TRẮC NGHIỆM Sản xuất hàng hóa - Qui luật giá trị ----------1. Sản xuất hàng hóa là nền sản xuất trong đó có: a) Sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất b) Sự trao đổi, mua bán sản phẩm trên thị trường c) Sự chuyên môn hóa người sản xuất vào các ngành nghề khác nhau d) Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất 2. So với sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá có những ưu thế sau: a) Sự ổn định, công bằng và hiệu quả b) Sự liên hệ, giao lưu giữa các ngành, các vùng c) Sự linh hoạt, nhanh nhạy và không ngừng phát triển d) Khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội 3. Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại khi hội đủ hai điều kiện là: a) Sản phẩm thặng dư và sự phân chia giai cấp b) Sự chuyên môn hóa lao động và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất c) Sự trao đổi hoạt động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất d) Sự giao lưu buôn bán và sự phát triển của khoa học- công nghệ 4. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa: a) Giá trị sử dụng và Giá trị của hàng hoá b) Lao động giản đơn và Lao động phức tạp c) Lao động cụ thể và Lao động trừu tượng d) Lao động tư nhân và Lao động xã hội 5. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa phát sinh khi: a) Sản phẩm của người sản xuất không được xã hội thừa nhận b) Lao động tư nhân của người sản xuất không chuyển hóa được thành Lao động xã hội c) Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hoá không chuyển hóa được thành Lao động trừu tượng d) Giá trị sử dụng của hàng hoá không chuyển hóa được thành Giá trị 6. Sự tương đồng giữa hai khái niệm “Hàng hoá” và “Của cải” là: a) Cả hai đều có khả năng thoả mãn nhu cầu b) Cả hai đều là kết quả lao động của con người c) Cả hai đều hữu hạn về số lượng d) Cả hai đều được trao đổi, mua bán trên thị trường 7. Sự khác biệt giữa hai khái niệm “Hàng hoá” và “Vật phẩm” là: a) Có khả năng và không có khả năng thoả mãn nhu cầu b) Có giá trị và không có giá trị c) Được trao đổi và không được trao đổi trên thị trường d) Là kết quả và không là kết quả của lao động 8. Giá trị sử dụng của hàng hoá là: a) Ích lợi kinh tế của hàng hóa, b) Hình thức xã hội của hàng hoá c) Thuộc tính tự nhiên của hàng hoá d) Thước đo giá trị của hàng hoá 9. Giá trị trao đổi của hàng hoá là: a) Khả năng trao đổi của hàng hóa b) Sự phân biệt về chất giữa hai hàng hoá c) Tỷ lệ so sánh giữa hai hàng hoá d) Nội dung vật chất của hàng hoá 10. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá biểu hiện ở chỗ: a) Muốn có Giá trị sử dụng, hàng hoá phải có Giá trị b) Muốn có Giá trị, hàng hoá phải có Giá trị sử dụng c) Muốn thực hiện Giá trị, hàng hoá phải thực hiện được Giá trị sử dụng d) Muốn thực hiện Giá trị sử dụng, hàng hoá phải thực hiện được Giá trị 11. Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hoá là: a) Lao động dưới một hình thức chuyên môn nhất định b) Lao động có ích, được xã hội thừa nhận c) Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội d) Sự phản ánh mặt chất của lao động 12. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá là: a) Sự hao phí sức lực nói chung của con người để sản xuất ra của cải vật chất b) Sự so sánh về lượng giữa các loại lao động cụ thể c) Phạm trù riêng có của nền kinh tế hàng hóa d) Nhân tố duy nhất tạo nên giá trị của hàng hóa 13. Giá trị của hàng hoá trên thị trường được quyết định bởi: a) Công dụng (Ích lợi) của hàng hoá b) Quan hệ cung - cầu về hàng hoá trên thị trường c) Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá d) Lao động tư nhân của người sản xuất hàng hoá 14. Thực chất của hoạt động so sánh và trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá là: a) So sánh, trao đổi về Giá trị sử dụng b) So sánh, trao đổi về Lao động cụ thể c) So sánh, trao đổi về Giá trị sản xuất ra d) So sánh, trao đổi về Lao động trừu tượng 15. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là do: a) Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hoá đó quyết định b) Hao phí lao động trung bình trong xã hội quyết định c) Hao phí lao động của những người sản xuất giỏi nhất quyết định d) Hao phí lao động của những người cung cấp nhiều hàng hóa đó nhất trên thị trường quyết định 16. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá thay đổi khi: a) Năng suất lao động thay đổi b) Tổng mức hao phí lao động thay đổi c) Cường độ lao động thay đổi d) Tổng số hàng hoá sản xuất ra thay đổi 17. Sự biến đổi của năng suất lao động có tác động làm thay đổi: a) Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian b) Số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm c) Tổng giá trị của hàng hóa sản xuất ra d) Giá trị một đơn vị hàng hóa sản xuất ra 18. Sự thay đổi cường độ lao động có tác động làm thay đổi: a) Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian b) Số thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm c) Tổng giá trị của hàng hóa sản xuất ra d) Giá trị một đơn vị hàng hóa sản xuất ra 19. Sự tương đồng (giống nhau) giữa việc tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là làm cho: a) Số lượng hàng hoá sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên b) Tổng giá trị hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên c)Giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống d) Giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi 20. Khi năng suất lao động và cường độ lao động của người sản xuất đều tăng gấp đôi thì kết quả chung sẽ là: a) Số lượng hàng hóa và tổng giá trị hàng hóa đều tăng gấp 4 lần b) Số lượng hàng hóa tăng 4 lần còn tổng giá trị hàng hóa chỉ tăng 2 lần c) Số lượng hàng hóa tăng 4 lần còn giá trị một đơn vị hàng hóa giảm 4 lần d) Số lượng hàng hóa tăng 4 lần còn giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi 21. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ là do: a) Sự phát triển của phân công lao động b) Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá c) Sự phát triển của các hình thái giá trị d) Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật 22. Xét về bản chất, tiền tệ chính là: a) Các kim loại quý (vàng, bạc) b) Của cải thoả mãn nhu cầu con người c) Vật ngang giá chung thống nhất d) Phương tiện đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá 23. Trong năm chức năng của tiền tệ, những chức năng không yêu cầu phải dùng tiền vàng (có đủ giá trị) là: a) Thước đo giá trị b) Phương tiện tích trữ c) Phương tiện lưu thông và thanh toán d) Tiền tệ thế giới 24. Khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với những nhân tố nào trong các nhân tố sau: a) Tổng giá cả hàng hoá bán ra trên thị trường b) Tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn phải trả c) Tổng số tiền thanh toán khấu trừ cho nhau d) Số vòng lưu thông trung bình của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định 25. Giá cả của hàng hóa trên thị trường được quyết định bởi: a) Giá trị của hàng hóa b) Giá trị của tiền tệ c) Qui mô của tư bản d) Cung, cầu và cạnh tranh 26. Trong mối quan hệ giữa “Giá cả” và “Giá trị” của hàng hóa thì: a) Giá cả là hình thức biểu hiện của Giá trị b) Giá trị là cơ sở quyết định Giá cả c) Giá cả lên xuống xoay quanh Giá trị d) Giá cả có tác động trở lại Giá trị 27. Qui luật giá trị yêu cầu: a) Việc sản xuất hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa b) Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hóa c) Giá cả phải ngang bằng với giá trị của hàng hóa d) Cung, cầu về hàng hóa phải cân đối 28. Qui luật giá trị hoạt động thông qua: a) Sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường b) Sự biến động của quan hệ cung cầu c) Sự biến động của tiền tệ d) Sự điều chỉnh hoạt động của người sản xuất kinh doanh 29. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời khi: a) Sản xuất hàng hoá đã phát triển tới trình độ cao b) Tư liệu sản xuất tập trung vào tay một số ít người c) Đông đảo những người lao động phải bán sức lao động để kiếm sống d) Trong xã hội xuất hiện giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột 30. Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là: a) Tác động của qui luật giá trị b) Sự giao lưu buôn bán quốc tế c) Sự tước đoạt những người sản xuất nhỏ trong nước d) Việc khai thác, bóc lột các nước thuộc địa * Tư bản - Giá trị thặng dư --------31. Tiền tệ có khả năng biến thành “Tư bản” khi: a) Đóng vai trò trung gian trong trao đổi hàng hóa b) Dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa c) Được tích lũy với khối lượng lớn trong tay một số người d) Được dùng làm phương tiện đầu tư sinh lợi 32. Nhận định nào trong các nhận định dưới đây không đúng: a) Tiền tệ là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thái xuất hiện đầu tiên của tư bản. b) Tư bản biểu hiện ở tiền tệ còn bản thân tiền tệ không phải lúc nào cũng là tư bản. c) Khi có một khối lượng đủ lớn thì tiền tệ sẽ biến thành tư bản d) Tiền tệ thông thường khác với tiền tệ - tư bản trước hết là ở công thức vận động 33. Sự khác biệt giữa Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn (H - T - H) và Công thức chung của tư bản (T - H - T’) biểu hiện ở: a) Các nhân tố cấu thành b) Giới hạn của sự vận động c) Động cơ và mục đích của sự vận động d) Tính chất của quan hệ mua bán, mua rẻ bán đắt 34. Sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến khi: a) Có sản xuất và trao đổi hàng hoá b) Có quan hệ bóc lột và bị bóc lột c) Có thị trường mua bán sức lao động d) Có quá trình tích lũy nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản 35. Những điều kiện cần thiết để sức lao động trở thành hàng hoá dưới chủ nghĩa tư bản là: a) Người lao động tự nguyện đi làm thuê b) Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất c) Người lao động muốn được giàu có d) Người lao động có quyền sở hữu năng lực lao động của mình 36. Giá trị của “Hàng hoá - Sức lao động” khác với các hàng hoá thông thường ở chỗ: a) Không do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định b) Không bao hàm các yếu tố tinh thần và lịch sử c) Không chịu tác động của năng suất lao động xã hội d) Không phải là một đại lượng xác định 37. Giá trị của “Hàng hoá - Sức lao động” bao gồm: a) Chi phí để tái tạo sức lao động của công nhân b) Chi phí để thoả mãn nhu cầu văn hoá, tinh thần của công nhân c) Chi phí đào tạo nghề của công nhân d) Chi phí tổ chức quản lý trong quá trình lao động của công nhân 38. Giá trị sử dụng của “Hàng hoá - Sức lao động” biểu hiện ở: a) Ích lợi kinh tế của hàng hoá sức lao động b) Sự thoả mãn nhu cầu của người công nhân c) Sự thoả mãn nhu cầu của nhà tư bản d) Quá trình lao động của người công nhân làm thuê 39. “Hàng hoá - Sức lao động” được xem là một hàng hóa đặc biệt do: a) Tồn tại trong con người sống b) Mua bán không ngang giá (bán rẻ) c) Giá trị không do hao phí lao động quyết định d) Giá trị sử dụng không có khả năng tạo ra giá trị mới 40. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa a) Quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị b) Quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị c) Quá trình lao động và quá trình sản xuất ra các giá trị sử dụng d) Quá trình lao động và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư 41. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là: a) Quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra các giá trị sử dụng b) Quá trình bảo tồn giá trị cũ và tạo ra giá trị mới c) Quá trình sản xuất ra giá trị vượt quá thời gian lao động cần thiết của công nhân d) Quá trình tiêu dùng sức lao động của người công nhân 42. Giá trị thặng dư là: a) Phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất b) Khoản lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh c) Phần giá trị mới do người công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt d) Lượng giá trị tự tăng lên của tư bản đầu tư 43. Bản chất của “Tư bản” là: a) Một quan hệ xã hội b) Một phương tiện đầu tư sinh lợi c) Một giá trị đem lại giá trị tăng thêm d) Một phương thức chiếm đoạt lao động của người công nhân làm thuê 44. “Tư bản bất biến” là bộ phận tư bản: a) Giá trị chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao b) Giá trị được bảo tồn trong quá trình sản xuất c) Giá trị không tăng thêm trong quá trình sản xuất d) Giá trị được chuyển toàn bộ sang sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh 45. “Tư bản khả biến” là bộ phận tư bản: a) Có khả năng tái hiện trong quá trình sản xuất b) Có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất c) Có sự gia tăng về lượng thông qua lao động của người công nhân d) Có sự chuyển dịch giá trị sang sản phẩm 46. “Tư bản bất biến” và “Tư bản khả biến” đều thuộc phạm trù: a) Tư bản tiền tệ c) Tư bản hàng hoá b) Tư bản sản xuất d) Tư bản lưu thông 47. Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành “Tư bản bất biến” và “Tư bản khả biến” là nhằm xác định: a) Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư b) Nguồn gốc của hai bộ phận: giá trị cũ chuyển dịch và giá trị mới sáng tạo trong giá trị hàng hoá c) Phương thức chu chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản d) Phương thức bóc lột của nhà tư bản 48. “Tỷ suất giá trị thặng dư” là khái niệm phản ánh: a) Tỷ suất bóc lột của nhà tư bản b) Hiệu quả của việc đầu tư tư bản c) Mức thu nhập của công nhân d) Mức doanh thu của nhà tư bản 49. Những phương pháp làm tăng “Khối lượng giá trị thặng dư” là: a) Tăng tỷ suất bóc lột b) Giảm giá trị sức lao động c) Tăng số lượng công nhân làm thuê d) Giảm chi phí quản lý 50. “Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối” là phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư bằng cách: a) Kéo dài thời gian lao động b) Tăng thời gian lao động thặng dư c) Cải tiến kỹ thuật - công nghệ d) Tăng mức độ khẩn trương trong lao động 51. Những nhân tố giả định là không biến đổi trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là: a) Giá trị sức lao động b) Thời gian lao động cần thiết c) Độ dài của ngày lao động d) Thời gian lao động thặng dư 52. Độ dài của ngày lao động trong chủ nghĩa tư bản được xác định là: a) Ngang bằng với độ dài tự nhiên của một ngày đêm b) Ngang bằng với thời gian lao động cần thiết c) Vượt quá thời gian tái tạo ra giá trị sức lao động của công nhân d) Đạt tới giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động 53. “Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối” được thực hiện bằng cách: a) Tăng năng suất lao động xã hội b) Hạ thấp giá trị sức lao động c) Tiết kiệm chi phí quản lý d) Hạ thấp tiền lương công nhân 54. Đặc trưng của “Giá trị thặng dư siêu ngạch” là: a) Chỉ có ở doanh nghiệp nào có năng suất cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội b) Do toàn bộ giai cấp tư sản thu được c) Trực tiếp phản ánh quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm thuê d) Là động lực trực tiếp thúc đẩy các nhà tư bản nâng cao năng suất lao động 55. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối có điểm chung (giống nhau) là: a) Làm cho công nhân bị tổn hại nhiều hơn b) Làm tăng tỷ suất bóc lột của nhà tư bản c) Làm giảm giá trị sức lao động của công nhân d) Làm tăng lợi nhuận cho nhà tư bản 56. Tiền công tư bản chủ nghĩa là: a) Giá trị do lao động của công nhân tạo ra b) Giá trị sức lao động của công nhân c) Giá trị các sản phẩm cần thiết để tái tạo sức lao động của công nhân d) Giá cả trả cho việc bán sức lao động của công nhân 57. Nếu nhà tư bản trả công theo đúng giá trị sức lao động của công nhân thì: a) Không có giá trị thặng dư b) Không có sự bóc lột c) Không có lợi nhuận d) Không có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa 58. Mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là: a) Sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội b) Mở rộng phạm vi thống trị của quan hệ sản xuất TBCN c) Tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư d) Tăng cường sự lệ thuộc giữa lao động và tư bản 59. So với các hình thức bóc lột khác, phương thức chiếm đoạt giá trị thặng dư có đặc điểm: a) Chủ thể bóc lột là giai cấp thống trị b) Tham vọng bóc lột là không có giới hạn c) Thủ đoạn bóc lột rất tinh vi d) Tiền đề của sự bóc lột dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế 60. “Qui luật sản xuất giá trị thặng dư” là qui luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì: a) Qui định mục đích và phương tiện để đạt tới mục đích của chủ nghĩa tư bản b) Quyết định sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa c) Là động lực phát triển của chủ nghĩa tư bản d) Là nguyên nhân làm cho các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản thêm sâu sắc * Tích lũy Tư bản Tuần hoàn & Chu chuyển của Tư bản ----------- 61. Nguồn gốc của tư bản tích lũy là: a) Tài sản thừa kế của nhà tư bản b) Vốn tự có của nhà tư bản c) Lợi nhuận kinh doanh của nhà tư bản d) Khoản tiết kiệm của nhà tư bản 62. Qui mô tư bản tích lũy tuỳ thuộc vào nhân tố nào trong các nhân tố sau: a) Giá cả của tư liệu sản xuất b) Qui mô của doanh nghiệp c) Giá cả của tư liệu tiêu dùng d) Trình độ công nghệ của doanh nghiệp 63. Quá trình tích lũy tư bản đưa tới kết quả trực tiếp là: a) Tăng qui mô của tư bản cá biệt b) Tăng mức sản lượng của nền kinh tế c) Tăng qui mô của tư bản xã hội d) Tăng mức việc làm của nền kinh tế 64. Điểm tương đồng giữa hai khái niệm “Tích tụ tư bản” và “Tập trung tư bản” là: a) Đều là kết quả của quá trình tích lũy tư bản b) Đều làm gia tăng qui mô của tư bản xã hội c) Đều phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và công nhân d) Đều là phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản 65. Khái niệm “Cấu tạo hữu cơ của tư bản” phản ánh: a) Kết cấu của tư bản về mặt vật chất b) Kết cấu của tư bản về mặt giá trị c) Tương quan giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến d) Tương quan giữa tư liệu sản xuất và sức lao động 66. Cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng là do: a) Sự phát triển của lực lượng sản xuất b) Sự gia tăng qui mô của doanh nghiệp c) Sự gia tăng tuyệt đối của tư bản bất biến và tư liệu sản xuất d) Sự giảm sút tuyệt đối của tư bản khả biến và sức lao động 67. Nguyên nhân của “Nạn nhân khẩu thừa tương đối” (thất nghiệp) dưới chủ nghĩa tư bản là do: a) Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng b) Kỹ thuật - công nghệ ngày càng tiến bộ c) Nhu cầu về sức lao động của một đơn vị tư bản đầu tư ngày càng giảm d) Số lượng công nhân ngày càng đông 68. “Tuần hoàn của tư bản” là khái niệm biểu thị: a) Sự vận động và biến đổi hình thái của tư bản b) Sự bảo tồn và tăng thêm giá trị của tư bản c) Quá trình thực hiện các chức năng của tư bản d) Quá trình sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư 69. Quá trình tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành bình thường khi: a) Các giai đoạn tuần hoàn diễn ra liên tục b) Các hình thái của tư bản cùng tồn tại c) Các chức năng của tư bản được thực hiện liên tục d) Các khâu của quá trình tái sản xuất được liên tục chuyển hóa 70. “Chu chuyển của tư bản” là khái niệm biểu thị: a) Sự vận động có giới hạn của tư bản b) Sự vận động về chất của tư bản c) Sự vận động theo chu kỳ của tư bản d) Sự vận động của tư bản xét về mặt lượng 71. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm: a) Thời gian sản xuất và thời gian lưu thông b) Thời gian sản xuất và thời gian tiêu thụ hàng hóa c) Thời gian lao động và thời gian dự trữ sản xuất d) Thời gian lao động và thời gian gián đoạn lao động 72. Tốc độ chu chuyển của tư bản nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào: a) Thời gian chu chuyển của tư bản b) Tổng giá trị chu chuyển của tư bản c) Số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm d) Tổng giá trị của tư bản ứng trước 73. Tiêu chí để phân biệt hai khái niệm “Tư bản cố định” và “Tư bản lưu động” là dựa vào: a) Tốc độ chu chuyển giá trị nhanh hay chậm b) Phương thức chu chuyển giá trị c) Vai trò trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư d) Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh 74. Những nhận định nào dưới đây về “Tư bản cố định” là không chính xác: a) Là bộ phận tư bản chỉ chuyển dần giá trị sang sản phẩm b) Là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư c) Là điều kiện để tăng năng suất lao động d) Là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến 75. Những nhận định nào dưới đây về “Tư bản lưu động” là không chính xác: a) Là bộ phận tư bản chu chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm b) Là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư c) Là điều kiện để tăng năng suất lao động d) Là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến 76. Yếu tố nào trong những yếu tố dưới đây không thuộc khái niệm “Tư bản cố định”: a) Máy móc, thiết bị, nhà xưởng b) Chi phí quản lý, nghiệp vụ c) Điện, nước dùng trong sản xuất d) Kết cấu hạ tầng sản xuất 77. Yếu tố nào trong những yếu tố dưới đây không thuộc khái niệm “Tư bản lưu động”: a) Đất đai, mặt bằng sản xuất b) Nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất c) Tiền lương, tiền thưởng của công nhân sản xuất d) Chi phí quản lý, nghiệp vụ 78. “Hao mòn hữu hình” của tư bản cố định là: a) Sự hao mòn về vật chất b) Sự hao mòn cả về vật chất và giá trị c) Sự hao mòn do bảo dưỡng máy móc thiết bị không tốt d) Sự hao mòn do sử dụng trong sản xuất kinh doanh 79. “Hao mòn vô hình” của tư bản cố định là: a) Sự hao mòn về giá trị b) Sự hao mòn cả về vật chất và giá trị c) Sự hao mòn do xuất hiện những máy móc thiết bị mới có hiệu quả cao hơn d) Sự hao mòn do xuất hiện những máy móc thiết bị mới có giá thành thấp hơn 80. Giải pháp để tránh hao mòn hữu hình và vô hình của tư bản cố định là: a) Bảo quản tốt máy móc thiết bị b) Tăng cường hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị c) Khấu hao nhanh máy móc thiết bị d) Giảm thiểu chi phí mua sắm máy móc thiết bị * Các hình thái biểu hiện của “Giá trị thặng dư” -----------81. “Chi phí thực tế” để sản xuất hàng hóa là: a) Chi phí về lao động sống và lao động quá khứ b) Chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến c) Chi phí tạo ra giá trị hàng hoá d) Chi phí ngang bằng với giá thành sản phẩm 82. “Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa” là: a) Chi phí về lao động sống và lao động quá khứ b) Chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến c) Chi phí tạo ra giá trị hàng hoá d) Chi phí ngang bằng với giá thành sản phẩm 83. Xét về thực chất, “Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa” là: a) Kết quả lao động cụ thể của người công nhân b) Kết quả lao động phức tạp của người công nhân c) Kết quả lao động sống của người công nhân d) Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh 84. Nhận định nào trong những nhận định sau về “Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa” là không chính xác: a) Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất tab chủ nghĩa b) Lợi nhuận là kết quả của tổng tư bản đầu tư trong sản xuất kinh doanh c) Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, luôn ngang bằng với giá trị thặng dư d) Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất còn lợi nhuận hình thành từ lưu thông 85. “Tỷ suất lợi nhuận” là khái niệm phản ánh: a) Mức độ bóc lột của nhà tư bản b) Năng lực kinh doanh của nhà tư bản c) Năng lực sản xuất của công nhân d) Hiệu quả của việc đầu tư tư bản 86. Nhận định nào trong những nhận định sau về Tỷ suất lợi nhuận là không chính xác: a) Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư, luôn ngang bằng với tỷ suất giá trị thặng dư b) Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi của nhà tư bản c) Tỷ suất lợi nhuận phản ánh tỷ suất bóc lột của nhà tư bản d) Tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động của các nhà tư bản 87. Nhân tố nào trong các nhân tố dưới đây có tương quan nghịch biến với Tỷ suất lợi nhuận: a) Số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm b) Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến c) Vốn tự có ban đầu và vốn đi vay của nhà tư bản d) Tỷ suất bóc lột của nhà tư bản 88. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm là do: a) Khối lượng giá trị thặng dư có xu hướng giảm b) Tỷ suất giá trị thặng dư có xu hướng giảm c) Cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng d) Quy mô tư bản ứng trước có xu hướng tăng 89. “Cạnh tranh trong một ngành” và “Cạnh tranh giữa các ngành” trong xã hội tư bản có sự khác biệt về: a) Nội dung c) Phương thức b) Mục đích d) Kết quả 90. Trong xã hội tư bản, sự cạnh tranh và di chuyển tư bản giữa các ngành diễn ra là do sự khác biệt về: a) Chi phí sản xuất b) Kết cấu của tư bản đầu tư c) Tỷ suất giá trị thặng dư d) Khối lượng giá trị thặng dư 91. Quá trình cạnh tranh và di chuyển tư bản giữa các ngành làm thay đổi: a) Tỷ suất lợi nhuận vốn có của mỗi ngành b) Khối lượng lợi nhuận vốn có của mỗi ngành c) Tỷ suất giá trị thặng dư của mỗi ngành d) Cấu tạo hữu cơ của tư bản ở mỗi ngành 92. “Tỷ suất lợi nhuận bình quân” trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phụ thuộc vào: a) Tổng tư bản đầu tư trong toàn xã hội b) Tỷ suất giá trị thặng dư của từng ngành c) Tổng giá trị thặng dư trong toàn xã hội d) Cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành 93. “Giá cả sản xuất” trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được xác định theo công thức nào trong các công thức sau: a) c + v + m c) k + m b) c + v d) k + p 94. “Qui luật giá cả sản xuất” là biểu hiện hoạt động của: a) Qui luật giá trị c) Qui luật cạnh trạnh b) Qui luật giá trị thặng dư d) Qui luật cung - cầu 95. Bản chất của “Tư bản thương nghiệp” là: a) Tồn tại một cách độc lập b) Có chức năng mua, bán kiếm lời c) Lợi nhuận có được là do trao đổi không ngang giá d) Lợi nhuận có được chủ yếu không phải do trao đổi không ngang giá 96. Xét về bản chất, “Lợi nhuận thương nghiệp” hình thành là do Tư bản thương nghiệp: Commented [DHT1]: mua rẻ bán mắc a) Bán hàng hoá cao hơn giá trị b) Mua hàng hoá thấp hơn giá trị c) Tiết kiệm chi phí lưu thông d) Bóc lột nhân viên thương nghiệp 97. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa Tư bản công nghiệp và Tư bản thương nghiệp là dựa vào: a) Khối lượng giá trị thặng dư b) Tỷ suất lợi nhuận c) Tỷ suất giá trị thặng dư d) Tỷ suất lợi nhuận bình quân 98. Bản chất của “Tư bản cho vay” là: a) Tư bản sở hữu tiền tệ b) Tư bản kinh doanh tiền tệ c) Tư bản tiềm thế (không hoạt động) d) Tư bản hoạt động (doanh nhân) 99. “Lợi tức cho vay” là một phần của: a) Lợi nhuận doanh nghiệp b) Lợi nhuận bình quân c) Lợi nhuận siêu ngạch d) Lợi nhuận ngân hàng 100. “Tỷ suất lợi tức” trực tiếp tuỳ thuộc vào: a) Tỷ suất lợi nhuận b) Tỷ suất giá trị thặng dư c) Tỷ suất lợi nhuận bình quân d) Tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp 101. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, Tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm là do: a) Khối lượng lợi nhuận có xu hướng giảm b) Tỷ suất lợi nhuận bình quân có xu hướng giảm c) Tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp có xu hướng giảm d) Tỷ suất giá trị thặng dư có xu hướng giảm 102. Bản chất của “Tư bản ngân hàng” là: a) Tư bản sở hữu tiền tệ b) Tư bản kinh doanh tiền tệ c) Tư bản tiềm thế (không hoạt động) d) Tư bản hoạt động (doanh nhân) 103. “Lợi nhuận ngân hàng” được xác định theo: a) Tỷ suất lợi nhuận b) Tỷ suất lợi tức cho vay c) Tỷ suất lợi nhuận bình quân d) Tỷ suất giá trị thặng dư 104. Đặc điểm phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp là: a) Thủ tiêu phương thức kinh doanh theo kiểu phong kiến và xoá bỏ chế độ tư hữu ruộng đất b) Chỉ thủ tiêu phương thức kinh doanh theo kiểu phong kiến chứ không xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất c) Duy trì căn bản kinh tế phong kiến, bằng cải cách chuyển dần sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa d) Xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa 105. “Địa tô tư bản chủ nghĩa” phản ánh: a) Quan hệ cạnh tranh giữa tư bản với tư bản b) Quan hệ cạnh tranh giữa tư bản với địa chủ c) Quan hệ bóc lột của tư bản với công nhân d) Quan hệ bóc lột của tư bản và địa chủ với công nhân 106. Nguồn gốc hình thành “Địa tô tư bản chủ nghĩa” là: a) Lợi nhuận doanh nghiệp b) Lợi nhuận bình quân c) Lợi nhuận siêu ngạch d) Lợi nhuận độc quyền 107. “Địa tô chênh lệch” là khoản chênh lệch giữa: a) Giá cả của nông sản và giá trị của nông sản b) Giá trị của nông sản và giá cả của nông sản c) Giá trị của nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản d) Giá cả sản xuất chung của nông sản và giá cả sản xuất cá biệt của nông sản 108. Trong các nhận định sau về “Địa tô chênh lệch”, nhận định nào không chính xác: a) Hình thành là do điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi b) Gắn với độc quyền chiếm hữu ruộng đất c) Nằm ngoài giá trị của nông sản d) Là kết quả lao động của người công nhân nông nghiệp 109. “Địa tô tuyệt đối” là khoản chênh lệch giữa: a) Giá cả của nông sản và giá trị của nông sản b) Giá trị của nông sản và giá cả của nông sản c) Giá trị của nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản d) Giá cả sản xuất chung của nông sản và giá cả sản xuất cá biệt của nông sản 110. Trong các nhận định sau về “Địa tô tuyệt đối”, nhận định nào không chính xác: a) Hình thành là do điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi b) Gắn với độc quyền chiếm hữu ruộng đất c) Nằm ngoài giá trị của nông sản d) Là kết quả lao động của người công nhân nông nghiệp * Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền &Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước ---------111. Nguyên nhân trực tiếp đưa tới sự ra đời của Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền là do: a) Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân b) Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất c) Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật d) Tác động của xu thế toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế 112. Xét về bản chất, Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền là: a) Một phương thức sản xuất b) Một hình thái kinh tế - xã hội c) Một giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất TBCN d) Một hình thức phát triển mới của quan hệ sản xuất TBCN 113. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của Các tổ chức độc quyền là: a) Quá trình tích tụ và tập trung tư bản b) Quá trình tập trung sản xuất phát triển tới trình độ cao c) Sự phá sản hàng loạt của các tư bản vừa và nhỏ d) Khuynh hướng liên minh, thỏa hiệp của các tư bản lớn 114. Tư bản Độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản nhằm mục đích trực tiếp là: a) Khống chế việc sản xuất và tiêu thụ b) Tăng sức mạnh trong cạnh tranh c) Áp dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại d) Thu lợi nhuận độc quyền cao 115. Sự hình thành và thống trị của Tư bản Độc quyền đưa tới hậu quả: a) Làm thay đổi bản chất của CNTB b) Làm mất đi những thuộc tính vốn có của CNTB c) Tạo bước phát triển về chất của quan hệ sản xuất TBCN d) Làm cho CNTB có thêm những nội dung mới 116. Sự hình thành “Tư bản tài chính” là kết quả trực tiếp của quá trình: a) Tích tụ và tập trung trong lĩnh vực sản xuất b) Tích tụ và tập trung trong lĩnh vực ngân hàng c) Cạnh tranh gay gắt giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp d) Liên kết, xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp 117. Thủ đoạn thống trị của Tư bản tài chính là: a) Lập công ty mới, phát hành trái khoán b) Chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước c) Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài d) Nắm cổ phiếu khống chế của các công ty mẹ 118. “Xuất khẩu tư bản” là: a) Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài b) Cho nước ngoài vay lấy lãi c) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài d) Thực hiện giá trị của hàng hóa ở nước ngoài 119. Mục đích của việc xuất khẩu tư bản là: a) Giải quyết nguồn tư bản “thừa” trong nước b) Khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế ở trong nước c) Giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ngoài d) Hỗ trợ cho các nước lạc hậu phát triển 120. Đặc điểm của “Xuất khẩu tư bản Nhà nước” ở các nước tư bản chủ nghĩa là: a) Nguồn tư bản xuất khẩu là tư bản “thừa” b) Thường hướng vào những ngành lợi nhuận cao c) Tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu tư bản tư nhân d) Tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu tư bản phát triển 121. Các tổ chức độc quyền quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế dẫn đến hậu quả: a) Cạnh tranh không khoan nhượng b) Thỏa hiệp, ký kết hiệp định c) Thôn tính, sáp nhập lẫn nhau d) Phân chia kinh tế thế giới 122. Các cường quốc đế quốc xâm chiếm thuộc địa là nhằm: a) Vơ vét nguyên liệu b) Bóc lột nhân công c) Mở rộng thị trường tiên thụ d) Thực hiện các mục tiêu chính trị, quân sự 123. Trong giai đoạn Chủ nghĩa tư bản Độc quyền, “Qui luật Sản xuất giá trị thặng dư” biểu hiện thành: a) Qui luật Giá cả độc quyền b) Qui luật Lợi nhuận bình quân c) Qui luật Lợi nhuận độc quyền d) Qui luật Giá cả sản xuất 124. Nguyên nhân trực tiếp hình thành “Lợi nhuận độc quyền cao” ở các nước tư bản chủ nghĩa là do: a) Chiếm đoạt lao động không công trong các doanh nghiệp độc quyền b) Chiếm đoạt lao động không công trong các doanh nghiệp không độc quyền c) Chiếm đoạt lao động không công ở các nước thuộc địa và phụ thuộc d) Chiếm đoạt một phần giá trị thặng dư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 125. Nguyên nhân ra đời và phát triển của Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước là do: a) Sự phát triển và trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất b) Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại c) Do các mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản không còn gay gắt d) Do xu hướng quốc tế hóa ngày càng tăng, sự cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt 126. Bản chất của Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước là: a) Sự kết hợp giữa tư bản độc quyền và bộ máy Nhà nước b) Sự phụ thuộc của nhà nước tư sản đối với tư bản độc quyền c) Sự can thiệp của nhà nước tư sản vào các quá trình kinh tế d) Sự chi phối của nhà nước tư sản đối với các tổ chức tư bản độc quyền 127. Sự ra đời của Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước nhằm mục đích: a) Phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản b) Phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản c) Phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền d) Phục vụ lợi ích của toàn xã hội 128. Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước là: a) Một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản b) Một chính sách mới của nhà nước tư sản trong giai đoạn độc quyền c) Một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tab chủ nghĩa d) Một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền 129. Những phương thức chủ yếu mà Tư bản Độc quyền sử dụng để lũng đoạn bộ máy nhà nước là: a) Lập ra các tổ chức, các hiệp hội chi phối đường lối của nhà nước b) Cử đại diện tham gia vào bộ máy nhà nước c) Tham gia vào hội đồng quản trị của các cơ quan nhà nước d) Mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước 130. Mức độ thâm nhập lẫn nhau giữa Tư bản Độc quyền và Bộ máy Nhà nước Tư sản phản ánh: a) Mức độ phát triển của nhà nước tư sản, đại diện cho toàn xã hội b) Mức độ phát triển của Chủ nghĩa tư bản Độc quyền - Nhà nước c) Mức độ phụ thuộc của Tư bản Độc quyền đối với Nhà nước tư sản d) Mức độ phụ thuộc của Nhà nước tư sản đối với Tư bản Độc quyền 131. “Sở hữu nhà nước” ở các nước tư bản là: a) Sở hữu của toàn xã hội b) Sở hữu của nhà nước tư sản c) Sở hữu tập thể của tư bản độc quyền d) Sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư bản tư nhân 132. “Sở hữu nhà nước” ở các nước tư bản được hình thành bằng cách: a) Nhà nước đầu tư xây dựng mới b) Nhà nước tịch thu tư sản của các doanh nghiệp tư nhân c) Nhà nước mua lại các doanh nghiệp tư nhân với giá cao d) Nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân, hình thành doanh nghiệp hỗn hợp nhà nước - tư nhân 133. “Khu vực kinh tế nhà nước” ở các nước tư bản có chức năng: a) Làm thay đổi tính chất của quan hệ sản xuất TBCN b) Bảo đảm địa bàn rộng lớn hơn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản c) Chống suy thoái - thất nghiệp, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động d) Bảo đảm cho quá trình tái sản xuất TBCN diễn ra bình thường 134. Cơ chế kinh tế của Chủ nghĩa Tư bản Độc quyền - Nhà nước là sự kết hợp giữa: a) Thị trường tự do và Độc quyền tư nhân b) Độc quyền tư nhân và Điều tiết nhà nước c) Thị trường, Tư nhân và Nhà nước d) Thị trường có sự điều tiết của Nhà nước 135. Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là: a) Mâu thuẫn giữa tiềm lực khoa học công nghệ to lớn với khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn b) Mâu thuẫn giữa khả năng mở rộng vô hạn độ của nền sản xuất với không gian vật chất hữu hạn của thị trường c) Mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng cao với tỷ lệ lạm phát cao của nền kinh tế d) Mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát cao với tỷ lệ thất nghiệp cao của nền kinh tế Cách mạng xã hội chủ nghĩa & Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa -------136. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng: a) Nhằm thay thế chế độ tư bản (hoặc tiền tư bản) bằng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa b) Do giai cấp công nhân lãnh đạo, cùng với nhân dân lao động đứng lên xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh c) Là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội d) Kết thúc khi đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản 137. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là: a) Thiết lập nên nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động b) Cải biến toàn diện xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới c) Giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội d) Tạo nên một xã hội trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người 138. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa là: a) Thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân b) Phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân c) Xây dựng nền văn hoá mới, hình thành những con người mới d) Cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới 139. Lực lượng chính tham gia và tạo nên động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là: a) Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cách mạng b) Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa c) Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân lao động d) Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và giai cấp tư sản dân tộc 140. Những đặc trưng kinh tế cơ bản của Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa là: a) Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại b) Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ tư hữu bị thủ tiêu c) Phân phối theo nguyên tắc bình quân, mọi người đều bình đẳng d) Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội 141. Những đặc trưng chính trị - xã hội cơ bản của Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa là: a) Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc b) Tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới c) Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội d) Tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện 142. Thực chất của Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: a) Thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào khi chuyển từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác cũng đều phải trải qua b) Thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa c) Thời kỳ xoá bỏ chế độ tư hữu, xoá bỏ áp bức bóc lột, xoá bỏ giai cấp d) Thời kỳ tạo ra những tiền đề - cơ sở cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội 143. Tính tất yếu khách quan của Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do: a) Sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản b) Đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản c) Đặc điểm của giai cấp vô sản d) Đặc trưng của sự hình thành phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa 144. Những đặc điểm cơ bản của Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: a) Thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản b) Tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần c) Xoá bỏ sự phân chia giai cấp, tầng lớp trong xã hội d) Phân phối sản phẩm công bằng, bình đẳng 145. Mâu thuẫn cơ bản trong Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẫn giữa: a) Chủ nghĩa xã hội mới ra đời với chủ nghĩa tư bản chưa bị tiêu diệt b) Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản c) Con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa d) Giai cấp tư sản với toàn thể nhân dân lao động 146. Những đặc trưng cơ bản của Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: a) Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản b) Quan hệ sản xuất còn lạc hậu c) Lực lượng sản xuất rất thấp d) Những tàn dư phong kiến còn nhiều. 147. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với Việt Nam do: a) Chủ nghĩa tư bản đã trở thành phương thức sản xuất lỗi thời về mặt lịch sử trên phạm vi toàn thế giới b) Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam phải là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội c) Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo d) Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam 148. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là: a) Bỏ qua sự thống trị của giai cấp tư sản b) Bỏ qua sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa c) Bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa d) Bỏ qua kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa 149. Những đặc trưng cơ bản của Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam hướng tới là: a) Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh b) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu c) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc d) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới 150. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: a) Giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội b) Phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa c) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc d) Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ********* Ghi chú: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có thể chọn một hoặc nhiều phương án, hoặc không chọn phương án nào.