Uploaded by Uyen Pham Thuy

2057010304 - PHAMVOTHUYUYEN

advertisement
Họ và tên: Phạm Võ Thùy Uyên
MSSV: 2057010304
Lớp: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Khoa: Ngữ văn Anh
Khóa học: 2020-2021
ĐỀ BÀI:
Đề thi gồm 4 câu:
Câu 1. Hãy trình bày mối quan hệ giữa nhóm xã hội, địa vị và vai trò xã hội? Hãy minh
họa bằng ví dụ cụ thể (03 điểm)
Câu 2. Lệch chuẩn xã hội là gì? Có phải tất cả lệch chuẩn xã hội đều là tội phạm hoặc
xấu? Hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể (02 điểm)
Câu 3. Chế tài là gì? Hãy phân tích vai trò của chế tài trong kiểm soát xã hội? Hãy minh
họa bằng ví dụ cụ thể (02 điểm)
Câu 4. Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) năm 2019 công bố báo cáo “Tỷ số giới tính
khi sinh tại Việt Nam – Những bằng chứng mới từ cuộc Điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ năm 2014”. Theo báo cáo này, có tình trạng lựa chọn giới tính khi
sinh và sự chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh, với 112,2 trẻ em trai trên 100 trẻ em
gái tại thời điểm đầu năm 2014. Hãy phân tích, bình luận vấn đề trên theo nhãn
quan Xã hội học (3 điểm)
BÀI LÀM:
Câu 1. Nhóm xã hội là tập hợp bao gồm hai hay nhiều người thường xuyên tương tác trên
cơ sở kỳ vọng lẫn nhau và cùng chia sẻ những bản sắc đặc trưng. Hành động của mỗi cá
nhân trong nhóm phải có ý nghĩa với phản ứng của những người khác. Nếu như có một
nhóm người nhưng thiếu sự tương giao trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm thì đó
đơn thuần chỉ là một đám đông, không phải là một nhóm xã hội. Xã hội mà chúng ta đang
sống cũng có thể được xem là nhóm lớn, bao gồm những cá nhân hoặc nhóm người
thường xuyên tương tác với nhau, cùng chia sẻ biên giới lãnh thổ và văn hóa. Bên trong
xã hội tồn tại rất nhiều nhóm xã hội với quy mô khác nhau, từ nhỏ đến lớn như nhóm gia
đình, lớp học, nhóm bạn bè, nhóm làm việc, nhóm thể thảo, …Chẳng hạn như nhóm làm
việc, bên trong nhóm sẽ gồm nhiều thành viên tương tác qua lại như bàn bạc, hỗ trợ nhau,
ở đó mỗi cá nhân đều được kỳ vọng hoàn thành tốt những công việc mình được giao.
Mỗi một nhóm xã hội đều có những đặc trưng như tư cách thành viên, vai trò, địa vị, chế
tài, mục tiêu, các giá trị chuẩn mực,… Như vậy, vai trò và địa vị xã hội chính là những
đặc trưng tạo nên nhóm xã hội.
Địa vị xã hội là vị trí hay chỗ đứng mà cá nhân chiếm giữ trong một không gian xã
hội. Đó có thể là vị trí người cha, người mẹ, công an, bác sĩ, kỹ sư,... Ở một mức độ bao
quát, mang tính tổng thể hơn, địa vị xã hội là cách thức một nền văn hóa phân chia dân số
theo một hệ thống thứ bậc nhất định. Như vậy, khi nói đến địa vị xã hội, chúng ta hiểu
rằng có những thang bậc khác nhau về địa vị xã hội và người này có địa vị xã hội cao hơn
địa vị của người khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể hình dung một chủ tịch nước có địa vị
cao hơn những người khác; công an, bác sĩ, giáo viên dường như được xã hội nhìn nhận là
có uy tín cao hơn nhóm người lao động phổ thông.
Vai trò xã hội là những trách nhiệm xã hội gắn liền với địa vị xã hội mà cá nhân
đang chiếm giữ. Đó còn là tập hợp những kỳ vọng của xã hội về người đang giữ một địa
vị xã hội nào đó. Kỳ vọng xã hội là những ứng xử mà xã hội không chỉ trông đợi ở cá
nhân mà còn buộc các hành vi đó phải được thực hiện. Ví dụ như vai trò của một giáo
viên được xác định bởi những kỳ vọng của học sinh mong muốn giáo viên giảng bài, dạy
dỗ, hướng dẫn,… và người giáo viên cố gắng đáp lại sự kỳ vọng ấy. Trong cuộc sống,
cùng một lúc cá nhân có thể đóng nhiều vai trò khác nhau, ví dụ một người đàn ông vừa
là bác sĩ, vừa là một người chồng, và một người cha trong gia đình. Người đàn ông này
phải đảm đương vai trò của một người bác sĩ là chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, đồng
thời vừa phải làm tốt vai trò người chồng, người cha trong việc chăm sóc gia đình và nuôi
dạy con cái.
Địa vị xã hội và vai trò xã hội là phạm trù của xã hội học có mối quan hệ qua lại
với nhau. Ở từng địa vị mà cá nhân đang chiếm giữ, cá nhân sẽ đóng những vai trò cụ thể
tương ứng. Địa vị xã hội và vai trò xã hội là đặc trưng hình thành nên nhóm xã hội. Trong
xã hội, các cá nhân sẽ thuộc về một nhóm xã hội nào đó, bên trong đó, mỗi cá nhân sẽ có
những địa vị xã hội, và tương ứng với nó là những vai trò xã hội của địa vị đó. Vị thế mà
họ có được sẽ giúp họ hiểu được những vai trò tương ứng với những vị thế đó, từ đó học
hỏi để hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi trong hệ thống xã hội của họ. Ví dụ, một nhóm thảo
luận trong lớp học, trong đó gồm nhóm trưởng và các thành viên khác tham gia bàn bạc
và hỗ trợ nhau về học tập. Người có vị trí nhóm trưởng sẽ có những vai trò tương ứng
được mong đợi bởi các thành viên khác như lãnh đạo, phân công công việc, kết luận vấn
đề,… Còn với vị trí là các thành viên trong nhóm đó, bản thân mỗi cá nhân đó có nghĩa
vụ phải tương tác, hợp tác cùng nhau làm việc với các thành viên khác, và hoàn thành tốt
những nhiệm vụ được phân công. Nếu không thực hiện đúng những vai trò của mình sẽ
gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến những thành viên khác, cũng như kết quả chung của cả
nhóm.
Câu 2. Lệch chuẩn xã hội là hành vi vi phạm các chuẩn mực hay kỳ vọng của một nhóm
hoặc của xã hội. Trong đó, chuẩn mực là những quy tắc sống và ứng xử, cụ thể hóa các
giá trị mà xã hội đang đề cao; còn kỳ vọng xã hội là những ứng xử mà xã hội không chỉ
trông đợi ở cá nhân mà còn buộc các hành vi đó phải được thực hiện. Khái niệm này hoàn
toàn không hàm ý phán đoán về giá trị, mà ghi nhận người có hành vi lệch chuẩn xã hội là
khi họ không làm điều gì đó theo cách thông thường.
Không phải tất cả lệch chuẩn xã hội đều là tội phạm hoặc xấu. Hành vi lệch chuẩn
xã hội có thể xem là hành vi phạm pháp và cấu thành tội phạm nếu vi phạm những chuẩn
mực được quy ước trong pháp luật. Ví dụ điển hình là hành vi buôn bán và hút chích ma
túy – hành vi vi phạm pháp luật đến từ sự sai lệch chuẩn mực xã hội, làm rối loạn an ninh
trật tự xã hội. Dù vậy, xã hội vẫn có nhiều loại ứng xử chỉ đơn giản là sự vi phạm các quy
tắc xử sự, hay xã hội chê trách, không chấp nhận, và không thuộc phạm trù bị truy tố,
chẳng hạn như thói quen đi học trễ, chửi thề, nhục mạ người khác,... Mặc dù vậy, những
hành vi sai lệch chuẩn mực một cách tiêu cực thế cũng để lại hậu quả có thể cho cả người
thực hiện hành vi và cả những người bị tác động bởi hành vi ấy. Học sinh đi trễ sẽ gây
nên sự gián đoạn trong tiết học, ảnh hưởng đến giáo viên và cả các bạn học sinh khác;
đồng thời bản thân người đi trễ sẽ bị bỏ lỡ bài giảng của giáo viên. Một ví dụ khác
nghiêm trọng hơn là hành vi lăng mạ cơ thể của người khác, điều này dẫn đến sự mặc cảm
của những người bị đánh giá, họ chọn tách mình tránh ra khỏi cộng đồng, thậm chí là bị
ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần cũng như là tính mạng. Tuy nhiên, không phải tất cả
những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đều có nghĩa là hư hỏng hay sa đọa. Một ví dụ
về việc xăm mình: đối với một số nước phương Tây, việc xăm mình rất được yêu thích,
mọi người bất kể độ tuổi, giới tính nào đều có thể tự do xăm mình và thậm chí được cổ vũ
để làm điều đó, họ xem những hình xăm là một phần để lưu lại kỷ niệm cũng như để thể
hiện con người họ. Trái ngược với phần lớn xã hội phương Đông, dù rằng ngày nay định
kiến đã dần nguôi, nhưng chưa hẳn, người mang trong mình hình xăm sẽ bị đánh giá tiêu
cực về nhân phẩm cũng như về cuộc sống riêng tư. Dù xăm mình được xem là sự khác
biệt so với xã hội, chúng ta vẫn không thể nào đánh giá sự lệch chuẩn ấy là hư hỏng hay
sa đọa bởi lẽ đối với những người xăm mình, mỗi một hình xăm mang trong nó một ý
nghĩa sâu xa về cuộc đời họ, không thể vì những giá trị bên ngoài mà đánh giá đạo đức
bên trong một con người.
Hơn thế nữa, xã hội vẫn tồn tại những hành vi lệch chuẩn tích cực góp phần thúc
đẩy sự thay đổi hành vi và thay đổi toàn xã hội. Những hành vi lệch chuẩn ấy đem lại kết
quả tích cực, làm gia tăng giá trị, thay vì chỉ tạo ra nỗi đau hay mất mát. Cá nhân thực
hiện hành vi lệch chuẩn khởi nguồn nó bởi sự cởi mở, tò mò, đam mê, sẵn sàng khám
phá; đủ can đảm, liều lĩnh để khởi xướng ý tưởng mới; và có động cơ nội tại mong muốn
được thực hiện các hoạt động có giá trị cho xã hội. Sự lệch chuẩn tích cực xuất hiện khi
các tổ chức và các thành viên thoát khỏi những ràng buộc của các chuẩn mực để thực hiện
những hành vi đáng tôn trọng. Từ đó, sự lệch chuẩn đó có ảnh hưởng sâu sắc đến các cá
nhân và tổ chức mà họ tham gia và được hưởng lợi từ các hoạt động đó. Cộng đồng
những người đồng tính ở Ireland đã dám đứng lên đấu tranh, kêu gọi sự bình đẳng cho
những người đồng tính, với mong muốn nhận được sự công bằng về những giá trị trong
xã hội như bao người khác. Trước đây, Ireland là một trong những quốc gia ngăn cấm
mối quan hệ đồng giới, thậm chí khẳng định đó là một hành vi phạm pháp, tuy nhiên
Ireland đã trở thành quốc gia đầu tiên đi đầu trong việc ban hành luật pháp cho phép hôn
nhân giữa những người cùng giới tính, kêu gọi sự bình đẳng đối với cộng đồng này. Sự
đấu tranh vì nhân quyền của cộng đồng LGBT đã giúp những cá nhân trong cộng đồng
nhận được sự chấp thuận cũng như sự đối xử bình đẳng trong xã hội.
Câu 3. Chế tài là những giải pháp thúc đẩy và khuyến khích việc tuân thủ các chuẩn mực
xã hội. Đó là những hình phạt và những sự ban thưởng được quy định đối với sự lệch
chuẩn và tuân thủ những chuẩn mực xã hội. Các biện pháp chế tài mang tính tích cực khi
chúng được sử dụng để khen ngợi các hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Ngược lại,
các biện pháp chế tài mang tính tiêu cực khi chúng được sử dụng để trừng phạt hay
ngăn cản các hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Chế tài tiêu cực và chế tài
tích cực được thể hiện đúng mức sẽ có ý nghĩa trong việc định hướng cá nhân tới các ứng
xử phù hợp với sự mong đợi của xã hội.
Kiểm soát xã hội là cách thức mà các chuẩn mực, quy tắc, luật lệ và cấu trúc
xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Chế tài đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát xã hội. Chế tài chính thức được áp dụng vào việc kiểm soát xã hội chính thức – sự
kiểm soát được quy định cụ thể bằng văn bản chính thức như quy định pháp luật, nội quy
tổ chức,.. Chế tài chính thức có xu hướng trừng phạt và bắt buộc sự tuân thủ, được thực
thi bởi các tổ chức liên quan. Từ đó tạo nên sự răng đe nhất định để cá nhân tự ý thức tuân
theo những nội quy, luật lệ của tổ chức cũng như xã hội. Ví dụ như sinh viên bị đuổi học
khi sinh viên không thực hiện đầy đủ những quy định bắt buộc của trường đại học, từ đó
hạn chế vi phạm trong sinh viên cũng như thúc đẩy sự cố gắng nỗ lực và ý thức tự giác
cao trong học tập. Chế tài tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và
điều chỉnh ứng xử xã hội không kém so với hình thức tiêu cực. Sinh viên với thái độ và
thành tích học tập tốt sẽ nhận được sự khen thưởng từ trường, chẳng hạn như học bổng,
và sau đó là nhận được bằng tốt nghiệp. Những điều này sẽ là giúp sinh viên cảm thấy có
đủ động lực khích lệ mình cố gắng cho những thành tích cao trong học tập. Chế tài phi
chính thức được áp đặt bởi cá nhân hoặc nhóm đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác mà
không sử dụng hệ thống thể chế chính thức. Chế tài không chính thức mang tính thuyết
phục, được áp dụng khi quy tắc bị vi phạm, được thể hiện bằng những phản ứng tiêu cực
như sự chế nhạo, khiển trách, thái độ khó chịu, không tán thành; hoặc những biểu hiện
tích cực như sự khen ngợi, kính phục, hay tán thưởng từ người khác. Việc sử dụng chế tài
không chính thức thường mang lại hiệu quả tốt hơn so với chế tài chính thức, bởi chế tài
không chính thức được áp dụng thường xuyên hơn, linh hoạt hơn so với chế tài chính thức.
Những người nổi tiếng có phát ngôn không hợp với chuẩn mực xã hội thường bị đánh giá
và khiển trách, đặt biệt là từ cộng đồng mạng hiện nay, từ đó tạo nên những áp lực để họ
tự nhìn nhận lại bản thân mình và thay đổi. Ngược lại, đối với những người làm những
việc có giá trị tích cực đối với xã hội chẳng hạn như làm từ thiện, bản thân họ sẽ nhận
được sự tôn trọng, đề cao bởi những điều tốt đẹp họ đã làm cho xã hội, từ đó tạo nên giá
trị tinh thần cũng như động lực cho họ tiếp tục những công việc đó.
Câu 4. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã xuất phát từ thời xa xưa, đặc biệt là thời đại
phong kiến - nơi giá trị và tầm quan trọng của người phụ nữ dường như bị chà đạp đến
đáy xã hội. Dù rằng xã hội phát triển không ngừng đi lên và ngày một trở nên văn minh
hơn với những tư tưởng và lối sống hiện đại; sự phân biệt giới tính vẫn còn tiếp tục tồn tại
thậm chí cho đến ngày hôm nay. Một trong những biểu hiện rõ nhất chính là sự lựa chọn
giới tính cho con cái, đặc biệt là xu hướng thích sinh con trai hơn là con gái. Điều đó đã
để lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội, cụ thể là sự mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo báo cáo “Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam – Những bằng chứng mới từ cuộc
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014” được Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA)
công bố năm 2019, có tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh và sự chênh lệch tỷ số giới
tính khi sinh, với 112,2 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái tại thời điểm đầu năm 2014. Sự mất
cân bằng này cho thấy tình trạng phân biệt đối xử nghiêm trọng đối với phụ nữ vẫn còn
tồn đọng trong xã hội, đồng thời báo hiệu trong những thập kỷ tới sẽ xuất hiện tình trạng
dư thừa nam giới so với nữ giới.
Sự phân biệt giới tính tồn tại trên nhiều quốc gia trên thế giới, do đó sự mất cân bằng này
tác động đến hầu hết các xã hội đó. Sự phát triển ngày càng vượt bậc của công nghệ tiên
tiến đã tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ sẵn sàng chọn lựa việc phá thai khi giới tính của
thai nhi không thỏa mãn. Đặc biệt, tâm lý ưa thích con trai tồn tại mạnh mẽ ở nhiều nước,
đặc biệt là các nước châu Á và Đông Âu. Điều đó đã góp phần làm cho tỷ số giới tính khi
sinh (SRB) tăng vọt tới con số đáng báo động ở nhiều khu vực. Một trong những nước
mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không thể không kể đến đó là Trung Quốc –
một quốc gia với sự phân biệt giới tính nặng nề, thậm chí trong xã hội văn minh ngày nay.
Do đó, không thể tránh khỏi việc Trung Quốc là một trong những quốc gia nằm những vị
trí đầu trong sự chênh lệch về tỷ số khi sinh. Việc lựa chọn giới tính khi sinh bắt đầu trở
thành một hành vi tập thể vào khoảng giai đoạn năm 2004 đến 2010, thể hiện rõ qua SRB
tăng liên tục và cực kì nhanh. Giai đoạn đó tương ứng với thời kỳ lan truyền nhanh chóng
hành vi lựa chọn giới tính ở Việt Nam và trong các nhóm xã hội, điều đó dần trở thành
một thực tế tồn tại ở phạm vi lớn hơn.
Có tồn tại sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh theo nhiều các khía cạnh khác
nhau trong xã hội Việt Nam. Đầu tiên là sự chênh lệch theo các vùng địa lý và theo các
nhóm xã hội. Do không có đủ điều kiện thuận lợi để chọn lựa giới tính khi sinh như trình
độ phát triển xã hội, đô thị hóa thấp hơn, có tỉ lệ dân tộc thiểu số khá cao cùng với mức
sinh cao; những khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những vùng
có SRB cao. Hơn thế, khu vực Đồng bằng Sông Hồng có SRB cao hơn hẳn, bởi sự ảnh
hưởng của lịch sử và khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc – một đất nước mang nặng
tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Ngược lại, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có
khu vực nông nghiệp phát triển và cũng là khu vực ít chịu tác động bởi truyền thống
Trung Quốc, đồng thời cũng có những đặc điểm văn hóa và tôn giáo phương Tây nên
SRB nằm ở mức trung bình. Một thước đo khác đến từ sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn. Có thể thấy rõ ràng ở thành thị, trình độ dân trí cao hơn, mức sống cao hơn và
sự tiếp cận dễ dàng hơn tới công nghệ sinh sản hiện đại đã tạo điều kiện cho bậc cha mẹ
lựa chọn giới tính khi sinh một cách dễ dàng hơn so với nông. Tuy nhiên, một số khu vực
nông thôn lại khác (có SRB cao hơn) bởi đó là nơi mà hầu hết các gia đình có tâm lý ưa
chuộng con trai vì cho rằng con trai đóng vai trò quan trọng về kinh tế xã hội trong gia
đình. Sự khác biệt về tình trạng kinh tế xã hội của cá nhân và gia đình cũng tạo nên sự
chênh lệch về tỷ số giới tính khi sinh. Trình độ học vấn của cá nhân cũng tác động mạnh
mẽ đến sự chênh lệch này. Đối với các nhóm dân cư ở các vùng nông thôn xa xôi, ít có
cơ hội tiếp cận giáo dục và cơ sở hạ tầng hiện đại, không chỉ có tỷ lệ sinh cao hơn, mà
việc tiếp cận công nghệ sinh sản và chăm sóc sức khỏe hiện đại cũng không được thuận
lợi. Cùng với học vấn, mức tăng SRB tỷ lệ thuận với việc cải thiện mức sống. Thêm vào
đó, có sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh và số con sinh ra theo giới
tính. Vì sự ưa chuộng nam giới ở phần lớn các gia đình Việt Nam, nhiều người kỳ vọng sẽ
sinh được con trai. Nhiều gia đình có chiến lược sinh con trai đầu lòng và duy nhất. Nếu
như vỡ kế hoạch ban đầu của họ, nhiều gia đình sẽ chấp nhận sinh thêm, thậm chí đến lứa
3, 4 miễn là sinh ra được con trai. Chỉ có phần ít những gia đình không muốn sinh thêm
khi họ có hai đứa con gái.
Vô số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt
Nam. Trong đó, tâm lý ưa thích con trai là điểm mấu chốt của các hành vi sinh sản có tính
lựa cho ̣n. Hành vi đó tác động tới sự chênh lệch trong tỷ lệ sinh con trai, song hành với
việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Một nguyên nhân khác là sự thay đổi nhanh chóng
về cơ sở hạ tầng y tế và sự xuấ t hiê ̣n các biê ̣n pháp chẩ n đoán trước sinh hiê ̣n đa ̣i trong
nước. Không thể biết trước được liệu tỷ số giới tính khi sinh này sẽ giảm đi hay tăng lên
hay bình ổn; tuy nhiên, sự chênh lệch này cùng với tư tưởng phân biệt giới tính nặng nề
tác động không nhỏ đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.
Dù xã hội đang dần trở nên “dễ thở hơn” đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng giới tính
vẫn còn chưa hoàn toàn biến mất. Bất bình đẳng giới thu hẹp quyền lợi cũng như cơ hội
mà người phụ nữ xứng đáng được có, khiến họ phải chịu đựng những bất công và ảnh
hưởng về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi cá nhân không phân biệt giới tính đều đóng vai trò
quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bất kể là
thời đại nào, sự bình đẳng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Định kiến về giới tính là rào
cản kiềm hãm sự phát triển văn minh và lớn mạnh của xã hội.
Download