Uploaded by sieubeo bi

Chuyện chức Phán sự đền Tản viên

advertisement
Chuyện chức Phán sự đền Tản viên - Nguyễn Dữ
1. TÁC GIẢ
- Nguyễn Dữ (tên khác: Nguyễn Dư), chưa rõ năm sinh, năm mất, ông
sống vào khoảng thế kỉ XVI
-Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh
Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông đã từng là học trò của thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm,ông chính là con
trai đầu của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu|
- Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui
về ẩn dật.
-Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể
thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
2. Thể loại Truyền kì và tác phẩm Truyền kì mạn lục
• Thể loại truyền kì
- Truyền kì là một thế văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực
qua những yếu tố kì ảo , hoang đường.
- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với
những thánh thần,ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sự hấp
dẫn đặc biệt cho thể loại.
- Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những
vấn đề ,cũng như quan niệm và thái độ của tác giả
• Tác phẩm Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì
lạ)
- Là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ , được viết bằng chữ
Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
- Dùng theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca,
cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan
điểm của tác giả.
-Trong Truyền kỳ mạn lục:
+ Có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân
bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục.
-Có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh
phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý
tưởng của sĩ phu ẩn dật...
- Nghệ thuật: Có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo. →
Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo.
3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
• Xuất xứ : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nằm ở chương VIII và là
1 trong 20 truyện được rút ra từ Truyền kì mạn lục
•Thể loại : truyền kì
• Bố cục : 4 phần : 4 phần
+Phần 1 (Ngô Tử Văn ... không cần gì cả): Ngô Tử Văn và hành động
đốt đền tà.
+Phần 2 (Đốt đền xong ... khó lòng thoát nạn): Tử Văn gặp hồn ma tên
Bách hộ Thôi và thổ công.
+Phần 3 (Tử Văn vâng lời ... tan tành ra như cảm vậy): Tử Văn bị bắt và
cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
+Phần 4 (còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về và nhận chức Tản Viên.
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
a. Giới thiệu nhân vật
- Ngô Tử Văn tên là Soạn.
Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được.
- Danh tiếng: người vùng Bắc khen là người có tính cương trực .
=> Giới thiệu cụ thể rõ rằng tên tuổi, quê quán, tính cách một cách
trực tiếp ngắn gọn khiến người đọc tin tưởng vào sự thật của nhân vật
này. Hướng người đọc vào những hành động
b. Ngô Tử Văn đốt đền tả
- Nguyên nhân: Đó là đền ma Bách hộ họ Thôi ám, làm yêu làm quái
trong dân gian.
- Cách thực hiện: Chuẩn bị: tắm gội sạch sẽ, khấn trời
=> Thái độ tôn kính, nghiêm túc.
Châm lửa đốt đền: dân làng ai cũng lắc đầu lè lưỡi, lo sợ nhưng Tử Văn
vung tay không cần gì cả
=> Hành động có ý thức, không đáng trách hợp lòng dân. vì
=> Thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.
- Sau khi đốt đền:
+Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn
sốt nóng sốt rét.
+Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền.
+Có ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ
đầu đuôi sự việc.
=> Thổ công giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tính cương trực, dũng cảm vì dân trừ bạo.
+Thể hiện tinh thần dân tộc, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần
nước Việt.
- Hậu quả: tai vạ, bị chết, xuống âm ti gặp Diêm vương.
C. Ngô Tử Văn đối chất với hồn ma tướng giặc và thổ thần
*Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc phương Bắc
- Tướng giặc:
+ Trách mắng,đòi trả đến,đe dọa
-> 1 kẻ hống hách, ngang ngược.Ngô Tử Văn:mặc kệ, vẫn cứ ngồi
ngất ngưởng tự nhiên.
+ Biết rõ sự thật, tự tin vào việcmìnhlàm.
=> Thái độ điềm tĩnh,thản nhiên không sợ trước những lời đe dọa của
hung thần.
d. Ngô Tử Văn đối chất ở Minh ti
*Cảnh âm phủ
- Quỷ sứ lôi đi.
- Nhà có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng,sông lớn, gió tanh sóng
xám.
- Vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, nanh ác.
- Ngô Tử Văn bị khép vào tội sâu ác nặng, phải dùng gông dài, thừng
lớn gông trói giải đi.
- => Cảnh âm phủ thể hiện bút pháp nghệ thuật dựng cảnh kì ảo,
kì tài. Quang cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ trên xuống
thấp, từ ngoài vào trong...tất cả hiện lên rùng rợn, là chốn địa
ngục khủng khiếp. Nhằm uy hiếp tinh thần, tạo thể bất lợi cho
Ngô Tử Văn.
*Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ.
Nguyên nhân:
+Do hồn ma viên Bách hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt đền.
Bản chất là tên tướng gian tà (sống cướp nước, chết cướp den).
+ Niềm tin của con người thời trung đại là sự phán xét,thưởng phạt công
minh.
- Diễn biến: 2 chặng
+ Chặng 1:
• Khi Tử Văn bị bắt giải xuống âm ti :
+Tinh thần, thái độ: điềm nhiên không hề khiếp sợ, rùng rợn trước cảnh
địa ngục và quý sú đe dọa
+Một mực kêu oan, đòi được phân xét minh bạch, công khai với lời lẽ
cứng cỏi.
• Thái độ và lời lẽ của hồn ma tên tướng giặc :
+Tỏ vẻ khúm núm, oan ức, đáng thương, đáng được bên vực.
+ Ra vẻ nhúng nhường để khép thêm cho Tử Văn tội ngoan cố, bướng
binh.
+Chặng 2 :
• Hai người cãi cọ không phân trái phải — Diêm Vương sinh nghỉ.
•Ngô Tử Văn xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.
•Hồn ma tên tướng giặc lo sợ, đạo đức giả cầu xin giảm án cho Tử Văn.
•Diêm Vương nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực.
-Kết quả:
+Ngô Tử Văn :
•Thắng kiện, được sống lại.
•Giành lại được đền thờ và danh dự cho thổ công nước Việt
•Trừ được mối họa cho dân, được nhận một phần xôi lợn dân cúng tế.
•Được nhận chức Phán sự đền Tản Viên
+Hồn ma tên tướng giặc :
•Bị vạch trần tội ác và bản chất xảo trá, tham lam.
•Bị lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bị đày vào ngục Cửu
U.
•Ngôi mộ bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám.
*Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện :
- Thể hiện niềm tin rằng sau khi chết con người sẽ nhận phán xét nơi
Âm phủ về những việc mình làm khi còn sống.
-Thể hiện khát vọng công lí của nhân dân.
-Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào.
- Làm nổi bật bản lĩnh và khí phách của Ngô Tử Văn.
- Khuyên răn con người nên sống và hành động theo lẽ phải, tránh làm
điều ác.
e. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự.
- Quan phán sự: là chức quan xử án, là người thực thi công lý
- Tử Văn được tiến cử nhận chức phán sự vì đã dũng cảm bảo vệ công
lý, chính nghĩa.
*Ý nghĩa của việc Tử Văn nhận chức phán sự
-Phần thưởng cao quý, xứng đáng cho người chính trực như Ngô Tử
Văn.
-Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và
phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.
-Khích lệ mọi người dũng cảm chống lại cái ác, bảo vệ công lý.
=> Tiểu kết: Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính
nghĩa trong cuộc đấu trí cam go, không khoan nhượng với cái ác. Từ
đó gửi gắm niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng
gian tà.
2. Ý nghĩa tư tưởng của truyện
*Giá trị hiện thực
-Phản ánh xã hội đương thời đầy rẫy bất công, bọn quan lại cường
quyền luôn tìm cách hại dân lành.
-Lên án bọn giặc xâm lược gây ra bao tội ác cho người dân.
*Giá trị nhân đạo
- Ngợi ca phẩm chất ngay thẳng của kẻ sĩ.
- Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp cho con người.
III. Tổng kết
*Đặc sắc nghệ thuật
+Sự kết hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói chuyện
thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại
+Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao
trào, mở nút
+Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn
+Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
*Giá trị nội dung
-Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác
trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một đại biểu của trí thức nước Việt.
-Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt,
đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung.
-Kết thúc tác phẩm, Ngô Tử Văn được xử thắng kiến và nhậm chức phán
sự ở đền Tản Viên cũng đã thể hiện Niềm tin công lí, chính nghĩa nhất
định sẽ chiến thắng gian tà.
-Trong xã hội phong kiến đương thời, xã hội không công bằng ấy,người
đọc cảm thấy hả hê, sung sướng biết bao nhiêu khi Ngô Tử Văn đã chiến
thắng tên tướng giặc trong phiên tòa của Diêm Vương .
Download