Uploaded by Tuyet Anh Tran

Đề thi cuối kỳ QHKTQT

advertisement
Câu 1. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai:
a. Một quốc gia theo đuổi chiến lược đóng cửa nền kinh tế trong chừng mực nào
đó có thể đảm bảo độc lập tự chủ về mặt chính trị
b. Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế kể từ khi Việt Nam trở thành thành
viên ASEAN
c. “Mở cửa” sẽ khiến nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh
tế thế giới
d. Chính sách đóng cửa nền kinh tế không còn phù hợp với bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay
Câu 2. Nền kinh tế đóng là nền kinh tế trong đó:
a. Tách biệt hoàn toàn đối với hoạt động ngoại thương và đầu tư
b. Nhập khẩu đúng bằng xuất khẩu
c. Các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài
Câu 3. Những câu trả lời nào không đúng
a. Lợi thế so sánh bao hàm lợi thế tuyệt đối
b. Lợi thế tuyệt đối bao hàm lợi thế so sánh
c. Lợi thế so sánh không nhất thiết đòi hỏi phải có lợi thế tuyệt đối
d. Lợi thế tuyệt đối nhất thiết đòi hỏi phải có lợi thế so sánh
e. Lợi thế so sánh nhất thiết đòi hỏi phải có lợi thế tuyệt đối
f. a, c, d, e
g. a, b, d, e
Câu 4. Tính tổng quát hoá của quy luật lợi thế so sánh so với lý thuyết lợi thế
tuyệt đối là:
a. Thu lợi nhiều hơn từ mậu dịch
b. Một nước được coi là “kém nhất” vẫn có lợi thế khi giao thương với một
nước được coi là “tốt nhất”
c. Không có các hình thức cản trở mậu dịch
d. Chênh lệch về giá ít hơn
Câu 5. Câu nói nào sau đây không phù hợp với các lý thuyết về thương mại
quốc tế
a. Thương mại quốc tế góp phần xoá bỏ dần sự cách biệt về giá cả các yếu tố sản
xuất giữa các quốc gia
b. Thương mại quốc tế chỉ mang đến lợi ích cho các nước phát triển và thiệt hại
cho các nước đang phát triển
c. Thương mại quốc tế làm cho sản xuất có hiệu quả hơn
d. Thương mại quốc tế thúc đẩy chuyên môn hoá
e. a và b
f. a, b và c
Câu 6. “Khoảng năm 1565-1566, Nữ hoàng Anh đã thông qua điều luật cấm
xuất khẩu cừu sống. Nếu phạm luật này sẽ bị tịch thu tài sản, bị bỏ tù và chặt tay
trái. Nếu vi phạm lần 2 sẽ bị tử hình”. Tư tưởng nào của chủ nghĩa trọng thương
đã được Nữ hoàng Anh áp dụng?
a. Tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
b. Hạn chế nghiêm ngặt và cấm xuất khẩu hàng nguyên liệu thô
c. Vàng bạc là thước đo tài sản, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia
d. Không có đáp án đúng
Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây, các nhà hoạch định chính sách có quan
điểm theo chủ nghĩa trọng thương
a. Muốn áp dụng trở lại hệ thống tiền tệ bản vị vàng
b. Ủng hộ chính sách cắt giảm chi phí cho thương nhân
c. Cổ vũ cho thương mại công bằng nhằm cải thiện tiền lương thấp ở các nước
nghèo
d. Áp dụng các công cụ giảm nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu
Câu 8. Nhìn chung, nhóm hàng nào sau đây khi giảm giá, giá sẽ giảm mạnh
hơn?
a. Nhóm hàng nông sản và nhóm hàng nguyên vật liệu đầu vào
b. Nhóm hàng nông sản, nhóm hàng máy móc thiết bị
c. Nhóm hàng máy móc thiết bị, nhóm hàng nguyên vật liệu đầu vào
d. Nhóm hàng nông sản, nhóm hàng nguyên liệu thô sơ, sơ chế
Câu 9. Các yếu tố nào dưới đây có thể gây ảnh hưởng tới giá quốc tế của mặt
hàng gạo?
a. Mất mùa gạo ở Việt Nam
b. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan
c. Đồng USD sụt giá
d. Tất cả đều đúng
Câu 10. Ý nghĩa của tỷ lệ trao đổi
a. Cho biết cơ cấu xuất nhập khẩu của một quốc gia
b. Cho biết một quốc gia (nhóm quốc gia) đang ở vào vị trí thuận lợi hay bất lợi
trong thương mại quốc tế
c. Cho biết tỷ trọng tham gia vào thương mại quốc tế của nhóm hàng I và nhóm
hàng II
d. Tất cả đều đúng
Câu 11. Khu vực hoá và toàn cầu hoá là hai xu hướng
a. Mâu thuẫn và bổ sung cho nhau
b. Mâu thuẫn và tiêu triệt nhau
c. Tất yếu xảy ra
d. a và b
e. a và c
Câu 12. Mức giá nào dưới đây không được sử dụng để xác định giá quốc tế
a. Giá xuất khẩu bồ tiêu của Việt Nam sang Nhật
b. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Tanzania
c. Hợp đồng mua bán kỳ hạn thiếc thỏi tại Sở giao dịch New York
d. Giá xuất khẩu dầu thô của Kuwait sang Mỹ
Câu 13. Câu nói “Dịch vụ có thể mua bán được nhưng không thể rơi xuống
chân ta được” phản ánh đặc điểm nào của dịch vụ?
a. Tính vô hình
b. Tính không tách rời
c. Tính không cất trữ
d. Tính không đồng nhất
Câu 14. Nhận định nào dưới đây là sai?
a. Dịch vụ nếu không tiêu dùng ngay có thể đem lưu kho
b. Dịch vụ không thể chuyển quyền sở hữu
c. Không thể cất trữ dịch vụ mà chỉ có thể cất trữ khả năng cung ứng dịch vụ
d. Dịch vụ là một hoạt động
Câu 15. Sự kiện sáp nhập giữa GKN – nhà sản xuất linh kiện ô tô của Anh và
Sangyo – nhà sản xuất ô tô Nhật Bản là hình thức sáp nhập
a. Theo chiều dọc
b. Theo chiều ngang
c. Hỗn hợp (Conglomerate)
Câu 16. Sự kiện sáp nhập giữa General Electrics và Amersham Plc (hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ sinh học) là hình thức sáp nhập
a. Theo chiều dọc
b. Theo chiều ngang
c. Hỗn hợp (Conglomerate)
Câu 17. ODA được tính vào
a. Khoản thu của ngân sách nhà nước
b. Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện dự án ODA
c. Doanh thu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án ODA
Câu 18. Khác biệt cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) so với đầu tư
gián tiếp (FPI) là
a. Quy định về tỷ lệ vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư
b. Quyền sở hữu vốn và sử dụng vốn thống nhất với nhau
c. FDI rủi ro thấp hơn FPI
d. FDI yêu cầu khoản vốn đầu tư ban đầu lớn hơn
Câu 19. Đâu là ODA
a. Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho chương trình tiêm
chủng mở rộng ở Việt Nam
b. Tín dụng ưu đãi của WB (Lãi suất 1%/ năm) cho chính phủ Việt Nam để nâng
cao chất lượng đào tạo
c. Chính phủ Việt Nam bán chịu 500.000 tấn gạo cho Chính phủ Indonesia theo
lãi suất thị trường
d. Các tổ chức phi chính phủ NGOs tài trợ mũ bảo hiểm cho các trẻ em tiểu học
ở Việt Nam
e. a, c và d
f. a, b, d
Câu 20. Bên cấp ODA thường không cấp cho những đối tượng nào dưới đây
a. Các công ty ở nước ngoài
b. Chính phủ các nước đang phát triển
c. Chính phủ các nước phát triển
d. Các tổ chức quốc tế
e. a, c và d
Câu 21. Trường hợp nào sau đây không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài?
a. Thành lập một công ty sở hữu 100% vốn nước ngoài
b. Mua lại một công ty đã có ở nước ngoài
c. Xây dựng nhà máy sản xuất ở nước ngoài
d. Không có đáp án nào ở trên
Câu 22. Trường hợp nào dưới đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài?
a. Một quỹ đầu tư Hoa Kỳ mua trái phiếu chính phủ Argentina
b. Khách du lịch Mỹ mở tài khoản gửi tiền ở ngân hàng BNP tại Paris, Pháp.
c. Deli di chuyển 1 phần cơ sở sản xuất đến 1 nhà máy ở Philippines
d. Công ty Italia mua cổ phiếu của IBM trên thị trường chứng khoán New York
Câu 23. So với đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp có lợi thế là
a. Dòng vốn đầu tư gián tiếp ổn định hơn
b. Cho phép chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý
c. Cả hai đáp án trên
d. Không có đáp án đúng
Câu 24. Câu nói nào sau đây là không đúng
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là cú huých giúp các nước đang phát triển thoát
khỏi các vòng luẩn quẩn trong phát triển kinh tế
b. Các nước đang phát triển đang tăng cường đầu tư ra nước ngoài
c. Các nước cần chú ý tranh thủ cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài
d. Viện trợ là tất cả sự giúp đỡ mà các nước đang phát triển cần
Câu 25. Yếu tố nào ảnh hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế?
a. Kinh tế vĩ mô
b. Chính trị
c. Khoa học công nghệ
d. a và b
e. a và c
f. a, b và c
Câu 26. Động lực cho các công ty tham gia đầu tư quốc tế là
a. Gia tăng lợi nhuận
b. Mở rộng thị trường
c. Khai thác tài nguyên và lợi thế của nước nhận đầu tư
d. Giảm rủi ro trong kinh doanh
e. Cả 4 phương án trên
Câu 27. Tạo lập thương mại (trade creation)
a. Là phần kim ngạch thương mại mất đi do thành lập khu vực thương mại
b. Là phần kim ngạch thương mại tăng lên do thành lập khu vực thương mại
c. Là sự chuyển hướng thương mại
d. Không có đáp án đúng
Câu 28. Chuyển hướng thương mại (Trade diversion)
a. Là phần kim ngạch thương mại mất đi do thành lập khu vực thương mại
b. Là phần kim ngạch thương mại tăng lên do thành lập khu vực thương mại
c. Là phần kim ngạch thương mại dịch chuyển từ nhà xuất khẩu ngoài khu vực
sang nhà xuất khẩu thành viên của khu vực thương mại
d. Là phần kim ngạch thương mại dịch chuyển từ nhà xuất khẩu trong khu vực
sang nhà xuất khẩu thành viên của khu vực thương mại
e. a và c
Câu 29. APEC là một liên kết lớn ở cấp độ
a. Thị trường chung
b. Liên minh tiền tệ
c. Liên minh kinh tế
d. Liên minh thuế quan
e. Không có đáp án đúng
Câu 30. Đồng tiền chung euro được quốc gia nào làm đồng tiền quốc gia?
a. Anh và Bắc Ireland
b. Italia
c. Đan Mạch
d. Không có quốc gia nào
Câu 31. Khẳng định nào đúng
a. Mọi quốc gia sử dụng tiền euro làm đồng tiền chính thức đều thuộc EU
b. Quốc gia thuộc EU đều phải dùng euro làm đồng tiền quốc gia
c. Các quốc gia thuộc EU đều phải… (kiểu tuân theo Hiệp định chung gì đó)
d.
e.
Câu 32. Liên quan đến asem
a. Việt Nam là quốc gia sáng lập ASEM
b. Hoa Kỳ có vai trò quan trọng.
c. Đến 2020, ASEM hướng đến tự do hoá thương mại
d.
e. a, c, d
Câu 33. (Liên quan đến chính sách tài khoá) Hình như là: chính sách tài khoá
chung được áp dụng khi nào
a. Liên minh kinh tế
b. Liên minh thuế quan
c. Liên minh tiền tệ
d. Thị trường chung
e. a, c
f. a, d
Câu 34. Mình không nhớ nổi đề nữa, nhưng đáp án thì có khu vực mậu dịch tự
do, liên minh…
Bài tập: Giả sử có ba nước: QG1, QG2, QG3. QG1 có phương trình đường cung,
cầu nội địa mặt hàng X như sau: Qs = 30p và Qd = 400 – 10p. Giá mặt hàng X
báns ở QG1 của QG2 là 1$, QG3 là 1,5$. QG1 áp dụng thuế nhập khẩu là 100%
với mặt hàng X. QG1 và QG2 hình thành liên minh thuế quan, theo đó QG1 và
QG2 thực hiện tự do mậu dịch. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 35. So với trường hợp QG1 và QG2 không hình thành liên minh thuế quan,
khi hình thành liên minh thuế quan, thặng dư người tiêu dùng QG1 thay đổi là?
a. -382,5$
b. 382,5$
c. 45$
d. – 45$
e. 370$
f. – 370$
g. Không có đáp án đúng (mình tính ra 385)
Câu 36. So với trường hợp QG1 và QG2 không hình thành liên minh thuế quan,
khi hình thành liên minh thuế quan, thặng dư người sản xuất QG1 thay đổi là?
a. – 38$
b. 38$
c. 45$
d. – 45$
e. – 25$
f. 25$
g. Không có đáp án đúng
Câu 37. So với trường hợp QG1 và QG2 không hình thành liên minh thuế quan,
khi hình thành liên minh thuế quan, phúc lợi xã hội QG1 thay đổi là?
a. – 15$
b. 15$
c. 25$
d. – 25$
e. 175$
f. – 175$
g. Không có đáp án đúng
Câu 38. Phân tích tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam hiện
nay?
Câu 39. So sánh các phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS. VN nên xuất
khẩu theo phương thức nào? Tại sao?
Cung cấp dịch vụ
qua biên giới
Cung cấp dịch vụ
từ lãnh thổ của 1
thành viên đến
lãnh thổ bất kỳ 1
thành viên khác
Tiêu dùng ngoài
lãnh thổ
Người tiêu dùng
của 1 nước thành
viên tiêu dùng
dịch vụ tại 1 nước
thành viên khác
VD: học online,
VD: Du lịch, du
dịch vụ cho khách học
hàng nước ngoài,
mail, điện thoại…
Hiện diện thương
mại
Công ty nước
ngoài thành lập
chi nhánh vốn
góp liên doanh/
công ty 100% vốn
nước ngoài để
cung cấp dịch vụ
tại nước khác
VD: mở bệnh
viện, trường học
của nước A tại
nước B
Hiện diện thể
nhân
Sự hiện diện thể
nhân của nước
thành viên cung
cấp dịch vụ tại
nước thành viên
khác
VD: mời giáo
viên nước ngoài
về dạy tại trường
học nước mình
Dịch vụ di
chuyển  Người
tiêu dùng, nhà
cung cấp không
di chuyển
Người tiêu dùng
di chuyển, dịch
vụ và nhà cung
cấp không di
chuyển
Nhà cung cấp di
chuyển
Nhà cung cấp là
thể nhân, người
tiêu dùng không
di chuyển
Câu 40. Nêu tác động của đầu tư quốc tế, liên hệ Việt Nam
a. Tác động tích cực.
i) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho chủ
đầu tư. Điều này được thể hiện trên các phương điện (1) giúp nước chủ đầu tư
khai thác, tận dụng được nguồn vốn sẵn có dư thừa trong nước; (2) khai thác
được những lợi thế của nước nhận đầu tư như lợi thế về tài nguyên, nhân lực lao
động rẻ; (3) tận dụng được những ưu đãi của nước nhận đầu tư như ưu đãi trong
chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách nhân công.
ii) Mở rộng thị trường: Thị trường có hai loại là thị trường cung cấp đầu vào
và thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
+ Mở rộng thị trường cung cấp đầu vào. Đầu tư quốc tế giúp mở rộng thị
trường cung cấp đầu vào cho sản xuất, các nguồn nguyên vật liệu ổn định giá rẻ
phục vụ cho nước chủ đầu tư (vd: EU, Nhật, Mỹ đầu tư sang khu vực Trung
Đông rất nhiều vì họ muốn tận dụng nguồn nguyên liệu dầu mỏ ổn định ở đây;
hoặc như Nhật đầu tư vào các nước Đông Nam Á để có nguồn nguyên liệu ổn
định);
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư ra nước ngoài có thể giúp
nước chủ đầu tư đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (nếu không tiến hành đầu tư ra
nước ngoài, chỉ đơn thuần xuất khẩu hàng hóa thì sẽ bị gặp phải hàng rào bảo hộ
mậu dịch – khi tiến hành đầu tư nước ngoài thì sẽ tránh được hàng rào bảo hộ đó
do vậy đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm).
iii) Chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư thì nước chủ đầu tư sẽ
có lợi ích:
+ Kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí khấu hao công nghệ. Ở các nước phát
triển họ đã cho ra đời những công nghệ mới do vậy họ sẽ đưa những công nghệ
cũ đó đi góp vốn ở các nước đang phát triển, như vậy thì ở trong nước họ vẫn cơ
cấu lại được nền kinh tế và kéo dài được tuổi thọ của công nghệ cũ.
+ Kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài. Khi sản phẩm đang có xu
hướng bão hòa ở thị trường trong nước phát triển nhưng khi đưa sản phẩm đó ra
thị trường các nước đang phát triển thì vẫn là sản phẩm mới – vậy khi họ mang
công nghệ cũ, xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm cũ thì lúc này sẽ trở thành
sản phẩm mới ở thị trường mới và như vậy là vòng đời sản phẩm được kéo dài
thêm.
iv) Mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới. Việc ảnh
hưởng này được thể hiện rõ nét nhất trên các khoản đầu tư hỗ trợ phát triển
chính thức- ODA. Các nước phát triển cho vay hỗ trợ ODA với mức lãi suất rất
ưu đãi với thời gian cho vay dài hoặc thậm chí là viện trợ không hoàn lại, nhận
lại họ sẽ có được những ảnh hưởng về chính trị, xã hội, ví dụ như nước Nhật
viện trợ rất nhiều khoản ODA cho các nước khác trong khu vực Châu Á, gần
đây Nhật muốn được tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Nhật càng
làm tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.
b. Tác động tiêu cực.
i) Gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước nhất là trong đầu tư cho cơ
sở hạ tâng, lợi nhuận thấp. Nhà đầu tư chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, ở đâu
có lợi thì họ tiến hành đầu tư, nhưng những ngành không hấp dẫn lắm có thể bị
bỏ bê.
ii) Chảy máu chất xám. Khi di chuyển vốn ra nước ngoài thì cùng với sự di
chuyển vốn đó thì cũng phải di chuyển cả công nghệ, cả những chuyên trạng
thất nghiệp trong nước. Ở các nước phát triển, người dân biểu tình phản đối toàn
cầu hóa mà nguyên nhân gây ra là do họ sợ bị thất nghiệp (nhất là những lao
động có trình độ thấp thì khi xảy ra như vậy họ sẽ phải chuyển sang ngành làm
việc khác và phải được đào tạo lại) khi toàn cầu hóa gỡ bỏ những rào cản trong
lĩnh vực đầu tư thì nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư ra các nước đang phát
triển hơn có lợi thế về nhân công và giá lao động rẻ.
Câu 41. Phân tích các biểu hiện của toàn cầu hoá và nêu ý nghĩa?
- Toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu hướng phát triển chủ yếu của nền
kinh tế thế giới hiện nay
- Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh
hưởng tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.
- Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng một cách mạnh mẽ và vượt ra khỏi
biên giới quốc gia, mối liên kết các quan hệ và các hoạt động kinh tế trên một
chỉnh thế thị trường toàn cầu.
- Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.
+ Các nền kinh tế quốc gia đan xen, tác động và tùy thuộc lẫn nhau ngày
càng chặt chẽ. VD: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Các nước đang phát
triển thu hút đầu tư nhiều nhất: TQ, Ấn Độ, Brasil
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở ĐNA năm 1997
Thu ngoại tệ: thu hút đầu tư nước ngoài, kiều bào gửi tiền, vay nước ngoài,
xuất khẩu
+ Những rào cản kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, một
thị tường toàn cầu với những nguyên tắc, luật lệ thống nhất đang được hình
thành
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. VD: IMF,
WB, WTO, APEC, ASEM, EU… Việt Nam gia nhập IMF năm 1956, gia nhập
APEC năm 1998
Câu 42. So sánh thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, cho ví dụ
Thương mại là 1 ngành kinh tế độc lập mà hoạt động của nó là mua và bán
hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá là sản phẩm kinh tế hữu hình trực tiếp hoặc gián
tiếp góp phần thoả mãn nhu cầu của con người, là sản phẩm của lao động thông
qua trao đổi, mua bán
Giống nhau: sự mua bán, trao đổi giữa 2 chủ thế với 1 đối tượng nào đó,
đồng thời phải tuân thủ theo các luật lệ đã đặt ra
Khác nhau:
Thương mại hàng hoá Thương mại dịch vụ
Đối
Hàng hoá là sản phẩm Sản phẩm có thể là hữu hình hoặc vô hình
tượng
hữu hình
Vai trò Không có
Có vai trò thời gian đối với sản xuất và
thời
thương mại hàng hoá nên phát triển thương
gian
mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất
cả các ngành của nền kinh tế
Khi lưu Đi qua biên giới có bị Khi thương mại dịch vụ lưu thông qua biên
thông
kiểm soát nhưng
giới phải chịu tác động bởi tâm lý, tập
không phức tạp như
quán truyền thống văn hoá, ngôn ngữ và cá
kiểm soát trong thương tính của nhà cung cấp và người tiêu dùng
mại dịch vụ
Câu 43. So sánh chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại. cho ví dụ,
nêu ý nghĩa
Tạo lập
Chuyển hướng
Khái niệm
Là phần kim ngạch
Là phần kim ngạch
thương mại tăng thêm
thương mại dịch chuyển
do thành lập khu vực
từ nhà xuất khẩu ngoài
thương mại
khu vực sang nhà xuất
khẩu thành viên của khu
vực thương mại
Tác động
Hàng hoá trao đổi tăng
Tiết kiệm cho chính phủ
cả về số lượng và phạm khi giao dịch, vận
vi  cải thiện cán cân
chuyển và thuế quan
thanh toán
trong quan hệ thương
mại giữa các nước thành
viên
Người tiêu dùng được
Thị trường xuất nhập
lợi do giá cả thấp hơn
khẩu giữa các nước ổn
(tạo thặng dư tiêu dùng định
lớn)
Sản xuất có hiệu quả
hơn
Chính phủ mất nguồn
thu từ thuế
Ví dụ
Tăng cường chuyên môn
hoá quốc tế và hợp tác
hoá sản xuất
Các liên minh thuế quan
thuận lợi hơn trong các
đàm phán thương mại
quốc tế với phần còn lại
của thế giới
Giống câu 33 - 35
Câu 44. Phân tích đặc điểm “mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia” và “cạnh
tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt”
- Mâu thuẫn về lợi ích ngày càng gay gắt giữa các nước
Giữa các nhóm nước phát triển và các nước đang phát triển
Giữa bảo hộ và tự do hóa thương mại
Giữa toàn cầu hóa và chống lại toàn cầu hóa
- Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng khốc liệt
Nguyên nhân:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng
mạnh mẽ, sản xuất có xu hướng vượt quá nhu cầu có khả năng thanh toán ở
nhiều nước
+ Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và việc dỡ bỏ những rào cản kinh
tế giữa các nước
+ Việc mở rộng những quy định pháp lí quốc tế về chống độc quyền và
kinh doanh bình đẳng
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN đang thúc đẩy kinh tế
thế giới chuyển dịch từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức Nền kinh tế
tri thức là nền tảng kinh tế trong đó tri thức con người đóng vai trò trụ cột, khoa
học công nghệ trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế
giới
- Cơ cấu kinh tế thế giới đang có sự thay đổi quan trọng: ngành dịch vụ
phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn Trong những năm 1960: công
nghệ và nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, hiện nay dịch vụ chiếm tỉ trọng cao
nhất Chứng minh Việt Nam: dịch vụ
Download