BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH BÀI TẬP NHÓM GIỮA KÌ MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG Chủ đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển Ngân hàng số (Ngân hàng chuyển đổi số) tại Việt Nam THÀNH VIÊN: 1. Lê Thời Chiến Thắng 2. Nguyễn Vũ Sun Ny 3. Nguyễn Hiền Vy 4. Lê Việt Cường 5. Ngô Thị Ngân TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2023. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................2 TÓM TẮT ......................................................................................................................3 NỘI DUNG .....................................................................................................................4 1. Tổng quan ................................................ Ошибка! Закладка не определена. 2. Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................5 2.1. Ngân hàng số ....................................................................................................6 2.2. Ngân hàng không chi nhánh ...........................................................................6 2.3. Các tính năng của ngân hàng số .....................................................................8 2.4. Sự bùng nổ của ngân hàng số .........................................................................9 2.5. Ngân hàng có đang quá phụ thuộc vào chuyển đổi số ? ...............................9 2.6. Mô hình SWOT ..............................................................................................10 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................10 3.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................................10 3.2 Phân tích dữ liệu .............................................................................................10 4. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................10 4.1. Các yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng số ................................................10 4.2. Lợi ích và rủi ro ngân hàng số ......................................................................13 5. Chiến lược phát triển ngân hàng số .................................................................18 5.1. Ngân hàng có thể lột xác hay không? ..........................................................18 5.2. Quá trình đổi mới ở Việt nam:......................................................................18 5.3. Cộng tác với FinTech là chìa khóa để phát triển: .......................................19 5.4. Tương lai của ngân hàng số: .........................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................21 TÓM TẮT Ngân hàng số là một mô hình tiềm năng từ hình thức ngân hàng truyền thống sang ngân hàng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số nhằm giúp cho mọi giao dịch trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Công nghệ hiện diện trong tất cả các tiến trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng: hợp lý hóa cấu trúc của chi phí, cải thiện tính hiệu quả và khả năng của hệ thống thông tin, các khả năng mới về kênh phân phối sản phẩm hiệu quả và chất lượng hơn,... Hiện nay, các quốc gia đang ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế dữ liệu để cạnh tranh và không để bị bỏ lại phía sau, do đó, các ngân hàng buộc phải thay đổi để trở nên phù hợp và thích nghi trong môi trường mới, tránh bị các định chế tài chính thay thế và mất các khách hàng trung thành. Nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố giúp phát triển các dịch vụ của ngân hàng số tại Việt Nam để cung cấp cho các nhà quả trị, ban lãnh đạo của ngân hàng, từ đó giúp phần nào cải thiện sản phẩm dịch vụ của ngân hàng số được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các khách hàng trẻ đều chấp nhận và sử dụng ngân hàng số và có 05 yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam, bao gồm: Điều kiện pháp lý, Cơ sở hạ tầng công nghệ; Tính an toàn bảo mật; Nguồn nhân lực; Mô hình SWOT. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp để các ngân hàng chuyển đổi số có sức hút với lại giới trẻ tại Việt Nam. NỘI DUNG 1. Tổng quan Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của mỗi tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để có thể tồn tại được trên thương trường đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có những sản phẩm dịch vụ đi đôi với thời đại để đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng. Một trong số đó, không thể không nhắc đến dịch vụ ngân hàng số hay còn được gọi với cái tên khác đó là Digital-banking. Nền tảng số không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng: nhu cầu mở tài khoản, thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh… mà còn mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn (như tiêu dùng, giải trí, đầu tư…) những dạng mô hình tài chính mang tính chất vĩ mô. Ngân hàng số chính là phiên bản nâng cấp cao hơn của ngân hàng điện tử. Không những thế, nó có “vị trí” quan trọng trong việc ghi lại dấu ấn của khách hàng đối với khách hàng. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhiều ứng dụng công nghệ thay thế cho phương pháp truyền trống là điều chắc chắn, bởi lẽ việc triển khai này không những khẳng định được vị trí của ngân hàng trong việc bắt kịp xu hướng hiện đại hóa mà còn nâng cấp hạ tầng công nghệ để cung cấp đến khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất. Theo thống kê của PWC Việt Nam trong năm 2021, Đông Nam Á là thị trường có vị trí tốt để thúc đẩy sự chuyển theo hướng thanh toán điện tử, ngân hàng số hay còn gọi là internet banking. Với cơ sở tiêu dùng là 623 triệu người vào năm 2030, khu vực Đông Nam Á được dự đoán là nền kinh tế đứng thứ tư toàn cầu. Hình: Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng số của các ngân hàng thương mại tháng 01/2021 Tháng 01/2021 vừa qua, Mibrand đã tung ra báo cáo dịch vụ chuyển đổi ngân hàng số tại thị trường Việt Nam. Các ngân hàng ở Việt Nam đã theo kịp bước “chuyển mình” này của thị trường công nghệ số. Nhiều ngân hàng đã tìm ra đặc điểm, mức độ hài lòng và nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ ngân hàng số để từ đó vạch ra những chiến lược cụ thể và tối ưu nhất để đưa các sản phẩm của mình tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả. Từ biểu đồ, có thể thấy rõ 3 “ông lớn” trong thị trường Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam là Vietcombank, Techcombank và BIDV, các doanh nghiệp này đã có dịch vụ E-banking được biết đến nhiều nhất. Không những vậy, Vietcombank dẫn đầu, tiếp đến là Techcombank và BIDV có tỉ lệ gần bằng nhau (chênh lệch 0,3%). http://mibrand.vn/we-share/ket-qua-nghien-cuu-ve-thi-truong-e-banking-viet-namthang-12021 Những hạn chế trong việc phát triển ngân hàng số: 1. Đầu tiên, phát triển ngân hàng số ở Việt Nam cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn, đồng bộ về nội lực tài chính, có các thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo mật; bên cạnh đó, phải có sự kết hợp với các lĩnh vực liên quan: thương mại điện tử, chính phủ điện tử,... Chính điều này thúc đẩy các ngân hàng ban đầu phải có sự đầu tư lớn, cần phải lên kế hoạch, chiến lược đầu tư toàn diện. 2. Tiếp theo, cần phải có sự đồng bộ mạng lưới Internet toàn khu vực lãnh thổ, phủ sóng diện rộng, khách hàng phải sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử. Vì lí do này nên các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa luôn là dấu chấm hỏi lớn cần được giải đáp trong việc đưa ngân hàng số hội nhập với toàn dân. 3. Kế đến, vấn đề pháp luật luôn là điều cần thiết để hoàn thiện và bảo vệ quyền lợi thiết yếu của các bên liên quan. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng số. 4. Cuối cùng, khi giao dịch thông qua các ứng dụng công nghệ số, đòi hỏi tính chính xác cao và bảo mật tuyệt đối. Nhiều người còn lo sợ khi sử dụng các tính năng chuyển đổi số này. Cần phải nhắc đến, giao dịch điện tử giúp cho các hoạt động kinh doanh không thể trốn thuế. Trái với việc giao dịch tiền mặt thì các kẽ hở giúp cho việc trốn thuế diễn ra dễ dàng thì giao dịch điện tử khó có thể che giấu nên chủ kinh doanh cũng khá e ngại khi áp dụng lĩnh vực này. Nấc thang của con đường phát triển lĩnh vực ngân hàng số: Nhờ vào các tính năng ưu việc của ngành công nghệ, từ đó tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ, để đưa ra những phân tích có kết luận chính xác cao về nhu cầu của khách hàng. Đây là yếu tố then chốt mà các ngân hàng cần đổ nguồn lực về nó hơn nữa. Đặt lên bàn cân với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có nhiều tính năng hơn giúp mang đến nhiều sản phẩm tài chính mới như thanh toán điện tử, cho vay tiêu dùng hay đầu tư số… Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có xu hướng đổ dòng vốn về Việt Nam, nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ, hợp tác xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh thì hứa hẹn ngân hàng số sẽ phát triển vượt bậc hơn với nhiều sản phẩm ưu việt hơn nữa. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-dich-vu-ngan-hang-so-o-viet-nam78706.htm Có thể nói, với sự phát triển của công nghệ 4.0 trong thời đại hiện nay, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ngay tại nơi làm việc, tại nhà của mình, điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, hạn chế được nhiều rủi ro mắc phải trong lúc giao dịch tiền mặt. Nhưng đáng chú ý hơn hết, giới trẻ hiện nay luôn bắt kịp xu hướng của thời đại, đặc biệt là “sự nhạy cảm” với chuyển đổi số của ngân hàng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ. Thế nhưng, chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi của giới trẻ ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng số hay dịch vụ Internet-banking. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam. https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/econ-vi/article/view/1131/914 2. Cơ sở lý thuyết Danh mục các từ viết tắt: STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 IBM Tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia 2 API Giao diện chương trình ứng dụng 3 CGAP 4 NHS Điểm trung bình tích lũy Ngân hàng số 5 UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 2.1. Ngân hàng số 2.1.1. Khái niệm ngân hàng số Trong cuốn sách “Digital Banking: A Strategy for Launching or Become a Digital Bank”, Chris (2014) đã định nghĩa ngân hàng số là một phương thức hoạt động của ngân hàng, trong đó hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng và dữ liệu điện tử, và công nghệ số là cốt lõi của hoạt động ngân hàng. Định nghĩa thống nhất rằng ngân hàng số là mô hình ngân hàng hoạt động trên nền tảng số tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống: chuyển tiền/giao dịch, kết nối và tư vấn. Tư vấn cho khách hàng để đảm bảo hiệu quả tối đa.Ngân hàng số tích hợp số hóa đối với toàn bộ quy trình và mọi hoạt động của ngân hàng, so với ngân hàng điện tử (E-banking) và ngân hàng trực tuyến (Online Banking) thì ngân hàng số có phạm vi rộng và toàn diện hơn. Theo McKinsey (2021), đặc điểm của ngân hàng số là: Thứ nhất, hoạt động trên nền tăng kỹ thuật số và giao diện người dùng chất lượng cao mang lại trải nghiệm tốt.Thứ hai, hỗ trợ kỹ thuật số cho hoạt động kinh doanh cốt lõi bằng cách định cấu hình lại với các API cho phép triển khai và đổi mới nhanh chóng; Thứ ba, xây dựng và vận hành như một công ty công nghệ: cho phép mô hình hoạt động theo chiều ngang, cấp quyền ở mức độ cao cho nhân viên. phát triển công nghệ, sản phẩm mới và phân phối liên tục 2.2. Ngân hàng không chi nhánh 2.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng không chi nhánh Nghiên cứu của Deloitte (2013) đề cập khái niệm về Ngân hàng không chỉ nhánh: “là một chiến thuật về kênh phân phối, cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng,thông qua sự mở rộng và phát triển công nghệ. Khái niệm về Branchless Bank (BB) có thể xem là sự mở rộng khái niệm về chi nhánh của ngân hàng truyền thống” Bên cạnh đó, một khái niệm tương tự về BB của CGAP và DFID được các nhà nghiên cứu sử dụng khá rộng rãi: “Ngân hàng không chi nhánh là sự cung cấp dịch , tài chính bên ngoài chi nhánh ngân hàng, sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin và đại lý bán lẻ không phải ngân hàng (non-bank retail agents)..”. Theo Ivatury, G. & Mas, I (2008) định nghĩa của ngân hàng không chi nhánh là mạng lưới cung cấp dịch vụ tài chính bên ngoài của các chi nhánh ngân hàng thông thường. Ngân hàng không chi nhánh sử dụng các đại lý và dựa vào công nghệ thông tin để truyền tải giao dịch, điển hình là điểm bán hàng (POS) hoặc điện thoại di động. nó cho phép ngân hàng phục vụ tốt khách hàng ở nhiều vùng xa xôi hẻo lánh khó tiếp cận với ngân hàng hay những người có số dư trong tài khoản thấp. 2.2.2. Cách thức vận hành ngân hàng không chi nhánh Ngân hàng không chi nhánh kết hợp với đối tác thứ 3 như cửa hàng thuốc tây, cửa hàng bách hoá, đại lý vé số, bưu điện, hoặc các nhà bán lẻ khác làm những điểm dịch vụ khách hàng. Những của hàng này cung cấp dịch vụ ngân hàng, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch giống như tại chi nhánh ngân hàng truyền thống như rút tiền mặt, nộp tiền vào tài khoản, thanh toán hoá đơn, và những giao dịch khác (chuyển tiền, sao kê tài khoản, mua bảo hiểm, đầu tư...). Bên cạnh đó, mô hình Ngân hàng không chi nhánh hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ như Internet, điện thoại di động và những thiết bị công nghệ khác (ATM, POS, EFTPOS, MB, IB...). Hình minh họa cách rút và gửi tiền tại Ngân hàng không chi nhánh 2.2.3 Lợi thế của Ngân hàng không chi nhánh - Chi phí cung cấp dịch vụ được cắt giảm: Giao dịch qua Ngân hàng không chi nhánh tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các điểm dịch vụ được điều hành bởi đối tác thứ ba. - Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng: Ngân hàng không chi nhánh có thể xóa bỏ rào cản bao gồm chi nhánh ngân hàng ở xa, thời gian làm việc của ngân hàng không phù hợp, thủ tục của ngân hàng phức tạp,… Nhờ hệ thống quan hệ quản lý khách hàng (cung cấp thông tin về cá nhân khách, lịch sử giao dịch, sở thích mua sắm,…) từ đó đưa ra chính sách, thiết kế sản phảm phù hợp từng nhu cầu khách hàng - Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng: Bằng việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa và đại chúng hóa dịch vụ bằng cách liên kết với hệ thống kênh phân phối dày đặc. Thông qua đó ngân hàng có thể mở rộng khối lượng phạm vi khách hàng tiềm năng. Điều này giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng, do tiếp cận với phân khúc khách hàng có giao dịch nhỏ, số lượng lớn mà thường bị các ngân hàng bán lẻ bỏ qua. 2.3. Các tính năng của ngân hàng số 2.3.1. Thanh toán điện tử Bên cạnh các phương pháp thanh toán tiền mặt truyền thống trước kia của các ngân hàng thì phương thức thanh toán điện tử thông qua Smartphone và Internet đang ngày càng phổ biến hơn với khách hàng trong bối cảnh chuyển đổi số. Đó là cơ sở cho sự ra đời của Cổng thanh toán điện tử: là hệ thống trung gian thanh toán kết nối giữa ngân hàng và tài khoản thẻ của người mua và người bán với mục tiêu là người bán có thể nhận được tiền ngay sau khi giao dịch được hoàn tất. Khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như truy vấn thông tin tài khoản cá nhân, thực hiện giao dịch chuyển tiền (hay còn gọi là chuyển khoản/ chuyển tiền 24/7), thanh toán hóa đơn ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ khi nào. Khi khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến, ngân hàng thường áp dụng các hình thức bảo mật bằng mật khẩu tĩnh, và mật khẩu động như mã số token hay mật khẩu được gửi về tin nhắn điện thoại (mã OTP) để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Theo báo cáo thống kê Visa consumer payment attitudes study 2022 của Visa, hiện Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam Á có xu hướng thanh toán phi tiền mặt nhiều hơn trong tương lai chỉ xếp sau Thái Lan đang sử dụng một số phương tiện thanh toán điện tử: thẻ phi tiếp xúc (~7%); thanh toán bằng thẻ tiếp xúc (8%); thanh toán bằng mã QR code (40%); thanh toán di động không tiếp xúc (45%); thanh toán thẻ trực tuyến (64%). 2.3.2. Vay ngân hàng Vay ngân hàng trực tuyến P2P (Peer to Peer lending) là một hình thức mới áp dụng cho thời gian đợt dịch Covid-19 kéo dài, khi việc ra vay ngân hàng hay vay mượn từ người thân trong lúc giãn cách xã hội là điều không hề dễ dàng, từ đó tạo điều kiện cho nền tảng vay online ra đời. Tại Việt Nam, Ngân hàng TP Bank là một trong những ngân hàng đi tiên phong cho khách hàng có thể dễ dàng vay một khoản tiền có hạn mức thông qua ứng dụng của ngân hàng trên các thiết bị điện thoại thông minh. Người đi vay và người cho vay không hề biết danh tính của nhau, các gói vay đa dạng và thủ tục nhanh chóng, tuy nhiên, cũng vì lý do như vậy, các ngân hàng số để đảm bảo rủi ro mất tiền cho người cho vay đã niêm yết lãi suất cao hơn so với việc vay tại ngân hàng theo cách truyền thống. 2.3.3. Gửi tiết kiệm online Thông qua Internet Banking, Mobile Banking, các ngân hàng ra mắt sản phẩm gửi tiết kiệm online dành cho người bận rộn. Các ứng dụng cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (trên thẻ debit/Napas) sang tài khoản tiết kiệm chỉ vài thao tác dơn giản. Khách hàng có thể truy cập hệ thống để kiểm tra số dư và tra cứu tiền lãi mọi lúc mọi nơi. Thông thường, tại Việt Nam, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông qua ngân hàng số sẽ được niêm yết cao hơn so với hình thức ngân hàng truyền thống. 2.3.4. Tham gia các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm Thông thường, khách hàng khi ra ngân hàng để thực hiện thủ tục gửi tiết kiệm, các nhân viên tư vấn thêm các gói bảo hiểm về tiền gửi. Thông qua nền tảng ngân hàng số đã được hợp thức hóa bởi hành lang pháp lý, tính năng này cũng được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng số khi khách hàng tiến hành thao tác gửi tiết kiệm online, các gói báo hiểm tiền gửi hiển thị ra để khách hàng có thể lựa chọn sử dụng. 2.3.5. Định danh khách hàng bằng eKYC Công nghệ eKYC (Electronic Know Your Customer) là một dạng chuyển đổi số của KYC (Know Your Customer). Trước kia, khi các ngân hàng chưa triển khai eKYC, họ nhận diện khách hàng một cách trực tiếp bằng cách khách hàng phải trực tiếp ra ngân hàng để thực hiện các giao dịch, mở tài khoản. Kể từ khi eKYC ra đời, các bước trên được đơn giản hóa rất nhiều, khách hàng chỉ cần ở nhà thao tác trên thiết bị điện thoại thông minh với một chiếc CCCD hay CMND là có thể mở được tài khoản ngân hàng. 2.4. Sự bùng nổ của ngân hàng số Nhiều con số trong báo cáo mới đây của Ngân hàng nhà nước cho thấy, hoạt động chuyển đổi số của ngành ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022. Tỷ lệ khách hàng cá nhân tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương sử dụng dịch vụ ngân hàng số tăng từ 55% vào năm 2017 lên 88% vào năm 2021. Ở thị trường Việt Nam, mức tăng trưởng tương ứng là 41% lên 82% (Bùng nổ chuyển đổi số ngân hàng, Hà Nội mới, 2023) (Link: Link ). Theo kết quả nghiên cứu của Accenture, rất ít ngân hàng có thể xử lý tốt thách thức từ sự chen ngang của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang làm nóng thị trường. Các ban lãnh đạo vẫn tin rằng, với danh tiếng và sự chuyên nghiệp về dịch vụ của ngân hàng, họ vẫn giữ chân được lượng khách hàng trung thành. Tuy nhiên, hậu quả sau đó thể hiện rõ rệt, khi các công ty công nghệ tài chính dần hoàn thiện và đưa ra thị trường các dịch vụ phi ngân hàng, khách hàng dần chuyển sang sử dụng hình thức này bởi tính tiện lợi của nó. Đến năm 2019, hầu hết các ngân hàng đã chuyển đổi số để hợp tác và phát triển cùng các công ty công nghệ tài chính, áp dụng kỹ thuật số để ra mắt các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Cũng trong năm này, ngân hàng số tiếp tục dẫn đầu và là sự kiện lớn nhất trong ngành ngân hàng. 2.5. Ngân hàng có đang quá phụ thuộc vào chuyển đổi số ? Trong bối cảnh ngày nay, nhiều kịch bản khác nhau có thể hình dung ra được. “Biến đổi kỹ thuật số hoặc nghĩ lại" - Tương lai của Fintech và ngành ngân hàng, Accenture, 2019 (Link: Link). Kịch bản thứ nhất: Các ngân hàng vẫn tự tin vào hướng kinh doanh truyền thống và cuối cùng thất bại trước những người chơi mới. Kịch bản thứ hai: họ hiểu tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng và chấp nhận sự cách tân trong mô hình kinh doanh của mình, tập trung hợp tác với người chơi mới. Có vẻ như kịch bản thứ hai sẽ dễ dàng xảy ra hơn, chúng ta hy vọng này sẽ mang lại thật nhiều trạng thái win-win cho cả khu vực dịch vụ tài chính và các khách hàng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đối với khách hàng ở độ tuổi trung niên trở lên lại có xu hướng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống hơn là các công nghệ kỹ thuật số (Trần Thị Thanh Nga, 2022) (Link: Nga, T. T. T. (2022). Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số đối với người cao tuổi: Trường hợp tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 33(8), 67-81. ), hoặc hình thức cho các Doanh nghiệp vay với quy mô lớn cũng không thể thông qua ngân hàng số được vì các văn bản, thủ tục pháp lý liên quan. Do đó các ngân hàng vẫn đang tiếp tục duy trì và tiếp tục cải thiện hình thức ngân hàng truyền thống để phù hợp với từng đối tượng, tăng quy mô hoạt động và độ phủ rộng khách hàng. Sau cùng thì mục tiêu của ngân hàng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận, do đó, các ngân hàng khai thác được hạ tầng khách hàng nào cũng cần được chú trọng. 2.6. Mô hình SWOT Strengths (thế mạnh) - Weaknesses (Điểm yếu) - Opportunities (Cơ hội) - Threats (Thách thức) (hay viết tắt là SWOT) là mô hình phân tích kinh doanh cho tổ chức giúp định hướng đúng đắn và xây dựng nền tảng phát triển vững chắc. Ưu điểm của mô hình SWOT là được trình bày rất logic do đó giúp người đọc dễ hiểu và theo dõi; phân tích tổng quát, xem xét đầy đủ các yếu tố tác động và đưa ra nhiều nhóm phương án chiến lược; các chiến lược rất đa dạng, linh hoạt và kết nối với nhau tạo thành một chính lược hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhược điểm của SWOT là rất khó kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài; đòi hỏi người hoạch định chiến lược có sự phán đoán tốt. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thu thập dữ liệu Các nguồn dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, trên các tài liệu tham khảo, báo cáo, thống kê của Ngân hàng nhà nước… 3.2. Phân tích dữ liệu Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu, nhóm tác giả đã chọn cách tiếp cận quy nạp để xem xét các tài liệu liên quan về ngân hàng số và tiến hành phân tích, sử dụng kết quả của một số đề tài nghiên cứu trước đây để đưa ra khuyến nghị, chiến lược cho các ngân hàng chuyển đổi số nhằm phát triển hệ thống ngân hàng số sao cho phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Các yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng số 4.1.1. Điều kiện pháp lý Theo quyết định 810/QĐ - NHNN ngày 11/5/2021, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số ngành ngân hàng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của ngành Ngân hàng về công tác chuyển đổi số. Đây là dấu mốc vô cùng quan trọng để Ngân hàng có hành lang pháp lý trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ ra thị trường, giúp thu hút khách hàng từ đó tăng doanh thu cho ngân hàng. Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với mọi hoạt động trên lĩnh vực của đời sống xã hội. Môi trường pháp lý ổn định và ngày càng hoàn thiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của ngân hàng số. 4.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số ngân hàng. Xu hướng kỹ thuật số là sự kết hợp của những tiến bộ công nghệ với những thay đổi hành vi người tiêu dùng, đang tạo điều kiện cho việc tham gia của những người mới nhằm cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống. Những hành vi kỹ thuật số đã thay đổi nhanh hơn so với việc các ngân hàng có thể điều chỉnh cung ứng dịch vụ của mình, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính họ phải tập trung vào việc cập nhật các dịch vụ kỹ thuật số của mình. Theo Clayton M. Christensen, (Link) đổi mới đột phá là quá trình một sản phẩm hoặc dịch vụ bén rễ trong các ứng dụng đơn giản ở đáy thị trường và sau đó không ngừng vươn lên trên thị trường, cuối cùng thay thế các đối thủ cạnh tranh lâu đời. Theo Vietnam Report, xét về ngân hàng, ba yếu tố gồm khả năng áp dụng công nghệ số trong các dịch vụ ngân hàng, hệ thống quản lý rủi ro và công tác kiểm soát nội bộ và chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng cao nhất đến chuyển đổi số của ngân hàng. Cũng theo báo cáo này, trong năm 2019, ngân hàng SeABank đánh dấu cột mốc chuyển mình mạnh mẽ sang chiến lược số hóa và định hướng phát triển ngân hàng số. Với sự đầu tư chất lượng cho mục tiêu số hóa, SeABank đã gặt được nhiều kết quả vô cùng ấn tượng: số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ tăng 200% so với kết quả cùng kỳ, tỷ lệ user active cao, số lượng giao dịch tăng 150% so với năm 2018. Hay ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được tạp chí tài chính quốc tế International Finance Magazine (IFM) trao giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam 2020”. Đây là lần thứ 3 liên tiếp OCB nhận được giải thưởng từ tạp chí uy tín này (Link). BIDV là ngân hàng đứng đầu phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam năm 2006 và liên tiếp đứng đầu cho đến năm 2017, trong khi ngân hàng Eximbank và Kiên Long luôn xếp cuối trong bảng xếp hạng (PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương, ThS. Nguyễn Từ Nhu, 2017) (NAM, F. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NGÂN HÀNG-GỢI Ý XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN.) Khách hàng đánh giá tính hữu ích của công nghệ ứng dụng trong ngân hàng số có ảnh hưởng cao nhất đối với quyết định sử dụng ngân hàng số (kết quả khảo sát của Trần Xuân Hiền, 2019) (Hiền, T. X. (2019). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Tỉnh Long An.) Khách hàng cho rằng thực hiện giao dịch qua ngân hàng số tiết kiệm được thời gian, không phải đến ngân hàng, thực hiện bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu mà không phụ thuộc vào thời gian mở cửa của ngân hàng. Nghiên cứu của TS. Hà Nam Khánh Giao và ThS. Phạm Thị Ngọc Tú cho kết quả tương tự, khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng số năm 2010 đang còn hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số và hành lang pháp lý (Hà Nam Khánh Giao, 2010) (Link: Giao, Ha Nam Khanh & Tu, Pham thi Ngoc, 2010. "Đánh giá Chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam,"). Bên cạnh đó, Susanne Chishti & Janos Barberis trong cuốn sách The Fintech Book, đã chỉ ra hạn chế hình thức truyền thống của ngân hàng qua việc xử lý các hợp đồng bản cứng: Trong một thế giới cạnh tranh và ngày càng bị điều tiết cao độ, các tổ chức tài chính cần phải hiểu biết đầy đủ các hợp đồng phức tạp với khách hàng của mình. Thách thức ban đầu đơn giản nằm ở việc đảm bảo công nghệ có thể được sử dụng để hỗ trợ, các hợp đồng pháp lý hiện đang được các ngân hàng số hóa và lưu trữ dưới dạng điện tử, sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR) và các công nghệ liên quan khác như ICR (nhận dạng ký tự thông minh) và IWR (công nhận từ thông minh) nhằm giải quyết các văn bản được viết tay thay vì viết máy. 4.1.3. Tính an toàn bảo mật Sinh trắc học (biometrics) đã trở thành một giải pháp tiềm năng cho vấn đề bảo mật của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Apple là một trong những gã khổng lồ công nghệ đi tiên phong trong lĩnh vực cho phép phần mềm kỹ thuật số quét dấu vân tay để đăng nhập vào thiết bị, và cho đến nay, hầu hết các sản phẩm của họ đã thay thế dấu vân tay thành quét mã khuôn mặt. Các nhà bán lẻ hay các ngân hàng đều cố gắng cải thiện sự liền mạch trong trải nghiệm của khách hàng. Những nguyên nhân hàng đầu của việc khách hàng cảm thấy chán và chuyển sang dùng những ứng dụng khác là một quá trình thanh toán quá dài dòng hoặc gây phiền hà, hoặc khi khách hàng truy vấn số dư trong tài khoản ngân hàng của mình, mỗi tác vụ mất khoảng từ 30 giây đến 60 giây hay tệ hơn là khách hàng không nhớ mật khẩu của mình. Những ngân hàng số đi đầu về công nghệ đang cạnh tranh trong vị thế đứng đầu về sự trải nghiệm liền mạch của khách hàng, bất cứ ngân hàng nào “nhanh nhất" về dịch vụ, ngân hàng đó sẽ tạm giữ vị trí đứng đầu. Các ngân hàng luôn luôn cập nhật xu hướng thị trường, không ngân hàng muốn bị tụt lại phía sau, do đó có thể hôm nay ngân hàng này sẽ đứng đầu trong việc thu hút người sử dụng dịch vụ ngân hàng số nhưng hôm sau một ngân hàng khác có công nghệ mới hơn, ngay lập tức vị thế dẫn đầu sẽ bị thay thế. Báo cáo Dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2020 của PwC dự báo trong bốn năm tới “các ngân hàng sẽ tổ chức hoạt động của họ xoay quanh khách hàng thay vì các sản phẩm hoặc các kênh”. (PWC, “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2020: Tạo biến chuyển hay cách mạng?”, https://www.pwc.com/gx/en/banking-capitalmarkets/banking-2020/assets/pwc-retail-banking-2020-evolution-or-revolution.pdf Tính bảo mật mạnh, kín kẽ giúp cân bằng giữa an ninh nghiêm ngặt và mức gián đoạn tối thiểu sẽ rất quan trọng một khi các ngân hàng cố gắng cung cấp trải nghiệm khách hàng và dịch vụ liền mạch trên tất cả các kênh. 4.1.4. Nguồn nhân lực Mỗi năm, ước tính tại Việt Nam có 55.000 sinh viên Công nghệ thông tin (CNTT) tốt nghiệp, nhưng chỉ khoảng 30% số đó đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Trong khi nhân sự cho chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng cao, tỷ lệ đào thải cũng tăng lên tương ứng. Xu hướng ngân hàng số ngày các phát triển khiến các ngân hàng “khát" một lực lượng lớn lao động có am hiểu về công nghệ thông tin (Brett King, 2017) ( Brett King (2017), Bank 3.0 tương lai của Ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.) Các vị trí kỹ thuật đặc thù đòi hỏi nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm về các công nghê mới, luôn cập nhật thị trường, tổng quan ngành và tìm ra giải pháp từ những hạn chế của nghiên cứu trước. Các trường đại học ở Mỹ đã và đang đưa các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data… vào giảng dạy các trường kinh tế giảng dạy, trong đó có đào tạo các nhân lực tài chính. Hiện nay, tại Việt Nam, các trường kinh tế cũng bắt đầu áp dụng phương thức này, điển hình như Trường đại học Kinh tế TP. HCM (UEH), định hướng là một trường đại học đa ngành, sinh viên hướng tới là công dân toàn cầu, trường đã đưa các môn khoa học dữ liệu, khoa học máy tính vào giảng dạy để trang bị cho sinh viên các nền tảng kiến thức vững chắc để bắt kịp xu thế và đáp ứng được mọi kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Các sinh viên Tài chính - Ngân hàng không còn phải học theo phương pháp truyền thống, áp dụng công thức một cách máy móc, mà đã bắt đầu thích nghi với các dữ liệu lớn và phương pháp tính toán của AI. Sinh viên sau khi ra trường có thể có nhiều cơ hội và lựa chọn hơn thay vì học ngân hàng chỉ ra làm trong ngành này như phương pháp truyền thống trước đó, mà họ cũng có thể gia nhập vào đội ngũ các công ty công nghệ tài chính. 4.1.5. Mô hình SWOT 4.1.5.1. Strength Các ngân hàng số sẽ không phải mất chi phí khi khách hàng muốn mở thẻ. Chính vì lý do này giúp cho khách hàng sử dụng tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Các thủ tục mở thẻ cũng rất đơn giản, không chiếm nhiều quỹ thời gian của người dùng, đem lại cảm giác thuận tiện, thoải mái. Bên cạnh đó, để thúc đẩy khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng số thì bản thân các ngân hàng đã phải tối giản nhiều loại chi phí. Các chi phí rút tiền, chuyển khoản, duy trì tài khoản không còn nữa. Nếu như ở ngân hàng truyền thống, khách hàng muốn thực hiện các giao dịch của mình phải đến ngân hàng theo giờ hành chính thì ở ngân hàng số, việc chuyển khoản, nạp tiền,.... được đảm bảo thực hiện 24/7, giúp cho việc duy trì dễ dàng hơn. Thêm vào đó, ngân hàng số cũng hỗ trợ khách hàng được nhiều lựa chọn bao gồm: nạp tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác,.... Người dùng sẽ được trải nghiệm toàn bộ những dịch vụ như ngân hàng truyền thống. 4.1.5.2. Weaknesses Tất cả mọi giao dịch thực hiện trong ngân hàng số dù được bảo mật rất cẩn trọng nhưng đâu đó đã có một vài trường hợp hacker chuyên nghiệp tấn công dẫn đến vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng ra ngoài là vẫn có. Ngoài ra, phải kể đến những trường hợp người dùng đánh rơi hay làm mất điện thoại vào tay kẻ xấu sẽ tạo cơ hội cho những kẻ này thực hiện hành vi đánh cắp thông tin khách hàng. Toàn bộ giao dịch của ngân hàng số đều thực hiện chỉ khi có mạng Internet, nó cũng phụ thuộc vào tốc độ trường truyền mạng. Điều này tạo sự ảnh hưởng tới trải nghiệm đến khách hàng. 4.1.5.3. Opportunities Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh, quốc gia này có số lượng dân số đứng thứ 15 trên thế giới với cơ cấu dân số trẻ và có trình độ cao, bắt kịp “nhịp điệu” của công nghệ đổi mới hiện nay. Ngân hàng số đã chứng minh cho Chính phủ thấy được tầm quan trọng của nó, với sự quyết tâm cao, thời gian qua, các cơ quan các cấp cũng như Ngân hàng nhà nước đã có những chỉ đạo và công bố nhiều văn quản quy phạm pháp luật nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các dịch vụ thanh toán điện tử. Đặc biệt phải kể đến các ngân hàng thương mại đã tích cực thay đổi, chú tâm cao trong việc phát triển ngân hàng số để thích ứng với xu hướng của thời đại, cũng như thích nghi với thời cuộc trong hội nhập quốc tế. 4.1.5.4. Threats Vấn đề pháp lý về ngân hàng số chưa có sự cập nhật với tốc độ phát triển của công nghệ. Hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo quy chuẩn của luật pháp, do đó muốn ngân hàng số phát triển phải dựa theo quy định của pháp luật. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay nhanh như vũ bão, cần phải tốn khá nhiều chi phí đầu tư cho công nghệ, bởi khi một công nghệ mới ra đời, thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận, nâng cấp, cải tiến để có thể cạnh tranh trên thị trường. 4.2. Lợi ích và rủi ro ngân hàng số 4.2.1. Lợi ích 4.2.1.1. Giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian Ngân hàng số chính là biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí cho ngân hàng từ việc sử dụng các ứng dụng tự động thay cho lao động thủ công. Khi kích hoạt quy trình tự động hóa trong ngân hàng (tạo ra ngân hàng số), các ngân hàng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để thuê nhân viên, để in ấn và các chi phí liên quan khác. Ngoài ra, với đường truyền internet mạnh, ngân hàng số cũng giúp khách hàng chủ động trong thời gian và không gian, tiết kiệm công sức của mình thay vì phải ra các chi nhánh ngân hàng xếp hàng dài để chờ làm thủ tục, giấy tờ phức tạp như trước. 4.2.1.2. Thuận tiện, nhanh chóng Chắc chắn ngân hàng số sẽ tạo ra sự tiện lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng khi sử dụng. Nó đã xóa bỏ rào cản về địa lý, về không gian, về thời gian. Khách hàng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể thực hiện mọi giao dịch, mọi lúc, mọi nơi, 24/24 giờ. Đối với các khách hàng nhỏ và vừa, các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng giao dịch trực tiếp, các khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi giao dịch không lớn thì đây là điều đặc biệt có ý nghĩa với họ. Đây cũng chính là lợi ích mà ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng số. 4.2.1.3. Tăng hiệu quả kinh doanh So với giao dịch truyền thống thì chi phí giao dịch ngân hàng số được đánh giá ở mức rất thấp, đặc biệt là giao dịch qua internet, mọi thứ được thực hiện tự động, chỉ cần một phần mềm, một ứng dụng là có thể thực hiện ngay, không cần phải chờ đợi, và chỉ cần đầu tư một lần duy nhất thì có thể sử dụng được cho một lượng lớn khách hàng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. Các giao dịch như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, vay vốn ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, tham gia các sản phẩm tài chính như đầu tư, bảo hiểm, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích khác,... đều không cần phải đến chi nhánh ngân hàng, từ đó giúp giảm thiểu tối đa những thủ tục cũng như giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó, với nền tảng kỹ thuật số giúp cải thiện sự tương tác với khách hàng và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 4.2.1.4. Tạo được độ chính xác cao Ngân hàng số với nền tảng công nghệ vượt trội giúp xử lý dữ liệu, tính toán và hạch toán nhanh hơn, chính xác hơn so với cách thức truyền thống trước đây do con người vận hành. 4.2.1.5. Tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng Ngân hàng số là một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ, từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Hơn thế nữa, ngân hàng số còn giúp ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm bất kì chi nhánh nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngân hàng số cũng là một công cụ hiệu quả để quảng bá thương hiệu của ngân hàng. 4.2.1.6. Nâng cao khả năng chăm sóc cũng như khả năng thu hút khách hàng Chính các tiện ích từ phần mềm, từ công nghệ ứng dụng, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng internet, ngân hàng số đã thu hút và giữ chân khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng thương mại. Với mô hình ngân hàng số, kinh doanh đa năng, thì khả năng phát triển, cung ứng dịch vụ trọn gói cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh được xem là rất tiềm năng cho ngân hàng thương mại. 4.2.1.7. Cung cấp dịch vụ trọn gói Một điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng số là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói, đa chức năng. Theo đó, các ngân hàng có thể liên kết với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư,... 4.2.1.8. Cá nhân hóa Từ các giao dịch ngân hàng trực tuyến, ngân hàng số sẽ sử dụng những dữ liệu này để phân bổ tài chính. Ngân hàng số còn cho phép người dùng tích hợp công cụ phân tích chi tiêu, tạo lập ngân sách giúp hoạt động cá nhân hóa gia tăng, người dùng có thể kiểm soát dòng tiền của họ dễ dàng. Nhiều tính năng hỗ trợ người dùng mạnh mẽ cũng được thiết lập, ví dụ như: cung cấp bộ câu hỏi và câu trả lời FAQ trong hệ thống. Khách hàng khi có thắc mắc có thể đọc FAQ và tự giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng mà không cần phải mất thời gian liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng. 4.2.1.9. Bảo mật Bảo mật luôn là vấn đề ưu tiên số một của mọi tổ chức tài chính và khi mở rộng sang ngân hàng số thì nó lại đặc biệt quan trọng. Khi ngân hàng số có chế độ bảo mật mạnh mẽ hơn ngân hàng truyền thống, thì ngân hàng số sẽ giúp các tổ chức đảm bảo an toàn cho các dữ liệu mật của mình và nó cũng là yếu tố để thu hút khách hàng, khiến họ cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại. Với các phần mềm ngân hàng số, khách hàng có thể thiết lập tính năng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, hay kết hợp cả hai trước khi khách hàng thực hiện bất cứ giao dịch nào để đảm bảo đó là giao dịch đúng, không phải là các giao dịch giả mạo, loại bỏ việc khách hàng bị đánh cắp tài khoản. Bên cạnh đó, với bất kỳ giao dịch phát sinh nào từ ngân hàng số thì khách hàng cũng đều nhận được một mã OTP riêng cho mỗi lần sử dụng, đồng thời cũng nhận được các thông báo được gửi qua số điện thoại hay tài khoản email. 4.2.2. Rủi ro Ngân hàng số hiện nay được tập trung phát triển trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm thúc đẩy nền tài chính toàn diện, giúp tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Về cơ bản, các ngân hàng số vẫn tuân thủ các yêu cầu cơ bản như các ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, vì hoạt động chủ yếu trên Internet, ngân hàng số vẫn những rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng thương mại cần tìm ra và xây dựng các phương án quản trị phù hợp. 4.2.2.1. Rủi ro về pháp lý Những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra trong dịch vụ ngân hàng số. Ngày nay, các ngân hàng mở rộng dịch vụ ngân hàng số xuyên biên giới một cách nhanh chóng, cung cấp dịch vụ ngân hàng số mà không cần phải mở chi nhánh tại nước sở tại. Điều này có thể khiến một số ngân hàng chưa chuẩn bị đầy đủ hoặc thiếu thông tin về luật pháp và các qui định pháp lý của nước sở tại trước khi cung cấp dịch vụ ngân hàng số tại các nước này. Ngoài ra, trong quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng số, một số ngân hàng cũng có thể không cập nhật kịp thời thay đổi về các qui định pháp lý của nước sở tại dẫn đến vi phạm luật pháp. Những rủi ro về vi phạm quyền lợi của khách hàng như thu thập và bảo mật thông tin khách hàng không đúng qui định, cũng có thể là một trong những vi phạm pháp lý nghiêm trọng. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro pháp lý. Nguyên nhân đầu tiên là việc không xác định rõ phải áp dụng luật pháp của nước nào trong dịch vụ ngân hàng số xuyên quốc gia, luật pháp của nước mà ngân hàng được cấp phép hoạt động, hay luật pháp của nước mà ngân hàng cung cấp dịch vụ và trong một số trường hợp, luật pháp của hai nước này lại trái ngược nhau. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến rủi ro pháp lý khi cung cấp dịch vụ ngân hàng số xuyên biên giới là việc thực thi luật pháp sẽ khó khăn hơn do tính chất địa lý, luật pháp khác biệt hoặc trong trường hợp một số dịch vụ ngân hàng số mới phát sinh, chưa có qui định pháp luật cụ thể. Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam chỉ mới đang ở giai đoạn đầu, hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa, chưa thực sự thúc đẩy cho việc phát triển ngân hàng số, thanh toán số. Đặc biệt, Việt Nam chưa có khung pháp lý cho những vấn đề như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng; chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu, nhận biết khách hàng số,... vẫn chưa được ban hành để tạo cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán an tâm đầu tư. 4.2.2.2. Rủi ro về danh tiếng ngân hàng Rủi ro về danh tiếng ngân hàng ngày càng nhiều khi ngân hàng tham gia vào dịch vụ ngân hàng số. Nếu một ngân hàng thường xuyên để xảy ra sự cố và không đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ an toàn, chính xác, nhanh chóng khi khách hàng giao dịch trực tuyến, ngân hàng đó có nguy cơ gặp rủi ro về danh tiếng trên thị trường. Hơn nữa, khi hệ thống trực tuyến được kết nối và tương tác với khách hàng, khả năng bảo mật thông tin và an toàn của hệ thống có thể gặp rủi ro và gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng dựa trên dịch vụ ngân hàng số càng nhiều, khả năng dẫn đến những rủi ro về danh tiếng càng cao. Những sự cố khách hàng gặp phải trong giao dịch ngân hàng số với một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng số khác, bởi khách hàng xem nguyên nhân của những sự cố này là do việc quản lý dịch vụ số kém hiệu quả của cả hệ thống. Tuy nhiên, nếu mức độ chia sẻ và hợp tác giữa các ngân hàng trong dịch vụ ngân hàng số chỉ giữ ở mức thấp, thì sự cố xảy ra trong giao dịch ngân hàng số ít có khả năng dẫn đến rủi ro hệ thống. Ngoài ra, trong hoạt động ngân hàng số xuyên quốc gia, việc hợp tác song phương giữa chính phủ của hai quốc gia là cần thiết để tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo của chính phủ nước sở tại dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thấp, ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng cũng như uy tín của nước sở tại. 4.2.2.3. Rủi ro trong vận hành ngân hàng số An ninh được xem là yếu tố chính cần được xây dựng và bảo vệ trong hoạt động giao dịch ngân hàng số. Những rủi ro liên quan đến khả năng an toàn của dịch vụ ngân hàng số có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài ngân hàng. Những rủi ro này có thể là việc đột nhập trái phép vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng để đánh cắp thông tin, chỉnh sửa số dư tiền gởi, tiền vay hoặc làm hệ thống ngưng hoạt động. Tương tự, hệ thống có thể bị can thiệp làm gián đoạn hoặc từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng do vi-rút xâm nhập, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của thông tin. Thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị đánh cắp tại các máy rút tiền tự động (ATM), mã nhận dạng cá nhân (thường được gọi là mã PIN) và mã thẻ của khách hàng có thể bị lấy cắp sau khi khách hàng sử dụng máy. An ninh trong vận hành ngân hàng số bao gồm cả công cụ phần cứng và phần mềm công nghệ thông tin, thủ tục hành chính và quản lý nhân sự để đảm bảo an ninh và hoạt động của cả hệ thống (theo qui định của MAS - Ngân hàng Nhà nước Singapore). Quản lý nhân sự phải đảm bảo rằng những nhân viên phụ trách hành và bảo trì hệ thống ngân hàng số và trang web phải được huấn luyện đầy đủ về đảm bảo an ninh hệ thống. Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện việc an ninh hệ thống ngân hàng số bao gồm xây dựng các bức tường lửa, sử dụng kỹ thuật mã hóa, mật khẩu an toàn, qui định và qui trình chấp nhận truy cập thông tin từ những người có thẩm quyền, có kế hoạch lưu trữ và phục hồi thông tin hiệu quả, cập nhật các phần mềm diệt vi-rút. Việc thực hiện đảm bảo an ninh hệ thống phải được kiểm tra thường xuyên bởi các chuyên gia bên ngoài ngân hàng để phân tích, đánh giá khả năng bảo mật và mức độ phục hồi thông tin của hệ thống nếu có xảy ra sự cố. An ninh trong vận hành ngân hàng số được đo lường bằng mức độ bảo mật thông tin khách hàng cũng như độ tin cậy, tính chính xác của thông tin khi được truyền tải giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng và với đối tác của ngân hàng. Để đạt được mức độ an ninh tối đa, hệ thống ngân hàng số cần phải hoạt động 24/24 giờ để đảm bảo khả năng phản hồi thông tin hay khắc phục sự cố một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Một số ngân hàng thực hiện khoán ngoài (outsourcing), giao việc xử lý số liệu cho bên thứ ba để tiết kiệm chi phí cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các rủi ro trong vận hành ngân hàng số vì bên thứ ba có thể truy cập và xử lý các thông tin của khách hàng và ngân hàng. 4.2.2.4. Rủi ro về sự tin dùng của khách hàng Theo khảo sát của Deloitte về ngân hàng số toàn cầu năm 2018, có khoảng 86% người tham gia khảo sát thực hiện các giao dịch tại các chi nhánh, hoặc thông qua ATM, đặc biệt các thế hệ baby boomer, Gen X, và Millennials. Có thể thấy, dù ngân hàng số ngày càng trở nên thông dụng nhưng giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng tại quầy hoặc giao dịch qua ATM vẫn được khách hàng ưa chuộng hơn. Người tiêu dùng quan niệm rằng giao dịch viên có thể giải đáp thắc mắc, tư vấn các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân. Do đó, ngân hàng số cần phải đảm bảo các thao tác dễ dàng sử dụng, đồng thời xây dựng các giải pháp tùy chỉnh phù hợp theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tin cậy của hệ thống ngân hàng số và phải phản hồi nhanh chóng với khách hàng. 4.2.2.5. Rủi ro an ninh mạng Theo khảo sát của Deloitte (2020) về quản lý rủi ro toàn cầu, có đến 87% giám đốc quản trị rủi ro cho rằng ưu tiên cao nhất trong hai năm tới chính là việc cải thiện khả năng quản lý rủi ro an ninh mạng. Để giảm thiểu rủi ro một cách có hệ thống, các tổ chức tài chính cần có sự tham gia của các cấp điều hành và hội đồng quản trị, xây dựng chiến lược triển khai quản lý rủi ro an ninh mạng phù hợp với định hướng của tổ chức, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để nâng cao năng lực và nghiệp vụ khi áp dụng công nghệ mới, đảm bảo tuân thủ yêu cầu theo quy định. Tại Việt Nam, thách thức an ninh mạng của ngân hàng số ngày càng phức tạp và các ngân hàng phải đối mặt với việc bị phát tán vi-rút, mã độc tinh vi, đa dạng qua nhiều hình thức như email, phần mềm miễn phí, mạng xã hội,... Ngoài lừa đảo trực tuyến, hiện nay tội phạm an ninh mạng còn sử dụng một số thủ đoạn như sử dụng các thiết bị gắn vào máy ATM/POS hoặc cài phần mềm gián điệp, mã độc tấn công vào các trụ ATM, hệ thống thẻ để ăn cắp thông tin tài khoản thẻ của khách hàng, làm thẻ giả để rút tiền, mua bán, sử dụng trái phép thông tin thẻ,... 5. Chiến lược phát triển ngân hàng số “Ngân hàng liệu sẽ tuyệt chủng hay sẽ chuyển đổi" Chúng ta không thể dự báo trước được tương lai của một ngành hay bất cứ điều gì, mặc dù sẵn có trong tay số liệu của nó trong quá khứ. Tương lai ngành ngân hàng sẽ đi đến tuyệt chủng bởi sự thay thế của những công ty Fintech có công nghệ mới, hiện đại hơn hay ngân hàng sẽ thay đổi, đầu tư vào công nghệ nhiều hơn dưới áp lực của thị trường và người tiêu dùng. Chuyển đổi là hệ quả có nhiều khả năng hơn, với những đặc điểm đặc thù của ngành ngân hàng là một ngành bị điều tiết, và ở một điểm nào đó, được bảo vệ. 5.1. Ngân hàng có thể lột xác hay không? Vào năm 2015, khi cuộc cách mạng kỹ thuật số cuối cùng cũng chạm đến ngành ngân hàng. Đa số các ngân hàng cũng đã thấy được “cần phải bắt đầu tương tác với khách hàng của mình về cả tốc độ, tính minh bạch, sự chính xác và công bằng” (trong sách). Họ bắt đầu đổi mới bằng cách hướng đến kết hợp với công nghệ thông tin. Mặc dù họ đã bỏ ra số tiền lớn nhưng phần lớn là để duy trì hệ thống cũ và “tổng mức đầu tư vào hạng mục công nghệ thông tin trên toàn cầu dự kiến chỉ tăng 4,6% trong những năm 2014-2015.” (trong sách). Thấy được điều đó, những người đứng đầu của các ngân hàng đã khám phá và tìm thấy những cách thức sáng tạo hơn và cũng đã phân bổ ngân sách nhiều hơn cho sự đổi mới. Ba cách thức mà họ đã tìm ra đó là: “(1) thành lập các nhóm được lãnh đạo bởi “nhà đột phá” của các ngành sáng tạo khác và phân bổ lượng ngân sách hợp lý vào việc tìm ra những ý tưởng mới, (2) hợp tác với các công ty khởi nghiệp FinTech và (3) thiết lập các quỹ đầu tư để có thể đầu tư trực tiếp vào các công ty giai đoạn đầu trong ngành.” Sau khi tìm được hướng đi, có rất nhiều đề xuất được đưa ra và một số đã được đưa vào thử nghiệm. Tuy nhiên, rất ít các đề xuất được áp dụng với quy mô lớn vì lí do là “các ngân hàng về cơ bản không được thiết kế để đổi mới sáng tạo” (trong sách). Thời gian mà ngân hàng dùng để thực hiện mọi thứ là quá nhiều và quá tốn chi phí nên rất khó để có thể bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Vậy các ngân hàng sẽ không thể đổi mới? Không hẳn là như vậy. Có những yêu cầu nhất định khi ngân hàng muốn tạo dựng một thứ mới mẻ. Gồm 4 yêu cầu: (1) Một người bảo trợ có ảnh hưởng, (2) Sự tham gia của các bên liên quan, (3) Niềm tin về sự đồng thuận của khách hàng và (4) Một tình huống kinh doanh với luận chứng mạnh mẽ để đầu tư. 5.2. Quá trình đổi mới ở Việt nam: Trước sự thay đổi của các hệ thống ngân hàng trên thế giới, rất nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động như: dịch vụ ngân hàng tự động, thanh toán số,... Điển hình là: năm 2017, TPBank ra mắt ứng dụng TPBank LiveBank; năm 2018, OCB ra mắt ứng dụng OCB OMNI; BIDV ra mắt sản phẩm BUNO; VCB ra mắt Vietcombank Digital Lab vào năm 2016 và đặt phát triển ngân hàng số là chiến lược trọng tâm đến năm 2019. (https://tapchitaichinh.vn/co-hoiva-thach-thuc-phat-trien-cong-nghe-trong-linh-vuc-ngan-hang-tai-viet-nam.html) Các ngân hàng đã tự tạo cho mình kho dữ liệu cho phép chia sẻ và tích hợp từ đó xây dựng một hệ sinh thái số bao gồm nhiều ngành và lĩnh vực, giúp khách hàng có trải nghiệm nhiều tiện ích hơn, làm tiền đề cho sự phát triển của một hình thái cao hơn dịch vụ Internet Banking, đó chính là: Ngân hàng số. Ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam là Timo, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm giao dịch hiện đại và nhanh chóng nhất và đã nhận được những phản hồi tích cực từ những người dùng. Theo khảo sát các ngân hàng thương mại trong tháng 6/2020 của Vietnam Report, cho thấy 100% ngân hàng phản hồi hiện đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (Internet banking, mobile banking, v.v.), trong đó 83,33% ngân hàng cho biết đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng. (https://www.researchgate.net/profile/Le-ThiHai/publication/351903222_Ky_yeu_DMST_trong_NHTM_final_52021/links/60af38 85299bf13438ebb150/Ky-yeu-DMST-trong-NHTM-final-52021.pdf#page=111) Quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam gồm 3 giai đoạn. Phản ứng với hình thức cạnh tranh mới: Phát triển các kênh và sản phẩm số mới để định vị bản thân trong môi trường mới. - Thích ứng công nghệ: Thực hiện các thay đổi chuyên sâu về nền tảng công nghệ Chiến lược định vị: Áp dụng các chiến lược số để cố gắng tạo ra lợi nhuận nhằm thay đổi sâu rộng cơ cấu tổ chức. (https://tapchitaichinh.vn/co-hoi-va-thach-thuc-phat-trien-cong-nghe-trong-linh-vucngan-hang-tai-viet-nam.html) Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu ở giai đoạn đầu nhưng đã có sự phân hóa. Vì có lợi thế nguồn vốn, nên các ngân hàng VCB, BIDV, VietinBank đã chuyển sang giai đoạn thứ hai. Techcombank đã đầu tư 300 triệu USD cũng để chuyển qua giai đoạn thứ hai. 5.3. Cộng tác với FinTech là chìa khóa để phát triển: FinTech là viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính), được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. (https://insight.isb.edu.vn/cong-nghe-tai-chinh-fintech-taiviet-nam/) FinTech cung cấp dịch vụ cho nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau như: ngân hàng, tài chính, tiền kỹ thuật số,.. Ban đầu, FinTech đã tiếp cận khách hàng bằng cách thức rất cực đoan với ý đồ thay thế vị trí của các ngân hàng và hệ thống tài chính đã tồn tại. Nhưng vì nhiều rào cản khi gia nhập ngành như: nguồn vốn, luật định,...nên đã có một số công ty FinTech đã cộng tác với các ngân hàng để giải quyết những khó khăn này (ví dụ như: Ngân hàng Quốc gia Úc với Bugwolf, Ngân hàng Hoàng gia Scotland với Funding Circle,..). Và sau đó, ngày càng nhiều công ty FinTech cộng tác với ngân hàng, đã khiến cho họ phải cân nhắc lại về việc để có thể thành công thì nên “phá hoại” hay nên cộng tác. Sự cộng tác giữa các công ty FinTech và các ngân hàng có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn phát triển nào và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Như đã nói ở trên, ngân hàng rất khó để có thể bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, trong khi các công ty FinTech có định hướng ban đầu là các công ty công nghệ; thử nghiệm, khám phá các công nghệ mới và quan trọng là không bị ràng buộc; có thể dùng công nghệ truyền thông để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các ý tưởng mới một cách nhanh chóng. Về phía ngân hàng, họ có thể xóa bỏ những rào cản của các công ty FinTech khi gia nhập ngành như: nguồn vốn có sẵn; kiến thức về chuyên môn, về những quy định pháp lý,... và hơn hết là quyền truy cập cơ sở khách hàng của họ. Như vậy, nhìn chung khi cộng tác hai bên sẽ giải quyết điểm yếu của nhau. Tạo ra một hệ sinh thái mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn và nhanh chóng hơn. Hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những phản ứng về sự ra đời của FinTech. Ngày 16/3/2017, NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐNHNN thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính. Và trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030 cũng đã khẳng định việc cần khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và các công ty Fintech. Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết “Định hình tương lai cho ngành fintech Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hợp tác với ngân hàng. Đó cũng chính là đường đi nhanh nhất và hiệu quả nhất”. Theo thống kê của NHNN, 72% các công ty FinTech đã liên kết với ngân hàng tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 2 thương vụ rót vốn vào công ty FinTech của các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới là MoMo với Warburg Pincus và VNPay với SoftBank. (https://thoibaotaichinhvietnam.vn/mbbank-phat-hanh-bao-cao-fintech-va-ngan-hangso-93962.html) 5.4. Tương lai của ngân hàng số: Trên thế giới, xu hướng mới hiện nay là số hóa toàn bộ ngân hàng, và có rất nhiều ngân hàng số tiêu biểu như là: Ngân hàng DBS (Singapore) được biết đến với khái niệm “Không giấy tờ, không chữ ký, không chi nhánh”, Kakao Bank (Hàn Quốc),... Những ngân hàng thế hệ mới như vậy được gọi là “Neobank” - cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng ứng dụng và Internet. Theo tờ The Economist, 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã chi tổng cộng hơn 25 tỉ USD mỗi năm để phát triển công nghệ. Năm ngoái, các quỹ đầu tư mạo hiểm rót 37 tỉ USD vào các công ty tài chính mới nổi. Theo ông Reet Chaudhuri, chuyên gia cao cấp mảng Thanh toán và Giao dịch, Công ty Tư vấn Quốc tế McKinsey, ở góc độ chiến lược thì ngân hàng số là một mô hình kinh doanh bổ trợ cho ngân hàng truyền thống. (https://vietnamreport.net.vn/Tuong-lai-cua-ngan-hang-so---85421006.html?fbclid=IwAR1QzeM3FVUIt3mLc_LtjVV7UAsaTTWUAL8G2gycWdHdL u4ZW9paBE3Tidk) Ở Việt Nam, ngân hàng số rất có tiềm năng để phát triển vì có các đặc điểm như: dân số trẻ, tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thanh toán di động là 61% vào năm 2019 (theo một báo cáo của PwC), tỷ lệ dân số sử dụng Internet cao. Mặc dù có 94% ngân hàng quyết đi theo con đường số hóa nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng 20% khách hàng trải nghiệm các dịch vụ số (Bà Hằng, Vietcombank). Vẫn còn nhiều nơi (ngoại ô, tỉnh lẻ) và nhiều phân khúc khách hàng mà ngân hàng số vẫn chưa thể tiếp cận được. Nhưng điều này có thể được giải quyết bằng cách đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá dịch vụ. Với tỉ lệ sử dụng smartphone ngày càng tăng cao và thị trường tiêu dùng bán lẻ ngày càng phát triển thì tương lai của ngân hàng số được sự báo là sẽ tiếp tục khởi sắc. (https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-so-trien-vong-va-phat-trien-trong-tuonglai.htm) TÀI LIỆU THAM KHẢO