Uploaded by Nguyễn Đạt

BVSC+-+Ngành+Phân+bón+năm+2023 (5)

advertisement
Ngành Phân bón 2023
Ngành Phân bón
Chịu áp lực từ giá phân bón giảm mạnh
Báo cáo cập nhật
Tháng 05, 2023
Triển vọng ngành 2023: KÉM KHẢ QUAN
Giá Ure tiếp tục giảm trong năm 2023: Từ quý 4/2022, giá các loại phân bón bắt
đầu đảo chiều do chi phí sản xuất giảm (than và khí tự nhiên hạ nhiệt). Đặc biệt là
Trung Quốc mở cửa trở lại khiến nguồn cung phân bón toàn cầu tăng trong khi nhu
cầu sử dụng yếu đã khiến giá phân bón giảm mạnh, thiết lập mặt bằng giá ngày
càng thấp trên toàn thế giới. Giá phân Ure giảm mạnh nhất trong tất cả các mặt
hàng phân bón, từ mức lập đỉnh 925 USD/tấn FOB trong tháng 4/2022 xuống còn
314 USD/tấn FOB vào tháng 3/2023, giảm 66%. Tương tự, giá phân bón DAP và
NPK cũng lần lượt giảm 36% và 20% so với mức lập đỉnh hồi tháng 4/2022.
Nhu cầu tiêu thụ dự báo phục hồi nhẹ: Năm 2023, nhu cầu phân bón thế giới
được IFA ước tính đạt 195,8 triệu tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm 2022.
Trong đó, nhu cầu Ure toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7%; nhu cầu DAP tăng
từ 4-7% so với năm trước nhờ giá nông sản chính thế giới được dự báo vẫn ở mức
cao do đó hỗ trợ khả năng chi trả cho phân bón, thúc đẩy thêm nhu cầu tiêu thụ
phân bón nhất là ở các nước trong khu vực Bắc và Nam Mỹ - nơi có nhu cầu sản
xuất đậu tương và ngô. Đối với nhu cầu trong nước, dự báo tăng 20%YoY, đạt
mức hơn 10 triệu tấn/năm trong 2023 nhờ nông sản được đẩy mạnh xuất khẩu,
nhất là khi Trung Quốc mở cửa trở lại, điều này khuyến khích nông dân trong nước
tái đầu tư sản xuất, qua đó giảm bớt áp lực tồn kho.
Chi trả cổ tức cao là điểm sáng duy nhất cho nhóm phân bón trong 2023: Mặc
dù dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ phục hồi nhưng vẫn không bù đắp được
mức sụt giảm giá phân bón. Chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng của DPM và DCM
lần lượt là 1.438 tỷ đồng (-74%YoY) và 1.367 tỷ đồng (-68%YoY) vào năm 2023.
Tuy nhiên, DPM và DCM đều có lượng tiền mặt ròng cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cao
có thể giúp giảm bớt đà giảm của giá cổ phiếu. DPM đã có chính sách cổ tức hấp
dẫn với tỷ lệ chi trả lên đến 70% mệnh giá trong năm 2022, và dự kiến 40% mệnh
giá trong 2023. DCM có tỷ lệ chi trả cổ tức 25% mệnh giá trong 2022 và 16% mệnh
giá trong 2023. Bên cạnh đó, Nhà máy Ure của DCM sẽ hết khấu hao vào khoảng
tháng 9 năm 2023 và chúng tôi dự báo mức giảm lợi nhuận của DCM sẽ chậm lại
từ quý 4 năm 2023.
Rủi ro dự phóng: Cuộc xung đột chính trị giữa Nga Ukraine vẫn đang kéo dài, có
thể đảo ngược xu hướng giảm giá khí tự nhiên và than.
Chuyên viên phân tích
Tôn Nữ Nhật Minh
(84 28) 3914.6888 ext: 260
minhtnn@bvsc.com.vn
Ngành Phân bón 2023
Thị trường Phân bón thế giới
Đứt gãy nguồn cung phân bón trong 2022
Nga là nước sản xuất phân đạm (Amoniac và Ure) và phân Kali lớn thứ hai, và đứng thứ năm sản
xuất phân lân (phân bón chứa photpho). Trên thị trường xuất khẩu toàn cầu, Nga chiếm 23% lượng
xuất khẩu Amoniac, 14% xuất khẩu phân Ure, 21% xuất khẩu phân Kali. Ngoài ra, Nga còn là quốc
gia sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới (¼ thị phần cung cấp toàn cầu), trong khi khí đốt
tự nhiên là nguyên liệu chính để sản xuất phân đạm.
Vào năm 2022, nguồn cung bị gián đoạn ở một số quốc gia (Nga, Belarus, Ukraine, Châu Âu và
Trung Quốc), đều bắt buồn từ cuộc xung đột giữa Nga–Ukraine diễn ra từ tháng 2/2022. Cuộc
xung đột chính trị này gây ra những hệ lụy: (1) Các nhà máy sản xuất phân bón tại Nga và Ukraine
phải dừng sản xuất; (2) Giá khí đốt và giá than tăng cao dẫn đến làn sóng giảm công suất phân
bón tại Châu Âu và Trung Quốc; (3) Các biện pháp trừng phạt của Châu Âu đối với hàng hóa phân
bón của Nga và Belarus; và (4) Nga và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón để ngăn chặn sự
thiếu hụt trên thị trường nội địa.
Các chuyên gia IFA ước tính sản lượng Amoniac sản xuất các sản phẩm phân đạm trong năm
2022 giảm 3% so với năm trước, chủ yếu do sản lượng thấp hơn của Trung Quốc, Nga cũng như
khu vực Tây và Trung Đông. Bên cạnh đó, nguồn cung phân Kali tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Sản lượng phân Kali toàn cầu năm 2022 ước tính giảm 14% so với năm trước do sản lượng của
Belarus và Nga thấp hơn đáng kể khi bị áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong 2022
Tiêu thụ phân bón (tính theo hàm lượng dinh dưỡng) đã giảm 2% trong năm 2021 và giảm 4%
trong năm 2022. IFA ước tính nhu cầu phân bón năm 2022 đạt mức 190 triệu tấn (-4%YoY) – mức
sụt giảm lớn nhất trong 5 năm trở lại đây với mức giảm lớn nhất ở mảng phân Kali (-9,8% YoY),
theo sau là phân lân (-3,5% YoY) và phân đạm (-2,2% YoY). Các khu vực Đông Á và Đông Nam
Á; châu Mỹ La tinh; Đông Âu và Trung Á dẫn đầu xu hướng giảm này với mức giảm tổng cộng 8,3
triệu tấn N (đạm); P2O5 (lân) và K2O (kali). Trong đó, các quốc gia Đông Nam Á - nơi sản xuất lúa
gạo và dầu cọ có mức tiêu thụ phân bón giảm mạnh nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ: (1) Giá
phân bón tăng cao hơn giá nông sản khiến sức mua phân bón giảm; (2) Hoạt động vận chuyển
phân bón bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine; và (3) Các lệnh hạn chế xuất khẩu
của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus.
2
Ngành Phân bón 2023
Nguồn cung phân bón thế giới theo hàm
lượng dinh dưỡng (2016-2022)
Nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới theo hàm
lượng dinh dưỡng (2016-2022)
triệu tấn
triệu tấn
250
300
250
200
200
150
150
100
100
50
50
0
0
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023F
Đạm (N)
Lân (P2O5)
2016
Kali (K2O)
2017
Đạm (N)
2018
2019
Lân (P2O5)
2020
2021
2022
Kali (K2O)
Nga, Belarus và Ukraine - những quốc gia xuất khẩu chính phân đạm và phân kali
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Amoniac
Urea
Đá phốt phát
Nga
Ukraine
MAP
Belarus
DAP
Phân kali
Khác
Nguồn: IFA
Diễn biến giá phân bón năm 2022
Giá phân Ure
Giá Ure trong năm 2022 tăng 23-42% so với cùng kỳ năm 2021 do ảnh hưởng bởi xung đột NgaUkraine làm chi phí đầu vào sản xuất phân bón tăng cao khiến nguồn cung suy yếu tại châu Âu và
việc vận chuyển phân bón từ Nga (chiếm ~18% sản lượng xuất khẩu Ure toàn cầu) gặp khó khăn.
Trong đó, giá tăng mạnh trong quý 1 và được coi là thời điểm có giá cao nhất kể từ năm 1995 cho
đến nay. Giá Ure trung bình trong tháng 3/2022 bắt đầu bật tăng mạnh ~26% so với tháng trước,
lên mức ~760 USD/tấn. Tuy nhiên, giá quay đầu và suy yếu trong quý 2 và hồi lại mức 690 USD/tấn
trong tháng 9/2022 (từ mức 556 USD/tấn trong tháng 7) do Gazprom (công ty độc quyền khai thác
và phân phối dầu khí lớn nhất của Nga) đã cắt giảm nguồn cung khí từ 40% công suất thiết kế
xuống 20% công suất thiết kế kể từ T6/2022 và 0% công suất thiết kế từ 31/8/2022. Điều này đã
khiến giá khí ở châu Âu tăng cao trở lại, buộc các nhà máy Ure ở châu Âu phải cắt giảm công suất
thêm 500 nghìn tấn/tháng.
3
Ngành Phân bón 2023
Diễn biến giá phân bón Ure theo tháng (2021-2022)
1,000
Nhu cầu tăng trở lại các thị
trường chính, trong khi đó
nguồn cung hạn chế do Trung
Quốc và Nga hạn chế xuất
khẩu
900
800
700
Giá phục hồi nhẹ do
nhu cầu mua hàng
tăng và chi phí đầu
vào tăng
Xung đột giữa Nga – Ukraine
khiến nguồn cung Ure suy
yếu
USD/tấn
600
500
400
Giá cao làm
giảm sức mua
Do nhu cầu mua hàng yếu nên
thương nhân giảm giá để kéo người
mua hàng quay trở lại
300
200
Nhu cầu tiêu thụ yếu,
giao dịch hạn chế
100
-
Ure hạt
hat đục Nola
Ure hạt trong Yuzhnyy
Ure hạt đục Trung Đông
Ure hạt đục tại Ai Cập
Ure hạt đục tại Đông Nam Á
Nguồn: Agromonitor
Giá khí Châu Âu và khí than nhiệt đều lập đỉnh
trong quý 1/2022
Thị phần xuất khẩu phân Ure trên thế
giới (theo sản lượng)
USD/tấn
USD/mmBTU
120
400
90
300
60
200
30
100
Giá khí Châu Âu
Nov-22
Sep-22
Jul-22
May-22
Jan-22
Mar-22
Nov-21
Sep-21
Jul-21
May-21
Jan-21
Mar-21
Nov-20
Jul-20
Sep-20
May-20
Jan-20
-
Mar-20
0
Giá than nhiệt (USD/tấn)
Nga
China
Saudi Arabia
Oman
Ai Cập
Malaysia
Khác
Nguồn: Bloomberg, Worldbank
Giá phân Kali
Thị trường Kali cũng có diễn biến tương tự như phân Ure, khi giá tăng mạnh đã làm suy giảm nhu
cầu, đồng thời làm thu hẹp quy mô sản xuất của các nhà máy so với năm 2021.
Trong năm 2022, giá phân Kali gia tăng mạnh trong Q1 và nửa đầu Q2/2022, sau đó suy yếu dần
đến cuối năm. Giá phân Kali thế giới trung bình trong năm 2022 ở mức ~563 USD/tấn (+145%YoY).
Sự gia tăng chủ yếu đến từ: (1) các lệnh trừng phạt đối với Belarus; và (2) việc vận chuyển khó
khăn bởi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine. Trong khi đó, 2 quốc gia Belarus và Nga chiếm 22% và
29% tổng sản lượng xuất khẩu phân bón thế giới.
4
Ngành Phân bón 2023
Giá trị xuất khẩu phân Kali
tỷ USD
Thị phần xuất khẩu phân Kali trên thế
giới (theo sản lượng)
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Canada
Nga
Belarus
Jordan
Khác
Nguồn: OEC, Worldbank
USD/tấn
1,400
1,200
1,000
Diễn biến giá phân Kali theo tháng (2021-2022)
Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt từ đầu
tháng 12/2021 và việc EU bổ sung các
lệnh trừng phạt đã tiếp tục đẩy giá trên
thị trường gia tăng
800
600
400
Nhu cầu suy yếu, tồn kho
cao
200
-
gMOP Brazil
sMOP SE Asia C&F
gMOP Nola FOB (st)
sMOP Israel - FOB
Nguồn: Agromonitor
Giá phân DAP/MAP
Sau khi tăng mạnh trong năm 2021, giá DAP đạt đỉnh 954 USD/tấn (+76% YoY) vào T4/2022 do:
(1) Xung đột chính trị giữa Nga–Ukraine xảy ra khiến chi phí sản xuất (lưu huỳnh, amoniac và đá
phốt phát) và chi phí vận chuyển tăng cao (Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất về amoniac, chiếm 30%
thị phần xuất khẩu và đứng thứ ba về lưu huỳnh, chiếm 9% thị phần xuất khẩu); (2) những biện
pháp trừng phạt áp đặt lên các nhà sản xuất phân bón lớn là Belarus và Nga khiến nguồn cung
phân lân trở nên eo hẹp, trong khi đó giá ngũ cốc tăng đã thúc đẩy nhu cầu phân lân cũng như các
chất dinh dưỡng cây trồng trên khắp thế giới; và (3) Trung Quốc (chiếm 30% tổng khối lượng
thương mại toàn cầu 2021) đã ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu để ưu tiên đảm bảo nguồn cung
cho nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, giá DAP dần hạ nhiệt từ 2H2022, xuống mức ~670 USD/tấn trong
Q4/2022 do giá cao làm ảnh hưởng tới khả năng chi trả của người dân, dẫn tới nhu cầu mua hàng
giảm so với cùng kỳ năm 2021.
5
Ngành Phân bón 2023
Diễn biến giá phân bón DAP theo tháng (2021-2022)
USD/tấn
1,400
Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng lớn đến
nguồn cung phốt phát thế giới; nhu cầu mua
hàng tại Ấn Độ và Hoa Kỳ tăng do chuẩn bị
bước vào vụ Kharif
1,200
1,000
800
600
Nhu cầu của người mua gần như được đáp ứng. Nguồn cung
phốt phát từ Nga tăng khi tăng hạn ngạch xuất khẩu
400
200
-
DAP Morocco FOB
DAP Nola FOB
DAP China FOB
DAP India C&F
Nguồn: Agromonitor
triệu tấn
14
Sản lượng xuất khẩu phân lân Trung Quốc
(2017 - 2022)
Thị phần xuất khẩu phân DAP trên thế giới
(theo sản lượng)
12
10
8
6
4
2
0
2017
2018
2019
2020
2021
2022
Trung Quốc
USA
Ấn Độ
Morocco
Nga
Brazil
Saudi Arabia Khác
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Worldbank
Dự báo thị trường phân bón 2023
Nguồn cung dồi dào hơn 2023: BVSC nhận định nguồn cung phân bón tăng nhẹ trong 2023 nhờ:
(1) Trung Quốc và Nga dỡ bỏ/gia tăng hạn ngạch xuất khẩu phân bón trong 2023. Từ cuối năm
2022, Nga đã nâng mức tăng hạn ngạch xuất khẩu phân đạm từ 8,3 triệu tấn lên gần 11,8 triệu tấn
đến tháng 5/2023; (2) Một số nhà máy mới bổ sung trong giai đoạn 2020-2022 ở Ấn Độ, Nigeria,
Brunei, 3 nhà máy ở Nga và 10 nhà máy ở Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2023; (3)
Theo Financial Times, EU đang dự trữ lượng khí đốt tự nhiên ở mức kỷ lục sau một mùa đông ôn
hòa hơn dự đoán, củng cố hy vọng rằng khối này có thể từ bỏ việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Theo
số liệu của Cơ quan Công nghiệp Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Châu Âu, tổng dung lượng lưu trữ của
khối này đạt 55,7% công suất - mức cao nhất vào đầu tháng 4 kể từ ít nhất năm 2011; và (4) Trong
báo cáo khí Q1/2023, IEA đã điều chỉnh giảm dự báo giá khí đốt trung bình năm 2023 khoảng 70%
6
Ngành Phân bón 2023
xuống còn khoảng 11 USD/mmBTU so với báo cáo tháng 10/2022. Do đó, nhiều khả năng các nhà
máy Ure chạy bằng khí ở Châu Âu vốn đã ngừng sản xuất vào năm 2022 sẽ hoạt động trở lại vào
năm 2023.
IFA đưa ra kịch bản lạc quan cho thị trường phân bón với nguồn cung tăng 2,2%, đạt 263 triệu tấn
(Trong đó, sản lượng phân đạm, phân lân và phân kali lần lượt tăng 0,7%YoY; 2,7%YoY và
6,9%YoY). Ngoài ra, S&P Global cũng dự đoán nguồn cung phân Ure cũng tăng 1,5%YoY.
Tiêu thụ phân bón phục hồi trở lại trong 2023: Nhu cầu phân bón năm 2023 được IFA ước tính
đạt 195,8 triệu tấn, phục hồi 1,5% từ mức thấp trong năm 2022. Trong đó, nhu cầu Ure toàn cầu
dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7%, nhu cầu DAP tăng từ 4-7% so với năm trước. Năm 2023, giá nông
sản chính thế giới được dự báo vẫn ở mức cao do đó thúc đẩy thêm nhu cầu tiêu thụ phân bón
nhất là ở các nước trong khu vực Bắc và Nam Mỹ (sản xuất đậu tương và ngô); và Trung Quốc
(nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi).
Châu Mỹ Latin là khu vực được dự báo sẽ dẫn đầu xu hướng phục hồi trong tiêu thụ các loại phân
bón trên toàn cầu năm 2023, đặc biệt là phân lân và phân kali. Khu vực Nam Á đứng thứ hai trong
xu hướng phục hồi nhu cầu tiêu thụ phân đạm và phân lân, trong đó tiêu thụ tại Ấn Độ và Pakistan
sẽ tăng mạnh. Đông Á sẽ trở thành động lực lớn thứ hai của tăng trưởng tiêu thụ phân kali, dẫn
đầu là các quốc gia sản xuất dầu cọ. Ngoài ra, tiêu thụ phân bón tại châu Phi dự kiến tăng 9% sau
khi giảm mạnh các năm trước, vì vậy châu lục này cũng sẽ trở thành động lực lớn cho tăng trưởng
tiêu thụ phân đạm toàn cầu.
triệu tấn
300
Nguồn cung phân bón theo hàm
lượng dinh dưỡng (2016-2023F)
250
Nhu cầu tiêu thụ phân bón trên thế giới
(2019-2023F)
triệu tấn
205
6.00%
4.00%
200
2.00%
200
195
0.00%
150
190
-2.00%
100
185
50
0
-4.00%
180
2016
2017
2018
Đạm (N)
2019
2020
Lân (P2O5)
2021
2022 2023F
Kali (K2O)
-6.00%
2019
2020
2021
2022
Nhu cầu tiêu thụ phân bón
2023F
Tăng trưởng
Nguồn: IFA
7
Ngành Phân bón 2023
Giá phân Ure 2023
Theo S&P Global, giá Ure các loại dao động từ mức 400-430 USD/tấn (-38%YoY). Giá khí đốt tự
nhiên giảm mạnh ở châu Âu và nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến giá Ure chịu áp lực giảm giá trong
quý 4/2022. Bên cạnh đó, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã tạm thời đình chỉ mức thuế 6,5% đối
với hàng nhập khẩu Ure (ngoại trừ hàng từ Nga và Belarus) từ ngày 16/12/2022–16/6/2023. Động
thái này mở ra cho châu Âu một số nguồn cung nhập khẩu phân Ure từ Mỹ, Trung Đông, Nigeria
và Đông Nam Á; đồng thời gây áp lực cạnh tranh về giá đối với Ai Cập và Algeria – những quốc
gia được hưởng lợi từ tình trạng miễn thuế nhờ hiệp định thương mại tự do với EU. S&P Global
nhận định giá Ure có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực trong 1H2023 cho đến khi có nhu cầu lớn từ thị
trường lớn như Ấn Độ và Brazil bước vào mùa vụ. Ngoài ra, Nga áp mức thuế xuất khẩu phân bón
mới 23,5% đối với các sản phẩm Ure có giá trên 450 USD/tấn, có hiệu lực từ 01/01/2023 đến
31/12/2023. Do đó, các nhà xuất khẩu Ure của Nga sẽ thiết lập giá sàn thấp (dưới mức giá 450)
trong năm 2023 vì thuế xuất khẩu khuyến khích các nhà xuất khẩu Nga bán Ure dưới mức giá này
trong suốt cả năm. Với chi phí sản xuất trung bình cho một nhà sản xuất Ure ước tính khoảng 156
USD/tấn FOB trong 2023, giá Ure dưới 450 USD vẫn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà sản
xuất phân bón ở Nga. Nhìn chung, trong 2023, người mua vẫn thận trọng và chờ đợi giá Ure tiếp
tục giảm, trong khi người bán lại lo lắng về mức tồn kho cao.
Dự báo giá Ure theo năm (2021-2035F)
Dự báo giá Ure theo tháng (2021-2023F)
USD/tấn
USD/tấn
800
700
600
500
400
300
200
100
0
1,200
1,000
800
600
400
200
Jan-21
Mar-21
May-21
Jul-21
Sep-21
Nov-21
Jan-22
Mar-22
May-22
Jul-22
Sep-22
Nov-22
Jan-23
Mar-23
May-23
Jul-23
Sep-23
Nov-23
-
Ure hạt đục Trung Đông
Ure hat đục Nola
Ure hạt đục tại Ai Cập
Ure hạt đục Trung Đông
Ure hat đục Nola
Ure hạt đục tại Ai Cập
Ure hạt đục tại Đông Nam Á
Ure hạt đục tại Đông Nam Á
Nguồn: S&P Global
Giá phân Kali 2023
Theo WorldBank, giá phân Kali trung bình năm 2023 được ước tính sẽ đạt ở mức cao 500 USD/tấn
(-40%YoY) do nguồn cung phục hồi nhanh hơn so với nhu cầu. Trong trung hạn, nguồn cung trong
giai đoạn 2022-2025F dự kiến phục hồi ở mức thấp do việc chậm trễ trong việc mở rộng công suất
ở khu vực Đông Âu, chiếm khoảng 60% trong tổng nguồn cung tăng thêm trong giai đoạn trên.
8
Ngành Phân bón 2023
Dự báo giá phân Kali (2021-2024F)
Diễn biến giá phân Kali theo tháng (2020-2023)
USD/tấn
1,000
USD/tấn
1,400
900
1,200
800
mức giá Kali trong 2023
giảm 40-45% so với
2022
700
1,000
600
800
500
600
400
300
400
200
200
100
-
Jan-20
Mar-20
May-20
Jul-20
Sep-20
Nov-20
Jan-21
Mar-21
May-21
Jul-21
Sep-21
Nov-21
Jan-22
Mar-22
May-22
Jul-22
Sep-22
Nov-22
Jan-23
Mar-23
-
2021
2022
World bank
2023F
2024F
Fitch Rating
Nguồn: Indexmundi, Worldbank, Fitch Rating
Giá phân DAP
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có thể gỡ bỏ việc áp đặt hạn ngạch đối với phân lân trong 2H2023.
Mosaic ước tính Trung Quốc sẽ xuất khẩu 4,48 triệu tấn DAP (+21,4%YoY) và 1,68 triệu tấn MAP
(+2,1%YoY), chiếm ~90% trong sản lượng xuất khẩu phân lân của Trung Quốc trong năm 2023.
Ngoài ra, Morocco, một trong những nhà sản xuất phốt phát lớn nhất thế giới, vừa ký một thỏa
thuận cung cấp 1,7 triệu tấn phân lân cho Ấn Độ trong 2023, nhằm tăng cường an ninh lương thực
và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong khi đó, nhu cầu tăng mạnh ở khu vực Bắc
và Nam Mỹ, chủ yếu nhờ nhu cầu sản xuất đậu tương và ngô - cây trồng thâm dụng phân lân. Hơn
nữa, nhu cầu các loại cây trồng này tại Trung Quốc cũng tăng cao bởi nhu cầu sử dụng thức ăn
chăn nuôi tăng lên, đặc biệt khi quốc gia này đang tái đàn heo sau dịch tả lợn châu Phi. Do đó, giá
DAP năm 2023 được Fitch Rating ước tính ở mức 550 USD/tấn (-39%YoY).
USD/tấn
Diễn biến giá phân DAP theo tháng
(2020-2023)
Dự báo giá phân DAP (2020-2024F)
USD/tấn
1,000
1,200
900
1,000
800
700
800
600
600
500
400
400
300
200
200
Jan-23
Oct-22
Jul-22
Apr-22
Jan-22
Jul-21
Oct-21
Apr-21
Jan-21
Jul-20
Oct-20
Apr-20
Jan-20
-
100
2021
2022
2023F
2024F
2025F
2026F
Nguồn: Indexmundi, Fitch Rating
9
Ngành Phân bón 2023
Thị trường Phân bón Việt Nam
Nhu cầu nội địa sụt giảm do giá phân bón leo thang
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhu cầu nội địa trong năm 2022 giảm 20-30% so với 2021.
Nguyên nhân chính đến từ: (1) giá phân bón tăng cao trong khi giá nông sản tăng lại không bù đắp
đủ chi phí đầu vào; và (2) nhập khẩu phân bón sụt giảm do cuộc xung đột chính trị giữa NgaUkraine và các lệnh hạn chế xuất khẩu.
Nhiều người nông dân thu hẹp diện tích trồng trọt. Theo báo cáo của GSO, diện tích lúa cả năm
2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước. Năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha,
giảm 0,6 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn.
Lũy kế năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3,35 triệu tấn phân bón, trị giá gần 1,6 tỷ USD
– giảm hơn 1,2 triệu tấn (-27%) về lượng nhưng tăng 127,7 triệu USD (+9%YoY) về trị giá so với
2021. Trong đó, nhập khẩu hầu hết các chủng loại chính đều giảm như DAP (giảm 33,7 nghìn tấn,
-9%YoY), Kali (giảm 617,6 nghìn tấn, -52%YoY); Ure (giảm 195 nghìn tấn, -66%) và NPK (giảm
53,4 nghìn tấn, -13%YoY).
Biến động sản lượng một số cây lương thực
chính
triệu tấn
5
kg/ha đất canh tác
600
500
0
Lúa
-5
-10
-15
Sản lượng tiêu thụ phân bón Việt Nam
Ngô
Lạc
Đậu
tương
Khoai langRau & đậu
400
300
200
100
-20
0
-25
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Nguồn: GSO, Tilasto.com
Xuất khẩu phân bón tăng vọt - điểm sáng ngành phân bón nội địa trong năm 2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2022, do tình hình phân bón trên thế giới,
xuất khẩu phân bón của Việt Nam vượt xa về lượng, đạt tới mức 1,7 triệu tấn (+29%YoY) và do
yếu tố về giá nên đã lần đầu tiên vượt qua mốc 1 tỷ USD (+96%YoY). Giá xuất bình quân đạt 625,2
USD/tấn, tăng 34% so với năm ngoái. Thị trường xuất khẩu phân bón Việt Nam trong năm 2022
chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Campuchia là thị trường truyền thống
và lớn nhất chiếm tỷ trọng 27,63% tổng lượng phân bón xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường
Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Myanmar, Lào…
10
Ngành Phân bón 2023
Thị trường Ure Việt Nam trong năm 2022 được hỗ trợ chủ yếu từ xuất khẩu khi tăng mạnh so với
2021 và là điểm sáng hỗ trợ cung cầu nội địa. Xuất khẩu năm 2022 tăng khoảng 348 nghìn tấn
(+85%) lên mức 757 nghìn tấn, chiếm tới 30% lượng sản xuất trong nước (trong khi năm 20202021 chỉ chiếm 17-19% lượng sản xuất). Sự gia tăng mạnh của xuất khẩu đã bù đắp được phần
lớn sự suy giảm khoảng 420 nghìn tấn của tiêu thụ cho cây trồng và sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất; đồng thời, hỗ trợ sản xuất Ure của cả nước tăng nhẹ so với năm 2021, bất chấp sự leo thang
của chi phí sản xuất (Amoniac, khí…).
Đối với Ure, thị trường xuất khẩu chính là khu vực Đông Nam Á. Trong 2022, Việt Nam đẩy mạnh
sản lượng xuất khẩu vào các quốc gia như Malaysia, Hàn Quốc, Philippines và Myanmar, một
phần hưởng lợi nhờ lệnh hạn chế xuất khẩu trong 1H2022 và hạn ngạch xuất khẩu trong 2H2022
của Trung Quốc khiến sản lượng Ure xuất khẩu quốc gia này sụt giảm trong khi 4 khu vực trên
chiếm ~16% thị phần xuất khẩu của Trung Quốc.
Ngược lại, sản lượng xuất khẩu NPK và DAP của Việt Nam giảm 17-18% so với 2021 do: (1) giá
phân NPK tăng cao khiến người nông dân tại các thị trường xuất khẩu chuyển sang sử dụng loại
phân NPK có chất lượng thấp hơn và giá cả thấp hơn; và (2) Giá DAP liên tiếp sụt giảm mạnh từ
tháng 8 cho đến hết năm 2022 nên các nhà máy ở Việt Nam gặp khó khăn trong đàm phán đơn
hàng xuất khẩu.
Sản lượng xuất khẩu phân bón Việt Nam 2022
nghìn tấn
Thị trường xuất khẩu phân bón chính của
Việt Nam
400
350
300
250
200
150
100
50
-
DAP
Ure
NPK
Kali
Cam pu chia
Hàn Quốc
Philippines
Myanmar
Malaysia
Nguồn: GSO
11
Ngành Phân bón 2023
Diễn biến giá phân bón trong nước năm 2022 - Biến động đồng pha với giá phân bón thế giới
Giá nội địa của các loại phân bón giữ xu hướng tăng trong hơn nửa đầu năm 2022 và lập đỉnh mới
trong tháng 3-4/2022 sau đó tạm chững lại, giảm dần từ Q3/2022. Cụ thể, phân Ure, Kali và DAP
lần lượt tăng 33%, 69%, và 49% so với năm 2021.
Diễn biến giá phân Ure nội địa
Diễn biến giá phân Kali
VNĐ/kg
25,000
VNĐ/kg
25,000
20,000
20,000
15,000
15,000
10,000
10,000
5,000
5,000
1/1/2021
1/1/2022
Ure Phú Mỹ
1/1/2023
1/1/2021
1/1/2022
Kali Israel
Ure Cà Mau
1/1/2023
Kali Belarus
Diễn biến giá phân NPK nội địa
Diễn biến giá phân DAP nội địa
VNĐ/kg
20,000
VNĐ/kg
35,000
30,000
15,000
25,000
20,000
10,000
15,000
5,000
10,000
5,000
1/1/2021
1/1/2021
1/1/2022
1/1/2022
NPK Binh Dien
DAP Van Thien Hoa 64%
1/1/2023
1/1/2023
NPK Phu My
DAP Dinh Vu 61%
Nguồn: Agromonitor
Dự báo thị trường phân bón Việt Nam 2023
Sản phẩm
Khả năng sản xuất
Nhu cầu
Cân đối cung - cầu
Ure
4 nhà máy sản xuất trong nước cung
ứng 2,2-2,5 triệu tấn.
2,2 triệu tấn
Ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa vẫn còn
dư thừa để xuất khẩu.
DAP
3 nhà máy trong nước đáp ứng 60-75%
nhu cầu.
900 nghìn tấn/năm
Lượng thiếu hụt được bù đắp từ nhập
khẩu.
Kali
Không sản xuất được.
960 nghìn tấn/năm
Nhập khẩu 100%.
NPK
Khoảng 5 triệu tấn/năm.
Lân
1,5-2 triệu tấn/năm.
4 triệu tấn/năm
Dư cung nhưng đồng thời vẫn cần nhập
khẩu dòng NPK cao cấp.
1,8 triệu tấn/năm
Chủ động đáp ứng nhu cầu trong nước.
12
Ngành Phân bón 2023
Nhu cầu tiêu thụ phân bón nội địa phục hồi: nhờ (1) giá phân bón các loại “hạ nhiệt”, giảm áp
lực chi phí đầu vào cho nông dân; và (2) Trung Quốc mở cửa trở lại hỗ trợ xuất khẩu nông sản
(đặc biệt là lúa gạo - chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo trồng tại Việt Nam), từ đó nhu cầu tiêu thụ
phân bón trong nước phục hồi so với 2022. Cụ thể, AgroMonitor ước tính nhu cầu phân bón của
Việt Nam sẽ tăng khoảng 10-18% so với năm 2022 nhưng sẽ thấp hơn khoảng 8-13% so với 2021.
Trong đó, dự kiến tăng mạnh chủng loại DAP (28-46%), Ure (12-16%), Kali (15-26%), các chủng
loại khác tăng thấp hơn NPK (7-14%), SA (7-11%),...
Biến động giá gạo Việt Nam (2018-2023F)
Nhu cầu phân bón Việt Nam
'000 tấn
USD/tấn
10,500
500
25.0%
20.0%
10,000
400
15.0%
9,500
10.0%
300
9,000
200
5.0%
0.0%
8,500
-5.0%
100
8,000
-10.0%
7,500
0
2018
2019
2020
2021
2022
2023F
-15.0%
2020
2021
2022
2023F
Nguồn: Bloomberg, Worldbank, GSO
13
Ngành Phân bón 2023
Các doanh nghiệp trong ngành
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023
Doanh thu sụt giảm mạnh do mức nền cao trong 2022
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong Q1/2023, sản lượng Ure nhập khẩu vào Việt Nam giảm
48%, xuất khẩu Ure giảm 25%YoY (khoảng 200 nghìn tấn) trong khi đó sản lượng xuất khẩu phân
bón của Trung Quốc tăng mạnh 72%. Nhìn chung, các doanh nghiệp phân bón đều sụt giảm về
doanh thu trong Q1/2023 do nhu cầu tiêu thụ yếu và giá giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh
thu thuần của ngành phân bón trong Q1/2023 giảm 33%YoY, xuống còn 13.687 tỷ đồng. Trong đó,
các doanh nghiệp như: DPM, DCM, DHB và BFC có mức sụt giảm doanh thu cao nhất ngành.
Biên lợi nhuận gộp sụt giảm do giá bán giảm mạnh hơn chi phí đầu vào
Biên lãi gộp ngành phân bón trong Q1/2023 chỉ còn 12%, giảm 21 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Trong
đó, nhóm doanh nghiệp sản xuất Ure là có tỷ suất lợi nhuận cao nhất ngành ở mức 16% trong khi đó
nhóm doanh nghiệp sản xuất phân NPK và phân lân – DAP lần lượt có biên lãi gộp 7,3% và 12%.
Lợi nhuận sau thuế tiếp tục bị “ăn mòn” do tỷ trọng chi phí hoạt động/ DTT tăng mạnh
Chi phí hoạt động của ngành phân bón trong quý 1 chỉ giảm 12,8%YoY. Tỷ lệ chi phí hoạt động/DTT
ở mức 11%, cao hơn mức 8% của Q1/2022. Điều này khiến Lợi nhuận sau thuế của ngành phân
bón giảm 91%YoY – mức sụt giảm cao hơn rất nhiều so với mức sụt giảm của Doanh thu thuần.
tỷ đồng
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
-
Doanh thu các doanh nghiệp trong ngành phân
bón giảm mạnh trong Q1/2023
DPM
DCM
DHB
BFC
Ure
LAS
SFG
VAF
Q1/2022
DDV
NFC
VAF
SFG
LAS
BFC
DHB
DCM
DPM
DDV
Lân - DAP
NPK
Q1/2021
NFC
Lợi nhuận gộp các doanh nghiệp trong
ngành phân bón giảm mạnh trong Q1/2023
-20%
0%
20%
Q1/2023
Q1/2023
40%
Q1/2022
60%
Q1/2021
Lợi nhuận sau thuế của ngành phân bón có mức sụt giảm cao hơn doanh thu thuần
tỷ đồng
2,500
2,000
Q1/2021
Q1/2022
Q1/2023
1,500
1,000
500
DPM
DCM
DHB
BFC
LAS
SFG
VAF
NFC
DDV
(500)
Nguồn: Fiinpro
14
Ngành Phân bón 2023
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Các doanh nghiệp phân bón đầu ngành có tỷ lệ tiền mặt dồi dào
Ước tính tỷ lệ tiền mặt/Tổng tài sản của ngành phân bón trong Q1/2023 là 36%. Trong đó, các
doanh nghiệp mảng Ure có khoản mục tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn cao nhất trong ngành,
bù đắp được chi phí khấu hao của nhà máy Ure và NPK. Cụ thể, tỷ lệ tiền mặt/tổng tài sản của
DPM và DCM lần lượt là 45% và 63%. Trong khi đó, doanh nghiệp đạm-than DHB có tỷ lệ tiền
mặt/ tổng tài sản chỉ khoảng 5% và tổng tài sản giảm dần trong giai đoạn 2019-2022 do phải chịu
áp lực cao từ: (1) chi phí khấu hao của nhà máy Ure; và (2) chi phí lãi vay cao.
Số ngày tồn kho của các doanh nghiệp phân bón đều có xu hướng tăng mạnh trong bối
cảnh giá phân bón cao ảnh hưởng đến sức mua của nông dân
Số ngày tồn kho của các doanh nghiệp lớn trong ngành phân bón đều tăng vọt trong năm 2022.
Trong đó, các doanh nghiệp đứng đầu trong các mảng phân bón như DPM và DCM (phân Ure),
BFC và LAS (phân NPK), và DDV (phân lân-DAP) có xu hướng tăng mạnh hơn so với các doanh
nghiệp nhỏ hơn trong mảng.
Các doanh nghiệp NPK có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp sản xuất NPK như BFC, SFG và LAS có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu lần lượt
là 163%, 41% và 14% trong Q1/2023; nợ vay chủ yếu là nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tích trữ
các loại phân đơn đầu vào. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong mảng sản xuất Ure (trừ DHB) và
phân lân-DAP sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính tương đối thấp hơn so với ngành. Đối với mảng Ure,
tỷ lệ đòn bẩy của DCM và DPM có xu hướng giảm dần nhờ tích cực trả các khoản nợ vay dài hạn
liên quan đến việc đầu tư nhà máy. Còn với hai doanh nghiệp trong mảng lân-DAP là VAF và DDV
có cơ cấu nguồn vốn an toàn nhất, với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu xấp xỉ bằng 0%.
Tỷ trọng tiền mặt/Tổng tài sản năm của các
doanh nghiệp phân bón trong ngành
Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp
trong ngành phân bón
70%
180%
160%
60%
140%
50%
120%
40%
100%
30%
80%
60%
20%
40%
10%
20%
0%
0%
DPM DCM
DHB
BFC
LAS
SFG
VAF
NFC
DDV
DPM DCM
BFC
LAS
SFG
VAF
NFC
DDV
15
Ngành Phân bón 2023
Số ngày tồn kho của các doanh nghiệp trong ngành phân bón
ngày
250
200
150
100
50
DPM
DCM
DHB
BFC
2018
2019
LAS
2020
SFG
2021
VAF
NFC
DDV
2022
Nguồn: Fiinpro
Danh mục khuyến nghị cổ phiếu ngành phân bón
Tăng trưởng LNTT
MCK
P/E
Tỷ suất cổ tức
ROE
TP*
Thị
giá
Upside
KN*
2021
2022
2023
2021
2022
2023
2021
2022
2023
2021
2022
2023
DPM
348%
74%
-74%
4,4
2,3
10,3
32,9%
45%
10%
15,2%
12,1%
11%
36.300
33.400
9%
NE
DCM
173%
135%
-66%
7,7
2,9
10,1
26,4%
48%
13%
7,6%
8,2%
5,8%
27.700
24.350
14%
NE
(*) OP: OUTPERFORM
NE: NEUTRAL
N/A: không có khuyến nghị TP: Giá mục tiêu
Cổ phiếu DPM
Kết quả kinh doanh kém khả quan trong Q1/2023: DPM công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023
với doanh thu thuần đạt 3.265 tỷ đồng (-44%YoY) và LNST đạt 262 tỷ đồng (-88%YoY) - đây là mức
lãi thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây của DPM. Trong đó, sản lượng tiêu thụ phân Ure và NPK
đều sụt giảm gần 50% so với Q1/2022. Biên lợi nhuận doanh nghiệp cũng rơi mạnh từ 48,4% về mức
16%. Công ty cho biết giá bán và sản lượng kinh doanh các loại phân bón đều giảm trong quý 1 (đặc
biệt giá bán Ure giảm 44%) trong khi giá khí tăng so với cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận quý 1 giảm (DPM
đã sử dụng 100% khí giá cao từ mỏ Cửu Long nên giá vận chuyển cao gấp đôi so với cùng kỳ năm
trước, tăng từ 2,2 USD/mmbtu trong Q1/2022 lên 4,5 USD/mmbtu trong Q1/2023). Với kết quả đạt
được, DPM chỉ hoàn thành được 19% kế hoạch doanh thu và 11% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
tỷ đồng
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Kết quả kinh doanh của DPM
(2021-2023)
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
-
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Doanh thu thuần
Biên lợi nhuận gộp
Lợi nhuận sau thuế
Ure
NPK
Amoniac
Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu
Khác
Nguồn: DPM
16
Ngành Phân bón 2023
Điểm nhấn đầu tư 2023:
 Tiềm lực tài chính mạnh mẽ hỗ trợ cho việc chi trả cố tức cao: DPM có tiềm lực tài chính
mạnh mẽ với: (1) số dư tiền mặt ròng 8,7 nghìn tỷ đồng trong khi tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ
sở hữu -59% vào cuối năm 2022; và (2) chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của DPM duy
trì ở mức 1.400–1.900 tỷ đồng trong giai đoạn 2023–2028 nhờ động lực tăng trưởng đến từ
nhu cầu tiêu thụ phục hồi và tiềm năng tăng trưởng từ nhà máy NPK khi nhà máy này hiện
tại vẫn chưa hoạt động hết công suất; điều này hỗ trợ công ty chi trả cổ tức tiền mặt cao và
ổn định 3.000–4.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn 2023–2028 (công ty dự kiến chi trả cổ tức
tiền mặt 2023 là 40%). Chúng tôi nhận định rằng DPM là cơ hội đầu tư nhận cổ tức hấp dẫn
(với lợi suất cổ tức dao động từ 7,5%-13%) trong giai đoạn 2023-2028 trong bối cảnh giá Ure
có xu hướng giảm và đi ngang, thay vì là một cổ phiếu được giao dịch dựa theo diễn biến giá
Ure.
 Nhu cầu Ure trong nước sẽ tăng trong 2023: DPM kỳ vọng tiêu thụ Ure trong nước sẽ phục
hồi vào năm 2023 nhờ: (1) giá Ure hạ nhiệt; và (2) Trung Quốc mở cửa tác động tích cực tới
các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng.
Công ty kỳ vọng tiêu thụ Ure trong nước sẽ phục hồi 12%-16% YoY trong năm 2023 do giá
Ure giảm khiến nhu cầu Ure tăng mạnh hơn. Ngoài ra, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ
Ure của DPM đi ngang so với cùng kỳ trong năm 2023 mặc dù DPM thực hiện bảo trì nhà
máy trong vòng 26 ngày (hoàn thành thời gian bảo dưỡng trước thời gian dự kiến 4 ngày).
 Giá Ure sẽ duy trì ổn định 2H2023 nhờ nhu cầu phục hồi: Chúng tôi nhận định giá Ure có
thể chạm đáy vào Q1/2023 và phục hồi dần từ giữa hoặc cuối quý 2 trở đi, với kỳ vọng: (1)
một cuộc đấu thầu mua Ure của Ấn Độ có thể diễn ra trong Q2/2023. Đầu năm 2023, IPL đã
thông báo gói thầu mua Ure của Ấn Độ khoảng 600 nghìn tấn Ure dạng hạt đục hoặc dạng
hạt trong từ 01/3/2023-29/02/2024 (cho phép giao Ure từ 40 nghìn–60 nghìn tấn mỗi tháng);
và (2) nhu cầu tiêu thụ nội địa phục hồi rõ rệt hơn trong tháng 5 khi mà mùa mưa đến gần và
tháng 5–tháng 7 là mùa cao điểm tiêu thụ phân bón để phục vụ cho vụ mùa Hè Thu.
 Nguồn cung khí đầu vào được đảm bảo: DPM cho biết nếu lượng khí từ mỏ khí giá rẻ Bạch
Hổ và các mỏ khí giá cao ở bể Cửu Long không đáp ứng đủ nhu cầu trong giai đoạn 20232025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ cho phép DPM dùng khí từ các mỏ khí ở bể Nam
Côn Sơn. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính giá khí đầu vào có thể tăng 10% so với cùng kỳ do
DPM phải sử dụng nguồn khí giá cao từ mỏ Cửu Long.
17
Ngành Phân bón 2023
Dự báo kết quả kinh doanh DPM 2023
Chỉ tiêu
2022
2023F
Doanh thu thuần
18.745
14.080
Kinh doanh hàng hóa sản
xuất trong nước
15.397
11.090
(đvt: tỷ đồng)
BVSC nhận định
Doanh thu 2023 giảm do có mức nền cao từ 2022, trong đó mảng
phân bón ước tính giảm 26% do giá bán giảm mạnh (20%35%YoY).
Trong năm 2023, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ Ure đạt 800
- Ure
11.753
7.840
nghìn tấn (+1,1% YoY) nhờ giá Ure hạ nhiệt, thúc đẩy nhu cầu tiêu
thụ nôi địa, với giả định giá phân Ure về mức 9.800 đồng/kg do chịu
áp lực giảm giá từ: (1) nguồn cung phân bón phục hồi; (2) chi phí
năng lượng hạ nhiệt; và (3) các chính sách thương mại kìm hãm
giá phân Ure.
Trong năm 2023, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ của phân
- NPK
1.879
2.300
NPK đạt 200 nghìn tấn (+55% YoY) nhờ: (1) giá phân NPK hạ nhiệt
sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước, đặc biệt đẩy
mạnh sản phẩm NPK chất lượng cao; và (2) nhà máy NPK của DPM
vẫn chưa hoạt động hết công suất, với giả định giá phân NPK ở
mức 11.500 đồng/kg (-21%YoY) do giá phân đơn đầu vào giảm.
Năm 2023, chúng tôi dự phóng sản lượng tiêu thụ Amoniac đạt
65.500 tấn (-8% YoY), với giá bán ước tính 14.500 đồng/kg (theo
dự báo Fitch Rating giá Amoniac đạt 450 USD/tấn).
- Hóa chất
1.765
950
Kinh doanh hàng hóa nhập
khẩu
3.348
2.990
Phân bón nhập khẩu của DPM chủ yếu là phân NPK, chúng tôi ước
tính sản lượng tiêu thụ của phân NPK nhập khẩu đạt 260 nghìn tấn
(+24% YoY) nhờ nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước phục hồi.
Lợi nhuận gộp
7.881
2.712
Biên lãi gộp 2023 ước tính giảm 14 điểm phần trăm so với 2022 do
giá bán của các sản phẩm cốt lõi đều giảm.
(1.536)
(1.197)
EBIT
6.345
1.515
Chi phí lãi vay
(64,8)
(51,5)
LNST Cổ đông công ty mẹ
5.586
1.438
13.952
3.674
Chi phí hoạt động
EPS (đồng/cp)
Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế Cổ đông công ty
mẹ của DPM trong năm 2023 lần lượt đạt 14.080 tỷ đồng (-24%YoY) và 1.438 tỷ đồng (-74%YoY)
do giá bán giảm mạnh. Ở mức giá hiện tại, DPM đang giao dịch tại mức P/E 2023 là 9,1x; gần với
mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 10,1x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và
P/E, BVSC khuyến nghị NEUTRAL cho DPM với giá mục tiêu là 36.300 đồng/cổ phiếu – với tỷ
suất sinh lời là 9%.
18
Ngành Phân bón 2023
Cổ phiếu DCM
Kết quả kinh doanh kém khả quan: DCM ghi nhận doanh thu thuần 2.735 tỷ đồng (-33%YoY) do
giá phân bón giảm mạnh (giá bán Ure bình quân quý 1 giảm hơn 32%). Riêng doanh thu từ thị
trường xuất khẩu giảm 60%, xuống còn 884 tỷ đồng. Biên lợi nhuận giảm từ 48,5% về mức 20,5%.
LNST đạt 230 tỷ đồng (-85%YoY) - mức lãi thấp nhất trong 7 quý gần đây của DCM. Kết thúc quý
1, DCM đã hoàn thành lần lượt 20,3% kế hoạch doanh thu và 16,6% chỉ tiêu LNTT năm 2023.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Kết quả kinh doanh của DPM (2021-2023)
tỷ đồng
5,000
60%
4,000
50%
40%
3,000
30%
2,000
20%
1,000
10%
-
0%
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Ure
NPK
Kinh doanh phân bón
Khác
Biên lợi nhuận gộp
Nguồn: DCM
Điểm nhấn đầu tư 2023:
 Tiềm lực tài chính mạnh mẽ hỗ trợ cho việc chi trả cổ tức cao: DCM có năng lực tài chính
mạnh mẽ với số dư tiền mặt ròng 8.900 tỷ trong khi đó tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -84,2% vào
cuối năm 2022. Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của DCM duy trì ở mức 1.000–1.600
tỷ đồng trong giai đoạn 2023–2028, duy trì dự báo cổ tức giai đoạn 2023-2027 là 1.600
đồng/cp (lợi suất 7%), tương ứng tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận trung bình là 85% trong
giai đoạn 2023-2028.
 Nhu cầu Ure trong nước sẽ tăng trong 2023: Chúng tôi kỳ vọng tiêu thụ Ure trong nước sẽ
phục hồi vào năm 2023 nhờ: (1) giá Ure hạ nhiệt; và (2) Trung Quốc mở cửa tác động tích
cực tới các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ trong
nước tăng. Chúng tôi dự báo sản lượng Ure tiêu thụ nội địa của DCM tăng 30-35% so với
cùng kỳ, bù đắp mức sụt giảm mạnh của sản lượng xuất khẩu.
 Giá Ure sẽ duy trì ổn định 2H2023 nhờ nhu cầu phục hồi: Chúng tôi nhận định giá Ure có
thể chạm đáy vào Q1/2023 và phục hồi dần từ giữa hoặc cuối quý 2 trở đi, với kỳ vọng: (1)
Một cuộc đấu thầu mua Ure của Ấn Độ có thể diễn ra trong Q2/2023. Đầu năm 2023, IPL đã
thông báo gói thầu mua Ure tại nước này khoảng 600 nghìn tấn Ure dạng hạt đục hoặc dạng
hạt trong từ 01/3/2023-29/02/2024 (cho phép giao Ure từ 40 nghìn–60 nghìn tấn mỗi tháng);
và (2) Nhu cầu tiêu thụ nội địa phục hồi rõ rệt hơn trong tháng 5 khi mà mùa mưa đến gần và
tháng 5–tháng 7 là mùa cao tiêu thụ phân bón để phục vụ cho vụ mùa Hè Thu.
19
Ngành Phân bón 2023
 Năng lực sản xuất: Chúng tôi nhận định dư địa tăng trưởng mảng NPK còn lớn do công ty
phát triển mảng này từ 2 năm trước và dư địa công suất vẫn còn lớn. Ước tính sản lượng
tiêu thụ NPK sẽ tăng 25%YoY, lên 100 nghìn tấn trong 2023. Bên cạnh đó, nhà máy Ure của
DCM sẽ hết khấu hao vào khoảng T9/2023. Do đó, chúng tôi ước tính mức giảm lợi nhuận
của DCM sẽ chậm lại từ Q4/2023.
Dự báo kết quả kinh doanh DCM 2023
Chỉ tiêu (đvt: tỷ đồng)
Doanh thu thuần
2022
2023F
16.441
12.447
BVSC nhận định
Trong năm 2023, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ Ure đạt 882
- Ure
12.400
8.983
nghìn tấn (+5% YoY) do nhà máy Ure Cà Mau khó có thể gia tăng công
suất khi đã vận hành vượt công suất thiết kế, giả định giá phân Ure sẽ
đạt 10.000 đồng/kg (-32% YoY do chịu áp lực giảm giá từ: (1) nguồn
cung phân bón phục hồi; (2) chi phí năng lượng hạ nhiệt; và (3) các
chính sách thương mại kìm hãm giá phân Ure.
Trong năm 2023, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ của phân NPK
- NPK
1.253
1.150
đạt 100 nghìn tấn (+25% YoY) nhờ: (1) giá phân NPK hạ nhiệt sẽ thúc
đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước; và (2) nhà máy NPK của
DCM vẫn chưa hoạt động hết công suất, với giả định giá phân NPK ở
mức 11.500 đồng/kg (-25%YoY) do giá phân đơn đầu vào giảm.
Trong năm 2023, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ của phân bón
- Phân bón thương mại
thương mại đạt 211 nghìn tấn (+71,0% YoY) nhờ: (1) chuỗi cung ứng
phân bón dần được khắc phục; và (2) ký kết phân phối độc quyền phân
DAP của Tập đoàn Vân Thiên Hóa.
1.972
2.005
816
309
5.611
2.529
Biên lãi gộp 2023 ước tính giảm 15 điểm phần trăm so với 2022 do giá
bán của các sản phẩm cốt lõi đều giảm.
(1.303)
(1.332)
Tỷ trọng chi phí hoạt động trong 2023 tăng 2,7 điểm phần trăm do chi
phí quảng cáo và truyền thông tăng mạnh, nhằm kích cầu tiêu thụ.
EBIT
4.308
1.197
Chi phí lãi vay
(10,3)
(3,3)
LNST Cổ đông công ty mẹ
4.275
1.367
EPS (đồng/cp)
7.731
2.583
- Khác (kinh doanh phế phẩm,
bao bì, dịch vụ,...)
Lợi nhuận gộp
Chi phí hoạt động
Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế Cổ đông công ty
mẹ của DCM trong năm 2023 lần lượt đạt 12.447 tỷ đồng (-22%YoY) và 1.367 tỷ đồng (-68%YoY)
do giá bán giảm mạnh. Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2023 là 8,9x; gần với
mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 10,1x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và
P/E, BVSC khuyến nghị NEUTRAL cho DCM với giá mục tiêu là 27.700 đồng/cổ phiếu – với tỷ
suất sinh lời là 14%.
20
Ngành Phân bón 2023
TUYÊN BỐ TRÁCH NHIỆM
Tôi, chuyên viên Tôn Nữ Nhật Minh, xin khẳng định hoàn toàn trung thực và không có động cơ cá nhân khi thực hiện báo cáo này. Tất
cả những thông tin nêu trong báo cáo này được thu thập từ những nguồn tin cậy và đã được tôi xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, tôi không
đảm bảo tính đầy đủ cũng như chính xác tuyệt đối của những thông tin nêu trên. Các quan điểm, nhận định trong báo cáo này chỉ là
quan điểm riêng của cá nhân tôi mà không hàm ý chào bán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Báo cáo chỉ nhằm
mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Cá nhân tôi cũng như
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến
trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.
Báo cáo này là một phần tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, tất cả những hành vi sao chép, trích dẫn một phần hay
toàn bộ báo cáo này phải được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt.
LIÊN HỆ
Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
Phạm Tiến Dũng
Lưu Văn Lương
Nguyễn Chí Hồng Ngọc
Giám đốc khối
Phó Giám đốc khối
Phó Giám đốc khối
dungpt@bvsc.com.vn
luonglv@bvsc.com.vn
ngocnch@bvsc.com.vn
Đỗ Long Khánh
Lê Thanh Hòa
Trần Xuân Bách
Hàng không, Tài chính
Ngân hàng, Tiện ích công cộng
Phân tích kỹ thuật
khanhdl@bvsc.com.vn
hoalt@bvsc.com.vn
bachtx@bvsc.com.vn
Trần Phương Thảo
Trương Sỹ Phú
Hoàng Thị Minh Huyền
VLXD, BĐS
Hàng tiêu dùng, CNTT
Chuyên viên vĩ mô
thaotp@bvsc.com.vn
phuts@bvsc.com.vn
huyenhtm@bvsc.com.vn
Nguyễn Hà Minh Anh
Trần Đăng Mạnh
Lê Hoàng Phương
Nông nghiệp, Tiện ích công cộng
Bán lẻ, Vật liệu cơ bản
Dầu Khí, Chứng Khoán, Ngân Hàng
anhnhm@bvsc.com.vn
manhtd@bvsc.com.vn
phuonglh@bvsc.com.vn
Nguyễn Đức Hoàng
Nguyễn Huỳnh Bảo Trâm
Tôn Nữ Nhật Minh
Thép, Phân bón
Cảng, Vận tải biển
Dược phẩm, Hóa chất cơ bản
hoangnd@bvsc.com.vn
tramnhb@bvsc.com.vn
minhtnn@bvsc.com.vn
Trần Tuấn Dương
Tiện ích công cộng, Cao su tự nhiên, VLXD
duongtt@bvsc.com.vn
21
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
Trụ sở chính:
Chi nhánh:
 08 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Tầng 8, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. HCM
 Tel: (84 24) 3 928 8080
 Tel: (84 28) 3 914 6888
Download