ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Họ & tên sinh viên: Mã số sinh viên: Mã lớp học phần: Tên học phần: Giáo viên giảng dạy: Khóa – Lớp: Đàm Mẫn Xương 31211020352 22C1HIS51002612 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Thành Tâm Khóa 47 – ADC03 TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2022 Đề Bài Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh, chị hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay). (6 điểm). 2. Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986 – nay). Từ vấn đề lịch sử trên, bạn có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của bản thân? (4 điểm). Bài làm Câu 1 1. Những thành tựu và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, nước ta bắt đầu từng bước khôi phục và đổi mới nền kinh tế, hướng đến chế độ chủ nghĩa xã hội. Bắt đầu từ đại hội VI của Đảng được tổ chức vào tháng 12 năm 1986, Đảng đưa ra những đường lối đổi mới, mở ra những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kể từ đó, các kỳ đại hội sau, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XI, Đảng đều tích cực xây dựng đường lối, chủ trương đổi mới đồng bộ và toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, biện pháp phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy nền tảng là chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ nam cho những quyết định, chính sách của Đảng. Đảng ta đã không ngừng bám chắc những lý luận về chủ nghĩa xã hội để áp dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từng bước củng cố và hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước một các toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế. Về kinh tế, Đảng ta đã có những chủ trương phân phối nguồn nhân lực cũng như phát triển đa dạng ngành nghề một cách có hiệu quả. Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Nhờ có những tác động tích cực từ những đường lối, chủ trương của Đảng mà Việt Nam có thể vươn lên trở thành nước đứng thứ 10 các nước tăng trưởng cao nhất và là một trong 16 nền kinh tế nổi thành công nhất. Có thể thấy Đảng đã đảm bảo được cho nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá, thực lực của nền kinh tế được tăng lên, nề kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kiểm soát được lạm phát, tăng trưởng kinh tế được duy trì một cách hợp lý và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Có thể nói Đảng đã đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển để bước vào nhóm những nước đang phát triển. Mặc dù các trận thiên tai, lũ lụt triền miên ở các tỉnh miền Trung và đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đã mang lại nhiều khó khăn cho nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam 1 mà cả trên thế giới. Tuy nhiên, nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 6%/năm, quy mô kinh tế và thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng lên. Để đạt được những thành tựu này, có thể thấy Đảng ta đã chú trong và quan tâm đến việc xây dựng nền tảng vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, nền kinh tế đất nước ta mới đủ sức để chống chịu trong những giai đoạn khủng hoảng, điển hình là đại dịch Covid-19 vừa qua. Qua đó có thể thấy Đảng Cổng Sản Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào việc khôi phục và phát triển, đổi mới nền kinh tế nước nhà. Đảng luôn luôn chủ động và khẩn trương trong việc giải quyết những vấn đề về kinh tế của đất nước. Về mặt văn hóa - xã hội, trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng ta cũng có những tác động và thành tựu tích cực, giúp đổi mới, cải tiến và phát triển đời sống văn hóa và đời sống nhân dân. Năm 2019, Việt Nam lọt vào danh sách các nước phát triển con người cao và được xếp hạng thứ 117 trên tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ với chỉ số phát triển con người là 0,704. Chỉ số phát triển con người vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe tri thức và thu nhập. Đặc biệt, trong giai đoạn 1986 đến năm 1994, các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã nhận được sự quan tâm sâu sắc và toàn diện của Đảng. Điển hình là trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) đã xác định được nền văn hóa mà nước ta xây dựng là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh đó Cương lĩnh còn đề cập đến việc “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”, nhằm tạo ra sự công bằng cho xã hội, tao điều kiện phát triển các quyền tự do của nhân dân. Như vậy, nhận thức về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển đầy đủ và phong phú hơn thông qua các văn kiện tiếp theo của Đảng. Bên cạnh các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, Đảng cũng bảo đảm được cơ bản an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện các chính sách tiền lương, mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đạt trên 90%. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Các công tác xóa đói giảm nghèo cũng được Đảng quan tâm và giải quyết. Sau 35 năm đổi mới thì công tác giảm nghèo của Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định: Tỷ lệ các hộ nghèo trên cả nước giảm từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 3% vào năm 2020. Bên cạnh đó, đời sống sức khỏe của nhân dân cũng được đảm bảo an toàn hơn. Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và nâng cao. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị y tế cũng được quan tâm đầu tư, đáp ứng được các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Nhờ đó mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận với y tế hơn, đảm bảo đời sống sức khỏe của nhân dân lành mạnh hơn. Cuối cùng là hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng được Đảng đặc biệt quan tâm và chú trọng. Điều này được thể hiện ở việt quy mô giáo dục ở Việt Nam luôn được phát triển, 2 nâng cao cơ sở vật chất cũng như thay đổi, cải tiến chương trình giáo dục để có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới. Nhờ có sự chỉ đạo của Đảng mà công tác giáo dục ở nước ta đã đạt được một số thành công nhất định, như: Tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 99%, tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%. Một số cơ sở giáo dục của Việt Nam cũng lọt vào top 1000 các trường đại học tốt nhất thế giới. Có thể thấy, ngoài những thành tựu về kinh tế thì Đảng ta còn có những đóng góp to lớn trong việc củng cố, xây dựng và phát triển nền văn hóa – xã hội nước nhà, giúp cho nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cuối cùng là về phương diện chính trị, Đảng ta đã có những chủ trương nhằm duy trì và phát triển nền chính trị, xã hội ổn định, giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, nước ta cũng chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng những mối quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đặc biệt, trong năm 2020, nước ta cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và những thiệt hại do thiên tai bão lũ... song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 2. Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay: Để đạt được những thành tựu trên và có những đường lối, chủ trương đúng đắn để quản lý đất nước thì Đảng ta cũng phải rút ra những kinh nghiệm đáng quý mà ông cha ta truyền dạy, từ đó kế thừa và phát huy nó cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng và thời đại. Đầu tiên, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai một cách quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kế thừa, phát huy và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, phải thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với thời đại. Xây dựng nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; kiểm soát chặt chẽ, phòng chống nạn tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải được xem là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu với phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Có như vậy thì các công tác thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng mới được đảm bảo. Bên cạnh đó, muốn đạt được thành công như ngày hôm nay, không chỉ nhờ có sự lãnh đạo của Đảng mà còn phải có sự đóng góp, xuất hiện của nhân dân. Chính nhân dân là những người làm nên chiến thắng lịch sử. Do đó, toàn bộ các hoạt động của Đảng phải xuất phát từ nguyện vọng, ý chí của nhân dân, “lấy dân làm gốc”. Bởi sức mạnh của Đảng nằm ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Vì vậy, Đảng phải thật sự tin tưởng và tôn trọng nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. 3 Bên cạnh việc lấy nhân dân làm chủ đạo trong các đường lối, chủ trương điều hành thì Đảng ta còn không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và sức mạnh to lớn mà ông cha ta đã để lại. Phải có sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân thì các đường lối, chủ trương, lãnh đạo của Đảng đề ra mới được thực hiện một cách toàn diện và có hiệu quả. Chính vì thế Đảng phải luôn chú trọng và đề cao việc xây dựng sự đoàn kết của nhân dân cả nước. Tiếp đến, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, phù hợp và phát huy mọi nguồn lực, động lực cũng như những tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng phải kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Một bài học kinh nghiệm khác chính là Đảng cần tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo hài hòa giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, và các phương diện khác. Cuối cùng là Đảng phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động ,bất ngờ; kiên quyết, kiên trì trong công tác bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với việc giữ vững nền hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động và tích cực trong hoạt động ngoại giao, hội nhập quốc tế với các nước. Đồng thời khai thác và sử dụng đúng cách, hiệu quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kì đổi mới. Câu 2: Để làm nên sự thành công của công cuộc đổi mới như ngày hôm nay, phải có sự đóng góp và tham gia của rất nhiều thành phần như Đảng, nhân dân, các yếu tố khách quan, điều kiện tự nhiên,… Tuy nhiên, đường lối lãnh đạo và chỉ huy đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới chính là nhân tố quyết định đưa nước ta tiến đến thành công của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã giúp cho đất nước ta khôi phục nền kinh tế cũng như xây dựng và phát triển một cách ổn định nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Đảng còn khiến cho đời sống của nhân dân Việt Nam trở nên tốt hơn, phát triển văn hóa – xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị. Để đạt được những thành công đó, Đảng ta đã phải làm việc rất chặt chẽ, cẩn trọng và lên kế hoạch, phương hướng chỉ đạo rất rõ ràng. Vì thực tế, bất kỳ những quyết định nào cũng có những khó khăn cũng như rủi ro tiềm ẩn, nhưng Đảng ta đã hoàn thành rất tốt trong công tác tuyên truyền, chỉ huy thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách cũng như phản ứng nhanh nhạy trước những khó khăn, cản trở giúp cho đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, Đảng cũng liên tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, hoàn thiện toàn diện và đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Đảng còn tích cực trong việc hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao và nắm vững, xử lý tốt các mối quan hệ lớn. Đảng đã kế thừa và phát triển đúng đắn hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó, liên tục nghiên cứu, đổi mới và cải tiển để đưa ra các chính sách, chủ trương phù hợp với tình trạng của đất nước trong giai đoạn đổi mới này. 4 - Bài học dành cho bản thân: Từ bài học lịch sử của Đảng, em nhận ra rằng để đạt được thành công ở một hay một số lĩnh vực bất kỳ, đầu tiên chúng ta phải có được một nền tảng ổn định. Điển hình là Đảng lấy hệ tư tưởng Mác Lê-nin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng để xây dựng nên các chính sách, đường lối đổi mới và quản lý chính quyền và người dân. Thì là một sinh viên trước hết em phải có được một nền tảng kiến thức phổ thông thật vững và ổn định để từ đó em có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức cao hơn, phát triển và xây dựng lượng kiến thức nền tảng rộng lớn hơn. Bài học tiếp theo mà em rút ra được cho bản thân từ cách chỉ đạo của Đảng chính là bản thân phải luôn tìm tòi, nghiên cứu cái mới, phát triển và mở rộng tầm hiểu biết của bản thân chứ không thể dậm chân tại chỗ mãi được, vì hiện nay ta đang sống trong thời đại đổi mới nên em phải luôn học hỏi để cải tiến, phát triển bản thân hơn nữa. Biết thay đổi để thích ứng đa dạng với các tình huống trong cuộc sống, không được bảo thủ, cố chấp. Bên cạnh đó, em còn học được rằng trước khi đưa ra một quyết định bất kỳ thì mình phải suy nghĩ thật thấu đáo, nhìn sự việc bằng nhiều góc độ chứ không phải một cách phiến diện. Để từ đó em có thể tìm ra được những phương án phù hợp để thích ứng với từng hoàn cảnh cũng như chuẩn bị trước cho những rủi ro bất cập. Bài học cuối cùng mà em nhận ra được là khi làm một việc gì đó, ta cần phải lên kế hoạch rõ ràng, logic, xác định được mục tiêu của việc làm đó để tìm ra phương hướng hành động, cách giải quyết phù hợp và có hiệu quả. Đi đôi với việc xác định mục tiêu, kế hoạch một cách cụ thể, logic thì ta nên dự trù sẵn những hướng đi dự phòng nhằm đề phòng trường hợp xuất hiện những sai sót bất cập, khiến cho sự việc diễn ra không đúng như những gì ta đã dự liệu từ trước. Vậy qua bài học về cách lãnh đạo của Đảng, em đã rút ra cho mình được những bài học giúp ích cho bản thân cả trong cuộc sống lẫn trong học tập và công việc. Bài học thứ nhất là phải xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức thật vững chắc. Thứ hai là phải luôn học hỏi cái mới, cải thiện, thay đổi bản thân không được lười biếng, bảo thủ. Thứ ba là học cách suy nghĩ thấu đáo, cẩn thận trước những quyết định trong cuộc sống, nhìn nhận sự việc từ nhiều phía. Cuối cùng là tập cách lên kế hoạch, mục tiêu cho cuộc sống, công việc để định hướng được những việc mà bản thân phải làm để đạt được mục tiêu đó. 5 Tài liệu tham khảo 1. qdnd.vn. (31/08/2015). Những thành tựu, ý nghĩa lịch sử đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binhluan/nhung-thanh-tuu-y-nghia-lich-su-dua-dat-nuoc-di-len-chu-nghia-xa-hoi100510.html?fbclid=IwAR0YxcBrCLuc70sE67BDq24QiiOtoY3fV8xIaHrRqe1UUTX9 D1VTSlIe06k. 2. Mai Trung Dũng (Trưởng Ban Tuyên giáo - Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh). (31/01/2021). Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước. Truy cập từ: https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi-moi-dat-nuoc. 3. PGS, TS Đặng Quang Định. (17/08/2022). Những thành tựu to lớn của đất nước sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lánh đạo. Truy cập từ: http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-thuchien-duong-loi-doi-moi-do-dang-khoi-xuong-va-lanh-dao-duk15671.aspx. 4. PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ. (03/11/2021). Văn hóa Việt Nam sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Truy cập từ: http://baovanhoa.vn/vanhoa/artmid/428/articleid/46969/van-hoa-viet-nam-sau-35-nam-tien-hanh-congcuoc-doi-moi-va-hoi-nhap-quoc-te. 5. Hải Liên. (27/03/2021). Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Truy cập từ: https://baochinhphu.vn/nhan-to-quyet-dinh-thang-loi-cua-cach-mangviet-nam-102289823.htm. 6