Uploaded by Trang Hồ Ngọc Thu

Bài LKD 28-11

advertisement
Bài Luật kinh doanh 28/11
1. Trong khi tiế n hành giao kế t hợp đồ ng, trước khi hợp đồ ng chính thức đươ ̣c giao kế t,
các bên tham gia giao kế t hợp đồ ng có nghĩa vụ gì? Nế u có thi ̀ đó là nghĩa vụ
gi?̀ (không giao kết vấn đề vi phạm pháp luật, đủ tuổi)
Căn cứ theo điều 3 BLDS 2015, cần tuân thủ các nguyên tắc sau trước khi thực hiện một
quan hệ dân sự nào, bao gồm cả giao kết hợp đồng, cụ thể như sau:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt
đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên
cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự.
2. Những thỏa thuận giữa 2 hay nhiều bên trong đời sống xã hội nào không phải là hợp
đồng?
Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên thì đều hình
thành nên hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.VD:
- Hôn thú
- Thỏa thuận một cuộc hẹn
- Di chúc
3. Dấu hiệu nhận biết đề nghị giao kết hợp đồng ?
+ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên
hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý
chí của Nhà nước.
+ Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp
đồng.
+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp
đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
+ Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các
bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục
đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp
lý.
4. Ví dụ về hợp đồng đơn vụ
- Hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, khi tham gia vào loại hợp đồng này thì bên tặng có
nghĩa vụ là tặng, cho tài sản của mình cho bên còn lại, và bên còn lại có quyền đối với tài
sản mà bên tặng, cho đã tặng, cho mình mà không bị ràng buộc một nghĩa vụ nào với bên
còn lại của hợp đồng.
- Hợp đồng cho vay có lãi mà hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm bên vay đã nhận
tiền.
5. Tình huống 2
a. Hợp đồng giữa 2 bên được giao kết vì theo điều 393 BLDS 2015 có nêu :
“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Như vậy, ông A và ông B trên phương diện cả 2 đều nhận được tin nhắn từ đối phương và
biết được yêu cầu của đối phương dù phương thức trả lời là khác nhau (căn cứ vào việc
ông An có đọc tin nhắn và biết được việc đặt 20 tấn gạo ST 25). Cả An và Bình đều biết về
hợp đồng đó, sự im lặng ở đây là đã đồng ý vì trước đó họ đã từng đặt hàng nên xem như
ngầm thỏa thuận với nhau.
b. Thời điểm giao kết là ngày 8/5/2021 theo khoản 1 điều 388 BLDS 2015 “b) Nếu bên đề
nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị
nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Tức ngày cuối
cùng đề nghị được chốt.
c. Hình thức là bằng văn bản, loại hợp đồng là song vụ.
6. Tình huống 4
a. Hình thức của hợp đồng cho thuê nhà giữa anh Thản và Công ty Sao Mai: hình thức văn
bản, loại hợp đồng dân sự song vụ.
b. Hợp đồng cho thuê nhà giữa anh Thản với Công ty Sao Mai, nếu có tranh chấp về hiệu lực
thì có giá trị pháp lý vì hợp đồng đã được xác lập một cách hợp pháp. Tuy nhiên, nếu phải
phạt khi vi phạm thì việc phạt này lại không được chấp nhận vì trong hợp đồng không đề
cập đến vấn đề phạt vi phạm.
c. Vô hiệu hợp đồng được nêu cụ thể ở điều 407 BLDS 2015:
“Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng
được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối
với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các
bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”
7. Tình huống 5
Theo điều 125 BLDS 2015, hợp đồng mua bán giữa Châu và Bình không có hiệu lực vì:
“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên
bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại
diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Mặc khác theo khoản 3 điều 21 BLDS 2015:
“3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.” Vì mua điện thoại không phải là phục vụ nhu cầu
hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, cộng thêm việc Châu chưa đủ 18 tuổi nên là người chưa
thành niên, vì vậy giao dịch này không được xác lập
8. Tình huống 6
Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
“ 2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà
bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết
hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp
nhận đó của bên được đề nghị.”
Chính vì vậy, giao kết hợp đồng này vẫn có hiệu lực dù cho chị Hoài im lặng.
 Hợp đồng giữa chị Thương và chị Hoài đã được xác lập.
Download