Uploaded by Thịnh Đoàn Văn

COPD-2022-Y6

advertisement
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN
MẠN TÍNH
(Chronic obstructive pulmonary diseases)
MỤC TIÊU
1) Trình bày được định nghĩa và các yếu tố nguy
cơ của COPD
2) Trình bày được chẩn đoán xác định, chẩn
đoán phân biệt và chẩn đoán giai đoạn của
COPD giai đoạn ổn định và giai đoạn cấp
3) Trình bày được phương pháp điều trị của
COPD giai đoạn ổn định và giai đoạn cấp
ĐỊNH NGHĨA
COPD (GOLD 2017)
• là một bệnh thường gặp, có thể ngăn ngừa và
điều trị được, đặc trưng bởi các triệu chứng
hô hấp trường diễn và giới hạn luồng không
khí do các bất thường về đường thở và/hoặc
phế nang, thường gây ra do tiếp xúc đáng kể
với các hạt hoặc khí độc hại.
• Triệu chứng hô hấp thường gặp là khó thở, ho
và/hoặc khạc đàm
DỊCH TỄ HỌC
YẾU TỐ NGUY CƠ
❖Yếu tố chủ thể
❖Yếu tố tiếp xúc
❖Tình trạng kinh tế xã hội
❖Hen và sự tăng phản ứng của đường thở
❖Viêm phế quản mạn tính
❖Nhiễm trùng phổi
YẾU TỐ NGUY CƠ
❖Yếu tố chủ thể
• Gene
• Tuổi và giới
• Sự tăng trưởng và phát triển phổi
YẾU TỐ NGUY CƠ
❖Yếu tố tiếp xúc
➢ Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây COPD hàng đầu.
Người hút thuốc dễ bị COPD gấp 10 lần người không hút
thuốc. Hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây
bệnh.
➢Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà
với khói lò sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than...gây nên
khoảng 20% các trường hợp COPD trên thế giới. Ô nhiễm
không khí với khói của các nhà máy, khói của các động
cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố
nguy cơ gây bệnh.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
➢ Mất cân bằng Protease – Kháng Protease
➢ Mất cân bằng giữa chất Oxy hóa và chất chống Oxy hóa
➢ Đáp ứng viêm của đường thở
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Đáp ứng viêm của đường thở
➢Khói thuốc lá hoặc các hạt độc hại khác gây viêm
mạn tính ở phổi.
➢Các tế bào viêm (đại thực bào, bạch cầu đa nhân,
BC Lympho…) cùng với các tế bào biểu mô và các
tế bào cấu trúc giải phóng các chất trung gian gây
viêm
➢ Phản ứng viêm mạn tính này gây hủy hoại nhu
mô gây khí phế thũng và phá vỡ các cơ chế sửa
chữa và bảo vệ thông thường gây xơ hóa đường
thở nhỏ → hình thành bẫy khí và giới hạn luồng
khí tiến triển.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Stress oxy hóa
➢ Có thể là một cơ chế khuếch đại quan trọng
➢Các dấu hiệu sinh học của stress oxy hóa tăng
trong hơi thở, đờm và máu của bệnh nhân COPD.
➢Chất oxy hoá được tạo ra bởi các chất kích thích,
và được giải phóng khỏi các tế bào viêm (đại thực
bào, BC trung tính) hoặc do giảm các chất chống
oxy hoá nội sinh.
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Mất cân bằng Protease-antiprotease.
➢Proteases: phá vỡ các thành phần mô liên kết
Antiproteases: đối kháng với protease
➢Ở bệnh nhân COPD:
- Tăng nồng độ một số protease, xuất phát từ các
tế bào viêm và các tế bào biểu mô
- Suy giảm elastin qua trung gian protease, được
cho là một đặc điểm quan trọng của khí phế thũng
(α1-antitrypsin).
COPD
CƠ CHẾ GIỚI HẠN LUỒNG KHÍ TRONG COPD
GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
➢Tổn thương PQ lớn: tăng số lượng và phì
đại của các tuyến tiết nhầy ở PQ
➢Tổn thương PQ nhỏ
- Tổn thương xơ hóa và phì đại cơ trơn
- Viêm đường thở nhỏ
➢Tổn thương nhu mô phổi: phá hủy thành
phế nang và hình thành các khoang chứa khí
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
➢Khó thở
➢Ho
➢Khạc đờm
➢Các triệu chứng khác
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
TRIỆU CHỨNG
• Khó thở: giai đoạn đầu, khó thở xuất hiện
sau nhiễm trùng hay sau các kích thích. Về
sau, khó thở xuất hiện khi gắng sức, đây là
triệu chứng cơn năng nổi bật ở giai đoạn khí
phế thũng. Khi nặng hơn, bệnh nhân khó thở
cả khi nghỉ ngơi.
• Ho: ho mãn tính thường là triệu chứng đầu
tiên của COPD. Ban đầu, ho có thể là không
liên tục, nhưng sau đó có thể ho hàng ngày,
suốt cả ngày.
TRIỆU CHỨNG
• Tăng tiết đờm:
+ Giai đoạn đầu: thường khạc đờm về buổi
sáng, đờm nhầy, trong, dính. Nếu có bội nhiễm,
đờm tăng về số lượng và thay đổi màu sắc.
+ Về sau, tăng tiết đờm liên tục cả ngày.
• Các triệu chứng khác: mệt mỏi, giảm cân và
chán ăn là những vấn đề phổ biến ở bệnh nhân
COPD nặng và rất nặng
KHÁM LÂM SÀNG
➢Lồng ngực hình thùng
➢Gõ vang trống
➢Rì rào phế nang giảm
➢Ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ
➢Giai đoạn muộn có thể thấy
các dấu hiệu của suy tim phải
CẬN LÂM SÀNG
tiêu chuẩn vàng
CẬN LÂM SÀNG
ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP
• là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
• để theo dõi tiến triển, kiểm tra điều trị và tiên
lượng bệnh.
• Biểu hiện: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi
phục sau test dãn phế quản: FEV1/FVC < 70%
• FEV1/FVC < 70% được xem như là dấu hiệu sớm
của giới hạn lưu lượng khí ở bệnh nhân bị COPD
CẬN LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
➢Xquang phổi thường ít có giá trị chẩn đoán
Hình ảnh phổi sáng giãn phế
nang hai bên, tim thõng hình
giọt nước, cung động mạch
phổi phồng, vùng đỉnh phổi &
hạ đòn bên phải mờ trong
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD)
CẬN LÂM SÀNG
➢Điện tâm đồ, siêu âm tim: ở giai đoạn muộn
có thể thấy dấu hiệu của suy tim phải
➢Khí máu động mạch: giúp theo dõi diễn tiến
và mức độ SHH
CẬN LÂM SÀNG
➢Các xét nghiệm khác: đo α1-antitrypsin khi
• Viêm phế quản mạn tắc nghẽn ở người không bao giờ hút
thuốc lá.
• Dãn phế quản không có yếu tố nguy cơ đặc biệt.
• Khởi phát sớm COPD mức độ vừa hay nặng ở tuổi 50.
• Khí phế thũng chủ yếu hai đáy.
• Phát triển hen phế quản không dứt, đặc biệt ở bệnh nhân
dưới 50 tuổi.
• Tiền căn gia đình có giảm α1-antitrypsin hay COPD trước 50
tuổi.
• Xơ gan mà không có yếu tố nguy cơ rõ ràng.
TRIỆU CHỨNG
• Khó thở
• Ho mạn tính
• Khò khè
YẾU TỐ NGUY CƠ
• Người bệnh
• Thuốc lá
• Nghề nghiệp
• Ô nhiễm trong/ngoài nhà
ĐO HÔ HẤP KÝ
GOLD-2019
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
➢Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng cơ
năng và khám thực thể
➢Yếu tố nguy cơ
➢CLS: đo CNHH biểu hiện rối loạn thông khí
tắc nghẽn không hồi phục sau nghiệm
pháp dãn phế quản: FEV1/FVC < 0.7
Chẩn đoán mức độ
➢Theo mức độ tắc nghẽn đường thở
➢Theo mức độ triệu chứng và tiền sử đợt
cấp
Đánh giá mức độ bệnh theo giới hạn luồng khí
Phân giai đoạn nặng của COPD theo Hô hấp ký
Giai đoạn
GOLD I: Nhẹ
GOLD II: Trung bình
GOLD III: Nặng
GOLD IV: Rất nặng
Đặc điểm
(FEV1/FVC < 70%)
FEV1 ≥ 80%
Đặc điểm lâm sàng
Không có triệu chứng mạn tính
50% ≤ FEV1 < 80%
Có hoặc không có các triệu chứng
mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở)
30% ≤ FEV1 < 50%
Thường có các triệu chứng mạn
tính
FEV1 < 30%
Có dấu hiệu suy hô hấp hoặc suy
tim phải
Đánh giá bệnh nhân COPD theo mức độ triệu
chứng và tiền sử đợt cấp
➢Đánh giá triệu chứng: mMRC, CAT
➢Đánh giá nguy cơ đợt cấp
Đánh giá triệu chứng
Bảng điểm mMRC
Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC
Điểm
Khó thở khi gắng sức mạnh
0
Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ
1
Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng
lại để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường
bằng.
2
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên
đường bằng
3
Khó thở nhiều không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo
4
Đánh giá triệu chứng
Bảng điểm CAT
0 1
2 3
4 5 Tôi ho thường xuyên
Tôi không có chút đờm nào
0 1
trong phổi
2 3
4 5
Tôi không có cảm giác nặng
0 1
ngực
2 3
4 5 Tôi có cảm giác rất nặng ngực
Tôi không khó thở khi lên dốc
0 1
hoặc lên 1 tầng lầu
2 3
4 5
Tôi rất khó thở khi lên dốc hoặc
lên 1 tầng lầu
Tôi không bị hạn chế trong các
0 1
hoạt động ở nhà
2 3
4 5
Tôi rất bị hạn chế trong các
hoạt động ở nhà
Tôi yên tâm ra khỏi nhà dù tôi
0 1
có bệnh phổi
2 3
4 5
Tôi không yên tâm chút nào khi
ra khỏi nhà vì tôi có bệnh phổi
Tôi ngủ ngon giấc
0 1
2 3
4 5
Tôi không ngủ ngon giấc vì có
bệnh phổi
Tôi cảm thấy rất khỏe
0 1
2 3
4 5
Tôi cảm thấy không còn chút
sức lực nào
Tôi hoàn toàn không ho
Trong phổi tôi luôn có nhiều
đờm
ĐÁNH GIÁ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Phân nhóm bệnh nhân dựa trên các kết hợp đánh giá
GOLD 2019
Chẩn đoán biến chứng
➢Suy hô hấp mạn: Da đỏ hồng + đa hồng cầu
➢Tâm phế mạn: phù chi dưới, tĩnh mạch cổ
nổi, gan to…+ tăng áp phổi
ĐÁNH GIÁ CÁC BỆNH ĐỒNG MẮC
➢Các bệnh tim mạch
➢Loãng xương
➢Nhiễm trùng hô hấp
➢Lo lắng, trầm cảm
➢Đái tháo đường
➢Ung thư phổi
Các bệnh này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong, nhập
viện nên cần được xem xét thường xuyên và điều trị
phù hợp
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
❖Các điều trị chung
✓Tránh lạnh, bụi, khói…..
✓Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào
✓Vệ sinh mũi họng thường xuyên
✓Tiêm vaccin phòng cúm và phế cầu
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
GOLD 2019/2020/2021
Các yếu tố cần lưu ý khi khởi trị với ICS
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Các thuốc lựa chọn điều trị trong COPD
Ventolin
Serevent
Atrovent
Spiriva
Berodual
Ultibro
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Nhóm A
► Tất cả các bệnh nhân nhóm A phải được điều
trị bằng thuốc giãn phế quản
► Có thể là một thuốc giãn phế quản ngắn hoặc
một tác dụng kéo dài.
► Điều này cần được tiếp tục nếu lợi ích triệu
chứng được ghi lại.
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Nhóm B
► Khởi đầu: 1 thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
► Ở từng bệnh nhân, sự lựa chọn nên dựa vào nhận
thức của bệnh nhân về sự giảm triệu chứng.
► Với những bệnh nhân có tình trạng khó thở nặng,
có thể xem xét điều trị ban đầu với hai thuốc giãn
phế quản.
► Cần tầm soát các bệnh đồng mắc
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Nhóm C
► Khởi đầu với một thuốc giãn phế quản td kéo dài.
► nên bắt đầu điều trị với LAMA.
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Nhóm D-2019/2020
► Khởi đầu: LAMA
► Với bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn
(CAT>20): LAMA/LABA có thể được chọn làm điều trị
ban đầu
► Bệnh nhân có số lượng eosinophil máu ≥ 300/mcL,
bệnh nhân có tiền căn hen: LABA/ICS cũng có thể là lựa
chọn đầu tiên.
► ICS có thể gây ra tác dụng phụ như viêm phổi vì vậy
chỉ nên được sử dụng làm liệu pháp ban đầu sau khi cân
nhắc giữa các lợi ích lâm sàng và các rủi ro có thể có .
Theo dõi đáp ứng điều trị
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Liệu pháp oxy dài hạn
- Chỉ định:
• PaO2 ≤ 7,3 kPa (55mmHg) hoặc SaO2 ≤ 88%, có hoặc
không có tăng bạch cầu đã được xét nghiệm hai lần
trong khoảng thời gian ba tuần; hoặc là
• 7,3 kPa (55mmHg) < PaO2 < 8,0 kPa (60 mmHg), hoặc
SaO2 là 88%, nếu có bằng chứng tăng huyết áp phổi,
phù ngoại biên, suy tim sung huyết, hoặc đa hồng cầu
(Hct > 55%).
- Cần đánh giá lại sau 60 đến 90 ngày bằng khí máu
động mạch (ABG) hoặc độ bão hòa oxy để xác định
liệu oxy có tác dụng điều trị hay không.
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Liệu pháp oxy dài hạn
- Lưu lượng, thời gian thở oxy:
+ Lưu lượng: 1-3 lít/phút và sẽ điều chỉnh theo khí
máu. Điều chỉnh lưu lượng oxy để đạt PaO2 6570mmHg tương ứng với SaO2 tối ưu là 90-95% lúc nghỉ
ngơi
+ Thời gian thở ít nhất 15 giờ/ngày
- Các nguồn oxy: các bình khí cổ điển, các máy chiết
xuất oxy, các bình oxy lỏng
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Một số điều trị khác
➢Hỗ trợ thông khí: thông khí nhân tạo không
xâm lấn có thể được chỉ định ở những bệnh
nhân COPD rất nặng giai đoạn ổn định
➢Nội soi phế quản can thiệp và phẫu thuật
➢Ghép phổi
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Phục hồi chức năng
• Giúp cải thiện khả năng gắng sức, cải thiện
triệu chứng khó thở, mệt mỏi.
• Thường một chương trình phục hồi chức năng
thường kéo dài 6 tuần
• Nên tiếp tục duy trì chương trình tập tại nhà.
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Theo dõi bệnh nhân:
- Khám lại 4 đến 6 tuần sau khi xuất viện vì đợt
cấp và sau đó cứ 6 tháng một lần
- Đo CNHH phân loại lại mức độ nặng
- Đánh giá khả năng hoạt động, hợp tác với BS
- Đánh giá sự hiểu biết và tuân thủ điều trị
ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
❖Tiên lượng và phòng bệnh
➢BPTNMT tiến triển nặng dần không hồi phục vì
vậy cần điều trị sớm, tích cực để bệnh tiến tiển
chậm
➢Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với
các khí độc hại, ô nhiễm môi trường
➢Tránh lạnh, ẩm
➢Điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường hô hấp
và các bệnh lý kèm theo
➢Tập thở bụng
ĐỢT CẤP
ĐỢT CẤP BPTNMT
Định nghĩa:
✓là tình trạng bệnh từ gđ ổn định trở nên xấu đi
đột ngột ngoài những biến đổi thông thường
hàng ngày
✓đòi hỏi thay đổi cách điều trị thường quy
✓ở bn đã được chẩn đoán BPTNMT
GOLD
ĐỢT CẤP BPTNMT
• Chẩn đoán xác định: bn COPD có các triệu
chứng:
- Khó thở tăng
- Đờm tăng hoặc
- Thay đổi màu sắc đờm
→ Tam chứng Anthonisen
NGUYÊN NHÂN
- Nhiễm trùng hô hấp 70-80%
+ Vi khuẩn: H.influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis,
P.aeruginosa…
+ Vi rút: cúm, á cúm, rhinovirus, vi rút hợp bào hô hấp
- Tắc mạch phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi.
- Quá liều oxy.
- Dùng các thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm.
- Không tuân thủ hoặc sử dụng thuốc không đúng cách để điều trị
duy trì BPTNMT.
- Ô nhiễm không khí (khói thuốc, khói bụi nghề nghiệp, ozone…
- Khoảng 1/3 số trường hợp đợt cấp không rõ căn nguyên.
PHÂN ĐỘ
Đánh giá theo triệu chứng
Các chỉ số
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Lời nói
Bình
thường
Từng câu
Từng từ
Tri giác
Bình
thường
Có thể kích
thích
Nhịp thở
Bình
thường
20-25l/p
25-35l/p
Không có
Thường có
Co kéo rõ
Thở nghịch
thường
Khi đi
nhanh
Khi đi chậm
Khi nghỉ
Khó thở dữ
dội,thở ngáp
Co kéo cơ
HH
Khó thở
Nguy kịch
Không nói được
Ngủ gà, lẫn Hôn mê
lộn
>30l/p hoặc
chậm, ngừng thở
PHÂN ĐỘ
Đánh giá theo triệu chứng
Các chỉ số
Nhẹ
- Thay đổi
Có 1 trong
màu sắc đờm 4 điểm này
- Tăng số
lượng đờm
- Sốt
- Tím và phù
mới xuất hiện
hoặc nặng lên
Trung bình
Có 2 trong 4
điểm này
Nặng
Có 3 trong 4
điểm này
Rất nặng
Có thể có cả 4
điểm này
nhưng thường
bn không ho
khạc được nữa
PHÂN ĐỘ
Đánh giá theo triệu chứng
Các chỉ
số
Nhẹ
Trung
bình
Nặng
Rất nặng
Mạch(l/p)
60-100
100-120
> 120
SaO2 %
>90%
88-90%
85-87%
Chậm, rối
loạn
<85%
PaO2
mmHg
PaCO2
mmHg
>60
50-60
40-50
<40
<45
45-54
55-65
>65
7,37-7,42
7,31-7,36
7,25-7,30
<7,25
PH máu
Chú ý: chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên
ở một mức độ là đủ xếp bn vào mức độ nặng đó
PHÂN ĐỘ
Đánh giá theo Anthonisen
- Mức độ nặng: khó thở tăng, số lượng đờm
tăng và đờm chuyển thành đờm mủ.
- Mức độ TB: Có 2/3 triệu chứng của mức độ
nặng.
- Mức độ nhẹ: Có 1 trong số triệu chứng của
mức độ nặng và có các triệu chứng khác: ho,
tiếng rít, sốt không vì một nguyên nhân nào
khác, có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên 5
ngày trước, nhịp thở, nhịp tim tăng > 20% so
với ban đầu.
PHÂN ĐỘ
Đánh giá theo ATS/ERS sửa đổi
- Mức độ nhẹ: Có thể kiểm soát bằng việc
tăng liều các thuốc điều trị hàng ngày.
- Mức độ TB: Cần Corticosteroid toàn
thân hoặc kháng sinh.
- Mức độ nặng: Cần nhập viện hoặc
khám cấp cứu.
PHÂN ĐỘ
Đánh giá tình trạng suy hô hấp theo GOLD-2019
Không SHH SHH không đe
dọa tính mạng
SHH đe dọa
tính mạng
Nhịp thở (l/p)
20-30
>30
>30
Thay đổi ý thức
Không
Không
Có
Co kéo cơ hô
hấp phụ
Không
Có
Có
28 - 35%
35 - 40%
> 40%
Không tăng
50-60
>60/pH<7,25
Cải thiện oxy hóa
máu với FiO2
PaCO2 (mmHg)
Các yếu tố làm tăng mức độ nặng
− Rối loạn ý thức.
− Đợt cấp đã thất bại với điều trị ban đầu.
− Có ≥ 3 đợt cấp BPTNMT trong năm trước.
− BPTNMT mức độ nặng hoặc rất nặng.
− Đã từng phải đặt ống nội khí quản vì đợt cấp.
− Đã có chỉ định thở oxy dài hạn, thở máy không xâm nhập
tại nhà.
− Bệnh mạn tính kèm theo
− Chỉ số khối cơ thể (BMI) ≤ 20 kg/m2
− Không có trợ giúp của gia đình và xã hội.
Tiêu chuẩn nhập viện
− Các triệu chứng nặng đột ngột như khó thở, tần số
thở tăng, độ bão hòa oxy giảm, rối loạn ý thức.
− Suy hô hấp.
− Khởi phát các triệu chứng thực thể mới (phù ngoại
vi, xanh tím).
− Đợt cấp BPTNMT thất bại với điều trị ban đầu.
− Các bệnh đồng mắc nặng (suy tim, loạn nhịp tim
mới xuất hiện …).
− Thiếu nguồn lực hỗ trợ tại nhà.
Sử dụng kháng sinh cho ĐC COPD
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP MỨC ĐỘ NHẸ
Nguyên tắc
+ Bổ sung SABA hoặc kết hợp SAMA dạng hít,
phun KD
+ Với bệnh nhân có thở oxy tại nhà: thở oxy 1-3
lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90-92%;
+ Với bệnh nhân có thở máy không xâm nhập tại
nhà: điều chỉnh áp lực phù hợp;
+ Dùng sớm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
+ Có thể dùng Corticoid khí dung.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP MỨC ĐỘ TB
+ Các điều trị như đợt cấp mức độ nhẹ.
+ Chỉ định kháng sinh khi có chẩn đoán đợt cấp
Anthonisen mức độ nặng hoặc trung bình (có dấu
hiệu đờm mủ).
+ Thêm corticoid uống/tiêm: 1mg/kg/ngày, không
quá 5-7 ngày.
+ Kháng sinh: betalactam/antibetalactamase 3g/ng,
cefuroxim 1,5g/ngày, moxifloxacin 400mg/ngày hoặc
levofloxacin 750mg/ngày.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP MỨC ĐỘ NẶNG
− Thở oxy 1 - 2 lít/phút (SpO2 90 - 92%).
+ SaO2 90 – 92%; PaCO2 < 45mmHg: giữ nguyên
liều oxy.
+ SaO2 < 90%, PaCO2 < 45mmHg: tăng liều oxy,
tối đa không quá 3 lít/ phút.
+ SaO2 > 92%, PaCO2 > 45mmHg: giảm liều oxy,
làm lại ABG sau 30 phút.
+ SaO2 < 90%, PaCO2 > 55mmHg và/hoặc pH ≤
7,35: thở máy không xâm nhập.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP MỨC ĐỘ NẶNG
− Giãn phế quản:
+ Khí dung thuốc giãn phế quản nhóm SABA
hoặc dạng kết hợp SABA/SAMA.
+ Nếu không đáp ứng: salbutamol, terbutaline
truyền tĩnh mạch với liều 0,5 - 2mg/giờ, điều
chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP MỨC ĐỘ NẶNG
− Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày tiêm TM
− Kháng sinh: cefotaxim 1-2g x 3 lần/ngày hoặc
ceftriaxon 2g/lần x 1-2 lần/ngày hoặc ceftazidim 12g x 3 lần/ngày; phối hợp với nhóm aminoglycosid
15mg/kg/ngày
hoặc
quinolon
(levofloxacin
750mg/ngày, moxifloxacin 400mg/ngày...).
THỜI GIAN SỬ DỤNG KHÁNG SINH
− Đợt cấp nhẹ: 5-7 ngày.
− Đợt cấp trung bình và nặng: 7-10 ngày.
− Thời gian điều trị cụ thể tuỳ thuộc vào mức
độ nặng của đợt cấp và đáp ứng của người
bệnh
CHỈ ĐỊNH THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM NHẬP
Có 2/3 dấu hiệu sau:
+ Khó thở vừa tới nặng có co kéo cơ hô hấp
phụ và hô hấp nghịch thường.
+ Toan hô hấp: pH ≤ 7,35 và/hoặc PaCO2 ≥
45mmHg.
+ Tần số thở > 25 lần/phút.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH THÔNG KHÍ KHÔNG XÂM NHẬP
+ Ngừng thở, ngủ gà, rối loạn ý thức, không hợp tác.
+ Rối loạn huyết động: tụt huyết áp, loạn nhịp tim,
nhồi máu cơ tim.
+ Nguy cơ hít phải dịch dạ dày, đờm nhiều, dính.
+ Mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày.
+ Bỏng, chấn thương đầu, mặt, béo phì quá nhiều.
CHỈ ĐỊNH THÔNG KHÍ XÂM NHẬP
+ Khó thở nặng, có co kéo cơ hô hấp và di động cơ
thành bụng nghịch thường.
+ Thở > 35 lần/phút hoặc thở chậm.
+ Thiếu oxy máu đe doạ tử vong: PaO2 < 40mmHg.
+ pH < 7,25, PaCO2 > 60mmHg.
+ Ngủ gà, rối loạn ý thức, ngừng thở.
+ Biến chứng tim mạch: hạ huyết áp, sốc, suy tim.
+ Rối loạn chuyển hoá, nhiễm khuẩn, viêm phổi, tắc
mạch phổi.
+ Thông khí nhân tạo không xâm nhập thất bại.
THANK YOU!
Download