Uploaded by Trần Thị Thanh Huyền

Giáo án thực tập Cấp số nhân-đã chuyển đổi

advertisement
Soạn ngày … tháng … năm 202…
Người soạn: Nguyễn Tuấn Hải
Chương 3
Bài 4: Cấp số nhân
Thời gian giảng dạy: 1 tiết
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa về một cấp số nhân.
- Phát biểu được định lí về số hạng tổng quát và tổng n số hạng đầu tiên
của một cấp số nhân.
1.2. Kỹ năng
- Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của một cấp số nhân.
- Tinh được số hạng bất kì khi biết trước số hạng liền trước và sau của
nó trong một cấp số nhân.
- Tính được số hạng bất kì trong một cấp số nhân khi biết trước số hạng
đầu tiên và công bội.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải
một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong
Sinh học, trong giáo dục dân số,..).
1.3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động trên công phương tiện dạy học trực
tuyến.
- Chủ động tham gia bài học, chiếm lĩnh tri thức mới sau khi thấy được
ứng dụng của cấp số nhân trong các lĩnh vực Sinh học, ngân hàng, giáo
dục dân số và sự lây lan của Covid trong cộng đồng nếu không phòng
tránh cẩn thận.
- Cẩn thận trong việc tính toán, xác định công bội, số hạng đầu tiên
- Có tinh thần hợp tác trong học tập
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
 Năng lực tự học: Học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà và ghi chú
lại các câu hỏi còn thắc mắc.
 Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có
vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong
học tập.
 Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá
trình học tập
 Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi, có thái độ tôn
trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm
kiếm các lĩnh vực liên quan đến cấp số nhân trong cuộc sống
- Năng lực đặc thù
 Năng lực tư duy và lập luận toán học: Tìm ra được cấp số nhân
trong các dãy số cho trước.
 Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ứng dụng thực tế có thể
tự phát biểu được thế nào là một cấp số nhân.
 Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Sử dụng định lí về cấp
số nhân để tính được tổng của n số hạng đầu tiên và tìm được số
hạng bất kì khi biết trước một số điều kiện nhất định.
 Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng các kí hiệu một cách
chính xác.
 Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Biết sử dụng
máy tính bỏ túi để tính toán và các phương tiện truyền thông để
tìm hiểu về ứng dụng của cấp số nhân trong cuộc sống.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
2.1.Phương pháp
2.2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học online trên Zoom
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Cá nhân: Máy tính cá nhân xách tay
- PowperPoint
3.2. Chuẩn bị của học sinh
- Kiến thức:
 Được trước bài 4: Cấp số nhân
- Dụng cụ học tập
 Máy tính để bàn/máy tính sách tay có kết nối mạng
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định lớp học (5 phút)
Thời
Hoạt động của HS – GV
Nội dung bài dạy
gian
(phút)
Giáo viên
Học sinh
- Ban cán sự kiểm tra
Trước
bài tập các bạn
khi
- Tham gia vào phòng
giáo
học đầy đủ
viên
vào
lớp
- Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài tập
- Đánh giá ý thức lớp
học
5
4.2. Hoạt động hình thành khái niệm định nghĩa cấp số nhân (15 phút)
Thời
gian
4
2
2
2
5
Hoạt động của HS – GV
Giáo viên
Học sinh
- Xem video
- Trình chiếu video
(video có độ dài 3 phút - Xem dãy số trong ảnh
40 giây)
- Đặt câu hỏi gợi mở
về dãy số có trong ảnh
để từ đó hình thành
nên định nghĩa về cấp
số nhân
- Gọi 2 học sinh tự
phát biểu định nghĩa
theo nghĩa hiểu của
mình.
- Phát biểu định nghĩa
về cấp số nhân một lần
nữa
- Trả lời câu hỏi mà
giáo viên đặt ra
- Cho học sinh xem
video và yêu cầu học
sinh đưa ra hướng giải
bài toán
- Nếu học sinh không
đưa ra được đáp áp là
lũy thừa công bội rồi
nhân với số hạng tổng
quát thì đặt câu hỏi gợi
mở cho học sinh đến
đáp án đó (Nếu được
thì chuyển sang dạy
định lý về cấp số nhân)
- Học sinh đưa ra ý kiến
cách giải bài toán
Dự đoán câu trả lời:
Nhân lần lượt đến khi
đủ
Lũy thừa công bội lên
...
- Phát biểu suy nghĩ của
bản thân về cấp số nhân
- Ghi chép định nghĩa
vào trong vở
Nội dung bài dạy
4.3. Hình thành kiến thức về số hạng tổng quát và tổng n số hạng đầu tiên
của một cấp số nhân (20 phút)
Thời
gian
2
Hoạt động của HS – GV
Giáo viên
- Từ câu trả lời của học
sinh, phát biểu định lí
về số hạng tổng quát
của một cấp số nhân
- Cho học sinh làm bài
toán lúc đặt vấn đề cho
học sinh
Nội dung bài dạy
Học sinh
- Ghi chép bài vào vở
- Học sinh làm bài và
đọc đáp án và sửa chữa
theo lời giải của giáo
viên
- Đặt vấn đề về tổng
- Học sinh đọc sách
7
của n số hạng đầu tiên giáo khoa và trình bày
của một cấp số nhân và thắc mắc của bản thân
yêu cầu học sinh đọc
chứng minh trong sách
giáo khoa và giải đáp
thắc mắc cho học sinh
- Giao bài tập luyện
- Học sinh làm bài; đọc
5
tập cho học sinh
đáp án và sửa chữa theo
lời giải của giáo viên
- Nhắc lại kiến thức về - Chép tiếp nếu chưa
1
số hạng tổng quát và
xong về định lí số hạng
tổng của n số hạng đầu tổng quát và tổng n số
tiên của một cấp số
hạng đầu tiên của một
nhân
cấp số nhân
4.4. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà (5 phút)
5
Thời
gian
Hoạt động của HS – GV
Nội dung bài dạy
Giáo viên
Học sinh
- Học sinh ghi chép lại
- Giao bài tập về nhà
cho học sinh và dặn dò lời rặn rò của giáo viên
cho bài học tiếp theo
5. Phụ lục:
- https://www.youtube.com/watch?v=AmFMJC45f1Q&t=14s
6. Đánh giá cải tiến
6.1. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6.2. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm về nội dung
6.3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm về đánh giá
6.4. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm về quản lí, tổ chức hoạt động học
tập
Download