CƠ SỞ LÝ THUYẾT Rà soát lại các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều tác giả phân tích các yếu tố quyết định về mức độ dòng vốn FDI (Artige & Nicolinie 2006, Meon và Sekkai 2007, Bevan & Estrin 2000 và Peter (2001)). Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh lí thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế, mô hình OLI của John Dunning (1977). Học thuyết này kế thừa rất nhiều những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI. Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages); (2) Lợi thế về khu vực (Locational advantages) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages). Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979. Dunning cũng cho rằng lợi thế OLI có thể khác nhau phụ thuộc vào việc các quốc gia đó phát triển ít hay đã phát triển, lớn hay nhỏ, ngành công nghiệp đó là thâm dụng lao động hay vốn, thị trường đó là mới nổi hay đã trưởng thành, cạnh tranh hay độc quyền Từ nền tảng của lý thuyết Dunning, hàng loạt các nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, vùng. Các nghiên cứu hầu như tập trung vào tiềm năng thị trường, đô thị hóa, cơ sở hạ tầng, chính sách, quyết định chi tiêu chính phủ và lạm phát. Nghiên cứu của Beven và Estrin (2000) “Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nền kinh tế chuyển đổi” sử dụng phương pháp dữ liệu bảng và hồi quy hai bước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI tại các nền kinh tế chuyển đổi (Trung và Đông Âu) từ năm 1994 – 1998 trong số các nhân tố rủi ro quốc gia, chi phí lao động, quy mô thị trường nước nhận đầu tư. Cụ thể, các tác giả cũng ước tính các nhân tố tác động đến xếp hạng rủi ro quốc gia: tỷ lệ khu vực tư trên GDP, chỉ số đánh giá chất lượng doanh thu (doanh thu bán ra ngoài được xếp hạng cao, doanh thu nội bộ xếp hạng thấp), chỉ số kinh tế vĩ mô, vi mô (lạm phát, cán cân ngân sách/GDP, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối không bao gồm cả vàng, sản lượng công nghiệp đầu ra/ GDP), tham nhũng. Kết quả cho thấy, quy mô thị trường mà cụ thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI. Nghiên cứu của Frenkel et al., (2004) “Phân tích dữ liệu bảng dòng vốn FDI song phương đến các quốc gia mới nổi” đã kiểm tra các yếu tố quyết định đến FDI sử dụng phân tích dữ liệu bảng dựa trên mô hình Gravity. Nghiên cứu này tập trung vào dòng vốn FDI song phương giữa 5 nước chủ nhà (các nước công nghiệp lớn nhất trên toàn thế giới) và 22 nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh và Trung và Đông Âu. Bài nghiên cứu bao gồm cả các nước nhận đầu tư và các nước chủ nhà, nó phân tích yếu tố đẩy và kéo của dòng vốn FDI vào và ra. FDI là biến phụ thuộc và là khoảng cách giữa nước chủ nhà và nước nhận đầu tư; tăng trưởng GDP, quy mô thị trường, lạm phát, rủi ro, mở cửa thương mại, được sử dụng như là các biến độc lập. Kết quả cho thấy rằng sự phát triển kinh tế được đưa ra bởi tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng đối với dòng vốn FDI vào quốc gia nhận đầu tư. Thêm vào đó, quy mô thị trường được đại diện bởi GDP có vai trò quan trọng đối với dòng vốn FDI. Lạm phát là chỉ số ổn định kinh tế có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI. Vì mục đích của nghiên cứu này là xác định cụ thể các yếu tố thu hút FDI nói chung và FDI vào ASEAN, chúng ta sử dụng cách tiếp cận của Peter (2001)và cơ sở lý thuyết của Dunning(1977) để rút ra những yếu tố này làm nền tảng cho khả năng cạnh tranh FDI như sau: Các chỉ số quốc gia Kích thước thị trường Mức độ mở cửa Cơ sở hạ tầng Khoảng cách với nước nhà Vùng liên kết Tài nguyên thiên nhiên Các chỉ tiêu về thể chế Các luật và các chuẩn mực xã hội Quy định cưỡng chế Chính sách ưu đãi FDI Chính sách giáo dục và con người Sự ổn định chính trị Các chỉ số kinh tế Chi phí và năng suất lao động Sự ổn định kinh tế vĩ mô Mức tăng trưởng kinh tế Trình độ công nghệ Cán cân thanh toán Lạm phát Các chỉ số khu vực Quy mô đô thị/ Mức độ đô thị hóa Quy mô ngành công nghiệp Trong bài tiểu luận này, vì lý do hạn chế về mặt số liệu cũng như quy mô nhỏ, bài tiểu luận chỉ bàn đến một số yếu tố đại diện mang tính mới, ít được đề cập trong nhiều mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp FDI.