Uploaded by truongthi.thuylinh2109

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ

advertisement
HÌNH THỨC KIỂM TRA
• Thời lượng: 03 tín chỉ
• Hình thức kiểm tra giữa kỳ: trắc nghiệm
• Kiểm tra giữa kỳ: 50% - thông báo trước 1 tuần.
• Sinh viên được phép sử dụng tài liệu.
• Hình thức kiểm tra cuối kỳ:
- Trắc nghiệm và tự luận tập trung.
• Kiểm tra cuối kỳ: 50%
• Điểm danh + thảo luận + thuyết trình:
Tính điểm cộng vào bài kiểm tra giữa kỳ.
1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
•
•
•
•
•
•
Chương 1_Tổng quan về thuế
Chương 2_Thuế Xuất Nhập khẩu
Chương 3_Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
Chương 4_Thuế Giá Trị Gia Tăng
Chương 5_Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Chương 6_Thuế Thu Nhập Cá Nhân
2
DẪN NHẬP VẤN ĐỀ
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ
THUẾ CHÚNG TA THỬ TÌM HIỂU NHỮNG
CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN BẠN VỀ THUẾ?
Câu hỏi: BẠN CÓ THÍCH THUẾ HAY KHÔNG?
Bạn sẽ gặp rất nhiều câu trả lời trùng ý với bạn
nhưng cũng sẽ có nhiều câu trả lời trái ngược lại.
DẪN NHẬP VẤN ĐỀ
•
•
•
•
•
Các nhân tố ảnh hưởng đến câu trả lời:
Nghĩa vụ thuế
Lợi ích từ thuế
Hệ thống pháp luật
Quan điểm của xã hội về thuế
• Xin đưa ra 3 ví dụ minh họa để minh họa vấn đề
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ NHẤT
Một nghiên cứu sinh người Việt Nam đang chờ xe buýt và
thấy một chiếc xe ôtô Lexus đời mới đậu gần đó. Một người
đàn ông ăn mặc sang trọng bước xuống xe đi ngang qua mặt
một người công nhân Nhật Bản đang quét đường. Người quét
đường lập tức dừng việc quét dọn, đứng thẳng người và
cuối đầu chào. Nghiên cứu sinh này hỏi: “ Người đàn ông đó
có phải là ông chủ hay người quen của anh không?”. Người
quét đường trả lời: “Không phải”. Nghiên cứu sinh lại hỏi:
“Thế anh chào ông ấy vì ông ta là một người giàu có à?”. Câu
trả lời: ‘Ồ! Không bạn có nhìn thây chiếc xe đắt tiền đó
không? Ông ta đã mua chiếc xe đó và chi trả một khoản thuế
vô cùng lớn và nhờ khoản thuế đó mà phúc lợi xã hội được
cải thiện. Việc cúi chào thể hiện sự kính trọng một người
nộp thuế. Nghiên cứu sinh đến lúc này mới cảm nhận được
chính lợi ích cá nhân nhận được, sức mạnh của hệ thống
pháp luật và quan điểm của xã hội đã hình thành nhận thức
sâu sắc về thuế.
•
•
•
•
•
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ HAI
Khi nói chuyện với một người Anh, tôi đã đặt câu hỏi:
Bạn có thích thuế hay không?
Anh ta trả lời: Thuế là nghĩa vụ không có chuyện là thích
hay không thích?
Tôi lại hỏi tiếp: Nếu có một trường hợp trốn thuế mà anh
biết được thì anh có báo cho cảnh sát hay không? Sẽ có
tiền thưởng kèm theo?
Trả lời: Ngay lập tức gọi điện báo cho cảnh sát, không cần
phải quan tâm đến tiền thưởng. Tại sao tôi đã lao động
cực khổ và đã nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước còn người
khác thì không nhưng lại hưởng thụ đầy đủ những lợi
ích phúc lợi xã hội cũng giống như những người đã nộp
thuế. Đây chính là sự bất công và họ sẽ phải trả giá cho
điều đó.
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
• Ông A có cô con gái đến tuổi lấy chồng. Xuất thân từ một
gia đình giàu có và có địa vị trong xã hội. Ông A đã mất rất
nhiều thời gian để tìm kiếm và chọn ra hai người anh B và
anh C.
• Về địa vị xã hội, tài năng, nguồn lực tài chính không thể
chọn ra được ai là người mạnh hơn.
• Để chọn lựa người xứng đáng ông A đã đưa ra hướng giải
quyết: Ai có nhiều khuyết điểm hơn sẽ không được chọn.
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
ANH B
•
•
•
•
TỔNG GIÁM ĐỐC QUỸ ĐẦU TƯ
CỔ PHIẾU: 3.000 TỶ ĐỒNG
BẤT ĐỘNG SẢN: 5.000 TỶ ĐỒNG
THU NHẬP: 800 TỶ/NĂM
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
ANH C
•
•
•
•
CHỦ TỊCH HĐQT
CỔ PHIẾU: 6.000 TỶ ĐỒNG
BẤT ĐỘNG SẢN: 2.000 TỶ ĐỒNG
THU NHẬP: 800 TỶ/NĂM
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
CHỌN AI ĐÂY VỀ NGOẠI HÌNH &TÀI SẢN
???????????
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
Anh B:
- Xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn.
- Sinh viên thời kỳ bao cấp.
- Anh B đã lấy trộm 01 con gà của nhà bên cạnh ký
túc xá.
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
Anh C:
• Xuất thân từ một gia đình giàu có.
• Anh C có khả năng “lách thuế” thần kỳ.
• Một năm lách thuế 10 tỷ đồng.
• Nếu là bạn, bạn sẽ chọn ai?
VÍ DỤ MINH HỌA THỨ BA
CHỌN AI ĐÂY VỀ NĂNG LỰC &TÍNH CÁCH
???????????
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA THUẾ
Sp thặng dư
(3)
phân chia giai cấp
(4)
Nhà nước
(5)
Pháp luật
(2)
phân công lao động
(1)
xã hội
(6)
• Thuế xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện
và tồn tại của Nhà nước.
• Thuế là cơ sở vật chất chủ yếu của Nhà nước.
• Thuế tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với
sự tồn tại, phát triển và tiêu vong của Nhà nước.
KHÁI NIỆM
• Các nhà kinh tế học về cơ bản có hai quan điểm nhìn
nhận về thuế trái ngược nhau.
• Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thuế là sự thỏa ước
giữa một bên là Nhà nước và một bên là đại diện
của dân chúng (Quốc hội), do đã có sự thỏa thuận
này nên việc nộp thuế hoàn toàn mang tính tự
nguyện vì lợi ích an sinh của người nộp Thuế (với
các đại diện tiêu biểu: Jean Jacques Rousseau, S.D
Montesquieu, F.M Voltaire).
• “Taxes are voluntary rather than compulsory on the
part of the payer”
KHÁI NIỆM
• Quan điểm thứ hai cho rằng: Thuế là nghĩa vụ của
công dân đối với Nhà nước, Nhà nước không thể
trông chờ vào việc tự nguyện đóng góp, mà phải
dùng quyền lực bắt buộc các tầng lớp dân cư
phải nộp thuế (với các đại diện tiêu biểu: E.R.A
Seligman, Philip E. Taylor).
• US Supreme Court explained:
“The only benefit to which the taxpayer is constitutionally
entitled is that derived from his enjoyment of the privileges
of living in an organized society, established and safeguard
by devotion of taxes to public purposes”.
“Taxes are compulsory rather than voluntary on the part of
the payer”
KHÁI NIỆM
Quan điểm thứ nhất:
Nhà nước
(thu thuế)
Nhà nước
Trao đổi ngang giá
DV công
Thỏa ước chứ không ép buộc
Soạn thảo
Nhà nước
Tiền thuế
=
=
=
(nộp thuế)
Quốc hội (dân cử)
Thông qua
Sẽ tự nguyện nộp thuế
Tồn tại
Người dân
Nộp thuế
Người dân
KHÁI NIỆM
Quan điểm thứ hai:
Nhà nước
(thu thuế)
Không trao đổi ngang giá
DV công
><
Tiền thuế
Người dân
(nộp thuế)
Phải ép buộc chứ không có thỏa ước
Quốc hội (dân cử)
Nhà nước
Soạn thảo >< Thông qua
Nhà nước
Sẽ không tự nguyện nộp thuế
Tồn tại
><
Nộp thuế
Người dân
TRAO ĐỔI NGANG GIÁ
TRAO ĐỔI NGANG GIÁ
ÉP BUỘC
• Đánh nhau theo kiểu Quốc hội Mexico
ÉP BUỘC
• Ẩu đả kiểu Thượng viện Ukraina
ÉP BUỘC
• Ấn Độ: Không nói được thì... dùng dép!
ÉP BUỘC
• Hàn Quốc: từ "tay bo" cho tới "vòi rồng"
ÉP BUỘC
ÉP BUỘC
• Italy: tức nước vỡ bờ
ÉP BUỘC
• Thổ Nhĩ Kỳ: Quốc hội.. nguy hiểm nhất
• Sở dĩ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được mệnh danh như vậy là
vì chính trường nước này là nơi có số lượng nghị sỹ thiệt
mạng do đánh nhau cao vào loại nhất thế giới. Đầu
tháng 02/2001 xảy ra vụ ẩu đả giữa hai nghị sỹ. Một
người đánh người kia vào ngực dẫn đến tử vong sau đó
ít ngày vì nhồi máu cơ tim.
ÉP BUỘC
• Somali, Quốc hội là.. thao trường
KHÁI NIỆM
• Thuế là khoản nộp của các tổ chức và cá nhân cho
Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp cho các
chi phí của Chính phủ, thuế gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của Nhà nước.
• “A tax can be defined as a payment to support the
cost of government”
• Thuế chỉ được sử dụng phục vụ cho lợi ích chung
của xã hội.
• Người nộp không được quyền đòi hỏi sự hoàn trả
trực tiếp bất kỳ một hàng hóa, dịch vụ nào từ phía
Nhà nước khi nộp thuế.
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THUẾ
• Tính chất bắt buộc (cưỡng chế).
• Không mang tính chất hoàn trả trực
tiếp hay đối giá trực tiếp.
• Phục vụ chi tiêu công vì lợi ích nền
kinh tế – xã hội.
CHỨC NĂNG CỦA THUẾ
• Chức năng phân phối sản phẩm xã hội
Nhà nước sử dụng sức mạnh quyền lực tiến hành phân phối
sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ. Phân phối sản phẩm xã
hội là chức năng vốn có gắn liền với bản chất của Thuế. Thông
qua chức năng này, thuế đã động viên một phần thu nhập của
các bộ phận trong nền kinh tế – xã hội tạo nên thu nhập của
Nhà nước. Các bộ phận khác trong nền kinh tế – xã hội không
thể cung cấp, cung cấp kém hiệu quả hoặc không đủ quyền
lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công như Nhà nước.
Do đó, nếu thiếu vắng hoạt động của Chính phủ thì các cá
nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp không có được cơ hội để
thụ hưởng lợi ích tối thiểu của đời sống cộng đồng. Nguồn vật
chất dồi dào, chắc chắn và thường xuyên để tài trợ cho các hoạt
động này chỉ có thể đến bằng cách đánh thuế để phân phối lại
sản phẩm xã hội.
CHỨC NĂNG CỦA THUẾ
Chức năng ổn định hóa kinh tế
Chức năng thứ nhất - phân phối sản phẩm xã hội đã mở
đường cho chức năng thứ hai – ổn định hóa kinh tế. Trước
hết, thuế tác động vào tổng cầu, làm thay đổi thu nhập khả
dụng của các bộ phận trong nền kinh tế – xã hội, qua đó gián
tiếp tác động đến tổng cung (GDP). Ngoài ra, thuế còn tác
động đến tốc độ tăng trưởng GDP và các nhân tố sản xuất,
điều chỉnh cơ cấu GDP, điều tiết xuất, nhập khẩu và chính
sách kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Chức năng thứ nhất tạo điều kiện thực hiện chức năng thứ hai
theo hướng ‘không có chức năng phân phối sẽ không có
chức năng ổn định hóa kinh tế”. Ngược lại, chức năng thứ
hai sẽ tác động ngược trở lại làm ảnh hưởng đến hiệu quả
của chức năng thứ nhất.
VAI TRÒ CỦA THUẾ
• CÔNG CỤ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐÁP
ỨNG NHU CẦU CHI TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC.
• CÁC NGUỒN THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
-THUẾ, PHÍ VÀ LỆ PHÍ
-BÁN TÀI SẢN QUỐC GIA
-VAY NỢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
-NHẬN VIỆN TRỢ
-PHÁT HÀNH TIỀN
-KHOẢN THU KHÁC
• Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của NSNN
VAI TRÒ CỦA THUẾ
- Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội
• Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước sử dụng công cụ
thuế cùng với các công cụ kinh tế khác nhằm tạo cân đối
vĩ mô, điều tiết sản xuất và thị trường, đảm bảo sự thống
nhất giữa tăng trưởng sản xuất và công bằng xã hội.
• Công cụ thuế có tác động ảnh hưởng và định hướng tầm vĩ
mô các mối quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế như:
- Cung >< Cầu
- Xuất khẩu >< Nhập khẩu
- Sản xuất >< Tiêu dùng >< Tiết kiệm
- Đầu tư trong nước >< Đầu tư nước ngoài
• - Ngành nghề chiến lược >< phổ thông >< cần hạn chế
VAI TRÒ CỦA THUẾ
- Công cụ điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
• Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập là một trong
những vấn đề cơ bản của quá trình cải cách thuế. Chỉ có công bằng
xã hội mới tạo ra động lực phát triển kinh tế. Công bằng xã hội được
thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, có những điều kiện hoạt động
và thu nhập như nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có đặc quyền đặc lợi
bất hợp lý cho đối tượng nào.
• Khó mà chọn ra một cơ sở chuẩn mực để xây dựng một mức sống
công bằng tối ưu trong phân phối thu nhập qua công cụ thuế. Thuế
thông qua việc phân phối sản phẩm xã hội góp phần điều hòa thu nhập
của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế để đảm bảo công
bằng một cách tương đối. Do đó cần phải phối hợp giữa công cụ
thuế và các chính sách về an sinh xã hội như trợ cấp thất nghiệp, bảo
hiểm xã hội, y tế, các quỹ hỗ trợ nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
NGUYÊN TẮC CỦA THUẾ
- Nguyên tắc minh bạch
• Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về thuế phải rõ
ràng và mang tính đại chúng.
• Thuế phải được xây dựng theo một trình tự pháp lý
nghiêm ngặt.
• Những quy định của thuế phải phổ thông và nhất quán.
• Tính toán thuế phải đơn giản, dễ thực hiện và dễ kiểm tra.
• Thu thuế phải thuận lợi cho người nộp theo thời gian và
không gian.
- Nguyên tắc hiệu quả
• Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng mỗi sắc thuế và hệ
thống thuế phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế – xã hội.
NGUYÊN TẮC CỦA THUẾ
- Nguyên tắc linh hoạt
• Nguyên tắc này đòi hỏi thuế phải gắn chặt hoạt động kinh tế,
phản ánh thực sự những thăng trầm kinh tế và những biến động
chính trị, xã hội.
- Nguyên tắc công bằng
• Nguyên tắc công bằng đòi hỏi thuế phải tái phân phối sản phẩm
xã hội theo khả năng tài chính của người chịu thuế, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tượng nộp thuế.
• Nguyên tắc công bằng có liên quan đến tính trung lập. Tính trung
lập của thuế đòi hỏi Nhà nước không được nhân cơ hội đánh thuế
để làm thay đổi tương quan thu nhập giữa các doanh nghiệp hoặc
tình trạng kinh tế giữa các công dân. Thuế chỉ nên làm số thu nhập
thường xuyên của tư nhân giảm xuống, rồi đến chi tiêu, Nhà nước
hoàn lại cho cá nhân bằng lợi ích của các dịch vụ công.
PHÂN LOẠI THUẾ
- Theo đối tượng của thuế
 Thuế thu đối với thu nhập như: thuế thu nhập doanh nghiệp (corporate
income tax), thuế thu nhập cá nhân (individual income tax/personal
income tax).
 Thuế thu đối với hàng hóa dịch vụ như: thuế doanh thu (turnover tax,
sales tax), thuế hàng hóa, dịch vụ (goods and services tax – GST), thuế
giá trị gia tăng (value added tax – VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt (excise
tax/luxury tax), thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu (export duties – import
duties), thuế bảo vệ môi trường (environment tax), thuế quyền sử dụng
(use tax).
 Thuế thu đối với tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (non
agricultural land–used tax), thuế sử dụng đất nông nghiệp (agricultural
land–used tax), thuế bất động sản (real property tax), thuế động sản
(personal property tax), thuế tài nguyên (tax on exploitation of natural
resourcex), thuế di sản (inheritance tax/death tax/capital transfer tax),
thuế quà tặng (gift tax).
PHÂN LOẠI THUẾ
• Phân loại theo phương thức huy động
+ Thuế trực thu – Direct tax: Thuế trực thu động viên trực
tiếp từ thu nhập hoặc tài sản. Thuế trực thu là gánh nặng thuế
(tax burden) cuối cùng mà người nộp thuế phải gánh chịu
phần lớn gánh nặng và họ khó có khả năng chia sẻ gánh
nặng thuế với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác.
+ Thuế gián thu – Indirect tax: Thuế gián thu là loại thuế
đánh vào hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu xem như một
khoản giá trị cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ
mà người tiêu dùng phải chi trả. Người tiêu dùng (người
mua) chính là người gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế
gián thu nhưng người nộp thuế gián thu theo luật định lại là
người bán. Người nộp thuế sẽ không hẵn là người gánh
chịu phần lớn gánh nặng thuế.
PHÂN LOẠI THUẾ
THUẾ GIÁN THU
NGƯỜI TIÊU DÙNG MUA 01 CHIẾC ÁO SƠ MI
AN PHƯỚC.
1. DOANH THU:
1.000.000 VND
2. THUẾ GTGT (10%):
100.000 VND
3. TỔNG CỘNG:
1.100.000 VND
(1)
(2)
(3)
DOANH THU
THUẾ
TỔNG CỘNG
NGƯỜI NỘP THUẾ
NGƯỜI GÁNH CHỊU THUẾ
NGƯỜI BÁN
NHÀ NƯỚC
NGƯỜI MUA
NGƯỜI BÁN
NGƯỜI MUA
NGƯỜI BÁN HÀNG_NGƯỜI NỘP THUẾ_NHẬN
TOÀN BỘ TIỀN KHI BÁN HÀNG VÀ GIÁN TIẾP
THAY MẶT CHO NGƯỜI MUA HÀNG NỘP THUẾ
CHO NHÀ NƯỚC
THUẾ GIÁN THU.
THUẾ TRỰC THU
CÔNG TY CP SẢN XUẤT BÚT BI THIÊN LONG CÓ
THU NHẬP TRƯỚC THUẾ CỦA NĂM 2022 LÀ 100
TỶ.
THUẾ SUẤT THUẾ TNDN 20%.
CÔNG TY THIÊN LONG PHẢI NỘP THUẾ TNDN
NĂM 2022: 20% x 100 = 20 TỶ.
THU NHẬP 100 TỶ
THUẾ TNDN 20 TỶ
CTY CP THIÊN LONG
CTY CP THIÊN LONG
NGƯỜI NỘP THUẾ
CTY CP THIÊN LONG
NGƯỜI GÁNH CHỊU THUẾ
CTY CP THIÊN LONG
CÔNG TY CP ÂU LẠC_NGƯỜI NỘP THUẾ _ KHÓ CÓ
THỂ CHUYỂN GÁNH NẶNG THUẾ CHO NGƯỜI
MUA MÀ PHẢI GÁNH CHỊU KHOẢN THUẾ TNDN
THUẾ TRỰC THU.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA THUẾ TRỰC THU VÀ THUẾ GIÁN THU
THUẾ TRỰC THU
Người nộp thuế là đối
tượng gánh chịu phần lớn
gánh nặng thuế.
Chủ yếu đánh vào thu
nhập, tài sản.
THUẾ GIÁN THU
Người nộp thuế không
phải là đối tượng gánh
chịu phần lớn thuế.
Chủ yếu đánh vào hàng
hóa, dịch vụ ở khâu tiêu
thụ.
Gây nhiều phản ứng đối Ít gây phản ứng đối với
người nộp thuế.
với người nộp thuế.
Khoản thu ổn định.
Khoản thu ít ổn định.
Khoản thu lũy thoái.
Khoản thu lũy tiến.
Khoản thu không công
Khoản thu công bằng.
bằng.
PHAÂN LOAÏI THUEÁ
PHÂN LOẠI THUẾ
Sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu chỉ
là tương đối. Xác định một cách chính xác gánh
nặng thuế khóa thuộc về ai là một việc làm rất phức
tạp.
1. DOANH THU:
2. THUẾ GTGT (10%):
3. TỔNG CỘNG:
100.000 VND
10.000 VND
110.000 VND
TĂNG THUẾ
1. DOANH THU:
100.000 VND
2. THUẾ GTGT (20%): 20.000 VND
3. TỔNG CỘNG:
120.000 VND
NẾU NGƯỜI MUA CHỈ CHẤP NHẬN MUA VỚI GIÁ 115.000 VND VÀ NGƯỜI BÁN
CHỈ CÓ THỂ BÁN ĐƯỢC VỚI GIÁ 115.000 VND.
NGƯỜI CHỊU THUẾ SẼ LÀ NGƯỜI MUA HAY NGƯỜI BÁN?
THUẾ GTGT LÀ THUẾ TRỰC THU HAY GIÁN THU?
•
TÙY THUỘC VÀO ĐỘ CO GIÃN VỀ CUNG
CẦU HÀNG HÓA.
PHÂN LOẠI THUẾ
PHÂN LOẠI THUẾ
- Phân loại thuế theo thẩm
quyền được phép sử dụng
thuế
+Thuế liên bang
+Thuế tiểu bang
+Thuế chính quyền địa phương
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
1. Tên gọi của luật thuế
Đây là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ lọai thuế nào để phân biệt
giữa các lọai thuế. Thông thường tên gọi của một lọai thuế nên
ngắn gọn và nêu lên được đối tượng, phạm vi của loại thuế đó vì
đây là hai vấn đề mà người nộp thuế quan tâm trước hết.
2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế là mục tiêu tác động của thuế. Thông thường
đối tượng chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hay tài sản.
3. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế không là mục tiêu tác động của thuế.
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế thường là các hàng hóa, dịch
vụ, thu nhập hay tài sản được liệt kê trong danh sách các đối tượng
không thuộc diện chịu thuế theo luật định.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
4. Người nộp thuế
• Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước quy định phải có nghĩa vụ
nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước.
• Tại Hoa Kỳ, có việc tranh cãi rất dữ dội về người nộp thuế. Các
cổ đông, đối tác tham gia thành lập các loại hình công ty cho
rằng “công ty” không phải là người nộp thuế mà người nộp
thuế là các cổ đông, đối tác bỏ vốn hoặc góp vốn thành lập các
loại hình công ty. Do đó, lợi nhuận của các loại hình công ty chỉ
nộp thuế thu nhập cá nhân – không nộp thuế thu nhập công
ty – người nộp thuế là các cá nhân, đối tác. Tại Hoa Kỳ, các hình
thức công ty đều không phải nộp thuế thu nhập công ty – chỉ
có loại hình công ty cổ phần thông thường – C corporation phải
nộp thuế thu nhập công ty. Luật quy định công ty là người nộp
thuế.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
5. Cơ sở thuế
• Mỗi loại thuế có cơ sở thuế khác nhau. Tuy nhiên, luật thuế
thường sử dụng các cơ sở thuế như: doanh thu, giá trị hay
thu nhập chịu thuế… Khi soạn thảo một loại thuế Chính phủ
cần phải xác định cơ sở thuế để những người nộp thuế
không thể dễ dàng tránh né hoặc che giấu, bất động sản là
một cơ sở thuế xuất sắc bởi vì người chủ sở hữu không thể
di chuyển hoặc giấu đi được vì quyền sở hữu, quyền sử
dụng bất động sản gắn liền với hồ sơ quản lý của cơ quan
công quyền. Ngược lại, động sản là một cơ sở thuế tồi do
tính di động của nó.
• “when designing a tax, governments try to identify tax bases
that taxpayers cannot easily avoid or conceal, real property
is an excellent tax base because it cannot be moved or
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
6. Thuế suất
+ Thuế suất tuyệt đối: Mức thu được quy định bằng một
con số tuyệt đối bằng tiền hay bằng hiện vật.
+ Thuế suất tỷ lệ cố định: Là mức thuế suất được qui định
bằng tỷ lệ % tính trên cơ sở thuế, tỷ lệ % này cố định,
không phụ thuộc vào căn cứ tính thuế.
+ Thuế suất tỷ lệ bậc thang: Là loại thuế suất qui định
theo tỷ lệ % và tăng lên hoặc giảm xuống theo sự gia tăng
của cơ sở thuế.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
• Thuế suất bậc thang có hai loại cơ bản: thuế suất
lũy tiến và thuế suất lũy thoái.
• Thuế suất lũy thoái: mức thuế suất bậc thang giảm
xuống khi cơ sở thuế tăng lên. Các nhà hoạch đònh
chiến lược thuế đoàng rằng các mức thuế suất lũy
thoái là không công bằng bởi vì chúng thay thế bằng
một gánh nặng thuế lớn hơn tương ứng lên vai
những cá nhân có cơ sở thuế thấp hơn. Tuy nhiên,
tính lũy thoái của thuế không luôn luôn rõ ràng từ
cấu trúc mức thuế suất của chúng.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
• Thuế suất lũy tiến: bao gồm thuế suất lũy tiến
toàn phần và thuế suất lũy tiến từng phần.
* Thuế suất lũy tiến từng phần – Partial Progessive
rate: Là một hệ thống thuế suất lũy tiến gồm nhiều
bậc, áp dụng cho từng phần thu nhập khác nhau của
đối tượng chịu thuế.
* Thuế suất lũy tiến toàn phần – Full Progessive
rate: Là loại thuế suất lũy tiến áp dụng phần trăm tăng
lên theo toàn bộ mức thu nhập của đối tượng chịu
thuế.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ
Thuế suất là yếu tố cơ bản nhất trong một
luật thuế. Nó thể hiện chính sách động viên
thu nhập của Nhà nước đối với chủ thể trong
xã hội, thể hiện các lợi ích kinh tế cũng như
quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của
Nhà nước, chính sách phân phối lại thu
nhập của dân cư trong từng thời kỳ. Do đó,
xác định thuế suất phải khoa học, sát với tình
hình thu nhập và khả năng đóng góp của các tổ
chức, dân cư. Như vậy mới đảm bảo cho Nhà
nước có nguồn thu hợp lý, đồng thời mới phát
huy được tác dụng của thuế suất trong việc
khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm
phân phối công bằng.
Download