp các chất khí: 𝜌= yi 𝜌i trong đó, yi 𝜌i – phần thể tích cấu tử i và khối lượng riêng cấu tử i trong hỗn hợp, kg/m3. 1 x 1−x Hỗn hợp các chất lỏng-rắn hoặc khí-rắn: 𝜌 = 𝜌 + 𝜌 r l trong đó, x – phần trăm khối lượng pha rắn trong hỗn hợp, %; 𝜌r - khối lượng riêng pha rắn (pha phân tán) trong hỗn hợp, kg/m3; 𝜌l - khối lượng riêng pha liên tục trong hỗn hợp, kg/m3. 6 Tính chất của lưu chất Tính nén được: Lưu chất có thể nén được, nghĩa là khi áp suất của lưu chất tăng từ p lên p + Δp, thì thể tích của nó giảm từ V xuống V – ΔV. Khả năng nén được này được đặc trưng bởi đại lượng suất đàn hồi: Δp dp K = −lim = −V ΔV→0 ΔV/V dV Hệ số nén thể tích: 𝛽 = 1 dV =− K Vdp trong đó, V – thể tích lưu chất, m3; p – áp suất nén, N/m2. Lưu ý: Đối với chất lỏng hệ số nén rất nhỏ nên ta xem như là không bị nén, còn đối với chất khí thì hệ số nén rất lớn nên ta coi chất khí là lưu chất bị nén. 7 Tính chất của lưu chất Độ nhớt: Thí nghiệm độ nhớt - ma sát • Đặt chất lỏng giữa hai tấm phẳng (mặt trên chuyển động với vận tốc U = hằng số, mặt dưới cố định. • Tác động một lực F để đẩy mặt trên. • Ứng suất tiếp (𝜏) tỉ lệ thuận với vận tốc U, m/s và tỉ lệ nghịch với khoảng cách h, m: F U 𝜏= =μ A h μ: là độ nhớt, hay hệ số nhớt, hay hệ số nhớt động lực học 8 Tính chất của lưu chất Độ nhớt: • Phân bố vận tốc tuyến tính: U du = h dy • Tổng quát: U=0 du 𝜏=μ dy • Theo định luật ma sát của Newton, khi hai lớp lưu chất chuyển động thì giữa chúng có lực ma sát và được trình bày như sau: trong đó, F – lực ma sát, N; A – diện tích tiếp xúc của hai lớp lưu chất kề du F=𝜏∙A= μ∙A∙ nhau, m2. dy du - gradient vận tốc theo phương chuyển dy động, 1/s 9 Tính chất của lưu chất Độ nhớt: Độ nhớt động lực (hay độ nhớt tuyệt đối): F dy 𝜇= , N. s/m2 A du Ngoài ra thứ nguyên của độ nhớt động lực được đo theo kg/m.s hoặc Poise (P), centipoise (cP): 1 P = 100 cP = 0,1 N.s/m2 Độ nhớt động học (hay độ nhớt tương đối): 𝜇 m2 𝜈= , 𝜌 s Ngoài ra thứ nguyên của độ nhớt động học được đo theo Stokes (St) hoặc centistokes: 1 St = 1 × 10-4 m2/s, 1 cSt = 1 × 10-6 m2/s 10 Tính chất của lưu chất Độ nhớt: Độ nhớt hỗn hợp khí: 𝜇hh Độ nhớt hỗn hợp lỏng: Độ nhớt huyền phù (lỏng-rắn): Mhh = yi Mi 𝜇i 1 = 𝜇hh 𝜇hh yi 𝜇i 𝜇i 1 + 2,5𝜑 , 0,59 = 𝜇i , 0,77 − 𝜑 2 𝜑 < 0,1 0,1 ≤ 𝜑 ≤ 0,3 trong đó, Mhh , Mi – khối lượng phân tử của hỗn hợp và cấu tử i; yi – phân thể tích của cấu tử i; 𝜇i – độ nhớt của cấu tử i; 𝜑 – phân thể tích của pha rắn trong huyền phù. 11 Tính chất của lưu chất Độ nhớt: Bảng 1.2. Độ nhớt của nước và không khí tại áp suất tiêu chuẩn (1 atm) Độ nhớt động lực, μ Pa.s × 10 -5 Độ nhớt động học, 𝜈 m2/s × 10 -6 Nước Không khí Nước Không khí 0 179,2 1,724 1,792 13,33 10 130,7 1,773 1,307 14,21 20 100,2 1,822 1,004 15,12 30 79,7 1,869 0,801 16,04 40 65,3 1,915 0,658 16,98 T (oC) 12 Tính chất của lưu chất Lưu chất Newton: 𝜇 = hằng số Ví dụ: nước, không khí và các khí khác Lưu chất phi Newton: 𝜇 ≠ hằng số • Lưu chất Bingham-plastic Ví dụ: kem đánh răng, bơ thực vật, xà phòng • Lưu chất giả Bingham Ví dụ: xốt mayonnaise, nhựa nóng chảy, các loại sơn • Lưu chất giản nở Ví dụ: cát ướt, tinh bột trong nước 13 Tính chất của lưu chất Sức căng bề mặt Sức căng bề mặt (năng lượng bề mặt hay ứng suất bề mặt): là lực tác dụng trên một đơn vị chiều dài của bề mặt chất lỏng. Xét giọt chất lỏng (đơn giản hóa) hình cầu: Cân bằng lực: 2πRσ = ∆pπR2 hoặc ∆p = 2σ/R trong đó, σ - sức căng bề mặt, N/m; R – bán kính giọt lỏng; ∆p - chênh lệch áp suất bên trong bên ngoài giọt chất lỏng, N/m2. 14 Tính chất của lưu chất Tính mao dẫn Một hiện tượng gắn liền với sức căng bề mặt là mao dẫn. Nó xuất hiện khi ta nhúng một trong hai đầu của một ống hở vào chất lỏng. Nếu chất lỏng làm ướt ống, nó sẽ dâng lên trong ống (hình A). Nếu chất lỏng không làm ướt ống, nó sẽ bị đẩy xuống thấp (hình B). 15 Tính chất của lưu chất Tính mao dẫn Độ cao cột chất lỏng mao quản (h) trong ống tròn được tính như sau: • Lực hút hết do sức căng bề mặt = σ.cos𝜃.π.d σ • Trọng lượng cột chất lỏng dâng lên = ρ.g. π.(d2/4).h Cân bằng hai lực trên, ta được: h = 4σcos𝜃/ ρgd trong đó, 𝜃 – góc tiếp xúc giữa chất lỏng và thành ống; d – đường kính ống, m; σ – sức căng bề mặt, N/m. nước/cồn - ống thủy tinh: θ ≈ 0o, thủy ngân- ống thủy tinh: θ ≈ 130o - 140o 16 Tính chất của lưu chất Tính có áp suất Áp suất được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị bề mặt: G 𝑝= F trong đó, p – áp suất; G – lực tác dụng; F – bề mặt. Đối với lưu chất lỏng chứa trong bình, nó gây ra áp lực lên thành bình, đáy bình và mọi vật thể có trong bình. Đơn vị của áp suất là at, mmHg, N/m2 và mH2O hoặc mmH2O. Ngoài ra, người ta còn dùng atm và kp/cm2. 1 atm = 760 mmHg = 10,33 mH2O= 1,033 kp/cm2 1 at = 735,6 mmHg = 10 mH2O = 1 kp/cm2 = 9,81.104 N/m2 1 N/m = 7,5.10-3 mmHg = 1,02.10-4 mH2O = 10,2.10-2 kp/m2 Dụng cụ đo áp suất gọi là áp kế 17 Tính chất của lưu chất Tính có áp suất Áp suất được chia thành: áp suất tuyệt đối, áp suất dư, áp suất khí quyển và áp suất chân không Trường hợp P > Pa: P P = Pdư + Pa P>Pa Trường hợp P < Pa: Pdư (+) Pck = Pa − P Pa P Pck (-) trong đó, P – áp suất tuyệt đối P<Pa P 0 Pa – áp suất khí quyển Pdư – áp suất dư Pck – áp suất chân không 18