TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC TIỂU LUẬN HẾT MÔN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI Nghiên cứu về các phương pháp tự học tiếng Trung Quốc của sinh viên tại trường đại học Mở Hà Nội Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Trung Quốc Hà Nội, 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC TIỂU LUẬN HẾT MÔN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI Nghiên cứu về các phương pháp tự học tiếng Trung Quốc của sinh viên tại trường đại học Mở Hà Nội Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Trung Quốc Hà Nội, 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1 Lời nói đầu ......................................................................................................................... 3 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................ 6 3. Tình hình nghiên cứu. ............................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 8 5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn ....................................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG TRUNG ...................................................................................................... 9 1. Khái niệm tự học ....................................................................................................... 9 2. Tại sao cần có phương pháp học tiếng Trung đúng đắn ........................................... 9 3. Các phương pháp tự học tiếng trung ....................................................................... 10 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀO QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG. ........... 15 1. Các phương pháp được áp dụng ............................................................................. 15 2. Hiệu quả của quá trinh áp dụng .............................................................................. 16 3. Những sai lầm thường mắc phải khi tự học tiếng Trung và giải pháp khắc phục .. 17 4. Tiểu kết : ................................................................................................................ 22 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 23 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 24 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 25 2 LỜI NÓI ĐẦU Học tiếng trung là cả một quá trình khó khăn và đầy vất vả đòi hỏi người học phải có sự quyết tâm cao trong quá trình học tập.Chỉ như vậy học mới có hiệu quả và đạt được thành công mong muốn.Tuy nhiên khá nhiều bạn băn khoăn và đặt khá nhiều câu hỏi: cần phải học ở đâu,học tài liệu nào,phải học bao nhiêu thời gian mới có thể giao tiếp được, phương pháp học như thế nào để có hiệu quả,… Trong quá trình học tiếng Trung, ngoài việc xác định mục tiêu học tập, việc áp dụng phương pháp học tập đúng đắn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề trong quá trình học như rút ngắn thời gian , ghi nhớ tốt hơn, ,...vv và học các kĩ năng ngôn ngữ của tiếng Trung. Nhiều người cho rằng tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ "dễ nói", theo chia sẻ của nhiều người khi lựa chọn ngôn ngữ để theo học. Với lí do là sự tương đồng trong ngôn ngữ Hán với ngôn ngữ Việt, lợi thế láng giềng hàng xóm nên học tiếng Trung "là dễ nhất". Thực tế, tiếng Trung không phải là một ngôn ngữ dễ nếu như bạn không biết cách học phù hợp. Đa số người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Trung nói riêng đều gặp trở ngại về giao tiếp, học mãi mà vẫn không thể nói sao cho trôi chảy. Thành ra chán nản và bỏ cuộc dù đã cố gắng rất nhiều. Thay vì bỏ cuộc dễ dàng như thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao mà mình không nói được, nói không hay và khắc phục dần dần. Những vấn đề trên cùng với những lí do chọn đề tài nêu dưới đây đã đưa ra quyết định lựa chọn đề tài phương pháp tự học tiếng Trung làm bài tiểu luận nghiên cứu của mình. Với tất cả sự kính trọng , xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã dành thời gian đọc và cho ý kiến nhận xét về bải tiểu luận này. 3 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bản thân tôi là một sinh viên ngành tiếng Trung nên việc thực hiện tiểu luận nghiên cứu là để đưa ra những phương pháp học tập tiếng Trung để nâng cao hiệu quả học tập của mình ; cũng như các bạn sinh viên khác cùng chuyên ngành có thể lựa chọn, bổ sung thêm được phương pháp học tập cho chuyên ngành của mình. Ngoài ra, còn có những lí do khách quan khác khiến tôi chọn nghiên cứu đề tài : **Vấn đề do môi trường học tập: - Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Khai Xuân, Mai Hồng Quân và Phạm Ngọc Đăng (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) chương trình học hiện nay quá tập trung hai kỹ năng viết (72,83%) và đọc (64,13%), các kỹ năng nghe, nói chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn. Như vậy có thể thấy do ảnh hưởng một phần của chương trình học đã dẫn đến việc sinh viên chạy vì theo điểm số mà có phương pháp học tập sai lệch: phân bố thời gian học không đều , chỉ tập trung vào một số môn đã dẫn đến 53,26% sinh viên và 83,33% giảng viên được khảo sát cho biết lo lắng về việc không đạt chuẩn đầu ra theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT quy định. => vì thế phải tìm ra phương pháp học tập đúng cách mà vẫn đảm bảo cả vấn đề điểm số và khả năng ngôn ngữ thực sự của sinh viên. - Do cơ hội được tuyển cũng như điều kiện được học ngoại ngữ tiếng Anh từ tiểu học, hầu hết các sinh viên thi vào ngành tiếng Trung đều chọn khối thi D1(toán , văn , anh) và đa phần trước đó đều chưa học qua tiếng Trung. Thế nên khi bắt đầu học một ngoại ngữ, phương pháp học đúng đắn là một yếu tố quan trọng để nắm vững căn bản ngay từ đầu. Trong khi giáo dục nước ta khi giảng dạy ngoại ngữ lại lấy từ vựng và ngữ pháp làm gốc nên nhiều sinh viên vẫn còn áp dụng theo cách học cũ mà chưa tìm ra 4 phương pháp học tập khác. Qúa tập trung vào ngữ pháp khiến sinh viên thường không có kĩ năng nói mềm dẻo, tự nhiên. - Trong môi trường đại học, vấn đề tự học là chính và rất quan trọng, giáo viên chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ các bạn phần nào nên việc ra phương pháp học tập có hiệu quả cho bản thân lfa việc hết sức cần thiết. - Vấn đề học ngữ pháp: Khi học ngoại ngữ ở trường THCS,THPT các thầy cô thường nhồi nhét cho học sinh cấu trúc ngữ pháp , khiến cho nhiều bạn đến khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới vẫn bị áp đặt theo lối học đấy. Chỉ học thuộc làu làu ngữ pháp mà quên đi kèm với ví dụ nên thường dễ quên, và cảm giác khó thường dẫn đến chán nản. **Vấn đề do bản chất ngôn ngữ: - Từ việc học chữ Hán: chữ Hán là văn tự hình khối biểu ý còn chữ Quốc Ngữ là văn tự ghi âm thuần tuý, Sự khác nhau giữa hai loại hình ngôn ngữ đòi hỏi ngưòi học phải luôn cố gắng để làm quen và tìm ra con đường tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất. => Phải tìm ra phương pháp học có hiệu quả nhất. - Về mặt phát âm, chúng ta lại không có nền tảng về ngữ âm tốt, không được phát âm chuẩn ngay từ đầu, kể cả các bạn đã được học tiếng Hoa từ trước cũng chưa thể chắc chắn phát âm của mình đã chuẩn 100%, cho nên việc phát âm sai dễ ăn vào tiềm thức, tạo rào cản cho việc học môn nghe, viết chính tả. Nên nếu không có phương pháp tự luyện phát âm đúng ngay từ đầu thì khi muốn sửa cũng khó, tạo rào cản cho việc học môn nghe, viết chính tả. Còn nếu đã học một thời gian mà vẫn phát âm sai thì cũng vẫn phải tìm ra phương pháp ôn luyện và sửa chữa để có kết quả tốt hơn. - Nếu bạn nghe nghe một đoạn audio 300 từ, không có video hay hình ảnh minh họa, hơn 60% từ vựng trong đó bạn mới nghe lần đầu… thì dù có nghe hoài, nghe mãi, nghe đi nghe lại cả chục lần cũng khó mà hiểu được. => như vậy, mấu chốt để 5 làm bài nghe là ở phương pháp học. Phải có phương pháp đúng đắn thì mới có thể tiến bộ. Phải tìm ra cách nghe cho những dạng bài khác nhau, những kinh nghiệm này bạn sẽ rút ra được trong quá trình học tập, nên cần có phương pháp đúng vì không có giáo viên nào hướng dẫn bạn cụ thể tất cả kinh nghiệm trong nhiều dạng bài nghe khác nhau được. Xuất phát từ những vấn đề trên là lí do khiến người viết làm đề tài nghiên cứu phương pháp tự học tiếng Trung với mong muốn sẽ góp phần lí giải nhiều vấn đề cả về lí luận và thực tiễn trong việc đưa ra các phương pháp tự học tiếng Trung. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Đề xuất phương pháp tự học tiếng Trung, nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên ngành tiếng Trung. Mục tiêu cụ thể: Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể chủ yếu sau đây: - Chứng minh tự học tiếng Trung phải có phương pháp học tập cụ thể để phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc, không tốn nhiều thời gian, đạt được hiệu quả cao. - Đưa ra các phương pháp tự học tiếng Trung áp dụng vào trong các kĩ năng ngôn ngữ của tiếng Trung như nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng giao tiếp, phương pháp tự học từ vựng sao cho dễ ghi nhớ, phương pháp học và ghi nhớ ngữ pháp. - Đưa ra ví dụ những sai lầm khi không phương pháp học tập đúng đắn và cách khắc phục.. 3. Tình hình nghiên cứu. Đã có nhiều tác giả nước ngoài , trước hết là ở chính quốc gia sử dụng tiếng TrungTrung Quốc, nghiên cứu về vấn đề tự học tiếng trung như cuốn “ Chiến lược học tập ngôn ngữ Trung quốc cho sinh viên nước ngoài" của tác giả Zhu Chuan nhằm nghiên cứu những phương pháp tự học tiếng Trung dành sinh viên nước ngoài 6 đang theo học ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường đại học ở Trung Quốc。Hoặc trong cuốn 汉语普通花语音教程,của tác giả Liu Hui chương đầu có đề cập đến các phương pháp tự học tiếng Trung mà các sinh viên có thể tham khảo để đưa ra phương pháp học riêng cho mình. Hiện tại Việt Nam rất ít sách tổng hợp tất cả phương pháp tự học tiếng Trung gồm đầy đủ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhưng trong các quyển sách tự học, vẫn có những chương được viết để đề ra các phương pháp để sinh viên có thể chọn lọc ra những phương pháp tự học cho mình như cuốn "Tự học tiếng Trung cho người mói bắt đầu, của The ZhiShi, được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội, "30 phút tự học giao tiếp tiếng Trung mỗi ngày của The ZhiShi , chủ biên Ngọc Hân, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, "Tự học tiếng Trung cấp tốc "-Tác giả Trần Thị Thanh Liêm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Ở Việt Nam cũng diễn ra một số hội thảo đề ra các phương pháp tự học tiếng Trung như "Hội thảo: Học tiếng Trung khó hay dễ ?" tổ chức 18h15 ngày 24/02/2012 tại trường THCS Láng Thượng - số 159 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội ( cạnh trường ĐH Ngoại Thương HN ). Các tác giả đề cập chủ yếu tới các vẫn đề như làm thế nào để có thể giao tiếp bằng tiếng Trung nhanh nhất, làm thế nào để có thể học được nhiều từ mới tiếng Trung nhất , làm thế nào để duy trì khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung tốt nhất,đề ra những phương pháp học tập đúng đắn để đi tới thành công nhanh nhất, những sai lầm thường mắc phải khi học tập tiếng Trung và đưa ra giải pháp khắc phục. Điều đó không chỉ giúp ích cho việc học tiếng Trung mà nó còn giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống, cách thức giao tiếp với người xung quanh, cách thức giải quyết một công việc bất kì một cách hiệu quả. Đề tài nghiên cứu này kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và đưa ra các 7 phương pháp tự học tiếng Trung có hiệu quả cho sinh viên đang theo học ngành tiếng Trung tham khảo để nâng cao khả năng chuyên ngành của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Trong nghiên cứu này, một số đối tượng sau đây được đưa ra để nghiên cứu: - Vì sao cần phải có phương pháp tự học đúng để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho sinh viên tiếng Trung? - Vì sao phải nhận ra sai lầm trong cách học tiếng Trung và nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết? * Phạm vi nghiên cứu: - Phương pháp tự học tiếng trung của các sinh viên chuyên ngành khoa Tiếng Trung của đại học Mở Hà Nội. 5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn - Góp phần hoàn thiện các phương pháp tự học tiếng Trung, để sinh viên áp dụng vào quá trình học nhằm nâng cao kĩ năng tiếng Trung, có kết quả học tập hiệu quả trong các kì thi trong trường Đại học, vượt qua các kì thi tiếng Trung trong nước, quốc tế như các cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Trung ( phương pháp tự học để cải thiện môn nói và khả năng phát âm), HSK. Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khối kiến thức về phương pháp tự học tiếng Trung, những kết luận, khuyến nghị có thể tham khảo trong hướng dẫn thực hiện và áp dụng các phương phapd tự học cho sinh viên ngành tiếng Trung ở Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu 8 - Phân tích, tổng hợp tài liệu.: phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu có sẵn về phương pháp tự học tiếng Trung ở Việt Nam . - Thực hiện khảo sát sinh viên năm 1 và năm 2 Khoa Ngoại ngữ ngành tiếng Trung của trường Đại học Mở Hà Nội. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TIẾNG TRUNG 1. Khái niệm tự học - “Tự học là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [1]. - Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” [2]. Từ những khái niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng với sự tự giác cao của bản thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân sẽ được phát triển không ngừng trong quá trình tự học của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình. Vấn đề tự học luôn được đề cao trong quá trình tiếp thu tri thức của các bạn trẻ. 2. Tại sao cần có phương pháp học tiếng Trung đúng đắn 9 - Tầm quan trọng của việc tự học đối với học sinh: + Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay những kiến thức chưa được nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp các bạn tự ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất, tự rèn luyện giải các bạn toán mà trên lớp không có thời gian hoàn thành. + Tự học là kỹ năng giúp các bạn tu dưỡng được sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ. Và khi việc tự học đã trở thành thói quen của các bạn trẻ thì kiến thức các bạn chắc chắn sẽ có hiệu quả cao và hình thành những đức tính tốt cần thiết cho cuộc sống sau này như có ý thức trong việc giúp đỡ người gặp khó khăn, tự chịu trách nhiệm khi bản thân gây rắc rối, dám nhận lỗi và sửa lỗi. + Tự học giúp các bạn thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà các bạn sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học giúp các bạn ý thức được bản thân cần gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu cho cuộc sống sau này. + Tự học là tự bản thân vận động giải quyết mọi vấn đề trong học tập, khi các bạn có kỹ năng tự học cao cũng là lúc các bạn có khả năng trong việc thể hiện bản thân không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Điều đặc biệt, mở rộng nhiều mối quan hệ khi bạn là có kiến thức chuyên môn cao nhờ ý thức tự học trong thời gian dài. Từ đó ta thấy được rằng việc tự học là vô cùng quan trọng. Vậy nhưng để có thể tự học một cách hiệu quả nhất thì chúng ta phải tìm ra những phương pháp tự học tiếng Trung đúng đắn. Bởi vậy nên việc tìm ra các phương pháp tự học tiếng Trung đung đắn cũng vô cùng quan trọng. Chỉ có tìm đc những phương pháp tự học đúng đắn thì việc tự học mới có hiệu quả lớn nhất. 3. Các phương pháp tự học tiếng trung 3.1.Xác định rõ mục tiêu học tập của mình 10 Theo Harmer (1991) [4], động cơ là động lực bên trong giúp thúc đẩy người học tiến tới hành động. Còn theo Sophie Moirand (1990) [5] động cơ bao gồm các yếu tố về tình cảm và nhận thức, gồm hai loại: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên ngoài là mong muốn học ngoại ngữ của người học bị tác động bơi các yếu tố bên ngoài như: thi cử, gia đình, xã hội, nghề nghiệp, sự hấp dẫn về văn hóa,... những yếu tố này thường dễ bị tác động dẫn đến thay đổi. Động cơ bên trong đến từ bản thân người học, là nhu cầu và mong muốn học hỏi, trau dồi. Điều này sẽ duy trì được sự tập trung, tính nghiêm túc một cách lâu dài và có hiệu quả. Nếu như động cơ từ bên ngoài dễ bị tác động và thay đổi thì động cơ bên trong sẽ giúp người học duy trì lâu dài, nâng cao tính tập trung và việc tiếp thu, ghi nhớ kiến thức không còn quá khó khan 28.41% 30% 22.73% 25% 20.45% 18.18% 20% 15% 10.23% 10% 5% 0% Vì sở thích Vì xu hướng toàn cầu Yêu thích văn hóa Vì xem phim, nghe Học thêm một ngôn Trung Quốc nhạc, theo đuổi thần ngữ mới tượng . Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện động cơ học theo học ngành tiếng Trung của sinh viên Theo hình 3.1.1, có tới 28.41% sinh viên theo học ngôn ngữ Trung vì xu hướng toàn cầu. Khi tiếng Trung ngày một phổ biến và tạo ra nhiều cơ hội việc làm thì đây là động 11 cơ bên trong, động cơ này chiếm số lượng chủ yếu. Nhưng bên cạnh động cơ bên trong là những động cơ bên ngoài như học vì sở thích (chiếm 20.45%), sự yêu thích văn hóa Trung Quốc (chiếm 18.18%) hay vì muốn xem phim, nghe nhạc, theo đuổi thần tượng một cách dễ dàng hơn (chiếm 22.73%) có thể thấy chúng chiếm số lượng không nhỏ. Chính vì vậy, không ít sinh viên khi học tiếng Trung không quá chú trọng tới kĩ năng nói – vì mục đích chủ yếu là để phục vụ cho động cơ bên ngoài. Không có động lực cụ thể, không có mục tiêu cụ thể làm người học trì trệ lại mọi dự định, khiến người học mất phương hướng, không biết bắt đầu từ đâu dẫn đến hiện tượng học lệch, học không đều các kĩ năng. Nhiều người học lại có suy nghĩ học chỉ để thi lấy chứng chỉ thậm chí học chỉ để qua môn. Với lối suy nghĩ đõ sẽ làm người học chỉ chăm chú vào để làm tốt việc trước mắt và động lực đó cũng sẽ mất đi khi người học cảm thấy đã hài lòng với điều mình làm. Bởi vậy nên, bạn cần phải đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: Bạn học tiếng Trung để làm gì? Đừng bao giờ bắt đầu khi chưa xác định được rõ mục tiêu hành động của mình. Chưa xác định rõ mục tiêu sẽ dễ khiến bạn trở nên mông lung giữa các định hướng học tập, các phương pháp khác nhau, dần dà gây ra chán nản, mất thời gian Hãy đặt câu hỏi cho bản thân mình và trả lời nó một cách nghiêm túc nhất: Bạn học tiếng Trung để làm gì? Dù đơn giản là học vì sở thích hay học để phục vụ cho công việc, xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn những gì mình cần làm, cần học, loại bỏ những nội dung gây mất tập trung, mất thời gian trong quá trình học và có thể vạch ra được lộ trình giúp mình đạt được mục tiêu đó. 3.2.Tìm hiểu quy tắc nói tiếng Trung Trong tiếng Trung, âm điệu có lẽ là phần cơ bản nhất. Bạn nên bắt đầu bằng việc tập chung vào Phiên Âm. Trong đó, Phiên Âm = Nguyên Âm + Phụ Âm + Dấu (Vận Mẫu + Thanh Mẫu + Thanh Điệu). 12 Về phiên âm tiếng Trung khá giống với tiếng Việt. Bạn nên giành 1-2 tuần để tiếp xúc với nó. 3.3.Tìm hiểu hệ thống chữ viết tiếng Trung - Tiếng Trung và tiếng Nhật đều là ngôn ngữ tượng hình. Để ghi nhớ tốt cách viết, nên dành hẳn một thời gian đầu để học viết, đừng vội đả động đến ngữ pháp là cách học tiếng Trung hiệu quả. - Đối với tiếng Trung, bạn không cần thiết phải thuộc tất cả 214 bộ thủ, nhưng nên tập viết tất cả chúng, điều này sẽ giúp bạn thuộc một số bộ căn bản, thường dùng, cũng như làm quen với các bộ còn lại. 3.4.Sắm một quyển vở ô ly và bút có ngòi mềm để tập viết và học từ mới mỗi ngày Tiếng Trung không giống như tiếng Việt. Bởi có hệ thống chữ cái là chữ tượng hình, vì vậy một quyển vở ô ly có thể giúp chúng ta căn được các nét và tập viết sao cho chuẩn. Hãy chọn bút ngòi mềm (bút chì, bút nước, bút mực không có ngòi thanh đậm). Chúng sẽ giúp nét bút mềm mại và thanh thoát hơn. Muốn chữ viết được đẹp và có tiến bộ, đầu tiên hãy dùng bút chì và bút nước để luyện trước nhé! Đã có vở và bút, tiếp theo là thể hiện sự quyết tâm chinh phục tiếng Trung đi nào. Bằng sự chăm chỉ học từ mới mỗi ngày, bạn sẽ thấy mình tiến bộ vượt bậc. Hãy học cách luyện tập ngữ pháp. Bằng cách viết thật nhiều ví dụ và sử dụng cấu trúc ngữ pháp + từ mới thì sẽ không bị mau quên! Bạn có thể tự đặt ra chỉ tiêu viết mỗi từ mới lần đầu là 5 dòng. Tiếp theo những ngày sau học lại chỉ cần viết lại 1 dòng. 3.5. Xem phim, Nghe nhạc Trung Quốc 13 Vừa giải trí, vừa học được kiến thức, đã không ít các bạn sinh viên học phát âm qua cách này! Hãy chọn một bộ phim có nội dung gần gũi đời sống và các từ ngữ đơn giản nhất. Từ đó học theo và BẮT CHƯỚC. Học ngôn ngữ, điều quan trọng là biết BẮT CHƯỚC sao cho hiệu quả. Chỉ cần chọn một bộ phim phù hợp với các câu từ đơn giản. Bạn hãy bắt chước theo diễn viên từng câu, từ phát âm, thanh điệu. Thậm chí có thể diễn theo biểu cảm của họ để càng có hứng học! 3.6. Tận dụng thời gian rảnh rỗi cho việc học Mọi người hãy tận dụng tất cả các thời gian rảnh rỗi để học thứ ngôn ngữ này nhé. Trưa, chiều, tối thì các bạn có thể tận dụng lúc đang lướt Facebook, mạng xã hội. Các bạn có thể xem thêm những diễn đàn mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, đọc thêm thơ hoặc là những bài văn ngắn hoặc những câu thoại đơn giản trên các nhóm học tiếng Trung. Đây cũng là 1 cách học thêm từ vựng rất hiệu quả. 3.7. Tìm người bạn Trung Quốc để nói chuyện *** Bước cuối cùng để cải thiện kỹ năng tiếng Trung chính là thực hành sử dụng nó. Tìm một người bạn cũng có đam mê tiếng Trung qua mạng Xã hội. Hoặc có thể tự mình tìm một người bạn ngoại quốc có thể giúp mình vừa học tập vừa luyện khẩu ngữ! Hãy cứ tự tin nói ra bất cứ từ nào bạn biết. Dù không hoàn toàn đúng nhưng bạn sẽ biết mình còn thiếu sót ở đâu. Từ đó mới có thể sửa và không lặp lại lỗi sai đó nữa! Vấn đề này tương đối khó khăn, để tìm một người bản xứ nói chuyện không phải dễ dàng. Vậy, làm cách nào để nói tiếng Trung trôi chảy? Theo mình thì bạn nên đăng ký 1 tài khoản Wechat. Sau đó vào làm quen mấy bạn người Trung. Với cộng đồng 1 tỷ người dùng, đây là ứng dụng tốt nhất để bạn làm quen với tiếng Trung. 14 Ngoài ra, bạn có thể tham gia các nhóm tiếng Trung trên facebook, zalo để được trao đổi kiến thức. Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀO QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG. 1. Các phương pháp được áp dụng Sau khi tiến hành điều tra khảo sát các phương pháp tự học được sinh viên K27 và K28 khoa tiếng Trung Quốc – Đại học Mở Hà Nội áp dụng trong quá trình học tiếng trung, ta có biểu đồ: Các phương pháp tự học thường được sinh viên áp dụng 5.88 xem phim, nghe nhạc Trung quốc 17.65 48.53 tìm người Trung Quốc để nói chuyện tập viết và học từ mới mỗi ngày tận dụng thời gian rảnh rỗi để học 27.94 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện các phương pháp tự học thường được sinh viên áp dụng trong tiếng Trung Theo biểu đồ, với số lượng 68 sinh viên tham gia làm khảo sát thì có tới 33 sinh viên tương đương với 48,53% chọn phương pháp xem phim, nghe nhạc trung quốc 15 để tự học tiếng Trung. 27,94% sinh viên chọn phương pháp tìm người Trung Quốc để nói chuyện, 17,65% sinh viên chọn phương pháp tập viết và học từ mới mỗi ngày và chỉ 5,88% sinh viên chọn phương pháp tận dụng thời gian rảnh rỗi để học. Như vậy, qua biểu đồ, ta có thể thấy, gần một nửa số sinh viên chọn tự học bằng cách xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Trung Quốc – một phương pháp học tiếng trung nhưng vẫn có thể giải trí. Việc lựa chọn phương pháp này để tự học khiến các sinh viên không cảm thấy bị nhàm chán và chán nản khi học. 2. Hiệu quả của quá trinh áp dụng Lựa chọn các phương pháp tự học là thế, nhưng có bao nhiêu sinh viên thật sự hiệu quả với phương pháp tự học của minh? Với 68 sinh viên thực hiện khảo sát, hiệu quả của các quá trình áp dụng các phương pháp được thể hiện qua biểu đồ sau: hiệu quả của quá trình áp dụng các phương pháp tự học của sinh viên 25 20 15 10 5 0 xem phim, nghe nhạc Trung Quốc tìm người Trung Quốc để nói chuyện thục sự hiệu quả tập viết và học từ mới mỗi ngày có một chút hiệu quả tận dụng thời gian rảnh rỗi để học không có hiệu quả Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện hiệu quả của quá trình áp dụng các phương pháp tự học của sinh viên. 16 Như vậy, từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được rằng: Trong tổng số 33 sinh viên áp dụng phương pháp xem phim và nghe nhạc tiếng trung quốc, chỉ có 4 sinh viên thực sự cảm thấy hiệu quả và có thể học hỏi them nhiều thứ từ phương pháp, 8 sinh viên cảm thấy chỉ có một chút hiệu quả và 11 sinh viên không cảm thấy có tí hiệu quả nào. Trong tổng số 19 sinh viên áp dụng phương pháp tìm người Trung Quốc để nói chuyện, có 15 sinh viên cảm thấy phương pháp có hiệu quả, 3 sinh viên cảm thấy chỉ có 1 chút hiệu quả và chỉ có 1 sinh viên cảm thấy không có hiệu quả. Trong 12 sinh viên áp dụng phương pháp tập viết và học từ mới mỗi ngày, có 4 sinh viên cảm thấy phương pháp có hiệu quả, 5 sinh viên cảm thấy có một chút hiệu quả và 3 sinh viên cảm thấy không có tí hiệu quả nào. Và cuối cùng trong 4 sinh viên tận dụng thời gian rảnh rỗi để học thì có 3 sinh viên cảm thấy phương pháp học của mình có hiệu quả, chỉ có 1 sinh viên cảm thấy có một chút hiệu quả và không có sinh viên nào cảm thấy phương pháp này không có hiệu quả. Như vậy có thể thấy gần một nửa số sinh viên cảm thấy phương pháp tự học của mình không hề có hiệu quả. 3. Những sai lầm thường mắc phải khi tự học tiếng Trung và giải pháp khắc phục Vậy tại sao lại có số lượng lớn sinh viên cảm thấy phương pháp tự học tiếng trung của mình không có hiệu quả như vậy? Đó có thể là do phần lớn sinh viên hiện tại đang có cách học sai. Ở đây tôi đề cập đến một số sai lầm sinh viên thường mắc phải khi tự học tiếng Trung và một số giải pháp cụ thể. 3.1 Xem phim, nghe nhạc Trung quốc vậy nhưng không thực sự chú tâm đến tiếng Trung 17 Phần lớn sinh viên chọn phương pháp xem phim, nghe nhạc Trung Quốc để tự học là bởi người vừa giải trí, vừa học được kiến thức. Vậy nhưng phần lớn sinh viên hiện nay khi xem phim thường không quá chú ý tới lời thoại của các diễn viên mà bị cuốn theo nội dung cốt truyện. khi phim đến những đoạn cao trào, gay cấn, sinh viên thường chỉ tập trung vào diễn biến phim mà quên mất rằng mình đang học, không còn chú ý tới nghe lời thoại nữa. Vậy nên để có thể học tiếng Trung hiệu quả, bạn cần phải luyện nghe đúng phương pháp. Trước hết, cần đặt ra mục tiêu cho việc luyện nghe: hôm nay sẽ nghe cái gì, nghe bao lâu, nghe xong rồi làm gì? Việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ khiến cho việc học nghe trở nên nghiêm túc hơn, không còn yếu tố tùy hứng, thích thì nghe, và cũng giúp bạn biết được mình đang ở đâu. Tiếp theo, thường các sinh viên thường chọn phim có nội dung hay, lôi cuốn như phim cung đấu, phim cổ trang để học mà quên mất rằng, tiếng Trung cổ đại và hiện đại rất khác nhau và thường những từ ngữ được nói trong phim cổ đại rất ít sử dụng trong tiếng Trung hiện nay. Để có thể học tiếng Trung hiệu quả bằng phương pháp này, sinh viên nên chọn một bộ phim phù hợp với các câu từ đơn giản, hiện đại, dễ nghe dễ hiểu. Hãy bắt chước theo diễn viên từng câu, từ phát âm, thanh điệu. Thậm chí có thể diễn theo biểu cảm của họ để càng có hứng học! Hơn thế nữa, đa số sinh viên hiện nay đều xem phim Trung quốc trên các diễn đàn Việt Nam, mà ở đó, đa số các bộ phim Trung Quốc đều có phụ đề tiếng Việt (vietsub). Khi có phụ đề tiếng Việt, sinh viên thường có xu hướng ỷ lại, chỉ chăm chú vào đọc phụ đề, không quan tâm các diễn viên nói tiếng Trung như nào nữa. vậy nên cách tốt nhất chính là sinh viên nên xem phim trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc, tắt phụ đề tiếng Việt đi, chỉ để lại phụ đề tiếng Trung. Như vậy, các giác quan của sinh viên sẽ phải hoạt động hết công suất, lắng nghe và cố gắng đọc theo phụ đề tiếng Trung, đuổi theo phụ đề một cách nhanh nhất để có thể đọc kịp diễn viên nói gì. Bằng cách này, học tiếng Trung sẽ vô cùng hiệu quả. 18 Tương tự như khi nghe nhạc tiếng Trung, dừng chỉ “phiêu” theo điệu nhạc mà hãy cố gắng lắng nghe những từ ngữ quan trọng nhé! Học ngoại ngữ quan trọng ở chỗ rèn luyện liên tục, luyện nghe không chỉ làm tăng khả năng nghe, mà còn gián tiếp nâng cao khả năng nói và phản xạ. Quay trở về thời thơ ấu trong chốc lát và nhớ lại chúng ta đã học tiếng mẹ đẻ của mình thế nào nhé. Hẳn các bạn đã nhớ quy trình học như thế nào rồi chứ? Một đứa trẻ sẽ bắt đầu tiếp nhận ngôn ngữ bằng cách nghe để hiểu thế giới tự nhiên, sau đó mới bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản như “bố”, “mẹ”…Học tiếng Trung hay bất kì môt ngôn ngữ nào khác cũng vậy, hãy bắt đầu từ nghe để âm thanh chui vào bộ não của mình một cách tự nhiên và dần dần hình thành một phản xạ. Muốn sử dụng tiếng Trung như người bản ngữ, việc đầu tiên bạn phải làm chính là học nghe hiệu quả. 3.2. Tìm người Trung Quốc để nói chuyện nhưng lại tự ti về bản thân Đa số sinh viên chọn phương pháp này để tự học đều cảm thấy nó có hiệu quả, vậy một số ít sinh viên cảm thấy không có hiệu quả là do đâu? Tôi nghĩ là do bạn cảm thấy tự ti về khả năng của bản thân và không dám nói. Đôi khi là do khi bạn nghe thấy cách người bản địa nói chuyện, bạn sẽ bị không hiểu vì người bản địa nói chuyện rất nhanh, và khi đó bạn sẽ bị chán nản. hoặc cũng có thể là do khi nói chuyện bạn quá chú trọng vào ngữ pháp và không thể phản ứng ngay được. Vậy nhưng khi luyện nghe và nói, đừng quá chú trọng vào ngữ pháp. Xin bạn lưu ý rằng học ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc chỉ chăm chăm vào ngữ pháp. Khi bạn quá trau chuốt cho ngữ pháp của mình thì cũng chính là bạn đang làm thui chột đi khả năng phản xạ nhanh của mình đấy. Các nguyên tắc ngữ pháp làm bạn cứ phải đắn đo, suy nghĩ xem câu sắp nói đã đúng ngữ pháp hay chưa. Nếu bạn nói sai ngữ pháp, hãy yên tâm là người nghe vẫn hiểu được ý bạn muốn diễn đạt. Thế nhưng ở đây không có nghĩa là bạn “bỏ 19 rơi” ngữ pháp đâu, mà chúng ta sẽ đan xen việc học ngữ pháp vào các kĩ năng nghe, nói, đọc viết. Như thế mới đạt được hiệu quả cao nhé! Nếu bạn cảm thấy tự ti về năng lực của mình thì sẽ chẳng bao giờ bạn nói tốt tiếng Trung được đâu. Nên nhớ một điều rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn chưa học được điều gì. Bạn hoàn toàn có thể mắc lỗi nhưng quan trọng là bạn học được gì sau những lần mắc lỗi. Vậy để có thể nói tiếng Trung lưu loát bạn phải rèn luyện sự tự tin cho mình, tự tin trong giao tiếp sẽ hình thành phản xạ ngôn ngữ, giúp bạn nói trôi chảy hơn và tích lũy được vốn từ vựng phong phú. Học tiếng Trung là một quá trình đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao. Hy vọng những kinh nghiệm mình đã chia sẻ ở trên sẽ bớt đi phần nào gánh nặng cho các bạn trong quá trình học nói tiếng Trung. 3.3 Tập viết và học từ mới mỗi ngày nhưng không ôn lại và không biết thoát ly ngữ cảnh. Thường các sinh viên sẽ tập viết chữ mỗi ngày để học từ mới. Phương pháp đó không hề sai, nhưng các sinh viên sai ở chỗ không ôn lại, không biết thoát ly ngữ cảnh và học vẹt. Có thể rằng, từ mới hôm đó bạn viết bạn đã nhớ rồi nhưng có thể tuần sau, thậm chí là ngày hôm sau thôi sẽ không còn nhớ gì nữa. vậy nên cách tốt nhất để có thể học phương pháp này một cách hiệu quả có thể kể đến như: - Với một hệ thống chữ tượng hình như tiếng Trung nhiều nét nhiều chữ khó nhớ vậy làm thế nào để nhớ được tiếng Trung? cách học tiếng Trung ở đây là nhớ 214 bộ thủ. Dựa vào bộ thủ để học qua cách triết tự từ, liên quan đến ý nghĩa của nó. “Chim chích mà đậu cành tre/ Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” Đó là chữ 德,dễ nhớ đúng không nào. Đôi khi bản thân mình hãy tự sáng tạo ra những cách triết tự từ, chính chủ cho riêng mình. Ví dụ tôi nhớ chữ 啊”A mở 20 miệng gọi ba từ tốn”…. Bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau dựa vào bộ thủ ta có thể liên hệ đến sự vật hiện tượng nào đó liên quan đến ý nghĩa của chữ. Vì vậy trí nhớ của chúng ta sẽ thật phi thường: nói, viết thành thạo chỉ với khoảng 1500 chữ Hán cơ bản. - Mỗi ngày hãy tạo thói quen ôn lại từ mới, chỉ khoảng 10 chữ cùng với những mẫu câu thường dùng. Mưa dần thấm lâu là cách học tiếng Trung hiệu quả hiện tại, không cần vội vàng đốt cháy giai đoạn. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà học tập, do sau đó không bị tác động của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt đều là khoảng thời gian tốt cho việc rèn nhớ chữ. - Bạn có thể học từ vựng ở bất kì đâu bất kì khi nào! Ngay trước bàn học của tôi cũng dán đầy là chữ Hán, hàng ngày ngó qua nhìn lại thú vị lắm đấy. Có thể là bạn gặp một chữ Hán ngay trên đường đi, trên những quảng cáo, trên bao bì sản phẩm….hãy cố đoán xem nó là từ hay cụm từ gì. Nếu hay hãy viết ngay lại nhé! Cách học tiếng Trung này hữu ích đấy! - Việc học từ vựng không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ. - Bạn cũng có thể học từ vựng qua sách vở, báo tạp chí, truyện tranh… Mọi cách học tiếng Trung đều mang lại hiệu quả nhất định, hãy thực hành nó bạn sẽ nâng cao vốn từ của mình. - Và khi bạn học được một từ nào mới, đừng học nó một mình mà hãy cố ghép nó vào các câu, các tình huống cụ thể. Phải nhớ rằng để việc học đạt được hiệu 21 quả cao, bạn nên mang theo một cuốn sổ bên mình để sưu tầm những từ mới, mẫu câu thú vị nhé. “Học phải đi đôi với hành” cố gắng vận dụng những mẫu câu đã học vào giao tiếp hàng ngày, trình tiếng Trung của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể đấy 3.4 Hãy thay đổi bằng cách chịu khó đọc kinh nghiệm mới - Bộ óc con người sẽ trở nên thật nhàm chán khi phải lặp đi lặp lại một việc gì đó. Đặc biệt đối với việc học ngoại ngữ. Ngồi “tụng kinh” viết lách cả ngày thì đầu óc dồ dại mất. - Một lời khuyên cho phương pháp học hiệu quả tiếng Trung đó là thường xuyên thay đổi phương pháp học tiếng Trung. - Hôm nay học mười từ mới, nghe 3 bài hát tiếng Trung, đọc một câu chuyện. Ngày mai ôn mười từ hôm qua, xem phim có phụ đề tiếng Trung, thử dịch truyện… Như vậy, việc tự học tiếng Trung là vô cùng quan trọng và để có thể tự học tiếng trung hiệu quả nhất thì tôi đã đưa ra 1 số phương pháp tự học tiếng Trung đơn giản, hiệu quả, phù hợp với sinh viên. Từ đó nghiên cứu của tôi cũng chỉ ra một số lỗi sai sinh viên thường mắc phải khi tự học và giải pháp khắc phục. Mong rằng nghiên cứu của tôi có thể giúp các bạn sinh viên hiểu rõ rang nhất cách tự học tiếng Trung. 4. Tiểu kết : Mỗi nguyên nhân đều có các giải pháp để khắc phục riêng, và mỗi giải pháp đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Chính vì thế , nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp và hiệu quả của giải pháp cùng với sự hạn chế chủa những giải pháp để hi vọng người học tiếng Trung có thể tìm ra được phương pháp học đung đắn, phù hợp cho bản thân (đặc biệt là sinh viên năm nhất vừa mới tiếp xúc với loại ngôn ngữ mới), biết cách để hạn chế tối đa những mặt tiêu cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân . 22 KẾT LUẬN Việc tự học tiếng Trung đối với học sinh, sinh viên là vô cùng hợp lí, cần thiết. Song, hình thức tự học tập này luôn đòi hỏi tính tự giác cực cao của sinh viên. Đối với việc tiếp thu tri thức nói chung và việc học ngôn ngữ tiếng Trung Quốc nói riêng, bên cạnh những hạn chế do yếu tố chủ quan của người học thì việc tự học đúng phương pháp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất có thể đáp ứng yêu cầu của người học, đòi hỏi người học biết cách tận dụng, áp dụng các phương pháp một cách hiệu quả. Điều đó căng quan trọng hơn với những tân sinh viên mà cụ thể trong đề tài nghiên cứu của tôi muốn đề cập tới là sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai trường Đại học Mở Hà Nội. Mỗi sinh viên nên trang bị cho mình cách thức, chiến lược riêng vừa để khắc phục những mặt hạn chế của phương pháp tự học của bản thân, vừa học tập, rèn luyện hiệu quả. Vấn đề nghiên cứu của tôi khép lại không chỉ là những lí thuyết suông, kết quả thô cứng mà còn là sự khảo sát thực tế và đúc kết sinh động, thuyết phục. Trong thời đại hội nhập của thế giới, tiếng Trung Quốc ngày càng được nhiều người nhất là các bạn trẻ lựa chọn để học tập, nghiên cứu. Việc tự học có hiệu quả các phương pháp học tập này sẽ giúp người học tìm ra cách học tập phù hợp cho bản thân mình đồng thời nâng cao kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Trung. Đặc biệt, qua quá trình nghiên cứu, hỗ trợ khảo sát, thảo luận, tôi hài lòng với kết quả mà đề tài mang lại không chỉ ở mảng nội dung, giải pháp của vấn đề mà còn ở mảng nghiên cứu, đóng góp của cá nhân tôi. Tôi dã tự lên ý kiến, ý tưởng cho đề tài từ đó nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy khoa học đồng thời thúc đẩy sự phát triển kĩ năng nghiên cứu. Tôi tin rằng đề tài của mình sẽ giúp ích được cho các bạn sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đang học ngôn ngữ tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Mở Hà Nội nói riêng và các bạn học sinh, sinh viên đang theo học tiếng Trung Quốc nói riêng. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Tự học tiếng Trung cho người mới bắt đầu, The ZhiShi, được xuất bản bởi Đại học Quốc gia Hà Nội (2) 30 phút tự học giao tiếp tiếng Trung mỗi ngày, The ZhiShi , chủ biên Ngọc Hân, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội (3) Tự học tiếng Trung cấp tốc-Tác giả Trần Thị Thanh Liêm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. (4) Một số biện pháp nhằm cải thiện việc phát âm tiếng Hán cho sinh viên học Hán ngữ cơ sở 1 trường ĐHDL Hải Phòng, Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Thị Thanh Bình - Bộ môn Ngoại Ngữ. (5) Chiến lược học tập ngôn ngữ Trung quốc cho sinh viên nước ngoài, tác giả Zhu Chuan . (6) 汉语普通花语音教程,của tác giả Liu Hui 24 PHỤ LỤC Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện động cơ học theo học ngành tiếng Trung của sinh viên Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện các phương pháp tự học thường được sinh viên áp dụng trong tiếng Trung Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hiệu quả của quá trình áp dụng các phương pháp tự học của sinh viên. 25