Chương I. Các kiến thức cơ sở Bài 1.1 Tập hợp và tập số thực Khái niệm tập hợp: A. Tập hợp Khái niệm Tập hợp là một khái niệm nguyên sơ, mà không thể định nghĩa nó được, nhưng ta có thể mô tả. I. 1 Ví dụ: Tập hợp là một tập gồm các phần tử không được sắp thứ tự và có chung một hoặc vài tính chất nào đó. Một tập hợp được nói là chứa các phần tử của nó. Các đối tượng trong một tập hợp được gọi là các phần tử của tập hợp đó. Ví dụ: N; Z; Q; R; C, ... Định nghĩa 2. Hai tập hợp được gọi là bằng nhau nếu và chỉ nếu chúng có cùng các phần tử. Ví dụ: 2 A = {1, 3, 5, 7, 9}; B = {Tập các số nguyên dương lẻ, lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 9} Tập A được biểu diễn bằng cách liệt kê các phần tử, tập B biểu diễn bằng cách phát biểu các thuộc tính của các phần tử thuộc nó. Định nghĩa 3. Tập A được gọi là tập con của B nếu và chỉ nếu mỗi phần tử của A đều là phần tử của B. Ký hiệu: A B . 3 Định lý 1. Đối với tập S bất kỳ: (i) S (ii) SS Định nghĩa 4. Cho S là một tập hợp. Nếu có chính xác n phần tử trong S, với n là số nguyên không âm, thì ta nói rằng S là một tập hữu hạn và n được gọi là lực lượng của S. Lực lượng của S được ký hiệu là |S|. Ví dụ: |A|=5 Định nghĩa 6. Một tập hợp được gọi là vô hạn nếu nó không phải là hữu hạn. Các tập vô hạn, hiện nay ta chấp nhận có 2 lực lượng: 4 - Các tập vô hạn có lực lượng đếm được - Các tập vô hạn có lực lượng không đếm được (hay còn gọi là lực lượng continum) TẬP LŨY THỪA Định nghĩa 6. Cho S là một tập hợp. Tập lũy thừa của S là tập bao gồm tất cả các tập con của S. Tập lũy thừa của S ký hiệu là P(S). 5 Định lý: Nếu số phần tử của S là n thì số phần tử của P(S) là 2n. (Bài tập) TÍCH ĐỀ CÁC Định nghĩa 7. Dãy sắp thứ tự (a1; a2; ...; an) là một tập hợp sắp thứ tự có a1 là phần tử thứ nhất, có a2 là phần tử thứ hai, ..., có an là phần tử thứ n. Định nghĩa 8. Cho A và B là 2 tập hợp khác rỗng. Tích Đề các của A và B được ký hiệu là AxB, là tập hợp tất cả các cặp (a, b), với a thuộc A còn b thuộc B. AxB = (a; b) / a A; b B . 6 Định nghĩa 9. Tích Đề các của các tập A1; A2;...; An ký hiệu A1xA2x...xAn là tập hợp các dãy sắp thứ tự (a1; a2; ...; an) trong đó a1 A1; a2 A2 ;...; an An . Nghĩa là A1 xA2 x... An = (a1;a 2 ;...;a n )/a1 A1; a2 A2 ;... Ví dụ: R2 DÙNG KÝ HIỆU LƯỢNG TỪ VỚI CÁC TẬP HỢP Đôi khi chúng ta chỉ rõ không gian của một mệnh đề ngay trong ký hiệu: x S P( x); x S P( x) . Ví dụ, Xác định ý nghĩa của các mệnh đề 2 x R ( x 0) và x Z ( x2 = 1) . Bài tập 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 II. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP 17 Định nghĩa 1. Cho A và B là 2 tập hợp. Hợp của 2 tập A và B, được ký hiệu là A B , là tập chứa tất cả các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B hoặc thuộc cả hai. Ví dụ: 18 A – Tập các SV Lớp GT25 hát hay B – Tập các các nam sinh viên Lớp GT25. Định nghĩa 2. Cho A và B là 2 tập hợp. Giao của 2 tập A và B, được ký hiệu là A B , là tập chứa các phần tử thuộc cả A và B. C là tập các sinh viên có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là môn Toán 19 D là tập các sinh viên có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là môn Lý E là tập các sinh viên có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là môn Tiếng Anh Định nghĩa 3. Hai tập được gọi là rời nhau nếu giao của chúng là tập rỗng . Đinh nghĩa 4. Cho A và B là hai tập hợp. Hiệu của A và B, ký hiệu là A \ B , là tập chứa các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B. 20 Hiệu của A và B cũng được gọi là phần bù của B đối với A. Định nghĩa 5. Cho U là tập vũ trụ (tập sinh), phần bù của A được ký hiệu là A , là phần bù của A đối với U. Nói cách khác, phần bù của A chính là U \ A. 21 Các hằng đẳng thức tập hợp 22 23 Bảng tính thuộc đối với tính chất phân phối 24 A ( B C ) = ( A B) ( A C ) A ( B C ) = ( A B) ( A C ) Hợp và giao tổng quát 25 26 BIỂU DIỄN CÁC TẬP HỢP TRÊN MÁY TÍNH 27 Có nhiều cách biểu diễn các tập hợp trên máy tính. Cách 1. Lưu trữ các phần tử của tập hợp theo cách không sắp thứ tự; Cách 2. Lưu trữ các phần tử của tập hợp bằng cách sắp thứ tự một cách tùy ý các phần tử của tập vũ trụ. Nhận xét: - Cách 1 có nhược điểm là việc tính hợp, tính giao hoặc hiệu của hai tập hợp sẽ rất mất thời gian; - Cách 2 giúp việc tính toán các tổ hợp các tập hợp thuận lợi hơn. Với cách 2 ta có thể biểu diễn các tập con A của tập vũ trụ U như sau: + Bước 1: Ta chỉ ra sự sắp các phần tự của U, ví dụ: U là hữu hạn 28 gồm n phần tử và các phần tử của U được sắp như sau: a1; a2; ...; an Khi đó tập A U có thể được biểu diễn bởi 1 xâu bít có độ dài n, trong đó bit thứ i của xâu này là 1 nếu pt ai thuộc A, là 0 nếu pt ai không thuộc A. III. Tập số thực R và cách sắp thứ tự của tập đó 1. Chú ý mở đầu. Trong giáo trình ở phổ thông bạn đọc đã làm quen nhiều với các số hữu tỉ và các tính chất của chúng. Ngay lúc đó nhu cầu của toán học sơ cấp đã đòi hỏi phải mở rộng phạm vi các số đó. Thật vậy, trong các số hữu tỉ không có 29 rất nhiều căn của những số nguyên dương chẳng hạn 2 tức không có số hữu tỉ nào p q , trong đó p và q là các số tự nhiên, mà bình phương của nó lại bằng 2. Để chứng minh điều đó ta giả thử p ngược lại: giả thử có một phân số q sao 2 cho p = 2 . q Ta có thể xem phân số đó là tối giản tức p và q không có thừa số chung. 2 2 p = 2q Vì thì p là số chẵn: p = 2r (r là số nguyên) và thành thử q là số lẻ. Bằng cách thay p bởi biểu thức của nó ta được q 2 = 2r 2 do đó ta suy ra q là số chẵn. Mâu 30 thuẫn nhận được đó chứng minh điều khẳng định của ta. Cùng với điều đó nếu ta chỉ hạn chế trong phạm vi các số hữu tỉ thì trong hình học không phải đoạn thẳng nào cũng có độ dài. Thật vậy, ta hãy xét hình vuông có cạnh dài bằng đơn vị của độ dài. Đường chéo của hình vuông đó không thể có độ p dài hữu tỉ q vì trong trường hợp trái lại theo định lý Pitago, bình phương của độ dài đó lại bằng 2 mà như ta đã thấy là không thể được. 31 Trong chương này ta đặt bài toán mở rộng phạm vi số hữu tỉ, thêm vào đó những phần tử mới ấy là các số vô tỉ. Trong lịch sử toán học, các số vô tỉ thực tế đã bắt đầu xuất hiện (dưới dạng những biểu thức chứa căn) ngay từ thời trung cổ nhưng chúng chưa được xem là các con số chân chính. Đế thế kỷ XVII phương pháp toạ độ Đềcác *) lập nên, đã đề xướng với một hiệu lực mới vấn đề biểu diễn số bằng các đại lượng hình học. Do ảnh hưởng của phương pháp đó, ý kiến cho rằng các số hữu tỉ và vô tỉ là bình đẳng ngang nhau đã trở nên chín muồi và nó *) **) Rơnê Đềcac (1596 - 1650) là nhà triết học và bác học Pháp nổi tiếng. Ixaăc Niutơn (1642 - 1727) là nhà vật lý và toán học Anh vĩ đại. 32 được phát biểu rõ ràng trong định số về số (dương) của Niutơn **) trong tác phẩm "Số học khái luận" (1707) của ông: "Ta hiểu số không phải chỉ là tập các đơn vị mà còn là cả các hư - tỉ - số của một đại lượng bất kỳ đối với một đại lượng khác cùng loại mà ta thừa nhận làm đơn vị". Khi đó các số nguyên và phân số là các đại lượng hữu ước với đơn vị còn các số vô tỉ là các đại lượng vô ước với đơn vị. Giải tích toán học hình thành vào thế kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XVIII trong một thời gian lâu đã 33 thoả mãn với định nghĩa đó dù rằng định nghĩa đó không mang tính chất số học và còn mơ hồ về một tính chất quan trọng về phạm vi số được mở rộng ấy là tính liên tục của nó (xem [no 5] dưới đây). Xu hướng phê bình trong toán học nảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX đã thúc bách nhu cầu phải cho định nghĩa chính xác về các khái niệm cơ sở của giải tích và chứng minh chặt chẽ các tính chất cơ bản của nó. Nhưng điều đó lại làm nảy sinh nhu cầu phải xây dựng một cách lôgic lý thuyết hoàn hảo các số vô tỉ dựa thuần tuý trên định nghĩa số học. Trong những năm bảy mươi của thế kỷ trước đã hình 34 thành một số lý thuyết như vậy, khác nhau về hình thức, nhưng thực chất là tương đương với nhau. Tất cả các lý thuyết đó đều xác định số vô tỉ bằng cách đặt liên hệ với nó một tập vô hạn này hay tập vô hạn khác các số hữu tỉ. 2. Định nghĩa số vô tỉ. Ta sẽ trình bày lý thuyết số vô tỉ theo Đêđơkin *). Cơ sở của lý thuyết đó là khái niệm nhát cắt trong phạm vi các số hữu tỉ. Ta hãy xét một cách chia tập tất cả các số hữu tỉ thành hai tập không rỗng (tức là chứa ít nhất một số) A và A' ; nói cách khác ta giả thử rằng: *) Risa Đêđơkin (1831 - 1916) là nhà toán học Đức 35 1o. Mỗi số hữu tỉ sẽ rơi vào một và chỉ một trong các lớp A và A'. Ta sẽ gọi cách chia đó là một nhát cắt nếu nó thoả mãn thêm điều kiện: 2o. Mỗi số a của tập A bé thua mỗi số a' của tập A' . Tập A được gọi là lớp dưới của nhát cắt , tập A' được gọi là lớp trên. Ta sẽ ký hiệu nhát cắt là A A' . Từ định nghĩa của nhát cắt ta suy ra rằng bất kỳ số hữu tỉ nào mà bé thua số a của lớp dưới cũng sẽ thuộc lớp dưới. Tương tự bất kỳ số hữu tỉ nào mà lớn hơn số a' của lớp trên cũng thuộc lớp trên. 36 Thí dụ. 1) Ta xác định A là tập mọi số hữu tỉ a thoả mãn bất đẳng thức a < 1 và xếp vào tập A' tất cả các số a' mà a' 1. Dễ kiểm chứng rằng như vậy ta được một nhát cắt. Số đơn vị thuộc lớp A' và rõ ràng là số bé nhất trong lớp đó. Mặt khác không có số lớn nhất trong lớp A vì dù ta lấy bất kì số a nào thuộc tập A, luôn luôn có thể chỉ ra được một số hữu tỉ a1 nằm giữa nó và đơn vị, thành thử lớn hơn a nên cũng thuộc lớp A. 2) Ta xếp vào lớp dưới A tất cả các số hữu tỉ a bé thua hay bằng đơn vị: a 1; và xếp vào lớp trên tất cả các số hữu tỉ a, lớn hơn đơn vị: a' > 1. 37 Đó cũng là một nhát cắt mà trong đó lớp trên không có số bé nhất còn lớp dưới có số lớn nhất (cụ thể là đơn vị). 3) Ta xếp vào lớp A tất cả các số hữu tỉ 2 a 2 , số 0 và tất cả các số dương a mà hữu tỉ âm, còn xếp vào lớp A' tất cả các 2 a ' 2. số hữu tỉ dương a' mà Dễ thấy rằng như vậy ta lại được một nhát cắt. ở đây trong lớp A không có số lớn nhất và trong lớp A' cũng không có số bé nhất. Ta chứng minh chẳng hạn điều khẳng định thứ nhất (điều khẳng định thứ hai chứng minh tương tự). 38 Giả thử a là số dương bất kỳ của lớp A, khi đó a 2 . Ta chứng minh rằng có thể chọn một số nguyên dương n sao cho 2 2 1 a + 2 n 1 a+ do đó n sẽ thuộc lớp A. Bất đẳng thức đó tương đương với các bất đẳng thức 2a 1 a + + 2 2 , n n 2 2a 1 + 2 2 − a2 . n n 39 Bất đẳng thức cuối dĩ nhiên sẽ được nghiệm đúng nếu n thoả mãn bất đẳng thức 2a + 1 2 − a2 n mà muốn vậy chỉ cần lấy 2a + 1 n 2 − a2 Vậy với bất kì số dương a thuộc lớp A, trong lớp A sẽ tìm được một số lớn hơn nó; vì đối với các số a 0 thì điều khẳng định đó là rõ ràng nên không có số nào của lớp A là số lớn nhất của lớp đó. Dễ thấy rằng không thể có nhát cắt mà đối với nó đồng thời trong lớp dưới có số lớn nhất ao và trong lớp trên có số bé nhất ao' . Thật vậy, giả thử nhát cắt như vậy tồn tại. Khi đó ta lấy số hữu tỉ c bất kỳ nằm 40 ' ' a a giữa o và o , ao c ao . Số c không thể thuộc lớp A vì nếu khác đi thì a không phải là số lớn nhất trong lớp đó và vì lý do tương tự c không thể thuộc lớp A' nhưng điều đó mâu thuẫn với tính chất 1o của nhát cắt. Như vậy nhát cắt có thể chỉ là ba dạng minh hoạ đúng như ở ví dụ 1), 2), 3): 1) hoặc trong lớp dưới A không có số lớn nhất còn trong lớp trên A' có số bé nhất r. 2) hoặc trong lớp dưới A có số lớn nhất r còn trong lớp trên A' không có số bé nhất o 41 3) hoặc cuối cùng trong lớp dưới không có số lớn nhất mà trong lớp trên cũng không có số bé nhất. Trong hai trường hợp đầu ta nói rằng nhát cắt sinh ra một số hữu tỉ r (mà đó là biên giữa các lớp A và A' ) hay là nhát cắt xác định một số hữu tỉ r. Trong các ví dụ 1), 2) số đơn vị là số r như vậy. Trong trường hợp thứ ba số nằm trên biên không tồn tại, nhát cắt không xác định một số hữu tỉ nào cả. Bây giờ ta đưa ra một đối tượng mới ấy là số vô tỉ bằng cách qui ước nói rằng bất kỳ nhát cắt dạng 3) đều xác định một số vô tỉ . Số đó thay thế cho số nằm trên biên còn khuyết, ta sẽ đặt nó 42 giữa tất cả các số a của lớp A và tất cả các số a của lớp A' . Trong ví dụ 3) số vừa mới lập đó như dễ dàng dàng đoán nhận ấy là 2. Đối với các số vô tỉ ta không đưa ra một ký hiệu nào riêng cho loại số đó *) và ta sẽ luôn luôn gắn liền số vô tỉ với nhát cắt A A' trong phạm vi các số hữu tỉ mà xác định nó. Để cho thống nhất, đối với số hữu tỉ r ta cũng làm như vậy. Nhưng đối với số hữu tỉ r có hai nhát cắt xác định nó: trong cả hai trường hợp số a < r thuộc lớp dưới còn số a' > r thuộc lớp trên, nhưng chính *) ở đây là nói về các ký hiệu hữu hạn. Còn các ký hiệu loại vô hạn bạn đọc sẽ xem ở no 4. Thông thường các số vô tỉ đã cho một cách cá biệt sẽ được ký hiệu tuỳ theo xuất xứ và vai trò cuả chúng: 2 , log5, sin10, v.v ... 43 số r có thể tuỳ ý xếp vào lớp dưới (khi đó r là số lớn nhất) hoặc lớp trên (khi đó r là số bé nhất). Để xác định, khi nói về nhát cắt xác định số hữu tỉ r ta luôn luôn qui ước rằng số đó thuộc lớp trên.Các số hữu tỉ và vô tỉ mang tên chung là số thực. Khái niệm về số thực là một trong những khái niệm cơ sở của giải tích toán học cũng như của toán học nói chung. 3. Sắp thứ tự tập số thực. Hai số vô tỉ và được xác định tương ứng bởi các nhát cắt A A' và B B' được xem là bằng nhau trong và chỉ trong trường hợp khi các nhát cắt đó là đồng nhất ; nhưng thực tế chỉ cần đòi hỏi các lớp dưới A và 44 B trùng nhau mà thôi vì khi đó các lớp trên A' và B' cũng sẽ trùng nhau. Định nghĩa đó còn đúng cả trong trường hợp khi các số và là hữu tỉ. Nói cách khác nếu hai số hữu tỉ và bằng nhau thì các nhát cắt xác định chúng sẽ trùng nhau và ngược lại nếu các nhát cắt trùng nhau thì các số và bằng nhau. Tất nhiên ở đây ta phải lưu ý đến qui ước nói ở trên về việc xác định số hữu tỉ bằng nhát cắt. Bây giờ ta chuyển qua xác định khái niệm "lớn hơn" cho các số thực. Đối với số hữu tỉ khái niệm đó đã biết trong giáo trình ở trường phổ thông. Đối với số hữu tỉ r và số vô tỉ khái niệm "lớn hơn" 45 thực ra đã được xác định trong [no 2] cụ thể là nếu được xác định bởi nhát cắt A A' thì ta sẽ xem lớn hơn mọi số hữu tỉ lọt vào trong lớp A và đồng thời tất cả các số của lớp A' lớn hơn . Bây giờ giả thử ta có hai số vô tỉ và trong đó được xác định bởi nhát cắt A A' còn được xác định bởi nhát cắt B B' . Ta sẽ xem rằng số lớn hơn là số mà có lớp dưới lớn hơn. Nói chính xác hơn ta sẽ xem > nếu lớp A chứa hoàn toàn lớp B mà không trùng với lớp đó. (Điều kiện đó rõ ràng tương đương với điều kiện buộc lớp B' chứa hoàn toàn lớp A' mà 46 không trùng lớp đó). Dễ kiểm chứng rằng định nghĩa đó còn đúng cả trong trường hợp khi một trong các số , hay cả hai đều là số hữu tỉ. Do đó ta cũng suy ra được khái niệm "bé thua". Cụ thể là ta nói rằng trong và chỉ trong trường hợp . Từ định nghĩa ta có thể suy ra rằng Đối với mỗi cặp số thực và sẽ có một và chỉ một trong các hệ thức : =, , . Tiếp đó: . từ , suy ra Rõ ràng ta cũng có: 47 từ , , thì . Cuối cùng ta chứng minh hai điều khẳng định bổ trợ mà trong phần trình bày tiếp theo ta dùng nhiều lần. Bổ đề 1. Với hai số thực bất kỳ và trong đó > , luôn luôn tìm được một số thực - và đặc biệt một số hữu tỉ - r nằm giữa hai số đó: r (và thành thử có một tập vô số các số hữu tỉ như vậy). Vì > thì lớp dưới A của nhát cắt xác định số chứa hoàn toàn lớp dưới B của số mà không trùng với B. Vì vậy trong A tìm được số hữu tỉ r mà không bị 48 chứa trong B và thành thử buộc B' ; đối với số đó r (dấu bằng có thể có chỉ khi là hữu tỉ). Nhưng vì trong A không có số lớn nhất thì trong trường hợp cần thiết bằng cách tăng số r lên ta có thể bỏ dấu bằng. Bổ đề 2. Giả thử cho hai số thực và . Nếu đối với số hữu tỉ e > 0 bất kì mà các số và đều cùng nằm giữa các cận hữu tỉ: s ' s , s' s trong đó hiệu các cận đó bé thua e: s '− s e 49 thì các số và phải bằng nhau. Chứng minh. Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả thử chẳng hạn > . Theo bổ đề 1 giữa và có thể đặt hai số hữu tỉ r và r' > r: r' r Khi đó, đối với bất kỳ hai số s và s' mà và nằm giữa chúng thì rõ ràng nghiệm đúng bất đẳng thức. s' r ' r s do đó s '− s r '−r 0 , nhưng như vậy hiệu s'− s không thể làm bé thua chẳng hạn số e = r '− r , trái với 50 giả thiết của bổ đề. Mâu thuẫn đó chứng minh bổ đề. 4. Biểu diễn số thực bằng phân số thập phân vô hạn. Ta nói đến cách biểu diễn mà có phần phân số (phần định trị) là dương còn phần nguyên có thể dương âm, hay bằng không. Thoạt tiên ta giả thử số thực đang xét không phải là số nguyên mà cũng không phải là số thập phân hữu hạn. Ta sẽ tìm xấp xỉ thập phân của nó. Nếu nó xác định nhát cắt A A' thì trước hết dễ thấy rằng trong lớp A có thể tìm được số nguyên M còn trong lớp A' có thể tìm được số nguyên N M . Bằng cách thêm vào M 51 một đơn vị ta sẽ được hai dãy số nguyên C và C + 1 sao cho C C +1 ở đây C có thể dương, âm hay bằng không. Tiếp đó nếu chia khoảng giữa C và C + 1 thành mười phần bằng nhau bởi các số: C, 1 ; C, 2 ; ... ; C, 9 thì sẽ rơi vào một (và chỉ một) khoảng 1 con đó và ta sẽ được hai số khác nhau 10 1 : C, c1 và C, c1 + 10 sao cho C , c1 C , c1 + 1 10 52 Tiếp tục quá trình đó nữa, sau khi xác định n - 1 số c1 , c2 ,...,cn−1 ,... là xác định số thứ tự n , cn bởi các bất đẳng thức 1 C , c1c 2 ...c n C , c1c 2 ...c n + n 10 . (1) Như vậy trong quá trình tìm xấp xỉ thập phân của số ta đã lập được số nguyên C và một chuỗi vô hạn các chữ số c1 , c2 ,...,cn ,.... Phân số thập phân lập nên bởi chuỗi đó tức ký hiệu C, c1c2 ...cn ... (2) có thể xem là một biểu diễn của số thực . Trong trường hợp ngoại lệ khi là số nguyên hay nói chung là phân số thập 53 phân hữu hạn thì có thể bằng cách tương tự xác định liên tiếp số C và các chữ số c1 , c2 ,...,cn ,... nhưng lại xuất phát từ hệ thức tổng quát hơn (1) 1 C , c1c 2 ...c n C , c1c 2 ...c n + n 10 . (1a) ấy là vì đến một lúc nào đó số sẽ trùng với một đầu mút của khoảng chứa nó, mút bên trái hay bên phải là tuỳ ý ta; bắt đầu từ lúc đó, tương ứng trong (1a) về bên phải hay bên trái sẽ luôn luôn có dấu bằng. Tuỳ theo khả năng nào xảy ra mà các chữ số tiếp theo sẽ bằng không tất cả hay bằng chín tất cả. Như vậy khi đó số có cách 54 biểu diễn kép: một cách có 0 tuần hoàn, một cách có chín tuần hoàn, chẳng hạn 2,718 = 2,718000 ... = 2,717999 ..., - 2,718 = 3, 282 = 3, 282000 ... = 3, 281999 ... Hiệu của hai xấp xỉ thập phân C , c1c2 ...cn và C , c1c 2 ...c n + 1 10 n 1 mà phần trội hay hụt, bằng 10 n , khi n tăng có thể làm bé thua số hữu tỉ e > 0 bất kỳ. Thật vậy vì chỉ có một số hữu hạn các số tự nhiên không vượt quá 1 e thì bất đẳng 55 1 thức 10 e hay bất đẳng thức tương n 1 e n đương với nó 10 có thể nghiệm đúng chỉ đối với một số hữu hạn các giá trị của n; còn đối với những số n còn lại thì 1 e n . 10 Điều nhận xét đó, do bổ đề 2, cho phép kết luận rằng số khác số , không thể thoả mãn tất cả những bất đẳng thức (1) hoặc (1a) như số , và do đó có biểu diễn dưới dạng phân số thập phân vô hạn khác với biểu diễn của số . 56 Do đó đặc biệt ta thấy rõ ràng biểu diễn của một số không bằng phân số thập phân hữu hạn nào cả sẽ không chứa số không và không chứa số chín một cách tuần hoàn vì rằng mỗi phân số chứa số không hoặc số chín một cách tuần hoàn rõ ràng sẽ biểu diễn một phân số thập phân hữu hạn. Có thể chứng minh rằng nếu lấy tuỳ ý một phân số vô hạn (2) thì tồn tại số thực mà có biểu diễn là phân số (2). Rõ ràng chỉ cần lập số sao cho nghiệm đúng tất cả các bất đẳng thức (1a). Muốn vậy bằng cách đưa các ký hiệu tắt Cn = C, c1c2 ...cn Cn' = C , c1c2 ...cn + 1 10 n và , 57 ta nhận thấy rằng, mỗi phân số Cn bé thua ' C mỗi phân số m (không phải chỉ với mà cả với m < n hoặc m > n). Bây giờ ta lập nhát cắt trong phạm vi các số hữu tỉ, ta xếp vào lớp trên A' những số hữu tỉ a' lớn hơn m=n Cm' ) mọi (chẳng hạn tất cả các số và xếp vào lớp dưới A tất cả các số còn lại (chẳng Cn hạn các số C n ). Dễ kiểm chứng rằng đó quả thật là một nhát cắt; nó xác định một số thực mà ta sẽ tìm. Thật vậy vì là số nằm trên biên của hai lớp thì đặc biệt suy ra: Cn C m' . Vậy từ bây giờ bạn đọc có thể hình dung các số thực như là các phân số thập 58 phân vô hạn. Trong giáo trình phổ thông ta đã biết rằng mỗi phân số tuần hoàn vô hạn biểu diễn một số hữu tỉ và ngược lại mỗi số hữu tỉ đều khai triển được thành phân số tuần hoàn. Như vậy các phân số vô hạn không tuần hoàn có thể xem là biểu diễn của các số vô tỉ. Biểu diễn đó có thể xem là điểm xuất phát để lập lý thuyết số vô tỉ. Chú ý. Về sau ta phải dùng các số hữu tỉ a và a' xấp xỉ số thực : a a' mà hiệu của chúng bé thua một số hữu tỉ bé tuỳ ý e > 0. Đối với số hữu tỉ sự tồn tại các số a và a' là rõ ràng; còn đối với số 59 vô tỉ thì dùng làm a và a' có thể lấy chẳng hạn các xấp xỉ thập phân C và C với n khá lớn. 5. Tính liên tục của tập số thực. Bây giờ ta xét đến một tính chất rất quan trọng của tập tất cả các số thực làm cho tập số thực khác về căn bản so với tập số hữu tỉ. Khi xét các nhát cắt trong tập số hữu tỉ ta đã thấy rằng có khi đối với nhát cắt trong tập số đó không có số nằm trên biên mà tại đó có thể xem là xảy ra nhát cắt. Chính tính không đầy đủ đó của tập số hữu tỉ, và những chỗ khuyết trong tập số hữu tỉ lại là căn cứ để đưa ra các số mới ấy là các số vô tỉ. Bây giờ ta sẽ xét các nhát cắt trong n ' m 60 tập tất cả các số thực. Nhát cắt đó ta sẽ hiểu là sự chia tập đó thành hai tập không rỗng A, A' mà: 1o. Mỗi số thực rơi vào một và chỉ một tập A, A' và ngoài ra: 2o. Mỗi số của tập A bé thua mỗi số ' của tập A' . Nảy ra vấn đề: Có phải đối với nhát cắt đó - trong tập số thực - luôn luôn có số nằm trên biên sinh ra nhát cắt đó không hay là trong tập đó có những chỗ khuyết (mà có thể dùng làm căn cứ để lại đưa thêm được các số mới)? Nhưng người ta chứng minh được rằng những chỗ khuyết đó thực ra không có. 61 Định lý cơ bản (của Đêđơkin). Đối với mỗi nhát cắt A/A' trong tập số thực tồn tại một số thực sinh ra nhát cắt đó. Số đó sẽ là: 1) hoặc số lớn nhất trong lớp dưới A, 2) hoặc số bé nhất trong lớp trên A' . Tính chất đó của tập số thực được gọi là tính đầy đủ của nó - còn gọi là tính liên tục hay tính trù mật. chứng minh. Ta ký hiệu A là tập mọi số hữu tỉ thuộc A, còn A' là số hữu tỉ thuộc A'. Dễ thấy rằng các tập A và A' lập nên một nhát cắt trong tập mọi số hữu tỉ. Nhát cắt A A' đó xác định một số thực . Nó cần phải rơi vào một trong các lớp A, 62 A' ; ta giả thử rằng rơi chẳng hạn vào lớp dưới A và chứng minh rằng khi đó sẽ xảy ra trường hợp 1) mà cụ thể là lớn nhất trong lớp A. Thật vậy, nếu không như vậy thì sẽ tìm được một số o khác của lớp đó mà lớn hơn . Dựa theo bổ đề 1 sẽ có một số hữu tỉ r giữa o và : o r , r sẽ thuộc lớp A và thành thử cũng thuộc lớp A. Ta đi đến mâu thuẫn: số hữu tỉ r thuộc lớp dưới của nhát cắt xác định số lại lớn hơn số đó! Mâu thuẫn đó chứng minh điều ta khẳng định. 63 Lý luận tương tự sẽ chứng tỏ rằng nếu rơi vào trong lớp trên A' thì sẽ xảy ra trường hợp 2). chú ý: Không thể đồng thời trong lớp A tồn tại số lớn nhất và trong lớp A'; tồn tại số bé nhất; chứng minh điều đó cũng giống như đối với nhát cắt trong phạm vi các số hữu tỉ (nhờ bổ đề 1). 6. Cận của tập số. Ta sẽ dùng định lý cơ bản 5 để thiết lập ở đây một số khái niệm đóng vai trò quan trọng trong giải tích hiện đại. Ta cần những khái niệm đó khi xét các phép toán trên tập số thực. 64 Ta xét một tập vô hạn *) tuỳ ý các số thực; nó có thể cho một cách bất kỳ. Những tập như vậy chẳng hạn là tập các số tự nhiên, tập các phân số thực sự, tập tất cả các số thực nằm giữa 0 và 1, tập các nghiệm của phương trình sin x = 1 2, v.v ... Số bất kỳ của tập ta ký hiệu là x, vậy x là ký hiệu điển hình cho các số của tập; còn tập các số x ta ký hiệu là X = x. Nếu đối với tập x đang xét, có một số M sao cho mọi x M thì ta nói rằng tập của ta là bị chặn trên (bởi số M); còn số M trong trường hợp đó là cận trên của tập x. *) Tất cả những điều nói dưới đây cũng đúng cho các tập hữu hạn nhưng trường hợp đó không có gì hay 65 Chẳng hạn tập các phân số thực sự bị chặn trên bởi số đơn vị hoặc bởi số lớn hơn đơn vị, dãy các số tự nhiên thì không bị chặn trên. Tương tự nếu tìm được số m sao cho mọi x m thì ta nói tập x bị chặn dưới (bởi số m) còn số m thì gọi là cận dưới của tập x. Chẳng hạn dãy số tự nhiên bị chặn dưới bởi số 1 hay bởi số bất kỳ bé thua 1; tập các phân số thực sự bị chặn dưới bởi số 0 hoặc bởi số âm bất kỳ. Tập bị chặn trên (dưới) có thể bị chặn dưới (trên) hoặc không. Chẳng hạn tập các phân số thực sự bị chặn trên và dưới còn 66 dãy số tự nhiên thì bị chặn dưới nhưng không bị chặn trên. Nếu tập không bị chặn trên (dưới) thì dùng làm cận trên (dưới) có thể lấy số suy rộng + (- ) làm cận trên (dưới). Các dấu + và - đọc là cộng vô cùng và trừ vô cùng. Đối với các số suy rộng hoặc vô cùng ta sẽ xem rằng − + và − + với bất kỳ số thực (hữu hạn) . Nếu tập bị chặn trên tức có cận trên hữu hạn M thì nó sẽ có vô số cận trên (vì chẳng hạn số bất kì lớn hơn M rõ ràng cũng là cận trên). Trong tất cả các cận trên, đặc biệt lý thú là cận trên bé nhất mà 67 ta gọi là cận trên đúng. Tương tự nếu tập bị chặn dưới thì số lớn nhất trong tất cả các cận dưới ta sẽ gọi là cận dưới đúng. Chẳng hạn đối với tập tất cả phân số thực sự, các cận dưới và trên đúng lần lượt là 0 và 1. Nảy ra vấn đề: phải chăng đối với mỗi tập bị chặn trên (dưới) đều có cận trên (dưới) đúng ? Thật vậy, vì trong trường hợp đó có vô số cận trên mà trong tập vô số các số không phải luôn luôn có số lớn nhất hay bé nhất *) thành thử tồn tại một số lớn nhất (bé nhất) trong tất cả các cận *) Chẳng hạn trong tất cả các phân số thực sự không có phân số lớn nhất và bé nhất. Định lý đó được phát biểu đầu tiên vào năm 1817 (chỉ khác thuật ngữ) do nhà triết học và toán học Tiệp Khắc Beena Bônxanô (1781 - 1848). Chứng minh chặt chẽ các định lý đó chỉ có thể làm sau khi đã chính xác hoá khái niệm số thực. **) 68 trên (dưới) của tập đang xét là điều cần phải chứng minh. Định lý. Nếu tập X = x bị chặn trên (dưới) thì nó có cận trên (dưới) đúng**). chứng minh. Ta lý luận cho cận trên. Ta xét hai trường hợp: 1o. Trước hết giả thử rằng trong tất cả các số x của tập X tìm được số lớn nhất x . Khi đó tất cả các số của tập sẽ thoả mãn bất đẳng thức x x tức x sẽ là cận trên đối với x. Mặt khác x thuộc X ; thành thử đối với bất kỳ cận trên M đều nghiệm đúng bất đẳng thức x M. Do đó ta kết luận rằng x là cận trên đúng của tập x. 69 2o. Bây giờ giả thử trong t ất cả các số x của tập X không có số lớn nhất. Ta hãy lập nhát cắt trong phạm vi tất cả các số thực như sau. Ta xếp vào lớp A' tất cả các cận trên ' của tập X còn xếp vào lớp dưới A tất cả các số thực còn lại. Với cách chia đó, tất cả các số x của tập X sẽ rơi vào lớp A vì theo giả thiết không có số nào là số lớn nhất. Như vậy cả hai lớp A và A' đều không rỗng. Cách chia đó quả thật là một nhát cắt vì tất cả các số thực được phân thành hai lớp, và mỗi số thuộc lớp A' lớn hơn số bất kỳ thuộc lớp A. Theo định lý cơ bản của Đêđơkin [5] cần phải có một 70 số thực sinh ra nhát cắt. Tất cả các số x mà thuộc lớp A đều không vượt quá số "nằm trên biên" đó tức là cận trên của x và thành thử nó thuộc lớp A' và là số bé nhất trong A' . Như vậy là số bé nhất trong tất cả các cận trên nên nó là cận trên đúng của tập X = x. Phần thứ hai của định lý (về sự tồn tại của cận dưới đúng) được chứng minh hoàn toàn tương tự. Nếu * M là cận trên đúng của tập số X = x thì đối với mọi số x ta có x M *. 71 Bây giờ ta lấy số tuỳ ý bé thua M * . Vì M * là số bé nhất trong các cận trên thì số quả thật không phải là cận trên của tập X tức tìm số x' thuộc X sao cho x' . Hai bất đẳng thức đó đặc trưng hoàn * M toàn cận trên đúng của tập X . Tương tự cận dưới đúng m* của tập X được đặc trưng bởi điều rằng đối với mọi x x m* và bất cứ số nào lớn hơn m* đều có số x thuộc X sao cho x' ' 72 Đối với cận trên đúng M và cận dưới đúng m* của tập X ta sẽ dùng ký hiệu * M* = sup X = supx , m* = inf X = inf x (theo tiếng Latinh: supremum nghĩa là cái cao nhất, infimum nghĩa là cái thấp nhất). Ta để ý đến một kết luận hiển nhiên mà sau này thường gặp: Nếu tất cả các số x của một tập nào đó thoả mãn bất đẳng thức x M thì supx M . Thật vậy, số M là một trong những cận trên của tập và vì vậy số bé nhất trong tất cả các cận trên không vượt quá nó. Tương tự từ bất đẳng thức x m ta suy ra inf x m . 73 Cuối cùng ta qui ước rằng nếu tập X = x không bị chặn trên thì ta nói rằng cận trên đúng của tập đó là + : supx = +. Tương tự nếu tập X = x không bị chặn dưới thì ta nói cận dưới đúng của tập đó là - : ` inf x = - . 74