HỆ ĐIỀU HÀNH MACOS GROUP 7 I. Khái niệm hệ điều hành MacOs Nội Dung II. Cách quản lý tập tin và thư mục trên MacOs III. Cách cài đặt một số ứng dụng, tùy chỉnh giao diện và phông chữ trên MacOs IV. Quản lý đĩa trên MacOS V. Bảo mật và quản lý dữ liệu trên macOS I. Hệ điều hành MacOs là gì ? MacOS (Macintosh Operating System) là hệ điều hành dành riêng cho máy Mac của Apple.Được phát triển cho các máy tính Apple Macintosh Nó là hệ điều hành chạy trên các máy tính của Apple như iMac, MacBook, Mac Pro và Mac mini. II. Cách quản lý tập tin và thư mục trên MacOs Tạo thư mục mới: Bạn có thể tạo thư mục mới bằng cách nhấn chuột phải và chọn "New Folder" hoặc sử dụng tổ hợp phím Command + Shift + N. Di chuyển tập tin và thư mục: Bạn có thể kéo và thả tập tin/thư mục vào vị trí mới, hoặc sử dụng các lệnh di chuyển như Cut (Command + X) và Paste (Command + V). Sao chép và dán tập tin/thư mục: Bạn có thể sao chép tập tin/thư mục bằng cách nhấn chuột phải và chọn "Copy" hoặc sử dụng lệnh Copy (Command + C) và sau đó dán vào vị trí mới bằng lệnh Paste (Command + V). Xóa tập tin/thư mục: Bạn có thể xóa tập tin/thư mục bằng cách nhấn chuột phải và chọn "Move to Trash" hoặc sử dụng lệnh Delete trên bàn phím. Bạn cũng có thể khôi phục tập tin/thư mục đã xóa từ thùng rác. Spotlight: Trên hệ điều hành MacOs, có một tính năng tìm kiếm rất hay đó là tính năng Spotlight. Spotlight là tính năng mặc định được Apple tích hợp vào hệ thống mà bạn không cần cài đặt thêm phần mềm nào khác. Để sử dụng nó, chỉ cần nhấn tổ hợp phím “Command + Space” sẽ xuất hiện ô seach. Ở ô tìm kiếm mới hiển thị, chỉ cần gõ tên file mình muốn tìm, bất cứ file gì mà bạn còn nhớ tên Tags: Tags là tính năng có lẽ khá phổ biến đối với người dùng hiện nay, khi mở tag chúng ta có mặc định các thẻ kèm theo màu sắc khác nhau như “red, orange, yellow, green, blue, purple, Gray,… giúp bạn dễ quản lý các tệp, thư mục cùng chủ đề hoặc có sự liên quan với nhau. Khi bạn nhấn vào một màu sắc nào đó thì các file đã lưu được gắn cùng màu sắc đó sẽ được hiển thị. Để sử dụng tag --> nhấn chuột phải vào file bất kỳ cần tag và chọn. Cách đặt Tags: Cách để đặt 1 tags cho 1 thư mục hay tập tin thì nhấn chuột phải vào tập tin đó và chọn màu cho tập tin. III. Cách cài đặt một số ứng dụng, tùy chỉnh giao diện và phông chữ trên MacOs CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG 1) Mac App Store Những người dùng iPhone đã quá quen thuộc với cửa hàng ứng dụng của Apple và trên máy tính cũng vậy, Trên App Store vô cùng thuận tiện và bạn chỉ cần có apple ID là có thể tải từ App Store. Bởi đây là kho cung cấp phần mềm, ứng dụng dành cho MacBook và các sản phẩm của Apple. Mở cửa hàng, tìm kiếm ứng dụng bạn cần và click vào Get > Download. 2) Các file lưu trữ khác Đôi khi, các ứng dụng sẽ được lưu trữ trong những file ZIP, RAR hoặc 7Zip thay vì DMG tiêu chuẩn. Trong những trường hợp này, bạn cần mở tệp lưu trữ. Bạn sẽ cần một cái gì đó như The Unarchiver cho Mac để mở file RAR và 7Zip trên macOS. Khi bạn mở kho lưu trữ, bạn sẽ thấy biểu tượng ứng dụng xuất hiện trong cùng một thư mục. Đơn giản kéo biểu tượng này đến thư mục Applications. 3) Steam và các cửa hàng ứng dụng bên thứ 3 Mac App Store không phải là cửa hàng ứng dụng duy nhất cho máy Mac. Các game thủ chắc chắn đã quá quen thuộc với Steam và nó cung cấp một phiên bản Steam cho Mac với khả năng cài đặt bất cứ trò chơi nào trên macOS. CÀI ĐẶT FONT CHỮ Để tải font chữ trên Mac thì trước hết bạn cần tải font chữ về máy. Bạn có thể tải Font chữ tại DaFont hoặc Google Font. >> Có 2 cách thêm font chữ bạn có thể áp dụng: Cách 1: Mở tệp font chữ vừa tải về. Những tệp này thường có đuôi .ttf hoặc .ttc hay .otf > Nhấn vào Cài đặt Phông chữ. Cách 2: Vào Lauchpad > Mở Sổ quản lý Phông chữ. Sau đó, nhấn vào Sổ quản lý Phông chữ trên thanh menu > Vào Tùy chọn > Chọn Người dùng trong mục Tùy chọn Sổ quản lý Phông chữ. Tại mục Tùy chọn Sổ quản lý Phông chữ, bạn có 2 lựa chọn cho vị trí cài đặt mặc định font chữ là cho Người dùng và Máy tính. Nếu đặt vị trí Người dùng: Font chữ này sẽ chỉ khả dụng cho bạn. Nếu đặt vị trí Máy tính: Font chữ sẽ có khả dụng cho tất cả người dùng của máy. Sau đó, nhấn vào dấu cộng rồi chọn Mở file font chữ vừa tải về. TÙY CHỈNH GIAO DIỆN TRÊN MACOS a) Đổi hình nền và màn hình chờ: Trên macOS, bạn có thể tùy chỉnh hình nền và màn hình chờ để cá nhân hóa giao diện của máy tính. Cách cài đặt: Chuột phải vào màn hình và chọn "Change Desktop Background" hoặc vào System Preferences > Desktop & Screen Saver. Tại đây, bạn có thể chọn hình ảnh từ thư viện có sẵn hoặc tải từ nguồn bên ngoài. b) Tùy chỉnh Dock: Dock trên macOS là thanh dọc hoặc ngang hiển thị biểu tượng của các ứng dụng và thư mục phổ biến để truy cập nhanh. Bạn có thể tùy chỉnh Dock để tăng cường trải nghiệm làm việc của mình. Cách cài đặt: Chuột phải vào biểu tượng Dock và chọn "Dock Preferences" hoặc vào System Preferences > Dock. Tại đây, bạn có thể thay đổi vị trí, kích thước, hiệu ứng và cách hiển thị các ứng dụng và thư mục trên Dock. Bạn cũng có thể thêm hoặc xóa ứng dụng và thư mục từ Dock. c) Tùy chỉnh thanh menu: Thanh menu trên macOS là thanh ngang hiển thị biểu tượng và chức năng hệ thống, cho phép bạn truy cập nhanh vào các tùy chọn và thông tin quan trọng. Cách cài đặt: Vào System Preferences > General. Ở đây, bạn có thể chọn để hiển thị hay ẩn các biểu tượng như Wi-Fi, Bluetooth, Âm lượng, Thời gian và nhiều tùy chọn khác trong thanh menu. Bạn cũng có thể kéo và thả các biểu tượng để sắp xếp lại thứ tự hiển thị của chúng. d) Ngoài ra trên mac OS còn có một tính năng đặc biệt là Spaces và Mission Control: Spaces cho phép bạn tạo và quản lý các không gian làm việc riêng biệt trên một màn hình. Mission Control là công cụ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các ứng dụng và cửa sổ đang chạy trên máy tính. Cách cài đặt: Vào System Preferences > Mission Control để tùy chỉnh và sắp xếp các không gian làm việc và cài đặt các phím tắt để chuyển đổi giữa chúng. IV. Quản lý đĩa trên MacOS Quản lý dung lượng ổ đĩa: Để biết dung lượng khả dụng trên ổ đĩa, hãy mở cửa sổ Finder, chọn ổ đĩa trong phần Vị trí của thanh bên Finder, chọn Tệp > Lấy thông tin, sau đó bấm vào mũi tên bên cạnh Cài đặt chung. Bạn có thể chia một ổ đĩa thành các phần, được gọi là phân vùng hoặc ổ hoặc bộ chứa hoạt động giống như ổ đĩa nhỏ hơn. Một số người thực hiện việc này để giúp tổ chức và quản lý dung lượng ổ đĩa của họ. ** Cách chia ổ cứng trên Mac giúp quản lý dữ liệu dễ dàng hơn: Bước 1: Trước tiên bạn cần mở Macbook lên. Sau đó tiến hành mở Spotlight và gõ tìm kiếm “Tiện ích ổ đĩa”. Bước 2: Sau đó bạn tiếp tục tìm và chọn đến thư mục giống trong hình ảnh dưới đây. Tiếp thẹo chọn vào “Hiển thị tất cả thiết bị” -> chọn ổ cứng mà bạn muốn chia. Bước 3: Cách chia ổ cứng trên Macbook là bạn cần phải chọn và mở mục “Phân vùng” ra. Bước 4: Sau khi mở ra, bạn có thể chia làm 2 vùng riêng biệt. Chỉ cần nhấn vào biểu tượng dấu “+”, rồi chọn định dạng cho ổ đĩa bạn muốn chia. Ở đây mình khuyên bạn nên chọn định dạng Mac OS Extended hoặc là AFPS. Sau khi đã chọn xong chỉ cần nhấn vào ô “Áp dụng” để hoàn thành. V. Bảo mật và quản lý dữ liệu trên MacOS Time Machine Time Machine là công cụ tích hợp trên macOS cho phép bạn sao lưu dữ liệu và khôi phục lại phiên bản trước đó của các tập tin và thư mục. Cách cài đặt: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc sử dụng ổ đĩa có sẵn trên máy tính và mở Time Machine trong System Preferences để thiết lập và bật tính năng Time Machine. Gatekeeper Gatekeeper là tính năng bảo mật trên macOS giúp ngăn chặn việc cài đặt phần mềm độc hại từ nguồn không xác định. Cách cài đặt: Vào System Preferences > Security & Privacy > General để tùy chỉnh cài đặt Gatekeeper. FileVault FileVault là tính năng mã hóa đĩa trên macOS, giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi truy cập trái phép. Nếu bạn muốn bảo mật dữ liệu trên ổ đĩa, bạn có thể sử dụng FileVault để mã hóa toàn bộ dữ liệu trên đĩa. Khi ai đó cố gắng truy cập vào ổ đĩa, họ sẽ cần mật khẩu để giải mã dữ liệu. Cách cài đặt: Vào System Preferences > Security & Privacy > FileVault để thiết lập và bật tính năng FileVault. THANK YOU