EBOOKBKMT.COM BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT Mà ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI TRUNG TÂM GIÁM SÁT AN TOÀN MẠNG TRÊN NỀN TẢNG WAZUH Ngành: An toàn thông tin Mã số: 7.48.02.02 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Phan Lớp: AT12A Người hướng dẫn: ThS. Cao Minh Tuấn Khoa An toàn thông tin – Học viện Kỹ thuật mật mã Hà Nội, 2020 EBOOKBKMT.COM BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT Mà ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI TRUNG TÂM GIÁM SÁT AN TOÀN MẠNG TRÊN NỀN TẢNG WAZUH Ngành: An toàn thông tin Mã số: 7.48.02.02 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Phan Lớp: AT12A Người hướng dẫn: ThS. Cao Minh Tuấn Khoa An toàn thông tin – Học viện Kỹ thuật mật mã Hà Nội, 2020 EBOOKBKMT.COM MỤC LỤC Danh mục kí hiệu và viết tắt.............................................................................. iii Danh mục hình vẽ............................................................................................... iv Danh mục bảng ................................................................................................... vi Lời cảm ơn ......................................................................................................... vii Lời nói đầu ........................................................................................................ viii Chương 1. Giám sát an toàn thông tin trong mạng máy tính ......................... 1 1.1. Tổng quan về tình hình ATTT trong mạng máy tính hiện nay ..................... 1 1.2. Nhu cầu việc xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC ........................... 3 1.3. Trung tâm điều hành ATTT SOC ................................................................. 4 1.3.1. Khái niệm trung tâm điều hành ATTT SOC ...................................... 4 1.3.2. Nguyên lý hoạt động của Trung tâm điều hành ATTT SOC.............. 5 1.3.3. Đối tượng, phạm vi giám sát của Trung tâm điều hành ATTT SOC5 1.4. Một số sản phẩm giám sát ATTT................................................................ 10 1.4.1. SIEMonster ...................................................................................... 11 1.4.2. ELK Stack ........................................................................................ 11 1.4.3. OSSIM .............................................................................................. 12 1.4.4. Security Onion ................................................................................. 12 1.4.5. IBM QRadar SIEM .......................................................................... 13 1.4.6. HP ArcSight SIEM ........................................................................... 13 1.5. Lợi ích của việc xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC .................... 14 1.6. Kết luận chương 1 ....................................................................................... 14 Chương 2. Hệ thống giám sát an toàn thông tin wazuh ................................ 15 2.1. Giới thiệu về Wazuh ................................................................................... 15 2.2. Kiến trúc của Wazuh ................................................................................... 16 2.3. Phương thức liên lạc và luồng dữ liệu ........................................................ 17 2.3.1. Liên lạc giữa Wazuh agent và Wazuh server .................................. 18 2.3.2. Liên lạc giữa Wazuh và Elastic ....................................................... 18 2.4. Các thành phần chính trong Wazuh ............................................................ 18 2.4.1. Wazuh server.................................................................................... 18 2.4.2. Wazuh agent..................................................................................... 20 2.4.3. Elastic Stack..................................................................................... 21 2.5. Luật trong Wazuh ........................................................................................ 22 2.5.1. Các cấp độ luật của Wazuh ............................................................. 22 2.5.2. Phân loại luật .................................................................................. 26 2.6. Khả năng của Wazuh .................................................................................. 27 2.6.1. Phân tích bảo mật ............................................................................ 27 2.6.2. Phát hiện xâm nhập ......................................................................... 27 2.6.3. Phân tích dữ liệu nhật ký ................................................................. 27 2.6.4. Giám sát toàn vẹn tệp ...................................................................... 28 2.6.5. Phát hiện lỗ hổng ............................................................................. 28 2.6.6. Đánh giá cấu hình ........................................................................... 28 2.6.7. Ứng phó sự cố .................................................................................. 28 i EBOOKBKMT.COM 2.6.8. Tuân thủ quy định ............................................................................ 29 2.6.9. Giám sát an ninh cloud .................................................................... 29 2.6.10. Bảo mật Containers ......................................................................... 29 2.7. Kết luận chương 2 ....................................................................................... 30 Chương 3. Xây dựng trung tâm điều hành an toàn thông tin dựa trên nền tảng wazuh ......................................................................................................... 31 3.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC ..................... 31 3.1.1. Nền tảng Trung tâm điều hành ATTT SOC ..................................... 31 3.1.2. Đề xuất tiêu chí xây dựng SOC ....................................................... 33 3.1.3. Đề xuất các bước xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC ........ 37 3.1.4. Xây dựng các thành phần cơ bản của SOC ..................................... 40 3.2. Tích hợp wazuh trong trung tâm giám sát ATTT SOC .............................. 50 3.3. Thử nghiệm ................................................................................................. 53 3.3.1. Xây dựng hệ thống ........................................................................... 53 3.3.2. Kịch bản 01 ...................................................................................... 54 3.3.3. Kịch bản 02 ...................................................................................... 57 3.3.4. Kịch bản 03 ...................................................................................... 64 3.4. Kết luận chương 3 ....................................................................................... 70 Kết luận .............................................................................................................. 71 Tài liệu tham khảo............................................................................................. 72 Phụ lục ................................................................................................................ 74 ii EBOOKBKMT.COM DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ATTT An toàn thông tin CIS Center of Internet Security CNTT Công nghệ thông tin CVE Common Vulnerabilities and Exposures EDR Endpoint Detection and Response EPS Events Per Second HIDS Host-based Intrusion Detection System IDS Intrusion Detection System NAC Network Access Control OVAL Open Vulnerability Assesment Language PAM Privileged Access Management SOAR Security Orchestration, Automation, and Response SOC Security Operations Center TSLCD Truyền số liệu chuyên dụng TT&TT Thông tin và truyền thông TTDL Trung tâm dữ liệu XCCDF Extensible Configuration Checklist Description Format iii EBOOKBKMT.COM DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của SOC ............................................................... 5 Hình 2.1 Mô tả về chức năng của hệ thống Wazuh ............................................ 15 Hình 2.2 Các nền tảng chính trong wazuh .......................................................... 15 Hình 2.3 Kiến trúc tổng quát ............................................................................... 17 Hình 2.4 Kiến trúc wazuh triển khai trên diện rộng............................................ 17 Hình 2.5 Kiến trúc luồng dữ liệu ........................................................................ 17 Hình 2.6 Quy trình xử lý dữ liệu trên wazuh server ........................................... 19 Hình 2.7 Quy trình xử lý dữ liệu trên wazuh agent ............................................ 20 Hình 3.1 Yếu tố quan trọng trong SOC .............................................................. 31 Hình 3.2 Các bước xây dựng trung tâm điều hành ATTT SOC ......................... 37 Hình 3.3 Thành phần cơ bản của trung tâm điều hành ATTT SOC ................... 40 Hình 3.4 Mô hình hạ tầng mạng trung tâm điều hành ATTT SOC .................... 41 Hình 3.5 Thành phần của hệ thống giám sát tập trung ....................................... 44 Hình 3.6 Mô hình triển khai hệ thống sử dụng wazuh ........................................ 52 Hình 3.7 Mô hình thử nghiệm ............................................................................. 54 Hình 3.8 Dashboard lỗ hổng hệ thống ................................................................ 56 Hình 3.9 Log của một lỗ hổng được phát hiện ................................................... 56 Hình 3.10 Thông tin JSON của lỗ hổng .............................................................. 57 Hình 3.11 Đăng ký nhận API của Virus Total miễn phí ..................................... 57 Hình 3.12 Tạo file trong thư mục........................................................................ 58 Hình 3.13 Thông tin hiển thị việc thêm file trên dashboard (1) ......................... 59 Hình 3.14 Thông tin hiển thị việc thêm file trên dashboard (2) ......................... 59 Hình 3.15 Log thêm file được ghi lại trên hệ thống............................................ 60 Hình 3.16 Nội dung dữ liệu được viết trong file................................................. 60 Hình 3.17 Virus Total tự động kiểm tra mã độc trong file mới được thêm ........ 61 Hình 3.18 Sửa nội dung tệp tin ........................................................................... 61 Hình 3.19 Thông tin về việc thay đổi nội dung file ............................................ 62 Hình 3.20 Thêm thư mục chứa mã độc ............................................................... 62 Hình 3.21 Virus Total tự động phát hiện mã độc trong thư mục mới thêm ....... 63 Hình 3.22 Kiểm tra thông tin trên Virus Total .................................................... 64 Hình 3.23 Kiểm tra kết nối mạng giữa máy Attacker và ubuntu agent .............. 66 Hình 3.24 Thực hiện SSH từ máy Attacker đến máy agent................................ 67 iv EBOOKBKMT.COM Hình 3.25 Thực hiện giả định tấn công SSH brute force .................................... 67 Hình 3.26 Attacker thực hiện ping đến agent ..................................................... 68 Hình 3.27 Attacker SSH đến agent ..................................................................... 68 Hình 3.28 Log ghi lại trên agent ......................................................................... 68 Hình 3.29 Log của thông tin chặn IP của Attacker ............................................. 69 Hình 3.30 Kết nối máy Attacker và agent khi hết thời gian chặn ....................... 69 Hình 3.31 Log trên dashboard về việc bỏ chặn IP của Attacker......................... 69 Hình 3.32 Thêm windows agent ......................................................................... 78 Hình 3.33 Sinh khóa chia sẻ trước của windows agent ...................................... 78 Hình 3.34 Đăng ký, kết nối đến wazuh server .................................................... 79 Hình 3.35 Xác nhận kết nối đến wazuh server ................................................... 79 Hình 3.36 Thêm ubuntu agent ............................................................................. 79 Hình 3.37 Sinh khóa chia sẻ trước của ubuntu agent .......................................... 80 Hình 3.38 Thêm key để kết nối với wazuh server .............................................. 80 Hình 3.39 Xác nhận kết nối đến wazuh server ................................................... 80 v EBOOKBKMT.COM DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các cấp độ luật trong Wazuh .............................................................. 22 Bảng 3.1 Danh mục thiết bị trong trung tâm điều hành ATTT SOC…………...49 Bảng 3.2 Cấu hình máy ảo thử nghiệm ............................................................... 54 vi EBOOKBKMT.COM LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn là ThS. Cao Minh Tuấn – Giảng viên Khoa An toàn thông tin Học viện Kỹ thuật Mật mã. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Học viện Kỹ thuật Mật mã đã truyền đạt cho em những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao suốt năm năm học giúp em có được những kiến thức cơ bản để em có thể hoàn thành được đồ án này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Trung tâm An ninh mạng – Bkav đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức giúp em học hỏi được rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc. Do thời gian nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng còn hạn chế, vậy nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đồ án, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để có thể hoàn thiện tốt hơn đồ án của mình. Và cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã quan tâm, góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, những điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN Nguyễn Anh Phan vii EBOOKBKMT.COM LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự bùng nổ của internet và cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thật không thể phủ nhận được vai trò của internet trong nhiều phương diện cuộc sống hàng ngày từ thương mại đến giải trí, văn hóa, xã hô ̣i và giáo du ̣c… phu ̣c vu ̣ cho tiế n trình phát triể n đấ t nước bề n vững. Nhưng thực tế trong những năm qua, tình hình an ninh mạng trên thế giới diễn biến phức tạp và diễn ra nhiều cuộc tấn công có quy mô lớn. Mục tiêu của các cuộc tấn công mạng rất đa dạng từ những thông tin cá nhân, những thông tin về kinh doanh đến những mục tiêu chính trị với tầm ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia trên thế giới. Trước sự leo thang của các cuộc tấn công mạng đòi hỏi sự ra đời của những đơn vị chuyên môn, có khả năng xử lý nhanh các sự cố và giám sát liên tục để phát hiện bất thường dù là nhỏ nhất. Mô hình Trung tâm điều hành ATTT SOC là nơi xây dựng các giải pháp tổng thể nhằm ứng phó với các cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Trung tâm điều hành ATTT SOC sẽ giúp các cơ quan tổ chức theo dõi, giám sát những nguy cơ, rủi ro 24/7, từ đó phát hiện sớm các lỗ hổng, các cuộc tấn công để chủ động ứng phó. Trung tâm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn như NIDS, HIDS, raw log,....để có thể phân tích, tương quan dữ liệu từ đó đưa ra cảnh báo ngay khi xuất hiện nguy cơ về cuộc tấn công như có lưu lượng truy cập bất thường, có kết nối trái phép vào máy chủ hay hành vi dò quét trong mạng. Chính vì vậy, các kết nối với máy chủ mã độc, các cuộc tấn công web hay DDoS, APT đã bị chặn đứng khi mới chỉ là nguy cơ. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC là sự tất yếu,cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan, tổ chức.Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu và triển khai trung tâm giám sát an toàn mạng trên nền tảng Wazuh”, nhằm xây dựng trung tâm giám sát tích hợp nguồn thu thập log từ các thiết bị. Từ đó có thể phân tích viii EBOOKBKMT.COM hành vi người dùng cũng như có khả năng phát hiện các cuộc tấn công diễn ra trên một hay nhiều thiết bị. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN Nguyễn Anh Phan ix EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG 1. GIÁM SÁT AN TOÀN THÔNG TIN TRONG MẠNG MÁY TÍNH 1.1. Tổng quan về tình hình ATTT trong mạng máy tính hiện nay Trong những năm qua, tình hình ATTT trên thế giới diễn biến phức tạp và diễn ra nhiều cuộc tấn công có quy mô lớn. Trung bình cứ mỗi phút trôi qua có mộttrang web, hệ thống bị tin tặc chiếm quyền kiểm soát. Từ năm 2010, nhà máy điện nguyên tử Busher và cơ sở làm giàu urani Natanz đã bị mã độc phá hoại gây trì hoãn các hoạt động phát triển hạt nhân của Iran trong nhiều tháng liền.Thủ phạm gây ra các vụ tấn công này là virus Stuxnet, với cơ chế hoạt động cực kỳ phức tạp, khai thác thành công một số lỗ hổng chưa hề biết đến trước đó. Sau vụ việc này, Iran đã phải loại bỏ gần 10001 máy ly tâm khiến chương trình hạt nhân của nước bị gián đoạn ít nhất một năm. Giữa năm 2012 nhóm hacker mang tên “Cutting Sword of Justice” đã tấn công vào hệ thống của công ty dầu mỏ Saudi Aramco (công ty chiếm 10% lượng dầu mỏ của cả thế giới). Hacker đã gửi một email lừa đảo đến một nhân viên trong công ty, nhân viên này đã bấm vào đường dẫn trong email này, từ đó hacker đã xâm nhập vào hệ thống. Cuộc tấn công đã xoá và làm hỏng dữ liệu của khoảng 30.0002 máy tính của Saudi Aramco, khiến công ty này phải sử dụng máy đánh chữ và máy fax để thực hiện các giao dịch. Tháng 01/2015, các website của thủ tướng Angela Merkel và quốc hội Đức bị tê liệt. Văn phòng của thủ tướng Đức xác nhận các website nói trên bị ngừng hoạt động kể từ 9h sáng ngày 07/01/20153. Một nhóm tin tặc tự xưng là CyberBerkut tuyên bố đã tiến hành cuộc tấn công mạng này để phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tới Berlin. Đến tháng 05/2015, nữ phát ngôn viên của Quốc hội Đức tiếp tục tuyên bố một nhóm hacker chưa rõ danh tính đã cố gắng xâm nhập vào mạng dữ liệu của quốc hội. 1 Stuxnet Worm Attack on Iranian Nuclear Facilities, http://large.stanford.edu/courses/2015/ph241/holloway1/ Cyber Threat Research, https://cyberthreatresearch.wordpress.com/hacktivist-groups/cutting-sword-of-justice/ 3 Cyberattack in Germany Shuts Down Official Sites, https://www.nytimes.com/2015/01/08/world/europe/german-government-websites-shut-down-and-ukrainegroup-claims-responsibility.html 2 1 EBOOKBKMT.COM Tháng 07/2018, đại diện Bộ Y tế Singapore và Bộ Thông tin Truyền thông nước này cho biết hệ thống dữ liệu của SingHealth, tổ chức bảo hiểm y tế lớn nhất nước, đã bị tin tặc tấn công. Vụ tấn công đã tiếp cận và sao chép thông tin cá nhân 1,5 triệu4 người dùng của SingHealth. Trong danh sách người dùng của SingHealth bị rò rỉ thông tin cá nhân còn có thông tin của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Đây là vụ tấn công mạng đánh cắp thông tin cá nhân nghiêm trọng nhất ở Singapore từ trước đến nay. Đối với Việt Nam, theo thông tin hãng an ninh mạng Kaspersky công bố năm 2016, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nước ta là nước có số người dùng gặp sự cố máy tính cao nhất (chiếm 68%)5, điển hình là lây nhiễm mã độc mã hóa tống tiền (ransomware). Năm 2016 cũng là năm xảy ra cuộc tấn công vào các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, đây là vụ tấn công APT nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của Việt Nam.Vào 13 giờ 46 phút ngày 29/07/2016 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và 16 giờ 7 phút tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các hệ thống máy tính làm thủ tục hàng không của Hãng Hàng không VietJet Air, Vietnam Airline tại nhà ga quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất và hệ thống hiển thị thông tin bao gồm màn hình thông tin chuyến bay, màn hình máy tính phục vụ check-in tại quầy thủ tục của Vietnam Airline, hệ thống phát thanh tại nhà ga khách T1 của sân bay Nội Bài bị tấn công xâm nhập phải dừng hoạt động. Tại thời điểm này, hệ thống hiển thị các thông tin và phát ra âm thanh sai lệch về vấn đề chủ quyền Biển Đông.Cùng thời điểm trên, website chính thức của Vietnam Airline cũng bị tin tặc tấn công và thay đổi giao diện. Không những thế, tin tặc còn để lại những công kích mang những nội dung bôi xấu Việt Nam, Philippines và xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, tin tặc còn phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.0006 tài khoản hội viên Golden Vụ tấn công mạng chấn động Singapore: đánh cắp thông tin cá nhân của 1,5 triệu người, trong đó có thủ tướng Lý Hiển Long, https://cystack.net/ 5 An ninh mạng tại Việt Nam năm 2014 đến năm 2017, https://securitybox.vn/391/an-ninh-mang-tai-viet-namnam-2014-den-nam-2017/ 6 Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất bị tin tặc tấn công, https://vnexpress.net/ 4 2 EBOOKBKMT.COM Lotus của Vietnam Airlines. Trong danh sách này có đầy đủ thông tin cá nhân như ngày gia nhập, điểm tích luỹ, ngày hết hạn… Theo đánh giá của Bộ TT&TT vào tháng 4/2019 về an toàn thông tin năm 2018, đa số Bộ, ngành, địa phương (70%)7được xếp hạng Ctức là quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình, 17% cơ quan được đánh giá triển khai ATTT ở mức khá và 13% cơ quan dừng ở mức Dtức là mới bắt đầu quan tâm đến ATTT. Việc dữ liệu quan trọng của tổ chức bị đánh cắp diễn ra thường xuyên và trong thời gian ngắn, những sự cố này chỉ được phát hiện ra sau vài tháng thậm chí vài năm sau. Như vậy việc bị đánh cắp dữ liệu quan trọng xảy ra rất nhanh và lại mất một thời gian rất dài để phát hiện ra. Kết quả thống kê này cho thấy tầm quan trọng cần phải có một hệ thống ứng phó an ninh hiệu quả, trong đó giám sát và ứng phó đóng vai trò cốt yếu. 1.2. Nhu cầu việc xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC Ngày nay, hoạt động tội phạm trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tấn công rất tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng tới văn hóa, xã hội tuy nhiên hệ thống bảo mật thông tin lại chưa được đầu tư bài bản, chưa có phương án hay giải pháp cụ thể để phòng ngừa, cảnh báo sớm các cuộc tấn công mạng.Do vậy, giải pháp về Trung tâm điều hành an toàn thông tin là hệ thống cần thiết, hỗ trợ tích cực cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc giám sát và nâng cao trạng thái an ninh hệ thống mạng của mình, sẵn sàng phản ứng với các sự cố có thể xảy ra. Trong những năm gần đây, khi tần suất các cuộc tấn công mạng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng gia tăng ngày càng nhiều, mức độ nghiêm trọng và tinh vi ngày càng cao, các biện pháp đảm bảo ATTT cũng được các tổ chức, đơn vị chú ý và đầu tư bài bản hơn trước. Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, các cơ quan, tổ chức bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. Trung tâm điều Bộ TT&TT công bố xếp hạng an toàn thông tin mạng của các cơ quan, tổ chức nhà nước năm 2018, https://www.mic.gov.vn/ 7 3 EBOOKBKMT.COM hành an toàn thông tin SOC chính là một giải pháp tổng thể để theo dõi, giám sát và phân tích các mối đe dọa đối với hệ thống mạng. 1.3. Trung tâm điều hành ATTT SOC 1.3.1. Khái niệm trung tâm điều hành ATTT SOC Trung tâm điều hành ATTT SOC là nơi đội bảo mật thông tin chịu trách nhiệm theo dõi và phân tích tư thế bảo mật của tổ chức một cách liên tục. Nhiệm vụ của trung tâm là phát hiện, phân tích và ứng phó với các sự cố an ninh mạng bằng cách sử dụng kết hợp giữa con người, các giải pháp công nghệ và một bộ quy trình mạnh mẽ. SOC hoạt động giám sát và phân tích hoạt động bảo mật trên mạng, máy chủ, thiết bị đầu cuối, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, trang web và các hệ thống khác nhằm tìm kiếm các hoạt động bất thường có thể là dấu hiệu của sự cố bảo mật hoặc xâm nhập trái phép. Trung tâm điều hành ATTT có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố về an ninh mạng tiềm ẩn luôn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo một cách chính xác. 4 EBOOKBKMT.COM 1.3.2. Nguyên lý hoạt động củaTrung tâm điều hành ATTT SOC Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của SOC Phát hiện Phân tích Phản ứng Giám sát 24/7: Thiết bị Phân tích mã độc, phát Xác định chính xác rủi mạng, máy chủ, cơ sở hiện bất thường, hành ro, phản ứng nhanh dữ liệu, ứng dụng, thiết vi đáng ngờ. chóng với sự cố, điều bị bảo mật… tra sự cố. 1.3.3. Đối tượng, phạm vi giám sát của Trung tâm điều hành ATTT SOC 1.3.3.1. Phạm vi giám sát Phạm vi giám sát của SOC có thể là một hay nhiều hệ thống thông tin hoặc một vùng mạng hoặc một đối tượng được giám sát cụ thể. 5 EBOOKBKMT.COM Trong trường hợp phạm vi giám sát là một hệ thống thông tin được triển khai tập trung tại một khu vực địa lý bao gồm các kết nối mạng nội bộ và mạng internet mà không có kết nối mạng WAN. Trong trường hợp phạm vi giám sát nhiều hệ thống thông tin là trường hợp hệ thống thông tin tổng thể thuộc phạm vi quản lý của tổ chức nhưng các hệ thống thành phần ở các khu vực địa lý khác nhau và có kết nối mạng diện rộng về hệ thống tại trung tâm. Trường hợp phạm vi giám sát là một vùng mạng như DMZ, vùng CSDL,…thì các máy chủ, ứng dụng trong đó sẽ được coi là đối tượng thành phần trong đối tượng giám sát là vùng mạng. 1.3.3.2. Đối tượng giám sát Đối tượng giám sát củaTrung tâm điều hành ATTT SOC về cơ bản bao gồm máy chủ, thiết bị bảo mật, thiết bị mạng, ứng dụng, dịch vụ, các thiết bị đầu cuối và điểm giám sát trên đường truyền. • Thiết bị mạng • Thiế bị bảo mật Giám sát lớp mạng Giám sát lớp máy chủ Giám sát lớp đầu cuối Giám sát lớp ứng dụng • Ứng dụng hệ thống: DHCP,VPN... • HĐH:Linux Windows, Unix • Web • Mail • FPT • CSDL... • Máy tính cá nhân • Máy in, máy fax • IP camera, IP điện thoại.. Hình 1.2 Đối tượng giám sát 6 EBOOKBKMT.COM a. Giám sát lớp mạng Việc triển khai giám sát ở lớp mạng cho phép hệ thống phát hiện: - Các kết nối, truy vấn tới các máy chủ điều khiển mạng botnet (C&C Server). - Các file mã độc, URL nguy hiểm được truyền qua môi trường mạng (với các giao thức không mã hóa) bằng cách giải mã giao thức, bóc tách dữ liệu dạng file, URL đưa vào các hệ thống phân tích tự động. - Các Shellcode, payload tấn công khai thác lỗ hổng phần mềm, dịch vụ trong dữ liệu truyền tải trên mạng thông qua phân tích các dấu hiệu đặc trưng. - Các hành vi bất thường như dò quét mạng, dò quét tài khoản mật khẩu mặc định, mật khẩu yếu,… Phương án triển khai giám sát trên môi trường mạng phù hợp với việc giám sát lưu lượng không sử dụng các giao thức mã hóa (SSH, VPN, TLS, SSL..). Trường hợp, phương án kỹ thuật yêu cầu cần giám sát lưu lượng mạng có mã hóa thì các thiết bị bảo mật phải có chức năng giải mã hoặc sử dụng thiết bị giải mã chuyên dụng. Tại mỗi điểm giám sát có thể triển khai 02 hình thức Inline và Passive. - Hình thức Inline: Lưu lượng giám sát sẽ đi qua thiết bị giám sát, bảo vệ như tường lửa, IDS/IPS… Ưu điểm của hình thức này là có thể vừa phát hiện và thực hiện ngăn chặn tấn công mạng trực tiếp. Tuy nhiên nhược điểm làm ảnh hưởng đến hiệu năng, thông lượng của lưu lượng mạng do gói tin phải được kiểm tra hợp lệ mới được cho phép đi qua thiết bị bảo vệ. Trong trường hợp hiệu năng của thiết bị bảo vệ không đủ so với lưu lượng thực tế của hệ thống sẽ làm tắc nghẽn hoặc gây gián đoạn hoạt động của hệ thống nếu thiết bị bảo vệ xảy ra sự cố. - Hình thức Passive: lưu lượng mạng sẽ được trích rút ra để phân tích bằng cách sử dụng thiết bị trích rút dữ liệu chuyên dụng hoặc sử 7 EBOOKBKMT.COM dụng chức năng SPAN port trên các switch. Ưu điểm hình thức này là không làm ảnh hưởng đến hiệu năng, thông lượng lưu lượng mạng. Tuy nhiên, hình thức này không ngăn chặn trực tiếp được các tấn công mạng mà chỉ đưa ra cảnh báo. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp sử dụng cần có chức năng tương tác với các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật hay máy chủ để ngăn chặn tấn công. b. Giám sát lớp máy chủ Việc triển khai giám sát ở lớp máy chủ cho phép phát hiện: - Các hành vi vi phạm chính sách truy cập, quản lý, thiết lập cấu hình hệ điều hành, các dịch vụ hệ thống. - Các kết nối của máy chủ ra các địa chỉ IP độc hại. - Các hình thức tấn công mạng như tấn công khai thác điểm yếu, tấn công dò quét và các dạng tấn công tương tự khác. - Sự thay đổi trái phép của các tệp tin hệ thống. - Các tiến trình có dấu hiệu bất thường về hành vi và việc sử dụng tài nguyên máy chủ. Việc triển khai giám sát ở lớp máy chủ cho phép giải quyết được vấn đề của triển khai giám sát lớp mạng là thường không phụ thuộc vào các lưu lượng mạng có mã hóa. Tuy nhiên, việc triển khai giám sát lớp máy chủ sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên của máy chủ và khả năng mở rộng phạm vi giám sát khi số lượng máy chủ lớn. Việc triển khai giám sát lớp máy chủ có thể triển khai theo hai hình thức sau: - Cài đặt phần mềm giám sát có chức năng phát hiện tấn công trực tiếp trên máy chủ như HIDS, AV... Hình thức này chức năng phát hiện tấn công hay các hành vi vi phạm được phát hiện trực tiếp và gửi nhật ký cảnh báo về hệ thống quản lý tập trung. - Gửi log về hệ thống giám sát tập trung như SIEM. Hình thức này chức năng phát hiện tấn công mạng được thực hiện trên hệ thống quản lý tập trung thông qua việc phân tích dấu hiệu, luật tương 8 EBOOKBKMT.COM quan hay sử dụng công nghệ dữ liệu lớn. Việc gửi log về hệ thống giám sát tập trung có thể thực hiện thông qua các giao thức hệ điều hành hỗ trợ như Syslog, SNMP hoặc các Agent của những giải pháp cụ thể. Hình thức gửi log về hệ thống giám sát tập trung sẽ ít ảnh hưởng đến hiệu năng của máy chủ so với hình thức trên. Tuy nhiên, hình thức này sẽ không thể phát hiện được một số dạng tấn công mà giải pháp sử dụng cần phân tích nhiều thông tin tương quan khác trên máy chủ. Trường hợp gửi log về hệ thống giám sát tập trung thì cần lựa chọn nguồn log có thông tin để phục vụ các giải pháp phát hiện tấn công. Nguồn log gửi về cần tối thiểu có các thông tin sau: - Thông tin kết nối mạng tới máy chủ (Firewall log). - Thông tin đăng nhập vào máy chủ. - Lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động (nhật ký trạng thái hoạt động của máy chủ). - Thông tin về các tiến trình hệ thống. - Thông tin về sự thay đổi các tập tin, thư mục trên hệ thống. - Thông tin thay đổi cấu hình máy chủ. c. Giám sát lớp ứng dụng Việc triển khai giám sát lớp ứng dụng cho phép phát hiện: - Các dạng tấn công vào lớp ứng dụng như SQLi, XSS... - Tấn công dò quét, vét cạn mật khẩu, thư mục và khai thác thông tin. - Tấn công thay đổi giao diện. - Tấn công Phishing và cài cắm mã độc trên ứng dụng. - Tấn công từ chối dịch vụ. Việc triển khai giám sát ở mức mạng cũng có thể phát hiện các dạng tấn công ở trên trong trường hợp lưu lượng mạng không có mã hóa. Trường hợp gửi log về hệ thống giám sát tập trung thì cần lựa chọn nguồn log có thông tin để phục vụ các giải pháp phát hiện tấn công. Nguồn log gửi về cần tối thiểu có các thông tin sau: 9 EBOOKBKMT.COM - Thông tin truy cập ứng dụng. - Thông tin đăng nhập khi quản trị ứng dụng. - Thông tin các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động. - Thông tin thay đổi cấu hình ứng dụng. d. Giám sát lớp thiết bị đầu cuối Các thiết bị đầu cuối bao gồm máy tính người dùng và các thiết bị khác không hỗ trợ cài đặt các phần mềm bảo vệ. Việc giám sát bảo vệ máy tính của người sử dụng có thể thực hiện tương tự như đối với máy chủ. Còn các thiết bị đầu cuối khác không hỗ trợ cài đặt phần mềm bảo vệ thì có thể triển khai giám sát theo hai hình thức sau: Bật chức năng gửi Syslog trên thiết bị hoặc kết nối, lấy dữ liệu về để phân tích sử dụng giao thức SNMP (hoặc giao thức có chức năng tương đương). 1.4. Một số sản phẩm giám sát ATTT SIEM (Security Information and Event Management) là một giải pháp phần mềm kết hợp SIM và SEM thành một hệ thống quản lý bảo mật. Chức năng cơ bản của SIEM là thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ nhiều hệ thống và xác định các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn và phản ứng các hành động đối với sự kiện đó. Để bảo vệ hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công, các hệ thống SIEM đang dần trở thành nên tảng cho các mô hình bảo mật. Các hệ thống SIEM không phải là một công cụ đơn lẻ mà thay vào đó nó bao gồm nhiều thành phần giám sát và phân tích. Có những giải pháp nền tảng độc quyền cung cấp giải pháp SIEM bao gồm tất cả trong một như LogRhythm, Qradar và ArcSight. Các giải pháp này có thể trở nên khá tốn kém đặc biệt là về lâu dài trong các tổ chức lớn. Vì vậy, một xu thế là nhiều đơn vị tìm kiếm một nền tảng SIEM mã nguồn mở. Nhưng liệu rằng có một nền tảng mã nguồn mở nào có thể bao gồm tất cả các thành phần của hệ thống SIEM cơ bản hay không? Câu trả lời đơn giản được đưa ra là không có. Không có hệ thống SIEM mã nguồn mở nào mà hoàn hảo tất cả trong một. Các giải pháp hiện tại hoặc thiếu sự tương quan sự kiện và 10 EBOOKBKMT.COM báo cáo hoặc yêu cầu kết hợp với các công cụ khác. Phần dưới đây, đồ án sẽ trình bày về một số nền tảng sử dụng cho việc thu thập, phân tích và quản lý các sự kiện bảo mật. 1.4.1. SIEMonster Đây là công nghệ mã nguồn mở phổ biến nhất có sẵn miễn phí và dưới dạng nguồn trả phí. Nó đi kèm với phần mềm bảo mật tùy chỉnh có thể mở rộng phù hợp cho tất cả các loại tổ chức. Các thành phần cơ bản là sự kết hợp của nhiều giải pháp mã nguồn mở nổi tiếng. ELK Stack được sử dụng để xử lý, lưu trữ và trực quan hóa dữ liệu được thu thập. RabbitMQ được sử dụng để quản lý hàng đợi tin nhắn. Search Guard được sử dụng đễ mã hóa bảo vệ luồng dữ liệu trong Elastic Stack hay Wazuh để dùng với mục đích HIDS. Từ góc độ chức năng, SIEMonster bao gồm các tính năng mà các nhà phân tích, bảo mật mong muốn. Người dùng có thể truy cập giao diện Kibana để tìm kiếm và hiển thị dữ liệu, giao diện MineMeld dùng để tìm kiếm những mối đe dọa. Tính năng nồi bật của SIEMonster là: - Hành vi người dùng: Tương quan các hành vi của người dùng để làm giàu thông tin các cảnh báo qua đó giảm thiểu các thông báo sai. - Threat Intelligence: Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau để ngăn chặn các cuộc tấn công thời gian thực - Học sâu (Deep Learning): Phân tích hành vi của con người sau đó đưa ra sự tương đồng với các sự kiện và dữ liệu trong quá khứ để xem xét bất kỳ sự khác biệt nào. 1.4.2. ELK Stack ELK Stack là công cụ mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay. Nó là một phần kiến trúc của Apache Metron, SIEMonster và Wazuh. Nó bao gồm nhiều sản phẩm SIEM miền phí: Elasticsearch, Logstash, Kibana. 11 EBOOKBKMT.COM - Elasticsearch: Lập chỉ mục và lưu trữ dữ liệu và sử dụng cơ chế xếp hàng để các kết nối dữ liệu được duy trì. - Logstash: Tiếp nhận log từ nhiều nguồn khác nhau và chuẩn hóa dữ liệu thu được và ghi dữ liệu vào Elasticsearch. - Kibana: Cung cấp giao diện trực quan hóa dữ liệu cho người dùng. - Beats: Một tập các công cụ thu thập, vận chuyển thông tin chuyên dụng từ client tới máy chủ ELK. 1.4.3. OSSIM OSSIM (Open Source Security Information Management) là một mã nguồn mở quản lý thông tin và sự kiện an ninh bao gồm tập hợp các công cụ được thiết kế để trợ giúp các nhân viên quản trị phát hiện và phòng chống xâm nhập. OSSIM bao gồm các thành phần SIEM chính, cụ thể là thu thập, xử lý và chuẩn hóa sự kiện. Quan trọng nhất là OSSIM có sự tương quan sự kiện. OSSIM tích hợp nhiều các mã nguồn mở vào hệ thống như: Snort, Suricata, OSSEC, OpenVAS, Nagios, Munin, FProbe,… 1.4.4. Security Onion Security Onion (SO) là một bản phân phối của Linux được thiết kế để phát hiện xâm nhập và giám sát an toàn mạng bao gồm Snort, Suricata, Squert, Snorby, Bro (Zeek), NetworkMiner, Xplico, Sguil và nhiều các công cụ an toàn khác. Đây là bộ công cụ rất hữu dụng trong giảng dạy và học tập ngoài ra SO còn được sử dụng cho các văn phòng và mạng cá nhân. Với việc cài đặt khá đơn 12 EBOOKBKMT.COM giản, người dùng có thể có một hệ thống giám sát an toàn mạng với đầy đủ các tính năng thu thập dữ liệu, phát hiện xâm nhập và phân tích dữ liệu. 1.4.5. IBM QRadar SIEM IBM Qradar là một giải pháp tổng thể, hoạt động như một trung tâm giám sát, bảo mật cho cở quan tổ chức. Với giao diện người dùng trực quan được tích hợp với nhiều sản phẩm của IBM nói riêng và các hãng công nghệ khác khiến giải pháp QRadar là giải pháp toàn diện cho hệ thống. Trong QRadar SIEM, công cụ phân tích Sense Analytics Engine là trung tâm của giải pháp dùng để ghi nhận các sự kiện, log thời gian thực cũng như các luồng dữ liệu qua hệ thống mạng. Qua đó có thể phát hiện được các lỗ hổng bảo mật, xâm nhập trái phép từ bên ngoài. QRadar SIEM có thể triển khai cài đặt đơn giản, dễ dàng cùng với khả năng mở rộng, hợp nhất dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn giúp nhanh chóng xác định và khắc phục các cuộc tấn công. 1.4.6. HP ArcSight SIEM ArcSight tận dụng nhiều nền tảng bảo mật mở, có thể kết nối với hơn 450 loại nguồn dữ liệu để thu thập, tổng hợp, làm giàu dữ liệu trước khi đưa vào phân tích. Giải pháp ArcSight SIEM cho phép nhận dạng, đánh giá và phản hồi nhanh chóng đối với các tấn công mạng hay các mối đe dọa từ bên trong. Ngoài ra, ArcSight cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu từ nhiều hệ thống khác nhau cung cấp khả năng phát hiện mối đe dọa hiệu quả hơn với ít thông tin sai khiến cho SOC hoạt động hiệu quả hơn. 13 EBOOKBKMT.COM Từ những giải pháp kể trên, có thể thấy nhiều nền tảng giám sát ATTT có tích hợp Wazuh bên trong hệ thống. Wazuh là một giải pháp HIDS được phát triển trên nền tảng từ OSSEC nhưng bây giờ nó là giải pháp độc lập. Nó cảnh báo dựa trên thời gian thực, phân tích nhật lý và phát hiện rootkit và có khả năng hiển thị bảo mật bằng cách giám sát host tại một hệ điều hành. Wazuh giám sát và đưa ra phản hồi ngay lập tức về các mối đe dọa mới. Trong chương 2, đồ án này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về giải pháp Wazuh. 1.5. Lợi ích của việc xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC Một trong những lợi ích chính của việc có Trung tâm điều hànhATTT là cải thiện phát hiện các sự cố bảo mật thông qua giám và phân tích liên tục. Thông qua hoạt động này, trung tâmcó thể phân tích mạng, máy chủ và cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các sự cố về an ninh mạng. Ngoài ra Trung tâm điều hànhATTT SOC còn hoạt động 24/7 để có thể cung cấp cho các cơ quan, tổ chức lợi thế trong việc trong việc bảo vệ hệ thống một cách chủ động chống lại sự xâm nhập trái phép bất kể loại tấn công gì, bất cứ lúc nào. 1.6. Kết luận chương 1 Trung tâm điều hành an toàn thông tin SOC là giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo an ninh mạng cho các cơ quan tổ chức. Trong phạm vi chương này, đồ án đã nêu những nét khái quát về Trung tâm điều hành ATTT SOC và giới thiệu một số sản phẩm giám sát phổ biến trên thị trường. Qua đó có thể thấy rằng, muốn cải thiện khả năng phát hiện sự cố, những nguy cơ tiềm ẩn thông qua giám sát và phân tích dữ liệu liên tục thì việc xây dựng trung tâm là điều tất yếu của các cơ quan, tổ chức. Và để có thể rà soát và phản ứng với các mỗi nguy hại tiềm ẩn 24/7, điều kiện tiên quyết là phải thu thập dữ liệu trong hệ thống. Dữ liệu thu thập từ các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, thiết bị đầu cuối là một phần dữ liệu được Trung tâm điều hành ATTT SOC thu thập và phân tích xử lý. Do vậy, trong các chương sau, đồ án này sẽ đề cập đến dữ liệu được thu thập từ hệ thống HIDS. 14 EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN TOÀN THÔNG TIN WAZUH 2.1. Giới thiệu về Wazuh Wazuh là một giải pháp giám sát an ninh miễn phí, mã nguồn mở dùng cho việc bảo vệ an ninh, phát hiện mối đe doa, giám sát toàn vẹn và ứng phó sự cố. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về công cụ này có thể làm: Hình 2.1 Mô tả về chức năng của hệ thống Wazuh Wazuh được sinh ra như một nhánh của OSSEC HIDS và sau đó được tích hợp với OpenSCAP và Elastic Stack. Hình 2.2 Các nền tảng chính trong wazuh 15 EBOOKBKMT.COM OSSEC HIDS: host-based Intrusion Detection System (HIDS) được dùng cho việc phát hiện xâm nhập, hiển thị và giám sát. Nó dựa trên một agent (tác nhân) đa nền tảng cho việc đẩy dữ liệu hệ thống (log message, file hash và phát hiện bất thường) tới một máy quản lý trung tâm, nơi sẽ phân tích và xử lý dẫn đến các cảnh báo an ninh. Các agent truyền dữ liệu sự kiện tới máy quản lý trung tâm thông qua kênh được bảo mật và xác thực. Ngoài ra, OSSEC HIDS cung cấp syslog máy chủ trung tâm và hệ thống giám sát cấu hình không có agent cung cấp cái nhìn sâu sắc về bảo mật đối với các các sự kiện và thay đổi trên các thiết bị không cài được agent như firewall, switch, router, access point, thiết bị mạng.... OpenSCAP là một trình thông dịch OVALvà XCCDF được sử dụng để kiểm tra cấu hình hệ thống và phát hiện các ứng dụng dễ bị tấn công. Nó được biết đến như là một công cụ được thiết kế để kiểm tra việc tuân thủ an ninh của hệ thống sử dụng các tiêu chuẩn an ninh dùng cho môi trường doanh nghiệp. Elastic Stack là một bộ phần mềm (Filebeat, Elasticsearch, Kibana)được sử dụng để thu thập, phân tích, lập chỉ mục (index), lưu trữ, tìm kiếm và hiển thị dữ liệu log. Nó cung cấp một giao diện người dùng web về các sự kiện cho phép phân tích nâng cao và khai thác dữ liệu vào sâu trong kho dữ liệu. 2.2. Kiến trúc của Wazuh Kiến trúc Wazuh dự trên các agent chạy trên các máy chủ được giám sát để chuyển tiếp log đến một máy chủ trung tâm. Ngoài ra, các thiết bị không cài được agent (như tường lửa, switch, router, access points,…) được hỗ trợ và có thể chủ động gửi log thông qua syslog hoặc thăm dò định kỳ các thay đổi cấu hình của chúng để sau đó chuyển dữ liệu đến máy chủ trung tâm. Máy chủ trung tâm giải mã và phân tích thông tin đến và chuyển các kết quả đến cụm Elasticsearch để lập chỉ mục và lưu trữ. Một cụm Elasticsearch là một tập hợp của nhiều nút(máy chủ) giao tiếp với nhau để thực hiện các hoạt động đọc và ghi trên các chỉ mục. Việc triển khai Wazuh nhỏ (<50 agent) có thể xử lý bởi một cụm đơn. Dưới đây là mô hình triển khai đối với hệ thống Wazuh nhỏ: 16 EBOOKBKMT.COM Hình 2.3Kiến trúc tổng quát Các cụm nhiều nút được đề xuất khi hệ thống giám sát số lượng agent lớn và cần có tính sẵn sàng cao. Hình 2.4Kiến trúc wazuh triển khai trên diện rộng Khi máy chủ Wazuh và cụm Elasticsearch nằm trên các máy chủ khác nhau, Filebeat được sử dụng để chuyển tiếp an toàn các cảnh báo hoặc các sự kiện được lưu trữ đến các máy chủ Elasticsearch bằng mã hóa TLS. 2.3. Phương thức liên lạc và luồng dữ liệu Hình 2.5Kiến trúc luồng dữ liệu 17 EBOOKBKMT.COM 2.3.1. Liên lạc giữa Wazuh agent và Wazuh server Các Wazuh agent sử dụng giao thức tin nhắn OSSEC để gửi các sự kiện thu thập đến Wazuh server qua cổng 1514 (UDP hoặc TCP). Sau đó, Wazuh server giải mã và kiểm tra luật các sự kiện nhận được bằng công cụ phân tích. Các sự kiện thực hiện quy tắc được tăng cường với dữ liệu cảnh báo như ID luật và tên luật. Các sự kiện có thể được lưu vào một hoặc cả hai tệp sau: - /var/ossec/logs/archives/archives.json: chứa tất cả các sự kiện cho dù có phù hợp với luật đã được cấu hình hay không. - /var/ossec/logs/alerts/alerts.json: chỉ chứa các sự kiện khi phù hợp với một luật đã được cấu hình. Giao thức tin nhắn Wazuh sử dụng mã hóa Blowfish 192 bit với thực hiện đầy đủ 16 vòng, hoặc mã hóa AES với 128 bit cho mỗi khối và khóa 256 bit. 2.3.2. Liên lạc giữa Wazuh và Elastic Wazuh server sử dụng Filebeat để gửi dữ liệu cảnh báo và sự kiện đến máy chủ Elasticsearch bằng mã hóa TLS. Filebeat định dạng dữ liệu đến và làm phong phú thêm thông tin với GeoIP trước khi gửi nó đến Elasticsearch (cổng 9200/TCP). Sau khi dữ liệu được lập chỉ mục vào Elasticsearch, Kibana (cổng 5601/TCP) được sử dụng để khai thác và trực quan hóa thông tin. Ứng dụng Wazuh chạy bên trong Kibana liên tục truy vấn API RESTful (cổng 55000/TCP trên trình quản lý Wazuh) để hiển thị thông tin liên quan đến cấu hình và trạng thái của máy chủ và agent, cũng như để khởi động lại các agent khi muốn. Giao tiếp này được mã hóa bằng TLS và được xác thực bằng tên người dùng và mật khẩu. 2.4. Các thành phần chính trong Wazuh 2.4.1. Wazuh server Thành phần máy chủ phụ trách việc phân tích dữ liệu nhận từ agent, tạo các ngưỡng cảnh báo khi mộtsự kiện được ánh xạ với luật (phát hiện xâm nhập, thay đổi file, cấu hình không tuân thủ chính sách, rootkit...). 18 EBOOKBKMT.COM Hình 2.6Quy trình xử lý dữ liệu trên wazuh server Máy chủ thường chạy trên một máy vật lý độc lập, máy ảo, hoặc cloud và chạy các thành phần agent với mục đích giám sát chính nó. Một số thành phần máy chủ chính là: - Dịch vụ đăng ký (Registration service): Được dùng để đăng ký agent mới bằng cách cung cấp và phân phối các khóa xác thực được chia sẻ trước, các khóa này là duy nhất đối với mỗi agent. Quá trình này chạy như mộtdịch vụ mạng và hỗ trợ việc xác thực qua TLS/SSL hoặc mật khẩu cố định. - Dịch vụ daemon từ xa (Remote daemon service): Đây là dịch vụ nhận dữ liệu từ agent. Nó sử dụng các khóa chia sẻ trước để xác thực định danh của mỗi agent và mã hóa giao tiếp với chúng. - Phân tích daemon (Analysis daemon): Đây là quá trình thực hiện việc phân tích dữ liệu. Nó sử dụng các bộ giải mã để nhận dạng thông tin được xử lý (các Windows event, SSHD logs...) và sau đó giải nén các yếu tố dữ liệu thích hợp từ log message (source ip, event id, user...). Sau đó, bằng cách sử dụng các luật được định nghĩa trước đó, nó sẽ tạo các ngưỡng cảnh báo thậm chí ra lệnh để thực hiện các biện pháp đối phó tự động như chặn IP trên tường lửa. 19 EBOOKBKMT.COM - RESTful API: Cung cấp giao diện để quản lý và giám sát cấu hình và trạng thái triển khai của các agent. Nó cũng được dùng bởi giao diện web Wazuh-ứng dụng Kibana. 2.4.2. Wazuh agent Wazuh agent chạy trên các hệ điều hành như: Windows, Linux, Solaris, BSD hoặc MAC OS. Nó được dùng để thu thập các dạng khác nhau của dữ liệu hệ thống và ứng dụng. Dữ liệu được chuyển tới Wazuh server thông qua một kênh được mã hóa và xác thực. Các agent có thể dùng để giám sát server vật lý, máy ảo, cloud instance (AWS, Azure hoặc Google cloud). Các các cài đặt pre-compile agent có sẵn cho các hệ điều hành: Linux, HP-UX, AIX, Solaris, Windows và Darwin (Mac OS X). Các tác vụ hoặc tiến trình của agent khác nhau được dùng để giám sát hệ thống theo các cách khác nhau (ví dụ: giám sát sự thay đổi về file, đọc log, quét các thay đổi hệ thống). Sơ đồ sau thể hiện các tác vụ và quy trình nội bộ ở agent. Hình 2.7 Quy trình xử lý dữ liệu trên wazuh agent Tất cả các process agent có mục tiêu và thiết lập khác nhau. - Rootcheck: Thực hiện các tác vụ liên quan đến phát hiện về Rootkits, phần mềm độc hại và sự bất thường của hệ thống. Nó 20 EBOOKBKMT.COM chạy một số công cụ kiểm tra an ninh cơ bản dựa vào các file cấu hình hệ thống. - Log Collector: Dùng để đọc và thu thập các log message, bao gồm các các tệp nhật ký phẳng, Windows event log và thậm chí là Windows Event Channel. Nó cũng được cấu hình để chạy định kỳ và bắt một số đầu ra của các câu lệnh cụ thể. - Syscheck: Quá trình này thực hiện giám sát toàn vẹn file (FIM). Nó cũng có thể giám sát registry key trên Windows. Nó sẽ bắt các thay đổi về nội dung file, quyền và các thuộc tính khác, cũng như phát hiện việc tạo và xóa file. Mặc dù nó thực hiện quét FIM định kỳ theo mặc định, nó cũng có thể cấu hình để giao tiếp với nhân hệ điều hành để phát hiện các thay đổi file trong thời gian thực và tạo báo cáo thay đổi chi tiết. - OpenSCAP: Định kỳ quét hệ thống, nó sẽ phát hiện được các ứng dụng và cấu hình dễ bị tấn công, không tuân theo các tiêu chuẩn nổi tiếng. Ví dụ như các tiêu chuẩn được xác định trong tiêu chuẩn CIS. - Agent Daemon: Quá trình nhận dữ liệu được tạo hoặc được thu thập bởi tất cả các thành phần agent khác. Nó nén, mã hóa và phân phối dữ liệu tới server thông qua kênh được xác thực. Quá trình này chạy trong một môi trường bị cô lập, có nghĩa rằng nó sẽ hạn chế truy cập tới các hệ thống được giám sát. Điều này cải thiện bảo mật cho agent vì đây là quá trình duy nhất kết nối tới mạng. Chú giải: - Rootkits: Phần mềm hoặc công cụ phần mềm che giấu sự tồn tại của một phần mềm khác, thường là virus xâm nhập vào hệ thống. - Malware: Mọi loại mã gây hại trên máy tính người dùng: spyware, trojan, virus... 2.4.3. Elastic Stack Wazuh tích hợp với Elastic Stack để cung cấp dữ liệu đã được giải mã và đánh chỉ mục bởi Elasticsearch, cũng như giao diện web thời gian thực cho việc 21 EBOOKBKMT.COM cảnh báo và phân tích log. Một chỉ mục Elasticsearch là một tập hợp các document có một chút các đặc trưng tương tự nhau (như các trường chung hoặc các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu). Wazuh sử dụng 3 chỉ mục khác nhau, được tạo hàng ngày và lưu trữ các dạng event khác nhau: - Wazuh-alert: Chỉ mục cho các cảnh báo được sinh ra bởi Wazuh server mỗi khi một sự kiện ứng với luật tạo ra. - Wazuh-events: Chỉ mục cho tất cả các sự kiện (archive data) được nhận từ các agent, bất kể có ánh xạ với luật hay không. - Wazuh-monitoring: Chỉ mục cho dữ liệu liên quan đến trạng thái agent. Nó được dùng bởi giao diện web cho việc hiển thị agent đã hoặc đang "Active", "Disconnect" hoặc "Never connected". 2.5. Luật trong Wazuh Luật (rules) là một phần vô cùng quan trọng trong Wazuh, nó chính là cốt lõi trong việc đảm bảo hệ thống Wazuh có được hoạt động theo quy trình, chính xác và hiệu quả hay không. Các luật được hệ thống sử dụng để phát hiện các cuộc tấn công xâm nhập, sự cố cấu hình, phần mềm độc hại, rootkits,… 2.5.1. Các cấp độ luật của Wazuh Wazuh có 16 cấp độ luật Bảng 2.1 Các cấp độ luật trong Wazuh Mức độ Tiêu đề Mô tả Không thực hiện hành động nào. Được sử dụng để tránh cảnh báo giả. Khi gặp luật có cấp độ này thì sẽ không có thông báo. Các 0 Ignored luật này được quét trước tất cả các luật khác. Chúng bao gồm các sự kiện không có sự liên quan về bảo mật. 1 None System low priority Thông báo hệ thống hoặc thông báo trạng 22 EBOOKBKMT.COM 2 3 notification thái. Không có sự liên quan về bảo mật. Successful/Authorized Bao gồm các lần đăng nhập thành công, events tường lửa cho phép sự kiện, v.v. Các lỗi liên quan đến cấu hình hoặc thiết 4 System low priority error bị/ứng dụng không sử dụng. Chúng không có sự liên quan về bảo mật và thường được gây ra bởi các cài đặt mặc định hoặc kiểm thử phần mềm. Chúng bao gồm mật khẩu bị bỏ lỡ, hành 5 User generated error động bị từ chối, v.v. Chính chúng không có sự liên quan về bảo mật. Chúng chỉ ra một con sâu hoặc virus không ảnh hưởng đến hệ thống (như mã màu đỏ 6 Low relevance attack cho các máy chủ apache, vv). Chúng cũng bao gồm các sự kiện IDS thường xuyên và các lỗi thường xuyên. Chúng bao gồm các từ như "bad", "error", 7 “Bad word” matching v.v. Những sự kiện này hầu như không được phân loại và có thể có một số mức độ liên quan về bảo mật Bao gồm các sự kiện lần đầu tiên được xem. Lần đầu tiên một sự kiện IDS được First time seen kích hoạt hoặc lần đầu tiên người dùng đăng nhập. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng 8 OSSEC HIDS, những thông báo này có thể 23 EBOOKBKMT.COM sẽ thường xuyên. Sau một thời gian sẽ giảm dần, Nó cũng bao gồm các hành động bảo mật có liên quan (như bắt đầu của một sniffer) Bao gồm các lần đăng nhập dưới dạng người dùng không xác định hoặc từ nguồn 9 Error from invalid không hợp lệ. Có thể có sự liên quan về source bảo mật (đặc biệt nếu được lặp lại). Chúng cũng bao gồm các lỗi liên quan đến tài khoản "quản trị" (root) Chúng bao gồm nhiều mật khẩu không hợp 10 Multiple user generated errors lệ, nhiều lần đăng nhập không thành công, v.v. Họ có thể chỉ ra một cuộc tấn công hoặc có thể chỉ là người dùng vừa quên thông tin đăng nhập của mình Chúng bao gồm các thông báo liên quan đến việc sửa đổi các tệp nhị phân hoặc sự hiện diện của rootkit (bằng kiểm tra root). 11 Integrity checking Nếu bạn chỉ cần sửa đổi cấu hình hệ thống warning của bạn, bạn sẽ được báo về các thông báo "syscheck". Nó có thể chỉ ra một cuộc tấn công thành công. Cũng bao gồm các sự kiện IDS sẽ bị bỏ qua (số lần lặp lại cao) Chúng bao gồm các thông báo lỗi hoặc 12 High importancy event cảnh báo từ hệ thống, hạt nhân, v.v. Chúng có thể chỉ ra một cuộc tấn công chống lại một ứng dụng cụ thể 24 EBOOKBKMT.COM 13 14 Unusual error (high Hầu hết các lần khớp với một kiểu tấn importance) công chung. High importance security event 15 Severe attack Hầu hết thời gian được thực hiện với sự tương quan và nó chỉ ra một cuộc tấn công. Cần chú ý ngay lập tức. Luật trong Wazuh được hỗ trợ quản lý theo nhóm, các bộ luật được xây dựng sẵn trong hệ thống Wazuh thuộc 12 nhóm sau: - invalid_login - authentication_success - authentication_failed - connection_attempt - attacks - adduser - sshd - ids - firewall - squid - apache - syslog Đặc biệt: admin có thể tự tạo một group chứa một hoặc nhiều bộ luật mới. Một vài thuộc tính của mộtluật trong Wazuh: - Level (bắt buộc phải có): thể hiện mức độ của luật, Wazuh có 16 cấp độ từ 0-15. - ID (bắt buộc phải có): id của luật, mỗi luật sẽ có một id riêng biệt không trùng lặp và là 1 trong các số từ 100-99999. (Khi tạo một luật mới nên đặt id từ khoảng 100.000 đến 120000). 25 EBOOKBKMT.COM - Maxsize: chỉ định kích thước tối đa của sự kiện thu thập, là một trong các số từ 1-99999. - Frequency: chỉ định số lần luật được kiểm tra trước khi thực hiện. Số lần kích hoạt phải gấp đôi số lần cài đặt. Ví dụ: tần số = 2 thì luật phải được so sánh 4 lần. - Timeframe: khung thời gian tính bằng giây, được sử dụng để kết hợp với frequency. - Ignore: thời gian (tính bằng giây) bỏ qua rule này. - Overwrite: Cho phép chỉnh sửa luật. 2.5.2. Phân loại luật Trong Wazuh, luật được chia thành 2 loại: Luật nguyên tố và luật kết hợp: Luật nguyên tố-các luật xử lý một sự kiện, cảnh báo, thông báo hay hành động ứng phó sẽ xuất hiện khi có một sự kiện thỏa mãn. Ví dụ: Bao nhiêu lần đăng nhập thất bại sẽ xuất hiện bấy nhiêu lần thông báo. <rule id="100000" level="7"> <listlookup="match_key" field="srcip">path/to/list/file</list> <description>Checking srcip against cdb list file</description> </rule> - Luật kết hợp–xử lý nhiều sự kiện một lúc trong một luật: Có thể sử dụng với thẻ Frequency và Timeframe để xử lý một xự kiện được diễn ra nhiều lần. Các luật được kết hợp với nhau thông qua id, sử dụng thẻ <if_sid> hoặc (<if_matched_sid> hoặc <same_id> hoặc <same_source_ip>-các thẻ này được kết hợp với Frequency và Timeframe). <rule id="100103" level="7"> <if_sid>100102</if_sid> <match>^Failed</match> <description>Fakeinc Custom: Failedpassword</description> </rule> 26 EBOOKBKMT.COM 2.6. Khả năng của Wazuh 2.6.1. Phân tích bảo mật Wazuh được sử dụng để thu thập, tổng hợp, lập chỉ mục và phân tích dữ liệu bảo mật, giúp các tổ chức phát hiện sự xâm nhập, các mối đe dọa và hành vi bất thường.Khi các mối đe dọa trên mạng đang trở nên tinh vi hơn, việc theo dõi và phân tích bảo mật theo thời gian thực là cần thiết để phát hiện và khắc phục các mối đe dọa nhanh chóng. Đó là lý do tại sao agent cung cấp khả năng giám sát và phản hồi cần thiết, trong khi thành phần Wazuh server cung cấp thông tin bảo mật và thực hiện phân tích dữ liệu. 2.6.2. Phát hiện xâm nhập Wazuh agent quét các hệ thống được giám sát để tìm kiếm phần mềm độc hại, rootkit và sự bất thường đáng ngờ. Nó có thể phát hiện các file ẩn, các quy trình bị che giấu hoặc các trình nghe mạng chưa đăng ký, cũng như sự không nhất quán trong các phản hồi cuộc gọi hệ thống. Ngoài các khả năng của agent, thành phần máy chủ sử dụng cách tiếp cận dựa trên mẫu đã có để phát hiện xâm nhập, sử dụng công cụ biểu thức chính quy của nó để phân tích dữ liệu nhật ký được thu thập và tìm kiếm các chỉ số thỏa hiệp. 2.6.3. Phân tích dữ liệu nhật ký Wazuh agent đọc nhật ký hệ điều hành và ứng dụng, vàchuyển tiếp chúng một cách an toàn đến Wazuh server để phân tích và lưu trữ dựa trên luật. Các luật của Wazuh giúp bạn biết về các lỗi ứng dụng hoặc hệ thống, cấu hình sai, các hoạt động độc hại đã cố gắng và/hoặc thành công, vi phạm chính sách và một loạt các vấn đề bảo mật và hoạt động khác. 27 EBOOKBKMT.COM 2.6.4. Giám sát toàn vẹn tệp Wazuh giám sát hệ thống file, xác định các thay đổi về nội dung, quyền, quyền sở hữu và thuộc tính của các file mà bạn cần để mắt tới. Ngoài ra, nó còn xác định người dùng và ứng dụng được sử dụng để tạo hoặc sửa đổi các file. Khả năng giám sát toàn vẹn tệp có thể được sử dụng để xác định các mối đe dọa hoặc máy chủ bị xâm nhập. 2.6.5. Phát hiện lỗ hổng Wazuh agent lấy dữ liệu kiểm kê phần mềm và gửi thông tin này đến máy chủ, nơi tương quan với cơ sở dữ liệu CVE được cập nhật liên tục, để xác định lỗ hổng phần mềm nổi tiếng. Đánh giá lỗ hổng tự động giúp tìm ra những điểm yếu trong tài sản quan trọng và có biện pháp khắc phục trước khi kẻ tấn công khai thác chúng để phá hoại hoặc đánh cắp dữ liệu bí mật. 2.6.6. Đánh giá cấu hình Wazuh giám sát các cài đặt cấu hình hệ thống và ứng dụng để đảm bảo chúng tuân thủ các chính sách bảo mật, tiêu chuẩn. Agent thực hiện quét định kỳ để phát hiện các ứng dụng được biết là có lỗ hổng, chưa được vá hoặc được cấu hình không an toàn. Ngoài ra, kiểm tra cấu hình có thể được tùy chỉnh, điều chỉnh để phù hợp. Cảnh báo bao gồm các khuyến nghị để cấu hình tốt hơn, tham chiếu và ánh xạ với quy định. 2.6.7. Ứng phó sự cố Wazuh cung cấp các phản ứng tích cực để thực hiện các biện pháp đối phó khác nhau để giải 28 EBOOKBKMT.COM quyết các mối đe dọa hoạt động, chẳng hạn như chặn truy cập vào hệ thống khỏi nguồn đe dọa khi đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Ngoài ra, Wazuh có thể được sử dụng để chạy các lệnh hoặc truy vấn hệ thống từ xagiúp thực hiện các nhiệm vụ forensics hoặc phản ứng sự cố trực tiếp khác. 2.6.8. Tuân thủ quy định Wazuh cung cấp một số kiểm soát bảo mật cần thiết để tuân thủ các tiêu chuẩn và quy địn. Các tính năng này, kết hợp với khả năng mở rộng và hỗ trợ đa nền tảng của nó giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu tuân thủ kỹ thuật. 2.6.9. Giám sát an ninh cloud Wazuh giúp giám sát cơ sở hạ tầng đám mây ở cấp API, sử dụng các mô-đun tích hợp có khả năng lấy dữ liệu bảo mật từ các nhà cung cấp cloud nổi tiếng như Amazon AWS, Azure hoặc Google Cloud. Ngoài ra, Wazuh cung cấp các luật để đánh giá cấu hình của môi trường could, dễ dàng phát hiện ra các điểm yếu. 2.6.10. Bảo mật Containers Wazuh cung cấp khả năng hiển thị bảo mật vào các máy chủ và bộ chứa Docke, theo dõi hành vi của chúng và phát hiện các mối đe dọa, lỗ hổng và sự bất thường. Wazuh agentcó tích hợp riêng với công cụ Docker cho phép người dùng theo dõi hình ảnh, âm lượng, cài đặt mạng và chạy container. Wazuh liên tục thu thập và phân tích thông tin thời gian chạy chi tiết. Ví dụ: cảnh báo cho các container chạy ở chế độ đặc quyền, các ứng dụng dễ bị tấn công, shell chạy trong container, thay đổi thành khối lượng hoặc hình ảnh liên tục và các mối đe dọa có thể khác. 29 EBOOKBKMT.COM 2.7. Kết luận chương 2 Chương này đã trình bày chi tiết về wazuh-hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên host. Hệ thống này là một hệ thống mã nguồn mở và có thể khả năng tùy biến cao. Không những thế, hệ thống có thể dễ dàng được thiết lập do khả năng tương thích đối với nhiều hệ điều hành cũng như khả năng mở rộng do hỗ trợ việc sử dụng các nút dữ liệu. Việc ứng dụng hệ thống wazuh trở thành một thành phần của Trung tâm điều hành ATTT SOC sẽ giúp cho việc thu thập dữ liệu ở trên các máy chủ, máy người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả. Việc ứng dụng, triển khai hệ thống wazuh trong trung tâm như thế nào sẽ được đồ án đề cập và đưa ra phương án ở trong chương tiếp theo. 30 EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH AN TOÀN THÔNG TIN DỰA TRÊN NỀN TẢNG WAZUH 3.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC 3.1.1. Nền tảng Trung tâm điều hành ATTT SOC SOC là bức tường chắn cuối cùng để có thể giải quyết những thiếu sót của các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật. Để SOC hoạt động hiệu quả thì phải kết hợp chặt chẽ giữa con người, quy trình và công nghệ. Con người Quy trình Công nghệ Hình 3.1Yếu tố quan trọng trong SOC 3.1.1.1. Con người Cho dù SOC tự động tốt đến đâu thì con người vẫn hoàn toàn cần thiết. Hai nhiệm vụ cơ bản nhất trong SOC là phân tích bảo mật và phản ứng với sự cố. Các nhà phân tích bảo mật làm việc chủ yếu trong giám sát và các giai đoạn phát hiện của vòng đời một cuộc tấn công. Nhiệm vụ điển hình bao gồm giám sát, cảnh báo và thực hiện phân chia để xác định cảnh báo nào cần can thiệp từ đội ứng phó sự cố. Nhiệm vụ ứng phó sự cố có thể bao gồm: - Tiến hành phân tích sâu hơn về các sự kiện bảo mật đáng ngờ: Khả năng phân tích, tìm kiếm 31 EBOOKBKMT.COM Các nguồn thông tin đe dọa Kỹ thuật forensics cơ bản Công cụ phân tích phần mềm độc hại - Thực hiện các hoạt động phản ứng với một sự kiện cần thiết. - Giữ cho quản lý được thông báo về tình trạng sự cố nỗ lực đáp ứng. Các vai trò SOC khác có thể bao gồmcác đội điều tra forensic và các kỹ sư dịch ngược phần mềm độc hại. Kiến trúc sư bảo mật thường là một người nào đó trong tổ chức an ninh với sự hiểu biết sâu sắc của chương trình bảo mật và cơ sở hạ tầng của tổ chức. Người này sẽ giúp thiết kế giải pháp SOC ban đầu và giám sát việc thực hiện để đảm bảo nó hiệu quả. Theo thời gian, kiến trúc sư an ninh có thể lập kế hoạch và thực hiện các điều chỉnh đối với giải pháp SOC, bao gồm mở rộng để đáp ứng nhu cầu bổ sung của tổ chức.Vai trò kiến trúc sư bảo mật đặc biệt quan trọng bởi vì quyết định của kiến trúc sư sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chương trình an ninh và ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Các tổ chức có nhiều lựa chọn mô hình nhân sự cho tổ chức SOC của mình: - Thuê ngoài hoàn toàn: Tất cả nhân viên vận hành hệ thống SOC được thuê từ một đơn vị có chuyên môn bên ngoài. Khi tổ chức gặp sự cố an ninh mạng, đội vận hành SOC sẽ nỗ lực tham gia ứng phó hoặc giải đáp các thông tin về hình thế bảo mật của tổ chức. - Kết hợp nhân viên và thuê ngoài: Việc này sẽ liên quan đến thời gian làm việc. Ví dụ giờ làm việc 8x5 thì tổ chức cần thuê thêm chuyên viên bảo mật để có thể vân hành SOC 24x7. - Nhân viên của tổ chức: Đảm bảo thông tin của tổ chức không bị lộ lọt ra bên ngoài nhưng nhân viên phải có chuyên môn cao, đáp ứng được công việc. 3.1.1.2. Quy trình 32 EBOOKBKMT.COM Trong mỗi hệ thống SOC, bất kể mô hình triển khai như nào được sử dụng đều dựa trên các quy trình. Khi một sự cố lớnxảy ra, nhiều nhà phân tích bảo mật, ứng phó sự cốvà các chuyên gia forensics đều có thể giúp xử lý sự cố vànhững người khác trong tổ chức cũng có thể tham gia nhờ một bộ quy trình mạnh mẽ để đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả trong việc nhanh chóng phát hiện, phản ứng với các đe dọa. Xây dựng một bộ quy trình mạnh mẽ là điều cần thiết, bởi vìnó sẽ đảm bảo công việc không có gì bị bỏ qua hoặc xử lý quá chậm. 3.1.1.3. Công nghệ Công nghệ sử dụng trong hệ thống SOC được xây dựng và tích hợp tất cả các hình thức cần thiết của tự động hóa an ninh và ứng phó sự cố vào giao diện trực quan. Đây bao gồm các giải pháp giám sát, phân tích, phát hiện sự cố và điều tra truy vết các sự cố. Các lĩnh vực kỹ thuật quan trọng nhất của SOC là: - Nền tảng bảo mật thông tin - Công cụ điều tra và phân tích sự cố - Hệ thống ghi lại và quản lý các sự cố bảo mật và các quy trình tương ứng 3.1.2. Đề xuất tiêu chí xây dựng SOC Về việc xây dựng SOC, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều đã đề cập đến rất nhiều nhưng chưa có một tổ chức, đơn vị nào đưa ra một bộ tiêu chí để xây dựng. Hiện nay, cục ATTT cũng đang gấp rút phối hợp với các doanh nghiệp làm an ninh mạng để xây dựng một bộ tiêu chí về các sản phẩm an ninh mạng. Chính vì thế, đồ án đề xuất tiêu chí xây dựng SOC dựa trên chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018, chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019, công văn số 2973/BTTTT-CATTT, công văn số 235/CATTT-ATHTTT để xây dựng bộ tiêu chí này. 3.1.2.1. Tiêu chí về công nghệ a. Tiêu chí về việc quản lý dữ liệu - Thu thập, xử lý dữ liệu theo thời gian thực: thời gian thu thập và xử lý dữ liệu ít hơn 5 phút. 33 EBOOKBKMT.COM - Thu thập, xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu: Thu thập từ mạng, các thiết bị mạng, các thiết bị bảo mật, các thiết bị đầu cuối,… - Tổng hợp và chuẩn hóa dữ liệu: Tổng hợp dữ liệu về một nơi lưu trữ và chuẩn hóa dữ liệu theo một định dạng chung. - Phân tích và tương quan dữ liệu: Kết hợp các sự kiện và dữ liệu liên quan để xác định chính xác một sự cố hoặc đưa ra một cảnh báo chính xác. - Truy cập kho lưu trữ: Cho phép truy cập trực tuyến tất cả các log thu thập được và các dữ liệu đã được xử lý. - Lưu trữ: Có thể lưu trữ log, dữ liệu căn cứ vào cấp độ hệ thống để phục vụ cho việc báo cáo thống kê, điều tra lâu dài. (Điều 9 Thông tư số 03/2017/TT-BTTT). b. Tiêu chí về việc giám sát và phân tích - Giám sát, phát hiện theo thời gian thực: Cho phép thực hiện việc giám sát, phát hiện các sự kiện, nguy cơ tấn công trong thời gian thực. - Giám sát, phát hiện trên mạng: Cung cấp khả năng giám sát phát hiện các sự kiện, nguy cơ tấn công trên mạng. - Giám sát, phát hiện trên thiết bị đầu cuối: Cung cấp khả năng cho phép giám sát, phát hiện các sự kiện, lỗ hổng, mã độc và tính sẵn sàng trên các thiết bị đầu cuối. - Giám sát, phát hiện trên thiết bị mạng, thiết bị bảo mật: Cung cấp khả năng cho phép giám sát, phát hiện các sự kiện, nguy cơ tấn công, tính sẵn sàng trên các thiết bị mạng và thiết bị bảo mật. - Phân tính, làm giàu dữ liệu: Cung cấp khả năng phân tích dữ liệu chuyên sâu, tương quan dữ liệu từ nhiều nguồn. - Threat intelligence: Kết hợp dữ liệu với các nguồn thông tin từ các bên thứ ba để lấy các dữ liệu về các mối đe dọa, lỗ hổng và các kiểu tấn công. c. Quy trình làm việc và tự động hóa 34 EBOOKBKMT.COM - Khả năng kết hợp với các giải pháp khác: Có khả năng tương tác với các giải pháp bảo mật khác thông qua APIs, tự động tạo luồng công việc trong các sự cố riêng biệt. Ngoài ra, còn tương thích với các công cụ SOAR. - Kết nối, chia sẻ thông tin hai chiều với cục ATTT: Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. - Threat hunting/Investigate: Cho phép chuyên viên bảo mật tìm kiếm, lọc dữ liệu, phân tích log và dữ liệu. - Forensics analysis: Cho phép chuyên viên bảo mật có thể đọc, tải pcap, phân tích log thô. d. Tương tác với người dùng - Cảnh báo: Cảnh báo và gửi cảnh báo đến các chuyên viên bảo mật ngay lập tức khi có sự cố bất thường qua nhiều phương thức khác nhau như sms, email… - Giao diện (Dashboard): Tạo các bảng thống kê, biểu đồ trực quan dựa trên các dữ liệu theo thời gian thực và các dữ liệu đã được lưu trữ trước đó. - Báo cáo: Cho phép người dùng tạo các bản báo cáo theo định kỳ: tuần, tháng quý, năm. - Tích hợp ứng dụng điện thoại: Tích hợp ứng dụng điện thoại nhằm cho phép theo dõi nhanh các sự kiện, cảnh báo ngay trên điện thoại, tablet. e. Khả năng mở rộng Cung cấp khả năng mở rộng quy mô một cách dễ dàng và triển khai hệ thống một với nhiều quy mô khác nhau. f. Khả năng tự vệ - Phòng thủ chủ động: Chủ động chặn các thiết bị có những hành vi bất thường vào hệ thống SOC. - Phân quyền linh hoạt: Cho phép phân quyền từng loại chức năng theo các dải mạng, IP. 35 EBOOKBKMT.COM - Ghi lại Log: Ghi lại toàn bộ log đăng nhập, hoạt động của người dùng trên hệ thống SOC. - Sao lưu và khôi phục: Có khả năng sao lưu và khôi phục hoạt động của hệ thống sau sự cố. 3.1.2.2. Tiêu chí về con người a. Đội theo dõi, cảnh báo: - Có kiến thức cơ bản về lỗ hổng, mã độc, các hình thức tấn công vào hệ thống mạng. - Có thể phân loại và xác định mức độ của các sự cố an ninh mạng. - Tìm kiếm, truy vấn thông tin từ các nguồn dữ liệu bên ngoài như hệ thống Threat Intelligence. b. Đội xử lý sự cố - Nắm vững kiến thức về mạng, lập trình, mã độc, các hình thức tấn công. - Quen thuộc với việc sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu, pentest,… c. Đội điều tra, phân tích - Các kỹ năng chuyên sâu về mạng, mã độc, các hệ điều hành. - Các cách thức khai thác lỗ hổng, vá lỗ hổng. - Có các kỹ năng chuyên sâu về Forensics. d. Đội quản lý, vận hành hệ thống SOC e. Thời gian giám sát: Giám sát 24x7x365 đối với các hệ thống quan trọng (Cấp độ 3 trở nên theo quy định). 3.1.2.3. Tiêu chí về quy trình a. Quy định và quy trình về quản lý, vân hành hoạt động bình thường của hệ thống: nhằm đẳm bảo hệ thống giám sát hoạt động ổn đinh, có tính chịu lỗi cao và sẵn sàng khôi phục lại trạng thái bình thường sau khi sự cố xảy ra. b. Quy định và quy trình kết nối và gửi log từ đối tượng được giám sát về hệ thống quản lý tập trung. 36 EBOOKBKMT.COM c. Quy định và quy trình truy cập và quản trị hệ thống giám sát. d. Quy định và quy trình về việc lưu trữ, bảo vệ log hệ thống. e. Quy trình liên quan đến việc theo dõi, giám sát, cảnh báo và xử lý tấn công mạng. 3.1.3. Đề xuất các bước xây dựng Trung tâm điều hànhATTT SOC Để xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC cần thực hiện các bước sau: Xây dựng chiến lược Thiết kế giải pháp Tạo quy trình, thủ tục và đào tạo Chuẩn bị môi trường Thực hiện giải pháp Triển khai trường hợp sử dụng Duy trì và phát triển Hình 3.2 Các bước xây dựng trung tâm điều hành ATTT SOC 3.1.3.1. Xây dựng chiến lược Trong giai đoạn xây dựng chiến lược, hai phần đặc biệt quan trọng của việc phát triển một chiến lược cho SOC đó là: - Đánh giá khả năng SOC hiện có của tổ chức trong điều kiện của con người, quy trình và công nghệ. Lưu ý rằng khi xây dựng SOC, phạm vi ban đầu của SOC nên được giới hạn ở các chức năng cốt lõi: giám sát, phát hiện, phản ứng, và phục hồi sự cố. - Xác định các mục tiêu hoạt động cho SOC. Để có hiệu quả, SOC nên tập trung vào việc đáp ứng mục đích hoạt động của tổ chức. 3.1.3.2. Thiết kế giải pháp Trong giai đoạn này, cần xác định các yêu cầu về chức năng. Những yêu cầu nàynên được gắn với các mục tiêu hoạt động bất cứ khi nào được áp dụng. Các yêu cầu chức năng bao gồm: - Xác định nguồn dữ liệu nhật ký và sự kiện đểđược theo dõi. - Xác định các nguồn thông tin về mối đe dọađược sử dụng. 37 EBOOKBKMT.COM - Xác định các yêu cầu về hiệu suất. Chọn lựa mô hình SOC: Điều này nên được dựa trênyêu cầu chức năng vừa được xác định, cũng nhưchiến lược được xác định trong bước đầu tiên. Quyết định đưa rabao gồm giờ và ngày cho nhân viên so với thuê ngoài,trách nhiệm nào đối với nhân viên so với thuê ngoài, màSOC sẽ có vai trò gì. Thiết kế kiến trúc kỹ thuậtbao gồm: - Lập kế hoạch thành phần và cấu hình củacác thành phần của giải pháp. - Xác định hệ thống thông tin chosự kiện an ninh và sự cố. - Xác định quy trình công việc cho các sự kiện và sự cố đểphù hợp với các quy trình hiện có của tổ chức. - Lập kế hoạch tự động hóa giải pháp càng nhiều càng tốt,bao gồm các công nghệ cần thiết để cung cấpcái nhìn tổng thể về các mối đe dọa cho các hệ thống vàdữ liệu trong phạm vi SOC ban đầu và để ngăn chặn các cuộc tấn công ở những giai đoạn càng sớm càng tốt. 3.1.3.3. Tạo quy trình, thủ tục và đào tạo Quy trình phải bao gồm tất cả các giai đoạn của một cuộc tấn công và đảm bảo rằng các quy trình, thủ tục và đào tạo đều tính đến điều đó. 3.1.3.4. Chuẩn bị môi trường Trước khi triển khai giải pháp SOC, nó cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố được đặt ra để cung cấp một môi trường an toàn cho giải pháp. Yếu tố đáng chú ý bao gồm bảo mật chặt chẽ máy tính để bàn của nhân viên SOC, máy tính xách tay và thiết bi ̣di đô ̣ng; có cơ chế truy cập từ xa an toàn thay thế cho nhân viên để tương tác với giải pháp SOC; và yêu cầu xác thực mạnh mẽ để truy cập từ xa vào giải pháp SOC ở mức tối thiểu. 3.1.3.5. Thực hiện giải pháp Chìa khóa để thực hiện chính giải pháp là tập trung vào việc tận dụng tối đa công nghệ để giảm thiểu khối lượng công việc trên người. Giải pháp này là một quá trình khởi đầu bằng: 38 EBOOKBKMT.COM - Đưa lên cơ sở hạ tầng quản lý nhật ký - Đưa lên cơ sở dữ liệu tối thiểu các nguồn dữ liệu quan trọng. - Đưa ra các khả năng phân tích bảo mật. - Tự động hóa an ninh vàkhả năng điều phối. - Bắt đầu triển khai các trường hợp sử dụng tập trung vào đầu cuốiphát hiện mối đe dọa và thực hiện phản ứng một yếu tố quan trọng khác là đạt được sự liền mạchkhả năng tương tác với các hệ thống khác, cả hai để thu thập dữ liệutừ các nguồn và đưa ra các hành động và lệnh để giúp đỡáp dụng bối cảnh, chứa và khắc phục phù hợp vớiquy trình làm việc. Cái sau đặc biệt hữu ích cho việc giảmthời gian trung bình để phát hiện và ứng phó với sự cố. Cácgiải pháp cũng nên kết hợp với thức ăn thông minh mối đe dọavà các nguồn thông tin tình báo khác làm đầu vào tự động chocải thiện độ chính xác phát hiện. 3.1.3.6. Triển khai sử dụng Khi giải pháp được triển khai có thể thực hiện phân tích và tự động hóa bảo mật, chẳng hạn như phát hiện bị xâm phạm thông tin đăng nhập và các chiến dịch lừa đảo thành công. Kiểm tra nên được thực hiện trong một loạt các trường hợp. Tất cả các hình thức tự động hóa giải pháp đề cập trước đó là đặc biệt quan trọng để kiểm tra nghiêm ngặt. Độ tin cậy và bảo mật của truy cập từ xa giải pháp cũng cần được xác minh ở mức độ khả thi. 3.1.3.7. Duy trì và phát triển Một khi giải pháp đã hoàn thành, nó sẽ cần tiếp tục bảo trì, chẳng hạn như cập nhật cài đặt cấu hình và điều chỉnh theo thời gian để cải thiện độ chính xác phát hiện và thêm các hệ thống khác như đầu vào hoặc đầu ra cho giải pháp. Bảo trì sẽ được cần định kỳ, bao gồm cả việc xem xét mô hình SOC, vai trò SOC, … do đó điều chỉnh có thể được thực hiện. 39 EBOOKBKMT.COM 3.1.4. Xây dựng các thành phần cơ bản của SOC Một Trung tâm điều hành ATTT SOC tin gồm bốn thành phần cơ bản như hình dưới đây: Hình 3.3 Thành phần cơ bản của trung tâm điều hành ATTT SOC 3.1.4.1. Hạ tầng mạng Hạ tầng mạng phục vụ việc kết nối, kiểm soát truy cập giữa các vùng mạng, các thành phần bên trong hệ thống và với các hệ thống khác. 40 EBOOKBKMT.COM Hình 3.4 Mô hình hạ tầng mạng trung tâm điều hành ATTT SOC Thiết kế của hệ thống bao gồm các phân hệ sau: - Phân hệ kết nối ra bên ngoài (Outsite): Là phân hệ kết nối SOC với các hệ thống bên ngoài và mạng Internet thông qua các kết nối mạng TSLCD, WAN và Internet. Phân hệ này bao gồm các thiết bị cơ bản sau: Thiết bị định tuyến chuyên dụng để đón các đường kết nối; Hệ thống tường lửa để kiểm soát truy cập ra, vào hệ thống; Hệ thống VPN và hệ thống phòng, chống tấn công DoS/DDoS. - Phân hệ cho hệ thống SOC được chia thành các vùng mạng chức năng sau: Phân vùng cho hệ thống giám sát trung tâm quy hoạch cho các thành phần giám sát trung tâm; Phân vùng cho hệ thống quản lý Endpoint tập trung; Phân vùng cho các hệ thống quản lý, vận hành, bao gồm các giải pháp bảo vệ các thành phần trong Phân hệ SOC và TTDL (Data Center). 41 EBOOKBKMT.COM - Phân hệ cho hệ thống SOC có hệ thống tường lửa, Core Switch và Access Switch, Hệ thống lưu trữ để kết nối, quản lý truy cập giữa các hệ thống thành phần trong phân hệ này với nhau và quản lý truy cập giữa vùng Outsite và vùng TTDL. - Phân hệ lưu trữ cần được thiết lập để lưu trữ và quản lý tập trung log từ các thiết bị mạng, bảo mật, máy chủ, ứng dụng tại SOC, TTDL và log từ các hệ thống cần bảo vệ gửi về. Hệ thống lưu trữ cần bảo đảm về dung lượng lưu trữ theo yêu cầu giám sát thực tế của từng đơn vị. - Phân hệ mạng lõi (System Core SW): Là hệ thống thiết bị chuyển mạch có băng thông và tốc độ chuyển mạch mạng rất lớn, có nhiệm vụ kết nối các phân vùng Outsite, SOC và TTDL lại với nhau. - Phân hệ cho TTDL là phân hệ phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, ứng dụng CNTT. Phân hệ này được chia thành các phân vùng: Vùng DMZ để đặt các máy chủ cung cấp dịch vụ trực tiếp ra bên ngoài Internet; Vùng máy chủ nội bộ để đặt các máy chủ có yêu cầu bảo mật cao, không được kết nối trực tiếp với Internet; Vùng máy chủ cơ sở dữ liệu để đặt các máy chủ cơ sở dữ liệu của hệ thống. Ngoài ra, Phân hệ này cũng có phân vùng cho hệ thống lưu trữ. Hệ thống lưu trữ cần tách riêng về vật lý hoặc logic với hệ thống lưu trữ của phân hệ SOC. - Hệ thống trích rút dữ liệu chuyên dụng (Network-TAP): Hệ thống này là các thiết bị chuyên dụng được dùng để sao chép dữ liệu (log thô) tại các điểm cần giám sát. Các điểm cần giám sát trên hệ thống bao gồm: Các điểm tại các Router biên kết nối ra các mạng bên ngoài; Các điểm ra vào các vùng mạng chức năng DMZ, Máy chủ nội bộ, Cơ sở dữ liệu, Vùng quản trị… Các điểm cần giám sát có thể triển khai các thiết bị Network-TAP độc lập hoặc sử dụng một thiết bị Network-TAP tập trung trên một thiết bị vật lý chuyên 42 EBOOKBKMT.COM dụng cho phép trích rút dữ liệu tại nhiều điểm và cung cấp các tính năng lọc gói tin. Dữ liệu log tại SOC sẽ được lưu trữ ở 02 dạng: - Dạng dữ liệu không lưu trữ nén: bao gồm cả dữ liệu thô và dữ liệu phục vụ phân tích cảnh báo thời gian thực (hot data). Việc sử dụng nén sẽ làm gia tăng thời gian xử lý dẫn đến giảm hiệu quả cảnh báo, báo cáo. - Dạng dữ liệu nén, lưu trữ dài hạn: đây là dữ liệu phục vụ việc báo cáo thống kê, báo cáo lịch sử hoặc báo cáo tuân thủ thời gian dài. Dữ liệu này có thể sử dụng các cơ chế nén để tối ưu không gian lưu trữ. Do đó, căn cứ vào yêu cầu thực tế về số lượng sự kiện hệ thống cần xử lý trong một giây (EPS) và thời gian log cần lưu trữ theo quy định mà để xác định không gian lưu trữ của hệ thống lưu trữ cho phù hợp. 3.1.4.2. Hệ thống giám sát trung tâm Hệ thống giám sát trung tâm bao gồm 04 thành phần như hình dưới đây: 43 EBOOKBKMT.COM Hình 3.5 Thành phần của hệ thống giám sát tập trung a. Thành phần thu thập và quản lý log Thành phần này cho phép thu thập, chuẩn hóa và quản lý log từ các thành phần trong SOC, TTDL và các hệ thống quan trắc cơ sở của các hệ thống bên ngoài phục vụ hoạt động giám sát. Dữ liệu thu thập cơ bản bao gồm: - Log từ các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật. - Log từ các máy chủ và ứng dụng. - Log thô (nếu có) là các gói tin được thu thập trực tiếp trên môi trường mạng tại các điểm giám sát sử dụng thiết bị TAP chuyên dụng hoặc thực hiện SPAN trên các thiết bị Switch của hệ thống. Sau khi dữ liệu được thu thập và chuẩn hóa, dữ liệu này là dữ liệu đầu vào của thành phần giám sát tổng thể phục vụ hoạt động phân tích, giám sát, truy vết và xử lý sự cố. b. Thành phần giám sát tổng thể (Security Analytic/SIEM) 44 EBOOKBKMT.COM Đây là thành phần lõi, cung cấp khả năng kết nối, thu thập thông tin từ các các hệ thống khác cho phép tổng hợp tất cả thông tin và giúp tương tác, kết nối các thành phần khác của SOC. Dữ liệu thu thập được từ các hệ thống quan trắc cơ sở sẽ được tập hợp vào hệ thống giám sát nền tảng này và tiến hành phân tách dữ liệu trước khi tiến hành các phân tích chuyên sâu hơn. Thành phần giám sát tổng thể cũng hỗ trợ giám sát và phát hiện hành vi bất thường (Anormaly detection) và điều tra, xử lý các sự cố (Investigation). Thành phần này sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các thành phần trong hệ thống để tiến hành các phân tích chuyên sâu, liên kết tương quan dữ liệu nhằm phát hiện ra các nguy cơ, sự cố, tấn công mạng. Ngoài ra, thành phần này cũng cung cấp giao diện thống kê các sự kiện, các cảnh báo sớm, các sự cố đang xử lý, các lỗ hổng, các cuộc tấn công vào hệ thống trên một hệ thống giao diện tổng thể giúp bao quát được toàn bộ tình hình an toàn thông tin của hệ thống cần bảo vệ. Không chỉ vậy, thành phần còn cho phép kết hợp các nguồn mối đe dọa an toàn thông tin (Threat Intelligence) từ các tổ chức bên ngoài nhằm cập nhật các nguy cơ mất an toàn thông tin kịp thời. Đồng thời, khi có các sự cố xảy ra, thành phần này cũng giúp các chuyên gia phân tích và hỗ trợ điều tra xử lý các sự cố và cho phép tương tác với các thiết bị khác để chống lại các tấn công. c. Thành phần quản lý (Management) Thành phần quản lý bao gồm các chức năng chính: - Chức năng quản lý tài sản cho phép quản lý các thành phần: máy chủ, thiết bị và các thành phần có kết nối mạng vào hệ thống. 45 EBOOKBKMT.COM Thành phần này cho phép quản lý truy cập, giám sát trạng thái hoạt động ở lớp mạng, hệ điều hành và ứng dụng tập trung. - Chức năng quản lý rủi ro cho phép quản lý các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin có thể xảy ra với hệ thống. Các nguy cơ, rủi ro có thể đến từ hạ tầng, ứng dụng, con người, công nghệ và quy trình quản lý hệ thống. Thành phần này được kết nối với thành phần giám sát tổng thể để cung cấp thông tin đầu vào cho phép giám sát để tiến hành phân tích tương quan dữ liệu lỗ hổng với các dữ liệu khác trên hệ thống. - Chức năng quản lý chính sách cho phép quản lý các quy trình, chính sách đã và đang được thực thi trong tổ chức, đảm bảo các chính sách này được thực thi, áp dụng trên các thiết bị trong hệ thống. d. Thành phần điều tra và xử lý sự cố (Incident Response) Thành phần này cho phép thực thi các hành động cụ thể căn cứ vào kết quả đầu ra của thành phần giám sát tổng thể. Thành phần giám sát tổng thể sẽ đưa ra các cảnh báo, căn cứ vào mức độ của mỗi cảnh báo, người quản trị có thể thực hiện điều tra, phân tích ở mức sâu để xác minh sự cố và đưa ra các hành động xử lý. 3.1.4.3. Các giải pháp bảo vệ Các giải pháp bảo vệ dưới đây là cần thiết để phục vụ hoạt động, bảo vệ SOC và các hệ thống thông tin. Các giải pháp bảo vệ cơ bản bao gồm các giải pháp sau: a. Giải pháp phát hiện và ứng phó điểm cuối EDR Giải pháp phát hiện và ứng phó điểm cuối cho phép tạo thêm lớp bảo vệ cho các máy trạm bên cạnh các giải pháp bảo vệ và phần mềm diệt virus. Giải pháp này cung cấp khả năng phát hiện bất thường dựa trên hành vi và cho cái 46 EBOOKBKMT.COM nhìn sâu hơn về các thông tin cụ thể có liên quan trên điểm cuối để phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa. Giải pháp bao gồm hai thành phần: - Thành phần cảm biến được cài đặt trên điểm cuối (máy chủ, máy trạm): thực hiện việc thu thập các dữ liệu tại các điểm đầu cuối để phát hiện các mối đe dọa, các hành vi bất thường. Thành phần cảm biến có thể tiếp nhận và thực thi các hành động ứng phó đối với mối đe dọa từ thành phần máy chủ EDR. - Thành phần máy chủ EDR được triển khai trong hạ tầng mạng của tổ chức để thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, phân tích, điều tra, giám sát, phát hiện các mối đe dọa và cung cấp khả năng xử lý thông qua việc ra lệnh cho thành phần cảm biến. b. Giải pháp quản lý lỗ hổng Giải pháp này cho phép dò quét lỗ hổng bằng các phương thức chủ động hoặc bị động trên các thiết bị mạng, máy chủ, máy trạm để thu thập các thông tin nhằm phát hiện ra các lỗ hổng, dữ liệu nhạy cảm, các kết nối bất thường…Các thông tin này sau khi được xử lý sẽ tổng hợp kết quả và gửi về thành phần giám sát trung tâm để tiến hành liên kết thông tin với các dữ liệu khác. c. Giải pháp dò quét lỗ hổng bảo mật trên các ứng dụng Giải pháp này cho phép dò quét lỗ hổng ứng dụng, cở sở dữ liệu để đánh giá được tình trạng bảo mật hiện tại của ứng dụng. Giúp SOC kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục và tránh các rủi ro có thể xảy ra. d. Giải pháp tường lửa Hệ thống tường lửa là giải pháp sử dụng để phân chia và kiểm soát truy cập giữa các vùng mạng trong một hệ thống. Các hệ thống tường lửa thế hệ mới cho phép tích hợp các tính năng bảo mật trên một nền tảng phần cứng. e. Giải pháp kiểm soát truy cập (NAC) 47 EBOOKBKMT.COM Giải pháp này cho phép quản lý các thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng khi kết nối, hoạt động trong hệ thống bảo đảm sự tuân thủ theo một chính sách quản lý chung. f. Giải pháp quản lý truy cập đặc quyền (PAM) Giải pháp này cho phép quản lý tập trung các tài khoản quản trị hệ thống trong việc truy cập tài nguyên và thiết lập, thay đổi chính sách, cấu hình trên hệ thống. g. Giải pháp phòng chống tấn công DoS/DDoS Giải pháp này cho phép phát hiện và phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS đã biết và zero- day nhằm bảo đảm tính khả dụng của hệ thống, ứng dụng và dịch vụ. Giải pháp này có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau như thuê dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đầu tư triển khai giải pháp tại các hệ thống được bảo vệ. Tuy nhiên, việc đầu tư giải pháp tại các hệ thống được bảo vệ chỉ hiệu quả với các dạng tấn công DoS/DDoS vào lớp ứng dụng khi lưu lượng tấn công nhỏ hơn băng thông kết nối mạng của hệ thống bị tấn công. h. Giải pháp phòng chống mã độc cho máy chủ, máy trạm Giải pháp này được triển khai dưới dạng phần mềm được cài đặt trên máy chủ, máy trạm. Giải pháp này cho phép bảo vệ các máy chủ, máy trạm trước các nguy cơ tấn công, lây nhiễm phần mềm độc hại. i. Giải pháp tường lửa ứng dụng Web (WAF) Giải pháp này cho phép bảo vệ ứng dụng Web trước các tấn công mức ứng dụng sử dụng chức năng phân tích sâu vào ứng dụng Web, cấu trúc dữ liệu cũng như logic hoạt động bình thường của ứng dụng. Giải pháp này có nhiều hình thức triển khai khác nhau. Để triển khai giải pháp tại SOC thì hình thức Reserve Proxy sẽ cho phép bảo vệ tập trung các trang web được đặt tại các hệ thống thông tin khác nhau. j. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử 48 EBOOKBKMT.COM Giải pháp này cho phép bảo vệ ứng dụng thư điện tử trước các tấn công mức ứng dụng sử dụng từ bên ngoài Internet. Giải pháp này hoạt động như một tường lửa lớp ứng dụng cho phép giám sát và kiểm soát mọi yêu cầu gửi đến, kiểm tra tính hợp lệ trước khi chuyển tới hệ thống thư điện tử. k. Hệ thống VPN Giải pháp này cho phép các hệ thống khác nhau hoặc máy trạm từ xa kết nối với một hệ thống thông tin thông qua một đường hầm ảo (tunnel). Giao thức VPN sử dụng công nghệ mã hóa, xác thực và chống chối bỏ cho phép dữ liệu trao đổi được bảo vệ an toàn khi đi qua môi trường Internet. Đối với SOC cần triển khai một cổng kết nối VPN để cho phép nhận các thông tin giám sát từ các thiết bị quan trắc cơ sở không có chức năng mã hóa dữ liệu trước khi gửi về hệ thống trung tâm. Cổng kết nối VPN tại SOC cần triển khai trên thiết bị độc lập chuyên dụng. Tại các hệ thống thông tin cần bảo vệ thì có thể sử dụng chức năng VPN trên tường lửa nếu hỗ trợ. 3.1.4.4. Hệ thống hạ tầng SOC Bảng 3.1 Danh mục thiết bị trong trung tâm điều hành ATTT SOC STT Hệ thống hạ tầng 1 Hạ tầng máy trạm phục vụ giám sát Chi tiết thiết bị - Máy tính xách tay chuyên dùng phục vụ giám sát - - Máy tính để bàn chuyên dùng phục vụ giám sát - Hệ thống UPS dùng cho máy giám sát. - Hệ thống màn hình chuyên dụng cho giám sát Hệ thống màn 2 hình chuyên dụng cho giám sát được thiết kế có chức năng hiển thị hình ảnh cho hệ thống Camera giám sát và hệ thống máy chủ quản trị. - Hệ thống màn hình ghép thường được ghép bởi 06 màn hình cho phép hiển thị thông tin giám sát 49 EBOOKBKMT.COM với khung hình lớn. Các màn hình hiển thị, thiết bị điều khiển, cáp kết nối tạo thành một hệ thống Videowall. Hệ thống bàn ghế 3 cho phòng giám sát Bàn ghế chuyên dụng phục vụ công tác giám sát, ứng cứu được lắp đặt tại phòng giám sát, vận hành an toàn thông tin cũng là nơi lắp đặt hệ thống màn hình chuyên dụng phục vụ giám sát. - Máy kiểm soát cửa vào/ra, vân tay. 4 Hệ thống kiểm soát ra vào - Thẻ cảm ứng từ. - Khóa điện từ. - Bộ nguồn dự phòng; - Nút nhấn mở cửa khẩn cấp. - Đầu ghi hình và phần mềm quản lý - Camera giám sát để theo dõi liên tục các khu vực 5 Thiết kế hệ thống camera chức năng trong SOC - Mạng truyền tín hiệu, cáp điều khiển, các kết nối bên trong hệ thống - Thành phần lưu trữ (Sử dụng ổ cứng HDD chuyên dụng hoặc hệ thống lưu trữ của SOC) Hệ thống sàn nâng bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện hay bất kì vật liệu gì để dưới sàn tránh được 6 Hệ thống sàn nâng sự xâm hại của côn trùng, hóa chất hay không khí kỹ thuật nóng ẩm của mặt sàn bê tông bằng hệ thống giá đỡ được thiết kế phù hợp cho từng công trình, từng loại thiết bị đặt trên sàn phụ. 3.2. Tích hợp wazuh trong trung tâm giám sát ATTT SOC Đối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin, việc triển khai những hệ thống IDS là điều tiên quyết để có thể thu thập được những thông tin mất an toàn trong hệ thống. IDS không tự động cấm các cuộc tấn công hoặc là ngăn 50 EBOOKBKMT.COM chặn những kẻ khai thác một cách thành công. IDS có thể cung cấp cho chúng ta biết rằng hệ thống mạng đang gặp nguy hiểm và điều quan trọng để nhận ra đó là vài cuộc tấn công vào mạng đã thành công nếu không có hệ thống IDS. Hệ thống IDS cho phép các cơ quan, tổ chức bảo vệ hệ thống của họ khỏi những đe dọa với việc gia tăng kết nối mạng hay là việc bổ sung những điểm yếu của hệ thống… Nhìn chung, hệ thống IDS có thể giúp chúng ta giám sát, phân tích tìm kiếm và ngăn ngừa các sự cố an ninh mạng khi nó mới manh nha hình thành. Qua đó có thể thấy rằng hệ thống IDS làphương pháp bảo mật cần thiết nhằm tăng cường khả năng chống lại những cuộc tấn công vào hệ thống mạng từ đó giúp ngăn chặn sớm và giảm thiểu thiệt hại của những sự cố về mất an toàn, an ninh thông tin. Và trong chương này, đồ án xin trình bày về mô hình, cách thức hoạt động của Wazuh HIDS trong một hệ thống giám sát. Bằng cách cài đặt Wazuh-agent trên các client cần được giám sát, Wazuh server sẽ quan sát được tất cả những hoạt động hệ thống như các log file, những lưu lượng mạng thu thập được. Hệ thống cũng theo dõi hệ điều hành, những cuộc gọi hệ thống, audit log hay những thông điệp báo lỗi trên client. Không chỉ vậy, hệ thống có thể xác định xem cuộc tấn công có thành công hay không. Thêm nữa Wazuh có thể ghi nhận được những việc mà người tấn công đã làm trên host bị tấn công. Không phải tất cả các cuộc tấn công được thực hiện qua mạng, bằng cách giành quyền truy cập ở mức vật lý vào một hệ thống máy tính, kẻ tấn công có thể tấn công một hệ thống hay dữ liệu mà không cần phải tạo ra bất cứ lưu lượng mạng nào cả. Vào tình huống này, Wazuh có thể phát hiện các cuộc tấn công mà không đi qua mạng được theo dõi. Wazuh nên được cài đặt ở trên các host quan trọng của tổ chức, các server đặt trong vùng DMZ-đây thường là mục tiêu bị tấn công đầu tiên. Hình ảnh dưới đây minh họa cho việc sử dụng Wazuh để bảo vệ các host trong hệ thống: 51 EBOOKBKMT.COM Hình 3.6Mô hình triển khai hệ thống sử dụng wazuh Trong hệ thống triển khai giải pháp Wazuh, các host cần bảo vệ sẽ được cài đặt gói wazuh-agent và được cài đặt trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Đây là phần mềm được cài đặt trên các host giúp thu thập các thông tin và gửi thông tin thu thập được về wazuh server để giám sát, phân tích và thống kê. Ngoài ra, đối với những thiết bị mạng, thiết bị bảo mật không thể cài đặt được agent thì wazuh cũng có hỗ trợ cơ chế được gọi là Agentless giúp việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng trên switch, router, tường lửa.... Wazuh agent được cài đặt chiếm ít hiệu năng của host (RAM, CPU) nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của host đó. Do chỉ theo dõi cho một host cụ thể nên wazuh agent có thể theo dõi sâu hơn về những thông tin của hệ thống như system call hay là những thay đổi trong file hệ thống, system logs. Ngoài ra, quản trị viên có thể linh động cấu hình các tập luật cho từng host cụ thể để có thể thu được thông tin mong muốn cũng để giảm bớt những luật không cần thiết giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu những xử lý gây quá tải. 52 EBOOKBKMT.COM Thông tin mà các agent gửi về wazuh server sẽ được lưu trữ và phân tích.Tại đây, wazuh server quản lý các bộ luật, các bộ giải mã và cấu hình chính. Nhờ những thứ này sẽ tạo ra những tiến trình để kiểm tra các log, sự kiện và có thể đưa ra các cảnh báo nếu nó phù hợp với luật đã được cấu hình. Chínhđiều này sẽ giúp quản lý hệ thống một cách dễ dàng cho dù hệ thống đó có số lượng agent lớn.Một lưu ý nhỏ là wazuh server không thể cài đặt trên hệ điều hành Windows. Wazuh server sử dụng Logstash thu thập dữ liệu với thời gian thực. Logstash có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và chuẩn hóa dữ liệu đó. Filebeat để gửi dữ liệu cảnh báo và sự kiện đến Elasticsearch bằng mã hóa TLS. Filebeat định dạng dữ liệu đến và làm giàu dữ liệu nhờ GeoIP trước khi gửi nó đến Elasticsearch. Sau khi dữ liệu được lập chỉ mục vào Elasticsearch. Kibana được sử dụng để tìm kiếm, xem và tương tác với dữ liệu được lưu trữ trong Elasticsearch. Qua đó dễ dàng thực hiện phân tích để khai thác, phân tích dữ liệu thu thập được và trực quan hóa thông tin cho người dùng thông qua biểu đồ, bảng biểu. Ngoài việc gửi dữ liệu đến Elasticsearch, các cảnh báo và sự kiện không cảnh báo đều được lưu trữ trên wazuh server. Các file lưu trữ có thể được lưu ở định dạng JSON hoặc ở định dạng log để thực hiện việc phân tích và báo cáo dữ liệu trong thời gian dài. 3.3. Thử nghiệm 3.3.1. Xây dựng hệ thống Mô hình thử nghiệm: Mô hình bao gồm 2 agent được cài đặt trên hệ điều hành Ubuntu và Windows kết nối đến một máy cài đặt wazuh server và một máy attacker để thực hiện tấn công vào các máy trong hệ thống. Về việc cài đặt mô hình thử nghiệm đã được trình bày trong Phụ lục. 53 EBOOKBKMT.COM Hình 3.7 Mô hình thử nghiệm Cấu hình các máy trong mô hình thử nghiệm Bảng 3.2 Cấu hình máy ảo thử nghiệm STT Tên thiết bị RAM CPU HDD 1 Attacker 2GB 1 core 20GB 2 Wazuh Server 4GB 2 core 40GB 3 Window 7 1GB 1 core 30GB 4 Ubuntu 16 1GB 1 core 20GB 3.3.2. Kịch bản 01 Quản trị viên dựng hệ thống có sử dụng giải pháp Wazuh và thực hiện việc quét lỗ hổng để phát hiện những lỗ hổng trên các thiết bị đã được cài đặt wazuh agent và có kết nối đến wazuh server. Để làm được điều đó, đầu tiên chúng ta phải sửa file theo đường dẫn /var/ossec/etc/ossec.conf trên wazuh server. Dưới đây là đoạn cấu hình tiến trình để thu thập dữ liệu từ các agent <wodle name="syscollector"> <disabled>no</disabled> 54 EBOOKBKMT.COM <interval>1h</interval> <scan_on_start>yes</scan_on_start> <hardware>yes</hardware> <os>yes</os> <hotfixes>yes</hotfixes> <network>yes</network> <packages>yes</packages> <ports all="no">yes</ports> <processes>yes</processes> </wodle> Sau khi cấu hình tiến trìn nhận dữ liệu cần cấu hình trình phát hiện lỗ hổng trên hai hệ điều hành là ubuntu và windows. <vulnerability-detector> <enabled>yes</enabled> <interval>5m</interval> <ignore_time>6h</ignore_time> <run_on_start>yes</run_on_start> <provider name="canonical"> <enabled>yes</enabled> <os>trusty</os> <os>xenial</os> <os>bionic</os> <update_interval>1h</update_interval> </provider> <provider name="nvd"> <enabled>yes</enabled> <update_from_year>2010</update_from_year> <update_interval>1h</update_interval> </provider> </vulnerability-detector> Sau khi cấu hình trên wazuh server, chúng ta cần chạy lại câu lệnh service wazuh-manager restart để áp dụng những thay đổi vừa được cấu hình. 55 EBOOKBKMT.COM Dưới đây là kết quả của việc quét lỗ hổng trên các agent đã cài đặt wazuh agent. Từ dashboard này, dễ dàng nhận thấy được số lượng các lỗ hổng và mức độ các lỗ hổng đang tồn tại trong hệ thống mạng từ đó có thể đưa ra những biện pháp xử lý đối với các lỗ hổng này. Hình 3.8 Dashboard lỗ hổng hệ thống Hình 3.9 Log của một lỗ hổng được phát hiện 56 EBOOKBKMT.COM Hình 3.10 Thông tin JSON của lỗ hổng 3.3.3. Kịch bản 02 Trên các client đã được cài agent sẽ giám sát những thư mục quan trọng và được chỉ định. Giả định, attacker đã chiếm quyền điều khiển của client và sửa đổi dữ liệu trong thư mục đã được giám sát. Ngoài ra, attacker còn đưa vào thư mục giám sátmột file có chứa mã độc. Đầu tiên, chúng ta cần tích hợp Virus Total vào hệ thống wazuh Hình 3.11 Đăng ký nhận API của Virus Total miễn phí Sau khi đăng ký tài khoản Virus Total và nhận được API miễn phí, chúng ta cần cấu hình thêm API trong tệp /var/ossec/etc/ossec.conf để có thể tích hợp Virus Total vào wazuh server 57 EBOOKBKMT.COM <integration> <name>virustotal</name><api_key>e32fd7cb9bdbfb3fc00f0b2244c5cb 5d3ef5adb70468aaffed65a539536736c0</api_key> <group>syscheck</group> <alert_format>json</alert_format> </integration> Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo thư mục PhanNA windows và cấu hình giám sát các thư mục đó trên agent. <syscheck> <directories check_all="yes" realtime="yes" whodata="yes" report_changes="yes">C:\PhanNA Windows</directories> <alert_new_files>yes</alert_new_files> </syscheck> Sau khi cấu hình giám sát thư mục, chúng ta tạo một tệp text trong thư mục PhanNA windows Hình 3.12 Tạo file trong thư mục Kiểm tra trên dashboard, dễ dàng nhận thấy thông tin về việc tạo tệp mới trong thư mục được giám sát. 58 EBOOKBKMT.COM Hình 3.13 Thông tin hiển thị việc thêm file trên dashboard (1) Hình 3.14Thông tin hiển thị việc thêm file trên dashboard (2) 59 EBOOKBKMT.COM Hình 3.15 Log thêm file được ghi lại trên hệ thống Kiểm tra thông tin trong log, chúng ta có thể đọc được dữ liệu mới thêm. Hình 3.16 Nội dung dữ liệu được viết trong file Sau attacker khi thêm file mới, Virus Total được tích hợp trong hệ thống tự động kiểm tra dữ liệu và đưa ra kết luận tệp đó có chứa mã độc hay không. 60 EBOOKBKMT.COM Hình 3.17 Virus Total tự động kiểm tra mã độc trong file mới được thêm Attcker chiếm quyền điều khiển máy tính đã thực hiện hành vi sửa đổi dữ liệu trong tệp tin. Hình 3.18 Sửa nội dung tệp tin Khi attacker sửa đổi nội dung của tệp nằm trong thư mục đã được giám sát, hệ thống ghi lại những thông tin quan trọng liên quan đến việc sửa đổi như 61 EBOOKBKMT.COM chương trình thực hiện sửa đổi, tài khoản thực hiện sửa đổi và quan trọng nhất đó là nội dung sửa đổi. Hình 3.19 Thông tin về việc thay đổi nội dung file Sau khi chỉnh sửa dữ liệu, attacker còn đưa vào thư mục những thư mục có chứa mã độc. Hình 3.20 Thêm thư mục chứa mã độc Hệ thống vừa ghi lại log của việc thêm mới thư mục và sử dụng Virus Total để kiểm tra thư mục vừa được thêm. Kết quả của việc kiểm tra là thư mục mới thêm vào có chứa mã độc. Những thông tin quan trọng được ghi lại bao gồm mã agent, IP của agent, file chứa mã độc và cảnh báo về file đó. 62 EBOOKBKMT.COM Hình 3.21Virus Total tự động phát hiện mã độc trong thư mục mới thêm Chúng ta có thể bấm vào link ở mục data.virustotal.permalink để có thể liên kết và xem thông tin liên quan đến file chứa mã độc trên trang web của Virus Total 63 EBOOKBKMT.COM Hình 3.22Kiểm tra thông tin trên Virus Total 3.3.4. Kịch bản 03 Attacker tấn công SSH brute force vào client với địa chỉ IP là 10.1.3.132. Khi bị tấn công, wazuh sẽ chạy các lệnh trên agent để phản ứng lại cuộc tấn công vào client. Để có thể chủ động phản ứng với cuộc tấn công, cần tạo ra luật để có thể biết được khi nào cần phản ứng. Dưới đây là là luật SSH sẽ chặn khi điều kiện phìu hợp nó sẽ được kích hoạt: <rule id="5700" level="0" noalert="1"> <decoded_as>sshd</decoded_as> <description>SSHD messages grouped.</description> </rule> <rule id="5710" level="5"> 64 EBOOKBKMT.COM <if_sid>5700</if_sid> <match>illegal user|invalid user</match> <description>sshd: Attempt to login using a non-existent user</description> <group>invalid_login,authentication_failed</group> </rule> <rule id="5712" level="10" frequency="8" timeframe="120" ignore="60"> <if_matched_sid>5710</if_matched_sid> <description>sshd: brute force trying to get access to </description> <description>the system.</description> <same_source_ip /> <group>authentication_failures</group> </rule> Khi xác định được lúc nào phản ứng chủ động với cuộc tấn công SSH brute force, cần phải có tập lệnh để hoạt động. <command> <name>firewall-drop</name> <executable>firewall-drop.sh</executable> <expect>srcip</expect> <timeout_allowed>yes</timeout_allowed> </command> Cuối cùng, chúng ta cấu hình wazuh để chạy các phản ứng: <active-response> <command>firewall-drop</command> <location>local</location> <level>6</level> <timeout>300</timeout> </active-response> 65 EBOOKBKMT.COM Tăng thời gian chặn đối với những IP vi phạm nhiều lần <active-response> <repeated_offenders>10,30,60</repeated_offenders> </active-response> Trên agent cần cấu hình nơi nhận log/var/ossec/etc/shared/agent.conf <agent_config> <localfile> <log_format>syslog</log_format> <location>/var/ossec/logs/active-responses.log</location> </localfile> </agent_config> Kiểm tra kết nối từ máy Attacker đến ubuntu agent Hình 3.23 Kiểm tra kết nối mạng giữa máy Attacker và ubuntu agent 66 EBOOKBKMT.COM Hình 3.24 Thực hiện SSH từ máy Attacker đến máy agent Thực hiện giả định tấn công ssh brute force vào ubuntu client bằng cách ssh sai nhiều lần. Hình 3.25 Thực hiện giả định tấn công SSH brute force 67 EBOOKBKMT.COM Sau khi thực hiện giả định việc tấn công ssh brute force, hệ thống đã nhanh chóng phát hiện và thực thi phản ứng chặn lại IP của máy tính attacker. Khi đo từ máy tính của attacker không thể ping hay SSH tới máy ubuntu agent. Hình 3.26 Attacker thực hiện ping đến agent Hình 3.27 Attacker SSH đến agent Khi IP máy tính attacker bị chặn, hệ thống ghi lại log tại đường dẫn /var/ossec/logs/active-response.log đã được cấu hình trước đó. Hình 3.28 Log ghi lại trên agent Trên dashboard, quản trị viên có thể dễ dàng thấy được thông tin của việc chặn IP của kẻ tấn công 68 EBOOKBKMT.COM Hình 3.29 Log của thông tin chặn IP của Attacker Khi hết thời gian chặn, IP của máy attacker đã được bỏ chặn và có thể liên lạc được đến máy ubuntu client Hình 3.30Kết nối máy Attacker và agent khi hết thời gian chặn Dưới đây là log hệ thống ghi lại về việc bỏ chặn IP của máy attacker Hình 3.31 Log trên dashboard về việc bỏ chặn IP của Attacker 69 EBOOKBKMT.COM 3.4. Kết luận chương 3 Chương này đã đề xuất bộ tiêu chí xây dựng Trung tâm điều hành ATTT SOC cũng như các bước để xây dựng trung tâm. Ngoài ra, chương này còn làm rõ các thành phần cơ bản của SOC cũng như cách thức triển khai giải pháp wazuh trong một trung tâm điều hành. Không chỉ vậy, đồ án đã đưa ra một vài kịch bản thử nghiệm để nêu ra những tính năng nổi bật của giải pháp wazuh. Các kịch bản thử nghiệm có thể thấy giải pháp wazuh là một giải pháp hiệu quả từ chức năng cho đến cách thức triển khai trong thực tế. 70 EBOOKBKMT.COM KẾT LUẬN Ba chương của đồ án đã thực hiện được những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra. Cụ thể: Chương 1 đã điểm qua các sự kiện an ninh mạng những năm gần đây và cho thấy được nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng trung tâm điều hành ATTT SOC. Đồ án đã đưa ra khái niệm cũng như giới thiệu về nguyên lý hoạt động, đối tượng, phạm vi giám sát của trung tâm điều hành ATTT SOC đã cho thấy lợi ích to lớn khi xây dựng trung tâm. Ngoài ra, trong chương 1 đã giới thiệu một số sản phẩm giám sát ATTT phổ biến trên thị trường. Chương 2 đã giới thiệu về giải pháp wazuh – một giải pháp HIDS mã nguồn mở trên thị trường. Ở chương này đã hệ thống hóa những kiến thức tổng quan về giải pháp wazuh như kiến trúc, phương thức liên lạc và luồng dữ liệu, các thành phần chính trong giải pháp, cấu trúc luật và các khả năng chính của wazuh. Chương 3 đã trình bày những cơ sở để có thể xây dựng trung tâm điều hành ATTT SOC. Đồ án đã đề xuất về tiêu chí xây dựng trung tâm và các bước thực hiện việc xây dựng giải pháp trong trung tâm điều hành ATTT SOC. Ngoài ra, chương 3 đã nêu cách thức tích hợp wazuh thành một giải pháp giám sát trong trung tâm và đã thử nghiệm một vài kịch bản cho thấy sự hiệu quả trong việc giám sát máy tính người dùng, máy chủ. Dù vậy, do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu ngắn nên đồ án vẫn còn một số khiếm khuyết. Đồ án đang tập trung về việc xây dựng và tích hợp wazuh vào trong trung tâm điều hành ATTT SOC và sử dụng wazuh giám sát như một giải pháp độc lập.Việc tương quan dữ liệu của wazuh với hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên mạng chưa được xem xét và làm rõ. Việc giải quyết điểm tồn đọng này cũng chính là hướng phát triển tương lai của đồ án và để đồ án có thể có giá trị thực tiễn cao hơn. 71 EBOOKBKMT.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Công văn 2973/BTTTT-CATTT Hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước [2]. Điều 9 Thông tư số 03/2017/TT-BTTT [3]. What is a Security Operations Center (SOC)? https://www.mcafee.com/enterprise/en-ca/security-awareness/operations/whatis-soc.html [4]. What Is a Security Operations Center, and Why Is It Important? https://www.blackstratus.com/what-is-a-security-operations-center-and-why-isit-important/ [5]. How to build a security operations center (soc): peoples, processes, and technologies https://digitalguardian.com/blog/how-build-security-operations-center-socpeoples-processes-and-technologies [6]. Building a security operations center (SOC) https://cybersecurity.att.com/solutions/security-operations-center/building-a-soc [7]. How to build a soc with limited resources https://coresight.com.au/wp-content/uploads/2017/08/LR-build-a-SOC.pdf [8]. Vai trò, lợi ích của Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC phần 1 https://techinsight.com.vn/vai-tro-loi-ich-cua-trung-tam-dieu-hanh-an-ninhmang-soc-phan-1/ [9]. Getting started https://documentation.wazuh.com/3.12/getting-started/index.html [10]. Install wazuh server-ubuntu from packages https://documentation.wazuh.com/3.12/installation-guide/installing-wazuhmanager/linux/ubuntu/wazuh_server_packages_ubuntu.html#wazuh-serverpackages-ubuntu [11]. Wazuh architecture https://documentation.wazuh.com/3.12/getting-started/architecture.html [12]. Wazuh use cases https://documentation.wazuh.com/3.12/getting-started/use-cases.html [13]. Integration with external APIs 72 EBOOKBKMT.COM https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/manager/manualintegration.html#virustotal [14]. Registering the Wazuh agents using the command line (CLI) https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/registering/command-lineregistration.html [15]. File integrity monitoring-How it works https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/capabilities/fileintegrity/how-it-works.html [16]. Active response-Configuration https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/capabilities/activeresponse/remediation-configuration.html [17]. Vulnerability detection https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/capabilities/vulnerabilitydetection/index.html [18]. VirusTotal integration https://documentation.wazuh.com/3.12/user-manual/capabilities/virustotalscan/index.html 73 EBOOKBKMT.COM PHỤ LỤC 1. Cài đặt hệ thống 1.1. Cài đặt trình quản lý Wazuh 1.1.1. Wazuh server - Tải các gói cài đặt trên server apt-get install curl apt-transport-https lsb-release gnupg2 - Cài đặt khóa GPG curl-shttps://packages.wazuh.com/key/GPG-KEY-WAZUH| apt- key add - - Thêm kho lưu trữ echo "deb https://packages.wazuh.com/3.x/apt/ stable main" | tee -a /etc/apt/sources.list.d/wazuh.list - Cập nhật thông tin gói cài đặt apt-get update - Cài đặt đặt trình quản lý wazuh apt-get install wazuh-manager - Kiểm tra trạng thái dịch vụ wazuh service wazuh-manager status 1.1.2. Wazuh API - Cài đặt kho lưu trữ NodeJS curl -sL https://deb.nodesource.com/setup_8.x | bash - Cài đặt NodeJS apt-get install nodejs - Cài đặt wazuh API apt-get install wazuh-api - Kiểm tra trạng thái dịch vụ của wazuh API service wazuh-api status 1.1.3. Filebeat 74 EBOOKBKMT.COM - Thêm kho Elastic và khóa GPG apt-get install curl apt-transport-https curl -s https://artifacts.elastic.co/GPG-KEY-elasticsearch | apt-key add echo "deb stable https://artifacts.elastic.co/packages/7.x/apt main" | tee /etc/apt/sources.list.d/elastic- 7.x.list apt-get update - Cài đặt Filebeat apt-get install filebeat=7.6.2 - Tải tệp cấu hình Filebeat từ kho lưu trữ của wazuh url -so /etc/filebeat/filebeat.yml https://raw.githubusercontent.com/wazuh/wazuh/v3.12.3/exte nsions/filebeat/7.x/filebeat.yml - Tải mẫu cảnh báo cho Elasticsearch curl -so /etc/filebeat/wazuh-template.json https://raw.githubusercontent.com/wazuh/wazuh/v3.12.3/exte nsions/elasticsearch/7.x/wazuh-template.json - Tải xuống mô-đun wazuh cho Filebeat curl -s https://packages.wazuh.com/3.x/filebeat/wazuhfilebeat-0.1.tar.gz | sudo tar -xvz -C /usr/share/filebeat/module - Chỉnh sửa tệp /etc/filebeat/filebeat.yml output.elasticsearch.hosts: ['http://YOUR_ELASTIC_SERVER_IP:9200'] - Kích hoạt và chạy dịch vụ Filebeat systemctl daemon-reload systemctl enable filebeat.service systemctl start filebeat.service 1.2. Cài đặt Elastic Stack - Thêm kho Elastic và khóa GPG 75 EBOOKBKMT.COM apt-get install curl apt-transport-https curl -s https://artifacts.elastic.co/GPG-KEY-elasticsearch | apt-key add echo "deb stable https://artifacts.elastic.co/packages/7.x/apt main" | tee /etc/apt/sources.list.d/elastic- 7.x.list apt-get update 1.2.1. Cài đặt Elasticsearch - Cài đặt gói Elasticsearch apt-get install elasticsearch=7.6.2 - Cấu hình cài đặt trong tệp/etc/elasticsearch/elasticsearch.yml network.host: 10.1.3.130 node.name: <phanna_node> cluster.initial_master_nodes: ["<phanna_node>"] - Kích hoạt và khởi động dịch vụ Elasticsearch systemctl daemon-reload systemctl enable elasticsearch.service systemctl start elasticsearch.service 1.2.2. Kibana - Cài đặt gói Kibana apt-get install kibana=7.6.2 - Cài đặt plugin cho ứng dụng wazuh trên Kibana cd /usr/share/kibana/ sudo -u kibana bin/kibana-plugin installhttps://packages.wazuh.com/wazuhapp/wazuhapp3.12.3_7.6.2.zip - Chỉnh sửa cấu hình cài đặt trong tệp/etc/kibana/kibana.yml server.host: "<10.1.3.130>" elasticsearch.hosts: ["http://10.1.3.130:9200"] - Tăng kích thước heap của Kibana để đảm bảo cài đặt plugin 76 EBOOKBKMT.COM cat >> /etc/default/kibana << EOF NODE_OPTIONS="--max_old_space_size=2048" EOF - Kích hoạt và bắt đầu dich vụ Kibana systemctl daemon-reload systemctl enable kibana.service systemctl start kibana.service 1.3. Cài đặt Wazuh agent 1.3.1. Cài đặt wazuh agent trên ubuntu - Cài đặt các gói hỗ trợ trên server apt-get install curl apt-transport-https lsb-release gnupg2 - Cài đặt khóa GPG của kho lưu trữ wazuh curl -s https://packages.wazuh.com/key/GPG-KEY-WAZUH | apt-key add - - Thêm kho lưu trữ echo "deb https://packages.wazuh.com/3.x/apt/ stable main" | tee /etc/apt/sources.list.d/wazuh.list - Cập nhật thông tin gói cài đặt apt-get update - Cài đặt gói wazuh agent apt-get install wazuh-agent - Khởi chạy dịch vụ wazuh agent service wazuh-agent restart 1.3.2. Cài đặt wazuh agent trên windows Tải file cài đặt theo đường dẫn https://packages.wazuh.com/3.x/windows/wazuh-agent-3.12.3-1.msi Chạy file đã được tải và cài đặt wazuh agent 77 EBOOKBKMT.COM 1.4. Cấu hình wazuh agent kết nối wazuh server 1.4.1. Cấu hình kết nối trên Windows Hình 3.32 Thêm windows agent Hình 3.33 Sinh khóa chia sẻ trước của windows agent 78 EBOOKBKMT.COM Hình 3.34 Đăng ký, kết nối đến wazuh server Hình 3.35 Xác nhận kết nối đến wazuh server 1.4.2. Cấu hình kết nối trên Ubuntu Hình 3.36 Thêm ubuntu agent 79 EBOOKBKMT.COM Hình 3.37 Sinh khóa chia sẻ trước của ubuntu agent Hình 3.38 Thêm key để kết nối với wazuh server Hình 3.39 Xác nhận kết nối đến wazuh server 80 EBOOKBKMT.COM 81