Uploaded by Vy Lê Nguyễn Thảo

KDQT - FINAL EXAM - TONG HOP

advertisement
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
BỘ MÔN KINH DOANH
BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN
KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang
Nhóm thực hiện:
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2023
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN
STT
Họ và tên thành viên
Công việc phụ trách
1
2
3
4
5
6
7
2
Mức độ hoàn thành
MỤC LỤC
DESCRIBE THE SHIFTS IN THE WORLD ECONOMY OVER THE PAST 30 YEARS.
WHAT ARE THE IMPLICATIONS OF THESE SHIFTS FOR INTERNATIONAL
BUSINESSES BASED IN VIETNAM? ................................................................................... 9
I.
SỰ THAY ĐỔI VỀ VỊ THẾ CÁC NỀN KINH TẾ & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ....................... 9
1.1.
Trung Quốc cường quốc kinh tế thứ hai thế giới ............................................................ 9
1.2.
Các nền kinh tế mới nổi .................................................................................................. 9
1.3.
Vị thế của châu Á .......................................................................................................... 16
II.
YẾU TỐ TOÀN CẦU HÓA VÀ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU VÀ ẢNH HƯỞNG
TOÀN CẦU HÓA TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................................ 21
2.1.
Toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu .......................................................................... 21
2.2.
Yếu tố toàn cầu hóa và tác động tới doanh nghiệp tại Việt Nam ................................. 22
2.2.1.
Yếu tố công nghệ toàn cầu hóa ................................................................................. 22
2.2.2.
Yếu tố cạnh tranh trong toàn cầu hóa........................................................................ 27
2.2.3.
Tác động của yếu tố công nghệ toàn cầu hóa tới Việt Nam ...................................... 27
2.2.4.
Yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến Việt Nam ............................................................. 29
2.2.5.
Yếu tố chính trị - pháp luật trong toàn cầu hóa thương mại ..................................... 30
2.2.6.
Yếu tố chính trị - pháp luật tác động đến doanh nghiệp Việt Nam ........................... 34
2.2.7.
Yếu tố xã hội – văn hóa trong toàn cầu hóa thương mại và tác động đến Việt Nam 37
2.2.8.
Yếu tố văn hóa và xã hội tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam ......................... 38
III.
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ............................................ 41
3.2.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:............................................................................ 41
3.2. Về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và các
doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: .................................................................................. 44
IV.
CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ............................................ 49
4.1.
Internet .......................................................................................................................... 49
4.2.
Thiết bị di động ............................................................................................................. 50
4.3.
Vận tải ........................................................................................................................... 51
4.4.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. ....................................................................... 52
3
V.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: VẤN ĐỀ NHÂN KHẨU HỌC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU DÙNG & VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG - ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DN QUỐC TẾ TẠI VN ....................................................................... 56
5.1.
Vấn đề nhân khẩu học ................................................................................................... 56
5.1.1.
Dân số, độ tuổi giới tính ............................................................................................ 56
5.1.2.
Nghề nghiệp .............................................................................................................. 59
5.1.3.
Điều kiện kinh tế ....................................................................................................... 61
5.1.4.
Văn hóa ..................................................................................................................... 62
5.1.5.
Tôn giáo..................................................................................................................... 63
5.2.
Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng:........................................................... 64
5.2.1.
Yếu tố văn hóa........................................................................................................... 64
5.2.2.
Yếu tố xã hội ............................................................................................................. 66
5.2.3.
Các yếu tố môi trường ............................................................................................... 67
5.2.4.
Ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam ............................................................................... 81
LEARNING OUTCOMES: WHAT LESSONS DID YOUR GROUP LEARN FROM THE
INVESTIGATION OF BOTH THE CASE STUDY AND FINAL PRESENTATION? ....... 85
I.
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ AGNICO EAGLE MINE .......................... 85
1.1.
Cách AEM giải quyết vấn đề lao động đa dạng & nhạy cảm về văn hóa ..................... 85
Vấn đề ...................................................................................................................................... 85
1.2.
AEM chú ý nâng cao trình độ về chuyên môn của người lao động để đảm bảo năng
suất công việc ........................................................................................................................... 86
1.3.
Những giải pháp của AEM áp dụng xác định vấn đề tiềm ẩn đối với người lao động . 86
1.4.
Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn .................................................................. 87
II. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ CASE STARBUCKS XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN & VIỆT NAM................................................................................... 88
2.1.
Thị trường Nhật Bản ..................................................................................................... 88
2.1.1.
Lợi thế & sự thu hút của quốc gia Nhật Bản ............................................................. 88
2.1.2.
Xem xét những đối thủ hiện có ở thị trường & tìm điểm khác biệt để cạnh tranh.... 88
2.1.3.
Thâm nhập bằng hình thức liên doanh ...................................................................... 89
2.1.4.
Quá trình thích nghi với thị trường Nhật Bản ........................................................... 89
2.2.
Thị trường Việt Nam..................................................................................................... 92
2.2.1.
Thị trường cà phê ở Việt Nam .................................................................................. 92
2.2.2.
Đa dạng sản phẩm & tăng tính thẩm mỹ ................................................................... 92
2.2.3.
Thiết kế cửa hàng Starbucks ở Việt Nam.................................................................. 92
4
2.2.4.
Giá thành Starbucks ở thị trường Việt Nam .............................................................. 93
2.2.5.
Các chương trình thành viên & ưu đãi ở thị trường Việt Nam ................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 94
5
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Trung Quốc từ năm
2012 đến năm 2022 với dự báo đến năm 2027 ($) .............................................................. 3
Hình 1.2: Cán cân thương mại hàng hóa của Trung Quốc từ 2012 đến 2022 ($) ................ 3
Hình 1.3: Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc từ 2011 đến 2022 với dự báo đến 2027 .............. 4
Hình 1.4: Lực lượng lao động ở Trung Quốc từ 2000 đến 2021(Đơn vị: 1000 người) ....... 4
Hình 1.5: Tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc từ 1980 đến 2022............................................. 5
Hình 1.6: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ 2012 đến 2022 ($) .................... 5
Hình 1.7: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ 2012 đến 2022 ($) ..................... 6
Hình 1.8: Chỉ số dễ làm việc của quốc gia với điểm thành phần năm 2022 ........................ 7
Hình 1.9: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của G7 giai đoạn 1980-2019 tính bằng sức mua
tương đương (G7 share of global GDP, 2021) ................................................................... 9
Hình 1.10: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của các nền kinh tế trên thế giới tại năm 2011
(Data - OECD & Southeast Asia, 2022) ............................................................................. 10
Hình 1.11: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của nhóm các nước G7 và E7 tính bằng sức mua
tương đương (Chandrakanth, 2023) .................................................................................... 11
Hình 1.12: GDP dự đoán của khối G7 và E7 tại năm 2016 và năm 2050 ......................... 11
Hình 1.13: Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế toàn cầu từ năm 2020
đến 2024, theo nhóm kinh tế (so với năm trước)(Gross domestic product (GDP) 2020-2024,
2022) .................................................................................................................................... 12
Hình 1.14: Tỷ lệ lạm phát từ 2017 đến 2027(so với năm trước) ......................................... 13
Hình 1.15: Chỉ số đầu tư tích lũy- Lợi nhuận thuần theo thống kê cổ phiếu từ 3/2008-3/2023
(‘MSCI Emerging Markets Index’, 2023) .......................................................................... 13
Hình 1.16: Đóng góp GDP của các châu lục giai đoạn 1970-2019 .................................... 16
Hình 1.17: Dòng vốn FDI chia theo khu vực giai đoạn 2014-2019 ................................... 16
Hình 1.18: Tỷ lệ dân số sống ở thành thị theo khu vực giai đoạn 1950-2009 và dự đoán cho
giai đoạn 2010-2050 (Hugo, 1970) ..................................................................................... 18
Hình 1.19: Tỷ lệ tầng lớp trung lưu toàn cầu phân theo khu vực dự đoán năm 2020 và năm
2030 (Emerging Asia to Lead Global Economic and Consumption Growth, 2021) .......... 18
Hình 1.20: Tỷ lệ mức thuế đóng góp trên tổng doanh thu và thu nhập của các nước thuộc khối
OECD và châu Á năm 2022 (Data - OECD & Southeast Asia, 2022) ............................... 19
Hình 1.21: Tỷ lệ dòng vốn FDI phân bổ của 6 nước thuộc ASEAN giai đoạn 2018-2022 20
6
Hình 2.1: Sự tăng trưởng của ngành chất bán dẫn theo sản lượng toàn cầu qua các năm 19802014 (Tổng sản lượng toàn cầu theo ngành) ....................................................................... 26
Hình 5.1: Bản đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu (WWF living planet report 2022)
.............................................................................................................................................. 67
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện diện tích đất nông nghiệp (% trên tổng diện tích đất mặt) ...... 68
Hình 5.3: Lượng tài nguyên nước ngọt khai thác có thể tác tạo bình quân đầu người ....... 72
Hình 5.4: Chỉ số Danh sách Đỏ (RLI) ................................................................................ 74
Hình 5.5: Dấu chân sinh thái toàn cầu và năng lực sinh học từ năm 1961 đến năm 2022 tính
bằng ha toàn cầu trên mỗi người ......................................................................................... 75
Hình 5.6: Chỉ số sự suy giảm các loài sinh vật lớn từ năm 1970 đến 2018 được phân chia theo
kích thước cơ thể .................................................................................................................. 76
7
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cán cân thương mại Mỹ - Trung .........................................................41
Biểu đồ 4.1: % dân số toàn cầu sử dụng internet từ 1990 - 2020 (nguồn: worldbank) ........49
Biểu đồ 4.2: Số lượng điện thoại thông minh bán ra giai đoạn 2007 – 2021 .......................50
Biểu đồ 4.3: Số lượng vận tải hàng không giai đoạn 1990 – 2019 .......................................51
Biểu đồ 5.1: Dân số trên thế giới từ năm 1990 – 2023 .........................................................56
Biểu đồ 5.2: Tỷ lệ gia tăng dân số trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2023 .......................56
Biểu đồ 5.3: Tỷ suất sinh trên thế giới từ 1990 đến 2023 ......................................................57
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ tử vong trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2023 ...................................57
Biểu đồ 5.5: Dạng kim tự tháp về độ tuổi giới tính từ năm 1990 đến 2020 .........................58
Biểu đồ 5.6: Dạng kim tự tháp về độ tuổi giới tính năm 2022 .............................................58
Biểu đồ 5.7: Phân chia theo độ tuổi năm 2022 ......................................................................59
Biểu đồ 5.8: GDP bình quân đầu người trên thế giới từ năm 1990 đến 2021 ......................61
Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ đói nghèo trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2019 ...............................61
Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới từ năm 1991 đến năm 2021 ...........................62
Biểu đồ 5.11: Phần trăm các tôn giáo trên thế giới năm 2020 ..............................................64
Biểu đồ 5.12: Thể hiện tổng diện tích bề mặt .......................................................................69
Biểu đồ 5.13: Thể hiện sự thay đổi diện tích đất bề mặt ......................................................69
Biểu đồ 5.14: Thể hiện tỷ lệ bao phủ rừng ...........................................................................70
Biểu đồ 5.15: Mức thải Carbon Dioxide (CO2) bình quân đầu người .................................70
Biểu đồ 5.16: Thể hiện tổng lượng phát thải nhà kính .........................................................72
Biểu đồ 5.17: Mức độ thay đổi lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính qua từng năm ........72
Biểu đồ 5.18: Biểu đồ thể hiện sự suy giảm đa dạng sinh học .............................................74
Biểu đồ 5.19: Thể hiện mức sản lượng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ...........76
Biểu đồ 5.20: Thể hiện lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo ...................77
Biểu đồ 5.21: thể hiện mức độ thay đổi điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo ....78
Biểu đồ 5.22: Thể hiện phần trăm năng lượng sử dụng từ nhiên liệu hóa thạch ..................79
Biểu đồ 5.23: Thể hiện sự thay đổi xu hướng sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch 79
Biểu đồ 5.24: Thể hiện tỷ lệ điện được sản xuất từ than đá ..................................................80
Biểu đồ 5.25: Thể hiện xu hướng sản xuất điện từ than đá ..................................................81
8
DESCRIBE THE SHIFTS IN THE WORLD ECONOMY OVER THE PAST 30 YEARS.
WHAT ARE THE IMPLICATIONS OF THESE SHIFTS FOR INTERNATIONAL
BUSINESSES BASED IN VIETNAM?
I.
SỰ THAY ĐỔI VỀ VỊ THẾ CÁC NỀN KINH TẾ & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Giai đoạn từ 1993 đến năm 2023 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu.
Một trong những sự thay đổi quan trọng chính là sự chuyển dịch vị thế của các nền kinh tế
trên thế giới. Có 3 sự dịch chuyển lớn và nổi bật cần được quan tâm là: Sự vươn lên trở thành
nền kinh tế lớn thứ 2 của Trung Quốc, sự vươn lên của các nền kinh tế lớn mới nổi và vai trò
ngày càng quan trọng của khu vực châu Á.
1.1.Trung Quốc cường quốc kinh tế thứ hai thế giới
Một số thông tin về thị trường Trung Quốc
DÂN SỐ
LẠM PHÁT TIÊU DÙNG
1,41 Tỷ người (2/2023)
2,0% (2022)
XUẤT KHẨU CHÍNH
Máy móc, thiết bị điện, điện
GDP BÌNH QUÂN
TỶ LỆ TIÊM VACCINE
$12,758 (2022)
90% (2023)
tử
(China’s Economy is Rebounding, But Reforms Are Still Needed, no date)
Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP, với tổng trị giá khoảng 17,992
nghìn tỷ USD, chiếm 18,6% nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022 tính theo sức mua tương đương
(PPP) vào năm 2022. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới khi được đo bằng sức mua tương đương
(PPP) kể từ năm 2016.
Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Đây là thị trường
tiêu dùng phát triển nhanh nhất với lượng hàng hóa nhập khẩu lớn thứ hai, chiếm khoảng một
nửa lượng tiêu thụ kim loại toàn cầu và là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra nước ngoài của Trung Quốc lớn thứ hai thế giới, 136,91 tỷ
USD chỉ tính riêng năm 2019, chỉ sau Nhật Bản với 226,65 tỷ USD trong cùng kỳ.
Đứng thứ 28 trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Tính đến tháng 3 năm 2022, Trung Quốc có hơn 500 triệu người dùng 5G và 1,45 triệu trạm
gốc được cài đặt.
Lịch sử phát triển
Phù hợp với những cải cách đó, tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu của Trung Quốc cũng
có thể được chia thành bốn giai đoạn: (Liu, 2020)
9

Trong giai đoạn đầu (1978-1984): Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành
công nghiệp sơ cấp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng nhanh, chiếm 32% GDP năm
1984, tăng 4% so với năm 1978. Cho thấy những cải cách của Trung Quốc ở khu vực nông
thôn và nông nghiệp đã giải phóng đáng kể lực lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp,
thúc đẩy ngành công nghiệp chính và nhiều nguồn lực hơn được phân bổ cho ngành công
nghiệp chính.

Trong giai đoạn thứ hai (1985–1992): Các ngành công nghiệp phi nông nghiệp phát triển
nhanh chóng. Tỷ trọng của ngành công nghiệp thứ ba tăng từ 28 lên 34% trong GDP, cao
nhất mọi thời đại. Chuyển dịch ồ ạt lực lượng lao động sang công nghiệp thứ ba là đặc điểm
nổi bật nhất của phân bổ nguồn lực thời kỳ này, thúc đẩy công nghiệp thứ ba phát triển bù
đắp cho sự kém phát triển và điều chỉnh tỷ trọng của ngành.

Trong giai đoạn thứ ba (1993–2001): Nền kinh tế Trung Quốc bị chi phối bởi các ngành
công nghiệp nặng và hóa chất. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm các cơ sở
năng lượng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc), dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng tỷ
trọng của ngành công nghiệp thứ cấp. Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 mở cửa
14 thành phố ven biển. Mức độ phụ thuộc vào ngoại thương ngày càng tăng, chuyển sang
trở thành quốc gia xuất siêu trong nhiều năm liên tiếp. Cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc
chuyển từ nền kinh tế định hướng tiêu dùng nội địa sang nền kinh tế định hướng xuất khẩu.
Xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP là 18,87%.

Trong giai đoạn thứ tư (2002–nay): Tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy nhờ đô thị hóa và
công nghiệp hóa. Tốc độ tăng trưởng của tốc độ đô thị hóa trong thập kỷ qua phần lớn đã
vượt xa những năm 1980 và 1990. Trung Quốc đã trải qua quá trình chuyển đổi từ công
nghiệp hóa sang đô thị hóa và cơ cấu kinh tế hiện tại của nước này đã chuyển đổi từ định
hướng sản xuất sang định hướng con người. Năm 2011, lần đầu tiên số dân thành thị ở
Trung Quốc vượt số dân sống ở nông thôn.
Các chỉ số kinh tế (China’s Economy & Society | Statista, 2022)
2
Hình 1.1: Tốc
độ
tăng
trưởng tổng
sản
phẩm
quốc
(GDP)
nội
thực
tế của Trung
Quốc từ năm
2012
đến
năm 2022 với
dự báo đến
năm 2027 ($)
Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP thực
tế lên tới 3,0% vào năm 2022.
Chỉ số này đề cập đến tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
mỗi năm. Đến năm 2021, Trung Quốc là là quốc gia đứng thứ 2, chỉ sau Hoa Kỳ về GDP
cho thấy sự tăng trưởng đáng kể qua các năm. Sự phân bổ GDP giữa các ngành kinh tế,
chuyển đổi dần từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp sang một nền kinh tế tập
trung vào dịch vụ.
Hình
1.2:
Cán
cân
thương
mại
hàng hóa của
Trung Quốc
từ 2012 đến
2022 ($)
Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa lên tới khoảng 2,72 nghìn tỷ USD, với tổng kim
ngạch khoảng 3,59 nghìn tỷ USD. Cán cân thương mại vô hình của Trung Quốc, đã thâm
hụt và dao động ở mức -100 tỷ USD vào cuối năm 2021.
3
Trung Quốc đứng đầu trong số các nước nhập khẩu hàng đầu trên toàn thế giới với thặng dư
thương mại- nhập khẩu vượt xuất khẩu khoảng 976 tỷ USD.
Hình 1.3: Tỷ
lệ lạm phát
tại
Trung
Quốc từ 2011
đến 2022 với
dự báo đến
2027
Vào năm 2022, tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm dao động ở mức khoảng 2,0% so với năm
trước. Các dự báo của IMF công bố vào tháng 10 năm 2022 cho thấy tỷ lệ lạm phát sẽ đạt
khoảng 2,2% vào năm 2023.
Hình
Lực
1.4:
lượng
lao động ở
Trung Quốc
từ 2000 đến
2021(Đơn vị:
1000 người)
Năm 2021, lực lượng lao động của Trung Quốc lên tới xấp xỉ 780,2 triệu người, cho thấy xu
hướng giảm trong những năm gần đây. Do cả quy mô dân số trong độ tuổi lao động và tỷ lệ
dân số tham gia thị trường lao động đều có xu hướng giảm
4
Hình 1.5: Tốc
độ đô thị hóa
ở
Trung
Quốc từ 1980
đến 2022
Tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc đã tăng từ 36% năm 2000 lên khoảng 51% năm 2011- lần
đầu tiên dân số thành thị vượt qua dân số nông thôn. Hiện tốc độ đô thị hoá tại quốc gia vẫn
đang tăng lên
Hình 1.6: Giá
trị nhập khẩu
hàng hóa của
Trung Quốc
từ 2012 đến
2022 ($)
Vào năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 2,72 nghìn tỷ USD,
tăng khoảng 1,1% so với năm trước.
Nhập khẩu quốc gia đã tăng khá ổn định trừ năm 2009 và 2015-2016, kim ngạch nhập khẩu
giảm khoảng 11% do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Năm 2015, nhập khẩu Trung
Quốc giảm 13,2% bởi bất ổn toàn cầu của một số xung đột địa chính trị, dịch bệnh bùng phát
và khủng bố.
5
ASEAN và các nước Liên minh châu Âu là đối tác thương mại nhập khẩu quan trọng nhất
của Trung Quốc, với giá trị nhập khẩu lần lượt là khoảng 2,55 tỷ RMB và 2 tỷ RMB vào
năm 2021.
Hình 1.7: Giá
trị xuất khẩu
hàng hóa của
Trung Quốc
từ 2012 đến
2022 ($)
Vào năm 2022, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng khoảng 7% so với năm trước vào
khoảng 3,59 nghìn tỷ USD. Nhập khẩu quốc gia đã tăng khá ổn định trừ năm 2009 và 20152016 do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới. Và đối tác xuất khẩu hàng
đ đầu là Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu năm 2021. Những sản phẩm xuất khẩu chính như
máy tính, điện thoại, thiết bị vận tải, thực phẩm và động vật sống dùng làm thực phẩm chiếm
phần lớn nhất trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Chiến lược phát triển
Trung Quốc đứng thứ 31 trên bảng xếp hạng toàn cầu với 77.9 điểm, đứng sau các nước như
New Zealand (86.8 điểm), Singapore (86.2 điểm), Hồng Kông (85.3 điểm),..., Việt Nam thứ
70 (69.8 điểm) và hạng 190 là Somalia (20.0 điểm) (Explore Economies, 2020)
6
Hình 1.8: Chỉ số dễ làm việc của quốc gia với điểm thành phần năm 2022
Ngày 06/12/2022, Bộ Chính trị Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp quan trọng xác nhận sự
thay đổi trong tường thuật chính sách về trọng tâm của việc phục hồi tăng trưởng kinh tế thông
số chính trị cho nền kinh tế trung ương hàng năm. 5 mục tiêu quan trọng cho năm 2023 là:
(Keqiang, 2023)
Mở rộng nhu cầu trong nước

Ưu tiên cho việc phục hồi và mở rộng tiêu thụ, thúc đẩy thu nhập của cư dân thành thị
và nông thôn.

Ổn định chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn và thúc đẩy phục hồi tiêu dùng dịch vụ
tiêu dùng, kết hợp các khoản đầu tư của chính phủ và chính sách ưu đãi thúc đẩy đầu
tư trên toàn xã hội một cách hiệu quả.

Đẩy nhanh thực hiện các dự án lớn đặt ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, các dự án
đổi mới đô thị cũng được triển khai.

Đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghiệp

Các chuỗi công nghiệp trọng điểm trong lĩnh vực sản xuất, tập hợp các nguồn lực chất
lượng và nỗ lực phối hợp để đạt được những đột phá về công nghệ cốt lõi trong các lĩnh
vực then chốt.

Thăm dò và phát triển các nguồn năng lượng và khoáng sản, khai phá thêm các nguồn
dự trữ và thúc đẩy sản xuất.
7

Đẩy nhanh quá trình số hóa các ngành công nghiệp truyền thống và doanh nghiệp vừa
và nhỏ để biến chúng thành cao cấp, tiên tiến và thân thiện với môi trường hơn với
nghiên cứu và phát triển và ứng dụng các công nghệ.
Các biện pháp và chính sách hiệu quả cần được triển khai để thúc đẩy kỳ vọng và niềm tin
của thị trường.
o Cải cách sâu rộng vốn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh
cốt lõi của doanh nghiệp nhà nước.
o Tạo môi trường cạnh tranh và phát triển bình đẳng, khuyến khích và hỗ trợ tư nhân và các
doanh nghiệp tư nhân phát triển và mở rộng, các doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa và các cá
nhân tự kinh doanh phát triển kinh doanh.
o Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
o Tạo một thị trường rộng lớn và cởi mở, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa cho các
công ty nước ngoài tại Trung Quốc. Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và tiếp tục mở
cửa lĩnh vực dịch vụ hiện đại.
o Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và gia nhập các hiệp định kinh tế và thương mại tiêu chuẩn cao khác, mở rộng
dần thể chế.
o Phát huy khả năng xuất nhập khẩu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cải
thiện dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện khởi động các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài có lợi.
Phòng ngừa và hóa giải hiệu quả các rủi ro lớn về kinh tế, tài chính
o Tiến hành cải cách sâu rộng hệ thống tài chính, cải thiện quy định tài chính để đảm bảo bên
liên quan phải đảm nhận đầy đủ trách nhiệm của mình để bảo vệ chống lại rủi ro.
o Bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hiệu quả đối với các doanh nghiệp bất động sản,
cải thiện tỷ lệ nợ trên tài sản có, thúc đẩy lĩnh vực BĐS phát triển ổn định.
o Để ngăn ngừa và xoa dịu rủi ro nợ của chính quyền địa phương, chúng ta nên cải thiện sự
kết hợp giữa các kỳ hạn nợ, giảm gánh nặng trả lãi và ngăn chặn việc tích tụ các khoản nợ
mới trong khi nỗ lực giảm các khoản nợ hiện có.
Chuyển đổi sang phát triển xanh:
Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm cần được tăng cường. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng môi trường
đô thị - nông thôn, tiếp tục triển khai các dự án lớn về bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái quan
trọng. Thúc đẩy R&D để sử dụng than sạch và hiệu quả, đồng thời tiến nhanh hơn để phát triển
hệ thống năng lượng mới.
8
Ổn định sản lượng nông nghiệp; đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của người dân và phát triển
các chương trình xã hội
1. Đẩy mạnh phát triển đất trồng trọt tiêu chuẩn cao, cơ sở tưới tiêu và trữ nước, và các
cơ sở hạ tầng nông nghiệp và hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và thiết bị nông
nghiệp. Phát huy các ngành nghề đặc trưng địa phương để tạo thêm thu nhập cho nông
thôn.
2. Phát triển cân bằng, chất lượng và hội nhập giữa thành thị và nông thôn như chương
trình giáo dục bắt buộc, tăng cường giáo dục nghề nghiệp và nền tảng giáo dục đại học.
3. Chuyển giao thêm các nguồn lực y tế chất lượng đến cấp độ cộng đồng và phân bổ
đồng đều hơn giữa các khu vực đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân. Tiếp tục phát
triển các chương trình văn hóa và lĩnh vực văn hóa, tăng cường giám sát an toàn và
đẩy mạnh các nỗ lực phòng ngừa, giảm nhẹ và cứu trợ thiên tai.
1.2. Các nền kinh tế mới nổi
Trước những năm 2000, những nền kinh tế lớn nhất thế giới đa phần nằm ở châu Âu và châu
Mỹ. Tổ chức tiêu biểu bao gồm những nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể kể đến là Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế, viết tắt là OECD. OECD được thành lập từ năm 1961, trải qua
62 năm hình thành và phát triển, từ 20 thành viên ban đầu thì tại năm 2023, OECD đã có tổng
cộng 38 thành viên (source). Trong 38 thành viên của OECD, 7 đại cường quốc có nền kinh tế
công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp,
Ý và Canada đã hợp thành Nhóm các nước G7. Trong một giai đoạn rất dài, OECD nói chung
và G7 nói riêng đã đóng góp hơn một nửa GDP của nền kinh tế trên toàn thế giới.
Hình 1.9: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của G7 giai đoạn 1980-2019
tính bằng sức mua tương đương (G7 share of global GDP, 2021)
Từ năm 1980 tới năm 2004, G7 chiếm hơn 60% GDP toàn cầu. Từ sau khủng hoảng kinh tế
tiền tệ năm 2008, G7 đã không thể giữ vững vị thế của mình khi đóng góp GDP giảm dần qua
9
các năm. Tại năm 2013, tổ chức World Economic dự đoán rằng tỷ trọng đóng góp GDP của
G7 sẽ ngày càng giảm và không có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Hình 1.10: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của các nền kinh tế trên thế giới tại
năm 2011 (Data - OECD & Southeast Asia, 2022)
Theo báo cáo của OECD, thời điểm năm 2005, các nước OECD đóng góp khoảng 60% GDP
toàn cầu, hơn 30% GDP đến từ các nước G7. Tuy nhiên chỉ sau 6 năm tức tại năm 2011, OECD
đã giảm dần vị thế của mình, biểu hiện qua việc giảm 10% mức đóng góp GDP toàn cầu. Từ
sau những cuộc khủng hoảng kinh tế, các công ty và tập đoàn lớn hướng ra mục tiêu theo đuổi
thị trường toàn cầu giảm thiểu rủi ro khi tập trung vào cố định vài nền kinh tế. Các công ty đặt
mục tiêu ở các quốc gia mới nổi nơi chưa có nhiều các đối thủ cạnh tranh và ở đó các chính
sách của chính phủ cũng tài trợ nhiều cho doanh nghiệp tiến vào thị trường nội địa. Trong khi
OECD giảm dần vị thế của mình thì nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi bao gồm Trung Quốc,
Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Liên bang Nga và Nam Phi cùng nhau chiếm khoảng 30% GDP của
thế giới vào năm 2011, so với khoảng 20% vào năm 2005 (Data - OECD & Southeast Asia,
2022). 7 quốc gia này được gọi tắt là E7 và đã tạo thành một nhóm các nước đối trọng chính
với G7. E7 còn được gọi bằng tên khác là BRICS.
Cập nhật của tờ Thời báo Ấn Độ ngày 9/4/2023 thì tổng GDP của các nước E7 sau khi điều
chỉnh tỷ giá đã vượt tổng GDP trong của các nước G7 trong năm 2022. Cụ thể, năm 2022 –
30.39% tổng GDP toàn cầu đến từ G7 và 32.59% đến từ các quốc gia E7. Xét về tốc độ phát
triển, E7 cần tới 40 năm để có thể đuổi kịp các nước G7 và hiện tại đã vượt G7.
10
Hình 1.11: Tỷ trọng đóng góp GDP toàn cầu của nhóm các nước G7 và E7 tính
bằng sức mua tương đương (Chandrakanth, 2023)
Hình 11 thể hiện đóng góp GDP của 2 khối G7 và EP trong giai đoạn trước 1995 tới 2022 (tính
bằng sức mua tương đương) và dự đoán xu hướng tới năm 2025. Theo đồ thị, E7 đã bắt kịp G7
ở năm 2020 và khoảng cách giữa 2 khối sẽ ngày càng xa.
Hình 1.12: GDP dự đoán của khối G7 và E7 tại năm 2016 và năm 2050
(GDP of G7 and E7 countries in 2015 and projection for 2050, 2016)
Theo dự báo của PwC, tổng GDP của khối E7 sẽ đạt mốc 140 nghìn tỷ USD vào năm 2050,
gấp hơn 2 lần so với khối G7 tại cùng thời điểm. Sự phát triển nhanh chóng và sự lớn dần trong
việc đóng góp cho nền kinh tế thế giới sẽ giúp cho các nước E7 có tiếng nói lớn hơn trong các
vấn đề chính sách kinh tế quốc tế dẫn đến vị thế sẽ ngày càng lớn và quan trọng hơn. Chính vì
11
vậy, việc hiểu biết về các quốc gia này là yêu cầu không thể thiếu khi kinh doanh trong thị
trường quốc tế.
Tổng quan về các nền kinh tế mới nổi
Không có một định nghĩa cụ thể quy định về nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên có thể hiểu một
nền kinh tế mới nổi là một thị trường có một số đặc điểm nhưng không đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn của một thị trường phát triển. Được coi là nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường phát triển. Những tiêu chí phổ biến đánh giá thị trường: mức thu nhập, chất lượng
của hệ thống tài chính và tốc độ tăng trưởng. (Emerging Market Economy Definition: Examples
and How They Work, 2022). Các quốc gia được chú ý nhiều nhất là các quốc gia có nền kinh
tế mới nổi với những lợi thế về lao động và tài nguyên cao.
Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý bao gồm:
o Các nước BRIC hoặc Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc: Những quốc gia được coi là bốn
thị trường mới nổi hàng đầu.
o CIVETS hoặc Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Các quốc
gia này được một số người dự đoán là một trong những thị trường mới nổi tiếp theo sẽ
nhanh chóng nổi lên về kinh tế
o Ngoài ra còn có: Chi-lê, Cộng hòa Séc, Hungary, Indonesia, Malaysia, Mexico, Ma-rốc,
Philippines, Ba Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan
Từ năm 2000 đến 2019, tỷ trọng của các thị trường mới nổi trong thương mại toàn cầu đã tăng
từ 32% lên 46% và tỷ trọng của các thị trường mới nổi với tư cách là nước nhận đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu từ 15% lên 46%. Hiện tại, phần lớn tăng trưởng GDP của thế
giới diễn ra ở các thị trường này.(OECD Emerging Markets Network - EMnet - OECD, 2020)
Các chỉ số kinh tế chung:
Hình 1.13: Dự
báo tăng trưởng
tổng sản phẩm
quốc nội (GDP)
thực tế toàn cầu
từ năm 2020 đến
2024, theo nhóm
kinh tế (so với
năm
trước)(Gross
12
domestic product
(GDP)
2020-
2024, 2022)
Hình 1.14: Tỷ lệ
lạm phát từ 2017
đến 2027(so với
năm
trước)(Inflation
rate
2017-2027,
2023)
Hình 1.15: Chỉ
số đầu tư tích
lũy- Lợi nhuận
thuần
thống
theo
kê
cổ
phiếu từ 3/20083/2023
(‘MSCI
Emerging
Markets Index’,
2023)
Rủi ro và cơ hội nền kinh tế mới nổi: (Emerging Markets: Stepping Into the Spotlight, no
date)
Chênh lệch tăng trưởng tương đối hiện của nền kinh tế mới nổi được củng cố bởi một số yếu
tố giữa các quốc gia:
o Sự hồi sinh sản xuất các thị trường bởi chiến lược “China plus one” thúc đẩy reshoring và
friend-shoring—một mạng lưới các nhà cung cấp đáng tin cậy từ các quốc gia thân thiện
cung cấp nhiều đường cung ứng độc lập.
13
o Nâng cấp hàng hóa được thúc đẩy bởi những hạn chế về nguồn cung và tăng nhu cầu đối
với kim loại xanh và khoáng chất hỗ trợ, mang lại lợi ích cho các nền kinh tế giàu tài nguyên
o Tăng năng suất nhờ số hóa
o Chu kỳ chính trị thuận lợi hơn
Lạm phát: trong khi tổng nợ của chính phủ các nền kinh tế mới nổi/GDP (Tổng sản phẩm quốc
nội) tăng lên, nợ chính phủ, thâm hụt ngân sách được cải thiện và tăng trưởng cao hơn.
Các công ty tại nền kinh tế mới nổi có ưu đãi tốt hơn
Cán cân đối ngoại của nền kinh tế mới nổi đã được cải thiện: Các tổ chức kinh tế được phát
triển tạo cơ hội cởi mở đầu tư từ các quốc gia phát triển và các tập đoàn đa quốc gia
Các thị trường mới nổi chính - khối BRICS:
Bảng thống kê một số thông tin các thị trường mới nổi chính trừ Trung Quốc. (Số liệu kinh tế
- Dữ liệu kinh tế hàng đầu Việt Nam, 2022)
Quốc
Tình trạng phát triển
gia
Brazil
Nền kinh tế Brazil trên cơ sở tương đối đã tăng trưởng nhanh chóng vào đầu những
năm 2010 với tốc độ 7,5%. Tuy nhiên, do bất ổn chính trị và các lệnh trừng phạt
thương mại, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và âm trong năm 2016 (-3,5%). Nền
kinh tế trong nước tăng trưởng 0,6% trong năm 2019 và dự kiến sẽ duy trì tốc độ
tăng trưởng thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài, cùng sự phụ
thuộc vào các mặt hàng nông sản như đậu tương và cà phê. Các chỉ số năm 2021:
Nga
o
Tỷ lệ Lạm phát là 8.30%
o
Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i (GDP) là 1,608.98 tỷ USD
o
Nhập khẩu là 306.98 tỷ USD
o
Xuất khẩu là 429.79 tỷ USD
Được thúc đẩy chủ yếu bởi xuất khẩu dầu và giá dầu tăng, Nga đã trải qua sự tăng
trưởng GDP theo cấp số nhân trong giai đoạn 1999-2008 (trước cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu). Năm 2014, nền kinh tế Nga chịu tác động tiêu cực từ các xung
đột chính trị và lệnh trừng phạt thương mại do Mỹ, Canada, Nhật Bản và EU áp
đặt, cùng với sự biến động của giá dầu chiếm gần 52% GDP hàng xuất khẩu. Các
chỉ số năm 2021:
o
Tỷ lệ Lạm phát là 6.69%
o
Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i (GDP) là 1,775.80 tỷ USD
14
Ấn Độ
o
Nhập khẩu là 379.08 tỷ USD
o
Xuất khẩu là 548.86 tỷ USD
Ấn Độ tự khẳng định mình là một thị trường mới nổi sau khi tự do hóa thương mại
và các cải cách kinh tế quan trọng khác vào năm 1991. Nền kinh tế Ấn Độ đã tăng
trưởng ổn định với tốc độ tương đối cao. Nó đạt trung bình 7,1% trong thập kỷ qua,
với một số biến động do bất ổn chính trị và cải cách kinh tế. Về cơ bản, tăng trưởng
kinh tế dài hạn của Ấn Độ có thể là do sự mở rộng của các ngành sản xuất và dịch
vụ, được thúc đẩy bởi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Ấn Độ cũng đang đạt được
những thành tựu cả về vốn và năng suất lao động nhờ những tiến bộ công nghệ và
cải cách giáo dục. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ là một trong những thị trường
mới nổi lớn nhất, cùng với Trung Quốc. Các chỉ số năm 2021:
o
Tỷ lệ Lạm phát là 5.13%
o
Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i (GDP) là 3,173.40 tỷ USD
o
Nhập khẩu là 758.87 tỷ USD
o
Xuất khẩu là 679.68 tỷ USD
Nam
Sau khi trải qua mức tăng trưởng GDP âm vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài
Phi
chính toàn cầu năm 2008 (-3%). Sau cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ Nam
Phi đã thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy GDP thông qua chi tiêu và tiêu
dùng của chính phủ. Tăng trưởng kinh tế tăng trong năm 2010-12 trước khi chậm
lại vào năm 2012-16 và tăng trở lại vào năm 2017. Xuất khẩu của Nam Phi bao
gồm chủ yếu là hàng hóa từ khai thác mỏ. Do đó, khối lượng xuất khẩu phụ thuộc
vào giá cả của các mặt hàng vốn biến động mạnh. GDP bình quân đầu người của
Nam Phi đang tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng (29% vào năm
2019). Tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm cao đã cản trở tiềm năng tăng trưởng và đầu
tư của nền kinh tế, đồng thời là những vấn đề cần được giải quyết thông qua cải
cách chính sách. Các chỉ số năm 2021:
o
Tỷ lệ Lạm phát là 4.61%
o
Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i (GDP) là 419.95 tỷ USD
o
Xuất khẩu là 130.71 tỷ USD
o
Nhập khẩu là 104.86 tỷ USD
15
1.3.Vị thế của châu Á
Mở rộng khái niệm vị thế kinh tế ra khỏi một quốc gia hay một tổ chức thì vị thế của khu vực
đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh quốc tế. Sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc,
Ấn Độ - 2 quốc gia nằm trong E7 cũng như sự phát triển của khối Asean đã góp phần nâng cao
vị thế của châu Á trên cán cân quyền lực kinh tế.
Hình 1.16: Đóng góp GDP của các châu lục giai đoạn 1970-2019
(Continents by gdp 2021 - StatisticsTimes.com, 2023)
Trong 4 thập kỷ liên tiếp từ năm 1970-2009, châu Âu là châu lục đóng góp nhiều GDP cho nền
kinh tế toàn cầu nhất. Từ năm 2010, châu Á đã chính thức vượt châu Âu để trở thành châu lục
đóng góp nhiều GDP nhất và giữ vững vị thế này cho đến ngày hôm nay. Thời điểm năm 2019,
châu Á đóng góp tới 37.83% GDP toàn cầu và dự báo rằng châu Á vẫn sẽ là châu lục có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Sự phát triển của châu Á Thái Bình Dương đã góp phần
đưa 1 tỷ người ở châu lục này thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Hình 1.17: Dòng vốn FDI chia theo khu vực giai đoạn 2014-2019
(FDI global inflows by region 2021 | Statista, 2022)
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực nhận vốn FDI nhiều thứ ba trên thế giới trong giai đoạn
2014-2019. Vốn FDI qua các năm ở khu vực này nằm ở mức ổn định cao hơn hoặc bằng 500
triệu USD.
16
Một số lý do giúp châu Á-Thái Bình Dương trở thành châu lục có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh nhất thế giới là sự hiện hữu của các hiệp định thương mại tự do, sự hiệu quả của chuỗi
cung ứng và giá thành cạnh tranh (Lee, 2022). Bên cạnh đó, châu Á-Thái Bình Dương đang
dần đuổi kịp tốc độ đô thị hóa toàn cầu và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng làm tăng sức
mua ở khu vực này. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư muốn mở rộng hoặc đầu tư hoạt
động kinh doanh ở châu Á- Thái Bình Dương.
Một số hiệp định thương mại tự do ở khu vực châu Á - Thái Dương:
o Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): bao gồm các quốc gia thành viên
ASEAN thỏa thuận về quá trình liên kết pháp lý quốc tế nhằm mục đích thực hiện tự do
hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư giữa các nước này bằng cách bãi bỏ các quy
định về hàng rào thuế quan và phi quan thuế, áp dụng biểu thuế quan giữa các quốc gia
thành viên. (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là gì ?, 2021)
o Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA
với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand: Bao
gồm sự kết hợp của các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và cao. RCEP sẽ hợp lý hóa
các FTA hiện có trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và tăng cường liên kết thương
mại nội khối. Sau khi RCEP có hiệu lực, 65% thuế quan đã giảm xuống 0 - và con số này
dự kiến sẽ tăng lên tới 90% trong vòng 20 năm.
o Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12
quốc gia (bao gồm Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore, Australia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam), được hình thành với mục tiêu hội nhập
các nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới - được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại khu vực và thế
giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.(Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những tác động đối với dịch vụ tài chính, 2012)
Tỷ lệ người dân sống ở thành thị của châu Á - Thái Bình Dương đang dần bắt kịp với tỷ lệ trên
toàn cầu. Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, từ năm 2020, 50% dân số của các quốc gia châu
Á sẽ sinh sống tại các đô thị.
17
Hình 1.18: Tỷ lệ dân số sống ở thành thị theo khu vực giai đoạn 1950-2009
và dự đoán cho giai đoạn 2010-2050 (Hugo, 1970)
Hình 1.19: Tỷ lệ tầng lớp trung lưu toàn cầu phân theo khu vực dự đoán năm 2020
và năm 2030 (Emerging Asia to Lead Global Economic and Consumption Growth, 2021)
Vào năm 2020, ước tính có khoảng 2 tỷ người châu Á thuộc tầng lớp trung lưu và con số này
sẽ tăng lên 3,5 tỷ vào năm 2030. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ở châu Mỹ dự kiến sẽ đạt
647 triệu vào năm 2020 và 689 triệu vào năm 2030. Số lượng công dân thuộc tầng lớp trung
lưu đang chững lại ở châu Mỹ và vẫn đang mất dần tầm quan trọng. Mặc dù họ chiếm 17% quy
mô tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2020, nhưng con số này sẽ giảm xuống còn 13% vào
năm 2030 do sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu châu Á. Vào năm 2030, cứ 3
người thuộc tầng lớp trung lưu thì có 2 người là người châu Á. Nghiên cứu định nghĩa tầng lớp
18
trung lưu là hộ gia đình có thu nhập từ 10 đô la đến 100 đô la mỗi ngày và theo đầu người, tính
theo sức mua.
Xanh dương: Các nước OECD; Đỏ: Các nước châu Á
Hình 1.20: Tỷ lệ mức thuế đóng góp trên tổng doanh thu và thu nhập của các nước
thuộc khối OECD và châu Á năm 2022 (Data - OECD & Southeast Asia, 2022)
Mức thuế suất thấp cũng là một điểm mạnh của khu vực châu Á và cơ hội của các nhà đầu tư.
So sánh với các nước thuộc khối OECD, mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước
ở châu Á thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, mức thuế trên doanh thu ở châu Á tại năm 2020 chưa đến
20% trong khi tỷ lệ này ở các nước OECD là tiệm cận 35%.
Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn thì việc kinh doanh của doanh nghiệp quốc tế tại khu vực châu
Á-Thái Bình Dương vẫn có những thách thức nhất định. Thách thức đầu tiên là các quy định
về quyền sở hữu doanh nghiệp của pháp nhân nước ngoài và các hạn chế ở một số quốc gia. Ở
một số quốc gia, doanh nghiệp 100% thuộc sở hữu nước ngoài được cho phép với một số yêu
cầu về loại hình kinh doanh nhất định hoặc phải có văn phòng tại nước đó, một số quốc gia thì
lại không cho phép pháp nhân nước ngoài được sở hữu 100% doanh nghiệp mà phải liên doanh
với một công ty địa phương. Thách thức thứ hai liên quan đến kiểm soát tiền tệ. Hầu hết các
quốc gia ở Châu Á và trên thực tế là trên toàn thế giới đều yêu cầu báo cáo về các giao dịch
tiền tệ xuyên biên giới trên một ngưỡng nhất định, ngưỡng này khác nhau giữa các quốc gia.
Lý do cho điều này là để cố gắng hạn chế các hoạt động rửa tiền. Khi thực hiện chuyển tiền
giữa các quốc gia, các doanh nghiệp tại châu Á phải được sự tư vấn của luật pháp địa phương
và đây là quy định bắt buộc. Một thách thức khác là việc bảo hộ bản quyền và trí tuệ còn lỏng
lẻo ở châu Á. Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều đã ký kết một hoặc một số hiệp định tương
tự Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc Thỏa thuận Madrid về đăng ký nhãn
hiệu (Doing Business In Asia: Common Challenges & Misconceptions | Acclime, 2020)
Trong tương lai, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là trung tâm phát triển và thịnh vượng toàn
cầu. Điều này dễ dàng thấy được thông qua các chính sách của các nước lớn ở khu vực này.
Điển hình là Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc, Chiến lược Ấn Độ
19
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Mỹ, chính sách “Hành động hướng
Đông” của Ấn Độ, chính sách “Kết nối Đông - Tây” của Nhật Bản, chính sách “hướng Nam”
của Hàn Quốc, chiến lược “Đại Á - Âu” của Nga và chiến lược “Kết nối Á - Âu” của Liên minh
châu Âu (EU) (Dự báo trật tự thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030 BÌNH LUẬN - Tạp chí Cộng sản, 2022)
Việt Nam là một quốc gia thuộc châu Á và được đánh giá là một trong bốn nước thuộc
“Emerging Asia”. Việc vị thế của Trung Quốc nói riêng và châu Á Thái Bình Dương ngày càng
tăng trên quốc tế cũng giúp Việt Nam tiếp cận được nhiều tích cực nhưng cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức. Về cơ hội, Việt Nam đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia theo
hướng hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp cũng như đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị
hàng nông sản xuất khẩu. Việt Nam cũng xây dựng nền kinh tế năng động và gia tăng năng lực
sản xuất. Xét về vốn FDI, Việt Nam nằm trong top những quốc gia ở châu Á nhận được nhiều
vốn đầu tư nước ngoài nhất từ đó tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân cũng như
tạo ra cơ hội trao đổi công nghệ giữa, cơ hội học tập và phát triển về công nghệ. Về thách thức,
Việt Nam sẽ có thể gặp tình trạng khó kiểm soát cán cân thương mại, các luồng tiền giao dịch
dễ làm xuất hiện các tình trạng xuất siêu- nhập siêu, đặc biệt là phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đi song hành với các vấn đề về môi trường chưa nhận được
đủ quan tâm cũng như các vấn đề chất thải sản xuất chưa được đảm bảo. Các phúc lợi của
người lao động không được đảm bảo và chưa đủ số lượng lao động trình độ cao. Việt Nam và
Malaysia là 2 nước nhận thu hút FDI nhiều nhất khu vực. Từ năm 2018 đến năm 2022, FDI đổ
vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn đứng thứ hai trong khu vực.
Hình 1.21: Tỷ lệ dòng vốn FDI phân bổ của 6 nước thuộc ASEAN giai đoạn 2018-2022
(Foreign direct investment trends and outlook in Asia and the Pacific 2021/2022, 2021)
20
II.
YẾU TỐ TOÀN CẦU HÓA VÀ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU VÀ ẢNH HƯỞNG
TOÀN CẦU HÓA TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
2.1. Toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu
Khái niệm
Thương mại toàn cầu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ như bảo hiểm, bảo hành, thanh toán quốc
tế, lắp ráp … giữa các công ty tại các nước khác nhau. Thương mại quốc tế chịu chi phối bởi
các vấn đề về chính trị, luật định quốc gia, các thỏa thuận thương mại và cấp phép ở từng quốc
gia, các mối tương quan trong chuỗi cung ứng. Đây là một quá trình hội nhập kinh tế trên phạm
vi toàn cầu, diễn ra giữa một nhóm nhiều nước trong cùng khu vực hoặc qua các hiệp định kinh
tế, các quốc gia được thiết lập mối quan hệ giao thương với nhau..
Thương mại quốc tế làm mở cửa thị trường, giúp các nước có thể tiếp cận với các hàng hóa và
dịch vụ ở các nước khác, từ đó giúp đa dạng hàng hóa tăng tính cạnh tranh và phát triển. Thương
mại quốc tế cũng giúp giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn, có thể mang sản phẩm có chất lượng
cao với giá thành phù hợp đến với người tiêu dùng.
Trong thương mại quốc tế bắt buộc phải có các giao dịch qua lại giữa các nước do đó để đảm
bảo sự công bằng và duy trì sự giao thương quốc tế các tổ chức quốc tế được thành lập. Các tổ
chức kinh tế quốc tế có tầm ảnh hưởng, điển hình như:
o
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) giải quyết các tranh
chấp về vấn đề thương mại quốc tế và thực hiện các cuộc đàm phán để đi đến thỏa thuận
giữa các quốc gia, đưa ra các quy tắc thương mại quốc tế.
o
Phòng Thương mại Quốc tế (ICC - International Chamber of Commerce) giúp đỡ cho các
doanh nghiệp vượt qua các thách thức về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tổ chức cung
cấp các dịch vụ về đào tạo, cung cấp nguồn lực, giúp giải quyết tranh chấp ở cấp liên chính
phủ.
o
Liên minh châu Âu là một thực tế liên kết giữa các quốc gia châu Âu về chính trị và kinh
tế, có vai trò quản lý và đảm bảo sự phát triển và hợp tác kinh tế công bằng, chặt chẽ giữa
các nước thành viên.
o
Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) là cơ quan pháp lý của
Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế.
o
IMF - Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế giám sát hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Đặc điểm
Một số đặc điểm của thương mại quốc tế dễ thấy là:
21
o
Bản chất là hàng hóa được giao thương ra khỏi biên giới, do đó chủ thể thương mại chủ
yếu là các nhà xuất nhập khẩu ở các nước.
o
Trong quá trình kinh doanh quốc tế, tài sản được dùng để trao đổi mua bán và trở thành
hàng hóa.
o
Tiền tệ dùng để thanh toán trong thương mại quốc tế ở nhiều nước chủ yếu là ngoại tệ.
o
Hàng hóa để trao đổi trên thị trường quốc tế phải là hàng hóa có giá phù hợp và phương
thức thanh toán phù hợp.
o
Tất cả hàng hóa lưu thông trong thị trường quốc tế đều tuân thủ quy luật kinh tế thị trường.
Vai trò
Thương mại quốc tế là một tiến trình tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế của các
quốc gia.
o
Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên: Nhiều quốc gia có điều kiện tự nhiên rất dồi dào,
như Qatar có dầu mỏ và kim loại, New Zealand là nơi sản xuất các loại bơ ngon trên thế
giới, ở Congo có kim cương… Thương mại quốc tế giúp các quốc gia bán các sản phẩm dư
và thu về nguồn vốn cho đất nước.
o
Phân bổ việc sử dụng các tài nguyên hiệu quả. Điều này có nghĩa là các quốc gia có những
nguồn lực lợi thế có thể thực hiện chuyên môn hóa tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và
mang lại chất lượng sản phẩm tốt hơn.
o
Gia tăng việc làm ở các quốc gia. Trong quá trình thương mại quốc tế, để đáp ứng yêu cầu
ở các quốc gia khác, thị trường sản xuất trong nước sẽ thành lập các công ty hoặc ngành
công nghiệp mới từ đó sẽ gia tăng việc làm trong nước.
o
Hạn chế biến động thương mại. Với một thị trường lớn và nhu cầu cao, giá cả hàng hóa ổn
định thì các biến động thương mại có xu hướng giảm dần.
2.2. Yếu tố toàn cầu hóa và tác động tới doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2.1. Yếu tố công nghệ toàn cầu hóa
Công nghệ trong các lĩnh vực vận chuyển, kỹ thuật số và sản xuất đã có những bước tiến vượt
bậc trong 30 năm vừa qua và những thay đổi này đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng
toàn cầu hóa.
Vận tải
Theo tạp chí Regional Economist, việc sử dụng container trong vận chuyển đã góp phần mở
rộng nhanh chóng ngành thương mại trên toàn cầu trong 50 năm qua. Năm 1980, container vận
chuyển khoảng 102 triệu tấn hàng hóa đến năm 2017, con số đó đã tăng gấp 18 lần, lên 1,83 tỷ
tấn.
22
Những cải tiến trong kỹ thuật xử lý, lưu trữ và phân phối hàng hóa đã thay đổi hoàn toàn thương
mại quốc tế. Các cảng container chuyên dụng đã được phát triển trên toàn thế giới, cung cấp
một nền tảng cho các nền kinh tế để tăng cường hoạt động toàn cầu. Chỉ riêng trong giai đoạn
2000-2018, ngành thương mại container đã tăng hơn ba lần, từ 224,8 lên 792,7 triệu TEU, dẫn
đầu là sự tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc (từ 41 triệu TEU lên tới 225,8 triệu TEU, tăng
5,5 lần).
Thương mại container năm 2000 and 2018 theo quốc gia (Triệu TEUs)
(Nguồn: World Bank, 2020.)
Sự gia tăng thương mại container được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng rõ rệt về quy mô của các cảng
chuyên dụng: cảng lớn nhất vào năm 1990 xử lý 5,2 triệu TEU hàng hóa; năm 2018, có sáu
cảng đã xử lý hơn 20 triệu TEU, dẫn đầu là cảng Thượng Hải với 42,0 triệu TEU.
Sức chứa của những cảng lớn nhất thế giới năm 1990 và năm 2019, (triệu TEUs)
(Nguồn: Journal of Commerce Staff, 2019 and Levinson, 2016.)
Công nghệ kỹ thuật số
23
Thế giới đã chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ từ những phát minh và tiến bộ của ngành
công nghệ viễn thông. Từ sự ra đời của việc nhắn tin vào năm 1992 đến năm 2014 khi số lượng
kết nối di động vượt quá tổng dân số thế giới.
Việc phát triển ngành điện tử viễn thông đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mối
quan hệ với khách hàng và đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận của họ tới khắp nơi trên thế
giới. Theo Statista, các dịch vụ viễn thông chiếm khoảng 520 tỷ đô la chi tiêu toàn cầu mỗi
năm. Các dịch vụ viễn thông, có dây và không dây, cho phép trao đổi dữ liệu điện tử. Việc các
doanh nghiệp áp dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh hợp lý hóa các quy trình của
công ty và đạt được năng suất cao hơn.
Doanh thu toàn cầu từ dịch vụ viễn thông từ 2005 đến 2019 (tỷ Euro)
Các tập đoàn, công ty lớn có thể tìm nguồn linh kiện hoặc dịch vụ từ các quốc gia có chi phí
thấp, bằng cách thiết lập các hoạt động của riêng họ hoặc thu mua tại địa phương. Khoảng cách
địa lý không còn là một rào cản mạnh mẽ như 30 năm về trước khi tất cả hệ thống, giao tiếp
kinh doanh đều có thể thực hiện trên máy tính. Đồng thời, các công ty cũng nhận được phản
hồi từ khách hàng với sản phẩm theo thời gian thực và có thể thay đổi sản phẩm theo nhu cầu
của thị trường.
Sự ra đời của Internet năm 1983 và những cải tiến tiếp theo đó đã đóng vai trò mấu chốt trong
việc phát triển giao tiếp toàn cầu và dẫn tới sự thành công của toàn cầu hóa. Giao tiếp kỹ thuật
số bằng mạng Internet đã cách mạng hóa cách thức con người làm việc, mở rộng cơ sở tri thức
toàn cầu và cung cấp nhiều cách khác nhau để đưa con người và các nền văn hóa lại gần nhau
hơn. Internet cung cấp một nền tảng nơi mà các công ty cách xa nhau hàng ngàn kilomet có thể
giao tiếp và chia sẻ thông tin. Số lượng người dùng Internet ngày càng tăng trên khắp thế giới
và cao hơn rất nhiều lần trong 30 năm qua.
24
Date
Number of users % WORLD
POPULATION
December, 1995 16 millions
0.4%
Dec, 2022
69.0 %
5,544 millions
Số lượng người sử dụng Internet vào các năm 1995, 2022
(Source: Internet World Statistics)
Một yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa khác đến từ lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số là định luật Moore
năm 1965. Theo bản sửa đổi của định luật, mật độ bóng bán dẫn trên chip sẽ tăng gấp đôi sau
mỗi hai năm, trong khi đó chi phí sản xuất trên mỗi bộ phận sẽ được giảm một nửa. Nhiều bóng
bán dẫn và linh kiện hơn mang lại sức mạnh tính toán cao hơn, hiệu quả cao hơn với các chức
năng phức tạp hơn.
Tốc độ đổi mới này trong ngành công nghiệp bán dẫn thúc đẩy sự đổi mới trong các ngành sử
dụng chip bán dẫn. Điều này bao gồm lĩnh vực điện tử tiêu dùng sản xuất điện thoại thông
minh và máy tính xách tay, cùng các ngành công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán
đám mây, cơ sở hạ tầng Internet và thay đổi viễn thông các thế hệ tiếp theo. Những tiến bộ về
chip cũng tạo điều kiện cho những đột phá trong các ngành công nghiệp mới nổi và tiền thương
mại như khoa học thông tin lượng tử và điện toán lượng tử—từ đó sẽ tạo ra các chip tiên tiến
hơn.
Báo cáo từ IHS năm 2015 cho thấy Định luật Moore đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo ra GDP gia tăng ước tính tối thiểu 3 nghìn tỷ đô la trong 20 năm qua. Tổng sản lượng toàn
cầu tăng từ 41,000 tỷ đô năm 1992 lên đến 140,000 tỷ đô năm 2014 cùng theo đó là sự tăng
trưởng tiêu thụ mạnh mẽ của chất bán dẫn từ 100,000 triệu lên 350,000 triệu đơn vị.
25
Hình 2.1: Sự tăng trưởng của ngành chất bán dẫn theo sản lượng toàn cầu qua các năm
1980-2014 (Tổng sản lượng toàn cầu theo ngành)
(Nguồn: HIS)
Công nghệ sản xuất
Sự tiến bộ của công nghệ trong sản xuất đã tạo động lực to lớn cho nhu cầu tập trung sản xuất
của các nhà máy tầm cỡ thế giới, khuyến khích hợp lý hóa và tích hợp các hệ thống sản xuất.
Một ví dụ nổi bật là sự ra đời của công nghệ in 3D vào năm 1981 và sự phát triển mạnh mẽ của
nó trong giai đoạn 1990-2010. Công nghệ in 3D này đang thay đổi ngành công nghiệp sản xuất
nhờ vào việc giảm thời gian từ khâu thiết kế đến sản xuất, giảm lãng phí và đảm bảo tính linh
hoạt cao hơn trong sản xuất.
Việc đưa robot vào công nghiệp sản xuất cũng làm gia tăng nhanh chóng năng suất đầu ra của
sản phẩm toàn cầu. Robot có thể làm việc với tốc độ nhanh hơn nhiều so với con người và có
thể hoạt động suốt ngày đêm mà không mệt mỏi. Ngoài ra, robot có thể thực hiện các công việc
với độ chính xác cao, cải thiện chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí cho các công ty sản
xuất. Dữ liệu từ Liên đoàn Robot Quốc tế cho thấy tốc độ tự động hóa công nghiệp đang tăng
nhanh trên hầu hết các nước phát triển với 74 robot công nghiệp được lắp đặt trên 10.000 nhân
viên trên toàn cầu vào năm 2016. Theo số liệu 2019, Hàn Quốc đứng đầu các nước với 855
robot công nghiệp được lắp đặt với trên tỷ lệ 10.000 nhân viên.
Những đất nước có số nhân viên là robot cao nhất thế giới năm 2019
(Nguồn: STATISTA)
26
2.2.2. Yếu tố cạnh tranh trong toàn cầu hóa
Sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vào những năm 90 khi sân chơi quốc tế đã phủ
đầy sự thống trị của các quốc gia lớn từ phương Tây và Châu Âu cũng như hai quốc gia nổi bật
ở Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đã đánh một dấu mốc lớn vào sự toàn cầu hóa. Theo Phòng
Thống kê Liên Hợp Quốc sản lượng sản xuất của toàn cầu vào năm 2019, Trung Quốc đứng
đầu tiên và chiếm 28,7% tổng sản lượng.
Top 10 nước chiếm tổng sản xuất trên toàn cầu năm 2019
Ở các quốc gia mới nổi như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico, các nhà
sản xuất địa phương đã tham gia ngành xuất khẩu toàn cầu với các mặt hàng chính như may
mặc, đồ chơi, dụng cụ và đồ nội thất giá rẻ
2.2.3. Tác động của yếu tố công nghệ toàn cầu hóa tới Việt Nam
Vận tải
Việt Nam đã tận dụng được việc container hóa của thế giới với lợi thế về vận tải đường biển
của mình (28/63 tỉnh thành giáp biển). Năm 1999, cảng Sài Gòn và Hải Phòng lần lượt xử lý
chỉ 8,3 triệu tấn và 6,3 triệu tấn hàng hóa, thì hiện tại theo tạp chí hàng hải Lloyd’s List của
Vương quốc Anh năm 2022, Việt Nam có 3 cảng trong danh sách xếp hạng 100 cảng container
năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới bao gồm Hải Phòng, TPHCM và
Cái Mép.
Năm 2015, khối lượng lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam là 692,3 triệu tấn (2020), tăng
gấp 1.6 lần sau năm năm (2015). Cảng ở Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng với các
doanh nghiệp quốc tế trong xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhà máy tại
Việt Nam do tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
27
Khối lượng hàng hóa qua cảng ở Việt Nam 2015-2020 (Triệu tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hoạt động của cảng biển phản ánh khá rõ nét bức tranh kinh tế Việt Nam và ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước.
Công nghệ - Truyền thông và Sản xuất
Dưới sự tác động của những cải tiến thế giới về mảng công nghệ truyền thông, Việt Nam cùng
từng bước trở mình để phù hợp xu thế. Cho đến năm 2005, trước khi những cải cách chính sách
được thực hiện bởi nhà nước, tỷ lệ thâm nhập di động của Việt Nam rất thấp so với các nước
láng giềng. Những đột phá có thể được quan sát thấy sau sự thay đổi 2003-2004, khi nhà nước
cho phép cạnh tranh (Luật Cạnh Tranh 2004), và sau đó là năm 2007, khi đất nước trở thành
thành viên của WTO và bắt đầu vào việc cải tổ khung pháp lý với bản sửa đổi của Luật Viễn
Thông năm 2009. Điều này cho phép đối tác nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt
Nam để cung cấp các dịch vụ viễn thông gắn liền với hạ tầng mạng như dịch vụ điện thoại,
dịch vụ truyền dữ liệu chuyển mạch gói, dịch vụ truyền dữ liệu và các dịch vụ khác. Công ty
Hutchison của Hongkong đã đầu tư vốn 656 triệu đô vào dịch vụ di động của Việt Nam năm
2005.
28
Doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành viễn thông Việt Nam 1998-2009
(Nguồn: Trade in service)
Những phát triển về công nghệ sản xuất trên toàn cầu khuyến khích các công ty, tập đoàn lớn
di chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển như Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực
kỹ sư trẻ và sáng tạo, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí lao động phổ thông. Các công ty lớn của
ngành chất bán dẫn như Qorvo, Renesas, Mircrochip, Synopsys đều có trụ sở tại Việt Nam.
Riêng nhà sản xuất chip Intel của Hoa Kỳ đã đầu tư 475 triệu USD vào Việt Nam chỉ trong
năm 2021, phát triển nhà máy ở Việt Nam thành địa điểm lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất
trên toàn cầu.
2.2.4. Yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến Việt Nam
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018 đánh giá trên 137 nền kinh tế, Việt Nam
có tổng 4,4 điểm đứng thứ 55 trên toàn cầu.
Với những sự thay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư FDI, Việt Nam đã và đang trở
thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu là sự phát triển của ngành
dệt may ở Việt Nam, năm 2020 lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam vượt Hàn Quốc và đứng
thứ 6 thế giới về xuất khẩu dệt may (10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu).
Top 10 quốc gia xuất khẩu dệt may năm 2020
(Nguồn: World Trade Statistical Review 2021)
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong 11 tháng đầu
năm 2019, Việt Nam đã thu hút vốn FDI vào ngành dệt may với giá trị lên tới 1,55 tỷ USD cho
184 dự án. Đầu tư được dẫn đầu bởi Hồng Kông (447 triệu USD), Singapore (370 triệu USD),
Trung Quốc (270 triệu USD) và Hàn Quốc (165 triệu USD). Các doanh nghiệp FDI chiếm 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2019. Trong những năm gần đây, đầu tư nước
29
ngoài đã chuyển từ hoạt động chủ yếu là CMT sang các lĩnh vực cao cấp hơn như sản xuất vải
và nhuộm.
2.2.5. Yếu tố chính trị - pháp luật trong toàn cầu hóa thương mại
Yếu tố chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa
Sau chiến tranh thế giới, các tổ chức quốc tế gấp rút xây dựng sự ổn định hòa bình và phát
triển. Các nước thành viên thuộc diễn đàn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là
những nước đầu tiên đã cho phép phát triển thương mại tự do giữa các quốc gia. OECD đã thúc
đẩy và giúp cải cách nhiều nước trên thế giới, cùng xây dựng quốc gia bằng tri thức và hướng
đến các giá trị chung. Tổ chức OECD hiện tại có 37 quốc gia thành viên trên khắp thế giới, các
quốc gia cùng hợp tác phát triển kinh tế chung với các hành động:
o
Chống việc trốn thuế trên quy mô quốc tế
o
Xây dựng và thúc đẩy các khu vực phát triển kinh tế, các biện pháp đảm bảo sức khỏe con
người
o
Cải cách hệ thống kinh tế và giáo dục tại các quốc gia
o
Khuyến khích kinh doanh có trách nhiệm cũng như trừng phạt các hành vi phá hoại xuyên
quốc gia
Bên cạnh OECD, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng liên tục bổ sung các quy định để
mở cửa thị trường và giúp nền thương mại toàn cầu duy trì sự do, vận hành thuận lợi và thông
tin minh bạch công khai.
Hiện tại, WTO có 164 quốc gia thành viên, để có thể hưởng được các quyền lợi khi gia nhập
WTO, chính phủ của quốc gia phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc đã được đồng thuận
thông qua tại WTO. Số lượng hiệp định thương mại ưu đãi được thông báo cho GATT/WTO
tăng lên mỗi năm. Vào năm 2022, hầu hết các hiệp định được ký kết xoay quanh lĩnh vực
thương mại định tử và hệ thống điều hành khí hậu giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
Theo ESCAP (Ủy ban kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương), năm 2020 có 11 hiệp định
mang tính chất ưu đãi thương mại được ký kết, năm 2021 có 4 hiệp định. Khi chính phủ các
quốc gia thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và nguyên tắc của WTO như giảm
thuế, minh bạch chính sách… cũng có nghĩa là chính phủ đang tác động một phần hoặc toàn
phần lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bên cạnh tác động của WTO, Liên minh Châu Âu cũng gây tác động không nhỏ cho chính trị
và kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Liên minh Châu Âu (EU) là một nền kinh tế - chính trị
liên minh của 28 quốc gia châu Âu. Đây là một nền kinh tế lớn trên thế giới và có sức ảnh
hưởng quan trọng toàn cầu. Khối thị trường này chiếm 12% GNP thế giới và ngoại thương
chiếm 40% doanh số trên thế giới. Một quốc gia hợp tác với liên minh Châu Âu, mở ra nhiều
30
tiềm năng phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của hai bên. Từ những năm 1993, các nước
thành viên châu Âu đã thực hiện chính sách tự do thương mại, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thực
hiện tự do đi lại, lao động giữa các nước trong liên minh.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay là 11 nước thành viên, váo ngày
6/11/2001 đã họp Hội Nghị Thượng Đỉnh đánh dấu cột mốc hợp tác quan trong giữa Asean và
Trung Quốc thành lập thương mại tự do 10 năm. Hiệp định có hiệu lực từ năm 2005 và sau đó
các quốc gia bắt đầu thực hiện việc giảm thuế thu hút đầu tư. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) được thành lập với mục tiêu ổn định
kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, tự do thương mại thông qua các biện pháp giải quyết nhanh
chóng các thủ tục hải quan, hoàn thiện quy tắc về xuất xứ hàng hóa.
Ngày 21/3/2018, Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) được ký kết, thiết lập
một khu vực thương mại tự do thuộc Liên minh châu Phi bao gồm 54 quốc gia, ngoại trừ
Eritrea. Khu vực thương mại tự do này có nhiều quốc gia tham gia và lớn nhất trên thế giới.
Hiệp định này (AfCFTA) đã giúp tạo ra một nền kinh tế 3,4 nghìn tỷ USD, và mở ra một thời
kỳ phát triển mới tại khu vực châu Phi.
Tháng 11/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive
Economic Partnership - RCEP) được thực hiện ký kết chính thức giữa các nước thành viên
ASEAN (10 nước) và 5 quốc gia đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand
và Australia. Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường lớn chiếm khoảng 30% dân số thế giới,
với quy mô gần 2,2 tỷ người tiêu dùng, GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu gần bằng 26.200
tỷ USD. Hiệp định RCEP được ký kết tạo nên một nền thương mại mới trong khu vực, thúc
đẩy thương mại toàn cầu theo hướng tự do, thuận lợi một cách bền vững.
Tuy các tổ chức thế giới và và các hiệp định liên tục được thiết lập để phát triển kinh tế toàn
cầu, nhưng tình hình chính trị chung trên thế giới và của mỗi quốc gia cũng trực tiếp tác động
lớn đến chiều hướng phát triển kinh tế. Sự tác động thể hiện chủ yếu lên dòng vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) trên thế giới.
Những tác động của cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine gần đây, những cuộc chính biến, nội
chiến hoặc của đại dịch Covid 19 xảy ra gần đây trên phạm vi toàn cầu khiến xu hướng bảo hộ
hoạt động sản xuất và kinh doanh tại nhiều nước xảy ra theo những chiều hướng khác nhau từ
đó tác động đến dòng đầu tư FDI trên thế giới. Năm 2020, trên thế giới có khoảng 152 chính
sách được đưa ra trên 67 nước nhằm huy động vốn FDI. Nội dung chủ đạo của những chính
sách đó chủ yếu là:
o
Khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài quay về nước.
31
Năm 2020, Nhật công bố hỗ trợ 2.2 tỷ USD khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch ra
khỏi Trung Quốc và quay trở lại Nhât. Mỹ thực hiện giảm thuế cho các doanh nghiệp của Mỹ,
thực hiện cải cách thủ tục giúp việc cấp phép đầu tư linh hoạt hơn, giúp các công ty Mỹ cạnh
tranh hơn, áp thuế hàng hóa xuất nhâp khẩu cao. Năm 2020, Tổng thống D.Trump đã ký nhiều
sắc lệnh hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
o
Sàng lọc FDI nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước khỏi sự thâu tóm của nước ngoài.
Trong đại dịch, nhiều nước đã tiến hành điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài nhằm đảm
bảo nền kinh tế và an ninh trong nước. Ở Tây Ban Nha, yêu cầu các thương vụ mua bán 10%
cổ phần trở lên trong một số lĩnh vực quan trọng như công nghệ, an ninh lương thực, truyền
thông v.v.. phải được sự phê duyệt của chính phủ. Ở châu Âu, EC ban hành hướng dẫn sàng
lọc đối với đầu tư nước ngoài cho các nước thành viên nhằm bảo vệ các tài sản quan trọng và
cảm nhạy đặc biệt trong lĩnh vực y tế không bị nước ngoài thâu tóm. Ở Úc, khoản đầu tư nước
ngoài bắt buộc phải được phê duyệt trước, đồng thời tăng thời gian phê duyệt lên thành sáu
tháng. Ở Ý, phạm vi sàng lọc FDI được mở rộng bằng cách bổ sung các hoạt động tín dụng,
bảo hiểm, tài chính vào các chính sách chiến lược quốc gia. Ở Ấn Độ, các nguồn đầu tư nước
ngoài từ các nước chung biên giới Án Độ đều phải được chính phủ phê duyệt. Năm 2022, các
chính sách ứng phó với các tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine chiếm 70% trong các
chính sách về FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đối diện với rất nhiều biện pháp, chính sách
ở nhiều quốc gia. Các biện pháp sàng lọc dòng vốn FDI đã làm tăng tỉ lệ giám sát đầu tư nước
ngoài trên toàn cầu tăng 42% đạt cao nhất kể từ năm 2003. Trong bối cảnh dịch bệnh, xung đột
chính trị và có nhiều sự kiểm soát từ có nước dòng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn 2020 –
2021 giảm 30 – 40%.
o
Cạnh tranh thu hút FDI
Tuy các nước gia tăng biện pháp kiểm soát FDI, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vẫn là một
nguồn vốn mạnh mẽ giúp khôi phục kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Do đó,
trên thế giới đặc biệt là ở khu vực châu Á diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút dòng FDI.
Ấn Độ và các nước Đông Nam Á được nhận định là ứng viên thay thế Trung Quốc, đã đưa ra
nhiều chính sách thu hút FDI. Các dự án đầu tư mới của Ấn Độ được xem xét miễn giảm thuế,
đất nước này còn để ra 460.000 ha quỹ đất để thu hút các doanh nghiệp dịch chuyển cơ cấu,
sản xuất từ Trung Quốc sang. Indonesia ban hành chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài từ 22% đến 25% trong năm 2020 và giảm tiếp 20% trong năm 2022.
Quốc gia này cũng trích ra 4000 ha quỹ đất để lập các khu công nghiệp mới và đẩy mạnh đầu
tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á tăng cường hợp tác kinh tế khu vực,
32
thúc đầy các hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) áp dụng các rào cản kỹ thuật để hạn
chế sự rút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho đến nay tiến trình thương mại toàn cầu ngày càng mạnh mẽ và có nhiều tác động qua lại
đến nền chính trị quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra giống nhau trên thế giới,
tuy nhiên các nước phát triển đang là lực lượng chi phối chính. Do đó, quá trình toàn cầu hóa
đang diễn ra trên một sự không bình đẵng giữa các nước phát triển và đang phát triển. Sự ca ̣nh
tranh trên các phương diện kinh tế , tranh giành tài nguyên, năng lươ ̣ng, nguồ n vố n, diễn ra giữa
các quốc gia ngày càng gay gắ t, khiến chiń h tri ̣thế giới trở nên phức ta ̣p hơn, đa cực hơn.
Yếu tố pháp luật địa phương
Trong giao thương quốc tế giữa các quốc gia luôn luôn xảy ra 2 khuynh hướng chính sách đối
lập: Tự do thương mại và bảo hộ thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia luôn
hướng tới việc mở rộng thị trường, do đó đề cao chính sách tự do hóa thương mại nhưng với
mục tiêu đảm bảo lợi ích quốc gia các nước vẫn thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch trong
nước, với cách thức khác nhau.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nước phát triển cạnh tranh gay gắt và chuyển từ chính
sách tự do thương mại sang chính sách “Siêu bảo hộ” nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào hoạt
động ngoại thương, hạn chế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 2008 đến nay có hơn 4000
biện pháp bảo hộ thương mại được thiết lập ở các nước trên thế giới.
o
Tại Mỹ, năm 2016, tổng thống Donald Trump đã đưa ra khẩu hiệu : “nước Mỹ trước hết”.
Sau đó Mỹ rút khỏi hiệp định TPP ngày 23/1/2017, thực hiện tăng thuế nhập khẩu đối với
các hàng hóa mà Mỹ có thể sản xuất trong nước, để bảo vệ kinh tế trong nước. Điển hình,
Mỹ hạn chế nhập khẩu thép và nhôm. Các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ phải
chịu mức thuế lần lượt là 25% và 10%. Song song đó, Mỹ đưa chính sách bảo hộ thương
mại lên cao khi áp thuế các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc, thiết
bị, công nghệ.
o
Trung Quốc cũng theo đuổi chính sách bảo hộ giảm nhập khẩu và tăng chất lượng hàng
xuất khẩu để cạnh tranh.
33
Ngoài ra, các nước còn thông qua hệ thống luật pháp địa phương của một quốc gia để bảo vệ
nền hòa bình và kinh tế trong nước trước sự bất bình đẵng về lợi ích và công nghệ trong quá
trình toàn cầu hóa. Các quy định ban hành nhầm hạn chế lại và làm chống quá trình toàn cầu
hóa. Các quy định này thường liên quan đến phạm vi nhân sự lao động, tiền tệ hoặc liên quan
về hàng hóa, thuế hải quan, hạn ngạch… hoặc kiểm soát dữ liệu, kiểm duyệt, kiểm soát các
trao đổi dữ liệu điện tử…. Đặc biệt, các lĩnh vực quan trọng như viễn thông, truyền thông, ngân
hàng, bảo hiểm bị kiểm soát chặt chẽ. Một số quốc gia ngăn không cho nước ngoài chiếm quá
nhiều quyền kiểm soát ở các ngành công nghiệp quốc phòng chiến lược.
Toàn cầu hóa hay địa phương hóa đều là những nhân tố có tác động lớn cả về mặt tích cực và
tiêu cực đến thương mại quốc tế. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa, và địa phương hóa thúc đẩy
sự phát triển kinh tế và xã hội. Về mặt tiêu cực, địa phương hóa kìm hãm sự mở rộng thương
mại quốc tế, toàn cầu hóa tạo thêm sự bất công trong xã hội, phân cấp giàu - nghèo, mà gây
kém an toàn tài chính và chính trị.
2.2.6. Yếu tố chính trị - pháp luật tác động đến doanh nghiệp Việt Nam
Bảo hộ thương mại tác động không nhỏ đối với Việt Nam. Năm 2017, có tổng công 120 vụ
điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 75 vụ
chống phá giá, 10 vụ việc liên quan chống trợ cấp, 17 vụ liên quan đến việc tránh thuế. Mỹ là
nước áp thuế chống phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam cao nhất.
34
Bên cạnh những cản trở thương mại, hiệp định RCEP đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong
quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam về nông sản, thủy
sản là những mặt hàng nhu cầu của các quốc gia tham gia RCEP, do đó Việt Nam được đánh
giá là chiếm được nhiều lợi ích khi tham gia RCEP.
Thứ nhất, trước RCEP, nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đều sử dụng nguyên liệu từ Trung
Quốc, Hàn Quốc giá thành cao và không có ưu đãi thuế quan. Khi Trung Quốc và Hàn Quốc
đều tham gia RCEP sẽ giúp Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP. Ngoài ra, thủ tục
đơn giản hơn, giảm thời gian, giảm chi phí cho các nhà sản xuất Việt Nam, do đó tăng tỷ suất
lợi nhuận giúp cho hàng hóa Việt Nam tăng tính cạnh tranh trên thị trường RCEP.
Thứ hai, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất - nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn với máy móc thiết bị có
công nghệ hiện đại phù hợp. RCEP giúp Việt Nam nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào như
thép Trung Quốc, nhựa của Hàn Quốc, Nhật bản rẻ hơn, việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện
đại từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước trong ASEAN với mức thuế quan hợp lý và thuận
lợi hơn. Năm 2020, GDP của Việt Nam tăng thêm 4,48%. Nguồn vốn đầu tư từ RCEP chiếm
32,5% toàn cầu, khi tham gia RCEP các nhà đầu tư được được bảo hộ đầy đủ và được đối xử
công bằng.
Thứ ba, các thị trường trong khối RCEP gần như chiếm toàn bộ chuỗi sản xuất các loại hàng
hóa thế mạnh của Việt Nam: như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế
biến…Các doanh nghiệp được RCEP hỗ trợ tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan trong RCEP.
Thứ tư, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc,
xung đột Nga - Ukraine đang làm đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, RCEP tạo Việt Nam
cơ hội trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng mới.
35
Ngoài ra, RCEP góp phần giúp Việt Nam gia tăng nguồn vốn FDI, trong đó còn bao gồm cả
việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho tình trạng lạm phát ở Việt Nam tăng, giá hàng hóa thiết
yếu tăng liên tục gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt ngành Dầu khí, Logistic, Lương
thực - thực phẩm Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cùng với Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp tăng thêm khoảng 146.000
việc làm/năm. Mức tăng thêm việc làm dự kiến trong một số ngành: dệt may năm 2025 tăng
71.300 và năm 2030 tăng 72.600 ; ngành da giày dự kiến việc làm có tốc độ tăng là 4,3% (năm
2025) và 3,8% (năm 2023).
EVFTA còn có khả năng giúp làm tiền lương của người lao động tăng thông qua các hoạt động
thương mại hiệu quả và tác động tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Mức lương từ các doanh
nghiệp FDI cao hơn so với doanh nghiệp trong nước gần 1% .
36
2.2.7. Yếu tố xã hội – văn hóa trong toàn cầu hóa thương mại và tác động đến Việt
Nam
Yếu tố Xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa văn hóa là kết quả tất yếu trong quá trình giao tiếp giữa các khu vực trên thế giới.
Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nhiều quốc gia, đưa việc giao lưu văn
hóa và hội nhập văn hóa thế giới trở thành một xu thế khách quan. Trong quá trình toàn cầu
hóa, các giá trị toàn cầu, các quy tắc ứng xử, chuẩn mực xã hội được hình thành do cộng đồng
quốc tế là điều hiển nhiên xảy ra.Những giá trị chung này xoay quanh những vấn đề liên quan
đến các quyền của con người của từng quốc gia, dân tộc xây dựng trên cơ sở tôn trọng và hợp
tác với nhau. Do đó toàn cầu hóa văn hóa không có nghĩa là đồng nhất về văn hóa mà nó là đa
dạng văn hóa. Tuy nhiên, các văn hóa mới và ý tưởng mới ra đời do sự kết hợp của nhiều nền
văn hóa khác nhau sẽ tác động đến đặc trưng văn hóa khu vực. Từ đó các nền văn hóa khác
nhau bắt đầu dung nạp các tập quán văn hóa và tiêu dùng của các quốc gia khác. Cùng với sự
phát triển của giao thông vận tải, phương tiện truyền thông, sự đa dạng văn hóa ngày càng lan
rộng, biểu hiện trong lối sống của người dân ở các quốc gia dần xuất hiện những phong tục
mới, cách tiêu dùng mới, nhận biết thương hiệu quốc tế (Các thương hiệu như Sony, Nike,
Coca-Cola, iPhone, iPad, Facebook, Instagram và YouTube gần như được biết đến ở khắp mọi
nơi), v.v … như một nền văn hóa có tính chất toàn cầu.
Theo xu hướng phát triển toàn cầu, sự phân biệt các nền văn hóa khác nhau thu hẹp khoảng
cách vốn có của nó. Hậu quả là sự đa dạng văn hóa ngày càng giảm dần do toàn cầu hóa văn
hóa. Sự đa dạng Sản phẩm ngày càng giảm ảnh hưởng bởi sự thu hẹp đa dạng văn hóa và các
sản phẩm càng kỹ thuật thì càng có càng được tiêu chuẩn hóa và thì càng hấp dẫn người tiêu
dùng ở tất cả các quốc gia: điện thoại thông minh, PC, thang máy, cần cẩu, obot và nền tảng
internet v.v…
Ưu điểm của quá trình toàn cầu hóa văn hóa, là sự đồng nhất trong trao đổi thông tin giúp cho
việc sản xuất được dễ dàng, thống nhất giữa các quốc gia khác nhau. Các phương tiện truyền
thông bắt đầu trở thành một nguồn truyền thông tin quan trọng, phổ biến trong cuộc sống, một
công cụ giúp cho mọi người có được tiếng nói chung, hiểu biết giống nhau, tiếp nhận thông tin
giống nhau. Từ đó, xuất hiện văn hóa đại chúng, và lan rộng khắp thế giới.
Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa là sự hội tụ của các hành vi và nhu cầu của khách hàng cũng
được tạo điều kiện bởi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của các xã hội.
Yếu tố văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Song song với quá trình toàn cầu hóa văn hóa, yếu tố văn hóa quốc gia vẫn tồn tại, biểu hiện
từ thái độ, thị hiếu, hành vi và các quy tắc xã hội vẫn được người dân của mỗi quốc gia giữ gìn
37
các giá trị vốn có. Điển hình là nền công nghiệp văn hóa đã và đang phát triển ở nhiều quốc
gia. Nó đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế xuất khẩu snag các nước khác, là một
phần trong chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước, các giá trị văn hóa đặc trưng. Một trong
những ví dụ phát triển công nghiệp văn hóa thành công phải kể đến là Hàn Quốc, với làn sóng
Hallyu - hiện tượng văn hóa đại chúng. Một nhóm nhạc nam đã không ngừng tạo tiếng vang
lớn trong thị trường âm nhạc quốc tế, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Hàn Quốc. Theo ước
tính, nhóm nhạc mang về hơn 3,6 tỷ USD cho Hàn Quốc mỗi năm. Ngoài ra, số lượng lớn
khách du lịch cũng bị nhóm nhạc thu hút tới Hàn Quốc, giúp đất nước phát triển du lịch. Điện
ảnh cũng là một kênh quan trọng giúp quảng bá văn hóa nghệ thuật và văn hóa truyền thống
của Hàn Quốc; Điều này khẳng định quan điểm của Hàn Quốc về việc bảo vệ văn hóa quốc
gia. Thông qua đó, Hàn Quốc cho người dân trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ đều biết đến
Kimchi (dưa muối truyền thống), Pansori (hát truyền thống), Hanbok (trang phục truyền thống),
Samulnori (nhạc cụ truyền thống) của người Hàn bằng những bộ phim bom tấn hoặc các nhóm
nhạc thần tượng nổi tiếng.
Ở Nhật Bản, họ đã định hướng phát triển kinh tế bằng nguồn tài nguyên văn hóa vốn có ngay
từ ban đầu. Theo thống kê, hàng năm doanh thu ngành công nghiệp văn hóa của Nhật chiếm
khoảng 7% nền kinh tế, đồng thời thu hút 5% nhân công toàn quốc. Bên cạnh đó, ngành truyện
tranh Nhật Bản - manga, đã tăng trưởng 100% đạt mức tổng giá trị 19 tỷ USD/năm, từ năm
2002-2017. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, manga của Nhật vẫn được
bán rất chạy trên thế giới.
2.2.8. Yếu tố văn hóa và xã hội tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam
Về văn hóa doanh nghiệp, trong thời gian qua, do môi trường kinh doanh ngày càng được cải
thiện, giao lưu văn hóa trong hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, không ít doanh nghiệp Việt
Nam đã có những thay đổi nhất định từ nhận thức đến hành động trong xây dựng văn hóa doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp bước đầu gia nhập được môi trường kinh doanh quốc tế, chú trọng
khẳng định văn hóa doanh nghiệp, thể hiện cả ở các yếu tố vô hình như: triết lý kinh doanh,
chiến lược phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, lẫn các yếu tố hữu hình: logo,
slogan, kiến trúc nội, ngoại thất, mẫu mã sản phẩm… Đã xuất hiện không ít doanh nghiệp tạo
được bản sắc riêng, giành được thiện cảm của khách hàng, gắn lợi ích của doanh nghiệp với
lợi ích cộng đồng, có ảnh hưởng tốt tới xã hội và đất nước như: Vinamilk, Vingroup, FPT,
Viettel, May 10, Traphaco, Trung Nguyên, Vietsoftware…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm chú trọng đến nhân tố văn
hóa trong kinh doanh. Đa phần còn làm ăn chụp giật, đặt lợi nhuận lên trên hết, cạnh tranh
không lành mạnh, làm ăn thiếu chữ tín… Một số doanh nghiệp không quan tâm đến triết lý
38
kinh doanh, trách nhiệm xã hội, kinh doanh bất hợp pháp, làm hàng giả, trốn lậu thuế, ứng xử
thiếu văn hóa, chưa tạo nên sự gắn bó trong nội bộ doanh nghiệp…
Về văn hóa doanh nhân, cùng với sự phát triển của đất nước và môi trường kinh doanh rộng
mở, đội ngũ doanh nhân Việt Nam bước đầu có những thay đổi cả về lượng và chất. Đã xuất
hiện nhiều tấm gương doanh nhân thành đạt với những phẩm chất tốt đẹp: khát vọng vươn lên
làm giàu cho bản thân và đất nước; kết hợp những giá trị văn hóa phương Đông với khoa học
kỹ thuật phương Tây; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý tiên tiến; có trí tuệ, thông
minh, chịu khó học hỏi; có bản lĩnh văn hóa vững vàng; trọng tình nghĩa, giữ chữ tín; có ý thức
công dân và trách nhiệm xã hội… Một số doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp phát triển xuất
sắc, có ảnh hưởng lớn tới xã hội như Mai Kiều Liên, Phạm Nhật Vượng, Trương Gia Bình,
Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ, Lê Phước Vũ, Phạm Thị Việt Nga…
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nhân chưa thực sự đạt được cái tâm, cái tầm
cần có của một doanh nhân đúng nghĩa. Vẫn còn tình trạng tối đa hóa lợi nhuận, chạy theo
danh lợi, bất chấp đạo lý, vi phạm đạo đức kinh doanh, không giữ chữ tín, thiếu ý thức công
dân và trách nhiệm xã hội…
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đưa ra 7 “cặp đôi chưa hoàn hảo” trong văn hóa kinh
doanh của doanh nhân Việt Nam là: người Việt Nam rất tài xoay xở, nhưng rất thiếu căn cơ; ta
rất dễ hứa hẹn, nhưng lại rất khó thực hiện; một người thì giỏi, nhiều người thì kém; chúng ta
rất giỏi thích nghi, nhưng rất ít sáng tạo; chúng ta rất coi trọng hình thức, nhưng không quan
tâm đầy đủ đến thực chất, đến cái chất bên trong; tham cái nhỏ, bỏ cái lớn; người Việt Nam rất
nổi tiếng về cần cù, nhưng lại thiếu tính kỷ luật trong sản xuất, kinh doanh (8). Đây quả thật là
những mặt được và chưa được, tích cực và tiêu cực trong văn hóa doanh nhân Việt Nam mà
chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận để khắc phục những cái chưa hoàn hảo.
o
Văn hoá doanh nghiệp Honda:
Với triết lý “Trở thành ngọn đuốc soi đường”, Honda đã gắn giá trị văn hóa doanh nghiệp của
công ty ở Nhật với các yêu cầu môi trường và hoạt động xã hội của Việt Nam.
Tôn chỉ của công ty bao gồm 2 niềm tin căn bản: tôn trọng con người và ba niềm vui. Honda
khuyến khích khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng mơ ước bằng việc tôn trọng sự
khác biệt của mỗi nhân viên. Văn hóa Honda tập trung tạo ra niềm vui; mở rộng niềm vui;
mang lại niềm vui cho thế hệ kế tiếp .
o
Văn hoá doanh nghiệp Samsung:
Sẽ cho mọi người biết bí quyết giữ chân nhân viên của Samsung là tạo ra “nơi làm việc trong
mơ cho các tài năng” và những cơ hội công bằng để mọi nhân viên đều có điều kiện phát triển
toàn diện.
39
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, có các chế độ đãi ngộ nhân tài, huấn luyện, đào tạo công ty
còn chú trọng đảm bảo tinh thần dân chủ và các cơ hội thăng tiến công bằng.
Các hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại Samsung như chất xúc tác tinh thần đoàn kết, sáng tạo
và “thách thức giới hạn” của nhân viên, đồng thời thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa,
văn nghệ, thi đấu thể thao… để nhân viên và gia đình của họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu
o
Unilever:
Luôn tạo môi trường thân thiện, cởi mở, đồng cảm giữa những nhân viên với nhau. Đây là nơi
nhân viên được cảm thấy tin tưởng và chia sẻ.
Công ty mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ yên tâm phát triển năng lực và
cống hiến. Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại môi trường trong nước,
Unilever cũng chú trọng đưa họ ra nước ngoài làm việc để có được đội ngũ nhân lực chất lượng
cao.
40
III.
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
3.2. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:
Chiến tranh thương mại là xung đột kinh tế giữa các quốc gia. Điều này dẫn đến việc cả hai
quốc gia áp đặt các chính sách bảo hộ thương mại chống lại nhau dưới hình thức các rào cản
thương mại. Những rào cản này có thể được áp đặt theo một số cách khác nhau, bao gồm tăng
thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, đặt ra các tiêu chuẩn sản phẩm, trợ cấp trong nước, phá
giá tiền tệ và cấm vận. Khi mỗi quốc gia áp đặt một rào cản thương mại, quốc gia kia sẽ trả đũa
bằng một chính sách khác. Điều này tạo ra khái niệm “chiến tranh”.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cán cân thương mại Mỹ - Trung
Biểu đồ cán cân thương mại Mỹ - Trung qua các năm cho thấy Mỹ có sự thâm hụt thương mại
trong quan hệ giao thương với Trung Quốc, nghĩa là lượng nhập khẩu vượt quá lượng xuất
khẩu. Và sự thâm hụt thương mại này ngày càng tăng từ năm 1996 – 2018. Năm 2018, thâm
hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 419 tỷ USD. Do đó, chiến tranh thương mại có thể
xem như là một hình thức của chủ nghĩa bảo hộ - nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước, tạo thêm
nhiều việc làm và giảm bớt thâm hụt thương mại.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu vào ngày 1/3/2018, khi Chính quyền Tổng
thống Donald Trump công bố Mỹ bắt đầu phương án áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu
với mức thuế suất thép 25 % và nhôm 10%. Những lý do mà chính quyền ông Trump giải thích
41
cho mức thuế cao này là nhằm bảo vệ và khôi phục sự phát triển ngành thép trong nước, tạo
sân chơi bình đẳng, tạo thêm nhiều việc làm, bảo vệ an ninh quốc gia … Ngoài ra, còn có
những lý do riêng liên quan đến cam kết chính trị với các bang đã ủng hộ ông trong nhiệm kỳ
tranh cử.
Từ những mâu thuẫn này, các nước như Canada, Nga, Nhật, Trung Quốc... đã đệ đơn lên WTO,
trình bày hành vi tăng thuế của Mỹ sẽ khiến thuế suất của hàng hóa xuất khẩu tăng lên đáng
kể. Bên cạnh việc khởi kiện Mỹ, các nước đã có nhiều hành động cụ thể nhằm thực hiện các
biện pháp trả đũa, nhiều nước có tín hiệu đáp trả Mỹ nhằm gây sức ép lớn đối với việc thực thi
chính sách của Mỹ. Đây được coi là bước khởi đầu cho cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc.
Ngày 23/3/2018, với lý do Trung Quốc xâm phạm sở hữu trí tuệ của Mỹ, Mỹ công bố kế hoạch
áp thuế đối với 1300 sản phẩm từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ. Ngày 1/4/2018, Trung Quốc có
động thái đáp trả: Bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra 120 mặt hàng của Mỹ sẽ bị áp thuế 15%
khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Sau đó, ngày 4/4/2018, Mỹ công bố bổ sung áp thuế
lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu với tổng trị giá 100 tỷ USD, tập trung vào các ngành mà
Mỹ cho rằng Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ của Mỹ như công nghệ thông tin, công nghệ
viễn thông... nếu Trung Quốc áp thuế lên các hàng hóa này của Mỹ.
Căng thẳng càng được đẩy lên khi Mỹ tiếp tục áp thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung
Quốc nhập khẩu và siết chặt quy định đầu tư từ công ty Trung Quốc vào Mỹ tại các hạng mục
công nghệ quan trọng vào ngày 29/5/2018. Trung Quốc cũng có động thái đáp trả khi áp thuế
25% đối với 659 hàng hóa của Mỹ trị giá 50 tỷ USD, đồng thời tuyên bố hủy bỏ cam kết của
hai bên về vấn đề chủ thể thương mại. Đến tháng 8/2018, Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung thêm 16
tỷ USD cho các mặt hàng: thiết bị bán dẫn, hóa chất, nhựa, xe máy và xe đạp điện từ Trung
Quốc. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng đã đáp trả khi áp đặt thuế quan đối với hơn 300 mặt hàng
của Mỹ trị giá 16 tỷ USD như gỗ, giấy, kim loại, ô tô và xe đạp.
Chính quyền Trump đã áp đặt ba mức thuế đối với tổng số 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu của
Trung Quốc. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2019, Trump áp đặt mức thuế thứ tư. Ông đã tăng thuế
lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc.
Bảng dưới đây liệt kê các ngành hàng bị đánh thuế trong năm 2018 và 2019:
42
Vào tháng 1 năm 2020, hai nước đã ký thỏa thuận Giai đoạn 1 nhằm giảm căng thẳng thương
mại, tuy nhiên các mức thuế vẫn được áp dụng cho đến cuối năm 2021. Mặc dù Mỹ và Trung
Quốc đã có những cuộc đàm phán để tìm ra hướng giải quyết hợp lý, có lợi cho đôi bên nhưng
đến nay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khó có thể kết thúc và có lẽ sẽ tiếp tục leo thang
bởi nguyên nhân sâu xa Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối thủ, đe dọa vị thế cường quốc số 1 của
Mỹ.
Tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế có thể được chia thành ngắn hạn và
dài hạn. Trong ngắn hạn, việc áp đặt các rào cản thương mại nhìn chung sẽ đạt được mục tiêu
bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến thương mại, quốc gia kia sẽ
trả đũa bằng cách áp đặt các chính sách bảo hộ của riêng họ. Điều thường xảy ra là các doanh
nghiệp trong nước được bảo hộ có thể được hưởng lợi từ các chính sách đưa ra, nhưng nhiều
doanh nghiệp khác lại phải gánh chịu hậu quả khi nước ngoài áp đặt các rào cản đối với các
hàng hóa khác.
Các nhà kinh tế thường đồng ý rằng về lâu dài, chiến tranh thương mại sẽ gây tổn hại cho nền
kinh tế, làm chậm GDP và về tổng thể khiến một quốc gia trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị
trường quốc tế. Ý tưởng đằng sau điều này là khái niệm về lợi thế so sánh. Khi chính phủ làm
cho các sản phẩm được nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, một phần chi phí cao hơn này sẽ được
chuyển cho người tiêu dùng. Ngay cả khi các ngành công nghiệp trong nước đang được bảo hộ
phải đối mặt với ít cạnh tranh hơn, thì cũng khó sản xuất với chi phí thấp hơn so với trước khi
thực hiện chính sách bảo hộ, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên. Chi phí cao hơn một
cách không hiệu quả đối với người tiêu dùng sản phẩm dẫn đến mức tiêu thụ thấp hơn và nói
43
chung là nền kinh tế bị chậm lại. Về lâu dài, điều này thực sự có thể dẫn đến tổng số việc làm
được tạo ra ít hơn.
Nhìn chung, ưu và nhược điểm có thể kể đến của chiến tranh thương mại như sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
+ Bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước + Tăng giá bán hàng hóa và gia tăng lạm phát
+ Bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia
+ Gây ra tình trạng thiếu hụt thị trường, người tiêu
+ Tạo thêm nhiều việc làm
dùng có ít sự lựa chọn
+ Giảm thâm hụt thương mại
+ Hạn chế tự do thương mại
+ Chống lại sự cạnh tranh không công + Làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
bằng từ bên ngoài.
+ Làm căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa các
nước.
Thực tế thì, nghiên cứu của Trường Kinh doanh Columbia cho thấy Chiến tranh Thương mại
Hoa Kỳ - Trung Quốc đã làm gia tăng thương mại ở các quốc gia đứng ngoài cuộc – cả với
nhau và với Hoa Kỳ. Trong một bài báo đồng tác giả về tác động của cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung đối với các quốc gia khác, Giáo sư Amit Khandelwal của Trường Kinh doanh
Columbia và các đối tác nghiên cứu của ông nhận thấy rằng các quốc gia ngoài cuộc này đã
phản ứng với thuế quan bằng cách giảm thương mại với Trung Quốc và tăng thương mại với
Hoa Kỳ. Nghiên cứu kết luận rằng các phản ứng tổng hợp trên toàn cầu cho thấy chiến tranh
thương mại đã làm tăng thương mại toàn cầu nói chung lên 3%, cho thấy rằng chiến tranh
thương mại đã tạo ra các cơ hội thương mại mới, thay vì chỉ đơn giản là cải tổ lại dòng chảy
thương mại. Mỹ và Trung Quốc giảm thương mại với nhau, nhưng nhiều quốc gia đã phân bổ
lại các mặt hàng xuất khẩu có mục tiêu thuế quan sang Mỹ và rời khỏi Trung Quốc, đồng thời
tăng xuất khẩu các mặt hàng có mục tiêu thuế quan sang phần còn lại của thế giới. Thuế quan
từ thương mại dường như đã làm tăng thương mại toàn cầu, thay vì giảm nó, như nhiều người
lo ngại ban đầu. Nghiên cứu này chứng minh rằng toàn cầu hóa, ít nhất được đo bằng xuất khẩu
toàn cầu, không hề chậm lại, với các quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thúc đẩy
tăng trưởng.
3.2. Về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam
và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
Ảnh hưởng tiêu cực:
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn là tiêu cực
đối với nền kinh tế thế giới. Chiến tranh thương mại làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu,
44
đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc (hai đối tác thương mại lớn của Việt Nam), từ đó làm giảm nhu
cầu xuất khẩu của Việt Nam và tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn do Trung Quốc
gia tăng các biện pháp nhằm bảo vệ các công ty nội địa. Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới
cũng khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Số liệu của Tổng cục Hải quan
cho thấy, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,6 tỷ USD,
giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, do vị trí địa lý nên hàng hóa Trung Quốc dư thừa sẽ tràn sang Việt Nam. Khi Trung
Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc và
gia tăng cạnh tranh tại thị trường nội địa đối với hàng hóa Trung Quốc. Nhập khẩu từ Trung
Quốc vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 30 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng
kỳ.
Một rủi ro lớn mà Việt Nam phải đối mặt là hàng hóa Trung Quốc trung chuyển qua Việt Nam
để xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế trừng phạt. Ví dụ, thép Trung Quốc có thể mạo danh
thép Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, điều này dễ gây căng thẳng giữa Mỹ và Việt Nam.
Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gia tăng với các hàng hóa Trung Quốc cả ở thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế, cũng
như đối mặt với thực tế rằng việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ sụt giảm và ngày
càng khó khăn hơn.
Ảnh hưởng tích cực:
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở thành một lợi ích
cho các quốc gia như Việt Nam, khi các công ty ngày càng chuyển sang các nhà cung cấp thay
thế. Nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc đến Việt Nam và các quốc gia tương tự khác
ở châu Á. Một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ buộc nhiều công ty phải chuyển
hoạt động chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các sản phẩm công nghệ và điện tử. Điều này mở ra cơ hội
cho Việt Nam gia tăng sản xuất và lắp ráp cuối cùng các sản phẩm công nghệ.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Trung Quốc
là thị trường lớn thứ hai.
45
Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Ngành may mặc sẽ giành được
nhiều đơn đặt hàng nước ngoài hơn do bất lợi về thuế sẽ làm suy giảm khả năng cạnh tranh của
hàng hóa Trung Quốc. Với mức thuế khoảng 10% vào thị trường Mỹ đối với ngành may mặc
Trung Quốc, ngành may mặc Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để giành thêm thị phần tại thị
trường Mỹ. Về dài hạn, ngành dệt may và da giày được kỳ vọng là những ngành hưởng lợi
nhiều nhất khi cuộc chiến thương mại kéo dài.
46
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng tiêu dùng như may mặc,
giày da, điện thoại, nội thất, thủy sản.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa
Kỳ đạt 47,5 tỷ USD vào cuối năm 2018 – tăng 14,3% so với năm 2017. Trong nửa đầu năm
2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trị giá 22,7 tỷ USD – tăng 27,5% so với cùng kỳ
năm 2018.
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và kéo dài, các doanh nghiệp
nước ngoài sẽ có xu hướng chuyển đầu tư sang các thị trường như Đông Nam Á và Ấn Độ.
Các công ty đa quốc gia như Foxconn, Daikin, Samsung… đã đầu tư xây dựng các nhà máy
mới ở Việt Nam thay vì ở Trung Quốc, do tiền lương của nhân công ở Trung Quốc đã tăng
cao.
Theo một phân tích của ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, cho đến nay, Việt Nam là nước
hưởng lợi nhiều nhất, đã thu được 7,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ chuyển hướng
thương mại từ thuế quan của cả Mỹ và Trung Quốc. Theo sau Việt Nam là Đài Loan, quốc gia
đã đạt được 2,1% GDP từ việc thay thế nhập khẩu. Theo nghiên cứu, những nước hưởng lợi
hàng đầu khác từ xung đột thương mại Mỹ-Trung là Chile, Malaysia và Argentina.
47
Các nhà phân tích của Citi cho biết trong một báo cáo: “Việt Nam rõ ràng đang gặt hái những
lợi ích từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mạnh mẽ”. Trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng
4,2% so với cùng kỳ năm trước, giải ngân đạt 11,25 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm
trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 (tính bằng
tỷ đô la Mỹ)
Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng với các hàng hóa Trung Quốc, nhưng đây cũng là cơ hội do hàng hóa Trung Quốc
bị áp thuế sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh, từ đó một số ngành hàng từ Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội hơn để vào thị trường Hoa Kỳ. Dòng vốn đầu tư FDI từ nước ngoài chảy vào Việt Nam
ngày càng tăng, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, các nhà máy sản xuất … vào Việt Nam sẽ tạo
nên một thị trường năng động, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng điều này để tối ưu
hóa hoạt động sản xuất, tối ưu hoá chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu
hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
48
IV.
CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ & ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Trong suốt 30 năm qua, khoa học, công nghệ, kỹ thuật đã phát triển rất nhanh chóng và tác
động lớn đến các lĩnh vực khác nhau trong thương mại quốc tế. Một số sự thay đổi chính bao
gồm:
4.1. Internet
Internet đã thay đổi cách thức con người tương tác và truyền thông. Internet cung cấp cho
chúng ta một phương tiện để kết nối với nhau trên toàn cầu, giúp cho việc truyền thông trở nên
dễ dàng hơn bao giờ hết. Nó cũng cho phép người dùng tiếp cận với thông tin và sản phẩm từ
khắp nơi trên thế giới.
Biểu đồ 4.1: % dân số toàn cầu sử dụng internet từ 1990 - 2020 (nguồn: worldbank)
Sự bùng nổ của internet đưa tỉ lệ dân số toàn cầu sử dụng internet năm 1990 dưới 5% dân số
toàn cầu đã tăng lên hơn 60% trong năm 2020. Các công ty đa quốc gia không còn bị hạn chế
bởi địa điểm, quy mô và múi giờ. Thay vào đó, các công ty hoạt động 24/7/365 không còn phụ
thuộc vào các yếu tố về địa lý. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hơn 365 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ
được bán trực tuyến. Đối với các công ty, vị trí không còn là vấn đề nữa vì Internet có thể tiếp
49
cận khách hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới, các hoạt động có thể được liên kết thông qua Internet
cho phép các công ty sản xuất ở những địa điểm thuận lợi và truyền thông toàn cầu đang tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hội tụ văn hóa giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn
4.2. Thiết bị di động
Theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường eMarketer vào năm 2021, số người dùng
smartphone trên toàn thế giới đã tăng lên 3,8 tỷ người, chiếm 48,3% dân số toàn cầu. Trong
các nước phát triển, số lượng người dùng smartphone đã vượt qua mốc 80% dân số, và dự kiến
sẽ tiếp tục tăng.
Biểu đồ 4.2: Số lượng điện thoại thông minh bán ra giai đoạn 2007 - 2021
Việc sở hữu điện thoại thông minh đã thúc đẩy mạnh mẽ việc mua sắm trực tuyến trên toàn
cầu. Theo báo cáo của Statista, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới đã đạt hơn
4,2 nghìn tỷ USD vào năm 2020, tăng 27,6% so với năm 2019. Điện thoại thông minh đã giúp
cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, điện thoại thông minh cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng kinh tế chia
sẻ, như Uber và Airbnb. Theo một báo cáo của PwC, thị trường kinh tế chia sẻ trên toàn thế
giới đã đạt giá trị hơn 15 tỷ USD vào năm 2020, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương
lai.
50
4.3. Vận tải
Vận tải là một động lực quan trọng để các quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vận tải
tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và cung cấp kết nối quan trọng trên quy mô
quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó giúp tạo ra thương mại, thúc đẩy du lịch và tạo cơ hội việc
làm.
Từ năm 1991 đến 2019, doanh số bán vé hàng không trên toàn cầu đã tăng gấp đôi, từ khoảng
1,4 tỷ vé lên tới hơn 4,5 tỷ vé mỗi năm. các máy bay vận tải hàng hóa ngày nay có thể chở
được nhiều hàng hóa hơn và đi đến những địa điểm khó tiếp cận hơn. Điều này giúp cho việc
giao thương trên toàn cầu trở nên dễ dàng hơn và giúp tăng cường thương mại quốc tế.
Biểu đồ 4.3: Số lượng vận tải hàng không giai đoạn 1990 - 2019
Các sự thay đổi trong công nghệ và vận tải đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Một số ảnh hưởng chính bao gồm:
o
Tăng trưởng kinh tế: Các sự thay đổi trong công nghệ và vận tải đã tạo ra một thị trường
mới và giúp cho việc giao thương trên toàn cầu trở nên dễ dàng hơn. Điều này đã giúp cho
nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ hơn và tăng trưởng kinh tế được đẩy nhanh hơn.
o
Cạnh tranh: Các sự thay đổi trong công nghệ và vận tải đã mở ra cơ hội mới và tạo ra một
sự cạnh tranh gay gắt hơn trong nhiều lĩnh vực. Điều này có thể dẫn đến sự đổi mới và tiến
51
bộ trong các sản phẩm và dịch vụ, nhưng cũng có thể dẫn đến sự đào thải và suy thoái trong
các ngành công nghiệp truyền thống.
o
Tác động đến lao động: Sự phát triển của công nghệ và vận tải đã có ảnh hưởng đến các
ngành công nghiệp khác nhau và dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu lao động. Một số ngành
công nghiệp truyền thống đã bị suy thoái trong khi những ngành công nghiệp mới đã xuất
hiện.
Sự thay đổi trong công nghệ và vận tải trong 30 năm qua đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế toàn cầu. Các sự thay đổi này đã tạo ra cơ hội mới và giúp cho giao thương trên toàn cầu trở
nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các sự thay đổi này cũng có thể dẫn đến những vấn đề mới, ví dụ
như tác động đến môi trường và xã hội, và cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng những
ảnh hưởng này không gây ra hậu quả tiêu cực và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh
tế toàn cầu.
4.4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
"Công nghiệp 4.0 là viết tắt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… được định nghĩa là
cấp độ tổ chức và kiểm soát mới đối với toàn bộ chuỗi giá trị của vòng đời sản phẩm; nó hướng
đến các yêu cầu ngày càng cá nhân hóa của khách hàng. Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy sản
xuất kỹ thuật số tiến lên bằng cách tăng số hóa và kết nối các sản phẩm, chuỗi giá trị và mô
hình kinh doanh. Nó cũng nhằm mục đích hỗ trợ nghiên cứu, mạng lưới các đối tác trong ngành
và tiêu chuẩn hóa giá trị sản phẩm.
Công nghiệp 4.0 mang lại cả cơ hội và thách thức to lớn cho ngành công nghiệp và thương mại
quốc tế. Nó không chỉ giúp hiện đại hóa quy trình sản xuất và tự thực hiện mà còn cho phép
các nhà quản lý thực hiện việc quản lý quy trình sản xuất trên toàn cầu bằng cách tạo ra một
chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt. Công nghiệp hóa lần thứ tư đang thay đổi cách chúng ta
thực hiện các loại hoạt động kinh doanh khác nhau bằng cách hoạch định ra các thành phần
chính và đóng góp của chúng vào môi trường kinh doanh. Công nghiệp 4.0 là việc triển khai
các hệ thống thực-ảo để tạo ra các nhà máy thông minh bằng cách sử dụng internet vạn vật
(IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ truyền
thông để truyền thông tin trong thời gian thực giữa người - máy và máy với máy truyền thông
đang xác định lại chuỗi giá trị toàn cầu. Có năm động lực chính của Công nghiệp 4.0: Số hóa,
tối ưu hóa và tùy chỉnh sản xuất, tự động hóa và thích ứng, tương tác giữa con người và máy
móc, cộng tác, cung cấp giá trị gia tăng cao và tự động trao đổi dữ liệu và liên lạc. Công nghiệp
hóa lần thứ tư đã góp phần chuyển đổi quan trọng đối với môi trường kinh doanh quốc tế trong
các giai đoạn khác nhau của một tổ chức như nguồn nhân lực, hệ thống tài chính, quản lý, cơ
cấu tổ chức hoặc quy trình sản xuất.
52
Công nghiệp 4.0 giải quyết 3 vấn đề chính của doanh nghiệp:

Khả năng cạnh tranh tốt hơn

Tính linh hoạt và sự nhanh nhẹn bằng cách đối mặt với sự biến động của chuỗi cung
ứng toàn cầu

Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Quá trình chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 mang lại vô số cơ hội cho các doanh nghiệp để
tăng hiệu quả và phát triển. Tuy nhiên, có nhiều rào cản đối với việc triển khai Công nghiệp
4.0 gồm:

Thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống.

Chi phí cao đầu tư hệ thống.

Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp

Nguồn nhân lực kỹ thuật cao

Bảo mật và an toàn thông tin.
Thương mại toàn cầu đang trải qua nhiều biến động do bất ổn về chính trị giữa các quốc gia và
thiên tai do biến đổi khí hậu. Tình hình hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng các
mục tiêu chiến lược về tăng trưởng, quản lý rủi ro và chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngắn hạn,
trung hạn cũng như dài hạn. Các công ty sản xuất cần phát triển các phương pháp tiếp cận đa
hướng và đa lĩnh vực để giải quyết những thách thức đối với sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện
tại và tương lai. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và Phân tích
kinh doanh có thể hữu ích để phân tích dữ liệu quy mô lớn và theo dõi các chuyển động của
chuỗi cung ứng trong thời gian thực và phát triển khả năng cấu hình lại Chuỗi cung ứng trong
thời gian ngắn. Khả năng thành công của một công ty trên thị trường toàn cầu sẽ phụ thuộc vào
năng lực của ngành trong việc thích ứng với bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.
What are the implications of these shifts for international businesses based in Vietnam
Sự phát triển của Công nghệ đã tạo ra một thế giới kết nối với nhau, nơi thông tin, hàng hóa và
dịch vụ có thể lưu chuyển tự do xuyên biên giới hơn bao giờ hết. Điều này đã dẫn đến sự gia
tăng đáng kể trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cả trong nước và trên toàn cầu.
Ở Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 2000, tỉ lệ tiếp cận internet tại Việt Nam dưới 10
triệu người thì hiện nay đã gần 70 triệu người dùng sử dụng Internet trên khắp lãnh thổ. Con
số này tương đương với hơn 70,3% trên tổng dân số và cao hơn mức trung bình của thế giới
(62,5%). Điều này đã dẫn đến một thị trường đa dạng và cạnh tranh cao, nơi các doanh nghiệp
không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
53
Một trong những tác động quan trọng nhất của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc
tế ở Việt Nam là tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ, hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa của thương mại Quốc
tế. Điều này đã tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp quốc tế để mở rộng phạm vi tiếp
cận và tăng lợi nhuận của họ.
Để phát triển mạnh trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, các công ty phải có khả
năng thích ứng với những thay đổi do toàn cầu hóa mang lại. Ở Việt Nam, điều này có nghĩa
là các công ty phải có khả năng đáp ứng với các điều kiện thị trường và xu hướng tiêu dùng
đang thay đổi. Các công ty nhanh nhẹn và đổi mới có nhiều khả năng thành công hơn trong thị
trường năng động và cạnh tranh này.
Một trong những cách mà các doanh nghiệp đang thích ứng với toàn cầu hóa ở Việt Nam là
nắm bắt các công nghệ kỹ thuật số. Sự phát triển của thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số
đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn cầu dễ dàng hơn. Các công ty đang đầu
tư vào công nghệ kỹ thuật số để cải thiện sự hiện diện trực tuyến, tương tác với khách hàng và
tiêu chuẩn hóa hoạt động của họ.
Một cách khác mà các doanh nghiệp nước ngoài đang thích ứng với toàn cầu hóa ở Việt Nam
là xây dựng các mối quan hệ đối tác và mạng lưới mạnh mẽ. Cộng tác với các doanh nghiệp
khác, hiệp hội ngành và cơ quan chính phủ có thể giúp các công ty luôn cập nhật những xu
hướng và cải tiến mới nhất trong ngành của họ. Bằng cách kết hợp với nhau, các công ty cũng
có thể tập hợp các nguồn lực và chuyên môn của mình để đạt được các mục tiêu chung.
Tác động của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ở Việt nam là rất lớn, cả về
thách thức và cơ hội. Họ cần phải thích nghi và đổi mới để phát triển mạnh trong thị trường
năng động và cạnh tranh này.
54
Nắm bắt các công nghệ kỹ thuật số và xây dựng các mối quan hệ đối tác và mạng lưới mạnh
mẽ là những chiến lược thiết yếu để các doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và đạt được mục
tiêu của mình. Với cách tiếp cận đúng đắn, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng những
lợi ích của toàn cầu hóa để thành công trên thị trường Việt Nam nói riêng thị trường quốc tế
nói chung.
55
V.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: VẤN ĐỀ NHÂN KHẨU HỌC VÀ THAY ĐỔI HÀNH
VI NGƯỜI TIÊU DÙNG & VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG - ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DN QUỐC TẾ TẠI VN
5.1. Vấn đề nhân khẩu học
5.1.1. Dân số, độ tuổi giới tính
Biểu đồ 5.1: Dân số trên thế giới từ năm 1990 - 2023
Biểu đồ 5.2: Tỷ lệ gia tăng dân số trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2023
Dân số thế giới năm 2023 đạt 8,045,311,447 tăng 0.88% so với năm 2022. Tỷ lệ gia tăng dân
số trên thế giới nhìn chung có xu hướng giảm trong suốt 30 năm qua.
56
Biểu đồ 5.3: Tỷ suất sinh trên thế giới từ 1990 đến 2023
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ tử vong trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2023.
57
Dân số là thành phần cơ bản nhất của xã hội loài người. Theo cách phân chia của Liên hợp
quốc, dân số được chia thành các nhóm tuổi: dân số trẻ em (0-14), dân số lực lượng lao động
(15-64), dân số già (65+). Tỷ lệ dân số trẻ em trên lực lượng lao động được gọi là tỷ số phụ
thuộc trẻ em và tỷ lệ dân số già trên lực lượng lao động được gọi là tỷ số phụ thuộc già. Tổng
của tỷ lệ phụ thuộc trẻ em và tỷ lệ phụ thuộc già được gọi là tỷ lệ phụ thuộc lực lượng lao động
và tỷ lệ phụ thuộc lực lượng lao động phản ánh gánh nặng hỗ trợ xã hội. Khi tỷ số phụ thuộc
trẻ em cao hơn tỷ lệ phụ thuộc già thì nhìn chung dân số sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng, còn khi
tỷ số phụ thuộc trẻ em thấp hơn tỷ lệ phụ thuộc già thì dân số sẽ tăng trưởng âm trong tương
lai , và vấn đề lão hóa sẽ ngày càng nghiêm trọng.
1990
2000
2010
2020
Biểu đồ 5.5: Dạng kim tự tháp về độ tuổi giới tính từ năm 1990 đến 2020
58
Biểu đồ 5.6: Dạng kim tự tháp về độ tuổi giới tính năm 2022
Biểu đồ 5.7: Phân chia theo độ tuổi năm 2022
Độ tuổi từ 0-14 tuổi: 25.18% (nam giới: 1,010,373,278/nữ giới: 946,624,579)
Độ tuổi từ 15-64 tuổi: 15.29% (nam giới: 614,046,344/ nữ giới: 574,513,854)
Từ 65 tuổi trở lên: 9.69% (nam giới: 337,244,947/ nữ giới: 415,884,753)
Tỷ lệ dân số nằm trong độ tuổi lao động đang dần giảm. Thể hiện cụ thể qua hình dáng biểu đồ
độ tuổi dân số qua các giai đoạn, hình dáng biểu đồ ở đáy tháp càng ngày càng giảm. Lý giải
cho điều này là bởi chính sách kiềm chế sinh của một số quốc gia và tình trạng ngại sinh trong
độ tuổi sinh của một lượng lớn phụ nữ. Đồng thời cùng với sự phát triển của các dịch vụ y tế,
khoa học kỹ thuật thì tuổi thọ trung bình càng ngày càng cao dẫn đến độ tuổi trung bình tăng→
điều này dẫn đến xu hướng tiêu dùng cũng sẽ thay đổi và phân khúc khách hàng sẽ dịch chuyển
sang nhóm khách hàng trưởng thành (nhóm có sức mua hàng lớn)
5.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là phạm trù công việc xã hội mà con người tham gia vào để có được nguồn sống
chính; nghề nghiệp cũng là một nghề đặc thù và trách nhiệm chuyên biệt được hình thành do
phân công lao động xã hội. Nó thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay thế của nghề
phản ánh đặc điểm và xu hướng phát triển của xã hội. Mở cuộn tranh về những thay đổi nghề
nghiệp trong 30 năm vừa qua, bạn sẽ thấy rằng, một cách vô thức, một số nghề mà mọi người
quen thuộc đang biến mất và thu hẹp lại, đồng thời, một lượng lớn nghề mới xuất hiện.
Những năm 80
Nghề nghiệp thịnh vượng: nhân viên khoa học kỹ thuật, nhân viên quản lý, quân nhân và giáo
viên là những nghề nghiệp đáng ghen tị
59
Cải cách và mở cửa đã mang lại những thay đổi lớn trong suy nghĩ và lựa chọn thực tế của mọi
người, vị thế của nhân lực khoa học và công nghệ đã được cải thiện đáng kể, nhưng sự phân
chia nghề nghiệp trong xã hội không rõ ràng và thiên hướng nghề nghiệp không rõ ràng. lựa
chọn nghề nghiệp không có kế hoạch và Ý thức đặc biệt, do đó, một nghề nghiệp tốt trong tâm
trí mọi người gắn liền với ảnh hưởng, sự quen thuộc và lợi ích của nghề nghiệp. Khi đó, sự
thay thế nghề cũ và nghề mới diễn ra không quá nhanh, một số nghề truyền thống vẫn còn vai
trò trong đời sống nhân dân.
Những năm 90
Nghề nghiệp thịnh vượng: quản lý doanh nghiệp, nhà khoa học, kỹ sư, công chức quốc gia,
giáo viên, bác sĩ có địa vị cao và danh tiếng xã hội
Đất nước bước vào thời kỳ cải cách mở cửa mới, nhiều quan niệm tiên tiến từ nước ngoài du
nhập, người dân chú trọng phát triển kinh tế và cải tiến quản lý, vì vậy trong cuộc điều tra liên
quan năm 1996, doanh nghiệp đạt điểm cao nhất các nhà quản lý. Đồng thời, với sự phát triển
của khoa học công nghệ và ngành viễn thông, nghề nghiệp mới xuất hiện, nghề nghiệp cũ bị
đào thải, xã hội bước vào thời đại thay thế nghề nghiệp nhanh chóng.
Tóm lại, sự thay đổi nghề nghiệp trong 30 năm có 5 đặc điểm:
Đặc điểm 1: Nghề nghiệp mới xuất hiện. Những thay đổi xã hội đã nâng cao mức độ nhu cầu
của con người, những nhu cầu gia tăng này đã dẫn đến sự xuất hiện của các dịch vụ chuyên
nghiệp chi tiết hơn, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện phân công lao động xã hội và do đó lần
lượt ra đời các ngành nghề mới. Ví dụ ở Trung Quốc: Theo "Mã phân loại nghề nghiệp" do
Bộ Lao động và An sinh xã hội cũ xuất bản năm 1999, thì nước này có 1.848 nghề thuộc 8 loại.
Kể từ năm 2004, 11 đợt trong số 114 nghề mới đã được chính thức thành lập. Những nghề mới
này là tập trung chủ yếu ở công nghiệp cấp 3.
Đặc điểm 2: Nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Có nhiều ngành nghề hơn, sự lựa chọn của người
tìm việc và nhà tuyển dụng linh hoạt hơn, một người có thể làm nhiều nghề trong đời hoặc có
thể tập trung vào một nghề và có nhiều công việc bán thời gian hơn. của ngày càng nhiều
người..
Đặc điểm 3: Nghề tri thức được tôn trọng. Khi mọi người đánh giá uy tín nghề nghiệp, trước
tiên họ xem xét các yếu tố tri thức cao, công nghệ cao và trình độ chuyên môn cao. giáo dục.,
hầu hết các tầng lớp được hỏi đều có chung quan điểm.
Đặc điểm 4: Tiêu chuẩn nghề nghiệp tốt phản ánh đặc điểm của thời đại. Trong thế kỷ trước,
mọi người thường tin rằng một công việc tốt có nghĩa là có bát cơm sắt, một công việc ổn định
và các lợi ích được đảm bảo. Trong thế kỷ 21, ai đó đã đề xuất năm tiêu chí cho một nghề
60
nghiệp tốt: thù lao, danh tiếng, tính bền vững, quyền lực và tầm ảnh hưởng, và nội dung kỹ
thuật. Năm tiêu chuẩn này rất toàn diện và mang đặc điểm của thời đại.
Đặc điểm 5: Nghề nghiệp phổ biến thường được chuyển đổi. Nghề nghiệp có quan hệ mật
thiết với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, các nghề phổ biến liên tục thay đổi.
5.1.3. Điều kiện kinh tế
Biểu đồ 5.8: GDP bình quân đầu người trên thế giới từ năm 1990 đến 2021
Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ đói nghèo trên thế giới từ năm 1990 đến năm 2019
61
Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới từ năm 1991 đến năm 2021
Những thay đổi kinh tế và chính trị toàn cầu do sự phát triển của công nghiệp hóa mang lại đã
được phản ánh trong các lĩnh vực kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội và cơ cấu công nghiệp
trong quá khứ. Các nhà kinh tế chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ giữa đầu tư, việc làm, thuế,
chi tiêu tiêu dùng và các lĩnh vực khác và phát triển kinh tế. Các nhà xã hội học thường tập
trung vào loại tác động nào mà sự phát triển dân số sẽ có đối với xã hội và nền kinh tế.
Từ dữ liệu về dân số và phát triển kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ qua, chúng ta có thể thấy
rằng các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập trung bình cao, chiếm gần một
nửa dân số thế giới, đóng góp hơn 90% vào GDP toàn cầu. Xu hướng giảm tỷ lệ phụ thuộc của
lực lượng lao động do giảm tỷ lệ dân số trẻ em đã đảo ngược, do lực lượng lao động chuyển từ
mô hình phát triển gia tăng sang phát triển hàng tồn kho nên tỷ lệ dân số già tiếp tục tăng tăng
lên. Tốc độ phát triển kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự mất cân đối về tỷ trọng lực lượng
lao động do cơ cấu tuổi của dân số gây ra.
Điều kiện sống và mức thu nhập càng ngày càng cao thì xu hướng tiêu dùng sẽ có những thay
đổi đáng kể. Chủ yếu sẽ là thay đổi giữa 2 yếu tố chất và lượng. Càng ngày càng tăng yêu cầu
về chất hơn là chú tâm về lượng.
5.1.4. Văn hóa
Văn hóa thế giới ngày càng đa dạng và cởi mở, phát triển trong điều kiện hội nhập và toàn cầu
hóa.
Tính đa dạng: Tính đa dạng, không đồng nhất của đời sống xã hội tất yếu sẽ tác động đến tư
tưởng, định hướng giá trị của con người, làm tăng rõ rệt tính độc lập, chọn lọc, khả biến, khác
biệt của hoạt động tư tưởng của con người.
62
Tính cởi mở: Trước xu thế toàn cầu hóa và mở cửa của sự phát triển kinh tế đương đại, nền
văn hóa của các dân tộc trên thế giới ngày càng rộng mở, giao lưu văn hóa quốc tế không ngừng
diễn ra.
Dung hợp: Trong quá trình giao lưu, văn hóa các nước tìm kiếm điểm chung đồng thời bảo
lưu sự khác biệt, xuất hiện xu hướng dung hợp, tất nhiên dung hợp hoàn toàn là không thể. Xu
hướng cơ bản của sự phát triển văn hóa là các nền văn hóa đa dạng cùng phát triển, vừa tìm
kiếm điểm chung, vừa bảo lưu sự khác biệt.
Tính đa dạng bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ đặc tính của từng thị trường nếu
muốn thâm nhập, tùy thuộc vào mức độ đa dạng và văn hóa của thị trường mà doanh nghiệp
có thể cân nhắc chiến lược thích nghi. Tính cởi mở làm người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận
những sản phẩm mới và có xu hướng lựa chọn sản phẩm mới nhất. Tính dung hợp là đặc điểm
chung của nhiều nước phát triển theo định hướng tư bản (tức là chú trọng phát triển công
nghiệp, dịch vụ, kỹ thuật cao…) điều này dẫn đến chiến lược chuẩn hóa sản phẩm sẽ phù hợp
với các thị trường này.
5.1.5. Tôn giáo
Xu hướng tăng trưởng của các tôn giáo qua các giai đoạn
1970 - 1985
1990 - 2000
2000 - 2005
2.47%: Islam
2.13%: Islam
1.84%: Islam
3.65%:
Baha’í 2.28%: Baha’í Faith
1.70%:
Faith
2.34%:
Faith
1.69%: Hinduism
1.57%:
Hinduism
1.64%:
Baha’í
Hinduism
1.36%: Christianity
1.32%:
Christianity
Christianity
1.09%: Judaism
1.87%: Judaism
1.67%:
1.09%: Buddhism
1.62%: Judaism
Buddhism
2.65%: Zoroastrianism
The annual growth in the world population over tha
same period is 1.41%
63
Biểu đồ 5.11: Phần trăm các tôn giáo trên thế giới năm 2020
Tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng và văn hóa doanh nghiệp. Mỗi tôn giá
có cách ứng xử và phong cách kinh doanh rất khác biệt. Đồng thời, văn hóa tiêu dùng cũng bị
ảnh hưởng bởi tôn giáo. Do đó, khi thâm nhập 1 thị trường có nền tôn giáo phát triển hay có
dấu ấn sâu đậm thì doanh nghiệp cần phải áp dụng chiến lược thích nghi, đưa ra các sản phẩm
phù hợp với từng tôn giáo.
5.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng:
5.2.1. Yếu tố văn hóa
Văn hóa là thuật ngữ chung chỉ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ,
phong tục, ngôn ngữ và những năng lực, thói quen khác của con người mà con người với tư
cách là thành viên của xã hội thu nhận được. Văn hóa do con người hình thành trong thực tiễn
xã hội, là kết tủa của một hiện tượng lịch sử, đồng thời, văn hóa là động và luôn biến đổi.
Văn hóa nói chung bao gồm hai phần
o Thứ nhất, văn hóa cốt lõi cơ bản được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong xã hội;
o Thứ hai, các tiểu văn hóa với các giá trị, lối sống và phong tục khác nhau.
Giá trị đề cập đến thái độ và quan điểm của mọi người về những điều khác nhau trong đời sống
xã hội. Những người có nền tảng văn hóa khác nhau có những giá trị rất khác nhau. Xu hướng
thị trường bị ảnh hưởng bởi các giá trị. Khi xây dựng chiến lược xúc tiến, doanh nghiệp nên
gắn sản phẩm với truyền thống văn hóa của thị trường mục tiêu, đặc biệt là các giá trị. Chẳng
hạn, người Mỹ mong đạt được tự do cá nhân tối đa, theo đuổi hưởng thụ cao cấp, khi mua nhà,
64
xe ô tô… thì người dân có thể trả góp hoặc vay ngân hàng. Tuy nhiên, ở đất nước của tôi, mọi
người đã quen với việc tiết kiệm tiền để mua sắm và việc mua hàng hóa của mọi người thường
bị giới hạn trong phạm vi khả năng chi trả của đồng tiền.
Văn hóa vật chất:
Bao gồm công nghệ và kinh tế, và nó ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu, chất lượng, sự đa dạng
và phong cách của sản phẩm cũng như cách sản xuất và bán những sản phẩm đó. Văn hóa vật
chất của một quốc gia có nhiều ý nghĩa đối với hoạt động tiếp thị. Ví dụ, các thiết bị điện nhỏ
như máy cạo râu điện và máy chế biến thực phẩm đa chức năng đã được chấp nhận hoàn toàn
ở các nước phát triển, nhưng ở một số nước nghèo, chúng không chỉ vô hình hoặc không cần
thiết mà còn thường bị coi là một loại xa xỉ và lãng phí.
Tiêu chuẩn thẩm mỹ
Chuẩn mực thẩm mỹ thường chỉ tiêu chuẩn đánh giá của con người về tốt xấu, đẹp xấu, thiện
ác. Do các tiêu chuẩn thẩm mỹ đóng một vai trò lớn trong việc hiểu tính biểu tượng của các
cách thể hiện, màu sắc khác nhau và các tiêu chuẩn về cái đẹp trong nghệ thuật ở một nền văn
hóa cụ thể, nên các nhà tiếp thị phải nắm bắt và đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn thẩm mỹ. Nếu
không có sự hiểu biết đúng đắn về mặt văn hóa đối với tiêu chuẩn thẩm mỹ của một xã hội thì
sự sáng tạo trong thiết kế sản phẩm và quảng cáo sẽ khó thành công, nếu nhận thức về tiêu
chuẩn thẩm mỹ quá muộn thì không chỉ kiểu dáng, bao bì sản phẩm sẽ không hiệu quả mà còn
nhưng nó cũng sẽ xúc phạm người tiêu dùng tiềm năng hoặc tạo ấn tượng xấu.
Tiểu văn hóa
Giữa mỗi nền văn hóa có sự khác biệt rất lớn, trong cùng một nền văn hóa, do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như dân tộc, tôn giáo nên các giá trị sống, phong tục, tập quán, chuẩn mực thẩm
mỹ của con người thể hiện những nét khác nhau. Các nhánh văn hóa thường được phân chia
theo các tiêu chí như sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, địa lý, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, ngôn
ngữ, văn hóa và trình độ học vấn. Những người trong cùng một nhóm văn hóa phụ phải có
một số đặc điểm tương tự để phân biệt các nhóm văn hóa phụ khác. Sự quen thuộc với các đặc
điểm văn hóa nhóm của thị trường mục tiêu sẽ giúp các công ty xây dựng các chiến lược tiếp
thị tương ứng.
Các doanh nghiệp và nhân viên tiếp thị phải tăng cường nghiên cứu văn hóa, bởi vì văn hóa
thấm nhuần toàn bộ hoạt động tiếp thị như thiết kế sản phẩm, giá cả, chất lượng, kiểu dáng,
chủng loại và bao bì. Hoạt động của những người làm marketing đã thực sự trở thành một bộ
phận cấu thành của cấu trúc văn hóa. Do đó, họ phải liên tục điều chỉnh các hoạt động của
mình cho phù hợp với nhu cầu văn hóa của thị trường quốc tế. Trao đổi văn hóa, xâm nhập,
vay mượn và thậm chí là thay đổi văn hóa giữa các quốc gia đòi hỏi các nhà tiếp thị phải có
65
khả năng hiểu và xác định các đặc điểm của các nền văn hóa khác nhau và sự khác biệt tinh tế
giữa các mô hình văn hóa khác nhau và tiến hành phân tích đa văn hóa về hành vi của người
tiêu dùng, để thực sự Nắm bắt nhu cầu và xu hướng hành vi của người tiêu dùng ở các nền văn
hóa khác nhau.
5.2.2. Yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, bao gồm gia đình của
người tiêu dùng, nhóm tham khảo (reference), và tầng lớp xã hội (class social).
Gia đình
Là nhóm cơ bản nhất mà một người tiêu dùng cá nhân thuộc về. Một người học nhiều hành vi
tiêu dùng hàng ngày từ cha mẹ của mình. Ngay cả khi đã trưởng thành và xuất gia, những lời
dạy bảo của cha mẹ vẫn có ảnh hưởng rõ rệt.
Vai trò mua hàng của vợ và chồng
Vòng đời gia đình
Hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chu kỳ sống của gia đình. Mỗi giai đoạn
của chu kỳ sống có các mẫu hành vi hoặc mua hàng khác nhau. Đôi khi người bán có thể xác
định thị trường mục tiêu của mình theo từng giai đoạn của chu kỳ sống và phát triển các chiến
lược tiếp thị khác nhau cho các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống.
Hành vi tiêu dùng của một người chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm tham khảo. Các nhóm bị
ảnh hưởng trực tiếp được gọi là nhóm thành viên, bao gồm các nhóm chính như gia đình, bạn
bè, hàng xóm và đồng nghiệp và các nhóm thứ cấp như tổ chức tôn giáo, tổ chức nghề nghiệp
và công đoàn. Các nhóm khát vọng là một nhóm tham chiếu khác. Một số sản phẩm và thương
hiệu bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhóm tham khảo, trong khi những sản phẩm và thương hiệu
khác ít bị ảnh hưởng bởi các nhóm tham khảo. Đối với những sản phẩm và thương hiệu chịu
ảnh hưởng sâu sắc của các nhóm tham khảo, người tiêu dùng phải cố gắng liên hệ với những
người dẫn dắt quan điểm tham khảo có liên quan (opinion Leaders) và cố gắng chuyển thông
tin liên quan đến họ.
Giai cấp xã hội
Tầng lớp xã hội là sự phân chia các thành viên xã hội thành nhiều tầng lớp xã hội theo những
tiêu chuẩn xã hội nhất định, chẳng hạn như thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã
hội và danh tiếng. Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội thường chia sẻ những giá trị
chung, lối sống, cách suy nghĩ và mục tiêu sống, những điều này ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng của họ. các giai cấp.Vì mỗi xã hội có các giai cấp khác nhau nên nhu cầu của nó cũng có
những mức độ tương ứng. Ngay cả khi những người có cùng mức thu nhập thuộc các tầng lớp
khác nhau, vẫn có sự khác biệt rõ ràng về thói quen sống, cách suy nghĩ, động cơ mua hàng và
66
hành vi tiêu dùng (xem Bảng 1). Vì vậy, doanh nghiệp và người làm marketing có thể tiến
hành phân khúc thị trường theo tầng lớp xã hội, từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình.
5.2.3. Các yếu tố môi trường
Trong 30 năm qua, thế giới đã đối mặt với các vấn đề môi trường khác nhau. Dưới đây là một
số vấn đề chính:
o
Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề toàn cầu trong những năm
gần đây. Việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động con người, như đốt nhiên liệu hóa
thạch và chăn nuôi, đã góp phần làm tăng lượng khí nhà kính trong không khí và gây ra
hiệu ứng như nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng cao và thay đổi môi trường sống của
động vật và thực vật
Hình 5.1: Bản đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu (WWF living planet report
2022)
o
Sạt lở đất và mất rừng: Sạt lở đất và mất rừng là một vấn đề nghiêm trọng khi các khu rừng
bị phá hủy để lấy gỗ hoặc để trồng cây trồng lúa. Các bãi đất trống cũng có nhiều khả năng
67
bị sạt lở và mất mát đất đai sẽ gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và động vật sống trong khu
vực.
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện diện tích đất nông nghiệp (% trên tổng diện tích đất mặt)
68
Biểu đồ 5.12: Thể hiện tổng diện tích bề mặt
Biểu đồ 5.13: Thể hiện sự thay đổi diện tích đất bề mặt
69
Biểu đồ 5.14: Thể hiện tỷ lệ bao phủ rừng

Ô nhiễm không khí: Vấn đề ô nhiễm không khí đã trở thành nghiêm trọng hơn bao giờ hết
trong những năm gần đây. Việc phát thải chất độc hại như khói từ đốt chất thải, xe cộ hay
đốt than cho sản xuất điện đã góp phần làm tăng lượng khí độc hại trong không khí và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
+ Lượng khí thải CO2: Khí thải carbon dioxide là những khí phát sinh từ việc đốt nhiên
liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Chúng bao gồm carbon dioxide được tạo ra trong quá
trình tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và khí đốt.
Biểu đồ 5.15: Mức thải Carbon Dioxide (CO2) bình quân đầu người
70
Ô nhiễm không khí PM2.5, phơi nhiễm trung bình hàng năm (microgam trên mét khối)
71
Biểu đồ 5.16: Thể hiện tổng lượng phát thải nhà kính
Biểu đồ 5.17: Mức độ thay đổi lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính qua từng năm
o
Ô nhiễm nước: Nước cũng bị ô nhiễm từ các nguồn khác nhau, bao gồm việc xả thải công
nghiệp, nông nghiệp và gia đình. Nước có thể chứa các hóa chất độc hại và vi khuẩn gây
bệnh nếu không được xử lý đúng cách.
72
Hình 5.3: Lượng tài nguyên nước ngọt khai thác có thể tác tạo bình quân đầu người
(mét khối)
o Sự xuất hiện của các chất ô nhiễm mới: Sự xuất hiện của các chất ô nhiễm mới, như các
hợp chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFASs), cũng đang trở thành một vấn đề lớn.
Các hợp chất này rất khó phân hủy và có thể đặc biệt độc hại đối với con người và động
vật.
+ Ngoài các chất ô nhiễm hiện có từ trước đến nay sinh ra từ các hoạt động sản xuất và
ngành công nghiệp chăn nuôi thì việc xuất hiện Perfluoroalkyl và Polyfluoralkyl (PEASs)
được tìm thấy trong nước mưa ở một số khu vực như Mỹ, Ấn Độ sau nhiều năm ngưng sử
dụng các hợp chất này cho thấy mức độ lan rộng của sự ô nhiễm và mức độ bền (khó phân
hủy) của các hợp chất này.
+ Người ta dần thay thế các hợp chất khó phân hủy và gây ô nhiễm này bằng các vật liệu
khác thân thiện với môi trường hơn: tre, giấy, các loại lá….
o
Sự suy giảm đa dạng sinh học: Sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu đang trở thành
một vấn đề nghiêm trọng. Việc phá hủy hoang dã, biến đổi môi trường sống và nghành
công nghiệp đang ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loài, đặc biệt là các loài động vật
trong đó có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng.
73
Biểu đồ 5.18: Biểu đồ thể hiện sự suy giảm đa dạng sinh học
Sự thay đổi trung bình về độ phong phú tương đối của 31.821 quần thể, đại diện cho 5.230 loài
được theo dõi trên toàn cầu, là mức giảm 69%. Đường màu trắng hiển thị các giá trị chỉ số và
các vùng được tô bóng thể hiện độ chắc chắn thống kê xung quanh xu hướng (độ chắc chắn
thống kê 95%, phạm vi từ 63% đến 75%). Nguồn: WWF/ZSL (2022)
Hình 5.4: Chỉ số Danh sách Đỏ (RLI)
Nó cho thấy các xu hướng về xác suất sống sót (nghịch đảo của nguy cơ tuyệt chủng) theo thời
gian 61. Giá trị RLI là 1,0 tương đương với tất cả các loài trong một nhóm đủ điều kiện là Ít
quan tâm nhất (nghĩa là không được dự kiến sẽ Tuyệt chủng trong tương lai gần 61). Giá trị chỉ
74
số của o tương đương với tất cả các loài đã bị Tuyệt chủng. Giá trị không đổi theo thời gian
cho thấy nguy cơ tuyệt chủng chung của nhóm là không thay đổi. Nếu tỷ lệ mất đa dạng sinh
học đang giảm, Chỉ số sẽ cho thấy một xu hướng tăng lên. Sự suy giảm trong Chỉ số có nghĩa
là các loài đang bị đẩy đến chỗ tuyệt chủng với tốc độ ngày càng nhanh. Nguồn: IUCN (2021)
57.
+ Dấu chân sinh thái của nhân loại
Hình 5.5: Dấu chân sinh thái toàn cầu và năng lực sinh học từ năm 1961 đến năm 2022
tính bằng ha toàn cầu trên mỗi người.
75
Hình 5.6: Chỉ số sự suy giảm các loài sinh vật lớn từ năm 1970 đến 2018 được phân chia
theo kích thước cơ thể

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang được thực hiện trên
quy mô lớn để sản xuất hàng hoá và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Sử dụng tài
nguyên thiên nhiên không bền vững dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và môi trường,
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế lâu dài.
Biểu đồ 5.19: Thể hiện mức sản lượng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Thiếu hụt năng lượng: Năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề trầm trọng trên
toàn cầu. Việc sử dụng các nguồn năng lượng bền vững như điện mặt trời và gió có thể
giúp giảm thiểu thiệt hại về môi trường và hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững trong
tương lai
76
+ Xu hướng năng lượng tái tạo: Điện tái tạo là tỷ lệ điện năng được tạo ra bởi các nhà
máy điện tái tạo trong tổng điện năng được tạo ra bởi tất cả các loại nhà máy.
Biểu đồ 5.20: Thể hiện lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo
77
Biểu đồ 5.21: thể hiện mức độ thay đổi điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo
+ Tiêu thụ năng lượng hóa thạch: Nhiên liệu hóa thạch bao gồm các sản phẩm than đá, dầu mỏ,
dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
78
Biểu đồ 5.22: Thể hiện phần trăm năng lượng sử dụng từ nhiên liệu hóa thạch
Biểu đồ 5.23: Thể hiện sự thay đổi xu hướng sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa
thạch
+ Tiêu thụ than: Nguồn điện đề cập đến các yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra điện. Than
dùng để chỉ tất cả các loại than đá và than nâu, cả nguyên sinh (bao gồm than cứng và than non
nâu) và nhiên liệu dẫn xuất (bao gồm nhiên liệu bằng sáng chế, than cốc lò luyện cốc, than cốc
khí, khí lò luyện cốc và khí lò cao). Than bùn cũng được bao gồm trong danh mục này.
79
Biểu đồ 5.24: Thể hiện tỷ lệ điện được sản xuất từ than đá
80
Biểu đồ 5.25: Thể hiện xu hướng sản xuất điện từ than đá
5.2.4. Ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, bao gồm:
o
Thiệt hại cho đất đai và cơ sở hạ tầng: Đối với một quốc gia đang đứng trên bờ vực của các
cơn bão và sóng thần, biến đổi khí hậu là một sự lo ngại đáng kể. Hệ thống đê điều ở miền
Nam và các địa phương khác của Việt Nam đều có rủi ro bị thiệt hại khi mực nước biển
ngày càng cao và thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt.
o
Thương mại bị ảnh hưởng: Mặc dù Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế lớn, gia nhập
vào thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã làm suy
yếu một số nền kinh tế khác và có thể tác động đến khả năng xuất khẩu, giá cả và đầu tư.
o
Vì vậy, biến đổi khí hậu đang là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với kinh tế Việt Nam, và
việc cần thực hiện những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là
rất cần thiết.
Một số thay đổi có thể thấy ở các doanh nghiệp đang kinh doanh ở Việt Nam:
o
Tổn thất về nông nghiệp và lâm nghiệp: Biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại cho nông nghiệp
và lâm nghiệp, là hai ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Sự suy yếu của các mùa vụ,
độc hại và thời tiết khắc nghiệt làm giảm năng suất và tăng giá cả, gây rắc rối cho người
nông dân và bất kì ai có liên quan đến ngành nông nghiệp. Điều này dẫn đến ngành nông
nghiệp dịch chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng sản lượng sản xuất, giảm
diện tích trồng trọt. Sự thay đổi trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm phát thải ra môi
81
trường ở Việt Nam có thể kể đến các doanh nghiệp tiêu biểu: Tập đoàn TH, Masan,
Nafoods,…
o
Do tác động của ô nhiễm nước nên việc phát triển mạnh của các doanh nghiệp sản xuất lõi
lọc, các thiết bị lọc nước phát triển mạnh mẽ. Theo dự báo của Research and market, thị
trường máy lọc nước ở Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép 11.58%, quy mô thị trường
đạt 540 triệu USD vào năm 2030.
o
Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu đầu tư hơn vào các nền công nghiệp sản xuất các vật liệu
thân thiện môi trường, sản xuất và sử dụng các thiết bị năng lượng tái tạo (điện mặt trời,
điện gió…) được chính phủ Việt Nam khuyến khích áp giá cố định khá cao so với các nước
khác trên thế giới và hỗ trợ bằng chính sách thuế. Các thương vụ M&A hay đầu tư từ các
doanh nghiệp nước ngoài đã cho thấy sức hút trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các thương
vụ tiêu biểu có thể kể đến như:
+ Guft tăng tỉ lệ sở hữu trong các dự án điện mặt trời của tập đoàn Thành Thành Công từ
49% lên 90% sau khi các dự án bắt đầu hoạt động.
+ Grimm Group đầu tư vào Nhà máy Dầu Tiếng – doanh nghiệp đang sở hữu dự án điện
mặt trời ở Phú Yên và Tây Ninh.
…
Ngoài ra, cùng với nhận thức về các yếu tố liên quan đến môi trường sống dẫn đến sự thay đổi
trong hành vi người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, cụ thể:
o
Thúc đẩy sản xuất và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường:
+ Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, các doanh nghiệp phải thích nghi và cung cấp sản
phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, có tác động ít hơn đến tài nguyên thiên nhiên.
Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm
thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến môi
trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Các doanh nghiệp bán lẻ dần thu phí việc sử dụng bao ni-lông khi đi siêu thị của khách
hàng và thay vào đó khuyến khích túi tự mang theo hoặc các loại túi đựng thực phẩm có
thể tái sử dụng được bán ngay trong siêu thị hoặc một số doanh nghiệp lựa chọn sử dụng
bao bì nhựa có thể phân hủy. Điều này dễ nhìn thấy ở các siêu thị/ trung tâm mua sắm lớn:
Go!, Emart, Aeon… Đồng thời, sự dịch chuyển trong xu hướng sử dụng bao bì và vật liệu
thân thiện với môi trường còn thúc đầy sự phát triển và nghiên cứu mạnh mẽ của các doanh
nghiệp sản xuất bao bì – vật tư như: Vitaco, Mitaco, các starup mới trong lĩnh vực chế tạo
các sản phẩm ống hút giấy, ống hút tre…
o
Tăng trưởng kinh tế xanh:
82
+ Thay đổi hành vi của người tiêu dùng có thể hỗ trợ một cách rõ rệt cho việc phát triển
kinh tế xanh và bền vững. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xanh giúp giảm thiểu
tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường, đồng thời thúc đẩy các hành vi tiêu dùng
bền vững về lâu dài.
+ Sự xuất hiện của việc đo lường các chỉ số bền vững bắt buộc các doanh nghiệp phải có
trách nhiệm và ý thức hơn với từng vật liệu nhà máy mình sử dụng. Ví dụ: Các doanh
nghiệp trong ngành đồ uống chuyển dần sang các loại chai thủy tinh, vỏ lon kim loại có thể
tái chế thay vì dùng chai nhựa.
o
Người tiêu dùng được xem là những nhân tố quan trọng để xác định chiều hướng sản xuất
và tiêu thụ của kinh tế. Thay đổi hành vi của họ có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới
cho các doanh nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế.
Các vấn đề nhân khẩu học có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, bao gồm:
o
Sự gia tăng dân số: Tốc độ gia tăng dân số đang tăng nhanh là một trong những vấn đề nhân
khẩu học đáng quan ngại nhất đối với Việt Nam. Sự gia tăng này gây ra áp lực lớn đến
nguồn lực và tài nguyên của đất nước, đặc biệt là các đô thị, gây khó khăn cho việc cung
cấp các dịch vụ tiện ích và vật liệu xây dựng.
o
Cải thiện chất lượng dân số: Việt Nam đang trải qua quá trình gia tăng đáng kể về chất
lượng dân số, bao gồm sự tăng trưởng dân số, giảm tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ tuổi thọ và giảm
tỷ lệ bệnh tật. Điều này có thể bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thông qua nâng cao
năng suất lao động và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.
o
Thâm hụt nguồn nhân lực: Mặc dù Việt Nam có dân số lớn, tuy nhiên các nguồn nhân lực
chất lượng cao vẫn còn thiếu. Điều này là thách thức đầu tiên đối với kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật cao và thông tin công nghệ.
o
Gia tăng mật độ dân cư: Việt Nam là một đất nước với mật độ dân cư cao, đặc biệt là tại
các thành phố lớn. Đây là vấn đề nhân khẩu học đáng quan ngại nhất, gây ra áp lực lớn đến
nhu cầu bất động sản, tài nguyên và đô thị hóa.
Tất cả các xu hướng liên quan đến vấn đề nhân khẩu học đều được hoạch định theo các xu
hướng phát triển và tầm nhìn của các Doanh nghiệp và Chính Phủ Việt Nam như sau:
o
Di dời các khu công nghiệp sang các khu vực lân cận các điểm nóng (TP.HCM, Hà Nội..):
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tập trung theo các giải pháp xây dựng
và cho thuê bất động sản công nghiệp có thể kể đến cái tên Công ty Cổ phần Đại Nam hiện
đang sở hữu KCN Sóng thần 1, 2, 3 được đặt tại Bình Dương thay vì ở TPHCM.
83
o
Các ngành công nghiệp sản xuất cần nhiều lao động hiện nay đang tối ưu hóa bằng việc
đưa Robot vào sản xuất ví dụ như nhà máy sản xuất sữa Vinamilk, nhà máy sản xuất bia
của Heineken Việt Nam…
Vì vậy, các vấn đề nhân khẩu học có tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam, các chính sách
về con người, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình sẽ có tác động lớn đến sự
phát triển của đất nước này.
84
LEARNING OUTCOMES: WHAT LESSONS DID YOUR GROUP LEARN FROM
THE
INVESTIGATION
OF
BOTH
THE
CASE
STUDY
AND
FINAL
PRESENTATION?
I.
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ AGNICO EAGLE MINE
1.1. Cách AEM giải quyết vấn đề lao động đa dạng & nhạy cảm về văn hóa
Vấn đề
Do điều kiện làm việc khắc nghiệt của Agnico Eagle Mine tại Maedownbank như sau 2 tuần
làm việc – 2 tuần nghỉ, làm việc theo ca sáng - tối, mỗi ca làm việc 12 giờ; ngoài ra, người lao
động phải làm việc ở Maedownbank (cách bờ biển phía tây vịnh Hudson 300km & cách hồ
Baker 100km về phía Bắc), Maedownbank - khu vực hẻo lánh, do đó công nhân phải xa gia
đình và tất cả sinh hoạt đều được tổ chức trong khu vực này. Dẫn đến tình trạng 229/276 công
nhân nghỉ việc trong vòng chưa đầy 12 tháng (tỉ lệ 83%), tỷ lệ vắng mặt tăng từ 2% (2009) đến
5,6% (2012) và đạt 20% đối với công nhân Inuit tại chỗ đồng nghĩa với việc 22 người không
đi làm hàng ngày.
Không những thế, theo như phỏng vấn thì một số ít công nhân họ lo lắng và cảm thấy không
được tôn trọng, cảm thấy mệt mỏi khi phải đối mặt với các đồng nghiệp khó tính trong các
cuộc trò chuyện. Sự đa văn hóa ở khu vực này cũng là một vấn đề rất lớn ở Agnico Eagle Mine
khi Tiếng Anh được lựa chọn là ngôn ngữ chính trong các hoạt động đào tạo cũng như giao
tiếp, trao đổi tại mỏ dẫn đến những công nhân còn lại cảm thấy phân biệt đối xử.
Cách giải quyết:
Nhận thấy được trụ cột của Agnico Eagle Mine trong chiến lược phát triển bền vững cần đảm
bảo tối ưu điều kiện làm và giữ gìn quyền của công nhân lao động trong toàn bộ chuỗi cung
ứng. Công ty đã triển khai một loạt các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để giải quyết các
điều kiện làm việc tồi tệ và thúc đẩy bình đẳng.
AEM khắc phục các vấn đề này bằng những cách sau. Thứ nhất cung cấp các khoá đào tạo
tiếng Anh, đào tạo kỹ năng cho nhân viên. Đồng thời sử dụng thêm tiếng Inuit vào quá trình
làm việc, giao tiếp và đào tạo. Kế đến, AEM ưu tiên sử dụng người giám sát là người địa
phương cũng khuyến khích các nhà quản lý học tiếng Inuit để giao tiếp với công nhân và xây
dựng các chương đào tạo và giúp phát triển con người từ chính cộng đồng địa phương trở thành
quản lý và lãnh đạo khu vực. Làm việc trực tiếp với các tổ chức Thợ săn địa phương về quản
lý giao thông, quản lý môi trường sinh thái. Bộ phận Nhân sự và Truyền thông của Nunavut đã
phát triển một chiến dịch “Văn minh và Tôn trọng tại Nơi làm việc” đào tạo và nâng cao nhận
thức tập trung vào tầm quan trọng của phép lịch sự và tôn trọng tại Maedownbank. Ngoài ra,
Công ty cũng tổ chức chương trình đào tạo kiến thức về an toàn và sức khỏe cho bản thân họ
85
và người xung quanh, chương trình hướng dẫn cho nhân viên mới về cuộc sống và điều kiện
làm việc tại mỏ.
Từ năm 2017 đến 2021, Agnico Eagle Mine đã tiến hành khoảng 580 cuộc kiểm tra tại chỗ tại
các cơ sở của nhà cung cấp để xem xét các điều kiện làm việc và sự chuẩn bị về an toàn của
các doanh nghiệp này. xác định 7.800 trường hợp không tuân thủ đã được giải quyết. Ngoài ra,
624 đánh giá từ xa đã được thực hiện vào năm 2021.
Bài học:
Tỷ lệ vắng mặt và luân chuyển công việc gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển doanh
nghiệp. Agnico Eagle ưu tiên giải quyết triệt để các vấn đề về người lao động để họ yên tâm,
tập trung tăng năng suất cho công việc của mình.
1.2. AEM chú ý nâng cao trình độ về chuyên môn của người lao động để đảm bảo năng
suất công việc
Tình trạng
Do ngành khai thác mỏ là ngành mới không phổ biến trong khu vực, do đó người lao động
cũng ít được đào tạo kỹ càng và cơ sở hạ tầng cũng không đủ để phục vụ đào tạo. Và tỷ lệ tốt
nghiệp trung học ở Nunavut là thấp nhất Canada (chỉ 49% dân số từ 25 – 64 tuổi) nên càng gây
ra nhiều vấn đề khó khan hơn trong việc đào tạo lao động. Ngoài ra, lý do rất lớn cũng đến từ
thường xuyên vắng đã được nhắc đến trong phần 2.1, dẫn đến các hoạt động đào tạo phải khởi
động lại & rất ít NV hoàn thành khóa đào tạo bắt buộc.
Cách giải quyết:
Cụ thể Agnico Eagle Mine đã giải quyết bằng trong năm 2019, nhóm Phát triển Con người ở
Nunavut đã giới thiệu chương trình Thực tập sinh dưới lòng đất của Meliadine. Sau 28 ngày
đào tạo trên mặt đất và dưới lòng đất, những cá nhân này đã hoàn thành Chương trình Thực tập
sinh dưới lòng đất của Meliadine và hiện đang làm việc tại Meliadine với tư cách là Thợ mỏ
Dịch vụ Hạng 2.
Bài học
Việc nâng cao trình độ của lao động góp phần lớn trong việc làm tối ưu chi phí, do người lao
động có trình độ cao sẽ làm việc năng suất hơn những người chưa có trình độ, đồng thời việc
này cũng giúp giữ chân người lao động, tiết kiệm và tối ưu chi phí tìm kiếm và đào tạo lại lao
động.
1.3. Những giải pháp của AEM áp dụng xác định vấn đề tiềm ẩn đối với người lao động
Cách thực hiện:
AEM tiến hành nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn các ứng viên, tập trung vào kinh nghiệp,
trình độ, giáo dục, lối sống và nguyện vọng nghề nghiệp của họ. Ngoài ra, AEM còn tiến hành
86
nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cũng như mối quan hệ với các doanh nghiệp mà họ
đang làm việc.
AEM đã tiến hành khảo sát, thuê những người quan sát có kinh nghiệm đến làm việc và quan
sát tại mỏ để tìm ra nguyên nhân tiềm tang. Họ còn tích cực trao đổi với những “Trưởng lão”
có kinh nghiệm trong cộng đồng người Inuit để có thêm kiến thức.
Bài học
AEM tìm hiểu những vấn đề về người lao động cụ thể và rõ ràng, dễ dàng tìm ra nguyên nhân
tiềm tàng trong phần 2.1 và 2.2.
1.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn
Cách thực hiện:
Chiến lược kinh doanh và phát triển của AEM với châm ngôn “Xây dựng doanh nghiệp phát
triển, chất lượng cao, ít rủi ro và bền vững”. AEM đã đảm bảo thực hiện được chiến lược kinh
doanh này trong nhiều năm. Chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có vai trò cực kỳ
quan trọng vì nó tác động đến sự tồn tại và khả năng phát triển. Chiến lược kinh doanh tạo
hướng đi tốt cho doanh nghiệp và nhờ đó AEM đã đạt được nhiều thành công và vượt qua
nhiều đối thủ khác như Kinross Gold Group và Yamana Gold Inc.
Trong nhiều năm từ 1988 – 2010, AEM đã mua lại nhiều mỏ vàng và dự án với mục tiêu mở
rộng quy mô, đồng thời cũng xây dựng và luôn luôn duy trì hệ thống dự án mang chất lượng
cao.
Bài học
AEM đề ra và thực hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn, đã tạo nên một nền tảng vững chắc
cho sự phát triển đồng thời góp phần nâng cao uy tín của Công ty.
87
II. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ CASE STARBUCKS XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN & VIỆT NAM
2.1. Thị trường Nhật Bản
2.1.1. Lợi thế & sự thu hút của quốc gia Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh so với khu vực và so với thế giới: nền
kinh tế lớn tốc độ tăng trưởng thứ tư thế giới theo GDP thực tế và lớn thứ ba theo sức mua
tương đương (PPP), trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ở Nhật
Bản, có mức ổn định về chính trị cao trong nhiều năm. Đồng thời chỉ số năng lực cạnh tranh
toàn cầu của Nhật Bản cũng có thứ hạng cao, thu hút các doanh nghiệp trên thế giới đầu tư và
phát triển. Nhật Bản có quy mô thị trường lớn, là một quốc gia nằm trong nhóm có mức thu
nhập cao với khả năng tiếp cận những người tiêu dùng sành điệu và giàu có, cơ sở hạ tầng tiên
tiến, chíính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Nhật Bản,...
Có thể nói, Nhật Bản là thị trường hấp dẫn khiến Starbucks quan tâm & muốn thâm nhập vào
thị trường tiềm năng này.
Bài học rút ra: Trước khi muốn thâm nhập một quốc gia mới cần tìm hiểu về chính trị, quy
mô nền kinh tế, văn hóa xã hội, những chính sách của chính phủ đối với các doanh nghiệp nước
ngoài, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu,... từ đó quyết định có gia nhập hay không, cũng như
đưa ra được những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với quốc gia đó.
Tiềm năng về thị trường cà phê Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường có mức tiêu thụ cà phê thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau Hoa Kỳ & Đức
với tổng lượng tiêu thụ khoảng 7.5 triệu bags (năm 2019) và theo số liệu thống kê năm 19951999, Nhật Bản cũng là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ năm trên thế giới với lượng cà phê
nhập khẩu vào Nhật Bản xấp xỉ 350 nghìn tấn. Người Nhật bản đã có văn hóa cà phê lon từ
những năm 1960, như một cách thuận tiện để bắt đầu ngày làm việc mới.
Ngoài ra, Nhật Bản là thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao. Người tiêu dùng ở Nhật Bản mong
muốn chi tiêu cao cho các sản phẩm liên quan đến việc làm phong phú lối sống của họ.
Rõ ràng, đối với Starbucks thị trường cà phê ở Nhật Bản có quy mô lớn & vô cùng tiềm năng.
Việc đầu tư mở rộng thị trường vào Nhật Bản là điều tất yếu mà Starbucks phải thực hiện.
Bài học rút ra: trước khi thâm nhập một quốc gia mới, cần tìm hiểu về quy mô thị trường của
sản phẩm/ dịch vụ ở quốc gia đó, nếu thật sự là một thị trường lớn & có tiềm năng phát triển
thì hoàn toàn có thể cân nhắc thâm nhập vào.
2.1.2. Xem xét những đối thủ hiện có ở thị trường & tìm điểm khác biệt để cạnh tranh
Khi Starbucks lần đầu tiên vào Nhật Bản, họ nhận thấy rằng quán cà phê Nhật Bản vào những
năm 1990 đã được định nghĩa bởi Doutor Coffee là quán nhỏ, giá rẻ. Ngoài ra, ở thị trường
88
Nhật Bản còn có những đối thủ khác như Tully’s Coffee, Komeda’s Coffee ở phân khúc cao
hơn Doutor Coffee.
Starbucks đã xác định rõ thế mạnh của mình, một nhãn hiệu cà phê cao cấp với ưu thế tăng trải
nghiệm không gian với phong cách sang trọng, yên tĩnh & thoải mái.
Từ đó, Starbucks đã phát triển nhanh chóng nhờ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ trẻ Nhật Bản về
không gian uống trà chiều, nhóm đông nằm ngoài định vị của Doutor Coffee. Và những năm
sau đó, Starbucks đã khẳng định vị trí số 1 của mình tại thị trường quán cà phê Nhật Bản với
số điểm 76,6 về chỉ số hài lòng của khách hàng đối với những công ty được khảo sát (05/2022).
Bài học rút ra: cần tìm hiểu về các đối thủ có cùng sản phẩm/ dịch vụ ở quốc gia định thâm
nhập vào. Phân tích & tìm ra điểm mạnh hoặc điểm yếu của đối thủ, từ đó tìm ra ưu thế của
sản phẩm/ dịch vụ của mình so với đối thủ để thâm nhập thị trường, giành lấy thị phần còn
trống.
2.1.3. Thâm nhập bằng hình thức liên doanh
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1995, Starbucks Coffee International Inc. (công ty con của
Starbucks International tại Hoa Kỳ) đã ký thỏa thuận liên doanh với Sazabi Co., Ltd. (hiện
tại là Sazaby League Co., Ltd.), một nhà điều hành nhà hàng và bán lẻ Nhật Bản, để phát triển
các cửa hàng bán lẻ Starbucks tại Nhật Bản. Quan hệ đối tác liên doanh được gọi là Starbucks
Coffee Japan, Ltd. Và trong năm 2014, công ty đã công bố quyết định mua lại 60,5% cổ phần
của Starbucks Coffee Japan để tăng thêm tốc độ tăng trưởng của công ty, hoàn tất các thủ tục
để Starbucks trở thành công ty con 100% vốn của Tập đoàn Starbucks.
Bài học rút ra: Hình thức liên doanh là hình thức thâm nhập nhanh, chia sẻ rủi ro, tận dụng
đối tác về kinh nghiệm, tri thức đối với thị trường mới mà công ty chưa có quá nhiều hiểu
biết. Cần chọn hình thức thâm nhập phù hợp với tình hình công ty cũng như hiểu biết về thị
trường mới để có chiến lược phù hợp.
2.1.4. Quá trình thích nghi với thị trường Nhật Bản
Starbucks thực hiện địa phương hóa các sản phẩm cũng như dịch vụ
Starbucks đã tìm hiểu rất kĩ về văn hóa cũng như khẩu vị của người dân Nhật Bản. Starbucks
đã thiết kế thực đơn độc đáo riêng cho thị trường Nhật Bản sử dụng nguyên liệu quen thuộc
trong văn hóa ăn uống của người Nhật: matcha, hojicha, đậu đỏ, vỏ quả yuzu, lá hoa anh đào,…
hoặc sử dụng sữa đậu nành trong các sản phẩm của mình thay vì sữa bò vì hiểu được thói quen
sử dụng sửa đậu nành của người Nhật. Ngoài ra, Starbucks còn phục vụ bánh mì, sanwich có
nguyên liệu kiểu Nhật để đáp ứng được nền văn hóa ẩm thực đa dạng của quốc gia châu Á này.
Starbucks hiểu người Nhật có khẩu phần thức uống nhỏ hơn so với các quốc gia Âu Mỹ, nên
họ chỉ phục vụ 4 size đồ uống, tối đa là size Venti (590 ml).
89
Starbucks hiểu rằng người Nhật chú trọng về nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng sản phẩm họ
sử dụng nên họ đã công bố nguồn gốc nguyên liệu của tất cả đồ ăn, thức uống được phụ vụ ở
Nhật Bản trên Website.
Bài học rút ra: khi gia nhập vào bất kì thị trường/ quốc gia nào, cần tìm hiểu kĩ về văn hóa ẩm
thực, khẩu vị, khẩu phần của người dân bản địa để có những điều chỉnh về thực đơn sao cho
phù hợp, đó là bước đệm quan trọng ban đầu để người dân địa phương chấp nhận thử sản phẩm
của mình, cũng như dễ dàng chinh phục khách hàng địa phương và từ đó họ sẽ ủng hộ những
sản phẩm khác của thương hiệu.
Starbucks ra mắt những bộ sưu tập sản phẩm và hàng hóa bán giới hạn theo mùa
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa rất độc đáo & đa dạng với rất nhiều lễ hội quanh
năm, nổi bật nhất là mùa “Hoa anh đào”. Hiểu được điều đó, Starbucks liên tục ra mắt những
bộ sưu tập đồ ăn, thức uống & hàng hóa bán giới hạn theo mùa đồng thời đi kèm với những
chương trình khuyến mãi mùa lễ hội để kích thích tăng doanh thu & lợi nhuận ngắn hạn. Dễ
dàng tìm thấy những bộ sưu tập mùa Hoa Anh Đào, Giáng Sinh, Valetine độc đáo ở thị trường
Nhật Bản, những bộ sưu tập này không chỉ làm vui lòng những khách hàng ở thị trường này
mà còn tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới.
Bài học rút ra: tìm hiểu về văn hóa của quốc gia/ thị trường mới từ đó đưa ra những chiến
dịch phù hợp. Ở đây, Starbucks đã tận dụng được sự hưởng ứng lễ hội của người dân & nền
văn hóa đặc biệt của quốc gia này để tạo ra sản phẩm, kích thích tăng trưởng doanh thu.
Starbucks thiết kế cửa hàng mang đậm phong cách Nhật Bản
Các cửa hàng Starbucks ở Nhật Bản có thiết kế ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản, gắn liền với di
tích lịch sử & tạo ra những cửa hàng Starbucks mang đậm phong cách Nhật Bản. Starbucks sử
dụng vật liệu làm bằng gỗ, nội thất bình phong truyền thống của Nhật Bản, nghệ thuật ghép gỗ
truyền thống,..... Điều này thể hiện sự tìm hiểu & tôn trọng văn hóa của Nhật Bản đến từ công
ty như Starbucks. Khách hàng Nhật Bản bước chân vào các cửa hàng Starbucks sẽ cảm thấy
gần gũi và thoải mái.
Đặc biệt, ở Nhật Bản có cửa hàng Starbucks Reserve Roastery, một trong 6 cửa hàng Starbucks
lớn nhất thế giới. Điều đó thể hiện Starbucks tôn trọng thị trường Nhật Bản & đánh giá tiềm
năng cực lớn của thị trường này.
Bài học rút ra: cần phải thay đổi theo văn hóa của từng quốc gia để thể hiện sự tôn trọng cũng
như dễ dàng tiếp cận người dân địa phương hơn. Ở đây là việc thay đổi theo kiến trúc của văn
hóa địa phương để tạo cảm giác gần gũi cũng như tạo ra những cửa hàng độc đáo & khác biệt
so với thế giới.
Starbucks đa dạng các nền tảng online & ứng dụng mua hàng tại Nhật Bản
90
Starbucks Nhật Bản có mặt ở tất cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và
Website Starbucks tại Nhật Bản được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Nhật.
Starbucks Nhật Bản cung cấp ứng dụng giao hàng chính thức có trên cả hệ điều hành
Android/IOS. Ngoài ra, có thể đặt hàng qua Website, qua các ứng dụng giao hàng thông qua
bên thứ 3 như LINE, Uber Eats, hoặc sử dụng Robots Rakuten để giao hàng.
Điều này giúp tăng độ phủ của của nhãn hiệu Starbucks, đồng thời làm tăng sự thuận lợi khi
đặt hàng cũng như tăng sự hài lòng của khách hàng.
Bài học rút ra: tăng độ phủ trên các nền tảng mạng xã hội sẽ góp phần tăng độ phủ của thương
hiệu, tăng sự nhận biết về thương hiệu của khách hàng & tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Đồng thời cần tạo sự tiếp cận dễ dàng với thương hiệu cho khách hàng từ đó khuyến khích
khách hàng đặt hàng nhiều hơn thông qua việc có mặt ở nhiều nền tảng giao hàng, cũng như
cung cấp nhiều hình thức đặt hàng khác nhau.
Starbucks và các chương trình tại Nhật Bản
o Loyalty Programs: Cũng như các thị trường khác, “Loyalty Programs” giúp ghi nhận những
đóng góp & tri ân khách hàng thông qua tích điểm & cung cấp những khuyến mãi, hoặc
quà tặng. Đồng thời có những ưu đãi tích điểm đặc biệt ở những dịp lễ hội,..
o Coffee Passport: ghi lại trải nghiệm cà phê của khách hàng & các bí kíp pha chế cà phê, có
cả bản online hoặc offline.
o My store Passport: Khách hàng có thể sưu tập các tem kỹ thuật số đại diện cho các cửa
hàng Starbucks được thiết kế khác nhau trên toàn đất nước Nhật và được ghi nhận những
thành tích cho người đi đến nhiều cửa hàng nhất, hoặc đến cửa hàng nhiều lần nhất,...
Bài học rút ra: cần có những hình thức ghi nhận sự đóng góp của khách hàng đối với thương
hiệu & tri ân khách hàng, điều này khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng, cảm thấy mình
được trân trọng & tăng sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Đồng thời cần có những
chương trình làm tăng sự trải nghiệm của khách hàng, tăng sự mới mẻ của thương hiệu.
Starbucks và các hoạt động vì cộng đồng ở thị trường Nhật Bản
Các dự án phát triển bền vững: bãi bỏ việc sử dụng ống hút nhựa 1 lần, khuyến khích khách
hàng mang theo & sử dụng cốc trong cửa hàng, sử dụng cốc giấy,....
Các chương trình quyên góp cho các trận động đất ở Nhật Bản “Hummingbird”, ủng hộ người
chuyển giới “What’s Your Name”,... với sự lan tỏa & ủng hộ cực kì lớn.
Bài học rút ra: những hoạt động cộng đồng như một cách xây dựng danh tiếng cũng như xây
dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương. Những hoạt động này thể hiện cam kết của công
ty đối với cộng đồng chứ không phải hoàn toàn chạy theo lợi nhuận, từ đó giúp xây dựng lòng
91
tin với khách hàng. Thông qua đó, công ty có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu & mối quan tâm của
địa phương, điều này giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp.
2.2. Thị trường Việt Nam
2.2.1. Thị trường cà phê ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia đặc
biệt với loại cà phê robusta. Việt Nam có thị trường cà phê đa dạng với nhiều loại cà phê khác
nhau. Có rất nhiều chuỗi thương hiệu cà phê nội địa ở thị trường Việt Nam như: Trung Nguyên,
Highlands, The coffee house, Phúc Long,.... Đồng thời, người Việt Nam cũng rất ưa chuộng cà
phê, lượng tiêu thụ cà phê trong nước ở mức cao.
Bài học rút ra: Thị trường cà phê Việt Nam vô cùng tiềm năng với lượng tiêu thụ trong nước
lớn cũng như lượng xuất khẩu sang các thị trường khác cao. Điều đó vừa là cơ hội cũng như
thách thức đối với Starbucks khi muốn thâm nhập thị trường này, vì quy mô thị trường lớn
đồng thời gặp không ít đối thủ là các hãng cà phê nội địa có giá thành rẻ hơn, phù hợp khẩu vị
người Việt trên thị trường.
2.2.2. Đa dạng sản phẩm & tăng tính thẩm mỹ
Sản phẩm ở thị trường Việt Nam rất đa dạng, đồng thời có giá trị thẩm mỹ & trải nghiệm cao
hơn.
Ngoài ra Starbucks còn cung cấp các sản phẩm đồ ăn nhẹ, thực phẩm chế biến và đặc biệt để
phù hợp với gu ẩm thực của người Việt như tạo ra các dòng sản phẩm thanh mát từ trà và trái
cây nhiệt đới, các loại bánh mì, bánh nướng xốp và thường các sản phẩm thường bán theo
combo tiện lợi
Starbuck nắm bắt được sở thích check-in các sản phẩm của người trẻ Việt Nam nên sản phẩm
của họ luôn chú trọng vào tính thẩm mỹ. Ngoài ra, Starbucks còn thiết kế bao bì sản phẩm theo
mùa lễ hội, các dòng bánh và vật phẩm theo mùa: bánh Trung thu, Tết Tân Mão….
Bài học rút ra: Sự đa dạng về sản phẩm sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, cũng như
đáp ứng & tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, hiện nay khách hàng không chỉ chú trọng
vào việc ăn ngon mà còn quan tâm đến hình thức, nên cần phải tăng tính thẩm mỹ từ đó tăng
trải nghiệm của khách hàng. Ở đây, Starbucks đã nắm bắt được tâm lý của người trẻ Việt cũng
như các lễ hội ở Việt Nam để đưa ra những sản phẩm theo mùa, có tính thẩm mỹ cao, kích
thích tiêu dùng của khách hàng
2.2.3. Thiết kế cửa hàng Starbucks ở Việt Nam
Cửa hàng Starbucks có mặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Starbucks
sử dụng những chất liệu tự nhiên của địa phương, được tái chế, sửa chữa lại như gỗ, tre,… gợi
92
cảm giác về khoảng thời gian xưa cũ, từ ngoại thất, nội thất cho đến đồ trang trí,… tất cả đều
mang những hình ảnh đặc trưng của địa phương
Bài học rút ra:
Khi tiếp cận đến quốc gia mới nào, thương hiệu cần phải thay đổi để phù hợp văn hóa địa
phương, ở đây Starbucks đã thiết kế theo phong cách văn hóa Việt, sẽ giúp tăng sự gần gũi đối
với khách hàng cũng như khuyến khích khách hàng ghé lại nhiều hơn.
2.2.4. Giá thành Starbucks ở thị trường Việt Nam
Mức giá của sản phẩm tại Starbucks tương đối cao so với các cửa hàng cà phê khác ở Việt
Nam. Mức giá thường dao động từ 50.000đ đến 100.000đ cho mỗi ly đồ uống.
Starbucks áp dụng chiến lược định giá cao cấp & tập trung vào tệp khách hàng tầm trung trở
lên, với chất lượng sản phẩm và không gian cửa hàng sang trọng, mang đến cảm giác khách
hàng đang tận hưởng một trải nghiệm đẳng cấp, giúp hãng cà phê số 1 thế giới duy trì hình ảnh
thương hiệu cao cấp của mình.
Bài học rút ra:
Starbucks định vị phân khúc & duy trì hình ảnh thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, việc định giá
cao cấp vô tình cản trở đến việc tiếp cận người dùng Việt Nam (quốc gia có mức thu nhập bình
quân đầu người không ở mức cao). Điều đó ảnh hưởng đến sự mở rộng các cửa hàng ở
Starbucks ở Việt Nam, minh chứng là Starbucks chỉ có mặt ở các thành phố lớn nơi có mức
sống cao như Hồ Chí Minh & Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,... gặp không ít khó khăn nếu muốn
mở rộng chi nhánh, tăng độ phủ ở các tỉnh khác.
2.2.5. Các chương trình thành viên & ưu đãi ở thị trường Việt Nam
Cũng giống như các thị trường khác, Starbucks mang đến “Loyalty Programs” để ghi nhận &
tri ân đóng góp của khách hàng qua chương trình tích lũy điểm, cùng với những chương trình
khuyến mãi được thực hiện.
Bài học rút ra:
Cần quan tâm đến cảm xúc khách hàng & có những chương trình ghi nhận cũng như tri ân
khách hàng khiến cho họ cảm thấy được sự quan tâm cũng như tăng sự gắn kết của khách hàng
của thương hiệu. Những chương trình khuyến mãi sẽ giúp kích thích mua sắm, cũng như tạo
cơ hội cho nhiều phân khúc khách hàng hơn tiếp cận sản phẩm của công ty.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chandrakanth, M.G. (2023) ‘How BRICS countries have overtaken the G7 in GDP based on
PPPs’, The Times of India. Available at: https://timesofindia.indiatimes.com/blogs/economicpolicy/how-brics-countries-have-overtaken-the-g7-in-gdp-based-on-ppps/ (Accessed: 16
April 2023).
China’s Economy & Society | Statista (2022). Available at:
https://www.statista.com/study/48364/china/ (Accessed: 10 April 2023).
Continents by gdp 2021 - StatisticsTimes.com (2023). Available at:
https://statisticstimes.com/economy/continents-by-gdp.php (Accessed: 16 April 2023).
Data - OECD & Southeast Asia (2022). Available at: https://www.oecd.org/southeastasia/data/tax.htm (Accessed: 16 April 2023).
Doing Business In Asia: Common Challenges & Misconceptions | Acclime (2020). Available
at: https://www.acclime.com/insights/doing-business-in-asia-common-challengesmisconceptions/ (Accessed: 16 April 2023).
Dự báo trật tự thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030 - BÌNH LUẬN Tạp chí Cộng sản (2022). Available at: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tinbinh-luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/du-bao-trat-tu-the-gioi-khu-vuc-chau-athai-binh-duong-den-nam-2030 (Accessed: 16 April 2023).
Emerging Asia to Lead Global Economic and Consumption Growth (2021). Available at:
https://www.euromonitor.com/article/emerging-asia-to-lead-global-economic-andconsumption-growth (Accessed: 16 April 2023).
Emerging Market Economy Definition: Examples and How They Work (2022) Investopedia.
Available at: https://www.investopedia.com/terms/e/emergingmarketeconomy.asp (Accessed:
10 April 2023).
Explore Economies (2020) World Bank. Available at:
https://archive.doingbusiness.org/en/data/exploreeconomies (Accessed: 10 April 2023).
FDI global inflows by region 2021 | Statista (2022). Available at:
https://www.statista.com/statistics/963936/fdi-global-inflows-region/ (Accessed: 16 April
2023).
Foreign direct investment trends and outlook in Asia and the Pacific 2021/2022 (2021)
ESCAP. Available at: https://unescap.org/kp/2021/foreign-direct-investment-trends-andoutlook-asia-and-pacific-20212022 (Accessed: 16 April 2023).
94
G7 share of global GDP (2021). Available at: https://blogs.worldbank.org/opendata/sizeasia-and-pacific-economy-based-purchasing-power-parities-results-international (Accessed:
16 April 2023).
GDP of G7 and E7 countries in 2015 and projection for 2050 (2016) Statista. Available at:
https://www.statista.com/statistics/678707/gdp-of-g7-and-e7-in-2015-and-2050/ (Accessed:
16 April 2023).
Gross domestic product (GDP) 2020-2024 (2022). Available at:
https://www.statista.com/statistics/805546/gross-domestic-product-gdp-in-the-emergingmarket-and-developing-economies/ (Accessed: 10 April 2023).
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những tác động đối với dịch vụ tài chính
(2012). Available at: https://taichinh.danang.gov.vn/printnewsdetail.do?tinTucId=2117
(Accessed: 16 April 2023).
Hugo (1970) Patterns and Trends of Urbanization and Urban Growth in Asia | SpringerLink.
Available at: https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-13-1537-4_2 (Accessed: 16
April 2023).
Inflation rate 2017-2027 (2023) Statista. Available at:
https://www.statista.com/statistics/805547/inflation-rate-in-the-emerging-market-anddeveloping-economies/ (Accessed: 16 April 2023).
Keqiang, L. (2023) ‘REPORT ON THE WORK OF THE GOVERNMENT’.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là gì ? (2021). Available at:
https://luatminhkhue.vn/khu-vuc-mau-dich-tu-do-asean--afta--la-gi--.aspx (Accessed: 16
April 2023).
Lee, J. (2022) Asia-Pacific will lead global economic growth in 2023, S&P says, CNBC.
Available at: https://www.cnbc.com/2022/10/27/asia-pacific-will-lead-global-economicgrowth-in-2023-sp-says.html (Accessed: 16 April 2023).
Liu, X. (2020) ‘Structural changes and economic growth in China over the past 40 years of
reform and opening-up’, China Political Economy, 3(1), pp. 19–38. Available at:
https://doi.org/10.1108/CPE-05-2020-0010.
‘MSCI Emerging Markets Index’ (2023).
OECD Emerging Markets Network - EMnet - OECD (2020). Available at:
https://www.oecd.org/dev/emnet-emerging-markets-network.htm (Accessed: 10 April 2023).
Số liệu kinh tế - Dữ liệu kinh tế hàng đầu Việt Nam (2022) Số liệu kinh tế. Available at:
https://solieukinhte.com/ (Accessed: 10 April 2023).
95
Buchholz, K., & Richter, F. (2020, July 3). Infographic: The rise of the asian middle class.
Statista Infographics. Retrieved April 16, 2023, from
https://www.statista.com/chart/8402/asian-middle-class-on-the-rise/
Churchouse, S. (2017, September 14). This is where you need to invest over the next 30
years. Seeking Alpha. Retrieved April 16, 2023, from
https://seekingalpha.com/article/4107075-this-is-where-you-need-to-invest-over-next-30years
Foreign investment in developing Asia hit a record $619 billion in 2021. UNCTAD. (2022,
June 9). Retrieved April 16, 2023, from https://unctad.org/news/foreign-investmentdeveloping-asia-hit-record-619-billion-2021
TS. Nguyễn Hồng Thu, 12/10/2022. Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong bối cảnh mới. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương
TS. Nguyễn Thị Kim Nhã, 31/12/2021. Những xu hướng FDI trên thế giới. Tạp Chí Điện Tử
Ngân Hàng
Lê Anh Tú, Giải Pháp Tăng Sức Hấp Dẫn, Thu Hút Dòng Vốn FDI Vào Việt Nam. Viện
Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
Anh Nhi, 15/2/2022. Dòng vốn FDI sẽ tăng trưởng và bứt phá trong năm 2022. Tạp Chí Kinh
Tế Việt Nam.
Lee, R. C., Low, K. H. P., Lum, S. L. D., & Poon, H. W. (2011). Telecommunications in Viet
Nam. APEC document.
Phan & Nguyen. (2022). Vietnam climbs the chip value chain
https://www.eastasiaforum.org/2022/11/15/vietnam-climbs-the-chip-value-chain/
World economic forum. (2017). Vietnam Competitiveness Index. https://www3.weforum.org/
WTO. (2021). WTO Reports World Textiles and Apparel Trade in 2020.
https://www.wto.org/
Tổng cục thống kê. (2021). Developing Vietnam’s seaport system to meet international
integration. https://www.gso.gov.vn/
OECD. (2020). Containerships – the engines of globalization and trade. https://www.oecdilibrary.org/
Thời sự, 20/12/2018. Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt
Nam. Tạp chí tài chính điện tử
Ths. Vũ Nhật Quang, 29/9/2022. Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
Tạp Chí Điện Tử Ngân Hàng.
96
Thanh giang, 26/12/2021. Lan tỏa sức mạnh văn hóa: Phát huy 'sức mạnh mềm' Việt Nam.
Thông Tấn Xã Việt Nam
Chen, J. (2022, February 28). Trade Wars: History, Pros & Cons, and U.S.-China Example.
Retrieved from https://www.investopedia.com/terms/t/trade-war.asp
Akan, E. (2019, June 10). Vietnam Reaps the Benefits of US–China Trade War. Retrieved
from https://www.theepochtimes.com/vietnam-reaps-the-benefits-of-u-s-china-tradewar_2956702.html
Tien, N. H. (2020) China-US trade war and risks for Vietnam’s economy International
Journal of Research in Finance and Management.
Ha, L. T. & Phuc, N. D (2019, December 6) The US-China Trade War: Impact on Vietnam
ISEAS - Yusof Ishak Institute.
Hering, B. J., Azad, M. S. A., Akhtar, R., Ed-Dafali, S., & Reza, M. I. H. (2022, January 16).
Evolution of Industry 4.0 and Its Implications for International Business. IntechOpen
eBooks; IntechOpen. https://doi.org/10.5772/intechopen.101764
Air transport, passengers carried | Data. (n.d.).
https://data.worldbank.org/indicator/IS.AIR.PSGR
Luo, Y., & Zahra, S. A. (2023, March 2). Industry 4.0 in international business research.
Journal of International Business Studies; Palgrave Macmillan.
https://doi.org/10.1057/s41267-022-00577-9
Admin. (2022, October 19). Impact of Mobile Phone Technology on Economic Growth Ideas. Ideas. https://ideasdev.org/general/impact-of-mobile-phone-technology-on-economicgrowth/
Webb, K. (2019, May 20). From the internet to the iPhone, here are the 20 most important
inventions of the last 30 years. Business Insider. https://www.businessinsider.com/mostimportant-inventions-of-last-30-years-internet-iphone-netflix-facebook-google-20195#email-and-text-messaging-1992-6
(EEA), E. E. (2019, 12 05). European Environment Agency (EEA). Retrieved from
www.eea.europa.eu: https://www.eea.europa.eu/data-and-maps/figures/trends-in-globaldomestic-extraction
bank, T. w. (2022, 7 1). Key Highlights: Country Climate and Development Report for
Vietnam. 7. Retrieved from www.worldbank.org.
baodautu. (2020, 11 12). FIA VIETNAM. Retrieved from fia.mpi.gov.vn:
https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/3bdcb27f-403e-4f36-901e1e9c71aa14cb/NewsID/655214fa-d7ab-4e29-a5e2-0d5d38c11412
97
Doãn, Đ. (2022, 09 25). Thời Báo Tài Chính Việt Nam. Retrieved from
thoibaotaichinhvietnam.vn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/heineken-khanh-thanh-nhamay-xanh-voi-von-dau-tu-gan-400-trieu-usd-113397.html
Keith Wade, Marcus Jennings. (2016). The impact of climate change on the global economy.
Schroders TalkingPoint, 11.
Klaus Desmet & Esteban Rossi-Hansberg. (2021). The Economic Impact of Climate Change
over Time and Space. Cambridge: 12.
Marchant, N. (2021, 06). World Economic Forum. Retrieved from www.weforum.org:
https://www.weforum.org/agenda/2021/06/impact-climate-change-global-gdp/
Mustapha, S. (2022, 11 14). Metrikus. Retrieved from www.metrikus.io:
https://www.metrikus.io/blog/what-is-a-sustainabilityindex#:~:text=Sustainability%20Indexes%20are%20measures%20of,money%20in%20a%20
sustainable%20way.
OECD. (2013). MATERIAL RESOURCES, PRODUCTIVITY AND THE ENVIRONMENT:
KEY FINDINGS. OECD. Retrieved from www.oecd.org:
https://www.oecd.org/greengrowth/MATERIAL%20RESOURCES,%20PRODUCTIVITY%
20AND%20THE%20ENVIRONMENT_key%20findings.pdf
The world bank. (2022, 7 1). Retrieved from https://www.worldbank.org/:
https://datatopics.worldbank.org/world-development-indicators/themes/environment.html
Túc, B. T. (2022, 06 19). Sở Y Tế Tỉnh Thái Nguyên. Retrieved from soytethainguyen.gov.vn:
http://soytethainguyen.gov.vn/tin-an-toan-ve-sinh-thuc-pham//asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/-ay-manh-ung-dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuatnong-nghiep/20181
Túc, T. (2022, 09 04). Cafebiz. Retrieved from cafebiz.vn: https://cafebiz.vn/tu-startup-nuoctruong-sinh-ky-vong-tang-truong-100-nam-nhin-lai-thi-truong-may-loc-nuoc-viet-nam176220904142416222.chn#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20m%E1%BB
%9Bi%20nh%E1%BA%A5t,trong%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%202022%2D202
7.
Whiting, K. (2022, 10 17). World economic forum. Retrieved from www.weforum.org:
https://www.weforum.org/agenda/2022/10/nature-loss-biodiversity-wwf/
98
Download