Uploaded by Tấn Đào

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP- SH 10

advertisement
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
- Các nguyên tố hóa học trong tế bào
- Nước: Cấu trúc và chức năng.
- Cácbohydrat
- Lipit
- Protein
- Axit nucleic
B. GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử.
B. tế bào.
C. mô.
D. cơ quan
Câu 2. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng:
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
Câu 3. Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hydrogen.
C. liên kết ion.
D. liên kết photphodieste.
Câu 4. Tính phân cực của nước là do
A. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen.
B. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen.
C. xu hướng các phân tử nước.
D. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn khối lượng phân tử của hydrogen.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử nước được cấu tạo bằng liên kết hóa trị không phân cực giữa 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
(2) Các phân tử nước có khả năng tương tác với nhau và hình thành nên mạng lưới nước (lớp màng nước).
(3) Liên kết giữa các phân tử nước được gọi là liên kết hydrogen.
(4) Trong phân tử nước, nguyên tử O mang điện tích dương, nguyên tử H mang điện tích âm.
(5) Khi ở trạng thái đông cứng (nước đá), các liên kết hydrogen luôn bền vững.
Số câu phát biểu sai là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Trong các vai trò sau, nước có những vai trò nào đối với tế bào?
(1) Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất.
(2) Môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh.
(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
(4) Tham gia cấu tạo và bảo vệ các các cấu trúc của tế bào.
(5) Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
A. (1),(2),(3),(4).
B. (1),(2),(3),(5).
C. (1),(3),(4),(5).
D. (2),(3),(4),(5).
Câu 7. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. tinh bột.
B. cellulose.
C. đường.
D. carbohydrate.
Câu 8. Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(2) Khi bị thủy phân thu được glucose.
(3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H, O.
(4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n.
(5) Tan trong nước.
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polysaccharide?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9. Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử Glucose.
B. một phân tử Glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
D. một phân tử Glucose và một phân tử galactose.
Câu 10. Lipid là nhóm chất
A. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính
kỵ nước.
B. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ
nước.
C. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không
có tính kỵ nước.
D. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính
kỵ nước.
Câu 11. Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa carbohydrate và lipid?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Đường và lipid có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glycerol và các acid monocarboxylic mạch carbon dài, không phân nhánh.
Câu 13. Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glycerol với các acid monocarboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
(2) Lipid gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid, . . .
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc acid không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(5) Chất béo chứa các gốc acid no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là:
A. (1),(2),(4),(5).
B. (1),(2),(4),(6).
C. (1),(2),(3).
D. (3),(4),(5).
Câu 14. Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm
A. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo.
B. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate.
C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate.
D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo.
Câu 15. Trong những chất có trong cơ thể sinh vật dưới đây, những chất nào có bản chất là Steroid?
(1) Hormon sinh dục.
(2) Cholesterol.
(3) Phospholipid.
(4) Vitamin A, B, E, K.
(5) Dịch tuỵ.
(6) Dịch mật.
A. (1),(2),(3),(5).
B. (1),(2),(4),(6).
C. (1),(2),(3),(6).
D. (1),(2),(4),(5).
Câu 16. Chức năng nào không của lipid trong tế bào?
A. Tham gia vào chức năng vận động của tế bào.
B. Dự trữ năng lượng trong tế bào.
C. Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
D. Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục.
Câu 17. Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của protein?
A. Là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
B. Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một amino acid.
C. Tính đa dạng và đặc thù của protein quy định bởi sự sắp xếp của 22 loại amino acid.
D. Các loại amino acid khác nhau ở gốc R.
Câu 18. Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi polypeptide.
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp.
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide kết hợp với
nhau.
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp
tục co xoắn.
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh
học.
Có bao nhiêu nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19. Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?
A. Khối lượng của protein bị thay đổi.
B. Liên kết peptit giữa các acid amin của protein bị thay đổi.
C. Trình tự sắp xếp của các acid amin bị thay đổi.
D. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi.
Câu 20. Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể ?
A. Protein vận hormone.
B. Protein enzyme.
C. Protein kháng thể.
D. Protein vận động.
Câu 21. Cho các nhận định sau về acid nucleic. Nhận định nào
đúng?
A. Acid nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B. Acid nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào.
C. Acid nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên
bổ sung.
D. Có 2 loại acid nucleic: acíd deoxyribonucleic (ADN) và acid
ribonucleic (ARN).
Câu 22. Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở đặc điểm nào?
A. Thành phần base nito.
B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với acid H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotide.
D. Cả 3 thành phần trên.
Câu 23. Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotide trong phân tử ADN là
A. liên kết Glicosidic và liên kết este.
B. liên kết hydrogen và liên kết este.
C. liên kết Glicosidic và liên kết hydrogen.
D. liên kết disulfuide và liên kết hydrogen.
Câu 24. Khi nói về cấu trúc không gian của ADN, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.
tắc
B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20Å.
C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Å gồm 10 cặp nucleotide.
D. Các cặp base nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 25. Trình tự sắp xếp các nucleotide trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là –
ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hydrogen của đoạn ADN này là:
A. 50.
B. 40.
C. 30.
D. 20.
Câu 26. Cho các ý sau:
(1) Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide.
(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Có bốn loại đơn phân: A, U, G, X.
(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Đều có liên kết phosphodieste trong cấu trúc phân tử.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm cấu trúc chung của cả ba loại ARN?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN.
B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp protein.
C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào.
D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide.
Câu 28. Cho các ý sau:
(1) Có vị ngọt.
(2) Dễ tan trong nước.
(3) Dễ lên men bởi vi sinh vật.
(4) Cấu tạo bởi các đơn phân theo nguyên tắc đa phân.
(5) Chứa 3-7 carbon.
Trong các ý trên có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của đường đơn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 29. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia ARN ra thành ba loại là mARN, tARN, rARN?
A. Cấu hình không gian.
B. Số loại đơn phân.
C. Khối lượng và kích thước.
D. Chức năng của mỗi loại.
Câu 30. Phân tích thành phần hóa học của một nucleic acid cho thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A =
25%; G = 30%; T = 25%, C = 20%. Nucleic acid này là
A. DNA có cấu trúc mạch đơn.
B. RNA có cấu trúc mạch đơn.
C. DNA có cấu trúc mạch kép.
D. RNA có cấu trúc mạch kép.
Câu 31. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chức năng chính của mỡ
1- dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
2- thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
3- thành phần cấu tạo nên một số loại hormone.
4- thành phần cấu tạo nên các bào quan.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. .3
Câu 32. Prôtêin có đơn phân là
A- glucose.
B- amino acid.
C- nucleotide.
D- acid béo.
Câu 33. Trình tự amino acid trong một chuổi polypeptide gọi là cấu trúc protein bậc
A- 1.
B- 2.
C- 3.
D- 4.
Câu 34. Protein không có chức năng nào sau đây
A. Tiếp nhận thông tin.
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất.
D. Truyền đạt thông tin di truyền.
C. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN THAM KHẢO
Câu 1. Phân biệt nhóm nguyên tố đại lượng và nhóm nguyên tố vi lượng?
Câu 2. Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và các phòng tránh những bệnh đó?
Câu 3. Khi nói về nguyên tố carbon, bạn A có ý kiến như sau:
1. Carbon tham gia cấu tạo nước, hydrochloric acid, protein, lipid, nucleic acid, carbohyrate.
2. Carbon có thể liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác và với carbon tạo mạch thẳng, mạch nhánh do đó
tạo nên sự đa dạng của các hợp chất.
Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Nếu không hãy phát biểu ý kiến của em?
Câu 4. Trình bày được đặc điểm cấu tạo của phân tử nước quy định tính chất vật lí, hóa học và sinh học của nước,
từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
Câu 5. Vì sao nước được xem là dung môi của sự sống?
Câu 6. Em hiểu thế nào là phân tử sinh học? Kể tên những phân tử sinh học chính cấu tạo nên tế bào?
Câu 7. Hoàn thành bảng sau:
Cấu tạo
Ví dụ
Chức năng
Monosaccharide
Disaccharide
Polysaccharide
Câu 8. Kể tên đơn phân và các liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein? Thành phần hóa học chính tạo
nên amino acid? Cấu tạo chung của amino acid?
Câu 9.
a. Những điểm giống nhau giữa AND và ARN?
b. Phân biệt AND và ARN theo bảng sau?
Điểm phân biệt
DNA
RNA
Đường pentose
Nitrogenousbase
Loại nucleotide
Số chuỗi polynucleotide
Chức năng
Câu 10.
a. Đặc điểm chung của lipt?
b. Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Triglyceride
Phospholipid
Steroid
Cấu trúc
Chức năng
Câu 11. Nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những điểm khác nhau giữa tinh bột và
cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen
và chức năng cấu trúc của cellulose?
Câu 12. Xác định loại RNA nào trong 3 loại mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mỗi mô tả sau:
a. Chiếm khoảng 5% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein.
b. Chiếm khoảng 10 – 20%, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và liên kết với mRNA
trong quá trình dịch mã.
c. Chiếm khoảng 80%, là thành phần cấu tạo của ribosome.
Câu 13: Một phân tử DNA có 150 chu kỳ xắn và ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
a. Số nu của DNA?
b. Số nu mỗi loại của DNA?
c. Tổng số liên kết hiđrô của gen nói trên là:
Câu 14: Một phân tử DNA dài 0,3604 μm có hiệu số giữa A với loại nuclêôtit khác là 408 nu.
a. Số nu của DNA?
b. Số nu mỗi loại của DNA?
c. Tổng số liên kết hiđrô của gen nói trên là:
Download