Uploaded by Phan Lê Hà

Bài tổng hợp TTHCM

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
——🙠🙡🕮🙣🙢——
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Trong bài nói chuyện tại Trường chính trị trung cấp quân đội (25-10-1951), Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo
đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Anh (chị) hãy
phân tích và chứng minh Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức
ở Việt Nam.
Lớp học phần : 2320HCMI0111
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt
Nhóm : 8
Hà Nội, tháng 3/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CUỘC CÁCH MẠNG TRÊN LĨNH VỰC ĐẠO ĐỨC CỦA ...................... 1
HỒ CHÍ MINH .................................................................................................................... 1
2.1. “Đạo đức cũ” trong tư tưởng Hồ Chí Minh .................................................................. 1
2.2. “Đạo đức mới” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............................................................... 3
2.2.1. Quan điểm về đạo đức mới..................................................................................... 3
2.2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “đạo đức mới” .................................. 4
2.3. Cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh ............................................ 7
2.3.1. Quan niệm “Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng”
.......................................................................................................................................... 7
2.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng ............. 10
2.3.2.1. Trung với nước, hiếu với dân ......................................................................... 10
2.3.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư .......................................................... 11
2.3.2.3. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa ............................................... 13
2.3.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng .......................................................................... 14
2.3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng15
2.3.3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức ............................................ 15
2.3.3.2. Xây đi đôi với chống ...................................................................................... 18
2.3.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời...................................................................... 19
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................. 23
3.1. Đánh giá về những quan điểm mới của Hồ Chí Minh về đạo đức ............................. 23
3.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................................... 24
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 27
BẢNG ĐIỂM THẢO LUẬN
Lớp: 2320HCMI0111
Nhóm: 8
Điểm TB nhóm:………………….
Điểm tổng nhóm:………………………..
STT điểm
danh
Họ và tên
Điểm
thảo
luận
Mã SV
71
Đinh Thị Quỳnh
21D120266
72
Hoàng Hà Hạnh Quỳnh
21D120126
73
Nguyễn Như Quỳnh
21D120231
74
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
21D120040
75
Nguyễn Ngọc Sơn
21D120268
76
Phạm Văn Thành
21D120163
77
Trịnh Đỗ Hưng Thịnh
21D120044
78
Ngô Đức Thụ
21D120046
79
Đinh Thị Anh Thư
21D120524
80
Lương Minh Thư
21D120525
100
Nguyễn Quỳnh Anh
21D100151
Ngày
tháng
SV ký tên
năm
Nhóm trưởng
MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, trước khi ra đi Người đã để lại cho toàn Đảng,
toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn - đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng lý luận
và định hướng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức
lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người quan niệm đạo đức là nền
tảng và là sức mạnh của người cách mạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng
và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của dân tộc, vừa
thâu góp những đạo đức của thời đại, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với cách
mạng Việt Nam trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức đủ
tài phục vụ đất nước và làm rạng ngời con người Việt Nam. Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức
Việt Nam đã mang bản chất mới - đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh
đã soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của
xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Những
chuẩn mực đạo đức mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra trong thời kỳ cách mạng ngày
càng được hoàn thiện, phát triển và trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa bộ mặt
của nền văn hóa Việt Nam, trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của dân tộc ta trong quá
trình phát triển đất nước; hướng tới hợp tác, hữu nghị với các dân tộc khác trên toàn thế giới.
Để làm rõ hơn về quan niệm đạo đức mới trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đưa ra giúp
cho Đảng và dân tộc ta có hướng đi đúng đắn trong thời kỳ cách mạng, nhóm đã quyết định
lựa chọn thực hiện đề tài: “Phân tích và chứng minh Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc cách
mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam”.
2. Bố cục nghiên cứu
-
So sánh sự khác nhau giữa đạo đức mới và đạo đức cũ
-
Quan niệm về đạo đức mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Phân tích, chứng minh các quan niệm về đạo đức của Hồ Chí Minh
3. Phạm vi nghiên cứu
-
Toàn bộ những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
4. Đối tượng nghiên cứu
-
Cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam của Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong đề tài, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quan niệm đạo
đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó có sự so sánh giữa, làm rõ điểm vượt trội của “đạo
đức mới” với so với “đạo đức cũ”.
Các vấn đề liên quan đến “đạo đức cũ”
− Khái niệm về “đạo đức cũ”
− Những biểu hiện và tác động của “đạo đức cũ” lên đời sống nhân dân Việt Nam
Các vấn đề liên quan đến “đạo đức mới” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
− Khái niêm “đạo đức mới”
− Những chuẩn mực và nguyên tắc của “đạo đức mới”
− Cơ sở hình thành “đạo đức mới”
− Phân tích những chuẩn mực của “đạo đức mới”
− Phân tích những nguyên tắc của “đạo đức mới”
Đề tài có tham khảo từ những nguồn thông tin chính thống, uy tín, đảm bảo tính chính
xác và khách quan của đề tài.
CHƯƠNG 2: CUỘC CÁCH MẠNG TRÊN LĨNH VỰC ĐẠO ĐỨC CỦA
HỒ CHÍ MINH
2.1. “Đạo đức cũ” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong Bài nói chuyện tại Trường chính trị trung cấp quân
đội ngày 25/10/1951, “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời”. Ở
đây, “đạo đức cũ” có thể hiểu là những “chuẩn mực” theo đạo đức thực dân, đạo đức phong
kiến đã lỗi thời, lạc hậu hoặc đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội. Với phép so sánh rất đắt
của Hồ Chí Minh, “đạo đức cũ” giống như một thứ xiềng xích kìm hãm con người, làm con
người lu mờ đi ý chí, tàn phá con người.
“Đạo đức cũ” gây ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề nhất tại Việt Nam khoảng cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỷ XX. Đây cũng là thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai
tròng”, một bên là nhà nước phong kiến suy sụp, một bên là chế độ thực dân ra sức vơ vét,
bóc lột. Chúng cùng nhau thi hành những chính sách làm suy giảm nghiêm trọng trình độ đạo
đức trong dân chúng.
Về phương diện văn hóa, Dưới thời Pháp thuộc, văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng
của Nho giáo suy tàn dần và bị thay thế bởi văn hóa phương Tây. Các giá trị đạo đức được
nuôi dưỡng bởi Nho giáo suy yếu trong khi người Việt không tiếp thu được các giá trị cốt lõi
của nền văn hóa phương Tây. Sự du nhập văn hóa phương Tây chỉ là sự bắt chước hời hợt vẻ
bên ngoài của người phương Tây chứ người Việt không hấp thu được phần tinh túy của văn
hóa phương Tây. Ngô Đình Nhu nhận xét về tình trạng này "...công cuộc Tây phương hóa, mà
chúng ta đã phải chịu nhận từ một thế kỷ nay, là một công cuộc Tây phương hóa bắt buộc,
không mục đích, không được hướng dẫn. Dân chúng bị lôi cuốn vào một phong trào Tây
phương hóa, mà không hiểu Tây phương hóa để làm gì, Tây phương hóa đến mức nào là đủ,
và Tây phương hóa làm sao là đúng. Tình trạng đó đã dẫn dắt đến sự tan rã của xã hội chúng
ta. Các giá trị tiêu chuẩn cũ đã mất hết hiệu lực đối với tập thể mà giá trị tiêu chuẩn mới thì
không có".
1
Thực dân Pháp còn ra sức tiếp sức cho nạn cờ bạc và mại dâm. Chúng cho phép mở
các sòng bạc công khai để thu thuế tại Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai,...
cùng nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội,
Hải Phòng, Sài Gòn,... Với vấn nạn mại dâm, vào những năm 1930, đây đã trở thành một vấn
đề nhức nhối của quốc gia. Các báo đã mô tả tình trạng "lúc nhúc xóm bình khang, đầy rẫy
phường bán phấn" trong các đô thị Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Một biến tướng khác của
mại dâm là "hát cô đầu" đã trở thành "một cái ung nhọt" của xã hội. Báo Công luận viết "Nếu
đi qua các ngõ Sầm Công ở Hà Nội, phố Hạ Lý Hải Phòng, phố Bến Củi Nam Định... ta sẽ
thấy một cảnh tượng đau lòng, một sự dâm ô đê tiện hơn hết trong sự mãi dâm, chắc không
có nước nào mà mãi dâm lại đê tiện hơn mãi dâm ở nước ta: Họ ra tận đường phố lôi kéo
khách hàng, họ nói những câu, hát những giọng khiêu dâm tục tằn..."
Không chỉ việc “đạo đức cũ” trong xã hội “trọng dụng” mà “đạo đức mới” theo còn
không được trân trọng. Trong chính quyền thuộc địa, tri thức, tài năng, đạo đức không được
xem trọng bằng sự trung thành và phục tùng đối với người Pháp. Thuật lãnh đạo không được
truyền lại, khả năng lãnh đạo quốc gia của người Việt bị thui chột, đạo đức và năng lực của
giới công chức nhà nước người Việt suy đồi. Người Pháp không có ý định trao trả độc lập cho
người Việt nên họ không đào tạo một tầng lớp tinh hoa người Việt đủ sức lãnh đạo, quản trị
quốc gia. Đa số người Việt thiếu trưởng thành về mặt chính trị do bị loại ra khỏi đời sống
chính trị quốc gia cùng chính sách ngu dân của người Pháp.
Hệ quả của “đạo đức cũ” để lại cho người dân Việt Nam là vô cùng nặng nề và to lớn.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam phát triển không tương xứng với những hứa hẹn của người
Pháp "khai hóa văn minh". Chính vì thế, cái mà người Việt thừa hưởng từ người Pháp sau khi
Việt Nam giành được độc lập chỉ là những mảnh vụn văn hóa và lịch sử; tỷ lệ mù chữ lên đến
95% dân số, hệ thống kiến thức Tây học kém cỏi, thiếu chiều sâu theo như Ngô Đức Kế đã
nói "Âu học vẫn chưa vịn được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ" cùng với nền tảng
đạo đức xã hội suy đồi. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiệm vụ cấp bách nhất, thiết thực nhất phải giải quyết là
"nạn dốt" và chỉ rõ: "Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng
2
để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch
để chống nạn mù chữ".
Như vậy, “đạo đức cũ” mà Bác muốn nhắc đến ở đây là thứ đạo đức lạc hậu, lỗi thời,
không định hướng con người đến những điều tiến bộ, tốt đẹp mà lại làm cho nhân dân Việt
Nam có lối sống suy đồi, kìm hãm sự phát triển của cả một dân tộc.
2.2. “Đạo đức mới” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1. Quan điểm về đạo đức mới
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, đạo đức là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử - xã
hội, ngoài giá trị nhân loại chung, đạo đức còn mang tính giai cấp sâu sắc. Kế thừa và vận
dụng quan điểm đó, Hồ Chí Minh cho rằng, trong hoàn cảnh cách mạng mới, không thể vận
dụng nguyên xi đạo đức truyền thống mà cần xây dựng một quan điểm đạo đức mới, đó là đạo
đức cách mạng - “đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung
của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
“Đạo đức mới” là đạo đức cách mạng, đạo đức của người cách mạng trong thời kỳ giải
phóng dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là đạo đức vì dân tộc, vì nhân
dân, vì con người. Đạo đức mới là sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
với đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân và tinh hoa đạo đức của nhân loại. Đạo đức
mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao
động. Đạo đức mới xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc
nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ chế độ đẳng cấp, tôn ti trật tự hết sức hà
khắc của xã hội phong kiến.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới gồm những chuẩn mực đạo đức:
-
Trung với nước hiếu với dân
-
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
-
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
-
Tinh thần quốc tế trong sáng
3
Theo Người, muốn xây dựng đạo đức mới, cần quán triệt các nguyên tắc sau:
Một là nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Vận dụng nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn vào lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định, “nói đi đôi với làm”.
Nói đi đôi với làm, suy nghĩ gắn liền với hành động là hành vi đạo đức có ý nghĩa giáo dục to
lớn, vì nó tác động trực tiếp đến tâm lý, từ đó khích lệ mọi người làm việc thiện một cách
nhanh chóng, hiệu quả.
Hai là, xây đi đôi với chống. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, làm cách mạng là một
quá trình gian nan, phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong mỗi con
người đều có hai mặt thiện và ác. Cái thiện thì nên xây, cái ác thì nên chống. Xây và chống có
mối quan hệ biện chứng. Muốn xây thành công thì phải chống, muốn chống có hiệu quả thì ắt
phải xây. Xây là xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình, tự giác học tập. Chống là
chống những biểu hiện tiêu cực như: tham ô, lãng phí, quan liêu, háo danh, xa hoa, hình thức,
chủ nghĩa cá nhân, thói nịnh hót, cơ hội.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Đạo đức chính là tiêu chí, là thước đo phẩm chất
của mỗi con người, nên Hồ Chí Minh cho rằng, ai cũng phải tu dưỡng đạo đức như “rửa mặt
hằng ngày”, bền bỉ suốt đời. Sự tu dưỡng phải xuất phát từ lương tâm của mỗi người, gắn với
thực tiễn cách mạng, hướng đến mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người chỉ
rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”.
2.2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “đạo đức mới”
a. Yếu tố gia đình
Gia đình là yếu tố quan trọng nhất, mang tính nền tảng hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và quan niệm về “đạo đức mới” của Người nói riêng.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thân
sinh Bác Hồ là cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao
4
động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, chí hướng. Chủ
trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cha Người đã có ảnh
hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh. Cha là người thầy
đầu tiên dạy chữ, dạy làm người và giáo dục lòng yêu nước cho Người. Định hướng của cụ
Nguyễn Sinh Sắc là cho Người được học với những thầy giáo có lòng yêu nước thương dân;
tạo điều kiện cho Người được tiếp xúc với các văn thân sĩ phu ở khắp Trung Kỳ; được theo
cha đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng; kết giao với
những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước, luôn day dứt trước hiện tình đất nước và số
phận của dân tộc. Những chuyến đi, những cuộc tiếp xúc đó, là những trải nghiệm để Hồ Chí
Minh định hình cho mình con đường đi riêng, hình thành tư tưởng cứu dân, cứu nước, đem
đến kết quả là hạnh phúc của cả một dân tộc, với một chí hướng rất rõ ràng: “Nhân dân Việt
Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát
khỏi sự thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, người kia lại nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải
đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Hồ Chí Minh được học, rèn luyện và xây dựng nên một nền tảng đạo đức nhân ái từ sự
nuôi dưỡng, dạy dỗ nhân từ và hiền hậu của mẹ. Mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan, một người
phụ nữ Việt Nam truyền thống điển hình. Đó là người mẹ có đức tính chịu thương, chịu khó,
chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để chồng được dùi mài kinh sử; chăm chỉ
lao động. Bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, người mẹ ấy đã hy sinh tất cả vì chồng
con.Tất cả những tố chất này của cụ Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng trực tiếp đến Người, hình
thành nên tình cảm yêu nước thương dân, luôn đau đáu nỗi đau của dân tộc nô lệ.
b. Văn hóa truyền thống
Tư tưởng “đạo đức mới” của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là tinh thần đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, là chủ nghĩa
yêu nước của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống dân tộc tốt đẹp đó đã trở thành động lực,
sức mạnh nội tại, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh
thần của con người Việt Nam. Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Hồ Chí Minh đi
tìm những tư tưởng đạo đức mới, con đường cách mạng đúng đắn.
5
Những tư tưởng tốt đẹp của Nho giáo cũng ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành tư
tưởng của Hồ Chí Minh về “đạo đức mới”. Điều này thể hiện ở chỗ Hồ Chí Minh đã sử dụng
nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo
như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính,... Đặc biệt, quan niệm “đạo đức mới” của
Bác Hồ có sự cải tiến mạnh mẽ từ từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong Nho giáo, trở
thành “trung với nước, hiếu với dân”. Tư tưởng mới này của Người không chỉ xuất phát từ tài
năng mà tử chính truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, bởi theo quan niệm của người
Việt Nam, “vua đến rồi lại đi, triều đại dựng lên rồi lại đổ, chỉ đất nước của muôn dân là còn
mãi”.
Bác Hồ cũng từng khẳng định: “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình
chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng triệu
bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò”, người cách mạng "không những cứu
bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa". Chính với ý nghĩa rộng
lớn ấy, "hiếu thảo" vẫn gắn liền với "hiếu trung", như trong bức điện gửi họ Nguyễn Sinh sau
khi nghe tin anh ruột qua đời, Hồ Chí Minh đã viết : "Một người con đã hy sinh tình nhà vì
phải lo việc nước".
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Mác và Ph. Ăngghen vừa là nhà khoa học, vừa là những chiến sĩ cách mạng kiên
cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các ông nhận thấy những giá trị đạo
đức của giai cấp vô sản dưới chủ nghĩa tư bản sẽ hình thành nên đạo đức của xã hội tương lai,
đó là đạo đức cộng sản, một kiểu đạo đức mang tính nhân văn, nhân đạo nhất trong lịch sử
phát triển của nhân loại. Theo Hồ Chí Minh, mục đích học chủ nghĩa Mác - Lênin là để phụng
sự lợi ích chung, chứ không có gì cao xa, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tự
kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Nếu
thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được.”
6
Sự ảnh hưởng đến từ chủ nghĩa Mác - Lênin đã góp phần hình nên những chuẩn mực
cho người chiến sĩ cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng,...
d. Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Về năng lực, tư duy, Người có năng lực đặc biệt là tư chất thông minh hơn người khả
năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với đó là suy nghĩ tinh tường sáng suốt.
Về phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực, Người có tâm hồn của một nhà yêu nước lớn,
một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành với cách mạng, có tác phong bình dị, chân thành, khiêm tốn,
hòa mình với quần chúng và có sức cảm hóa lớn với mọi người.
Về hoạt động tổng kết thực tiễn phát triển lý luận, Hồ Chí Minh là người có vốn sống
và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. Những phẩm chất và năng lực đó được rèn
luyện và phát huy trong suốt cuộc đời cách mạng của Người. Nhờ đó, giữa bao thực tiễn sinh
động, Người có thể phân tích một cách đúng đắn, xử lý và chuyển hóa thành tư tưởng của
mình, giải đáp yêu cầu thực tiễn của dân tộc và thời đại. Thực tế cho thấy Người đã kế thừa
và vận dụng đầy tiến bộ quan điểm về đạo đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin để đưa ra tư tưởng
“đạo đức mới” - tư tưởng vĩ đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm
cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài
chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam. Sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật
của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3. Cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh
2.3.1. Quan niệm “Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người
cách mạng”
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập
trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc
Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng. Đó là đạo đức
của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý
7
tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội và
giải phóng con người. Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động
vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới
bàn nhiều về đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức. Và chính người là một tấm gương sáng
ngời về đạo đức cách mạng.
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người cũng như
gốc của cây, ngọn nguồn của sông. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo.” Người cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc vì, nếu không có
đạo đức sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng, sự nghiệp cách mạng vô cùng khó
khăn, gian khổ nó đòi hỏi phải sự hy sinh rất lớn. Đạo đức cách mạng tạo ra sức mạnh về ý
chí, nghị lực cho người cách mạng từ đó mới hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng đặt
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để
cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm
vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Trong kháng chiến, nhiều chiến sĩ cách mạng
bị địch giam cầm, tra tấn hết sức dã man nhưng nhất quyết không đầu hàng, đó là do họ có
sức mạnh của đạo đức cách mạng.
Người cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc, nếu không có đạo đức sẽ không được quần
chúng nhân dân tin tưởng từ đó không lãnh đạo được nhân dân. Người cách mạng khi có đạo
đức cách mạng sẽ tạo được niềm tin cho quần chúng, được quần chúng quý mến, kính trọng.
Hồ Chí Minh nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài
người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ
hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”. “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán
8
chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách,
đạo đức”.
Đạo đức cách mạng tạo nên bản lĩnh, khí chất cho người cách mạng. Người cách mạng
có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn.
b. Đạo đức chính là thước đo lòng cao thượng của con người
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người.
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1955), Người nhận định: “Tuy năng lực và công việc
của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức
đều là người cao thượng”. Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng
cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thực
hành đạo đức Cách mạng thì mỗi cá nhân sẽ không những tôn vinh được giá trị của bản thân
mà còn tạo ra được một sức mạnh nội sinh để giúp mỗi cá nhân, giúp cho mỗi con người có
thể vượt qua được khó khăn, thử thách.
c. Đạo đức luôn được đặt bên cạnh tài năng, gắn đức với tài
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời
nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.
Theo Hồ Chí Minh, đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người. Nếu
đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó.
Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đạo
đức thì vô dụng, thậm chí có hại. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, phẩm chất
và năng lực phải thống nhất làm một. Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách
mạng. Người đòi hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức. Người thường
khuyên: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng.
Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.
9
Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức,
coi nhẹ mặt tài. Người thường gọi đức và tài là hồng và chuyên, là chính trị và chuyên môn.
Trước hết phải có chính trị rồi có chuyên môn, do nhờ bền bỉ rèn luyện, khiêm tốn học hỏi,
nhất là tự học tập suốt đời, học tập đi liền với lao động và tranh đấu. Chính trị là hồn, chuyên
môn là xác. Cán bộ, công chức phải thạo chính trị, giỏi chuyên môn. Lãnh đạo việc gì, ngành
nào phải am hiểu kỹ chuyên môn việc ấy, ngành ấy, có như vậy lãnh đạo mới có kết quả, mới
tạo được nhất trí, đồng thuận. Hồ Chí Minh nói: “Trong giáo dục không những phải có tri
thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham
ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài…không giúp ích gì được ai”.
Với hệ giá trị mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đưa
cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo cách mạng của thời đại và sự phát triển của dân tộc Việt
Nam hợp với trào lưu, xu thế của thế giới hiện đại. Thực hiện một đường lối chính trị lớn như
vậy đòi hỏi Đảng cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ lớn và đạo đức lớn. "Đường
Cách mệnh" (1927) của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngay từ khi Đảng chưa ra đời đã nói
tới hai điều hệ trọng: "phải giữ chủ nghĩa cho vững'' và "ít lòng ham muốn về vật chất''. Suy
đến cùng, đây là chỗ cao sâu nhất mà cũng là thử thách khó khăn nhất của đời người. Thời
gian càng lùi xa, lịch sử càng chất chứa những biến cố thăng trầm, phong trào Cách mạng
càng phát triển thì dự cảm nêu trên của Người chứng tỏ rõ tính đúng đắn và sáng suốt biết bao.
Đó là tính đúng đắn của chân lý và sự sáng suốt của lịch sử.
2.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
2.3.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân
dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất,
bao trùm nhất.
Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam
và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn
phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung,
10
mới đạo đức cách mạng: Trung với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại bỏ đi những
yếu tố hạn chế của đạo đức cũ.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của dân,
còn nhân dân là chủ của đất nước. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì
dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng. Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị đạo đức cho mỗi người
Việt Nam. Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là
điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận
trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân;
dân là đối tượng để phục vụ hết lòng. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân
sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
-
Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết
-
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng
-
Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nội dung của hiếu với dân là:
-
Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
-
Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
-
Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-
Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân
2.3.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung
tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “với tự
11
mình”. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là bốn đức tính của con
người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương, Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.”
Người giải thích cặn kẽ, nội dung từng khái niệm:
Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao;
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm. Phải
thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng
ta”.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản
thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi,
không phô trương, hình thức”. Cần, kiệm là phẩm chất của tất cả người lao động trong đời
sống, trong công tác.
Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; không tham địa vị, không tham tiền tài”.
Liêm là phẩm chất của người cán bộ trong thi hành công vụ.
Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự
đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân
thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù
nhỏ mấy cũng tránh”.
Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư,
thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc.
“Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”,
12
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa
cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, không được vì
lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật. Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, với
chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư
thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của
Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Cán bộ, đảng viên là cầu nối
giữa Đảng với quần chúng, là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với
quần chúng. Để trở thành một người cán bộ, đảng viên tốt trong cơ quan, đơn vị; người công
dân tốt trong xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên cần hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách
là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải làm cho đông đảo quần chúng hiểu đúng, tổ
chức cho quần chúng thực hiện đúng và hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
2.3.2.3. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Đạo đức thương yêu con người, sống có tình có nghĩa được Hồ Chí Minh kế thừa truyền
thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại qua nhiều thế kỷ cùng với việc trải nghiệm của chính bản thân mình. Từ đó, đạo
đức yêu thương con người được chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất
tốt đẹp nhất. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy
sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm áo ấm no và hạnh phúc cho con người. Như Người đã từng
nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”.
Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, nó không chỉ là quan hệ tình cảm chỉ
dành cho quan hệ huyết thống mà dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất
quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột; nó còn là tình thương yêu gia đình, bạn bè, đồng chí
và mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Người cho rằng, nếu như không có tình yêu thương
như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương của Người không phân biệt vùng, miền, già,
13
trẻ, gái, trai,... hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của
Người. Chính vì tình yêu thương con người đó, khi hoạt động ở Pháp, Người đã cho xuất bản
tờ báo mang tên “Người cùng khổ”.
Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể
hiện trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em,... Nó đòi hỏi mỗi người phải
chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn
trọng những quyền của con người, nâng con người lên, tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn thể hiện ở tấm lòng bao dung cao cả, đặc biệt đối với những người nhất thời lầm
lạc, Người căn dặn “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần
tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ
của một người cách mạng”, chứ không phải là thái độ dĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng
không phải vùi dập con người. Người dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin là phải sống với nhau
có nghĩa có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách vở mà không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác- Lênin được”. Trong di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương
yêu lẫn nhau”.
Có thể nói rằng, đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và lý tưởng nhân văn của người.
2.3.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản
chủ nghĩa. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan
hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc.
Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần
nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh
rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô
sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với
những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân
biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng
14
bá quyền. Những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới chỗ phá vỡ sự ổn định và thống nhất của
các quốc gia, phá vỡ tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể dẫn tới tình
trạng đối đầu, đối địch. Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng
luôn luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế, đồng thời phải ra sức ủng hộ
và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em!”
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinh thần
đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ
quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân
loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người về hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các
dân tộc. Tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tình thương
yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thật sự cho con người.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhắm vào mối
quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn cần phải
tăng cường giáo dục tinh thần quốc tế vô sản trong sáng trên cơ sở những định hướng của
đường lối chính trị của Đảng và những chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước và việc
rèn luyện của cá nhân về tinh thần quốc tế.
2.3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng
2.3.3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng đạo
đức và là đặc trưng bản chất của đạo đức cách mạng, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức không
phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, có nghĩa là đạo đức gắn liền với hành động.
15
Nói về đạo đức phải gắn liền với thực hành đạo đức, đặc biệt phải có hiệu quả. Một người làm
gì cũng không có hiệu quả, nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm
một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng, như thế không thể gọi là một người có đạo
đức. Người chỉ ra rằng: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và
lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông,
thói phô trương hình thức, lỗi làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.
Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà
còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng - đạo đức giả của giai
cấp bóc lột. Đó là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên
công chức, nêu gương trước nhân dân. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất
giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Cho nên,
đảng viên phải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo, thực hiện đúng lời dạy của Hồ
Chí Minh: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi
nơi, mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp Trung
ương đến tận cơ sở. Người từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn
văn tuyên truyền”, “ lấy gương người tốt việc tốt hằng ngày giáo dục lẫn nhau”, “trước mắt
quần chúng không phải cứ viết lên trán hai chữ Cộng sản mà ta được họ yêu quý. Quần chúng
chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã….”.
Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng,
là tấm gương cho cả dân tộc, cho các thế hệ mãi về sau. Bên cạnh đó Hồ Chí Minh cũng nói:
“Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có, ngành nào cũng có, giới nào, địa phương nào,
lứa tuổi nào cũng có”. Sự lành mạnh của đời sống đạo đức xã hội phụ thuộc một phần rất quan
trọng vào sự nêu gương người lãnh đạo, nhất là đứng đầu các ngành, các địa phương, các đơn
vị. Để thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta vừa qua đã ra nhiều nghị
quyết, chỉ thị học tập và làm theo Người. Đặc biệt Đảng yêu cầu những người lãnh đạo cao
cấp phải nêu tấm gương về đạo đức, lối sống lành mạnh, phải là những chiến sĩ đi đầu trong
việc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, sa hoa, lãng phí, không chỉ trong xã hội mà cả
trong gia đình riêng của mình.
16
Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức: đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
xây dựng đạo đức mới. Nói là biểu hiện cụ thể nhất của suy nghĩ ý chí; làm là hành động. Nói
mà không làm thì chỉ là nói suông, lãnh đạo nói mà không làm gương thì không ai nghe, ngược
lại, chỉ làm mà không nói thì sẽ không ai hiểu. Ở Hồ Chí Minh luôn luôn có sự nhất quán giữa
nói và làm, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức. Người nói “Cả đời tôi chỉ có một
mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải
ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”.
Cho đến khi qua đời, Người còn viết trong di chúc “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ
quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có
điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Cuộc đời Người đã là minh chứng cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm đạo đức.
Nói phải đi đôi với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên
tạc, nói sai. Cán bộ, Đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ
tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Ngay sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người
kiên quyết chống lại nguy cơ xa rời, ⅔ quần chúng rơi vào thoái hóa biến chất của một đảng
cầm quyền. Người nhắc nhở: “Muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người…. mà
tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa xấu xa, thì còn làm nổi việc
gì?”. Người từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến
và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Cán bộ, Đảng
viên cần nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững
vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống
phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo
vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chưa lúc nào từ bỏ âm mưu và
thủ đoạn thâm độc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của
nước ta. Chúng luôn “diễn biến” về tư tưởng, đạo đức lối sống qua con đường giao lưu, hội
nhập kinh tế, qua các mạng thông tin để lôi kéo dân ta đi chệch khỏi các định hướng giá trị
17
của dân tộc, đánh phá từ bên trong. Chính vì vậy, để Đảng ta mãi mãi “là đạo đức, là văn
minh” mỗi cán bộ đảng viên không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa
cá nhân như lời Bác Hồ dạy.
2.3.3.2. Xây đi đôi với chống
Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng đối với Hồ Chí Minh chính là xây
đi đôi với chống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai,
cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của
mỗi một con người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong
bản thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là
điều không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích
xây. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại
cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Đạo đức mới trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống đế quốc, chống
thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩ cá nhân. Ở đây điều quan trọng là phải phát
hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo
đức.
Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và hàng triệu, hàng triệu con người, trước
tiên phải chăm lo bồi dưỡng những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới ngay từ trong
gia đình, đến nhà trường và xã hội; chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Trong bài Chống
quan liêu, tham ô, lãng phí (1952), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội
ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”. Nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn là
chủ nghĩa cá nhân. Trong bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
(1969), Người viết: “Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm sai lầm… Phải kiên quyết quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, đoàn kết, tính tổ
chức và tính kỷ luật”. Tuy nhiên, việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi
ai lại không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên
chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để
giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.
18
Bên cạnh đó, Bác cũng có nhiều phát biểu để thể hiện rõ quan điểm của mình về việc
chống tham ô, quan liêu. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trả lời các nhà báo nước
ngoài năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc
Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên
của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra
ngoài”. Tháng 3/1952, trong bài phát biểu về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
chống bệnh quan liêu”, Người nhấn mạnh: “Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan
liêu. Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta”. Người chỉ rõ: tham ô, lãng phí đã
kìm hãm sản xuất, phá hoại sản xuất, làm chán nản và giảm sút ý chí phấn đấu của nhân dân,
làm suy yếu tinh thần của cán bộ, sức mạnh của tổ chức... Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những
kẻ tham ô là những kẻ “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ
đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ, làm quỹ riêng cho địa phương
mình, đơn vị mình”. Người phê phán những người, những cơ quan “không sát công việc thực
tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng
hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ
thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn”. Hay nói cách khác, đó là
những cán bộ, những tổ chức mắc bệnh quan liêu, vốn là “mảnh đất tốt cho tham ô, lãng phí
sinh sôi nảy nở và phát triển”.
Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, Hồ Chí
Minh đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” (năm 1963)...
Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có cuộc
vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu
tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng
cao phẩm chất, đạo đức cách mạng.
2.3.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
a. Tu dưỡng đạo đức suốt đời
19
Đạo đức không phải là cái gì đó có tính “nhất thành bất biến”, mà nó được hình thành,
phát triển do môi trường giáo dục, do sự rèn luyện, phấn đấu và tu dưỡng bản thân của mỗi
người. Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người
phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức.
b. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tu dưỡng đạo đức suốt đời
Suốt đời tu dưỡng rèn luyện đạo đức để thấm nhuần và thực hành đạo đức cách mạng,
đây vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp trong xây dựng đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh,
tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ. Mỗi người phải kiên trì rèn
luyện, tu dưỡng suốt đời. Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người phải được thực hiện qua hoạt
động thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.
Một là, việc tu dưỡng đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, suốt
cả cuộc đời. Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Mỗi người phải thường xuyên, chăm lo tu
dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó cũng là công việc phải làm kiên trì, bền bỉ
suốt cả cuộc đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn.”, “Đạo đức cách mạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.
Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do không chú ý điều này,
nên có những người trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không
sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng.
Song, đến khi có ít quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô,
lãng phí, quan liêu, không tự giác mà biến thành người có tội với cách mạng. Từ đó, Người đi
đến kết luận khái quát: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có
sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta
kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo
20
tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi
con người”.
Trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tu dưỡng
đạo đức là một quá trình đấu tranh quyết liệt, lâu dài trong nội tâm của mỗi con người. Vì thế,
việc rèn luyện đạo đức đòi hỏi mỗi cán bộ phải có dũng khí đấu tranh với chính mình và phải
kiên trì bền bỉ, nỗ lực tu dưỡng suốt đời. Hồ Chí Minh chỉ dẫn một cách sâu sắc về cuộc đấu
tranh phức tạp, lâu dài này. Trong bài nói tại Lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa 2 (tháng
3/1953), Người ví trong bản thân mỗi con người đều có “hai phe: một phe thiện và một phe
ác. Hai phe cùng đấu tranh với nhau. Nếu đấu tranh để phe thiện thắng thì phe ác phải bại.
Nếu không đấu tranh mà để cho phe thiện bại, thì là hỏng.”
Hai là, việc tu dưỡng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi
người. Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức
của mỗi người. Hồ Chí Minh cho rằng đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu,
chỗ tốt, ai cũng có cái thiện, cái ác ở trong mình. Điều quan trọng là dám nhìn thẳng vào con
người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy được cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy,
thấy được cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Hồ Chí Minh luôn quan tâm, phải làm thế nào
để mọi người tự nhận thấy việc tu dưỡng đạo đức cách mạng là một việc phải kiên trì, thường
xuyên, liên tục. Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử là “chính tâm, tu thân” để “tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”, và chỉ rõ: “Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ
gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi con người. Bồi dưỡng tư tưởng
mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không
phải là việc dễ dàng… Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công.
Nếu người cán bộ cách mạng không làm được như vậy, thì ở thời kỳ này giữ được đạo đức
trong sáng, nhưng đến thời kỳ khác lại có thể thoái hóa, biến chất, hư hỏng.
Ba là, tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn của
mỗi người. Theo Hồ Chí Minh, đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện
trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công – sinh hoạt, học tập, lao động,
chiến đấu; trong mọi mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn – gia đình, nhà trường, xã
21
hội; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, với cấp trên cấp dưới, với Đảng,
với nước, với dân và cả trong các mối quan hệ quốc tế.
Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải
điều chỉnh hành vi của mình, và phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất cụ thể,
phong phú và đa dạng. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng rèn luyện
công phu mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp,
nâng cao, hoàn thiện. Bài học đó đã được Hồ Chí Minh đúc kết ở 4 câu thơ:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.”
22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Đánh giá về những quan điểm mới của Hồ Chí Minh về đạo đức
Đứng trước cảnh dân tộc ta đang bị chế độ thực dân thi hành những chính sách làm suy
giảm nghiêm trọng trình độ đạo đức dân chúng, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm về
“đạo đức mới” là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của
nhân loại được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đạo đức
mới đã xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến của giai cấp thống trị dùng để áp bức
bóc lột người dân lao động.
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam, Người sử dụng những khái niệm đạo đức quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ
lâu đời, bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới để những giá trị đạo đức
mới có thể hòa nhập với những giá trị truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người dân Việt
Nam đều cảm thấy gần gũi, thân thuộc. Người còn tiếp thu những giá trị của tư tưởng đạo đức
phương Đông và phương Tây, đặc biệt là phát triển từ tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin, từ đó làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng trở nên phong phú, nâng cao
những giá trị đạo đức truyền thống lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, yếu tố căn bản nhất góp
phần hình thành nên quan niệm về đạo đức mới của Hồ Chí Minh chính là nhân tố về gia đình,
nơi đã nuôi dưỡng, định hướng, gieo cho Người những mầm sống đầu tiên của lý tưởng đạo
đức.
Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc
với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những
khái niệm, những phạm. trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức
mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt
Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm
cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu
những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú,
đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại,
23
cũng như nhân loại trong Việt Nam. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và
nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, là đạo đức cách mạng: đặt lợi ích của Đảng, của
Đất Nước, dân tộc lên hàng đầu; tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng; hết sức phục
vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân; yêu thương đồng chí, yêu thương con người,... Trái ngược với
những quan điểm về đạo đức cũ, thứ đạo đức kìm hãm con người, làm con người bị lu mờ, tha
hóa, tàn phá cốt cách con người một cách nặng nề.
Theo Hồ Chí Minh, nền tảng thiết yếu nhất của người cách mạng là nền tảng về đạo
đức, người cách mạng phải có cả đức và tài thì mới hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng và
nhân dân giao cho. Lấy đạo đức là gốc, là nền tảng, biểu hiện qua 3 mối quan hệ: đối với mình,
đối với người và đối với công việc. Chứ không phải như trong chính quyền thuộc địa, nơi mà
tri thức, đạo đức, tài năng bị xếp sau sự trung thành đối với người Pháp. Không chỉ vậy, Người
còn khẳng định vai trò của đạo đức đối với từng cá nhân trong xã hội, Hồ Chí Minh không
phân biệt đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ với đạo đức công dân.
Người chỉ rõ “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người
làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.
“Đạo đức mới” là đạo đức do Hồ Chí Minh cùng Đảng xây dựng lên, nó mang bản chất
của giai cấp công nhân kết hợp với những nét đẹp trong truyền thống đạo đức của dân tộc Việt
Nam và nhân loại. Cùng với quá trình phát triển của sự vận động thực tiễn cách mạng Việt
Nam, nền đạo đức ấy đã trở thành một bộ phận quan trọng khắc họa nền văn hóa Việt Nam;
trở thành một loại vũ khí mạnh mẽ của Đảng và dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập và
chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới.
Dù có ở thời đại nào đi chăng nữa, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn luôn là một
tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là ánh đèn dẫn lối cho sự nghiệp đổi mới và phát triển
đất nước. Ở các kỳ đại hội Đảng, các vị lãnh đạo vẫn luôn nhấn mạnh “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh ở Việt Nam.
3.2. Bài học kinh nghiệm
24
Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải
điều chỉnh hành vi của mình, và phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất cụ thể,
phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo
đức ở Việt Nam. Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được
Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Do đó tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm
gương đạo đức trong sáng của Người có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng, là nhân tố có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện
nay. Rút ra những bài học kinh nghiệm, thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu
dưỡng rèn luyện công phu mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng
được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện.
Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công
và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người
nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách
mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung,
cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chính vì vậy, xây dựng đạo đức là điều rất quan trọng và cần thiết bởi đạo đức là cái
gốc, có như vậy chúng ta mới thực sự hoàn thiện, vươn tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống.
25
KẾT LUẬN
Trong thời đại mà sự ảnh hưởng của “đạo đức cũ” – thứ đạo đức lạc hậu, giả tạo, kìm
hãm sự phát triển của con người thì quan niệm về “đạo đức mới” của Hồ Chí Minh như một
tia sáng xua tan đi màn đêm đầy tăm tối ấy.
“Đạo đức mới” theo quan niệm của Người là đạo đức cách mạng, đạo đức vĩ đại, không
vì danh vọng mà vì lợi ích chung của toàn thể dân tộc. Đạo đức mới theo Người bao gồm bốn
chuẩn mực là: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Thương
yêu con người, sống có tình nghĩa; Tinh thần quốc tế trong sáng. Đi kèm với đó là 3 nguyên
tắc để xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với làm; Xây đi đôi với chống, Phải tu dưỡng đạo
đức suốt đời.
Để hình thành nên quan niệm về “đạo đức mới” của Hồ Chí Minh, gia đình là yêu tố
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, quan niệm này còn nhận được sự tác động tích
cực đến những truyền thông văn hóa của nhân dân Việt Nam và thế giới, là chủ nghĩa Mác –
Lênin, là tài năng và kết quả hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, bản thân Bác là hình mẫu về quá trình
kiên trì rèn luyện và tư dưỡng đạo đức. Bác luôn thực hiện đầy đủ những chuẩn mực của mình
đưa ra về đạo đức mới, đồng thời cũng thường xuyên tuyên truyền, giảng dạy cán bộ, chiến
sĩ, nhân dân cả nước về phẩm chất tốt đẹp này. Đó là những bài học đắt giá, có giá trị lâu bền,
góp phần xây dựng và cải tạo đạo đức xã hội, là tiền đề cho sự phát triển con người và dân tộc
Việt Nam.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. ThS. Vũ Hoàng Sơn, Tạ Quang Đạo (2020), Không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh
với
chủ
nghĩa
Mác
–
Lênin,
Báo
điện
tử
Đảng
Cộng
sản
Việt
Nam,
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/khong-the-tach-roi-tu-tuong-hochi-minh-voi-chu-nghia-mac-lenin-571714.html
3. Phùng Đông (2018), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đạo đức
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh,
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – Hệ thống tư liệu – văn kiện Đảng,
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/v-i-lenin/nghiencuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-vai-tro-cua-dao-duc-trongcach-mang-xa-hoi-chu-nghia-va-trong-xay-dung-3185
4. Hoàng Trung (2015), Phạm trù trung - hiếu trong triết lý phương Đông và tư tưởng hồ
Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng hiện nay, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam – Hệ thống tư liệu – văn kiện Đảng, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-macangghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/pham-tru-trung-hieutrong-triet-ly-phuong-dong-va-tu-tuong-ho-chi-minh-voi-van-de-giao-duc-dao-duc-cachmang-1952
5. PGS. TS. Nguyễn Thị Thọ (2019), Nét đặc trưng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, http://nxbctqg.org.vn/net-dac-trung-trong-tu-tuongdao-duc-ho-chi-minh.html
6. Dương Thị Hằng (2019), Gia đình – một trong những yếu tố hình thành tư tưởng cứu
dân, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa,
http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-lieu/gia-dinhmot-trong-nhung-yeu-to-hinh-thanh-tu-tuong-cuu-dan-cuu-nuoc-cua-chu-tich-ho-chiminh.html
27
7. GS. Song Hành (2015), “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” - một nguyên
tắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – Hệ
thống tư liệu – văn kiện Đảng, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-leninho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/noi-di-doi-voi-lam-phai-neu-guongve-dao-duc-mot-nguyen-tac-co-ban-cua-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh-2405
8. (2007) Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Cổng
Thông tin điện tử tính Phú Thọ, https://phutho.gov.vn/vi/nhung-nguyen-tac-trong-ren-luyendao-duc-theo-tu-tuong-ho-chi-minh
9. Nguyễn Thị Gấm (2010), Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, Báo Hà Giang, http://www.baohagiang.vn/hoc-tap-theo-bac/200912/nhungnguyen-tac-xay-dung-dao-duc-moi-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-508882/
10. Song Lan (2019), Xây dựng đạo đức cách mạng qua tác phẩm “Đạo đức cách mạng”
của Hồ Chí Minh, Cổng Thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang,
https://sgddt.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/xay-dung-ao-uc-cach-mang-qua-tac-pham-ao-uccach-mang-cua-ho-chi-minh/11354876
11. Trương Thanh Nhã (2020), Nguyên tắc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo quan
điểm Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu, https://hnd.baclieu.gov.vn//nguy%C3%AAn-t%E1%BA%AFc-r%C3%A8n-luy%E1%BB%87n-v%C3%A0-tud%C6%B0%E1%BB%A1ng-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%A9c-theoquan-%C4%91i%E1%BB%83m-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh
12. ThS. Lường Thị Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài học phòng chống tham ô, lãng
phí,
http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh-voi-bai-hoc-phong-
chong-tham-o-lang-phi-3365
13. Nguyễn Cúc (2021), Ngày 15-11-1950: Bác Hồ nói gì về tham nhũng và công tác
cán bộ?, Báo Quân đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-namxua/ngay-15-11-1950-bac-ho-noi-gi-ve-tham-nhung-va-cong-tac-can-bo-677248
28
14. Tác phẩm: “Đạo đức cách mạng”, với bút danh C.B; đăng trên báo Nhân dân, số 460,
ngày 06 tháng 6 năm 1955
29
Download