CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ I. CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH (FINANCIAL DECISIONS) 1. Quyết định tài chính của hộ gia đình: - Tiêu dùng và tiết kiệm - Đầu tư - Tài trợ (if they borrow, they incur a liability=debt, their wealth or net worth=assets-liabilities) - Quản trị rủi ro II. Quyết định tài chính của doanh nghiệp: - Capital budgeting process (Dự toán vốn, dài hạn): Là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án hoặc khoản đầu tư lớn tiềm năng. Quy trình: xác định các dự án tiềm năng, đánh giá chúng, lựa chọn và thực hiện các dự án và cuối cùng xem xét hiệu suất cho các cân nhắc, suy xét trong tương lai. - Financing decision (Tài trợ): Là những quyết định có liên quan đến quá trình lựa chọn cho doanh nghiệp những nguồn vốn phù hợp và cung cấp cho các quyết định đầu tư - Working capital decisions (Quản trị vốn lưu động, ngắn hạn): Vốn lưu động là nguồn vốn ngắn hạn được sdung trong thời gian ngắn nhằm phục vụ cho các hđ kinh doanh của DN hằng ngày (tiền, các SP, hàng hoá tồn kho, các khoản phải thu) - Quy trình: Organising the basics Researching the market Planning the business Resolve legal issues Raise the finance Test the market Launch - FI (financial institution): định chế tài chính: là loại hình DN mà tài sản chủ yếu là các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, khoản cho vay) thay vì tài sản thực như nhà cửa. - FI là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xử lý các giao dịch tài chính và tiền tệ như tiền gửi, cho vay, đầu tư và trao đổi tiền tệ. 2. Quyết định tài chính của Chính phủ: - Government budget (ngân sách nhà nước): là một văn bản của chính phủ trình bày các khoản thu và chi tiêu đề xuất của chính phủ trong một năm tài chính thường được thông qua bởi cơ quan lập pháp (quốc hội) - Ngân sách nhà nước có thể là 1 trong 3 tình trạng sau: Balanced Budget: cân bằng ngân sách Surplus Budget: thặng dư ngân sách Deficit Budget: thâm hụt ngân sách - Nguồn thu của ngân sách nhà nước chủ yếu đến từ thuế (tài chính công) III. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (THE FINANCIAL SYSTEM) - Hệ thống tài chính bao gồm tập hợp các thị trường tài chính và các định chế tài chính giúp cho việc tạo lập các hợp đồng tài chính và chuyển giao tài sản cũng như rủi ro - Định chế tài chính: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư. Chức năng: là trung gian tài chính, chuyển giao vốn từ nơi gửi tiết kiệm đến các doanh nghiệp (nơi thừa đến nơi thiếu) - Công ty kiểm toán có phải định chế TC không? Doanh thu k đến từ việc mua bán kinh doanh tiền tệ (k cho ai vay tiền, k nhận tiền từ ai) - Công ty TC FE Credit? Phát hành trái phiếu cho vay lại. NHTM: Mở tài khoản tiết kiệm cho vay lại. Cty TC chấp nhận rủi ro cao hơn NHTM - Hệ thống tài chính gồm có 6 phần: tiền tệ, công cụ tài chính, thị trường tài chính, trung gian tài chính, các cơ quan quản lí và ngân hàng trung ương. - Lãi suất NH thấp hơn lãi suất đi vay tổ chức tài chính: NH có lợi thế về quy mô, nguồn vốn của NH đến từ tiết kiệm - Lãi suất đi vay NH thấp hơn lãi suất phát hành trái phiếu - Phát hành cổ phiếu chi phí cao hơn đi vay NH: phải chịu trách nhiệm lâu dài với cổ đông (cổ tức ) - Thứ tự nhanh nhất: Sử dụng lợi nhuận đi vay NH phát hành trái phiếu phát hành cổ phiếu - NHTM không có hình thức công ty tư nhân và công ty hợp danh IV. CÁC KÊNH DẪN VỐN (FLOWS OF FUNDS THROUGH THE FINANCIAL SYSTEM) - Trái phiếu trả lãi định kỳ (coupon bond) - Trái phiếu châu Âu, kỳ hạn 10 năm số lần trả lãi 10 lần, mệnh giá là $1000, lãi suất là 8%. Người phát hành trái phiếu trả lãi mỗi năm 1 lần. Số tiền lãi trả mỗi lần là: $1000 x lãi suất (8%) =$80. Cuối năm thứ 10 người phát hành trả 8% tiền mệnh giá là $1000 cho người nắm giữ trái phiếu V. SÁU THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (SIX PARTS OF THE FINANCIAL SYSTEM) 1. Tiền: - Tiền là công cụ trao đổi và lưu trữ giá trị Có sự khác nhau giữa tài sản và thu nhập không? Thu nhập có tính thanh khoản cao hơn tài sản Khi nào một tài sản được gọi là có khả năng thanh khoản cao Khi đó là tài sản ngắn hạn 2. Công cụ tài chính: - Công cụ tài chính được sử dụng để chuyển giao nguồn vốn và rủi ro từ những người gửi tiền/tạm dư thừa về vốn tới các nhà đầu tư Chứng khoán là 1 quyền thụ hưởng thu nhập hoặc tài sản (bất kỳ quyền thụ hưởng tài chính hoặc phần tài sản nào gắn với quyền sở hữu) trong tương lai của người phát hành Được sử dụng để thanh toán (giống như tiền) Được sử dụng để lưu trữ giá trị Cho phép sử dụng để chuyển giao rủi ro (unlike money) Phân biệt các loại chứng khoán: Chứng khoán nợ (trái phiếu): là 1 chứng khoán nợ hứa hẹn sẽ thanh toán định kỳ trong một khoảng thời gian xác định (TT nợ = TT trái phiếu) Chứng khoán vốn (cổ phiếu): cổ phiếu phổ thông đại diện cho 1 phần sở hữu trong 1 công ty cổ phần, chứng khoán này là quyền thụ hưởng thu nhập và tài sản của công ty Công cụ tài chính phái sinh: là những tài sản tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào các công cụ cơ sở Quy định hiện hành định nghĩa công cụ TC phái sinh: là 1 công cụ TC hoặc 1 hợp đồng thoả mãn đồng thời 3 đặc điểm sau: ~ Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất ~ Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường ~ Được thanh toán vào 1 ngày trong tương lai Xếp hạng tín nhiệm 3. Đặc điểm của các công cụ TC: - Các hợp đồng TC rất phức tạp, vì nó phải được soạn thảo ra để giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng (trong các hợp đồng TC có sự khác biệt về mức độ nắm giữ thông tin giữa 2 bên, k công bố hợp đồng TC vì có những điều khoản riêng tư) Soạn thảo các hợp đồng này mất nhiều chi phí Các công cụ TC thường được chuẩn hoá VI. Thị trường tài chính: - Thị trường tài chính cho phép các nhà đầu tư có thể mua và bán các công cụ tài chính một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí - Cho phép các cá nhân, hộ gia đình và các DN tìm thấy các nguồn tài trợ cho các hoạt động của mình - Cho phép luân chuyển vốn hiệu quả: những người chịu được rủi ro thì sẽ nhận được vốn - Góp phần làm giảm chi phí giao dịch (transaction cost) VII. Trung gian tài chính: - Trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng như mở tài khoản giao dịch chứng khoán đến thu thập thông tin, thẩm định tín dụng của những người đi vay, ví dụ: NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đều là những trung gian tài chính - NHTM (commercial banks) - NH đầu tư (investment banks): k huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi của khách hàng mà dùng tiền để mua chứng khoán. Hoạt động của NHĐT ở VN được thực hiện trong công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm (insurance companies) - Công ty chứng khoán (securities firms) - Quỹ đầu tư (mutual funds) - Quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital funds) VIII. Các cơ quản quản lý nhà nước đối với ngành TC: - Các cơ quan quản lý làm nhiệm vụ đảm bảo các thành phần của thị trường tài chính (bao gồm các công cụ tài chính, thị trường và các định chế) hoạt động một cách an toàn và tin cậy - Trước sự phát triển nhanh chóng của các công cụ, trung gian và thị trường tài chính, các cơ quan quản lí cố gắng quản lí ngành tài chính thông qua các thông lệ tốt nhất (best practices). - Ví dụ: việc thanh tra một ngân hàng sẽ dành thời gian để kiếm tra hệ thống mà ngân hàng này sử dụng để quản trị rủi ro, chứ không phải là kiểm tra các nghiệp vụ riêng biệt. 2. Các ngân hàng trung ương: - NH trung ương kiểm soát cung tiền và tín dụng nhằm giữ lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao và sự ổn định của hệ thống tài chính - Tiền thân của các ngân hàng TƯ lại chính là các ngân hàng lớn trong nền kinh tế - Thông qua chính sách tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng trung ước có bốn mục tiêu cơ bản: giảm lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. IX. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (FINANCIAL FUNCTIONS) - Luân chuyển vốn qua không gian và thời gian - Quản trị rủi ro - Cung cấp hệ thống thanh toán - Tập hợp vốn và phân phối lại - Cung cấp thông tin - Giải quyết các vấn đề của thông tin bất cân xứng - 5 nguyên tắc cơ bản của tài chính: Core principle 1: Time has value Core principle 2: Risk requires compensation Core principle 3: Information is the basic for decisions Core principle 4: Markets determine prices and allocate resources Core principle 5: Stability improves welfare CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH: 1. Chứng khoán: - Securities are assets for the person who buys them but liabilities (IOUs or debts) for the individual or firm that sells (issues) them. For example, if General Motors needs to borrow funds to pay for a new factory to manufacture electric cars, it might borrow the funds from savers by selling them bonds, debt securities that promise to make payments periodically for a specified period of time. - Chứng khoán là chứng nhận khoản tiền mà người ta đã ứng ra và có quyền được hưởng khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn. - Ví dụ: công trái Nhà nước, cổ phiếu, trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành. Chứng khoán là các chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát hành - Chứng khoán là phương tiện huy động, tập trung nguồn tài chính đối với doanh nghiệp - Chứng khoán là phương tiện đầu tư để thu lời đối với nhà đầu tư → Số tiền lời mà nhà đầu tư thu được bao gồm (2 nguồn): Lợi tức thu được do bán quyền sử dụng nguồn tài chính Khoản lãi do bán lại chứng khoán cao hơn giá mua → Chứng khoán cũng có thể làm vật thế chấp, trả nợ tiền vay ngân hàng, có thể dùng để mua bán chuyển nhượng. 2. Chức năng của công cụ tài chính: - Phương tiện thanh toán - Cất giữ giá trị: Các khoản vay NH Trái phiếu Khoản vay thế chấp mua nhà Cổ phiếu Asset-backed securities ABS - Chuyển giao rủi ro: Hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng hoán đổi 3. Ví dụ các công cụ TC: II. CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - Dưới 1 năm: công cụ của TT tiền tệ T-bill 5 công cụ TC khác - Trên 1 năm: công cụ của TT vốn T-note: 1-10 năm T-bond: trên 10 năm 4 công cụ TC khác Trên 30 năm K có kỳ hạn: cổ phiếu 1. Khái niệm về TT tài chính: - Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc chuyển giao các nguồn tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định nhằm thoả mãn quan hệ cung cầu về vốn và nhằm mục đích kiếm lời. - Đối tượng mua bán là nguồn tài chính hay là vốn. - Vốn là tất cả của cải tích luỹ được và được dùng vào việc sản xuất ra các của cải khác. - Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hiện có của bất kì chủ thể nào trong nền kinh tế 2. Các chủ thể tham gia TTC 3. Chức năng của TTTC: - Financial markets perform the essential economic function of channeling funds from households, firms, and governments that have saved surplus funds by spending less than their income to those that have a shortage of funds because they wish to spend more than their income - This function is shown schematically in Figure 1. Those who have saved and are lending funds, the lender-savers, are at the left, and those who must borrow funds to finance their spending, the borrower-spenders, are at the right. The principal lendersavers are households, but business enterprises and the government (particularly state and local government), as well as foreigners and their governments, sometimes also find themselves with excess funds and so lend them out - The most important borrower-spenders are businesses and the government (particularly the federal government), but households and foreigners also borrow to finance their purchases of cars, furniture, and houses. The arrows show that funds flow from lender-savers to borrower-spenders via two routes. In direct finance (the route at the bottom of Figure 1), borrowers borrow funds directly from lenders in financial markets by selling them securities (also called financial instruments), which are claims on the borrower’s future income or assets. - Dẫn vốn Kênh tài chính trực tiếp Kênh tài chính gián tiếp - Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán - Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp - Công cụ tài chính dùng để chuyển giao rủi ro thì thị trường tài chính chính là nơi các nhà đầu tư có thể thực thi được điều đó thông qua hoạt động mua và bán rủi ro trên thị trường 4. Tính chất của 1 TTTC vận hành tốt: - TT có chi phí giao dịch thấp - Việc tập hợp thông tin và trao đổi thông tin diễn ra chính xác và đầy đủ - TT có các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư 5. Cấu trúc của TTTC: ***Debt and Equity markets (TT nợ và TT vốn chủ sở hữu): - 1 DN có thể kiếm được tiền, vốn hoặc quỹ trên TTTC thông qua 2 cách sau: Phát hành 1 công cụ nợ (trái phiếu hoặc thế chấp) Phát hành cổ phiếu như cổ phiếu phổ thông *** SO SÁNH TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU - Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo một thời hạn nhất định cho người sở hữu chứng khoán. Giá trị danh nghĩa, mệnh giá hay giá trị ngày đến hạn của trái phiếu là số tiền mà người phát hành phải trả khi đến hạn. →Lãi suất ấn định →Giá trị danh nghĩa, mệnh giá hay giá trị ngày đến hạn của trái phiếu →Nghĩa vụ trả nợ đúng hạn - Cổ phiếu là chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ phần.→Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. - Đặc điểm của cổ phiếu →Mệnh giá cổ phiếu là số tiền in trên tờ cổ phiếu (vốn góp/số cổ phiểu) →Thị giá cổ phiếu là giá của cổ phiếu trên thị trường →Lợi tức mà công ty cổ phần trả cho cổ đông gọi là lợi tức cổ phần hay còn gọi là cổ tức. →Lãi vốn (chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường) - Cổ phiếu có 2 loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường (Common Stock): là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợi thông thường. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng những khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường ***Primary and Secondary markets (TT sơ cấp và TT thứ cấp): - TT sơ cấp là nơi các hàng hoá là những chứng khoán mới phát hành và được mua bán lần đầu tiên Là nơi duy nhất bán chứng khoán cho người phát hành Giới hạn người tham gia Giá quy định - Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành tr ên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp có thể được tổ chức theo hai hình thức cơ bản là sở giao dịch tập trung (các sở giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung (OTC) Liệu có cần thị trường thứ cấp không? Tại sao? Mua bán CK giữa các nhà đầu tư xảy ra trên TT thứ cấp DN quan tâm TT thứ cấp vì nó ảnh hưởng đến các lần phát hành tiếp theo của DN, giá trên TT sơ cấp là giá TT của CK Price x Tổng số stock = GT TT của DN = Vốn hoá TT của DN = capitalization Định hình GT cổ phiếu trên TT sơ cấp. Nếu giá ở TT thứ cấp cao thì nhà đầu tư sẽ mua với giá cao hơn ở TT sơ cấp ***Stock Exchange and Over-the-counter markets (TT chứng khoán tập trung và TT OTC/TT phi tập trung): - Thị trường sở giao dịch chứng khoán (STOCK EXCHANGE) là thị trường nơi các chứng khoán và cổ phần được mua bán theo các luật lệ nhất định, nhưng giá cả bị chi phối bởi luật cung cầu: Các thị trường chứng khoán quốc tế chính được đặt ở Mỹ, Nhật và Anh Thị trường nơi người mua và người bán chứng khoán (hoặc các đại lý hoặc nhà môi giới của họ) gặp nhau ở một địa điểm trung tâm để tiến hành giao dịch - Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch chứng khoán tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Đặc điểm quan trọng nhất của thị trường chứng khoán OTC để phân biệt với thị trường chứng khoán tập trung (tại các Sở giao dịch chứng khoán) là cơ chế lập giá bằng hình thức thương lượng và thoả thuận song phương giữa người bán và người mua là chủ yếu, còn hình thức xác lập giá bằng đấu lệnh chỉ được áp dụng hạn chế và phần lớn là các lệnh nhỏ. ***Money and Capital markets (TT tiền tệ và TT vốn): - Thị trường tiền tệ là thị trường cho các chứng khoán nợ ngắn hạn, có tính thanh khoản cao - Thị trường vốn là thị trường cho nợ trung và dài hạn và cổ phiếu doanh nghiệp ***Cash or spot vs future markets (TT giao ngay và TT tương lai): ***Private and Public markets - Thị trường tư nhân là thị trường nơi các giao dịch được thương lượng giữa hai bên (thị trường bất động sản) - Thị trường công khai (cổ phiếu, trái phiếu...) là thị trường trong đó các hợp đồng tiêu chuẩn hóa được giao dịch trong các sàn giao dịch có tổ chức, thông tin về thị trường được công khai và lưu hành rộng rãi, khiến cho mỗi nhà đầu tư không thể dễ dàng có được lợi thế thông tin so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, phí giao dịch tương đối thấp dần thúc đẩy các giao dịch giá trị lớn. 6. Thị trường tiền tệ: - Chứng khoán được mua bán là chứng khoán ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (được coi gần như là tiền) - Chứng khoán thị trường tiền tệ thường được bán với số lượng lớn mệnh giá (1.000.000 đô la trở lên) - Có rủi ro vỡ nợ thấp - Kỳ hạn: đáo hạn sau một năm hoặc ít hơn so với ngày phát hành, mặc dù hầu hết đáo hạn trong ít hơn hơn 120 ngày - Chính phủ, các NHTM đi vay trên TTTT do có mức tín nhiệm cao, khả năng vỡ nợ thấp. Các cá nhân tham gia TTTT thông qua quỹ đầu tư - Công cụ TTTT (MM INSTRUMENTS) - Ví dụ về các loại lãi suất trên TTTT: Prime rates: Lãi suất cơ bản là mức lãi tối thiểu của vốn vay NH do các NHTM đặt ra và chỉ cấp cho các người vay kinh doanh mức độ cao (mức tín dụng tốt, đi vay kỳ hạn 6 tháng). Chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh doanh tổng quát, khả năng trữ kim, mức lãi suất tiền tệ tổng quát và có thể khác biệt về mặt địa lý. Mức cho vay còn bị ảnh hưởng rất nhiều do quy mô của vốn vay: các vốn vay lớn nhất thường đòi các mức lãi suất thấp nhất. Policy rates: là lãi suất làm tham chiếu, kiểm soát, đặt ra các mục tiêu cho các loại lãi suất khác (VD: FED: federal funds rate) Overnight repurchase: Hợp đồng Repo hay còn gọi là thỏa thuận mua lại là hợp đồng mua bán chứng khoán với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ người mua với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể trong tương lai. Kỳ hạn của thỏa thuận mua lại thường là các kì hạn ngắn, trong đó phổ biến nhất là các thỏa thuận qua đêm hoặc vài ngày. Thỏa thuận mua lại qua đêm (Overnight Repo) là khoản vay trong một ngày; khoản vay theo hình thức Repo trong thời hạn lâu hơn một ngày được gọi là thỏa thuận mua lại có thời hạn (Term Repo). Federal funds: lãi suất qua đêm mà các NH từ các NH khác khi cho vay tiền từ số dư dự trữ bắt buộc của chúng. Theo luật pháp, các ngân hàng phải duy trì khoản dự trữ theo một tỉ lệ nhất định với tiền gửi của chúng trong tài khoản tại Cục Dự trữ Liên bang. Treasury bill rate: The interest rate on U.S. Treasury bills, an indicator of general interest-rate movements Treasury bill auction: Là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ thường được phát hành với kỳ hạn thanh toán là 3, 6 và 12 tháng. Tín phiếu kho bạc là một loại chứng khoán tài chính của Mỹ do Ngân hàng Dự trữ Liên bang đứng ra phát hành cho Bộ tài chính Mỹ với tư cách công cụ vay tiền trong ngắn hạn Commercial paper (thương phiếu): Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và công ty phát hành Libor rate: Lãi suất chuẩn mà tại đó các NH toàn cầu lớn cho nhau vay trên thị trường liên NH quốc tế đối với các khoản vay ngắn hạn. Là mức lãi suất chuẩn chính được chấp nhận trên toàn cầu cho các khoản vay liên NH (lãi suất đi vay ngắn hạn giữa các NHTM trên TTTC London) - Lãi suất của các công cụ trên TTTT luôn thấp hơn các TT khác rủi ro vỡ nợ thấp - Tiền gửi thanh toán: dùng lãi đơn - Mua trái phiếu vs Mua chứng chỉ tiền gửi của NHTM: Chứng chỉ tiền gửi: rủi ro thấp (thời gian đi vay ngắn, tính thanh khoản cao vì được mua bán trên TTTT), được coi như hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm NH phải mua bảo hiểm tiền gửi (khi NH sản, công ty bảo hiểm sẽ trả cho người mua) + dự trữ bắt buộc có 2 lần bảo hiểm, được đảm bảo bởi chính phủ Trái phiếu: thời hạn thanh toán lâu hơn thường là 5 năm - Lợi suất (rate of return) là tỷ lệ giữa tử số là chênh lệch giữa giá bán với giá mua của một loại tài sản cộng với thu nhập mà tài sản đó mang lại trong thời gian nắm giữ chia cho mẫu số là giá mua tài sản ban đầu. - PT lợi suất của việc nắm giữ cổ phiếu: Pt-Po+Div/Po - Lợi suất (Bond equivalent yields): lợi suất trái phiếu tương đương là tích của tỉ suất lợi nhuận định kỳ của khoản đầu tư và số kỳ hạn trong 1 năm lãi suất công bố theo kỳ ghép lãi - Lợi suất thực tế (EAR): Nếu lãi được trả hoặc cộng gộp nhiều hơn 1 mỗi năm, lãi suất thực tế hàng năm kiếm được là lợi tức hằng năm hiệu quả của 1 khoản đầu tư (lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay sau khi trừ đi lạm phát, trả theo giá mua) mỗi năm, lãi suất thực tế hàng năm kiếm được là lợi tức hằng năm hiệu quả của 1 khoản đầu tư (lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay sau khi trừ đi lạm phát, trả theo giá mua). VD: 1 trái phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng và có lãi suất danh nghĩa bằng 5% tạo ra thu nhập danh nghĩa là 500 đồng một năm. Song nếu người nào đó mua được trái phiếu này với giá 5.000 đồng, thì lãi suất thực tế tăng lên đến 10% (500 đồng X 100/500 đồng). Với mức lãi suất danh nghĩa nhất định, giá mua trái phiếu càng thấp, lãi suất thực tế càng cao và ngược lại. Bởi vậy, có mối quan hệ nghịch giữa giá trái phiếu và lãi suất thực tế của nó - Lợi suất chiết khấu (discount yield): 1 số công cụ TTTT (ví dụ: tín phiếu kho bạc và thương phiếu) được mua và bán trên cơ sở chiết khấu. Lợi tức trên các chứng khoán này sử dụng một năm 360 ngày thay vì một năm 365 ngày. - Single-payment yield: 1 số chứng khoán TTTT (ví dụ: CD có thể chuyển nhượng và các khoản vay liên NH) chỉ trả lãi một lần: khi đáo hạn Ví dụ: Chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, ls 1,2%, có mệnh giá 1tr đô, được rao bán với lãi suất isp isp = ibe x 360/365 ***Treasury bills (Tín phiếu kho bạc Mỹ): - Là hình thức vay nợ ngắn hạn của Chính phủ Hoa Kỳ để chi cho các công việc cần thiết và thường được phát hành với kì hạn thanh toán là 3, 6 và 12 tháng - Trên thị trường tài chính thì tín phiếu kho bạc là một loại chứng khoán tài chính của Mỹ do Ngân hàng Dự trữ Liên bang đứng ra phát hành cho Bộ tài chính Mỹ với tư cách công cụ vay tiền trong ngắn hạn và theo đó chúng được trả lãi với mức lãi suất cố định và được hoàn trả vốn khi đến hạn thanh toán hoặc được thanh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá, tức là, với giá thấp hơn so với khoản tiền đã định được thanh toán khi hết hạn (hình thức chiết khấu). - Không phải trả lãi, nhưng ban đầu được bán với giá chiết khấu (giá thấp hơn số tiền đã định được thanh toán khi đáo hạn) - Không có khả năng vỡ nợ. - Hình thức bán: đấu thầu - 2 nhóm đấu giá: Những người tham gia với giá cạnh tranh: sẵn sàng mua với bất cứ giá nào, là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đưa ra các mức lãi suất dự thầu, để xác định lãi suất và khối lượng trúng thầu của các thành viên trong phiên đấu thầu. Những người tham gia với giá k cạnh tranh: mỗi lần mua k được đặt quá 5 triệu đô, có ít thông tin, được ưu tiên mua, là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia chỉ đăng ký khối lượng, không đưa ra mức lãi suất dự thầu. Khối lượng trúng thầu của các thành viên áp dụng theo lãi suất trúng thầu trong đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Tại sao lại tham gia với giá k cạnh tranh? - Discount rate (DR): lãi suất mà NHTW cho NHTM vay, thường xuất hiện trong các khoản vay ngắn hạn và trên TTTT (T-bills) ***Fed Funds (Các khoản vay liên NH): - Các khoản vay ngắn hạn được transferred (cho vay hoặc đi vay) giữa các tổ chức tài chính thường trong thời gian 1 ngày - Vay và cho vay khoản dự trữ NH khi ký quỹ với Cục Dữ trữ Liên bang - Được NH sử dụng để đáp ứng được các nhu cầu ngắn hạn hoặc để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc - Khoản vốn vay giữa các NHTM, phổ biến là 1 ngày, k có tài sản đảm bảo, độ tin cậy giảm sút (khủng hoảng TC) -> lãi suất cao - Lí do NHTM đi vay: Đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của nhà nước ***Repurchase Agreements (Các hợp đồng mua lại): - Hoạt động tương tự như trên thị trường các khoản vay liên NH, nhưng không chỉ NH được tham gia - Các doanh nghiệp bán tín phiếu kho bạc, nhưng đồng ý mua lại chúng vào một ngày nhất định (thường 3-14 ngày sau đó) với 1 mức giá nhất định ***Negotiable certificates of deposit (Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng): - Là công cụ tài chính mà các chủ thể nhận tiền gửi như NHTM, ngân hàng tiết kiệm… dùng để huy động vốn. - Lãi suất được qui định trong từng kì hạn nhất định, từ 30 ngày đến 12 tháng, được thanh toán lãi hàng năm trên cơ sở 360 ngày/năm. - Thường được sử dụng để huy động nguồn vốn lớn. - Lãi suất so với lãi suất của tín phiếu kho bạc , khả năng thanh toán rất cao. - Lãi suất ấn định hoặc lãi suất thả nổi, phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng phát hành. - Một chứng khoán do NH phát hành ghi nhận một khoản tiền gửi và quy định lãi suất và ngày đáo hạn. Mệnh giá từ $100.000 đến $10 triệu ***Commercial paper (các thương phiếu): - Những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ TTTC. Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá thương phiếu chính là thu nhập của người sở hữu thương phiếu. - Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định trong 1 thời gian nhất định. - Có 2 hình thức thương phiếu: Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Được phát hành chủ yếu bởi các cty TC lớn và công ty mẹ trực tiếp của NH cho nhà đầu tư Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Được phát hành bởi các môi giới bảo lãnh chứng khoán thay mặt cho khách hàng DN của họ (chủ yếu là các công ty phi TC và các công ty TC nhỏ hơn) DN lớn có thể đi vay ngân hàng nhưng tại sao lại phát hành thương phiếu? Dùng hết hạn mức ở NHTM nên phải phát hành thương phiếu, trái phiếu Hết tài sản đảm bảo Thương phiếu hấp dẫn cho các nhà đầu tư (dễ mua đi bán lại, thời hạn đi vay ngắn) Lãi suất thương phiếu thấp hơn prime rate Thương phiếu có sư đảm bảo của NHTM, doanh nghiệp phải trả phí bảo lãnh cho NHTM, yêu cầu DN 1 số dư tối thiểu tiền gửi ở NHTM ***Banker’s acceptance (các phiếu chấp nhận thanh toán của NH/Chấp phiếu của NH): - Là 1 hối phiếu do công ty kinh doanh (thường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu) ký phát, trong đó ghi rõ thanh toán vào 1 ngày nhất định trong tương lai, thường phát hành trong 90 ngày và được một ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu "chấp nhận" lên hối phiếu đó - Việc mua bán được thực hiện theo giá chiết khấu, nghĩa là giá bán thấp hơn mệnh giá và thu nhập của người sở hữu chính là chênh lệch giá giữa giá bán và mệnh giá của chúng - Lệnh thanh toán một số tiền xác định cho người chịu trách nhiệm vào một ngày nhất định nếu các điều kiện cụ thể đã được đáp ứng, thường là giao hàng đã hứa. - Thường được sử dụng khi người mua/người bán hàng hóa đắt tiền sống ở các quốc gia khác nhau. - Công cụ TC trả lãi sau: ibe=(Pf-Po)/Po x 365/n - Chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá là $10000. Thời gian tới khi đáo hạn là 120 ngày, hứa sẽ trả lãi cho nhà đầu tư là $250. Tính ibe ***Eurodollars (Đồng Euro dollar): - Eurodollars đại diện cho các khoản tiền gửi bằng đô la được giữ trong các ngân hàng nước ngoài. Tiền gửi có kỳ hạn bằng đô la Mỹ tại các ngân hàng bên ngoài Hoa Kỳ, do đó không thuộc thẩm quyền của Cục Dự trữ Liên bang. Các khoản tiền gửi như vậy phải chịu ít quy định hơn các khoản tiền gửi tương tự tại Hoa Kỳ. - Thị trường rất cần thiết vì nhiều hợp đồng nước ngoài yêu cầu thanh toán bằng đô la Mỹ do sự ổn định của đồng đô la so với các loại tiền tệ khác 7. Thị trường vốn: - Nơi mua bán các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, có thời hạn là trên 1 năm - Phân loại khoản vay: - *Kỳ hạn của khoản vay: Ngắn hạn Dài hạn - *Mục đích đi vay: Cho vay tài trợ BĐS Cho vay kinh doanh BĐS Cho vay tiêu dùng (cho vay thẻ tín dụng) NHTM nhỏ ở Mỹ k cho vay tiêu dùng bởi vì rủi ro lớn Cty tài chính cho vay tiêu dùng cạnh tranh với NHTM, vì rủi ro cao nên cty TC cho vay với lãi suất lớn Cho vay DN - Mortgage-backed securities: Đảm bảo khả năng thanh khoản bằng các tài sản khác - Capital Market Instruments - Capital Market Interest Rates ***Bonds: - Là 1 loại chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định (kỳ hạn gốc lớn hơn 1 năm) và với một khoản lợi tức quy định. - Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). - Cách thức trả lãi: Trái phiếu trả lãi định kỳ (coupon bond): Euro bond (TP châu Âu): TP trả lãi 1 năm/1 lần vào cuối kỳ US bond (TP Mỹ): TP trả 2 lần lãi/ 1 năm TP k trả lãi (zero coupon bond/zero bond): single-payment (1 lần trả lãi duy nhất, ng đi vay nhận được mệnh giá của TP, giá bán của TP nhỏ hơn mệnh giá) Trái phiếu Mỹ có lãi suất là 8%, mệnh giá là $1000, kỳ hạn là 5 năm. Số lần trả lãi = 10 lần trong 5 năm. Mỗi coupon ứng với 1 lần tiền lãi. Số tiền lãi nhận được mỗi năm là cố định = lãi suất TP/2 x mệnh giá = 10% x $1000 = $40. Cuối năm thứ 5, người nắm giữa TP sẽ nhận thêm số tiền cố định = mệnh giá Trái phiếu châu Âu có lãi suất là 10%, mệnh giá là $1000, kỳ hạn là 5 năm. Số lần trả lãi = 5 lần trong 5 năm. Mỗi coupon ứng với 1 lần tiền lãi. Số tiền lãi nhận được mỗi năm là cố định = lãi suất TP x mệnh giá = 10% x $1000 = $100. Cuối năm thứ 5, ng nắm giữa TP sẽ nhận thêm số tiền cố định=mệnh giá a. Treasury bonds (Trái phiếu kho bạc): - T-note và T-bond do kho bạc Hoa Kỳ phát hành để tài trợ cho nợ quốc gia và các chi tiêu khác của chính phủ liên bang - Được đảm bảo hoàn toàn bởi niềm tin và tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ do đó không có rủi ro - Trả lãi suất tương đối thấp (lợi tức đến hạn) - Với thời gian đáo hạn dài hơn, không hoàn toàn không có rủi ro do biến động lãi suất - Chứng khoán coupon: Trả lãi coupon (nửa năm một lần), trái phiếu có kỳ hạn từ 1-10 năm, trái phiếu 10-30 năm - Là loại trái phiếu kho bạc do Chính phủ phát hành có thời gian đáo hạn dài nhất, phát hành dưới dạng ghi sổ. TPKB dài hạn được phát hành cho các nhà đầu tư với thời gian đáo hạn lên tới 30 năm. - TPKB dài hạn trả lãi suất cao nhất trong ba loại trái phiếu kho bạc vì chúng yêu cầu thời hạn đầu tư dài nhất. Vì lí do tương tự, giá của trái phiếu kho bạc dài hạn dao động nhiều hơn so với các hình thức đầu tư khác của Chính phủ. - TPKB dài hạn được phát hành thông qua hình thức đấu giá trực tuyến hàng tháng được tổ chức trực tiếp bởi Kho bạc Mỹ. - TPKB dài hạn được bán với bội số của 100 đô la. Giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu được xác định trong quá trình đấu giá. Sau đó, trái phiếu kho bạc dài hạn được giao dịch tích cực trên thị trường thứ cấp và có thể được mua thông qua ngân hàng hoặc nhà môi giới. - Các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ trái phiếu kho bạc dài hạn như một khoản tiền tiết kiệm hưu trí phi rủi ro, khoản thu nhập ổn định khi nghỉ hưu, khoản đầu tư giáo dục cho con cái hoặc các khoản chi phí lớn khác. Các nhà đầu tư phải nắm giữ trái phiếu kho bạc dài hạn trong tối thiểu 45 ngày trước khi chúng có thể được bán trên thị trường thứ cấp. b. Municipal bonds (Trái phiếu địa phương) (State and Local Government Bonds) - Chứng khoán do chính quyền tiểu bang và địa phương phát hành để tài trợ cho sự mất cân đối tạm thời giữa chi tiêu hoạt động và thu chi hoặc để tài trợ vốn dài hạn cho các hoạt động như xây dựng trường học, xây dựng tiện ích công cộng hoặc hệ thống giao thông - Biên lai thuế hoặc doanh thu được tạo ra là nguồn hoàn trả - Hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hộ gia đình vì tiền lãi (nhưng không phải lãi vốn) được miễn thuế. c. Corporate bonds (Trái phiếu doanh nghiệp): - Tất cả các trái phiếu dài hạn do tổng công ty phát hành - Trái phiếu công ty có mệnh giá tối thiểu được giao dịch công khai là $ 1,000 - Thường trả lãi nửa năm d. Bonds rating: - Trái phiếu được xếp hạng theo rủi ro mặc định của nhà phát hành - Các nhà đầu tư, nhà giao dịch và nhà quản lý trái phiếu lớn đánh giá rủi ro vỡ nợ bằng cách phân tích các tỷ lệ tài chính và giá chứng khoán của công ty phát hành - Hai cơ quan xếp hạng trái phiếu lớn là Moody’s và Standard & Poor’s (S&P) - Trái phiếu được ấn định loại chữ cái dựa trên xác suất vỡ nợ của nhà phát hành ***Stocks (Cổ phiếu): - Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành - 2 loại cổ phiếu doanh nghiệp tồn tại trên thị trường là: Cổ phiếu phổ thông: Người sở hữu cổ phiếu thường gọi là cổ đông thường. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty. Cổ đông sẽ được chia phần qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời tham gia vào quá trình quản lí và kiểm soát công ty thông qua các quyền bỏ phiếu biểu quyết và có quyền đối với tài sản còn lại khi công ty thanh lí. Cổ phiếu ưu đãi: Có những đặc điểm của chứng khoán nợ (trái phiếu) và cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi được nhận cổ tức theo tỉ lệ cố định và thường là cao hơn cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức, nhận lại vốn trước cổ phiếu thường. Thông thường, cổ phiếu ưu đãi thì không có quyền biểu quyết, tham gia đại hội cổ đông...không được nhận cổ tức theo kết quả kinh doanh. ***Mortgages (Các khoản vay có thế chấp): - Thế chấp là khoản cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay để mua nhà, đất hoặc bất động sản khác, là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. - Nhiều khoản thế chấp được chứng khoán hóa - Chứng khoán được đóng gói và bán như tài sản hỗ trợ cho một công cụ nợ được giao dịch công khai hoặc private - Bốn loại cơ bản của vấn đề thế chấp: nhà, nơi ở cho nhiều gia đình, thương mại và nông nghiệp ***Derivative markets (TT chứng khoán phái sinh): - Thị trường phái sinh là thị trường mà nhà đầu tư giao dịch các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn - Các chứng khoán phái sinh (hoặc các yêu cầu dự phòng) là chứng khoán mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một số chứng khoán cơ bản khác. - Các công cụ phái sinh bao gồm kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi. - Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. - Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. - Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất - Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại. - Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. - Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. - Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể. ***Quốc tế hoá thị trường tài chính: - Trái phiếu nước ngoài: được bán ở nước ngoài và mệnh giá bằng đồng tiền của quốc gia đó - Eurobond: trái phiếu có mệnh giá bằng đơn vị tiền tệ khác với tiền tệ của quốc gia mà nó được bán - Eurocurrencies: ngoại tệ gửi ngân hàng bên ngoài nước sở tại - Eurodollars: Đô la Mỹ được gửi vào các ngân hàng nước ngoài bên ngoài Hoa Kỳ hoặc tại các chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng Hoa Kỳ CHƯƠNG 3: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH – NHTM I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH: 1. Khái niệm trung gian tài chính: - Vốn của DN phần lớn đến từ trung gian tài chính chứ k đến từ thị trường trực tiếp - Nhận xét: Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ bên ngoài quan trọng nhất cho các doanh nghiệp Phát hành chứng khoán nợ và cổ phiếu không phải cách chủ yếu mà các doanh nghiệp huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình Tài chính gián tiếp quan trọng hơn là tài chính trực tiếp Vốn vay ngân hàng là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp Hệ thống tài chính chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Chỉ các doanh nghiệp lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ mới dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính. Tài sản đảm bảo là điều kiện quan trọng cho các khoản vay tiêu dùng và thương mại (Những công ty, DN nhỏ chưa có tài sản đảm bảo thì thường đi vay thông qua NHTM) Hợp đồng tài chính là một văn bản pháp luật phức tạp, gồm các điều khoản qui định hành vi của người đi vay (Chi phí soạn thảo hợp đồng tài chính được giảm thiểu so với khi DN đi vay trực tiếp DN khác) - Khái niệm: Là các tổ chức có tư cách pháp nhân, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn từ người thừa vốn, rồi đến lượt cho vay đối với người cần vốn. Thông qua trung gian tài chính, người đi vay và người cho vay có thể tiết kiệm chi phí so với hình thức trao đổi trực tiếp trên TTTC. - Là các tổ chức có hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng mà giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán không hiệu quả hơn. - Lợi thế của các trung gian tài chính Lợi thế về quy mô và chuyên môn hoá Nhờ lợi thế trên → giảm thiểu được rủi ro phát sinh do thông tin bất cân xứng gây ra: cụ thể là rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. - Đa dạng hoá rủi ro là một lĩnh vực mới đối với NHTM, không phổ biến. NH cho vay trên nhiều ngành khác nhau có là một lợi ích của NH không? Đa dạng hoá danh mục cho đến một mức nào đó thì nó trở thành gánh nặng của NH (đồ thị hình parabol) (doanh thu chính của NHTM đến từ NIM) 2. Vai trò của trung gian tài chính - Tập hợp các nguồn tiền tiết kiệm và chuyển thành các khoản cho vay. - Cất giữ tiền an toàn và quyết toán thu nhập và chi tiêu. - Cung cấp thanh khoản (cho phép người gửi tiền có thể chuyển đổi các tài sản tài chính của họ ra thành tiền mặt nhanh chóng, dễ dàng và chi phí thấp) - Phân tán rủi ro (cung cấp các dịch vụ cho các nhà đầu tư để phân tán rủi ro, kể cả với các khoản đầu tư nhỏ nhất) - Thu thập và xử lí dữ liệu, thông tin tài chính. 3. Chi phí giao dịch (Transaction cost): - Lợi thế về quy mô: Các trung gian tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch khi huy động vốn nhờ lợi thế về quy mô. Ví dụ: một quỹ đầu tư tương hỗ giúp các nhà đầu tư có thể tập hợp nguồn vốn lại và giảm chi phí giao dịch trên mỗi đồng tiền đầu tư. - Chuyên môn hoá (expertise): Lợi thế về quy mô và chuyên môn hóa trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ tài chính, các trung gian tài chính có thể giảm thiểu các rủi ro phát sinh do các thông tin không cân xứng tạo ra trước và sau khi diễn ra giao dịch tài chính, rủi ro do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức 4. Vấn đề thông tin bất cân xứng (Asymetric Information): - Sự lựa chọn đối nghịch: những người đi vay có nhiều khả năng không trả được nợ là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy họ có khả năng được lựa chọn nhất. - Sự chọn lựa đối nghịch dẫn tới một kết cục là người cho vay đưa ra quyết định sai lầm là người đáng cho vay lại không được vay và ngược lại. - Rủi ro đạo đức: người cho vay có thể phải gánh chịu khi người đi vay có ý muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động sử dụng vốn sai mục đích hay không muốn hoàn trả món vay. i. Sự lựa chọn đối nghịch - Hiện tượng sự lựa chọn đối nghịch tại thị trường xe ô tô cũ (Lemon market) - Hiện tượng sự lựa chọn đối nghịch tại thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu: các nhà đầu tư không thể phân biệt được giữa các công ty tiềm năng có lợi nhuận kì vọng cao, rủi ro thấp với các công ty kinh doanh tồi với mức lợi nhuận thấp và rủi ro cao. Vì thế nhà đầu tư sẽ trả mức giá trung bình cho tất cả các công ty phát hành cổ phiếu/trái phiếu. → Kết quả là chỉ có những công ty kinh doanh kém mới sẵn sàng bán cổ phiếu, trái phiếu ở mức giá trung bình - Giải pháp: Các công ty cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN ra thị trường. Các công ty xếp hạng tín nhiệm sẽ bán các thông tin ra thị trường → Rủi ro: xuất hiện vấn đề của người đi nhờ (free rider problem) Signaling: thị trường sẽ đưa ra các giải pháp cho sự lựa chọn đối nghịch, DN đưa ra tín hiệu tốt thì chi phí thấp Chính phủ buộc các công ty phải cung cấp thông tin về tình hình tài chính để giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng mà hệ quả là sự lựa chọn đối nghịch. Các trung gian tài chính Các hợp đồng vay phải có tài sản đảm bảo và vốn vay được coi là vốn bổ sung (ngoài vốn chủ sở hữu) Rủi ro đạo đức: ii. - Rủi ro đạo đức trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo doanh nghiệp và các cổ đông. → Vấn đề của người ủy quyền và người đại diện (the principal – agent problem): sự tách biệt về quyền sở hữu và điều hành doanh nghiệp khiến cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (người đại diện) có thể hành động vì lợi ích của chính họ, thay vì lợi ích của các cổ đông (the principal), bởi các CEO có động cơ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thấp hơn là các cổ đông - Giải pháp: Tăng cường giám sát Chính phủ buộc các công ty phải công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ khiến cho các CEO giảm động cơ làm giả số liệu báo cáo. Các trung gian tài chính như công ty đầu tư mạo hiểm (venture capital firm) Hợp đồng tín dụng có tài sản đảm bảo và các điều khoản hạn chế (covernants) II. CÁC TỔ CHỨC NHẬN TIỀN GỬI (DEPOSITORY INSTITUTIONS): chủ yếu nhận tiền gửi từ cá nhân, tổ chức rồi sử dụng để cho vay, đầu tư. 1. NHTM: - Nhận tiền gửi - Cấp tín dụng, đầu tư - Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản 2. Các tổ chức tiết kiệm (Thrift Institution): NH tiết kiệm và hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Thrift institutions & savings and loan associations) - Nhận tiền gửi - Cho vay thế chấp 3. Quỹ tín dụng: - Vốn góp - Cho vay tiêu dùng 4. Các NH đặc biệt: - Tiền gửi + vốn góp của Nhà nước - Cho vay trung và dài hạn III. CÁC TRUNG GIAN TIẾT KIỆM THEO HỢP ĐỒNG (CONTRACTUAL SAVINGS INSTITUTIONS): 1. Công ty bảo hiểm (Insurance companies): - Tiền phí - Vay thế chấp và tài sản dài hạn i. Các loại hình bảo hiểm: - Bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự - Bảo hiểm nhân thọ ii. Bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự - Ví dụ: Bảo hiểm ô tô của chủ xe →Bảo hiểm ô tô là bảo hiểm tài sản →Bảo hiểm trách nhiệm (sẽ thanh toán nếu chủ xe gây ra tai nạn) Bảo vệ các tổn thất tài chính vì các thiệt hại do sơ suất Có xu hướng ngắn hạn iii. Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: - Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm để được hưởng tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường khi rủi ro bảo hiểm xảy ra. - Số tiền bảo hiểm là số tiền thể hiện trách nhiệm tối đa người bảo hiểm có thể bồi thường cho người được bảo hiểm nếu có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. → Đối với người bảo hiểm (công ty bảo hiểm), trách nhiệm của họ bị giới hạn bởi số tiến bảo hiểm. → Đối với người mua bảo hiểm, để nhận được một khoản tiền bồi thường thiệt hại khi rủi ro được bảo hiểm gây ra thì ngay khi kí hợp đồng, họ có trách nhiệm nộp cho người bảo hiểm một số tiền mà người ta gọi là phí bảo hiểm iv. Bảo hiểm nhân thọ: - Bảo hiểm nhân thọ - Bảo hiểm nhân thọ tử kì (Term life insurance) - Bảo hiểm trọn đời (Whole life insurance) - Bảo hiểm nhân thọ tổng hợp (Universal life insurance) - Bảo hiểm niên kiêm (Annuities insurance) v. Bảo hiểm xã hội: - Bảo vệ người lao động - 5 chế độ sau: Chế độ ốm đau Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ hưu trí Chế độ tử tuất vi. Nguyên tắc hoạt động của công ty bảo hiểm: - Có quyền lợi bảo hiểm thực sự Quyền lợi bảo hiểm, khi có thiệt hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm sẽ gây thiệt hại về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm → người mua bảo hiểm phải có một số quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận thì mới mua bảo hiểm cho đối tượng đó: quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với đối tượng được bảo hiểm - Nguyên tắc bồi thường Nguyên tắc khấu trừ (miễn bồi thường) →Theo nguyên tắc này, công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mà giá trị thiệt hại thực tế vượt quá một mức đã thoả thuận gọi là mức miễn phí bồi thường. Mức bồi thường không khấu trừ : Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại Mức bồi thường có khấu trừ: Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế - Mức miễn bồi thường - Đồng bảo hiểm Số tiền bồi thường tối đa chỉ bằng giá trị bảo hiểm của tài sản. - Giới hạn về số tiền bảo hiểm Giới hạn trách nhiệm bồi thường không vượt quá giá trị bảo hiểm Tổng giá trị bồi thường từ các công ty bảo hiểm cũng chỉ bằng giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm mà thôi. Mức bồi thường của mỗi tổ chức bảo hiểm dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm nhận được trên tổng số tiền phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. - Nguyên tắc thế quyền Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ được thay quyền của người được bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi trách nhiệm của người thứ 3 có lỗi. Mục đích: Bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm Đảm bảo rằng tổng số tiền bồi thường chỉ đủ để đưa người bảo hiểm trở về trạng thái bình thường như lúc ban đầu chưa xảy ra rủi ro mà thôi. 2. Quỹ lương hưu (Pension fund): IV. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH KHÔNG NHẬN TIỀN GỬI (NONDEPOSITORY INSTITUTIONS): 1. Công ty tài chính (Finance Company): - Vốn: phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu - Cho vay Công ty tài chính bán hàng Công ty tài chính tiêu dùng Công ty tài chính kinh doanh (cho vay dưới hình thức: bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính) 2. Quỹ đầu tư tương trợ (Mutual funds): - Vốn: phát hành chứng chỉ quỹ - Sử dụng vốn: đầu tư vào các chứng khoản Quỹ đầu tư mở (Open-ended funds): bán cổ phần không hạn chế và mua vào cổ phần của các cổ đông ở bất cứ lúc nào với mức giá xác định trên giá trị tài sản ròng (giá trị thị trường của các tài sản chứng khoản) trừ đi các khoản nợ phải trả của quỹ) tính cho mỗi cổ phần. NAV = Total Assets – Liabilities Quỹ đầu tư đóng (Close-ended funds): số lượng chứng chỉ quỹ bán ra cố định ngay từ khi thành lập và không mua lại cổ phần của các cổ đông trong suốt thời gian hoạt động, chứng chỉ quỹ được giao dịch trên thị trường như cổ phiếu thường, giá nó phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường và không liên quan đến tài sản ròng. Quỹ đầu tư ở Việt Nam: Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng (Luật chứng khoán 2006) Chủ thể này phải đăng kí phát hành lượng chứng chỉ quỹ với tổng giá trị tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam Chủ thể phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng phải có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt phát hành với qui định của pháp luật 3. Quỹ đầu tư tương trợ trên thị trường tiền tệ (Money market mutual funds): - Vốn: phát hành chứng chỉ quỹ - Đầu tư trên TTTT 4. Ngân hàng đầu tư: - Giúp DN huy động vốn - Bảo lãnh phát hành cổ phiếu và trái phiếu lần đầu - Bán cổ phần - Sát nhập và mua lại Thu từ phí khách hàng trả nhiều hơn từ những khoản tiền lãi trong mua bán chứng khoán Ở VN, các công ty chứng khoán đảm nhiệm vai trò của NH đầu tư i. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của NHĐT: - Tư vấn Quy trình thủ tục phát hành Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn về thời điểm phát hành Tư vấn định giá chứng khoán phát hành - Hoàn tất thủ tục (báo cáo bạch đệ trình Uỷ ban chứng khoán) - Bảo lãnh phát hành Ngân hàng đầu tư làm đại lí phân phối chứng khoán và thu tiền hoa hồng. Ngân hàng đầu tư mua toàn bộ chứng khoán doanh nghiệp, chính phủ, rồi tự mình phân phối trên thị trường và hưởng phần giá chênh lệnh - Quy trình bảo lãnh: ii. Bán cổ phần: Hỗ trợ việc bán các công ty hoặc các bộ phận của tập đoàn iii. Sát nhập và mua lại: - Sát nhập xảy ra khi 2 công ty kết hợp để hình thành nên 1 công ty mới - Mua lại là việc 1 công ty giành được quyền sở hữu của 1 công ty khác bằng việc mua cổ phiếu của nó 5. Công ty chứng khoán (Securities firms): - Môi giới: liên kết người mua với người bán và hưởng hoa hồng - Tự doanh chứng khoán: liên kết người mua với người bán bằng cách sẵn sàng thoả thuận mua bán các chứng khoán ở mức giá đã đưa ra 6. Công ty đầu tư mạo hiểm: - Đối tượng phục vụ: DN mới khởi nghiệp kinh doanh, có tiềm năng - Giúp các DN huy động vốn, tư vấn quản trị DN V. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: - Chức năng của NHTM: - Các nghiệp vụ chủ yếu: CHƯƠNG 4: THỜI GIÁ TIỀN TỆ I. LÃI SUẤT: - Định giá trái phiếu (Bond valuation) - Định giá dự án đầu tư theo NPV và IRR - Hiểu về lãi suất, lợi suất - Lợi suất và rủi ro - Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất (Determination of interest rates) - Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kì hạn của lãi suất (Risk and Term structure of interest rate) - Đường cong lãi suất - Các lý thuyết về diễn biến lãi suất Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần (Pure expectation theory) Lý thuyết thị trường phân mảnh (Segmented markets theory) Lý thuyết môi trường ưu tiên hoặc phần bù tính lỏng (Preferred habitats theory) II. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH: - Chi phí và lợi nhuận phân bổ vào những thời điểm khác nhau - Các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau. Sự khác nhau đó có liên quan tới thời gian và yếu tố bất định III. THỜI GIÁ TIỀN TỆ: - Giá trị tương lai (Future value) - Giá trị hiện tại (Present Value) - Lãi suất danh nghĩa (Nominal Interest Rate) và Lãi suất thực (Real Interest Rate) - Lãi suất hiệu dụng (Effective Annual Rate) - EAR - Giá trị tương lai và Giá trị hiện tại của dòng tiền đều (An Annuity) - Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vĩnh viễn (perpetuity) 1. Giá trị thời gian của tiền tệ: Với cùng 1 lượng tiền nhận được, giá trị của nó sẽ không giống nhau nếu ở vào những thời điểm khác nhau 2. Giá trị tương lai (Future value): - GT tương lai tại thời điểm tn là giá trị của 1 dòng tiền được tính theo thời điểm n trong tương lai - GT tương lai có thể tìm được từ GT hiện tại bằng cách cộng dồn, hay còn gọi là ghép lãi (compounding) a. Lãi suất gộp (Compound interest): - Lãi suất ghép (compounding interest): Là loại lãi suất mà tiền lãi của kỳ trước được ghép vào gốc kỳ trước thành gốc mới cho kỳ sau, hiểu một cách nôm na thì đó là hiện tượng “lãi mẹ đẻ lãi con” - Với lãi ghép bao giờ cũng phải quan tâm tới tần suất ghép lãi (compounding frequency) hoặc kỳ ghép lãi, đó là khoảng cách giữa hai lần ghép lãi của hợp đồng vay b. Lãi suất đơn (simple interest): Là lãi suất mà lãi chỉ tính trên cơ sở tiền gốc ban đầu. Giá trị tính lãi này sẽ không thay đổi trong suốt thời kỳ hợp đồng - Bạn sẽ có bao nhiêu tiền sau 1 năm, nếu bạn gửi $100 vào tài khoản tiết kiệm, với lãi suất là 5%/năm? - Lãi thu về = tiền gốc * lãi suất = 100 x 0,05 = $5 - Tổng số tiền có được = 100 + 5 = 105 c. Công thức tính giá trị tương lai: - Giá trị tương lai = tiền gốc * (1+r) * (1+r) * … - FV = GT tương lai - PV = tiền gốc/giá trị hiện tại - r = lãi suất - n = số kì ghép lãi - FV=PV. 3. Giá trị hiện tại (present value), chiết khấu dòng tiền (discounting): - Hầu hết các vấn đề trong tài chính liên quan đến việc định giá của tài sản ngay ngày hôm nay hoặc tìm ra giá trị hiện tại của một dòng tiền trong tương lai - Giá trị hiện tại là giá trị của một dòng tiền được quy về thời điểm hiện tại. - Ví dụ như nếu muốn có một khoảng tiền là 1 triệu đô lúc nghỉ hưu thì ngày hôm nay sẽ phải gửi bao nhiêu tiền tiết kiệm, với lãi suất tiết kiệm là 8%/năm. a. Lãi đơn: - Bài tập: Bạn muốn mua một laptop mới vào năm sau và bạn nghĩ rằng nó sẽ có giá là $1000 vào năm sau. Hỏi bạn sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền ngày hôm nay để có được $1000 sau một năm với lãi suất là 5%/năm? Nói cách khác, bạn cần biết xem khoản tiền $1000 của năm sau, đáng giá bao nhiêu tại thời điểm hiện tại, nếu lãi suất là 5%/năm. b. Lãi ghép: Chúng ta tính GT hiện tại thông qua công thức: - Bài tập Bà Yến muốn tiết kiệm tiền cho người cháu ngoại mới sinh của mình bằng hình thức là gửi tiền vào ngân hàng, số tiền người cháu sẽ nhận trong tương lai là $10000, số tiền này cháu ngoại của bà sẽ nhận được vào ngày sinh nhật thứ 18 của mình. Ngân hàng hiện đang tính lãi với hình thức ghép lãi hàng năm cho loại tiết kiệm này. Bà Yến đã gửi vào ngân hàng ngày hôm nay là 7000$. Hỏi lãi suất ngân hàng đã đưa ra là bao nhiêu? - Đáp án: $10000 trong tương lai = giá trị tương lai Số năm gửi tiền * số lần ghép lãi trong năm = n Lãi suất là 8.0% = lãi suất chiết khấu cho tài khoản tiền gửi = r PV =? c. Mối liên hệ giữa giá trị hiện tại và giá trị tương lai: Giá trị hiện tại của một dòng tiền trong tương lai thể hiện mức giá trị ngang bằng của dòng tiền đó nếu nhận được trong thời điểm hiện tại. d. Công thức tính lãi suất 4. Định giá dòng tiền: a. Ba nguyên tắc của thời giá tiền tệ: b. Các dòng tiền đặc biệt: - Dòng tiền đều (Annuities): Bạn quyết định gửi một khoản tiền là $1000 vào cuối mỗi năm trong khoảng thời gian là 5 năm tới. Nếu bạn kiếm được 6%/năm trên khoản tiền gửi đó, vậy bạn có bao nhiêu tiền vào cuối năm thứ 5? Lưu ý: Bạn không rút bất cứ khoản tiền nào ra khỏi tài khoản trong suốt thời gian 5 năm đó. Các khoản gửi tiền xảy ra vào thời điểm cuối năm (cuối năm 1, cuối năm 2…, khoản gửi tiền cuối cùng là cuối năm 5) FV của khoản tiền cuối năm 1 = $1,000 x 1.064 = $ 1,262.48 FV của khoản tiền cuối năm 2 = $1,000 x 1.063 = $ 1,191.02 FV of của khoản tiền cuối năm 3= FV of payment 4 = FV of payment 5 = Total =? Dòng tiền đều (Niên kim) được hiểu là dòng tiền cố định xảy ra đều đặn trong một số năm nhất định Các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và trái phiếu coupon đều là các khoản trả đều (các dòng niên kim) Ví dụ - Dòng tiền niên kim vĩnh viễn (Perpetuities): 5. Thẩm định dự án: - Giá trị của 1 dự án - Quy tắc NPV a. Giá trị hiện tại ròng (Net present value) NPV: Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV) được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản thu được từ dự án với tổng giá trị hiện tại các khoản chi hay còn gọi là các khoản đầu tư. NPV = PV(Benefits) - PV(Costs) PV(vĩnh viễn, đều(CF), tăng trưởng) = CF / (i-g) hoặc CF / (r-g) b. Nguyên tắc quyết định theo NPV: - Quyết định dự án có NPV > 0 - Quyết định dự án có NPV lớn nhất c. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Interest rate of return): là tỷ suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0 6. Định giá Trái phiếu: A zero-coupon bond – a bond that paid zero coupon. - Bonds are difficult to value when: - The principal repayment is not certain (for example, bonds with embedded options) - The coupon payments are not certain (for example, floating rate bonds) - The bond is exchangeable for another security (for example, convertible bonds) 7. Stock valuation (Định giá cổ phiếu phổ thông): NỘI DUNG THÊM - Simple loan An important point to recognize is that for simple loans, the simple interest rate equals the yield to maturity - Fixed-payment Loan - Coupon Bond Ví dụ: - Discount Bond - Interest rate and return lOMoARcPSD| 25482097