Uploaded by lephuongmai1998

dieu-hanh-ty-gia-hoi-doai-cua-viet-nam-tu-nhung-nam-90-den-nay

advertisement
lOMoAR cPSD| 17734251
ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ NHỮNG
NĂM 90 ĐẾN NAY
Li thuyet tai chinh tien te (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
TỪ NHỮNG NĂM 90 ĐẾN NAY
A. Giới thiệu chung về tỷ giá hối đoái
1.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ
hoặc tỷ giá, đây là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Tỷ giá hối đoái là
giá cả một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền của quốc gia khác.
Hay nói cách khác thì tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua
một đơn vị ngoại tệ.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 định nghĩa về tỷ giá hối
đoái như sau: “Tỷ lệ hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của
đồng tiền nước ngoài, có sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường và do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố.”
2.
Tỷ giá hối đoái là một thuật ngữ cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp
đến xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Hay có thể nói bao quát hơn là cả
nền kinh tế của quốc gia đó. Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
xuất nhập khẩu, bạn cần phải biết khi nào một đồng tiền sẽ trở nên mạnh hơn và
ngược lại.
3.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã
hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có
tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản
lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế – xã hội của
nước đó và các nước có liên quan.
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Do đó việc điều hành chế độ tỷ giá nào là điều kiện tiên quyết cho quá trình
4.
phát triển nền kinh tế của đất nước.
Ví dụ về tỷ giá hối đoái
Để hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ giá hối đoái, chúng ta hãy cùng xét một số ví dụ về
tỷ giá hối đoái sau đây nhé.
Ví dụ 1: Tỷ giá USD/VND = 23413, có nghĩa là 1 USD = 23413 VND, hay số
tiền 23413 VND sẽ mua được 1 đồng USD.
Ví dụ 2: Một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của đồng yên Nhật (JPY, ¥) với đô la
Mỹ (US, $) là 11508, điều này có nghĩa là 11508 Yên sẽ được trao đổi cho 1 USD,
hoặc 1 USD sẽ đổi được 11508 Yên Nhật.
2. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Nhìn chung, có 3 chế độ tỷ giá hối đoái điển hình trên thị trường. Bao gồm tỷ giá
thả nổi, tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi có điều tiết.
Tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate):
Hiểu một cách đơn giản thì tỷ giá thả nổi phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật cung
cầu. Nhà nước sẽ không can thiệp vào sự thay đổi của tỷ giá với bất kỳ hình thức
nào.
Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá
thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại
hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước
ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
Ví dụ, Mỹ quyết định mua 1000 tấn cá của Việt Nam. Vì vậy, Mỹ phải đổi một số
lượng lớn USD thành VND để trả tiền cho ngư dân Việt Nam. Điều này sẽ làm
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
tăng nhu cầu VND trên thị trường. Từ đó thúc đẩy VND tăng giá và trở nên mạnh
hơn. Lưu ý rằng trong trường hợp này, nhà nước Việt Nam sẽ không có bất kỳ
động thái nào để can thiệp đến sự thay đổi của tỷ giá.
Tỷ giá cố định (Fixed Exchange Rate)
Đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo
Với chế độ này thì giá trị của một đồng tiền sẽ được gắn cố định với giá trị của một
đồng tiền khác. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo
vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi
là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược
hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Thông thường, điều này sẽ cần sự can thiệp
của Chính phủ.
Trở lại ví dụ bên trên thì khi VND mạnh hơn sẽ góp phần làm cho USD bị mất giá.
Giả sử, lúc này 1 USD chỉ có thể đổi được 20.000 VND thay vì 23.000 VND như
trước. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam lại muốn tỷ giá này cố định ở mức 1 USD
= 23.000 VND. Vậy nên, chính phủ sẽ thực hiện một số hành động để cân bằng lại
tỷ giá giữa USD và VND.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Manage Exchange Rate)
Đây là một chế độ tỷ giá đặc biệt được kết hợp từ 2 chế độ trước. Tức là vừa thả
nổi nhưng lại vừa có sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp này nhằm ngăn chặn
những biến động quá lớn của tỷ giá trên thị trường.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
3.1. Cán cân thanh toán quốc tế
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của
một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cán cân
thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu:
- Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi: (chi > chi), thì quốc gia đó phải xuất
ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá cho xu hướng
tăng lên.
- Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), nước ngoài trả nợ
bằng ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm.
- Tuy nhiên sự biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái nói trên chỉ xảy ra trong trường
hợp điều kiện môi trường kinh tế ổn định không xảy ra những biến cố kinh tế chính trị trọng đại, vì những biến động và chính trị, xã hội sẽ tác động nhanh chóng
đến sự thay đổi của tỷ giá.
3.2. Lãi suất
Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công
ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền khác
nhau khi tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền này có chiều hướng thay đổi. Vấn đề
quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu thập đầu tư từ các đồng
tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất.
Thông thường các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao,
được thể hiện bằng cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển
đổi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền lãi suất cao bằng nhiều
hình thức nhằm hưởng lợi nhuận do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Điều này
sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường,từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá.
Tuy nhiên trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay,… tỷ giá biến động tăng hoặc
giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do sự gia tăng
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
tỷ giá lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Thực tế, thông
thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà
đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn.
3.3. Ngang giá sức mua
Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai
đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai
nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước.
Nếu cùng một số tiền ngang nhau người ta mua được một lượng hàng ngang nhau
ở mọi nước thì như vậy mậu dịch quốc tế sẽ không có lãi và không kích thích ngoại
thương phát triển, điều đó có nghĩa là, các đồng tiền đều ở trong tình trạng ngang
nhau về sức mua.
Vì vậy cần phải hiểu nền tảng của ngang giá sức mua được thể hiện: nếu như một
mặt hàng ở trong quốc gia này rẻ hơn thì xuất khẩu mặt hàng đó sang một nước
khác giá đắt hơn thì sẽ có lời hơn, và ngược lại nếu một mặt hàng trong quốc gia
sản xuất đắt hơn so với giá thị trường nước ngoài thì tốt hơn hết nên nhập khẩu mặt
hàng đó sẽ có lợi hơn. Vấn đề này lý giải sự chênh lệch về giá cả của cùng một mặt
hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, nước nào có lợi thế kinh tế tốt hơn sẽ có
điều kiện thuận lợi sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, sẽ là cơ hội để các nước
này đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại kích thích nhập khẩu khi mặt hàng đó sản
xuất trong nước giá cao hơn. Sự gia tăng thương mại mậu dịch thế giới dẫn đến
thực hiện các khoản thu chi ngoại tệ, từ đó làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ
trên thị trường và tác động đến tỷ giá hối đoái.
3.4. Các điều kiện kinh tế
Về ngắn hạn, các hoạt động kinh doanh và đầu tư hàng ngày đều tác động trực tiếp
đến cung và cầu vốn đặc biệt là các khoản giao dịch với quy mô lớn trên thị
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
trường. Những yếu tố kinh tế chính trị tác động tức thời đã làm thay đổi đáng kể
các khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua,… Mức cung, cầu ngoại
tệ biến động trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các luồng thu chi ngoại tệ,
từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái.
Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát triển kinh
tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thể hiện qua
những yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, thất nghiệp, thuế suất, cung và cầu vốn,… Tất cả những nhân tố trên tạo nên
áp lực cung và cầu vốn trên thị trường, vốn ngoại tệ sẽ chảy vào một nước khi các
nhà đầu tư thấy có cơ hội kinh doanh và một số nước cần vốn và đưa ra các mức
lãi suất hấp dẫn, còn các nước khác thừa tiền thì có khả năng đầu tư sang các nước
khác, dẫn đến làm dịch chuyển luồng vốn đầu tư giữa các nước. Tuy nhiên, các nhà
đầu tư không phải luôn luôn lúc nào cũng đầu tư chỉ vì lãi suất cao mà còn phải
tính đến các yếu tố chiến lược khác như: môi trường kinh tế - chính trị ổn định,
chính sách thuế quan,…
3.5. Những yếu tố chính trị
Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sách điều tiết
của nhà nước. Có thể nói sự ổn định về chính trị được xem như là điều kiện hấp
dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Tình hình
chính trị bất ổn sẽ dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn, đảo ngược dòng vốn,… là
nguyên nhân nguy cơ khủng hoảng tài chính.
3.6. Các yếu tố khác:
Tỷ giá còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tâm lý, chính sách kinh tế, môi
trường đầu tư,…
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Tóm lại, những biến động các nhân tố nêu trên đã tác động làm thay đổi cung cầu
ngoại tệ, giá trị đồng tiền sẽ tăng hoặc giảm trên thị trường.
B. Nội dung
I. Tỷ giá hối đoái Việt Nam những năm 90 đến năm 2008
1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá
Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội.
Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Các bạn hàng chủ yếu là các
nước XHCN trong hội đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ
yếu là hàng đổi hàng giữa các nước theo một tỷ giá đã được thỏa thuận trong hiệp
định ký kết song phương hay đa phương.
Về giá cả, qua nhiều lần điều chỉnh, tổng điều chỉnh năm 1981-1982 và năm 1985,
đến cuối năm 1987, đã điều chỉnh sát giá thị trường nhiều loại vật tư cơ bản và giá
mua các loại nông sản. CŨng từ tháng 3-1989, bãi bỏ chế độ tỷ giá quyết đoán nội
bộ ( khác xa với giá thực tế), đưa tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ lên sát giá thị
trường quốc tế.
Có thể nói, trước năm 1987, toàn bộ chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời
kỳ này tập trung vào việc ấn định trực tiếp tỷ giá hối đoái cố định. Việc điều chỉnh
tỷ giá giai đoạn này chủ yếu là do sự thay đổi bên ngoài như: việc mệnh giá đồng
tiền, sự thay đổi hàm lượng vàng của các đồng ngoại tệ liên quan... Từ năm 1987
đến 3/1989, có một số sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau:
+ Tại Quyết định số 290-CT ngày 10/10/1987, E(SUR/VND)=150 thay cho 5,64 từ
năm 1959 (SUR mậu dịch); E(USD/VND)=225 thay cho 18 từ năm 1985. Các tỷ
giá này áp dụng để quyết toán nội bộ giữa đồng VND với SUR và USD. Còn đối
với các đồng tiền của các nước khác XHCN, Nganh hàng nhà nước căn cứ vào tỷ
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
giá kết toán nội bộ trên và mối tương quan với USD trên thị trường quốc tế để quy
định tỷ giá kết toán nội vụ cụ thể cho từng đồng tiền.
+ Tại Quyết định số 326-CT ngày 30/11/1987, đã xác định thêm tỷ giá phi mậu
dịch đối với đồng SUR là 204; tỷ giá chính thức E(USD/VND) = 638 thay cho 225
ở trên. Có thể nói, trong vòng 1,5 tháng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá
chính thức với USD lên gần gấp 3 lần và đưa thêm một loại tỷ giá mới vào thị
trường, đó là tỷ giá phi mậu dịch.
+ Tại Quyết định số 43-CT ngày 3/3/1989, Hội đòng Bộ trưởng đã quyết định
không áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đồng SUR và USD trong việc hạch toán,
thanh toán và quyết toán tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước và xuất
nhập khẩu mà sử dụng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong giai đoạn 1985-1988, tỷ giá trên thị trường là E(SUR/VND)=1500,
E(USD/VND)= 3000. Rõ ràng, 1 Rup nhập khẩu Nhà nước phải bù lỗ số tiền là
1350 đồng, 1 Đôla phải bù lỗ 2.775 đồng ( năm 1987) và 2.362 đồng từ đầu tháng
12/1987. Tổng số tiền phải bù lỗ cho kim ngạch năm 1987 lên đến 900 tỷ VND.
Tình hình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào
đó càng xuất khẩu thì ngân sách càng phải bù lỗ nhiều, nếu bù lỗ không đủ hay
chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và tiêu vốn kinh doanh. Do
tỷ giá chính thức E quy định thấp, các tổ chức kinh tế và các nhân có ngoại tệ tìm
cách không bán cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc các nhân
nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản để chi tiêu mà thường đưa
hàng từ nước ngoài vào hay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường.
2. Thời kỳ 1989-1991: “ Thả nổi” tỷ giá hối đoái
Trong giai đoạn này trên thế giới diễn ra tình trạng sụp đổ của các nước Đông Âu,
Liên Xô. Quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng
đồng Đôla Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm
1989.
Năm
Giá chính thức
1989
1990
1991
của Nhà nước
4.200
6.650
12.720
Tỷ giá USD/VND
Giá thị trường tự
do
4.570
7.550
12.550
Lạm phát
Tăng giảm
+8.80
+13.50
-0.02
+34.070
+67.50
+68.00
Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm có biến động lên xuống.
Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có
khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều
này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được
quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhân sự thả nổi đã:
- Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những
cơn số Usd làm mất ổn định nền kinh tế
- Quản lý ngoại tệ của chính phru không đạt được kết qỉa như mong muốn
- Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của
giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý dự trữ đồng Đôla. Ngoại tệ vốn đã khan
hiếm lại không được dùng cho các hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn
bán vòng vèo giữa cá tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của
Chính phủ ít đem lại hiệu quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ
về quản lý ngoại tệ đã mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn
này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
3. Thời kỳ 1992-2/1999
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả của sự can thiệp của ngân hàng Nhà
nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần dần ổn định khiến cho
lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏ yếu tố đầu cơ, hướng
mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, ngoại tệ từ bên ngoài vào
nhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng kỳ mọi năm,
giá Đôla giảm mạnh, mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân Hà Nội năm
1993 là 10.300 đến 10.400. Tình trạng giá USD giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu
đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên ngân hàng nhà nước lại
phải can thiệp nhằm tăng giá đồng USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của
quý I năm 1993, hệ thống ngân hàng phải mua Đôla vào nhằm ngăn chặn xu
hướng giảm giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 USD đã lên giá dần và duy
trì xu hướng lên giá một cách ổn định( ở đây nói về tỷ giá danh nghĩa
VND/USD).
Tháng 10-1994, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng ra đời, thay thế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch. Bởi thị trường liên
ngân hàng có tính quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh
hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng
càng sát với thực tế hơn. Ngân hàng nhà nước đã thông qua thị trường liên ngân
hàng để nắm bắt tín hiệu của tỷ giá hối đoái, sử dụng tỷ giá chính thức công bố
hàng ngày và biên hộ quy định tỷ giá giao dịch cho các ngân hàng thương mại
làm công cụ hỗ trợ, can thiệp và điều hòa tỷ giá thị trường theo mục tiêu của
chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ.
Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
châu Á, đồng Việt nam chịu áp lực giảm giá mạnh khiến hco thị trường ngoại
hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung.
Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đãz 3 lần chủ động điều chỉnh tỷ giá
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
VND/USD, đồng thời nới rộng biên bộ giao dịch giữa các ngân hàng thương
mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ.
Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá
tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam. Việc tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như các nước khác
trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mang cho người
dân, không gây ra một sức ép lớn lên nơ nước ngoài và không gây thiệt hại cho
nhập khẩu.
4. Giai đoạn 1999 đến 2008: Thả nổi có điều tiết
Đây là giai đoạn ền kinh tế vận động mạnh hơn theo cơ chế thị trường với sự
xuất hiện của đồng EUR nên việc ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hàng
ngày để các tổ chức tín dụng được phép mua bán trong biên độ nhất định không
còn thích hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ
26/2/1999, tỷ giá hối đoái chính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ
sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng của ngày
giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng rút xuống còn +0,1( Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 và 65/1999/QĐ-NHNN7). Qua tỷ giá
áp dụng cơ chế này, tỷ giá giao dịch bình quân mà Ngân hàng Nhà nước công
bố xoay quanh múc 13.888, còn tỷ giá mua bán thực tế của các Ngân hàng
thương mại khoảng 13.902. Tỷ giá thị trường tự do chêch lệch không đáng kể
so với mức công bố của Ngân hàng Nhà nước. Bước đổi mới này rất quan trọng
không những trong quan niệm, tư duy mà còn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn
quản lý. Với cơ chế này làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường vận động một
cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn các quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên
thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điêu fhanhf tỷ giá của nhiều
nước trên thế giới.
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
II. Tỷ giá hối đoái Việt Nam thời kỳ khủng hoảng (2008- đầu
2010)
1. Năm 2008
Năm 2008 được coi là “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến động tỷ giá rất
phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm
chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một
mật độ chưa từng có trong lịch sử
a) Giai đoạn đầu ( từ 1/1-25/3/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn
* Diễn biến tỷ giá:
Tỷ giá Usd/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm ( từ mức 16.112
đồng cuống 15.960, mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do,
USD dao đồng từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD)
* Nguyên nhân:
+ Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển
về nước khá lớn
+ Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chêch lệch lãi
suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiêu
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Chính phủ Việt Nam (1.4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục
vụ sản xuất kinh doanh... các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD.
+ Trong khoảng thời gian này, Chính phru và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế
lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm
( tháng 12/2007) lên 8,75%/ năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua
ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá
USD/VND từ 0,75%/ năm lên 1%/ năm trong ngày 10/03/2008.
b) Giai đoạn 2 ( từ 26/03- 16/07/2008) : Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt
USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do
* Diễn biến tỷ giá:
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều với đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6,
đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng /USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với
mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN
nới biên độ từ 1% lên +- 2% (27/06) và kiểm sót chặt các bàn thu đổi
* Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân UsD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của
doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại
tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập
khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chêch lệch lớn giữa giá vàng trong nước
và quốc tế.
+ Nhà ĐTNN băt đầu rút vốn khỏi Việt Nma bằng việc bán trái phiếu CP khi lo
ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khaonr thấp trên thị trường thế giới
đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao ( bán ròng 0.86 tỷ USD).
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
+ Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh
nghiệp xuất khẩu( theo quyết định số 09/2008/QD, NHNN không cho phép vay để
chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm
hiện tượng doanh nghiệp vay ngoại tệ trên thị trường.
c) Giai đoạn 3 ( từ 17/07-15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vàobinfho ổn
* Diễn biến tỷ giá:
Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình
ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8- tháng 11.
* Nguyên nhân:
+ Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng.Nhận
thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã
công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20.7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường
cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
+ NHNN đã ban hàng một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ
như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ ( cấm mua bán ngoại tệ trên thị
trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại
tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khâu vàng; bán
ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn
d) Giai đoạn 4 ( từ 16/10- đến hét năm 2008) : Tỷ giá USD tăng trở lại
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998
sau đó giảm nhẹ. Giao dịch trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu
ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày
7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
* Nguyên nhân
+ Trong khoảng thời gian từ tháng 10- tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh
việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu ( 700 triệu USD) , cổ phiếu ( 100
triệu USD). Nhu cầu ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn
đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân
hàng nước ngoài cũng tăng mạnh ( khoảng 40 triệu USD/ ngày)
+ Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập
vàng thị hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu( do
USD là đồng tiền thanh toán chính).
+ NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số
mặt hàng thiết yếu.
2. Năm 2009
Tỷ giá USD/VND lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau
khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +- 5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ
liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTD tiến sát mức 18.00 đồng/
USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào Vn là + trong 4 tháng đầu năm
thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VND tăng mạnh lại do sự
nắm giữ ngoại tệ.
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
a) Giai đoạn 1 ( từ 01/01-24/11/2009): Tỷ giá liên tục tăng
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ
thể:
- Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450-17.700
đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0-200 đồng, còn trền TTTD cao hơn tỷ
giá LNH khoảng 100 đồng
- Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng
18.180-18.500 đồng/USD
- Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545- 19.300
đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750
đồng/USD trên thị trường LNH
* Nguyên nhân:
+ Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân
+ Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD
để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. CHính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng
nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ
+ Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi
suất vay tiền tiền thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương
của CP nên 1 số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ
muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi
triển khai gói kích cầu.
+ Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại các
tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn,..
b) Giai đoạn 2 ( từ 25/11 đến hết năm 2009)
* Diễn biến:
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có
sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến
động.
3. Đầu năm 2010
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
a) Giai đoạn tháng 1- giữa tháng 2/2010
* Diễn biến tỷ giá
Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1/2010
lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa
tháng 2/2010.
* Nguyên nhân
+ Nguồn cung USD có thể tăng khác từ các nguồn: từ nước ngoại, lượng USD
vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp ( thực
hiên tháng 1 tăng 33,3%)
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục;
vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị
trường chứng khoán
+ Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng;
Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại ( tháng 1 tăng 20,4%);
Kim ngạch xuất nhập khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương...
Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá
thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể
+ Từ cuối năm 2009 đến nay, NHNN đã có những giải pháp “ vượt nước ngăn
chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như : tăng tỷ giá liên ngân
hàng đồng thời với việc giảm biên đôh giao dịch từ +-5% xuống còn +-3%; Yêu
cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng;
Bán ngoại tệ cho các NHTM có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với tiền gửi USD...
b) Giai đoạn từ giữa tháng 2/2010 đến nay
* Diễn biến tỷ giá:
Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900 – 19.100
đồng/USD) và đang có xu hướng giảm do những chính sách tích cực từ phía
NHNN.
Ngày 11/02 NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức
17.941 đồng VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD
* Nguyên nhân
- Ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng CP, NHNN chính thức ban hành
thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại
ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và
tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ
vốn căng thẳng trước đó.
- Ngày 18/01/2010, NHNN có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đốii với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500
triệu USD (9.000 tỷ VND) cho các NHTM để cho vay trên thị trường.
- NHNN tiếp tục ban hành Thông tư sô 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi
suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là
1%/năm. Đây được xem là một ‘cú hích’ mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USSD, khi lãi suất trước đó được
hưởng có từ 4% - 4,5%/ năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức
đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển
sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các NHTM
đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
- Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp
cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm
2010, lên từ 15%-17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ
khoảng 6%-9%/ năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn “
đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị
trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ
giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay
vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.
- Ngày 15/12/2009, NHNN ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng
đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu.
C. Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà
nước
1. Những thành tích đạt được:
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
- Trong năm 2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá
giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm. Trong 7
năm qua, chỉ có năm 2015 chứng kiến tỷ giá biến động mạnh hơn với mức tăng
5,1%
- Cán cân thương mại trong năm 2018 ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ lục
(khoảng 7 tỷ USD).
- Nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh trong mấy năm qua không chỉ do xuất siêu, mà
còn là kết quả tổng hợp của các nguyên nhân khác, trong đó có: dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao bất chấp những
biến động trên thị trường thế giới. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, vốn FDI đăng ký và
bổ sung cả năm 2018 ước đạt 35,5 tỷ USD (tương đương mức của năm 2017), giải
ngân FDI đạt trên 19 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
- Với sự tăng mạnh của các nguồn cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thông qua
các hoạt động mua vào ngoại tệ, hiện nắm giữ trong tay một lượng dự trữ ngoại hối
cao kỷ lục, tính đến quý I/ 2019 dự trữ ngoại hối vượt mốc 65 tỷ USD. Lượng dự
trữ ngoại hối cao cho phép Ngân hàng Nhà nước có khả năng can thiệp giữ ổn định
tỷ giá mỗi khi thị trường có biến động lớn, bằng cách bán ra ngoại tệ khi giá lên
nhằm giữ cho tỷ giá không dao động quá lớn.
- Tình trạng đô la (USD) hóa nền kinh tế đã giảm mạnh trong các năm gần đây,
trong khi niềm tin vào đồng nội tệ tăng lên. Đồng thời, lãi suất tiết kiệm gửi bằng
VND cao hơn nhiều so với gửi bằng USD. Các yếu tố đó khiến nhu cầu nắm giữ
USD trong dân cư và tình trạng đầu cơ USD trên thị trường giảm mạnh, do vậy
giảm áp lực về cầu ngoại tệ.
2. Hạn chế:
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
Bên cạnh những thành công đáng ghi nhận nói trên, việc hành chế độ tỷ giá hối
đoái của NHNN thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Thứ nhất, viêc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN nhiều khi vẫn chưa theo kịp
biến động của thị trường và có độ trễ nhất định. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay
tuy đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn châm so với sự biến động của
môi trường trong nước và quốc tế.
Thứ hai, chính sách “hai tỷ giá” gây nên nhiều bất cập. Tại Việt Nam, song song
với thị trường ngoại hối chính thức là sự tồn tại của thị trường chợ đen. Giao dịch
trên thị trường chợ đen hiện nay vẫn còn sôi động và thanh khoản cao hơn so với
thị trường chính thức. Tỷ giá trên hai thị trường này luôn có sự chênh lệch đáng kể.
Sự chênh lệch này là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc cạnh tranh
thu mua ngoại tệ của các NHTM và thị trường chợ đen.
Thứ ba, chính sách tỷ giá của Viêt ̣ Nam vẫn đánh giá quá cao giá trị thực của VND
so với USD và các đồng tiền khác. Trong những năm gần đây, NHNN đã nhiều lần
điều chỉnh tỷ giá chính thức USD/VND theo hướng tăng lên và mở rông biên đô ̣
giao dịch nhằm điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa sát hơn với tỷ giá thị trường tự do.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn, do yếu tố lạm phát ở Viêt ̣
Nam cao hơn nhiều so với các đối tác thương mại chính và sự điều chỉnh tỷ giá của
NHNN thường chậm hơn so với sự thay đổi của lạm phát nên VND thường bị định
giá cao hơn giá trị thực của nó.
3. Nguyên nhân
Thứ nhất, thị trường ngoại ngoại tệ Viêt ̣ Nam nói chung và thị trường ngoại tệ lien
ngân hàng còn ở trình độ thấp, đã hạn chế việc điều hành chính sách tỷ giá của
NHNN.
Thứ hai, thiếu các công ty môi giới tiền tệ. Mặc dù NHNN đã ban hành QĐ số
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
351/2004/QĐ-NHNN về môi giới tiền tệ, tuy nhiên trên thị trường tiền tệ Việt nam
còn thiếu vắng các công ty môi giới tiền tệ chuyên nghiệp nên đã hạn chế tính
thanh khoản của thị trường.
Thứ ba, sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô khác chưa thực
sự đồng bộ và hiệu quả, chưa tạo được sự tác động cùng chiều và hỗ trợ nhau.
Thứ tư, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ.
D. Kiến nghị về việc điều hành chế độ tỷ giá ở Việt Nam.
NHNN cần thực hiện một số chính sách nhằm điều hành chế độ tỷ giá góp phần ổn
định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Cụ thể:
Thứ nhất, NHNN tiếp tục kiên định mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản
xuất và tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến kiềm chế lạm phát.
NHNN cũng cần điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng có thận trọng.
Thứ hai, Nghiên cứu thực hiện cải cách chế độ tỷ giá, chuyển sang chế độ tỷ giá
thả nổi có quản lý, trước hết Việt Nam cần học tập tấm gương của Trung Quốc để
đảm bảo rằng hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh đã được cải tổ về chất và sẵn
sang đáp ứng được yêu cầu cho một cuộc cải cách tiếp theo về tỷ giá.
Thứ ba, Tự do hóa tài khỏa vốn cần được thực hiện sau khi quốc gia chính thức
chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Bởi vì, nếu tài khoản vốn được mở
trước và chế độ tỷ giá vẫn là neo với một đồng tiền, dòng vốn vào gia tăng, có
nguy cơ gây bong bóng tín tệ. Ngược lại, khi vốn bị rút ra ồ ạt, dự trữ sẽ cạn kiệt
nếu NHTW không phá giá.
Thứ tư, tiếp tục kiên định với các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, tình trạng
vàng hóa nền kinh tế. Đồng thời, cần chú ý đặc biệt tới tình trạng đô la hóa tiền
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
lOMoAR cPSD| 17734251
mặt trong nền kinh tế, vì từ đó có thể giảm quy mô của mục sai số thống kê trong
cán cân thanh toán quốc tế.
Thứ năm, triển khai triệt để chủ trương chuyển toàn bộ từ quan hệ vay mượn ngoại
tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
KẾT LUẬN
Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN trong những năm qua đã đạt được
những thành công bước đầu đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự ổn định của
nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với xu hướng
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc điều
hành chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần
thiết phải tiếp tục hoàn thiện để từ đó nâng cao vai trò của NHNN trong việc ổn
định thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế của đồng nội tệ của và góp phần quan
trọng vào ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Downloaded by Mai Lê (lephuongmai1998@gmail.com)
Download