ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH ỨNG TÀI ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH ỨNG TÀI ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành Hà Nội-2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn : Đặc điểm thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám(qua so sánh với thơ Đới Vọng Thư –Trung Quốc) hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân mình. Tác giả Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Thành đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả Hà Nội, tháng 10 năm2015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………....1 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………..2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………..6 4.Mục đích nghiên cứu……………………………...……………………...…7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………….……………………...…7 6. Đóng góp của đề tài……………………………………………………...…8 7.Phương pháp nghiên cứu…………………………….……………………...8 8.Kết cấu của đề tài………………………………………….………………..9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 1.1 Huy Cận và sáng tác của ông trước 1945……………….………………...9 1.1.1Tiểu sử…………………………………………………………………...9 1.1.2 Sáng tác của Huy Cận trước tháng 8 năm 1945……………..………...10 1.1.3 Quan niệm nghệ thuật…………………………………………..……...17 1.2 Đới Vọng Thư và sự nghiệp thơ ca ……………………………………..19 1.2.1Tiểu sử………………………………………………………………….19 1.2.2 Sáng tác của Đới Vọng Thư…………………………………………...22 1.2.3 Quan niệm nghệ thuật…………………………………………..……...23 1.3 Khái quát những điểm tương đồng và khác biệt của thơ Huy Cận so với thơ ĐớiVọngThư………………………...…………………………………..24 1.3.1 Cùng tiếp xúc với Tây học…………………………………...………..24 1.3.2 Vân dụng thi pháp Đường luật………………………………………...27 1.3.3 Nỗi buồn trong thơ Huy Cận và thơ Đới VọngThư…………………...30 1 CHƢƠNG 2: SO SÁNH CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 2. 1 Cảm hứngchủ đạo ………………………………………………………37 2. 1.1 Cảm hứng về quê hương đất nước …………………………….……...37 2. 1.2 Cảm hứng về vũ trụ, nhân sinh…………………………………..........38 2.2 Cái tôi trữ tình ………………………………………………….........41 2.2. 1 Cái tôi sầu não………………………………………………………41 2.2.2 Cái tôi cô đơn, khao khát giải thoát………………………………….48 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 3. 1 Thể thơ ………………………………………………………………….51 3. 1.1 Thơ 5 chữ……………………………………………………………...52 3. 1.2 Thơ lục bát…………………………………………………………….54 3. 1.3 Thơ 7 chữ……………………………………………………………...56 3. 1.4 Thơ 8 chữ……………………………………………………………...57 3. 1.5 Thơ tự do……………………………………………………………...59 3.2 Biểu tượng thơ…………………………………………………………61 3. 2.1 Nước—Không gian vũ trụ và nỗi buồn..……………………………...62 3. 2.2 Đất—Suy tưởng về lẽ sống chết……………………………………....65 3.2.3 Lửa—Hoài niệm về sứ mệnh thắp sáng chưa tròn của nhà thơ …………………………………………………………………………...67 3.2.4 Mơ mộng—Một cách thức để chiểm lĩnh không gian..………………..70 3.3. Tu từ nghệ thuật trong thơ………………………………………………75 3.3.1 Ẩn dụ ………………………………………………………………….75 2 3.3.2 Nhân hóa……………………………………………………………….80 3.3.3 Hoán dụ…………………………………………………………..........83 3.4 Yếu tố tự sự và yếu tố thơ trữ tình………………………………….…....87 3.4.1Yếu tố tự sự………………………………………………………….....87 3.4.2 Yếu tố trữ tình…………...…………………………………………….91 PHẦN KẾT LUẬN Phần kết luận…….……………..……………………………………………93 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...95 PHỤ LỤC 1.Tạm dịch nghĩa một số bài thơ của Đới Vọng Thư………….……………..1 2.Một số ảnh…………………………………………………………………22 3 ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ đặc thù. Văn học gắn liền với cuộc sống, nhận thức, lý giải, biểu hiện cuộc sống, con người bằng hình tượng. Nghiên cứu, giảng dạy văn học không thể không tập trung vào hình tựợng. Bởi vì, khám phá đặc điểm mới thấu hiểu được nội dung, ý nghĩa và cái đẹp của tác phẩm văn học. Nghệ thuật không chỉ phản ánh mà còn biểu hiện tiếng nói của tình cảm con người, là sự bộc lộ, giãi bày và gởi gắm tâm tư. Ở đó còn thể hiện cái nhìn, cách suy nghĩ của người nghệ sĩ. lấy lời của Belinxki để minh chứng cho điều này: ―Thơ văn là loại hình nghệ thuật cao cấp nhất. Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy thơ văn mang trong mình tất cả các yếu tố của nghệ thuật khác, nó như sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng biệt. Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật.‖ [4, tr.91] Tôi say mê thơ Đới Vọng Thư (戴望舒) và thơ Huy Cận (辉瑾) trước năm 1945. Có thể nói nhà thơ Đới Vọng Thư và nhà thơ Huy Cận cùng thời, mặc dù Huy Cận kém Đới Vọng Thư 15 tuổi. Đới Vọng Thư thì tham gia Phong trào Tân văn hóa Trung Quốc, Huy Cận được biết qua Phong trào Thơ mới lãng mạn Việt Nam. Chịu ảnh hưởng thơ Đường và văn hóa Phương Tây. Hai người đều mang màu sắc của cái tôi cá nhân độc đáo, thể hiện nhu cầu giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã và tự do cá nhân vô cùng đa dạng và phong phú. Cái buồn và cô đơn thấm đẫm trên từng trang viết và quan niệm 1 thẩm mỹ của nhà thơ. Hầu như thi nhân nào cũng đề cập đến sự cô độc, cái buồn man mác, nhà thơ thành công nhất khi thể hiện cái tôi sầu thương bi thiết. Họ đã nâng nỗi đau đời của mình lên thành đặc điểm vừa lãng mạn vừa điển hình. Đây cũng chính là đề tài mà tôi yêu thích và sẽ đi sâu khai thác. Trong thời đại của mình, Huy Cận và Đới Vọng Thư hai tác giả lớn có nhiều đóng góp quan trọng và có giá trị trong nền thơ mới của mỗi dân tộc, sự nghiệp sáng tác của mỗi ông là cả một chặng đường sáng tạo độc đáo không mệt mỏi. Nhiều tác phẩm của hai ông được trích giảng trong nhà trường. Do đó, việc tìm hiểu, khám phá các tác phẩm của hai ông rất được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, việc nghiên cứu, so sánh giữa thơ của Đới Vọng Thư và Huy Cận giúp trang bị cho tôi những kiến thức, kỹ năng trong việc học tập, nghiên cứu học văn học sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu thơ Huy Cận Hơn sáu mươi năm cầm bút, hai mươi tập thơ để lại cho đời. Huy Cận đã khẳng định vị trị của mình trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đến nay đã có nhiều bài viết nghiên cứu về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau, cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, những đặc điểm cơ bản trong phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình có tên tuổi như Vũ Ngọc Phan, Hà Minh Đức,Trần Đinh Sử… đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam dẫ từng đánh giá về Huy Cận như sau: ―Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao … nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non … Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận … Nhưng con đường về quá khứ càng đi càng xa,càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênh mông‖ [13, tr.126-127]. Bùi Giáng cũng 2 đã có nhưng đánh giá sâu sắc về thơ Huy Cận: ―Bấy lâu nay chúng ta quen nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén nhạy và tài hoa riêng biệt trong phép tả cảnh,tả tình sầu. nhưng thật ra Huy Cận là khối óc vĩ đại đạt tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ ông đi vào trong phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta những dư vang bất tận‖. [12, tr.114]. Hà Minh Đức từng đánh giá như sau: ―Huy Cận là một phong cách thơ đa dạng. Thơ ông là sự thống nhất của nhiều phẩm chất, có suy tưởng triết lý có trữ tình mềm mại.‖ [3, tr.43]. Phạm Thế Ngũ có những nhận xét xác đáng về thơ Huy Cận: ―Nói về thể cách Huy Cận không ưa lối phá thể lộn xộn mà đi vào những điệu đều: ngũ ngôn, lúc bát, bảy chữ, tám chữ,về ngôn ngữ ông phần nào lợi dụng được sự canh cải mở đường của Xuân Diệu, đến Huy Cận, những ẩn dụ đột ngột, những ngữ điệu Tây không còn làm cho người ta thấy chướng.‖ [12, tr.69]. Trận Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận từng viết: ―Thơ Huy Cận luôn nằm trong tiếng nói yêu thương. Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời. Tiếng nói của dân tộc thấm vào cảm nghĩ, vào cách nhìn của nhà thơ. ‖ [16, tr.187] Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một giai đoạn rất quan trọng, tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu cũng rất lẻ tẻ và hạn chế.Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Lê Bảo trong thơ lãng mạn Việt Nam đã từng nhận xét như sau: ―Thơ Huy Cận khi ra lò hầu nhu đền được đóng dấu kiểm tra chất lượng. Thể Lữ nổi bật ở chặng đường đầu, Huy Cận được cả sau lẫn trước. Đó là cái mạnh của tác giả không dể ai phủ nhận. Dường như về nhiều phương diện cả chất liệu và phương tiện, cả hồn thơ và thể thơ mới cái ở Huy Cận cứ đến mùa thì tự nhiên hái lượm vậy thôi, không mấy chật vật, mò mẫm kiếm tìm. ‖ [12, tr.73]. Trương Nhân Huyền từng đánh giá: ―Đọc thơ Huy Cận nhất là ở hai tập đầu Lửa thiêng và Vũ trụ ca thấy bao trùm một nỗi buồn vũ trụ. Khi khai thác đề 3 tài này ông để lại không it bài thơ hay, đạt tính cổ điển của phong trào thơ mới.‖ [12, tr.82]. Đỗ Lai Thúy cho rằng: ―Ngôn ngữ Lửa thiêng thích dùng từ Hán Việt để có màu sắc trang trọng phụ hợp với không khí thi phẩm‖ [12, tr.160]. Trận Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận từng viết : ―Nếu Lửa thiêng là bản ngậm ngùi dài thi Vũ trụ ca là tiếng vui ca cùng trời đất. Đó không phải là tiếng nói giữa cõi người mà là tiếng nói giữa đất trời nên có phần xa lạ. khi đối tượng và tâm thể giao tiếp thay đổi thì hệ thống từ vựng cũng thay đổi. Nhà thơ dùng nhiều danh từ chỉ các yếu tổ của vũ trụ:đất trời, suối sông, biển, núi, trăng,sao, nhật nguyệt, gió mây. khi miêu tả vũ trụ Huy Cận dùng nhiều từ Hán-Việt: Nhật nguyệt, hải hà, hoa đăng, tạo hóa,lưu quang, âm dương, hưng thịnh, vĩnh viễn, vạn thuở vạn đại, thiên thu … Những từ ngữ ấy gợi lên không khí cổ xưa, diễn tả đước sự bất biến và trường tồn của vũ trụ.‖ [16, tr.176]. Cũng trong tác phẩm này tác giả còn viết: ―Trong Lửa thiêng, Huy Cận sử dùng những từ ngữ màu sắc và hương vị để tạo dựng một thể giới thơm thơ và tươi thắm: hương hoa, hương rừng … từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Huy Cận biểu hiện gam màu nhẹ và được trừu tượng hóa, không gian hồng, sắc đời thắm, lục nhạt, Huy Cận dùng từ láy với ý nghĩa giảm nhẹ cử động và tiếng động :rơi rơi, dìu dìu, lạt lạt,hiu hiu, phất phơ, mênh mang, man mác … Tất cả những động từ chỉ hoạt động của con người trong thơ Huy Cận đều co sắc thái nhẹ nhàng,chừng mục, hướng về hoạt động nôi tâm.‖ [16, tr.173]. Nguyễn Bá Thành trong Tư duy thơ hiện dại Việt Nam từng đánh giá: ―Huy Cận trước Cách mạng không nhằm mô tả thực tại, mà nhằm biểu hiện trực tiếp cái tâm trạng của mình‖ [18, tr.180] 2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ Đới Vọng Thư Hơn hai mươi năm cầm bút, sáu tập thơ để lại cho đời, Đới Vọng Thư đã khẳng định vị trí trong nền thơ ca Trung Quốc hiện đại. Tới nay có nhiều bài viết nghiên cứu về thơ Đới Vọng Thư từ nhiều góc độ khác nhau, cảm 4 hứng sáng tạo của Đới Vọng Thư qua các tập thơ, khám phá những đặc điểm cơ bản trong phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu,nhà phê bình có tên tuổi như Diệp Thần Đào(叶圣陶), Dư Quang Trung(余光中), Thi Triết Tồn( 施蛰存) … đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Đới Vọng Thư. Diệp Thần Đào từng đánh giá như sau:《雨巷》以独特的音乐美和意境美―替新诗开创 了一个新纪元‖。 ―Ngõ hẻm trong mưa‖nhạc điệu và ý cảnh rất độc đáo, giúp cho thơ mới mở một mới‖ [19, tr.6]. Dư Quang Trung có những nhận xét xác đáng về thơ Đới Vọng Thư: ―上承中国古典的余泽,旁采法国象征派 的残芬,不但领袖当时象征派的作者,抑且遥启现代派的诗风,确乎是 一位引人注目的诗人‖。―Thơ của ông chịu ảnh hưởng văn hóa cổ điển Trung Quốc và phái tượng trưng Pháp, ông không những lãnh đạo phái tượng trưng ở Trung Quốc mà còn đóng góp phong cách thơ hiện đại, đươc nhiều người quan tâm‖ [24, tr.201]. Lương Nhân cũng có nhưng đánh giá về thơ Đới Vọng Thư: ―对诗的音乐美,诗的形象的流动性和主题的朦胧性的 追求;法国早期象征派诗人魏尔伦的意象‗模糊和精密紧密结合‘、把强烈 的情绪寓于朦胧的意象的主张,对他的影响甚为明显‖. ―Thơ của ông nhạc điệu đẹp, hình tượng của thơ có tính lưu động và chủ đề có tính lờ mờ; ông chịu hưởng quan điểm phái tượng trưng Pháp ―kết hợp mơ hồ và tinh xác‖,tình cảm kết hợp mông lung rất sâu.‖ [21, tr.2]. Thơ Đới Vọng Thư chiếm vị trí rất quan trọng trên thi đàn Trung Quốc hiện đại. Các tập thơ của ông được nhiều nhà phê bình và các độc giả yêu văn chương quan tâm. Thơ Đới Vọng Thư rất độc đáo. Ông là gương mặt tiêu biểu của phái tượng trưng và phái hiện đại. Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu cũng rất lẻ tẻ và hạn chế. Dư Quang Trung từng đánh giá: ―他的产量少,当然不是评判艺术高下的重要标准,如果戴望舒不逝 于盛年,肯定会取得更大成就。‖ ―Tác phẩm của anh không nhiều, nhưng đánh giá nghệ thuật không phải theo số lượng tác phẩm nhiều hay ít,nếu anh 5 không mất sớm,chắc chắn còn nhiều thành tựu hơn.‖ [24, tr.202]. Tôn Ngọc Thạch(孙玉石) đánh giá: ―望舒的诗的特征,是思想性的提高,非但没有妨 碍他的艺术手法,反而使他的艺术手法更美好,更深刻地助成了思想性 的提高。‖ ―Đặc trưng thơ của Vọng Thư, có tính tư tưởng rất cao, không phải gây trở ngại thủ pháp nghệ thuật mà là đóng góp thủ pháp nghệ thuật, nâng cao tính tư tưởng‖ [23, tr.316]. Trần Bính Doanh (陈丙莹) có viết: ―诗中有 爱国的意识情绪的存在的…...‖ ―Thơ mang tình cảm và ý thức yêu nước, một bài thơ có ý thức yêu nước...‖ [20, tr.165]. Lương Nhân(梁仁) viết: ―新 的诗应该有新的情绪和表现这情绪的形式.‖―Thơ mới phải có tình cảm và biểu hiện hình thức mới‖ [21, tr.692]. Trong Thơ Lâm Dĩ Lượng Lâm Dĩ Lượng(林以亮) đánh giá: ―戴望舒的诗受现代法国诗人影响,作品颇为耐 读。‖ ―Đới Vọng Thư chịu ảnh hưởng nhà thơ nước Pháp hiện đại, tác phẩm của ông rất thú vị.‖ [22, tr.4]. Có thể thấy rằng chưa có tác giả nào thật sự đi sâu nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình cũng như một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu, so sánh về thơ của hai tác giả này. Ở luận văn này, tôi sẽ cố gắng tập trung khảo sát một cách hệ thống các đặc điểm thơ Huy Cận qua so sánh thơ Đới Vọng Thư. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật cuả thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng tám bao gồm các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca và thơ Đới Vọng Thư qua hai tập Đới Vọng Thư thi tuyển, Đới Vọng Thư thi tập. Luận văn này nghiên cứu về đặc điểm thơ Huy Cận trước năm 1945 so sánh với thơ Đới Vọng Thư trên những đặc điểm. Mỗi nhà thơ đều có nét độc đáo riêng biệt, đề cập đến các vấn đề khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú trong phong 6 cách sáng tác, việc đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ sẽ giúp phát hiện ra những sáng tạo độc đáo, thú vị trong nghệ thuật sáng tác của hai nhà thơ. - Phạm vi nghiên cứu Huy Cận và Đới Vọng Thư đã để lại sự nghiệp sáng tác thơ đồ sộ, vô cùng phong phú cả về số lượng lẫn đề tài. Tuy nhiên, trong luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận trước năm 1945 qua so sánh với thơ Đới Vọng Thư nhà thơ Trung Quốc 1905 - 1950.Thơ Huy Cận trước năm 1945, tác phẩm tiêu biểu là Lửa thiêng(1940) và Vũ tru ca(1942). Thơ Đới Vọng Thư tác phẩm tiêu biểu là:Ký ức của tôi(1929), Đới Vọng Thư thi tuyển(1957), Đới Vọng Thư thi tập(1981). 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám qua so sánh với thơ Đới Vọng Thư khám phá quá trình sáng tác, quan niệm nghệ thuật nhằm lý giải nỗi buồn, cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình, thể thơ, biểu tượng thơ, tu từ nghệ thuật,thơ tự sự và thơ trữ tình.Trên cơ sở đó khái quát thành những đặc điểm có ý nghĩa lý luận chung cho sự hội nhập của thơ hiện đại Trung Quốc với thơ hiện Việt Nam từ thế kỷ XX. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận so sánh với thơ Đới Vọng Thư để tìm ra sự giống và khác nhau trong sáng tác của hai nhà thơ. - Tìm hiểu nhân vật trữ tình, nghệ thuật biểu hiện, cảm hứng sáng tác, hình tượng, biểu tượng, tu từ nghệ thuật, ngôn ngữ, một số đặc điểm nghệ thuật thơ của hai ông, để thấy được phong cách độc đáo riêng của thi nhân. 7 6. Đóng góp của đề tài Đề tài còn là tài liệu quý báu liên quan tới việc nghiên cứu đặc điểm trong thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài giúp người đọc thấy được sự đóng góp to lớn, tích cực của mỗi nhà thơ cho nền văn học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng ba phương pháp cơ bản như sau: Phƣơng pháp so sánh văn học Sự dụng phương pháp so sánh văn học để tìm ra những giống nhau và khác nhau của thơ Huy Cận trước cách mạng tháng tám so với thơ Đới Vọng Thư. Phƣơng pháp loại hình Phương pháp loại hình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, lí giải, đánh giá thơ hiện đại. Đây là phương pháp cơ bản giúp cho việc nghiên cứu đặc trưng thơ hiện đại. Phƣơng pháp lịch sử-xã hội Phương pháp lịch sử-xã hội là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư trong lịch sử xã hội văn học đầu thế kỷ XX sẽ làm nổi bật lên nét độc đáo của nhà thơ. Từ đó, chỉ ra được những nét đặc sắc, độc đáo,thấy được những đóng góp to lớn của nhà thơ trong tiến trình hiện đại hoá thơ ca nói riêng và hiện đại hoá văn học nước nhà nói chung. 8 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần đầu và phân kết luận. nội dung của luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương I: Tổng quan về thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư. Chương II: So sánh cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Huy Cận qua so sánh với thơ Đới Vọng Thư CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 1.1 Huy Cận và sáng tác của ông trƣớc 1945 1.1.1Tiểu sử Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, bút danh Huy Cận. sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ(nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham gia Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. 9 Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòado Hồ Chí Minh đứng đầu Chính ph. Trong những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng tháng tám năm 1945: Lửa thiêng (1940) ), Vũ trụ ca(1942). Huy Cận đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận. 1.1.2 Sáng tác của Huy Cận trƣớc tháng tám năm 1945 10 Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe được từ những biểu hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong vũ trụ vô cùng vô tận. Huy Cận cảm nhận được trọn vẹn từ những mùi vị dân dã của đất đai đồng ruộng đến lời ru của gió, nhịp thở của biển, để rồi nói lên linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên bằng giai điệu trong trẻo, dễ rung động lòng người. Trước 1945, tuy vật vã với nỗi sầu đau nhưng thiên nhiên trong thơ Huy Cận vẫn thấm thía tình người, tình đời Ðêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn (Huy Cận— Buồn đêm mưa) Năng lực ấy không chỉ có được bằng sự tinh nhạy của các giác quan (rèn dũa trong những năm tháng tuổi thơ, sống ở quê hương) mà còn xuất phát từ chiều sâu tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận đủ đầy âm vang mọi phía đời sống. Có thể nói: thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếu ở Xuân Diệu, thiên nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài,... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. "Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà 11 thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (Xuân Diệu). Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương; với bút danh Hán Quỳ. Từ 1938, thơ của Huy Cận được in trên báo Ngày nay. Tập thơ đầu tay Lửa thiêng ra mắt độc giả vào tháng 11-1940. Ðây là thời gian Huy Cận cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội.Tập thơ gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón nhận. Chính ngọn Lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời đã giúp Huy Cận có được vị trí tiêu biểu trong làng thơ Mới, giai đoạn cực thịnh của nó. Lửa thiêng trước hết là tiếng lòng của một thanh niên mới lớn (21 tuổi) đang thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như đa số thơ Mới, tập thơ lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã quá quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong thơ Mới thì những cung bậc tình yêu dễ thương ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e ấp vẩn vơ, chưa nhuốm mùi nhục cảm - có sức hấp dẫn mới lạ: Ðường trong làng: hoa dại với mùi rơm Người cùng tôi đi giữa đường thơm Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng Ðất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng ... Một buổi trưa không biết ở thời nào Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy, có bướm vàng nũa chứ Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự (Huy Cận—Ði giữa đường thơm) 12 Nhưng tình yêu ấy vẫn không bền, nhanh chóng rơi vào vô vọng. Bởi có một nỗi u hoài thường trực trong tâm hồn, bắt nguồn sâu xa từ bi kịch bế tắc, vỡ mộng. Thành ra, thơ Huy Cận vừa hồn nhiên vừa buồn. Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường (Huy Cận—Trình bày) ―Sầu đã chin…‖ buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa thiêng như bản ngậm ngùi dài. ―Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này‖ (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng.. .tủi nắng sầu mưa. Cũng đất nước mà nặng buồn sông núi.Cái buồn trong Lửa thiêng không xuất phát từ bi kịch cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên. Triền miên trong buồn thương nhưng Huy Cận không mất hút vào cõi siêu hình hay chán chường, tuyệt vọng- như không ít nhà thơ Mới. Nhà thơ vẫn tha thiết, chân thành hướng về phần thiên lương cao đẹp của cuộc đời; cảm nghe được hồn thiêng đất nước, hương vị nồng đượm của quê hương và nhựa sống tiềm tàng trong nhành cây ngọn cỏ: Luống đất thơm hương mùa mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ Cành xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nưóc đậm bờ (Huy Cận—Xuân) 13 Lửa thiêng được viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo. Âm hưởng chủ đạo: nhẹ nhàng, thâm trầm, hướng vào nội tâm. Lời thơ, ý thơ tự nhiên, không cầu kỳ rắc rối. Cảnh sắc ít đường nét, giản ước, thanh thoát; tạo được ấn tượng về một không gian bàng bạc, xa vắng, đậm đà phong vị Ðường thi. Ngoài những thể thơ Mới khá phổ biến, Huy Cận đặc biệt thành công ở thể lục bát truyền thống. Với âm hưởng phong phú, hình ảnh mới mẻ, nhà thơ đã góp phần khẳng định khả năng biểu hiện tinh tế của thể thơ dân tộc này (Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Trông lên, Chiều xưa,...). Từ sau Lửa thiêng, trong bối cảnh xã hội ngày càng đen tối, thơ Mới dần đi vào ngõ cụt. Mỗi nhà thơ loay hoay tìm lối thoát cho riêng mình. Huy Cận thoát ly vào vũ trụ và thiên nhiên. Ông hoàn chỉnh cả một hệ thống triết lý ngợi ca niềm vui siêu thoát ấy trong tập văn xuôi năm 1942. Nhà thơ kêu gọi mọi người trở về hòa nhập vào tạo vật. Có lẽ tạo vật đau thương, đất trời vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách tạo vật đó thôi. Ta hãy trở về, ta hãy nhập cuộc, có nhịp sống đưa nâng, có dòng đời xô đẩy, cái vui lớn, cái vui trọng đại dâng sóng tràn khắp cõi đời.Tìm nguồn vui từ thiên nhiên vũ trụ. Triết lý ấy được thể hiện đầy đủ, cụ thể trong Vũ trụ ca - tập thơ viết năm 1942, chưa in thành sách. Thoát vào vũ trụ, hồn thơ Huy Cận - với những cảm xúc mới lạ - trở nên khoáng đạt, mạnh mẽ hơn. Nhà thơ say sưa với cái vô cùng của trời đất, trăng sao. Nhiều tứ thơ hay, nhiều hình ảnh rực rỡ xuất hiện: Trời thắm duyên rằm vừng nhạc mở Chuông sao rung nhớ, tiếng vàng bay Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng Biển rủ rê lòng nhập cuộc say (Huy Cận—Lượng vui) Trời xanh ran lá biếc 14 Biển chóa ngập buồm vàng Gió thổi miền bất diệt Mây tạnh đất hồng hoang (Huy Cận—Trời, Biển, Hoa, Hương) Huy Cận như gặp lại niềm vui thuở trước, lại hân hoan, hồ hởi và rạo rực những khát khao của tuổi trẻ: Ta vận tấm xuân đi hớn hở Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi. (Huy Cận—Áo xuân) Nhưng một điều rất dễ nhận ra: cái vui trong Vũ trụ ca là vui gượng, cố vui nên không trọn vẹn, vẫn mang vẻ chông chênh, vô vọng. Cho nên đôi khi để đạt ý đồ nghệ thuật, tác giả rơi vào cường điệu, cầu kỳ; hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng. Tình thì mới nhưng ý tứ dễ đơn điệu, cũ mòn. Ðiều này là tất nhiên, bởi dù có trốn tận đâu vẫn không chạy khỏi chính mình. Chính cái tôi giàu cảm xúc, nặng tình với đất nước, dân tộc đã không để yên nhà thơ trong sự huyễn hoặc: Về đâu? những bước thời gian đã In dấu mong manh trên cánh đào? Về đâu hạt bụi vàng thao thức Theo bánh xe quay vòng khát khao? (Huy Cận—Xuân hành ) Về đâu? Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại như một ám ảnh, day dứt khôn nguôi về ngày mai, về ý nghĩa của kiếp người.Những bài thơ tiêu biểu: Xuân hành, Lượng vui, Áo xuân, Triều nhạc,... 15 Hồn thơ Huy Cận luôn vận động giữa nhiều đối cực: vũ trụ-cuộc đời, sự sống-cái chết, nỗi buồn-niềm vui, hiện thực-lãng mạn. Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại, thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận. Thơ ông ngày càng gắn bó với đời, nhưng cảm hứng về cuộc đời không tách rời cảm hứng về vũ trụ. Vươn lên tìm hiểu những bí ẩn của không gian vô cùng cũng đồng thời nhìn về trái đất để hiều hơn chính mình. Khát vọng ấy mang bản chất triết lý, nhân văn cao cả. Bởi đích đến cuối cùng của nó không phải cõi siêu hình nào mà chính là mặt đất, cõi sống của con người. Huy Cận viết khá nhiều về cái chết, về sự tương phản nghiệt ngã giữa hữu hạn đời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết. Nghĩ đến lúc từ giã cõi đời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc. Nhưng đó không là biểu hiện của thái độ ham sống sợ chết tầm thường mà là của khát vọng được cống hiến hết mình, được tái sinh: Ðời thân yêu, một ngày mai ta chết Cho ta đi khi hè chói chang trưa Ðể ta hiểu giã từ chưa phải hết Nằm đất quen như hạt chín sang mùa (Huy Cận—Say mùa hè) Nỗi buồn và niềm vui ở Huy Cận đều được đẩy đến cực đoan: lúc buồn-buồn đến ảo não, thê thiết; khi vui-vui tràn trề, dào dạt. Hành trình tâm tưởng của Huy Cận đi từ nỗi buồn sâu đến niềm vui lớn. Cảm nhận, thể hiện rõ hai đối cực này chứng tỏ nhà thơ rất thiết tha với cuộc đời và ý thức đầy đủ về thân phận con người. Khi nỗi buồn được ý thức, hóa thành nỗi đau đời; khi niềm vui được ý thức, sẽ thành hạnh phúc, tin yêu.Cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận, trước 1945, có sự phân cực khá rõ giữa hiện thực và lãng mạn. 16 Trước Cách mạng tháng 8, Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tuổi trẻ và tài năng; nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn.Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng. Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ - những khi đạt đến độ thuần thục rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh - trong tay Huy Cận - vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ thơ. Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể nói: ấn tượng không gian có được - trước hết - Ðường thi. 1.1.3 Quan niệm nghệ thuật Nhà văn viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Huy Cận là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kỳ đầu cầm 17 bút, nhà văn đã quan niệm,văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống. khi nhìn lại các sáng tác văn học trước cách mạng tháng tám, Huy Cận đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm. Sau năm 1945, nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng mở và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Huy Cận không còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính ―Đa sự, đa đoan‖ của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện thực ở Huy Cận cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản. Sứ mệnh của người cầm bút trước những vấn đề của con người. Như mọi nhà văn chân chính, khi lựa chọn công việc cầm bút làm sự nghiệp của đời mình, Huy Cận đã ý thức sâu sắc nhà văn thấu hiểu trách nhiệm thiêng liêng của người cầm bút là trách nhiệm công dân, sứ mệnh của nhà văn trước cuộc đời, trước đất nước, trước con người. Càng ngày, Huy Cận càng tha thiết với sứ mệnh của văn chương và nhà văn trong mục tiêu cao cả vì con người. Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực. Để làm được như thế, phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết văn phải là tình yêu thương con người, tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm 18 giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. Huy Cận giữa những quan niệm, nhận thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình sáng tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình. 1.2 Đới Vọng Thƣ và sự nghiệp thơ ca 1.2.1Tiểu sử Đới Vọng Thư (5/3/1905-28/2/1950) tên thật là Đới Triều An, bút danh là Mộng Âu(梦鸥), Giang Ân. quê Hàng Châu, Chiết Giang, là một trong những nhà văn Trung Quốc hiện đại nổi tiếng, tiêu biểu của phái tượng trưng. Năm 1923 ông thi vào Trường đại học Thượng Hải, khoa Văn học. Năm 1925 chuyển vào Trường đại học Chấn Đán học tiếng Pháp Năm 1926 với Thi Triết Tồn và Đỗ Hành sáng lập ―Tuần Báo‘‘ Năn 1927 viết bài thơ 《雨巷》―Ngõ hẻm trong mưa‖. Năm 1928 cùng với bạn Thi Triết Tồn và Đỗ Phùng Tuyết Phong sáng lập《文学工场》―công xưởng văn học‖ Tháng 4 năm 1929 xuất bản thi tập《我的记忆》―Ký ức của tôi‖,thi tập này tiêu biểu. Ông sự dụng phương pháp tượng trưng sáng tác. Trong thi tập này nổi tiếng là ―Ngõ hẻm trong mưa‖. Được Diệp Thần Đào tiến cử, ca ngợi tán thưởng ―替新诗开创了一个新纪元‖ ―mở một tân thi tân thể kỷ‖, được xưng hiệu ―nhà thơ Ngõ hẻm trong mưa‖ Năm 1932, Đới Vọng Thư cũng với Thi Triết Tồn chủ trì biên tập tạp chí xã hội《现代》―hiện đại‖, tháng 11 sang nước Pháp du học, lần đầu vào Đại 19 học Paris, sau chuyển đến Đại học Lyon Pháp. Ông vừa đi học vừa phiên dịch, đã phiên dịch《苏联文学史话》―Lịch sử văn học Liên Xô‖, 《比利时 短篇小说集》―tuyển tập truyện ngắn Bỉ‖,《意大利短篇小说集》―tập truyện ngắn Ý‖, Ông cũng đọc rất nhiều tiểu thuyết của các nhà văn Tây Ban Nha. Mùa xuân năm 1935, ông trở về Trung Quốc. Tháng 10 năm 1936, ông với Biện Chi Lâm(卞之琳), Tôn Đại Vũ(孙 大雨) sáng tạo tạp chí《新诗》―Tân thi‖ ra hằng tháng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của tạp chí văn học hiện đại của Trung Quốc, ―Tân thi‖ ngừng xuất bản vào tháng 7 năm 1937, sau khi ra 10 số, ―Tân thi‖ cũng là một nơi quan trọng các nhà thơ hiện đại chia sẻ với nhau, có các bài thơ 《霜 花》―Sương hoa‖,《秋天的梦》―mơ mộng mùa thu‖ cũng đang lan rộng. Chiến tranh chống Nhật nổ ra, ông sang Hồng Kông làm biên tập viên của 《大公报 》―Đại Công Báo‖ Bổ sung văn học, sao sáng lập tạp chí《耕耘》―Canh Vân‖. Mùa xuân năm 1938, ông trở thành biên tập viên của《星岛日报·星岛 》―Sao đảo nhật báo ·Sao đảo‖. Năm 1939 biên tập viên của《顶点》―Đỉnh điểm‖. Cuối năm 1941, ông tham gia tuyên truyền cách mạng và bị bắt. Tháng 3 năm 1946, Cả gia đình chuyển sangThượng Hải. Tháng tám, ông làm giáo sư tại Đại học Tế Nam, dạy tiếng Tây Ban Nha. Tháng 7 năm 1947, học sinh trong các phong trào dân chủ yêu nước, sau đó ông đã bị sa thải khỏi Đại học Tế Nam. Tháng 8 ông làm giáo sư tại Cao đẳng Sư phạm Thượng Hải, là Chủ nghiệm Khoa Văn học, Tháng 5 năm 1948, ông tham gia bãi khóa và bị vu cáo hãm hại, sau đó cả gia đình chuyển sang Hồng Kông. Tháng 6 năm 1949 ông tham gia Đại hội đại biểu Tổ chức văn học Trung Quốc và nghệ thuật tại Bắc Kinh, sau đó ông làm Trưởng văn phòng tại Nhà xuất bản Tổng cục Tin tức quốc tế. 20 Năm 1950 ông mất tại Bắc Kinh, hưởng thọ 45 tuổi. Ông được chôn tại nghĩa trang Bắc Kinh, bia mộ có ghi ―Lăng mộ của nhà thơ của Đới Vọng Thư‖ Ông biết tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Bỉ,tiếng Nga, đã tham gia vào các công việc dịch thuật văn học châu Âu, ông là người lần đầu tiên dịch tác phẩm của Lorca (nhà thơ Tây Ban Nha) ra tiếng Trung. Trong thi tập nổi tiếng là ―Ngõ hẻm trong mưa‖, được Diệp Thần Đào tiến cử, ca ngợi tán thưởng ―mở một tân thi tân thể kỷ‖, được xưng hiệu ―nhà thơ Ngõ hẻm trong mưa‖ Dịch thơ Baudelaire, thơ Verlaine và bản thân sáng tác theo phái Tượng trưng, đề xướng thơ thuần tuý. Bài thơ theo phong cách độc đáo được gọi là phái hiện đại ―诗坛领袖‖ ―Thi đàn lãnh đạo ‖ Trong trường Đại học Lyon Pháp có một đài kỷ niệm Đới Vọng Thư viết bằng chữ hán ―纪念中国诗人戴望舒里昂中法大学学生‖ ―kỷ niệm Trung Quốc thi nhân Đới Vọng Thư, sinh viên đại học ở Lyon Pháp‖ từ năm 1932 đến năm1934 ông du học tại đây. Bài thơ ―Ngõ hẻm trong mưa ‖ của ông được chọn vào sách giáo khoa ngữ văn cấp II, cấpIII, giáo trình đại học. Bài―Với bàn tay đầy thương tích‖ được chọn vào chương trình ngữ văn cấpII Tác phẩm tiêu biểu: 1. 《我的记忆》(诗集)1929 年,水沫书店 Kí ức của tôi (Thi tập), Nhà sách thùy mạt, Thượng hải 1929 2. 《望舒草》 (诗集)1933 年,现代书店 Vọng Thư thảo(thi tập), Nhà sách Hiện đại, Thượng hải 1933 3. 《灾难的岁月》 (诗集)1948 年,星群 Năm tháng tai nạn (thi tập), NXB Quần tinh, Bắc kinh 1948 21 4. 《戴望舒诗选》1957 年,人文 Đới Vọng Thư thi tuyển, Nhà xuất bản Nhân văn, Bắc kinh 1957 5. 《戴望舒诗集》1981 年,四川人民出版社 Đới Vọng Thư thi tập, Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên, 1981 6. 《戴望舒诗全编》1989 年,浙江文艺出版社 Thơ Đới Vọng Thư toàn tập, Nhà xuất bản Văn nghệ Chiết Giang, 1989 1.2.2 Sáng tác của Đới Vọng Thƣ Sáng tác của ông được chia thành ba giai đoạn, Giai đoạn thứ nhất, chính là bày tỏ cảm xúc cá nhân, có không khí nỗi buồn, sầu não. Thi tập đầu tiên ―Ký ức của tôi‖, tác phẩm chủ yếu là những bài thơ buồn và thơ tình yêu. Năm 1928 phát biểu ―Ngõ hẻm trong mưa‖. Giai đoạn thứ hai, một giai đoạn Cách mạng, mâu thuẫn lý tưởng với hiện thực,ông quyết định khai thác thơ ca theo phong cách riêng của mình, mặc dù vẫn còn sự cô đơn, trầm cảm và tình cảm, nhưng vẫn có một số giai điệu tươi sáng. Quan tâm hiện thực xã hội, khao khát quang minh. Giai đoạn thứ ba sau sự bùng nổ của cuộc chiến tranh chống Nhật, ông tham gia chống Nhật, năm 1941 tham gia tuyên truyền cách mạng và bị bắt. Giai đoạn này có những thay đổi mới trong phong cách sáng tác. Tác phẩm ―Đề trên vách nhà lao‖, bày tỏ tư tượng giải phóng dân tộc can đảm hào phóng và sự tự tin hay tác phẩm ―Với bàn tay đầy thương tích‖ bài thơ biểu hiện tính dân tộc và tính cá nhân kiên cường bất khuất. Giai đoạn cuối, thơ ca sáng tác đã thể hiện vượt qua cảm xúc cá nhân,chắt chẽ liên kết dân tộc và xã hội. Nhà thơ sáng tác vượt qua chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hiện thực. Đới Vọng Thư là người tiểu biểu phái tượng trưng, hài hòa văn hóa phương đông và văn hóa phương tây, hình thành đặc điểm nghệ 22 thuật của riêng mình. Đặc điểm nghệ thuật thơ có hai mặt: Một là Thơ ca truyền thống văn hóa Trung Quốc, các thi pháp được vận dụng trong thơ. Hai là ngôn ngữ của Đới Vọng Thư có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa những yếu tố truyền thống và hiện đại, lối ví von so sánh của ca dao tục ngữ, sử dụng tinh hoa văn học dân tộc, ngôn ngữ tượng trưng của Đường thi và chủ nghĩa tượng trưng của thi ca Pháp. Ngôn ngữ khắc họa không gian trong thơ Đới Vọng Thư có những vùng chạm đến không gian thiêng liêng cổ kính. 1.2.3 Quan niệm nghệ thuật Mối quan hệ giữa văn học với hiện thực nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở nhà văn là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ông sống trong xã hội luôn rối loạn, quan niệm tư tưởng cũng có thay đổi, quan niệm tư tưởng của văn học cũng thay đổi. Từ đầu văn học đối với Đới Vọng Thư là trình bày cảm xúc cá nhân, nỗi buồn, sầu não. Tác phẩm chủ yếu là thơ buồn và thơ tình yêu. Sau khi tham gia hoạt động Cách mạng, ông tạo thơ ca phong cách của riêng minh. Nhà thơ giữa những quan niệm, nhận thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình sáng tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình. Thi nhân đã ý thức sâu sắc nhà văn thấu hiểu trách nhiệm thiêng liêng của người cầm bút là trách nhiệm công dân, sứ mệnh của nhà văn trước cuộc đời, trước đất nước, trước con người. Càng ngày, ông càng tha thiết với sứ mệnh của văn chương và nhà văn trong mục tiêu cao cả vì con người. Ông viết thơ như tình yêu thương con người, Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm 23 thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. Nhà văn viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và lịch sử xã hội, hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. 1.3 Khái quát những tƣơng đồng và khác biệt thơ Huy Cận so với thơ Đới Vọng Thƣ 1.3.1 Tiếp xúc với Tây học Hai nhà thơ cũng chịu ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa lãng mạn. Thế kỷ XIX văn học Pháp xuất hiện trào lưu thơ tượng trưng gây nên cơn địa chấn làm lay động thi đàn. Những thi tài như Charles Baudelaire, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud,…đã tập hợp một lực lượng nhà thơ trẻ cùng giương cao ngọn cờ tượng trưng chủ nghĩa. Chủ nghĩa tượng trưng không chỉ gieo mầm, nở hoa kết trái trên mảnh đất văn học mà còn mở rộng địa hạt sang các lĩnh vực như sân khấu, hội họa, âm nhạc, trở thành hiện tượng văn hóa trên toàn Châu Âu. Bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa tượng trưng đã lan tỏa, tìm được một vị thế của mình trong thơ ca hiện đại phương Đông trong đó có Trung Quốc,Việt Nam. Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương bằng những tác phẩm văn học Pháp vào thế kỉ thứ XIX Chủ nghĩa tượng trưng bản chất thế giới là ―không rõ ràng‖, người nghệ sĩ phải biết ―tìm thấy trong cuộc phiêu lưu của thơ ca cách thức khám phá ra cái điều chưa được biết tới‖. Người nghệ sĩ không chỉ cảm thấu thế giới bên ngoài, mà còn nhận biết thế giới bên trong; không chỉ nắm bắt cái 24 hiện hữu, mà còn nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc. Để tìm ra một sợi dây liên hệ giữa thế giới vô thức và thế giới hữu thức, người nghệ sĩ phải có một cái nhìn ―thấu thị‖ xuyên suốt các sự vật để có thể ―chọc thủng‖ màn sương bí ẩn, mơ hồ đó, nhằm tìm ra chân lý đích thực của nghệ thuật.. Các nhà tượng trưng cho rằng, tính chất cảm xúc, trữ tình của chủ nghĩa lãng mạng không thể giúp họ hoàn thành thiên chức của người nghệ sĩ, họ phải cần đến ―sự tổng hòa các giác quan‖. Phát huy tối đa sự cộng hưởng giữa các giác quan ấy. Đây là một đặc điểm vượt xa thi pháp lãng mạn, tiến đến một phương pháp mới trong nhận thức thực tại: không giãi bầy tình cảm một cách trực tiếp, không miêu tả, giải thích sự vật một cách lồ lộ, rõ nghĩa. Ở đây, Ý nghĩa được gợi nên bởi sự tượng trưng hoàn toàn không tồn tại trong chính ý tưởng đó; nó được nảy sinh từ sự xích lại gần nhau của những cảm giác và những thực tế cụ thể thường là tách biệt với nhau. Chủ nghĩa lãng mạn thường thiên về cảm xúc, tính trữ tình; chủ nghĩa tượng trưng thiên về cảm giác, về tính biểu tượng, về sự tương hợp giữa các giác quan nhằm tạo ra ―một mạng lưới các ý tưởng‖ mơ hồ, bí ẩn,với chủ nghĩa lãng mạng, ngôn từ thơ là ngôn từ diễn cảm; với chủ nghĩa tượng trưng, ngôn từ thơ là ngôn từ của sự tương hợp, của những mối quan hệ con người và sự vật…nó khai thác Mơ mộngvô thức. Nó biểu đạt cái tâm hiện đại bằng ngôn từ hiện đại, hay những phiêu lưu của ngôn từ, những nhịp thơ siêu tự nhiên, những lặng im tạo âm vang, những câu thơ đứt, nối, không ăn khớp, những duyên dáng tế nhị. Nhà thơ tượng trưng rất chú trọng đến quan niệm tương ứng các giác quan. Quan niệm này đã trở thành một nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tạo thơ ca của chủ nghĩa tượng trưng Valery đưa ra một định nghĩa về thơ gắn với nguyên tắc tương hợp: ―Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa‖. 25 Verlaine quan niện thơ như một bản nhạc mong manh, hư ảo, huyền hồ. Rimbaud lại cho rằng, người nghệ sĩ phải đến với thơ ca bằng con đường thấu thị của một kẻ có thiên nhãn. Thi sĩ phải làm cho mình thành người có thiên nhãn bằng sự rối loạn lâu dài, rộng khắp và có sự suy tính tất cả các giác quan…bởi lẽ các giác quan gắn bó ta với thực tại, trở thành tấm màn chắn ngăn ta chẳng thấy được gì xa hơn…Nhà thơ có thiên nhãn cần tìm cho mình một ngôn ngữ thích hợp. Ngôn ngữ này sẽ là của tâm hồn nói với tâm hồn, thâu tóm tất cả mùi hương, âm thanh, màu sắc của tư duy bám riết lấy tư duy và lôi kéo…. Với quan niệm này, Rimbaud để ―sự buông thả vô độ cho các giác quan‖, giúp cho nhà thơ nhìn thấu suốt mọi tâm hồn và sự vật. Nhưng có lẽ quan niệm ―tương ứng các giác quan‖ được thể hiện rõ nhất trong sáng tác của Baudelaire. Trong bài tương ứng, nhà thơ đã tìm thấy mối dây liên hệ siêu việt, vô hình giữa vũ trụ, con người và tạo vật. Quả thật, bằng ―cảm quan về cuộc sống sâu xa của tinh thần‖ Baudelaire đã đánh thức vùng vô thức ngủ yên trong con người trở nên linh động, tỏa sáng soi rọi vào cái đẹp huyền diệu, tiềm ẩn đằng sau sự vật, hiện tượng. Nhà thơ tượng trưng không chỉ miêu tả hiện thực khách quan, không diễn giải, phơi bày tình cảm mà khám phá, nắm bắt lòng người, tạo vật thông qua biểu tượng bằng phép loại suy. Đây là một nguyên tắc mĩ học của thơ tượng trưng vượt qua thi pháp lãng mạng, làm nảy sinh ra một lối đặc điểm mới trong nhận thức thế giới. Để mở cánh cửa của một cõi vô tận đó, Baudelaire đã phát huy tối đa phương thức kết hợp tượng trưng, ông táo bạo kết hợp những hình ảnh cụ thể hay những cảm giác, chăm chút những phép tỉnh lược và tạo ra như vậy những liên kết có chất nhạc và ngữ nghĩa mới. Từ đó nảy sinh một quan hệ mới với thế giới mà trong đó có cảm giác lẫn lộn với nhau và những mâu 26 thuẫn đớn đau biến mất. Tâm hồn có thể uống ừng ực hương thơm, âm thanh và màu sắc. Tóm lại, thơ tượng trưng và thơ lãng mạn là một trào lưu văn học hiện đại. Trong quá trình sinh thành, phát triển nó gặp không ít cản trở, phản ứng từ nhiều phía. Nhưng vượt qua mọi thử thách, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa lãng mạn đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình đoạn tuyệt hẳn với nền văn học truyền thống mở ra một nền văn học mới, hiện đại. 1.3.2 Vân dụng thi pháp Đƣờng luật Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều nghiêm khác sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Yếu tố Đường thi toàn diện tạo nên vẻ độc đáo trong Tràng giang:. Đường thi ở nhan đề: Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. ―Tràng‖ ( một âm đọc khác của ―trường‖) gợi sự cổ kính. ―Giang‖ là tên chung để chỉ các dòng sông. Hai chữ này gợi một không gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu thơ nổi tiếng của Lý Bạch: 唯见长江天际流,―Duy kiến trường giang thiên tế lưu‖ ( Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Đường thi ở đề từ:―Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài‖.Trời rộng gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ. Sông dài tạo ấn tượng về cái vô cùng 27 của không gian. Trời rộngvà sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất tận của trời đất. Tâm trạng này từng được diễn tả một cách sâu sắc trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang trong《登幽州台歌》"Đăng U Châu đài ca" : 前不见古人, Tiền bất kiến cổ nhân, 后不见来者。 Hậu bất kiến lai giả. 念天地之悠悠,Niệm thiên địa chi du du, 独怆然而涕下。 Độc thương nhiên nhi thế hạ. ( Người trước không thấy ai Người sau thì chưa tới Ngẫm trời đất thật vô cùng Một mình xót xa mà rơi lệ ) Đường thi ở tứ thơ sóng đôi: được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi, dòng thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và ( cũng có ) dòng tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường Thi.Tiếp cận Tràng giang trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : ―nước‖, ―con nước‖, ―dòng‖…Thông điệp gián tiếp là các từ : ―sóng gợn‖, ―cồn nhỏ‖, ―bèo dạt‖, ―bờ xanh‖, ―bãi vàng‖…Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn ( buồn điệp điệp); Gió đầy tử khí: ―đìu hiu‖. Gợi nhớ đến câu: ―Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò‖ (Chinh Phụ Ngâm); Bến sông cô đơn vắng vẻ: ―bến cô liêu‖; Nước với nỗi buồn trải khắp không gian: ―sầu trăm ngả‖ 28 Đường thi ở nghệ thuật đối:yếu tố Đường thi còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của Đường Thi nhưng khá linh hoạt và phóng túng. Chẳng hạn: ―Sóng gợn…‖đối với ― Con thuyền…‖; ―Nắng xuống đối với trời lên…‖ ; ―Sông dài đối với trời rộng…‖ Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của kiếp người: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim…và một bên là những hình ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc… Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính: (10 lần/16dòng thơ, cách ngắt nhịp truyền thống: 3/4) Hệ thống từ láy trải khắp bài thơ: Tràng giang, ―điệp điệp‖, ―song song‖, ―lơ thơ‖, ―đìu hiu‖, ―chót vót‖, ―mênh mông‖, ―lặng lẽ‖, ―lớp lớp‖, ―dợn dợn‖. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng rất nhiều hình ảnh và chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu: ―烟波江上使人愁‖ ―Yên ba giang thượng sử nhân sầu‖ ( Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai -Tản Đà dịch ). Điểm khác biệt ở hai tác giả là : Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi từ hình ảnh ―khói sóng‖ còn nỗi nhớ của Huy Cận không cần tác động của ngoại giới (Không khói hoàng hôn) vì đã là một yếu tố nội tâm thường trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phô diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại. 晚云在暮天上散锦,Ráng chiều như gấm vóc trên trời 溪水在残日里流金;Dòng ánh nắng trời chiều chảy xuống như vàng ; 我瘦长的影子飘在地上,Chiếc bóng tôi gầy gò bồng bềnh trên mặt đất, 像山间古树底寂寞的幽灵。Như cây cổ thụ u linh cô tịch trên núi. 29 远山啼哭得紫了,Núi xa khóc tím tái rồi, 哀悼著白日底长终;Thương cho một ngày dài đã kết thúc; 落叶却飞舞欢迎 Những chiếc lá vờn bay chào đón 幽夜底衣角,那一片清风。Một khoảng đêm u tịch, một làn gió trong veo. (Đới Vọng Thư—Chiều xuống) ―Chiều xuống‖ hình thức là thơ hiện đại, nhưng bản chất vẫn là thơ ca truyền thống văn hóa Trung Quốc, các thi pháp được vận dụng trung thơ. Hệ thống từ quen thuộc: ―Ráng chiều‖, ―Dòng suối‖, ―u linh‖, ―Núi xa‖, ―lá vờn bay‖, ―thanh phong‖ Hai nhà thơ cũng chịu ảnh hưởng thơ Đường.thể hiện trong thơ Đường, sự hài hòa giữi tâm hồn con người và thiên nhiên,nỗi cô đơn của con người trước thiên nhiên phóng khoáng cao rộng hay hoang vắng, rất gần gũi với cá tính, với hồn thơ hai nhà thơ. Chính những ảnh hưởng này đã góp phần tạo nên một trong những nết phong cách trữ tình tha thiết, hài hòa của phong cánh nghệ thuật thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư 1.3.3 Nỗi buồn trong thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thƣ Nỗi buồn không biết từ đâu lại, cũng không biết đi tới đâu. Nhưng nó hiển hiện, bàng bạc trong tâm tư, trong cuộc sống và dường như đã trở thành một quy tắc. Ngay trong những lúc vui, thì nỗi buồn vẫn đợi chờ đâu đó - và cả những lúc lòng yên bình nhất, nỗi buồn cũng tự nhiên bước lại. Trước hết, nỗi buồn ấy xuất phát từ sự nhạy cảm của nhà thơ với cuộc đời.Người đa cảm thường hay đa sầu, nhìn vào đâu cũng cảm thấy buồn mà 30 đã buồn thì không sao nguôi được! nhà thơ đã không kìm được tiếng thở dài khi cất lên lời than: Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. (Huy Cận—Ê chề) Chiếc linh hồn buồn vì cô đơn, Đối với nhà thơ, nỗi buồn không chỉ hiển hiện trong nội tâm mà còn có thể tìm thấy, nghe thấy ở tất cả mọi nơi. Nỗi buồn kết đọng lại thành giọt tuôn tràn như mưa lũ và khi đi vào thơ thì những giọt sầu ấy lắng đọng vào hồn người, mang một nỗi buồn man mác, mênh mông, trùng điệp. Có những lúc ta bắt gặp nụ cười nhẹ nhàng khi người đang đón mùa xuân cuộc đời vào lòng. Tình yêu và niềm khát khao giao cảm với đời như mạch nước ngầm vẫn chảy mãi và không hề cạn trong tâm hồn nhà thơ. Đêm nay không khí say nồng Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé phơi. (Huy Cận—Xuân ý) Nặng tình với cuộc đời như thế, mở lòng đón tình người như thế nhưng nhà thơ đa sầu đa cảm của chúng ta lại gặp cảnh: Chàng yêu lắm nên bị người hắt hủi Chàng yêu lâu nên thiên hạ lìa xa. (Huy Cận—Mai sau) Ngay cả trong lúc vui, ta cũng bắt gặp nỗi buồn thấp thoáng, dường như nỗi buồn chưa bao giờ lìa xa người thi sĩ.Chính sự trái ngược giữa một bên là tình yêu thiết tha và một bên là sự thờ ơ, ghẻ lạnh đã tạo nên những mối băn khoăn, giằng xé trong nội tâm, khiến nhà thơ cảm thấy bơ vơ, cô độc, lạc lõng giữa cuộc đời. Không buồn sao được khi nhà thơ say mến bạn với tất cả lòng thành, chàng yêu lắm,yêu lâuvà yêu sâu sắc nhưng cái chàng nhận 31 được là sự hắt hủi, lìa xa, đẫm buồn, và cô lập của con người. Chính vì buồn nên thơ có vẻ già dặn, chín chắn của một người từng trải, chiêm nghiệm nhiều khía cạnh cuộc đời. Cái ảo não thê lương dường như lên tới đỉnh khi nhà thơ bắt gặp chiếc xe tang đưa linh hồn người đã khuất về thế giới nghìn thu. Thi nhân xót xa, nghẹn ngào trước cái hữu hạn của đời người: Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường Aỏ não quá trời buồn chiều vĩnh biệt! (Huy Cận—Nhạc sầu) 在雨中哀怨,Ai oán trong mưa 哀怨又彷徨。Ai oán và bàng hoàng (Đời Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Ai chẳng đau đớn trước sự kết thúc của một kiếp người! Có điều mỗi người có cách biểu hiện khác nhau, những điều sâu kín nhất trong tâm hồn mà ta ít khi thể hiện. Lang thang trong thế giới đau buồn nhưng nhà thơ không quay lưng với cuộc sống. Dù có tìm về với cảnh cũ, người xưa song thi nhân không lìa bỏ thực tại: Ngàn năm sực tỉnh lê thê Trên thành son nhạt- Chiều tê cúi đầu…. (Huy Cận—Chiều xưa) Giấc mộng dù có đẹp cũng không thể là hiện thực, quá khứ dù có huy hoàng và lãng mạn cũng không thể xóa đi chuỗi ngày buồn của thực tại. Thi nhân sực tỉnh để sống ngày hôm nay, không thể lấy ngày hôm qua làm cứu cánh cho nỗi buồn. 我希望逢着 Tôi mong gặp được 一个丁香一样的 Như một đóa hoa đinh hương 结着愁怨的姑娘。Cô nàng buồn lo sầu oán 32 (Đời Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Nhà thơ bắt gặp trong cái buồn của một tâm hồn nhạy cảm, luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời là khát khao giao cảm với mọi người là lòng ham sống, yêu thiết tha và gắn bó máu thịt với thế giới này. Đó là nét đẹp rất đáng quý trong tâm hồn nhà thơ Lòng ham sống được thể hiện rõ rệt ở tình yêu của tuổi trẻ. Tình yêu trong sáng đáng yêu chỉ có ở tuổi học trò, ở những cô gái, chàng trai có linh hồn bằng ngọc chưa vướng bụi đời, nhưng mộng đẹp vỡ tan, nhà thơ buồn bã, lắng nghe nhịp đời mình trải dài theo năm tháng, cô đơn và lặng lẽ. 撑着油纸伞,独自 Một mình, tay cầm chiếc ô giấy dầu, 彷徨在悠长,悠长 Lang thang đi trong ngõ hẻm dẳng dặc mưa 又寂寥的雨巷, Ngõ hẻm trong mưa cô tịch, im ắng ( Đời Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Cuộc đời hữu hạn và thời gian có thể làm phai mờ tất cả. Song, những tấm lòng chân thành và cao đẹp sẽ mãi mãi không có gì xoá nổi. Nhà thơ Trinh Đường trong tiểu luận đã đưa ra nhận xét thật xác đáng và rất hay:―khi xưa hay sầu lắm và gió trăng, và người đời vẫn còn nhớ đến người đấy thôi. Chỉ lo là của giả chứ nghìn lần bị vùi dưới lớp bụi thời gian thì ngọc quý vẫn là ngọc quý‖ [14, tr.264]. Chúng tôi cũng tin rằng tác phẩm của hai ông sẽ sáng mãi trong lòng độc giả ở mọi nơi và ở mọi thời đại, vì ngọn lửa ấy được thắp sáng bởi một trái tim đầy nhiệt thành của một người đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật. Thi nhân đã giúp chúng ta bộc lộ những nỗi niềm sâu kín nhất mà từ lâu ta đã bỏ quên để bắt nhịp dòng đời hối hả, hoặc rụt rè ngại ngần không dám nói. Từ đó, tôi nhận thấy rằng: Triền miên trong nỗi sầu thương ảo não nhưng nhà thơ dường như chưa bao giờ tuyệt vọng, nhà thơ cũng không chán chường rũ bỏ tất cả. 33 Nhà thơ sống trong một thời đại rối loạn bao giờ cũng có sự đồng cảm rộng lớn và sâu sắc trong bất kì hoàn cảnh nào. Dường như hoàn cảnh càng khắc nghiệt thì sự đồng cảm càng lớn,thời kì khủng bố trắng cuộc sống người dân vô cùng khó khăn, chật vật. Tuy là giai cấp tiểu tư sản trí thức có học vấn nhưng đời sống của các văn nghệ sĩ cũng hết sức bấp bênh. Do đó, hơn ai hết, các nhà văn, nhà thơ rất hiểu nỗi khổ của người dân nô lệ sống trong xiềng xích kẻ thù. Nói đến thơ là nói đến nỗi buồn của những tâm hồn đa cảm đa sầu, buồn bã, cô đơn là đặc điểm chung của khuynh hướng sáng tác. Nhà thơ cũng không thoát khỏi khuynh hướng tất yếu ấy. Nỗi buồn không chỉ xuất phát từ sự đa cảm của bản thân mà nó còn có nguyên nhân từ đời sống xã hội. Bạn của Đới VọngThư tham gia Cách mạng hy sinh, thi nhân làm người cách mạng vừa kỷ niệm bạn bè, vừa lên án khủng bố trắng 走六小时寂寞的长途, Đường tịch mặc dài sáu tiếng đi bộ, 到你头边放一束红山茶, Đến mộ em để một bông hoa trà đỏ, 我等待着,长夜漫漫, Tôi đợi chờ em, đêm mãi mãi , 你却卧听着海涛闲话。Nhưng em vẫn nằm yên để nghe sóng biển nói chuyện rì rào. (Đời Vọng Thư—Bên mộ Tiêu Hồng ở Khẩu chiếm) Nỗi buồn đó chính là hệ quả tất yếu khi nhà thơ ý thức được một cách sâu sắc về cảnh ngộ đất nước và thân phận con người trong xã hội nô lệ, một xã hội bế tắc,quằn quại.vật vã của con người khi phải đối mặt với những cảnh đời đau khổ, với sự thay đổi của xã hội không tình người. Cuộc đời thay đổi với biết bao thăng trầm khiến cho thi nhân không nén được tiếng thở dài. Than ôi, trời đẹp nhưng trời buồn Như cảnh tươi màu rạp cải lương. (Huy Cận—Gíấc ngủ chiều) 34 Trên sân khấu cuộc đời đã có biết bao bi kịch diễn ra. Khi cánh màn nhung mở ra, những cảnh huy hoàng xuất hiện, nào là áo mới, nào là những khuôn mặt đẹp… Nhưng đằng sau đó là gì? Là lọc lừa, giả dối, là sự xa cách, chia ly. Là sự hả hê của những người chiến thắng và nỗi chua xót của kẻ thất bại. Cuộc đời cũng như rạp cải lương với biết bao sắc màu rực rỡ, muôn hình vạn trạng, khó mà phân biệt được người tốt kẻ xấu. Vì vậy, lòng chân thành của chàng trai mang trong lòng nhiệt huyết tuổi trẻ rất thiết tha với cuộc sống, rất yêu tự do đã không được đáp trả. Chàng trai ấy lại phải chứng kiến đất nước bị giày xéo, còn người dân thì phải chịu cảnh nô lệ đau khổ. Còn nỗi buồn nào hơn khi chứng kiến sự đau khổ của đồng bào mình, dân tộc mình? Có cái gốc từ lòng yêu đời, từ tình yêu quê hương, đất nước. Nỗi buồn ấy không chán chường, bi lụy mà trong trẻo, dễ cảm thông và được nhiều người đồng cảm. Trước thực tại tối tăm, tẻ nhạt, quẩn quanh, bế tắc, thi nhân vẫn cảm nhận được cuộc đời đang vận động. Tinh tế thấy được sự dịch chuyển ấy, đó là sự thể hiện của tấm lòng yêu cuộc đời, con người và lòng yêu nước thiết tha. Nghe mạch đời đang thao thức âm thanh Và nhạc sống vẫn âm thầm tiến tới. (Huy Cận—Vỗ về) Cái mạch ngầm chảy trong lòng đất vốn đã khó tìm thấy rồi, huống chi là mạch đời. Thế nhưng Huy Cận vẫn phát hiện ra. Mạch đời ấy chính là những xao động sâu kín nhất, vô hình vô thanh trong hồn người. Vậy mà Huy Cận vẫn cho rằng nó có âm thanh, có thể nghe được và thấy được nhạc sống đang âm thầm tiến tới. Qua sự cảm nhận tinh tế, ta có thể thấy tấm lòng yêu thương sâu nặng của thi nhân với cuộc đời, với con người. Vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được những bước chân xa vắng trên những dặm mòn lẻ loi, mới 35 cảm nghe được những trái sầu đang rơi nặng tâm hồn mình.Từ đó có thể thấy, lòng yêu đời, tình yêu quê hương, ẩn dấu đằng sau nỗi buồn dằng dặc. Vì yêu đời nên khi thấy cuộc đời không tốt đẹp như ý muốn, đất nước không thanh bình, yên vui, thi nhân mới buồn như vậy. Với một tâm hồn đa cảm đa sầu, nhà thơ cảm nhận được cảnh mất mát, lầm than của đất nước như nỗi đau của chính bản thân mình. Tình yêu ấy là máu thịt, là linh hồn. Tình yêu ấy không sôi nổi, ồn ào mà thâm trầm, lặng lẽ, nhưng không kém phần sâu sắc. Nó triền miên, trĩu nặng từng trang thơ. Đó là mạch ngầm bền bỉ trong tâm hồn! Tình trạng cô đơn, lẻ loi của con người trong xã hội cũ một phần là do họ không tìm thấy sự giao cảm với cuộc đời. thi nhân cảm thấy bơ vơ,bởi thi nhân không tìm thấy sự thân thiết và ngọn lửa ấm áp của tình người, mà chỉ thấy cái rét mướt, lạnh lẽo của sự cô độc. Cái buồn ở đây được gợi lên từ một không gian bao la nhưng rời rạc, hờ hững, không hề có sự giao hòa. Các sự vật của thế giới khách quan vẫn tồn tại và đươc đặt bên cạnh nhau nhưng giữa chúng chẳng hề có sự liên hệ nào cả, đò là những phương tiện nối kết đôi bờ, để cho con người có thể liên lạc. Thế mà ở đây không có gì cả.Trước mắt ta là một thế giới không liên hệ, cảnh vật thì đìu hiu, vắng vẻ, con người thì nhỏ bé, cô độc. Dường như cuộc sống bị bỏ quên! Tất cả tạo nên một nỗi buồn trùng điệp trong lòng chủ thể trữ tình và ngay cả trong lòng người đọc bao thế hệ. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. (Huy Cận—Tràng giang) Chúng tôi khẳng định rằng: Nỗi buồn của hai ông không phải là nỗi buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của người có tâm huyết. Đới Vọng Thư 36 vì mất Nước,mất tự do,thi nhân cũng muốn thay đổi xã hội cũ nhưng lực lương của minh nhỏ,thế thơ buồn. Huy Cận vì đất nước rơi vào cảnh xiềng xích và bế tắc, bất lực vì chưa tìm được lối thoát trong bóng đêm nô lệ. Thế nên, khi tìm thấy ánh sáng của Cách mạng thì thi nhân đi theo Cách mạng, đem sức mình phục vụ quê hương, đất nước. CHƢƠNG 2 SO SÁNH CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 2. 1 Cảm hứng chủ đạo 2. 1.1 Cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc Tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn liền với tình yêu khung cảnh thiên nhiên quen thuộc. Tình yêu quê hương không trừu tượng, mơ hồ mà luôn luôn cụ thể, rõ ràng. Từ tuổi ấu thơ, mỗi người chúng ta đã có tình yêu sâu nặng với quê hương và có cảm tưởng rằng nếu không có quê hương thì sẽ không lớn nổi thành người như nhà thơ. Cảnh vật như có tình, có duyên, gắn bó khăng khít với nhau. Nhà thơ không nhìn cảnh vật theo công thức khuôn sáo trong thơ cổ mà tìm tòi, cảm nhận, khám phá ra vẻ đẹp,êm ái, dịu dàng, lên với những sắc màu, đường nét mềm mại; không kiêu sa, lộng lẫy, rất giản dị, quen thuộc mà vô cùng gợi cảm.Hình ảnh quê hương, đất nước trong bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận đẹp và buồn: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. 37 (Huy Cận—Tràng giang) Nhà thơ ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên với tâm trạng của một con người xa quê hương và của người dân mất nước, vì thế mà không tìm thấy một nét nào vui. Sóng gợn nhấp nhô trên mặt sông bao la thì nỗi buồn cũng điệp điệp, chất ngất, miên man trong lòng người. Hình ảnh con thuyền nhỏ bé, đơn độc đang xuôi dòng càng làm nổi bật độ rộng dài tưởng như vô tận của tràng giang. ―Củi một cành khô‖ loay hoay lạc giữa mấy dòng nước cùng gợi lên thân phận lênh đênh, sầu thảm của kiếp người thời ấy. Bức tranh phong cảnh tràng giang với ―lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu…‖ như thấm nỗi buồn của hồn người, vì thế mà càng thêm hiu quạnh. Tấm lòng yêu mến thiên nhiên của thi sĩ được gửi gắm qua những hình ảnh, âm điệu, màu sắc vừa đơn sơ, giản dị, vừa đẹp đẽ, thanh cao. Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đới Vọng Thư quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè, là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. 我没有忘记:这是家,Tôi không quên: đây là nhà tôi, 妻如玉,女儿如花,Vợ đẹp như ngọc, con gái như hoa, (Đói Vọng Thư—Thăm nhà cũ) Hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên trong thơ của các thi sĩ tuy có những nét khác biệt nhưng giống nhau ở chỗ đều thấm đượm tình người. Mỗi bài thơ là một bức tranh được dệt nên từ cảm xúc chân thành, từ sự quan sát tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ ca điêu luyện. Tất cả hợp thành lời ngợi ca, thành tình yêu non sông, tổ quốc không bao giờ phai nhạt. 2. 1.2 Cảm hứng về vũ trụ, nhân sinh 38 Thi sĩ ở trong thời gian, mà thời gian đi, như cái xe,mặt trời mặt trăng là hai bánh xe. Xe của thời gian trong vũ trụ,đi vững chãi chắc nịch không đơn sai,và thi sĩ ngồi xe có những xúc cảm vũ trụ,nhân sinh. ―Hóa thân của thiên đường, của sự hòa đồng nguyên thủy thuở xưa‖ [17, tr.330]. Ở đó có sự tương giao giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ bao la. Nhà thơ mang linh hồn trời đất và mang nặng tình người, tình đời, tình yêu sự sống. Nhà thơ luôn tâm niệm cảm quan về vũ trụ và cảm quan về xã hội là hai cánh của thơ, không thể bay bằng một cánh. Bên cạnh tấm lòng với cuộc đời thì tấm lòng với vũ trụ luôn là nỗi nhớ, nỗi ám ảnh thường trực trong hồn thơ. Thường trực những xúc cảm vũ trụ trong hồn mình, nhà thơ không thể không tìm đến với cái rộng xa, mang ý nghĩa vĩnh hằng của sự sống, thiên nhiên và vũ trụ. Biển xuất hiện trong thơ, nhưng biển chưa phải là vũ trụ nó được thi nhân nhìn ngắm, cảm nhận bằng một cảm quan vũ trụ rộng lớn. vũ trụ đang chuyển động trong sức người và tạo hóa.Và vì vậy, những hình ảnh về biển vừa mang ý nghĩa tạo dựng không gian vô cùng vừa mang ý nghĩa vĩnh hằng của sự sống, thiên nhiên và vũ trụ. Chúng vừa là những tín hiệu của vũ trụ, vừa là biểu tượng nghệ thuật thể hiện đặc điểm nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Biển có được nhắc đến trong câu thơ: ―Hiu hiu gió thuyền trên biển trời‖, nhưng biển ở đây chưa phải là biển thực. Nó chỉ như một khái niệm về sự rộng xa để nhà thơ hình dung về cái rộng xa của bầu trời mà thôi. Cùng với một vũ trụ vui say rạo rực và khoáng đạt hơn, biển cũng hân hoan trong cái hân hoan của đất trời và lòng người. Trước biển, thi nhân như ―cân‖ được vui buồn của muôn kiếp người: ―Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng - Biển rủ rê lòng nhập cuộc say‖ (Lượng vui); nghe được những âm thanh thao thiết của sự sống vĩnh hằng trong lòng tạo vật: 39 Nằm trong lòng đất suối nghe biển Ân ái xôn xao triều hiển hiện Biển gọi tha thiết đất khóc òa: Suối xuống triều lên đời bao la. (Huy Cận—Suối) Nhưng thi nhân cũng cảm thấy rợn ngợp trước cái rộng lớn của biển khi trở về với hiện thực bơ vơ giữa cõi đời, vũ trụ mênh mông thế, nhân gian rộng lớn thế mà chẳng ai tri âm, tri kỉ! Tôi nhớ bâng quơ những chiếc hồn Cô sầu biển rộng, đảo con con Thuyền không giao nối đây qua đó Vạn thuở chờ mong một cánh buồm. (Huy Cận—Đảo) Biển vì thế mà cũng chợt sầu, chợt như rộng thêm hơn. Cả những hòn đảo nữa, bỗng trở nên bé nhỏ ―con con‖ giữa không gian rộng lớn mà chia cắt của biển.Như vậy, mặc dù sang Vũ trụ ca, biển hiện lên đã có dáng vẻ nhưng như Xuân Diệu nói:―…vẫn còn thiếu hơi biển thật, chưa phải đã là cái biển nó trước hết là Nó‖. Cảm hứng về biển mới chỉ xuất phát từ một biển xa xôi nào đó chứ chưa phải xuất phát từ những cảm nhận trước biển thực. Tuy nhiên, có một điều vô cùng quan trọng mà từ đây Huy Cận đã nhận ra: ―Lòng ta mê biển tự sơ sinh‖, để mà suốt hơn nửa thế kỷ đời và thơ, nhà thơ đã luôn vui buồn cùng biển. 我思想,故我是蝴蝶……Tôi tư duy vậy là tôi là con bướm ...... 万年后小花的轻呼, Sau muôn năm, tiếng tiểu hoa gọi nhẹ , 透过无梦无醒的云雾,Xuyên qua những đám mây không mộng không tỉnh, 来振撼我斑斓的彩翼。Rung động tôi với đôi cánh đầy màu sắc tuyệt đẹp. (Đới Vọng Thư—Tôi tư duy) 40 Đới Vọng Thư cảm hứng về vũ trụ, nhân sinh, như ―庄生晓梦迷 蝴蝶‖ ―Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp‖ không phân ―tôi‖ và ―hồ điệp‖ tư suy xuyên qua những đám mây không mộng không tỉnh, cảm xúc thiên nhiên và vũ trụ bao la. 2.2 Cái tôi trữ tình 2.2. 1 Cái tôi sầu não Sầu não của nơi quán chật đèo cao, của sông dài trời rộng sầu não của đêm mưa cô đơn hiu hắt, trong niềm nhớ thương trải ra cùng với những hồn thơ hoang mang, nặng trĩu một nỗi sầu cho suốt một thời kì rất buồn và cũng rất xôn xao. Với nhà thơ, những sầu não ấy như triền miên, day dứt hơn bao giờ hết khi tiếng của điệu hồn thiên cổ cất lên,làm cho mạch sâu ngàn năm chợt da diết, chơi vơi.Đã có một thời kì ―buồn và xôn xao đến thế‖. ―có cái gốc từ lòng yêu đời, từ tình yêu quê hương, đất nước. Nỗi buồn ấy không chán chường, bi lụy mà trong trẻo, dễ cảm thông và được nhiều người đồng cảm‖ [15, tr.48]. Đó là thời kì những năm đầu thế kỉ hai mươi, khi bộ mặt thật của ―tự do, bình đẳng, bác ái‖ lộ rõ trước hiện thực, có những con người hoang mang,mất phương hướng và tưởng chừng như chỉ biết lẩn quẩn trong vòng bế tắc. Nhưng không, họ đã đứng lên, ngạo nghễ khẳng định tâm tư, suy nghĩ của mình, dẫu đôi khi yếu đuối rầu rĩ. Những gương mặt với phong cách độc đáo lần lượt xuất hiện. Những hồn thơ tình, thơ điên…có khi xôn xao, khi cuồn cuộn, khi dữ dội bão táp. Nhưng tất cả chỉ nằm trong một chữ tôi bơ vơ, sâu vô cùng tận. Sầu não ―mang mang thiên cổ sầu‖ như ngọn lửa âm ỉ cháy cho những rung động với quê hương, với con người và với cuộc đời. Và độc đáo hơn, ngay trong cách lựa chọn và cách thể hiệncủa nhà thơ cũng mang một nét riêng biệt, một tâm hồn lúc nào cũng trải ra, sẵn sàng ―bâng khuâng‖ với trời rộng, và sông dài, với nỗi sầu nhân thế bao quanh. Chẳng hạn Tràng 41 giang cũng là một trong những chuỗi cảm hứng sầu não triền miên, bất tận. Cả bài thơ là sự kết hợp giữa chất cổ điển Đường thi trong cảnh vật và chất hiện đại trong sư cảm nhận của thi sĩ làm bật lên một cái tôi giữa dòng đời, một không gian mở ra đậm chất Đường Thi. Đó là sự tập trung cao độ của cái rộng lớn mênh mông, cái tĩnh lặng lan tỏa trong không gian vô tận.Cũng là ngọn sóng theo dòng nước trôi về, nhưng ngọn sóng―Tràng Giang‖ không hề cuồn cuộn, dữ dội hay lăn tăn, mà lại là ―điệp điệp‖.Phải chăng đó là cái ―điệp điệp‖ từ trong lòng người trĩu nặng. Không gian sóng nước chợt rợn ngợp, vô cùng hơn khi hình ảnh con thuyền đơn độc, lẻ loi xuất hiện. Chiếc thuyền nhỏ bé lênh đênh trôi dạt theo dòng chảy chẳng biết đi đâu về đâu. Nhưng cô đơn, quạnh quẽ hơn khi thuyền và nước lại di chuyển trái chiều nhau ―thuyền về nước lại‖. Giữa không gian ấy, hình ảnh con thuyền nổi ―mái nước song song‖,làm đậm thêm cho cái mênh mông vô tận của không gian,cái nhỏ bé hữu hạn của con người trong dòng đời ngược xuôi cũng như gợi lên nỗi sầu trăm ngả:―Cái sầu là chặng dài nhất của đời người, cũng là cái phần sâu nhất của con người, cái sầu vây hãm con người như thiên la địa võng vô hình…‖ [17, tr.308]. Sầu vô cùng,sầu tứ phía, ngàn mây.Thấp thoáng trong những hình ảnh ấy là bòng dáng của Đường Thi gợi lên cái hồn buồn Đông Á từ lâu vẫn ngấm ngầm trong thơ trĩu nặng trong lòng. ―Sóng‖, ―thuyền‖ làm nên nỗi sầu trăm ngả. Nhưng ―củi một cành khô‖ lại làm nên một cảm giác lênh đênh theo cuộc đời heo hút. Hình ảnh―củi‖ đã nhỏ bé, đã mong manh, nhưng ―củi một cành khô‖ lại càng nhỏ bé, càng mong manh đến tưởng chừng như mất hút trong những con song nối tiếp nhau tạo nên cảm giác lạc lõng, bâng khuâng. Sự lẻ loi buồn tủi đến bây giờ mới lên đỉnh điểm. Đẹp nhưng buồn và cô đơn, bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ là minh chứng rõ nét cho một cái tôi trữ tình mang theo nhiều trăn trở, cái tôi muốn vượt ra vòng luẩn quẩn nhưng lại bị nỗi sầu thời cuộc đè nặng khiến cho bơ vơ, lạc lõng. 42 Nếu như bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ đầu mênh mông, điệp điệp thì khổ thơ thứ hai, sầu não ấy chợt sâu lắng, lặng lẽ nhiều hơn: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô lieu (Huy Cận—Tràng giang) Không gian vốn rộng nay càng rộng thêm ra. Vẻ đẹp của bờ bãi mở ra bên cạnh những cồn cát nhấp nhô, vô tận. Tiếng lòng ―Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều‖ chút hoài niệm về tiếng chợ quê ấm áp, âm vang.Những cồn cát ―lơ thơ‖ rời rạc, những tiếng ―đìu hiu‖ gợi về không gian xa vắng mênh mông mang theo cái lạnh rùng mình, cái hoang mang cho nỗi niềm cô đơn. Nhưng tiếng chợ chiều giờ đây chỉ là những tiếng ồn ã không đầy đủ vọng về từ xa xăm, không đủ sức làm cho cái tĩnh lặng của không gian tan biến. Và ánh nhìn của nhà thơ bắt gặp buổi chiều Vẻ đẹp thiên nhiên với đầy đủ chiều sâu, màu sắc hiện lên rõ ràng.―Nắng xuống‖ - ―trời lên‖ - hai hình ảnh vận động trái ngược nhau làm cho không gian thêm được chiều sâu. Cái nắng cuối ngày mang theo một sầu não hoài cổ, sầu não sâu lắng trước cảnh thiên nhiên đẹp nao lòng. Cảm xúc cứ lướt nhẹ nhàng, để rồi đọng lại trong hình ảnh ―bến cô liêu‖ của sông dài trời rông. Ta tự hỏi tại sao tác giả không dùng bất kì từ nào khác để diễn tả bến bờ mà lại là ―bến cô liêu‖? Bởi chỉ có ―cô liêu‖ mới đủ sức lột tả hết được những gì hoang vắng, lạnh lẽo,trống trải, cô đơn trong hồn người. Sầu não vì tiếng chợ chiều đã vãn, không gian dường như chỉ thêm cô độc hơn khi chẳng có một dấu hiệu nào báo hiệu cho sự sống. Hoàn toàn tĩnh lặng, những cánh bèo nối liền nhau trong tâm tưởng ―đi đâu về đâu‖ được sắp đặt khéo léo như ý niệm về thân phận ―bèo dạt mây trôi‖của kiếp người. Đằng 43 đâu đó là nỗi băn khoăn trăn trở của cả một lớp người bế tắc. ―Hàng nối hàng‖ là sự đặc tả về mật độ nhưng đồng thời đó cũng là cảm giác miên man dằng dặc. Hai câu thơ tiếp theo là sự vô vọng tìm về phía ánh sáng. Không một chuyến đò cũng không một chiếc cầu, chẳng còn mối dây liên hệ, cũng chẳng còn niềm thân mật nào bám víu vào tâm hồn cũng như cảnh vật. Đến lúc này, những gam màu mới đậm thêm, tô rõ cho buổi chiều tà những gam màu buồn lặng lẽ. Khoảnh khắc ánh xanh của bờ bãi và nét vàng phôi pha xuất hiện như chính là lúc con người chìm đắm trong sầu não thăm thẳm vô bờ. Khép lại bài thơ là một khổ thơ tập trung những nét thiên nhiên và nét tâm tình con người. Ở đó là cả một sầu não thân thế mênh mông vô cùng: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận—Tràng giang) Ánh hoàng hôn hắt lên trong những đám mây dày đặc tạo nên một màu bạc tráng lệ, hùng vĩ. Những lớp mây chất chồng lên nhau như một sự ngưng đọng, sự ngập đầy dần của nỗi niềm con người. Cánh chim bơ vơ càng thể hiện nỗi thấm thía, cô đơn và sự lạc lõng, bé nhỏ của mình. Cánh chim chở bao nhiêu khát vọng muốn vượt lên trên nhưng dường như trước bong chiều nặng trĩu, u tịch, cánh chim ấy không thể kéo nổi sức nặng bầu trời và dần mất đà, ―sa‖ nhanh theo bóng chiều. Cảm giác chênh chao một lần nữa xuất hiện gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc mới khác nhau để rồi nổi bật lên trong nỗi sầu là tình yêu quê hương da diết khôn nguôi: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận—Tràng giang) 44 Đến đây, dòng tràng giang của đất trời đã hòa nhịp vào dòng ―tràng giang‖ của lòng người. Nhịp chảy vẫn cứ vô tình nối tiếp đều nhau thêm triền miên, bất tận. Hai chữ ―dợn dợn‖ thật đắt, vừa là dợn dợn trong tâm cảnh và cũng vừa là dợn dợn trong tâm hồn. Tràng giang là một trong những tứ thơ hay và sâu lắng nhất thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, cái tôi buồn sầu trăm ngả, sẵn sàng nôn nao trước cảnh vật, chỉ chực chờ trào ra nơi đầu ngọn bút: Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la… Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn (Huy Cận—Buồn đêm mưa) Một nỗi cô đơn quạnh quẽ đọng trong không gian thấm đẫm mưa lạnh. Cảnh vật sầu một nỗi đơn sơ, hoang vắng nhưng cũng chính là nỗi sầu từ trong chính tâm can tỏa ra ngoài. Ở câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng hai từ ngữ cùng trường nghĩa ―lạnh‖ - ‖ hàn‖, sự lặp lại không hề vô tâm, vô tình mà là một sự lặp lại một cách có chủ đích như để nhắc nhớ, để làm đậm thêm cái lạnh lẽo, cô quạnh trong không gian cũng như trong lòng. Một nỗi bao la bao trùm lấy con người. Mưa đã buồn, lòng người còn buồn hơn. Sầu não, muộn phiền đến tê tái, những giọt sầu cứ thế mà rơi rớt, mà ―nằng nặng‖, ―buồn buồn‖. Ta có cảm giác như không gian đang trĩu xuống, đọng một nỗi niềm thời gian.Một sầu não thấm thía, một sầu não không hề bất chợt mà xuyên suốt trong cả thời kỳ sáng tác mang theo cả nỗi ám ảnh của song dài trời rộng, quán chật đèo cao: Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang.. Vi vu gió hút nẻo vàng 45 Một trời thu rộng mấy hàng mây nao (Huy Cận—Đẹp xưa) Không gian lưng chừng đèo mở ra cái vô cùng tận của vũ trụ, thời gian. Những cảnh vật ở đây sao heo hút, bâng khuâng, lòng người sao ngập ngừng buồn tủi. Mưa gió cứ vô tình lướt ngang, trời mây vẫn cứ vô tình trôi đâu hay trong tâm hồn con người đang chợt dâng lên nỗi sầu chất ngất. Những tâm tư đóng kín lại, chỉ còn nỗi giá lạnh băn khoăn chực chờ trong tâm hồn thi nhân, chỉ muốn quên và buồn riêng mình mà thôi. Nhưng cũng không hẳn vì thế mà cái hồn nao nao của nhà thơ chỉ nặng sầu cô đơn. Vẫn còn đó những ước vọng, khát khao về một tình yêu trong sáng, về một mối giao cảm thiết tha, dẫu mỏng manh thầm lặng: Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong. Hôm xưa em đến mắt như lòng. Nở bừng ánh sáng. Em đi đên, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng (Huy Cận—Áo trắng) Một hình ảnh trong sáng, thánh thiện bừng lên giữa không gian thời cuộc u tối, vô tình. Một giấc mộng giản đơn, mong manh đi tìm tấm long đồng cảm với tình yêu, tình người. Nét bừng sáng của tà áo tinh khôi như làm nhạc điệu của nỗi sầu thiên cổ chợt lạc đi, để rung động cho một tình cảm sâu kín. Bước chân e thẹn kia chợt làm cho không gian u tối bao quanh tâm hồn nhà thơ chợt bừng sáng, ấm áp. Nhà thơ say sưa viết, say sưa kiếm tìm cho một tình cảm chan chứa, nồng nàn.Nhưng cuộc đời tréo ngoe, những tâm tư chợt quay lưng lại giữa tiếng gọi thiết tha, tiếng than thở khóc thương cho mối tình nhân thế: Đời tàn rơi cùng sao rụng canh thâu Và trăng lu xế nửa mái tình sầu, 46 Gió than thở biết mấy lời van vỉ? (Huy Cận—Tình tự) Niềm giao cảm đã mất, tình yêu không bền, chết đi trong tiếng thở dài của cô đơn, trong sự lạnh lùng vô cảm của cuộc đời, để rồi khúc nhạc sầu có lúc ngỡ như dịu đi chợt bùng lên, réo rắt sầu thương: Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường (Huy Cận—Nhạc sầu) Câu hỏi cất lên như vô tình, như muốn quên đi tiếng lòng mình đang buồn thương đến thắt nghẹn. Lời tự vấn cho nỗi niềm riêng tư hay là tự vấn chính cuộc đời bạc bẽo?Tình riêng chẳng bền lâu, tình người chẳng còn là nơi để bám víu, những khúc nhạc sầu từ cõi lòng cứ thế ngân lên, rợn ngợp. Trời chiều bâng khuâng, ―mồ côi‖ như chính thân phận của những con người hoang mang không biết lấy niềm tin nơi đâu để đỡ đần. Nói thay cho những cõi lòng ấy, thương người nhưng cũng là để thương chính mình, thi nhân nhận ra dù có muốn vượt ra những giới hạn tối tăm nhưng không thể. Biết làm sao được khi tất cả các chốn đều khép kín, vô tình, chỉ còn lại cái ―rét mướt‖ kéo nhịp cùng nhạc sầu ảo não, cô đơn. 说是寂寞的秋的清愁,Lời mùa thu nhạt sầu tịch mặc, 说是辽远的海的相思。Lời biển cả tương tư xa vời. 假如有人问我的烦忧,Nếu ai đó hỏi tôi ưu phiền, 我不敢说出你的名字。Tôi không dám nói ra tên của bạn. 我不敢说出你的名字,Tôi không dám nói ra tên của bạn, 假如有人问我的烦忧, Nếu ai đó hỏi tôi ưu phiền, 说是辽远的海的相思,Lời biển cả tương tư xa vời, 说是寂寞的秋的清愁。Lời mùa thu nhạt sầu tịch mặc . 47 (Đới Vọng Thư—Ưu phiền) Bài thơ diễn tả được nỗi cô đơn, sầu não, Ưu phiền trong chính tâm hồn mình, trong lòng nhà thơ đã dào dạt nỗi niềm bâng khuâng. Lặng lẽ, mải miết, ông vẫn đi tìm để được hòa vào nhịp sống của thế giới nội tâm bên trong lòng người. Dẫu biết rằng đó là bi lụy, cô đơn, nhưng nỗi sầu của cái tôi trong thơ Mới nói chung và nhất là thi nhân nói riêng vẫn dào dạt, đắm say. Nhà thơ vẫn cứ viết bằng tất cả tâm tư, tình cảm, để được nói lên tiếng nói tha thiết muốn được đón lấy cuộc đời, được sống với khát vọng và niềm tin của chính mình. Những vần thơ ấy cứ lặng thầm chảy mãi cho nỗi niềm của cả một thế hệ, một thời đại để rồi sau này chợt ngân lên như một dấu ấn của thời gian. 2.2.2 Cái tôi cô đơn, khao khát giải thoát Nhà thơ luôn mang trong lòng tâm trạng buồn và những nỗi ―đau đời‖ không tránh khỏi. Cái buồn đã thấm sâu trên từng trang viết và quan niệm thẩm mỹ : ―Cô độc là bệnh của chủ nghĩa lãng mạn‖ [7, tr.565]. Những bài thơ tình yêu đều tạo dựng được một thế giới thơ mộng. Bao trùm lên là không gian mang tính thẩm mỹ, là bầu khí quyển đặc biệt để tấm lòng giao hòa giao cảm. Nhà thơ đã dùng những từ ngữ chỉ màu sắc hương vị để tạo dựng một thế giới thơm thơ, tươi thắm: hương, hương hoa, con đường thơm, lá thơm… cùng với những từ chỉ màu sắc tươi thắm nhằm tạo nên thế giới của ước mơ và tưởng tượng, không gian hông, sắc màu thắm, màu nhớ thương… gợi không khí dịu êm và hòa hợp. con người. Con người chỉ có thể bước vào thế giới ấy từ cửa mộng của tấm lòng và chỉ ở được trong thế giới đó khi tâm hồn còn mơ mộng. 我希望逢着 Tôi mong gặpđược 一个丁香一样的 Như một đóa hoa đinh hương 结着愁怨的姑娘。Cô nàng buồn lo sầu oán. 48 (Đới Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Tình yêu trong thơ thường diễn ra trong cõi mộng, ấy là tình cảm trắng trong, thanh khiết giữa những tâm hồn hòa điệu. Ra khỏi cõi mộng là chấm dứt tình yêu, con đường thơm mà đôi lứa đang đi cũng mang giới hạn của cõi mộng, giới hạn của cõi mộng là giới hạn của tình yêu, ở nhiều bài thơ khác như: Ngõ hẻm trong mưa, Hòa điệu, Tình tự, Áo trắng… Tác giả cũng thường tạo ra được thế giới đây hương thơm và bát ngát sắc hồng, trong thế giới mộng mơ ấy những tâm hồn tìm được sự giao hòa, giao cảm, tìm thấy hạnh phúc. Có lúc hình như thi nhân không phân biệt được mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước mắt người mơ mộng như đã thấy ở kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng. Trời cõi biếc là thế giới tươi thắm, huy hoàng, tốt đẹp. tìm đến thế giới ấy, con người tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc. Cảnh vật đều tươi mới, tinh khôi và dạt dào tình ý, đây không chỉ là mùa xuân của đất trời, vạn vật mà còn là xuân của nhữn tấm lòng non dại luôn mở ra sẵn sàng đón nhận yêu thương. Thế giới trời xưa là thế giới cõi trần được lý tưởng hóa theo quan niệm của nhà thơ nên nó tốt đẹp, thơ mộng và gần gũi cuộc sống con người, nhưng nó gần gũi than thuộc vì có cả con người và cỏ cây hoa lá xanh tươi, với sự hòa điệu giữa con người và vạn vật. Còn nhà thơ đến với trời xưa để tiếp nhận ánh sáng tạo một thế giới tâm linh soi rọi, tỏa sáng giúp con người vượt lên cuộc sống tầm thường ở chốn trần gian và giữ được tâm hồn trong sáng, không chỉ tìm đến thế giới trời xưa để tìm sự giải thoát những trói buộc của xã hội, còn tìm đến vũ trụ, đến thế giới rộng lớn của bầu trời xanh thẳm, thi nhân ở đây luôn bị đóng khung trong những giới hạn chật hẹp nên luôn có khát vọng giao tiếp, chiếm lĩnh vũ trụ. Nhà thơ cô đơn lạc long giữa cõi đời,không tìm thấy niềm giao cảm, thi nhân ấy thẩn thơ đi tìm tấm long bầu bạn, tìm sự giao cảm giữa những tâm 49 hồn. Nhưng những tấm long khát khao được giao cảm gặp gỡ ấy lại không đến được với nhau vì mổi người là một ốc đảo cô đơn, luôn bị những hang rào ngăn cách. Ngày cả khi khoáng cách không gian được rút ngăn thì tấm lòng vẫn cứ vời xa để thoát khỏi sự cô đơn đôi lúc con người van nài. Giữa cuộc đời cô đơn ấy, nhà thơ không tìm đếm nhau để tìm sự giao cảm, họ như những thế giới tách biệt không bao giờ gặp gỡ nhau, không một chút niềm thân mật, nhưng con người không bị lụy, chán chường mà lại tự an ủy lòng mình. Thi nhân khao khát giải thoát nhưng không thể tìm đến cõi chết vì nơi đó tấm long không tồn tại. Cõi chết là chốn hư vô, nơi có những tâm hồn bơ vơ sầu thảm, nơi ấy không có chỗ cho long người. Nhà thơ chỉ còn con đường tìm về cõi mộng. Cõi mộng là thế giới được tạo nên bằng mộng mơ và tưởng tượng, chỉ trong cõi mộng con người mới tìm được những tình cảm trong lành, ấm áp, những tấm long mới được giao thân được tìm sự an ủ. Bầu trời là lớp không gian nhìn thấy,nhưng bầu trời là khoảng không bao la vô tận, nơi ấy con người siêu thoát thực tại và đánh mất cảm giác về thời gian.khát vọng giải thoát nơi vũ trụ, tìm đến vũ trụ để khuây khỏa nỗi buồn đau ảo não được thể hiện rõ trong bài tràng giang. Bài thơ được mở đầu bằng nỗi buồn triền mien dai dẳng của con người trước cuộc sống thực tại bế tắc,tù túng, tương lai mờ mịt. Sóng gợn tràng giang buồn điệp diệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận—Tràng giang) Nhà thơ luôn cảm thấy cô đơn, lạc long giữa cõi đời, mong tìm đến sự chia sẽ nơi tấm lòng bè bạn nhưng không hề có, phải tìm đến vũ trụ để quên đi cái đau khổ hiện tại của con người. 50 Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu (Huy Cận—Tràng giang) Hình ảnh bầu trời tương trưng cho vũ trụ vời xa luôn xuất hiện trong tác phẩm như niềm khát vọng đến với vũ trụ rộng lớn vĩnh hằng, nhưng tìm đến vũ trụ, cái tôi trữ tình không hòa tan vào vũ trụ mà vẫn ý thức sâu sắc than phận cá nhân, tình trạng cầm tù của bản thân mình nơi trần thế, vươn tới vũ trụ chính là niềm khát vọng tự do, sức hấp dẫn vũ trụ là niềm vẫy gọi trở về cọi nguồn, hướng tới vũ trụ là để thoát khỏi cuộc đời quẩn quanh bế tắc, là để giữ tâm hồn mình trong sạch trước bụi bẩn thời gian. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THƠ HUY CẬN QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ 3. 1 Thể thơ Cùng với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc là sự định hình rồi biến thể của các thể thơ.lịch văn học đã ghi nhận sự hình thành của thể thơ theo những con đường khác nhau,nhiều thể thơ có nguồn nguồn gốc từ văn học mà phát triển lên. Từ trước lại nay, để phân biệt thể thơ này và thể thơ khác người ta căn cứ vào số lượng âm tiết và phần vần trong mỗi bài thơ. Căn cứ vào số lượng âm tiết trong câu thơ ta có: thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ,thơ 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ lục bát, thơ tự do(số lượng âm tiết không đều nhau trong mỗi dòng thơ). 51 Căn cứ vào luật vần ta có hai loại: Thơ cách luật (thơ có quy tắc và luật ổn định như thơ Đường,thơ lục bát, thơ song that lục bát) và thơ không cách luật (thơ tự do có số tiếng và số câu không hạn chế). Trong quá trình tìm hiểu thơ Huy Cận,chúng tôi thấy trong 72 bài thơ trước cách mạng tháng tám có nhiều thơ khác nhau: thơ 4 chữ (3 bài chiếm 4.1%), thơ 5 chữ (7 bài chiếm 9.7%), thơ 7 chữ (30 bài chiếm 41.7%), thơ 8 chữ (17 bài chiếm 23.6%), thơ lục bát (11 bài chiếm 15.3%), thơ tự do (3 bài chiếm 4.1%), thơ song thất lục bát (1 bài chiếm 1.4%). Như vậy thể thơ mà Huy Cận chọn nhiều nhất trong hai tập thơ này là thơ 5 chữ, thơ lục bát và thơ 7,8 chữ. Trong quá trình tìm hiểu thơ Đới Vọng Thư, tôi thấy trong 88 bài thơ (tất cả sáng tác), số lượng âm tiết không đều nhau trong mỗi dòng thơ và thơ có số tiếng không hạn chế. 3.1.1 Thơ 5 chữ Đây là một trong những thể thơ tiêu biểu của thơ hiện đại, nó được viết theo thể hát dặm (phổ biến trong tục ngữ và hát dặm). Nhịp phổ biến của thể thơ này là 3/2, khác với nhịp 2/3 trong thể thơ ngũ ngôn theo thơ Trung Quốc. Vần trong thể thơ này thay đổi, không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu trong mỗi bài không hạn chế, đến đầu thế kỷ XX thể thơ này mới thực sự để sáng tác thơ ca. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng tám có 7 (chiếm 9.7%) bài sáng tác theo thể thơ này. Nhưng tác phẩm này có độ dài ngắn khác nhau, dài nhất là bài Khung tình gồm 32 dòng,ngắn nhất là hai bài Sơ khai, Hoa về mỗi bài chỉ có 4 dòng. Thơ 5 chữ của Huy Cận thường trải dài theo mạch cảm xúc của thi nhân và hầu hết các tác phẩm thuộc thể thơ này đều nghiêng về nội dung tự sự, kể chuyện và giãi bày tâm trạng. Những câu chuyện được kể trong các tác 52 phẩm thuộc thể thơ này thường rất gần gũi, mộc mạc, tự nhiên: có chuyện hoa lá, cỏ cây, mây trời, song nước, có chuyện về người, chuyện về mình, chuyện tình yêu đôi lứa, thậm chí đó còn là câu chuyện về khoảnh khác giao mùa đặc biết. Trong bài thơ Hoa về, tác giả kể chuyện về hoa nhưng thông qua câu chuyện ấy là những chiêm nghiệm về cuộc đời, tình đời với nhiều nỗi niềm trắc ẩn. Mỗi năm hoa về đây Hoa nói gi với người Long đời chắc nặng lắm Hoa nói hoài không thôi (Huy Cận—Hoa về) Một bài thơ khác nhà thơ kể chuyện về khoảnh khắc giao mùa khi đất trời chuyển từ hạ sang thu. Cái cảm giác thay mùa ấy dến với thi nhân thật kỳ diệu: chỉ một cành hoa, vài ba giọt sương, kèm theo chút gió heo may ấy là thu đã vè và mùa thu được thi nhân ví như một cô gái nhỏ, tươi trẻ đáng yêu, bước chân thu nhẹ nhàng len lỏi qua từng khu vườn, từng nhành hoa, từng cọng cỏ. Hôm qua thu mới về Sương nặng treo đầu tre Cô gái nhỏ thung dung Qua miếng vườn hoa nhỏ (Huy Cận—thu) Trong một bài thơ khác, bài Ê chề tác giả lại kể về câu chuyện tấm long thi nhân mở rộng trước nhân gian mà nhân gian, cuộc đời lại quay lưng, ngoảnh mặt thờ ở với thi nhân. Trong cảnh ngộ ấy thi nhân chân cảm nhận và để trốn tránh nỗi cô đơn. 53 Tôi lại mỉa mai rồi Sao mà buồn đến ấy Linh hồn tôi góa bụa Cho vạn khách thơ ơ Và lòng tôi đã ế (Huy Cận—Ê chế) Cảm giác ê chề thất vọng trước sự thơ ơ, lạnh nhạt của cuộc đời của nhân gian đã khiến nhà thơ rơi vào; Một chiếc linh hồn nhỏ,mang mang thiên cổ sầu. Huy Cận không chỉ dùng thể thơ 5 chữ để kể về hoa, về mua thu, vê nhân gian và cuộc đời mà còn dùng để viết về tình yêu đôi lứa, bài Khung tình thể hiện rõ điều này: Anh biết lời để lại Ai yêu xin mới đến Tình yêu không có nhà Nhưng nơi long hò hẹn (Huy Cận—Khung tình) Như vậy, bằng thể thơ 5 chữ, nhịp thơ ngắn gọn rất hợp với giọng kể, Huy Cận đã kể lại cho chúng ta những câu chuyện bình thường, dung di rất đỗi than quen trong đời sống hàng ngày. Thể thơ này cũng rất phù hợp khi được sử dụng để thể hiện những tình cảm dạt dào tưởng chừng như trải dài vô tận chỉ có thể hiện đuovự bằng những dòng thơ dài. Điều nổi bật trong thể thơ nay của Huy Cận có nhiều bài còn mang đậm dấu ấn hát dặm Nghệ tĩnh và các bài nhà thơ. 3.1.2 Thơ lục bát 54 Lục bát chiếm một địa vị quan trọng trong nền thơ ca hiện đại, được nhiều nhà thơ sử dụng và được độc giả yêu thích. Về mặt hình thức thơ lục bát là một thể thơ gồm tổ hợp giữa câu 6 và câu 8, số câu trong mỗi bài không hạn chế, ít thì gồm hai câu gọi là cặp đến 4 câu và nhiều câu với niêm luật khá đơn giản. Thơ lục bát của Huy Cận một mặt vừa tiếp nối những đặc điểm truyền thống, mặt khác nó lại mang dáng dấp của lục bát hiện đại. Những bài thơ lục bát của Huy Cận thật gần gũi giản dị, tiếng thơ cất lên một cách tự nhiên nhưng vô cùng sâu lắng,đó ta thấy rõ nét sự hòa quyện của lục bát dân gian và lục bát hiện đại. Bên cạnh những bài có giai điệu mượt mà, êm ai, uyển chuyển là những bài mang cảm xúc,tâm trạng u hoài của cả một thế hệ chìm đắm trong đau thương tủi hờn bởi kiếp sống vong quốc nô trước cách mạng. Theo số lượng thống kê trong 72 bài thơ trước cách mạng tháng tám, Huy Cận có 11 bài thơ lục bát (chiếm tỉ lệ 15.3%), trong đó ở tập Lửa thiêng có 8 bài(chiếm tỉ lệ 11.1%) và Vũ trụ ca có 3 bài(chiếm tỉ lệ 4.2%). Điều ấy chứng tỏ rằng ở tập thơ đầu tay của của mình Huy Cận vẫn dành cho lục bát một địa vị danh dự, nhưng đến tập thơ thư hai thì các thể thơ mới lại được tác giả chú trọng nhiều hơn. Các bài thơ làm theo thể này chủ yếu diễn tả tâm tình cảm xúc của nhân vật trữ tình, đó là tâm trạng của những người dân mất nước, hàng ngày chứng kiến cảnh xã hội nhiễu nhương, nhân dân đắm chìm trong đói nghèo, tăm tối và bản thân các nhà thơ cũng chẳng hơn gì. Vì đời buồn, lòng buồn nên thơ buồn là điều dễ hiểu. Hầu hết thơ lục bát Huy Cận đều ẩn chứa nỗi buồn, một nỗi buồn choáng ngợp cả không gian, thời gian, cả thiên nhiên tạo vật, thậm chí nỗi buồn ấy hiện hữu ngay cả trong những phút giây thăng hoa nhất của tình yêu, ngay cả trong những giây phút mở rộng lòng ra để đón về trăm giấc mộng. Nét nổi bật nhất trong thơ lục bát của Huy Cận là vẻ đẹp đậm chất cổ điển, sang trọng và mực thước, trong đó 55 có những hình ảnh quen thuộc của dòng sông, bến vắng, con đường nhưng tất cả như để khắc sâu nỗi cô đơn trong lòng thi nhân. Điều dễ nhận ra trong thơ lục bát của Huy Cận là hành trình vượt thời gian của nhà thơ, chính điều này giúp ta lý giải được vì sao khi đọc thơ lục bát của Huy Cận ta có cảm giác như bắt gặp đâu đây hồn xưa dân tộc, phảng phất trong từ ngữ, hình ảnh, tứ thơ là bóng dáng của lục bát. lục bát nhưng thành công hơn cả là Nguyễn Bính và Huy Cận. Tuy nhiên thơ lục bát của mỗi tác giả lại có nét riêng.Nếu luc bát của Nguyễn Bính uyển chuyển mềm mại gần với ca dao thì lục bát của Huy Cận hàm súc cô đọng và cổ kính. Có điều này bởi lẽ lục bát của Nguyễn Bính đi từ nguồn mạch ca dao, dân ca còn lục bát của Huy Cận đi từ nguồn mạch Đường thi và Truyện Kiều. Có thế thấy rằng Huy Cận đã học được rất nhiều cái mực thước trong lục bát Truyện Kiều và đưa thêm vào đó cái đậm đặc, dồn nén của Đường thi, vì vậy lục bát của Huy Cận không có cái thiết tha mềm mại, như lục bát Nguyễn Bính không triền miên cảm xúc như lục bát cửa Lưu Trọng Lư. Tất cả các bài lục bát của Huy Cận trước cách mạng đều sử dụng vần bằng. Câu bát có hai bằng nhưng khác nhau về thanh điệu (một trầm bình thanh và một phù bình thanh), mặt khác các cặp lục bát đều gieo vần lưng ở chữ thứ sáu của câu bát không có một trường hợp ngoại lệ nào, một số lượng khá lớn các câu bát có cách ngắt nhịp 4/4 tạo nên hình thức đối xứng trong thơ lục bát của Huy Cận. Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam, nhịp điệu của lục bát mềm mại uyển chuyển, thích hợp với trữ tình điệu ngâm, có khả năng biểu hiện tình cảm tha thiết đằm thắm của con người trước cách mạng chính vì thể trong hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca, Huy Cận đã chọn thể thơ này để viết về tình yêu, tình quê hương, đất nước. 56 3.1.3 Thơ 7 chữ Thơ mới mặt khác lại xử lý lại thất ngôn Đường luật và vè dân gian để tạo ra câu thơ 7 chữ âm tiết. chính điều này đã giúp cho thơ mới có thể thơ 7 chữ. Đặc điểm nỗi bật nhất của thể thơ này là các bài luận phiên xuất hiện các câu thơ 7 chữ, có nhiều bài thơ từ đầu chí cuối các câu thơ chỉ có 7 chữ. Trong hai tập Lửa thiêng và Vũ trụ ca nếu xét riêng trong mỗi tập thơ chúng tôi nhận thấy rằng ở Lửa thiêng có 19 bài thơ 7 chữ (chiếm tỷ lệ 38%), tỷ lệ thơ 7 chữ trong tập thơ Lửa thiêng là tương đối cân bằng, nhưng đến tập thơ Vũ trụ ca thể thơ 7 chữ đã hoàn toàn chiếm ưu thế (48%). Đây chính là một bước phát triển trong phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận bởi xét đến cùng sở trường của Huy Cạn là thơ 7 chữ và cũng bởi câu thơ 7 chữ là câu thơ có độ dài vừa phải, dễ tiếp nhận. Điểm nổi bật nhất trong thơ 7 chữ của Huy Cận là sự phá bỏ những niêm luật gò bó để tạo nên những câu thơ mới, uyển chuyển, nhuần nhuyễn mà vẫn hàm súc, phảng phất Đường thi, khác với thể thơ 5 chữ chân chất, giản dị, mang phong cách kể chuyện, thơ 7 chữ của Huy Cận bong bẩy duyên dáng gợi nhiều hơn tả. Trong đó cảm xúc trữ tình được bộc lộ nhiều hơn, đề tài cũng được mở rộng hướng sâu hơn vào suy nghĩ nội tâm, có thế là lời trình bày cùng thượng đế, những suy nghĩ về cái quanh quẩn tẻ nhạt của cuộc đời, hay những suy tưởng về cái chết, về thân thế với linh hồn, về thiên nhiên đất nước và cả tình yêu dôi lứa, nhưng bao trùm lên tất cả là một nỗi buồn vũ trụ, có điều đó là bởi lẽ với Huy Cận thơ là sống, là ý thức về sự sống, sống cho mình cho cả thế hệ và thời đại mình, nhưng lòng ham sống trong ông khi va đụng vào bức tường thành xã hội thì bật lên thành tiếng, thành âm thanh chua chát và cái âm thanh nức nở kia khi đi vào thơ đã nhanh chóng chuyển thành một tiếng thở dài. Ông sáng tác chủ yếu là thể thơ 7 chữ, về cơ bản thơ của Huy Cận là thơ 7 chữ có lẽ vì đây là thể thơ truyền thống quen thuộc bên cạnh thơ lục bát trong thơ ca hiện đại, đồng thời nó có 57 khả năng gọi lên không khí cổ kính trang nghiêm và trầm lắng thích hợp với tư duy và chính tâm hồn trầm lắng của Huy Cận lại rất phù hợp với tiếng thơ ấy. 3.1.4 Thơ 8 chữ Thơ mới một mặt phát triển câu thơ trong thể ca trù để tạo ra câu thơ 8 âm tiết, chính điều này đã giúp cho thơ mới có thể thơ 8 chữ. Đặc điểm nỗi bật nhất của thể thơ này là các bài luân phiên xuất hiện câu thơ 8 chữ, có nhiều bài thơ từ đầu chí cuối các câu thơ chỉ có8 chữ, nhưng cũng có những bài có sự đan cài giữa các câu thơ 7 và 8 chữ. Trong hai tập Lửa thiêng và Vũ trụ ca, đây là thể thơ có số lượng lớn nhất nếu xét riêng trong mỗi tập thơ chúng tôi nhận thấy rằng ở Lửa thiêng có 16 bài thơ 8 chữ (chiếm tỷ lệ 32%). Điều đặc biệt trong thơ 8 chữ vủa Huy Cận chính là mang hơi hướng của thể 7 chữ, tỷ lệ thơ 7 chữ và 8 chữ trong tập thơ Lửa thiêng là tương đối cân bằng, nhưng đến tập thơ Vũ trụ ca thể thơ 8 chữ giảm xuống (7%). Đây chính là một bước phát triển trong phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận, những câu thơ mới, uyển chuyển mà vẫn hàm súc, giản dị, mang phong cách kể chuyện. Lời thơ thể hiện rõ nét sự tin cậy tuyệt đối vào Thượng đế, tin cậy một cách không ngậm ngùi thương tiếc và kêu la bởi khi đã hết cảm giác. Hỡi Thượng đế, tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Không biết nữa thiên đường hay địa ngục Quên, quên, quên đã mang trái tim người (Huy Cận—Trình bày ) Trái tim người ấy lại được bao chứa bởi một thân thể-cội nguồn của những ham muốn với những đam mê dục vọng. vì chưa tìm ra căn nguyên xã 58 hội của những đau khổ nên Huy Cận đành quy tất thảy cho thân thể.Bài thơ kết thúc bằng tiếng kêu than của Huy Cận cũng là tiếng thở than của nhân loại từ ngàn xưa cho đến bây giờ. A, thân thể một cái bình tội lỗi Thân quá nặng nên hồn sa xuống thấp Chớ giận chi những kẻ mất thiên đường Nếu chúa biết bao nhiêu hồn ly tán Đã sinh ra thân thể của con người (Huy Cận—Thân thể) Thơ 8 chữ, Huy Cận cũng đã thể hiện được sự mới mẻ ở giọng điệu thơ, cách ngắt nhịp thơ giọng thơ thủ thỉ mà sâu lắng thiết tha. Ôi những kẻ tôi chỉ chào một bận Trên đường tôi nếu trở lài vài lần Chắc ta đã yêu nhau rồi hẳn chứ Một lời nói nếu có gan ướm thử Một bàn tay đứng lưỡng lự trao thơ Một lúc nhìn thêm đôi lúc tình cờ Chắc có lẽ đã làm nên luyến ái (Huy Cận—Tình mất) Như vậy là ngay từ những ngày mới làm thơ cho đến giai đoạn trước cách mang tháng tám, Huy Cận chủ yếu sáng tác thơ 8 chữ. Thể thơ 8 chữ được sáng tác ở tập thơ đầu tay Lửa thiêng. 3.1.5 Thơ tự do Thơ tự do là một thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật cố định. Thơ tự do là một thể thơ hiện đại có sự kế thừa,có dáng dấp của thẻ 59 hát nói trong thơ ca dân gian, đây là một thể thơ phóng khoáng có sự kết hợp tự do về âm tiết. Thơ tự do phóng túng trong cách biểu đạt, nhịp điệu khoáng đạt, được cấu tạo bằng những câu thơ tự nhiên, đa dạng về tổ chức kết cấu, có số lượng từ ngữ co giãn linh hoạt. Thơ tự do phong phú về ngôn ngữ, nhịp điệu, về cách gieo vần, không bị rang buộc bởi một quy tắc cách luật nào, số câu trong một bài, số từ trong một câu hoàn toàn có tính chất tự do. Nhịp điệu của thơ tự do gắn với đối tượng miêu tả hơn là gắn với tượng vốn có, nói như vậy không có nghĩa thơ tự do là loại thơ hoàn toàn tùy tiện trong cấu tạo hình thức mà cần phải hiểu hình thức thơ tự do được vận dụng linh hoạt. ―Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, nó phân biệt với thơ cách luật ở chỗ. Không bị rang buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ niêm đối. nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hang, thành khổ như nhưng đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.‖ [5, tr.202]. Qua quá trình khảo sát tôi nhận thấy, Huy Cận mới bắt đầu viết những bài thơ tự do, tuy nhiên số lượng không đáng kể 3/72 bài (chiếm 4.2%). Thơ Đới Vọng Thư tất cả là thơ tự do. Nét nổi bật ở các bài thơ này là đều có hiện tượng phối xen câu thơ, dòng thơ dài ngắn khác nhau và chính điều này đã khiến cho câu thơ uyển chuyển, lời thơ trở thành những lời giãi bày tự nhiên, nhịp điệu câu thơ thích hợp với nhịp điệu tâm hồn, những bài thơ tự do này đã tạo cho một giọng điệu mới, tạo nên chất trữ tình đằm thắm trong thơ.Kết hợp các câu thơ dài ngắn khác nhau cùng với cách gieo vần linh hoạt đã làm cho nhạc điệu câu thơ ngân nga tha thiết, rung động lòng người,cũng có khi câu thơ tự do ít vần nhưng với những dòng thơ dài ngắn kết hợp cũng tạo nên được bản hợp tấu của tâm hồn với bao cung bậc cảm xúc. 它是琐琐地永远不肯休止的,Nó nói huyên thuyên và mãi mãi không dừng, 除非我凄凄地哭了, Trừ phi tôi gào khóc, 60 或者沉沉地睡了, Hoặc ngủ say sưa chẳng biết, 但是我永远不讨厌它, 因为它是忠实于我的。 Nhưng tôi không bao giờ ghét nó, Vì nó trung thành với tôi. (Đới Vọng Thư—Ký ức của tôi) Bài ―ký ức của tôi ‖ câu thơ có ngắn có dài không bị rang buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ niêm đối, số tiếng và số câu không hạn chế Này suối vui ca Giọng vàng ngân nga Bấy lâu suối ngủ trong lòng đất Thao thức ngày đêm mộng hải hà (Huy Cận—Suối) Đọc những bài thơ tự do của hai nhà thơ tôi nhận thấy một điệu, nói là thơ tự do nhưng thực chất là tác giả sử dụng nhiều thể thơ trong một bài thơ, bởi âm điệu chủ yếu của các bài thơ này vẫn là âm điệu thất ngôn. 3.2 Biểu tƣợng thơ Biểu tượng nghệ thuật là sự kết tinh những kinh nghiệm sống và những mối quan hệ ràng rịt của con người. Cho nên Biểu tượng nghệ thuật vừa có sự thống nhất giữa cái cá biệt, cụ thể- cảm tính và cái chung, khái quát vừa thể hiện ở chỉnh thể các quan hệ xã hội- thẩm mỹ. Trước hết, đó là quan hệ nghệ thuật với thế giới khách quan mà nó phản ánh. Tiếp theo là quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và người tiếp nhận, tức là giữa tác giả với người đọc. Sau nữa là quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với chất liệu làm nên nó v.v… Biểu tượng thuộc các lĩnh vực nghệ thuật khác cũng phản ánh cuộc sống một cách sinh động nhưng chúng được xây dựng bằng chất liệu mang tính vật thể. Còn biểu tượng văn học nói chung và biểu tượng thơ nói riêng 61 cũng là bức tranh sinh động về cuộc sống nhưng chất liệu của nó lại mang tính phi vật thể. Theo Hữu Đạt thì:―Biểu tượng thơ là một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vấn, điệu với trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của nghệ sĩ‖ [6, tr.127]. Như vậy, ta thấy biểu tượng thơ là một phương tiện để phản ánh cuộc sống. Đó là sản phẩm độc đáo của trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá đối tượng của nhà nghệ sĩ. Bản chất nghệ thuật là sáng tạo. Vì thế, Biểu tượng phải ngày càng mới lạ, độc đáo và gắn với hiện thực cuộc sống và con người. Biểu tượng để diễn đạt những điều mà lời nói không chuyền tải hết được. còn có các quan niệm về hình tượng của nhà lí luận- phê bình văn học Lưu Hiệp. Hình tượng là hình ảnh của thế giới khách quan được nghệ sĩ quan sát, sau đó biểu hiện và sáng tạo bằng những cảm nhận tinh tế của mình. ―Tình cảm vì sự vật mà thay đổi, lời vì tình cảm mà phát ra… Trong cái cảnh bao la muôn vàn hình tượng, nhà thơ trầm ngâm nghe và ngắm, tả lại cái khí chất, vẻ lại cái dung mạo của nó. Nhà thơ đã theo sự vật mà để tâm trí, lại còn thêm sắc thái, góp âm thanh, tâm trạng cũng vì thế mà bồi hồi.‖ [9, tr.54]. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của thế giới khách quan tác động đến thế giới tinh thần của con người. Và từ sự cảm nhận chủ quan tinh tế, người nghệ sĩ đã tạo ra hình tượng từ thực tế cuộc sống. Điều đó cũng chứng minh rằng, hình tượng là sự gắn bó mật thiết giữa hiện thực khách quan và tình cảm chủ quan. 3. 2.1 Nƣớc—Nỗi buồn và tình yêu Nếu hình ảnh trăng sao, trời mây luôn chất chứa trong một không gian vũ trụ cô đơn và u sầu tưởng như… đến chiều tận thế hay đến vũ trụ tàn một cách tuyệt vọng thì nước là thi ảnh mang lại tính dung hòa, thăng bằng hơn trong tâm hồn và tâm tình của người thi nhân. nói đến thi ảnh nước lấy hình 62 tượng làm cơ sở phân tích văn học, nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật ở đây mang ý nghĩa xuất phát từ các yếu tố vật chất trong vũ trụ như, nước, mưa,lửa, đất… Thi ảnh về nước nhà thơ đã nhắc lại những ấn tượng của mình về con sông quê miền sơn cước, có sông, có mưa … Ở đó vào dịp mùa nước, những khúc sông có thác ghềnh, đầy hiểm trở, rất đáng sợ. Chẳng hạn trong Lửa thiêng, ký ức ấy vẫn lưu giữ cả tiếng gà gáy xế chiều khi qua ngã ba sông, còn âm âm, vang vang một thời tuổi nhỏ mơ màng: Thuyền em qua thác sóng xô lùa. Sông êm,bãi cát con cò đứng: Khỏi vực, lòng em hết sợ chưa? Tới ngã ba song, nước bốn bề, Nửa chiều gà lạ gáy bên đê. (Huy Cận—Em về nhà) So với mưa lũ, mùa nước, những khúc sông có thác ghềnh, đầy hiểm trở, rất đáng sợ của Huy Cận, Đói Vọng Thư ưa chuộng nhiều hơn mưa lấm tấm, mưa sầu gió tủi, đêm mưa, giọt mưa. Thi ảnh biểu hiện cô đơn nỗi buồn. Nhà triết học Pháp, Bachelard với quan niệm phân tâm học vật chất cho rằng nước sâu, nước lặng thường gợi những nỗi buồn man mác. Con người sẽ cảm thấy một nỗi buồn hoang trước mặt nước lặng như ngủ yên, nước lạc lõng giữa rừng núi cô tịch. Tương tự, nước trong mạch liên tưởng thật thâm trầm. Bài Tràng giang có tổng số 16 câu, trong đó có đến 9 câu thơ mô tả nước hoặc những hình ảnh liên quan sông, nước: sóng, gợn, thuyền, mái nước, cành khô lạc mấy dòng, sông dài, bến cô liêu… Không gian được mô tả trải dài, trải rộng mênh mông, như không có điểm dừng, điểm kết nối giữa nước và bờ (… không một chuyến đò ngang; không cầu gợi chút niềm thân 63 mật; đâu tiếng làng xa… (đâu ở đây nghĩa là không có)…). Ngôn từ trong từng câu thơ như nén lại tất cả những điểm ―không có‖, ―không thể‖… thì năng lượng của nó càng có sức bật đối nghịch mãnh liệt. Chính vì vậy, Tràng giang thấm đượm nỗi buồn rười rượi như sự cộng hưởng giữa cái buồn nhân thế với nỗi buồn vũ trụ! Ngoài suối, sông, thác, vực… là những hình ảnh nước chất chứa nhiều nỗi buồn cũng dội vang nhiều cung bậc trong tâm cảm của nhà thơ: Mưa rơi trên sân. Mái nhà nghiêng dần… Ôi buồn trời mưa! Lệ rêu muôn hàng. (Huy Cận—Điệu buồn) Nước còn là biểu tượng của tình yêu trong thơ. Tuy cách thể hiện tình yêu không sôi nổi, nồng nhiệt, như kiểu biểu hiện tình yêu, nhưng vẫn hết sức dạt dào, tha thiết, bờ, bãi, Sông mát tràn xuân nước đậm bờ. (Huy Cận—Xuân) Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu … Ngủ đi em, mộng bình thường! Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ… (Huy Cận—Ngậm ngùi) Yêu nhau, tình dễ vậy Cuộc đời khó khăn đâu Bên nhà, sông nước chảy Bên sông, lặng bóng lầu 64 (Huy Cận—Khung tình) Làm thơ về tình yêu, thường hình tượng hóa tình yêu, nhà thơ mô tả nước cảm nhận chân thành yêu đương sôi nổi. Nhà thơ luôn dành ẩn dụ ―nước tràn đầy‖ cho tình yêu. Hình ảnh, thi ảnh mưa, nước, sông biểu lộ một tình yêu đằm thắm, chứa chất, bao dung, bao la. Nước còn biểu hiện tình yêu gắn bó, yêu thương chan hòa,mênh mông và không kém phần trữ tình, thơ mộng, qua hình ảnh ―nước liền với nước‖. Nước dạt dào nỗi buồn và dạt dào tình cảm đó là một phong cách khá nổi bật. 3. 2.2 Đất—Suy tƣởng về lẽ sống chết Nhà thơ nhắc nhiều đến hình ảnh đất thật thân thương, gần gũi. Hồi ức về đất quê hương là những cánh dồng dài, có ruộng nước, ruộng cạn xanh tốt đất quê hương thật đẹp. Trong Hồi ký song đôi: ―Đầu xuân, khi ngô mới nhú mầm, lá non mịn tơ như lông tuyết, xanh sáng như ngọc bích, cả cánh đồng ánh lên như một thảm nhung rất đẹp, mát mắt tưởng như có thể xén từng mẩu đất mà nhai nuốt được‖. [2, tr.8] Đất quê hương thiêng liêng gắn chặt sâu thẳm trong tâm hồn nhà thơ: Tôi sinh ra ở miền sơn cước Có núi làm xương cốt tháng ngày Đất bãi tơi làm ra thịt mát Gió sông như những mảng hồn bay. (Huy Cận—Tôi nằm nghe đất) Đất có mối quan hệ mật thiết lạ kỳ với người dân quê. Những ngày thơ ấu, Huy Cận đã chứng kiến những anh trai cày khoét đất, lấy dây rừng căng qua hai cọc, làm thành chiếc trống thiên nhiên. Sau đó, tiếng trống đất được các anh em chăn trâu đánh lên trong nghi thức lễ tế trời trên núi. Âm 65 thanh tiếng nhạc trống đất trầm đục ―bịch bịch‖ thật cổ sơ, độc đáo. Huy Cận gọi đó là hơi thở của đất: Chiếc trống vang lên điệu cổ sơ Rung từ lòng đất- đến bây giờ Tôi còn nghe rõ trong chiều lặn Tiếng dội như là đất thở ra… (Huy Cận—Hồi ký song đôi) So với mô tả đất quê hương của Huy Cận, đất quê hương của Đới Vọng Thư chu yếu là nhớ, lâu lằm rồi chưa về, nhớ quê thành ―bệnh‖. 怀乡病,哦,我啊!Bệnh hoài hương, ôi, tôi! 我渴望着回返, Tôi mong muốn trở về, …… … 像在母亲的怀里, Giống như trong vòng tay của mẹ, 像孩子欢笑又啼哭。Nhu đứa trẻ con cười và khóc. (Đới Vọng Thư—Bệnh hoài hương) Đất cũng có nghĩa là nhắc lại mạch sáng tác về đất của nhà thơ. Hình ảnh đất ấy đầy chất suy tưởng, triết lý về sự sống, chết của con người: Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy (Huy Cận—Thân thể) Đất có khi là hình ảnh ấm áp, là mạch sống, là sức trẻ: Luống đất thơm hương mùa mới dậy, … Có ai gửi ý trong xuân vũ, Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn. (Huy Cận—Xuân) Đất là sức sống nuôi dưỡng vườn xanh với bao cây trái, lá hoa: 66 Vườn hân hoan muôn vạn nỗi dàn bày Của nhựa mạnh thành tơ trong lá mới (Huy Cận—Họa điệu) Đất thật đẹp qua hình ảnh những con đường làng có bóng tre đầy mơ mộng, lãng mạn, dành cho đôi lứa: Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm, Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng. Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng… (Huy Cận—Đi giữa đường thơm) Đất đôi khi là vùng không gian nằm trong quá khứ xa xôi mang bóng dáng thơ ca từ thời đại Bà Huyện Thanh Quan, thời đại Nguyễn Du: Dừng cương nghỉ ngựa non cao, Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon (Huy Cận—Đẹp xưa) Nhà thơ Bùi Giáng nhận xét trong Lửa thiêng vấn đề nổi bật nhất là ―tình yêu và lữ thứ; lữ thứ và không gian‖. [8, tr.147] Lữ thứ thường gắn liền với dặm xa, nơi vùng đất núi rừng hoang sơ nào đó, chắc hẳn vắng bóng con người. Bởi vậy, người lữ khách một mình rong ruổi dặm xa luôn là hình ảnh cô đơn như một định mệnh ly biệt, thường tìm thấy trong văn chương lãng mạn của người xưa. 3. 2.3 Lửa—Hoài niệm về sứ mệnh thắp sáng chƣa tròn của nhà thơ Lửa từng xuất hiện trong thơ Rimbaud-Donc le poète vraiment voleur de feu-nhà thơ đúng là kẻ trộm lửa thiêng (ám chỉ vị thần Prométhée trong thần thoại Hy Lạp đã trộm lửa thiêng của thần Zeus để tặng cho loài người). 67 Rimbaud gắn sứ mệnh của nhà thơ với câu chuyện đi tìm lửa tương tự như thần Prométhée. Thơ mang chủ đề lớn về lửa, nhưng thực sự hình ảnh lửa, ngôn từ mô tả lửa rất ít thấy xuất hiện ở đây (lửa được thống kê có khoảng 3 từ trong số 72 bài thơ của Huy Cận; lửa được thống kê có khoảng 5 từ trong số 88 bài thơ của Đới Vọng Thư). Vì sao ngôn từ mô tả lửa hiếm hoi? Có lẽ, đó cũng là nỗi bế tắc chung của thi sĩ đang sống trong bối cảnh xã hội: Ôi! Tâm tư ngăn giữa bốn bờ tường/ Chờ gió mới, nhưng cửa đều đóng kín! (Quanh quẩn). Lửa là vật chất hân hoan, biến thành một niềm tín mộ. Phải chăng lửa là nơi vật chất và tinh thần phân tranh, là nơi đất đá vô tri vì một niềm phấn khởi đã được có linh hồn, những linh hồn rạng lửa, tự ngàn xưa gieo rắc trên cuộc đời bao nhiêu mầm sống, bao nhiêu nụ tinh anh. Khát vọng lửa như sự tìm kiếm một ý nghĩa lớn, đúng đắn cho cuộc đời của một thế hệ nhà thơ Nhà thơ luôn mong mỏi được chia sẻ, được đối thoại với nhiều đối tượng,thế hệ nhà thơ thuở xưa; thế hệ trẻ mai sau,hoặc gần gũi nhất là đối thoại với nhân vật trữ tình ―chiều‖ qua hình thức độc thoại nội tâm. Nhà thơ cảm giao sứ mệnh thiêng liêng, yêu đời, yêu người đến thế nhưng ―chàng thơ‖ vẫn luôn bị thiên hạ xa lánh, nhà thơ vẫn là người cô đơn của thế kỷ 晚云在暮天上散锦,Ráng chiều như gấm vóc trên trời 溪水在残日里流金;Dòng ánh nắng trời chiều chảy xuống như vàng ; (Đới Vọng Thư—Chiều xuống) Lửa có một trường từ vựng rất phong phú: từ ngữ chỉ dạng thức của lửa:ngọn (ngọn lửa), ánh lửa, đám lửa, tia lửa...; từ ngữ chỉ dạng thức cuối cùng của lửa: tro bụi, than, tàn…; từ ngữ chỉ hoạt động của lửa, hoạt động dùng lửa: cháy, đốt, bén, bốc, bùng, lóe…; từ ngữ chỉ hoạt động dùng lửa để tạo tác: đun, nấu, nướng, thổi, nung, hun, sưởi…; từ ngữ chỉ tác động, tác hại 68 của lửa: cháy, rát, rộp, bỏng, hóa (vàng)…; từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái của lửa: đượm, to, rực, ngùn ngụt, bùng bùng, bập bùng, âm ỉ, leo lét, vạc, tắt, nóng, ấm, nguội, quá lửa, non lửa; lập lòe, le lói, chập chờn…; v.v… Không phải là tất cả, nhưng khi được sử dụng vào trong thơ ca, hầu hết các từ trong hệ thống từ ngữ trên sẽ trở thành các word - symbols (từ - biểu tượng). Những từ - biểu tượng này không phải mang trong nó tất cả ý nghĩa của biểu tượng văn hoá (mẫu gốc) của một nền văn hoá mà tùy theo sự tri nhận, tuỳ theo đặc điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ mà chúng được tổ chức, sắp xếp trong những sự kết hợp theo những quan hệ hoặc tương tác bổ sung hoặc tương phản để làm nổi bật hình tượng. Cũng theo đó mà chỉ một số ý nghĩa biểu tượng của mẫu gốc được hiện thực hoá ở các word - symbols. Chính điều này tạo một sự khác biệt có thể gọi là về cấp độ trong sự chuyển hoá của các mẫu gốc (biểu tượng văn hóa) thành các biểu tượng ngôn từ.Qua kháo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy trong thơ ca, biểu tượng lửa có những ý nghĩa cơ bản như sau: Lửa,nguồn tỏa ra ánh sáng, phát ra nhiệt.Ý nghĩa này chính là đặc tính bản nguyên của lửa. Và bởi vậy, không khó để có thể tìm và dẫn ra những câu thơ viết về lửa như là biểu tượng của nguồn sáng, nguồn ấm trong thơ ca. Xin được dẫn ra những câu thơ trích trong bài thơ Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao Không lửa ấm chắc hồn buồn lắm đó (Huy Cận—Nhạc sầu) Lửa, sự sống.Phát triển từ ý nghĩa của mẫu gốc lửa - mang đến hơi ấm, mang đến sự hồi sinh, biểu tượng lửa trong thơ ca cũng có ý nghĩa: lửa là sự sống, thắp lên lửa là thắp lên sự sống, thắp lên tình yêu, thắp lên niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tương sáng. 萤火,萤火,Lửa tâm trí, Lửa tâm trí 69 你来照我。Bạn chiếu sáng tôi. (Đới Vọng Thư—Lửa tâm trí) Lửa, trái tim.Trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca thời kì chiến tranh, không khó để chỉ ra một vài ví dụ về lửa với ý nghĩa lửa là lửa trái tim, trái tim rực lửa. Nét nghĩa này bắt nguồn từ ý nghĩa lửa- bản thể của biểu tượng văn hóa lửa (theo Kinh Dịch, lửa ứng với phương Nam, màu đỏ, mùa hè, trái tim). Lửa, ánh sáng của lí tưởng, của sự bừng tỉnh và giác ngộ.Ý nghĩa giác ngộ và soi sáng của lửa ban đầu thường dùng trong những giáo lí nhà Phật. Đi vào cuộc sống, vào thơ ca, lửa và ánh sáng của nó còn được thể hiện như sự giác ngộ của người trước ánh sáng của lí tưởng. Lửa,hủy diệt.Trong nhiều bài thơ, những ấn tượng kinh hoàng, ám ảnh về tội ác của kẻ thù, về sức hủy diệt tàn khốc của chiến tranh được gợi từ những từ - biểu tượng lửa. Biểu tượng văn hóa lửa và biểu tượng ngôn từ lửa, như đã trình bày, là hai cấp độ trong quá trình tư duy từ văn hóa đến nghệ thuật ngôn từ. Cụ thể, biểu tượng văn hóa lửa có vai trò như là cổ mẫu, mẫu gốc, là nguồn ý nghĩa mang đậm nét văn hóa dân tộc cho biểu tượng ngôn từ. Và khi đi vào nghệ thuật ngôn từ thơ ca, trở thành biểu tượng thơ ca, ý nghĩa của biểu tượng văn hóa lửa đã được làm phong phú hơn, giàu có hơn để rồi đến một lúc nào đó, những ý nghĩa của biểu tượng thơ ca lại hội nhập vào ý nghĩa của biểu tượng văn hóa, làm phong phú hơn ý nghĩa của biểu tượng văn hóa và cũng qua đó mà thể hiện sự tri nhận ngày một sâu sắc hơn về một biểu tượng trong đời sống văn hóa, văn học của dân tộc. 3. 2.4 Mơ mộng—Một cánh thức để chiếm lĩnh không gian Mơ mộng được hiểu là chiêm mộng - theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: ―Biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu vào trong tâm 70 khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta‖ [26, tr.164]. Biểu tượng Mơ mộngở đây được quan tâm với tư cách một biểu tượng của văn học như là kết tinh của vô thức, tiềm thức, thể hiện bằng hành động tiềm thức và siêu nghiệm của con người trong ngôn ngữ đa nghĩa, là chất liệu đặc biệt chất chứa nhiều năng lực huyền dụ, vẫy gọi những tiếp cận, giải mã riêng. Có nhiều quan điểm lý giải về giấc mơ. Theo S.Freud, tác phẩm văn học là một giấc mơ, một trò chơi, người nghệ sĩ kiến tạo một thế giới trong tưởng tượng, khác với hiện thực, mang tính ảo, người đọc tác phẩm tức đã tham gia vào cuộc chơi do người nghệ sĩ tạo ra, chấp nhận tính ảo của nó. Giấc mơ, theo S.Freud, là ―niềm khao khát bị kẹt cứng trong cơ thể... chằng chịt với nhau và tụ lại trong vô thức... phải chăng tâm hồn đã nở bung nếu Mơ mộngban đêm không tạo một lối ra cho những dục vọng, ẩn ức‖[28, tr.562]. Nếu S.Freud gắn Mơ mộngvới bản năng vô thức con người, mỗi ký tự nhà văn dùng là một ký hiệu của ham muốn, thì Jung coi Mơ mộnglà biểu hiện của trí tuệ tiềm thức. Tiềm thức chất chứa những năng lực quan sát siêu việt hơn ý thức bởi vì nhiều khủng hoảng đã qua không nằm trong ý thức của con người, tiềm thức sẽ thông báo cho chúng ta bằng giấc mơ, những điều mà ý thức không chạm tới được. Theo Jung giữa biểu tượng Mơ mộngvà vô thức tập thể có những quan hệ mật thiết. Những phát hiện về vô thức tập thể và những nguyên sơ tượng (archétype) của Jung đã lý giải khởi nguồn cho mọi xuất phát điểm của động cơ sáng tạo nghệ thuật đích thực. Erich Fromm lại xác quyết rằng Mơ mộngkhông phải là nơi hội tụ những phóng chiếu vô thức mang tính bản năng của con người như quan niệm của Freud, cũng không phải là sự hình tượng hóa những năng lượng tinh thần chủng tộc như Jung. Theo ông, Mơ mộnglà sản phẩm của hành vi con người 71 ―là hoạt động tâm lý trong trạng thái ngủ, là biểu hiện tâm linh ở mức độ thấp nhất nhưng cũng là biểu hiện chức năng (công năng) phong phú nhất và có giá trị nhất của nó (tâm linh)‖ [25, tr.75] Những phát hiện, thành quả nghiên cứu của y học, tâm lý học chuyên sâu đã mở ra cho nghiên cứu, phê bình văn học những tín niệm mới, mở lối vào các miền mơ mộng tưởng nghệ thuật, lần dỡ các cấu trúc của tưởng tượng, sáng tạo của người nghệ sĩ, thậm chí phát hiện những ẩn số biểu tượng trong quá trình tiếp nhận, nằm ngoài ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Cánh cửa Mơ mộng đã mở ra nhiều không gian mới, thoát khỏi không gian hiện thực chật chội, tù đọng, mở ra cho nhân vật trữ tình nhiều chiều kích, tạo nên màu sắc mới mẻ. Không gian đó mang khí hậu riêng, lãnh thổ riêng, có logic nội tại riêng do tư duy mộng mơ độc đáo của thi nhân. Đầy ắp cõi mơ và sự thật khải lộ ở đây là: mơ mộng không chỉ là một trạng thái mà còn là một tượng trưng sâu thẳm về bản thể người trong khát vọng hợp nhất. Đó không chỉ là những đuổi bắt mộng mơ tình ái thông thường mà khẩn thiết hơn còn là vấn đề về bản thể con người. Một truy vấn bức thiết trong tinh thần bất tín nhận thức của con người hiện đại: tại sao càng đầy đủ tiện nghi, con người càng cô đơn, càng rơi vào mặc cảm bị tước đoạt... Vì vậy biểu tượng giấc mơ. Vừa hướng tới sự hợp nhất của tinh thần tối thượng, vừa tồn tại như một biểu tượng mà cùng với nó, sau nó mở ra một tư duy mới về thơ, về ngôn ngữ, mở ra một cảm thức mới về thế giới như là sự đồng vọng khát vọng sống của con người. Với một thế giới thơ mộng mơ hư ảo, những mô típ, những ám ảnh…nhà thơ đã góp phần không nhỏ trong dựng xây và khám phá thế giới tâm hồn bí ẩn của con người - khát vọng muôn đời của văn chương và nhân loại. thi nhân mới đã chuyển tải kết quả của cuộc sống tình cảm cộng đồng thông qua cảm xúc cá nhân. N. Frye cho rằng thơ trữ tình bằng mô hình riêng 72 của mình, dung chứa những yếu tố tiên tri hiển linh, rốt cuộc là chính những giấc mơ. Jean Bellemin - Noel cũng cho rằng khám phá, lý giải biểu tượng trong đọc tác phẩm văn học cho phép ―đồng thời vừa tặng cho văn bản một chiều kích khác, vừa quan sát được cách viết trong sự sinh thành và trong sự vận hành của nó‖ [27, tr.196]. Điều đó khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa Mơ mộngvà sáng tạo thi ca - là lĩnh vực trong đó sức mạnh toàn năng của các ý tưởng được thể hiện. Chính vì vậy biểu tượng Mơ mộnggắn với quá trình thăng hoa sáng tạo của người nghệ sĩ, nhân vật mơ và nhân vật trong mơ mộng là những hóa thân của chủ thể sáng tạo, ở đó những năng lượng tinh thần vô thức chuyển từ mục tiêu thỏa mãn bản năng sang mục tiêu thẩm mỹ, gởi vào đó sự đồng nhất giữa mơ mộng và cuộc sống, khẳng định một tố chất trong cá tính sáng tạo của mình ở tư duy mộng mơ và lý tưởng thẩm mỹ. Biểu tượng Mơ mộngxuất hiện như một cách trộn lẫn hiện thực, tạo ra một kiểu không gian trùng phức, nhằm bao hàm trong nó nhiều vật chứa của hiện hữu và tồn tại. Như trò chơi của mộng và thực trong tư duy tiểu thuyết mới đương đại - một cách phóng bút vung vãi các mảng màu trong tranh trừu tượng của các họa sĩ (Thoạt kỳ thủy - Nguyễn Bình Phương, Người sông mê Châu Diên...). Hiện thực khải thị chỉ là tầng hiện thực thứ nhất, duy lý, là cánh cửa mở vào thế giới tâm linh với những đắp đổi của cái hư ảo - siêu thực. Với giấc mơ, thi nhân đã tạo ra một kiểu không gian chỉ tuân theo logic nội tại của nó, không thể cắt nghĩa, lý giải hay chứng thực được mà tồn tại như một kiểu trùng phức, lấp lửng. Mơ và thực luôn đồng hiện tạo nên một vùng tâm thức riêng biệt trong sự tương hợp với cấu trúc bề sâu của ngôn ngữ và biểu tượng. Không gian tâm thức đó lặp đi lặp lại trong thi phẩm như một mã đặc biệt đánh dấu một kiểu tư duy thơ mới mẻ, lấp lửng lưỡng lư, chạm đến bờ siêu thực. Mơ mộng một kiểu thoát xác từ mơ mộng trong văn chương phương Đông. Đó là điển tích về mộng điệp, mộng yến, giấc đài dương, giấc 73 hòe, giấc tiên, giấc xuân... hoặc dòng văn học mộng ảo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với văn chương cổ dùng giấc mộng để phản ánh hiện thực hay mượn mộng mơ nghệ thuật để hóa giải thực tại và thân phận phũ phàng. Chính vì vậy, không gian vũ trụ, không gian tâm thức xuất hiện tạo nên kiểu kết cấu Thực - Mơ - Thực và kiểu kết cấu lồng ghép các Mơ mộng- bản thân thi phẩm là giấc mơ, là thế giới trong mơ, trong đó nhân vật trữ tình cũng đang trong trạng thái mơ. Từ cõi mơ ước đó thi nhân gởi gắm đến cuộc đời những khao khát của chính mình. Vì vậy kiến giải mơ mộnglà kiến giải hành trình thân phận từ những nghiệm suy về cuộc đời đến những đau đớn về phận người và khắc khoải bi kịch thể xác không đồng hành cùng tinh thần. Vừa chớm khát khao, mong ước trở về chốn cũ vườn xưa đã phải đối diện với thực tại chia lìa phiêu tán. Không gian mộng mơ hư thực ở khổ thơ thứ hai thấm đẫm nỗi buồn, những câu hỏi: thuyền ai, có chở trăng về kịp tối nay?... hoang vu ngơ ngác, như một kiểu phóng chiếu nội giới lên đối tượng. Không gian mơ bị áp đặt bởi tâm trạng và ước vọng, đồng nhất với thế giới. Sắc trắng cùng sương khói của nỗi buồn tạo nên một thế giới khác lạ, như thực như hư. Trong cõi riêng, trong trạng thái mơ nên mọi thứ mờ nhòe, áo em trắng đến nỗi không thể khải thị tức không còn thực nữa rồi. Mọi cái đã ngoài tầm tay, vụt mất... như lá khô rời cành, như mùa đi.... Chính vì ngoài tầm níu kéo nên chới với, tuyệt vọng và hoài nghi. Thế giới trong cái vòng tròn mà tác giả tự vạch ra để đứng vào trong đó. Vòng tròn của những giới hạn, giới hạn của kiếp người mong manh, của bệnh tật, của bi kịch thể xác không đồng hành cùng tinh thần... Ở nơi đó thi nhân tự khách quan hóa mình thành một khách thể "Ai" đứng ngoài mình để nhìn nhận lại mình. Cô đơn, lạc lõng, kỳ oan như Tiểu Thanh, như Nguyễn Du... để chất vấn, để hoài vọng về một chút tình chân thực của người đời ―Ai biết tình ai có đậm đà‖. Đại từ phiếm chỉ ―ai‖ vừa rất chung nhưng cũng rất riêng, vừa gần gũi lại quá đỗi xa xôi, có thể 74 là một Hoàng Cúc cụ thể nhưng cũng là muôn vạn con người trong cuộc đời này, là ―thiên hạ hà nhân‖. Nguyễn Du ngày xưa cả một đời dành nước mắt khóc cho những người bạc mệnh – ―Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều‖ (Tố Hữu) để rồi hoài vọng băn khoăn về một giọt lệ chân thực của người đời: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?(Độc Tiểu Thanh ký- Nguyễn Du). Chàng thi sĩ họ Hàn cũng nỗi niềm ấy, mong ước ấy. Niềm khắc khoải rung lên trong câm lặng để rồi khép lại thành câu hỏi cho muôn đời, cho muôn người, cho những ai khao khát đồng cảm, đồng điệu. Trong tác phẩm của Đới Vọng Thư mơ mộng trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm hơn 25 lần, chiếm 30% của toàn bõ tác phẩm. Mơ mộng là hư,hư là không,mơ mông vừa ngắn ngủi vừa hư ảo.Nhà thơ trong hiện thực xã hội cảm thấy cô đơn, không được thực hiện, khao khát được giải thoát trong mơ mộng. 我希望长睡沉沉, Tôi hy vọng ngủ mãi mãi, 常在那梦里温存。Thường ôn tồn trong mơ mộng. (Đới Vọng Thư—Sinh nhai) Nhưng nhà thơ rất nhạy cảm, ông nhận thấy rằng mơ mộng không chỉ ngắn ngủi mà nó còn rất hư ảo. Điều này càng làm cho tâm hồn nhạy cảm của ông thấm đượm nỗi buồn, đau khổ. 欢乐只是一幻梦,Hoan lạc chỉ là một hư mộng, 孤苦却使我生挨! Cô đơn đau khổ dày vô tận! (Đới Vọng Thư—Sinh nhai) Đới Vọng Thư cho rằng,thơ sinh ra hiện thực, nhưng không phải là hiện thực, cũng không phải là tưởng tượng. Trong quan niệm của ông chủ trương―hiện thực và tưởng tượng‖ luôn đi kiến với phong cách sáng tác quan điểm này rất phù hợp mơ mộng trong tác phẩm. 3.3. Tu từ nghệ thuật trong thơ ca 75 3.3.1 Ẩn dụ Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm, mở ra những khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của những sự vật, hiện tượng khác xa nhau. ―Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh được giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh. Như vậy, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó‖ [10, tr.194]. Ẩn dụ thể hiện bản chất đa nghĩa của tu từ nghệ thuật. ―Ẩn dụ thể hiện bản chất đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật‖ [19, tr.13] Ẩn dụ khác so sánh ở chỗ : ―Nếu ở so sánh có mặt cả hai thành phần được so sánh thì ẩn dụ là so sánh ngầm‖ [1, tr.12] , Tức là chỉ còn lại một thành phần được so sánh. Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm, mở ra những khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của những sự vật, hiện tượng khác xa nhau. Theo Lại Nguyên Ân thì ẩn dụ sẽ ―đem lại sự sắc bén và sáng rõ cho ý tưởng, nó làm mới lại đối tượng, tạo ra hình tượng cảm tính cụ thể, sắc nét, biểu hiện được những cảm xúc sống động nhưng tiềm ẩn, làm tăng ấn tượng, ẩn dụ thể hiện bản chất đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật‖ [1, tr.13] Nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ tu từ và đã rất thành công. Nỗi buồn ấy triền miên dai dẳng, trĩu nặng tâm hồn. Thể hiện nỗi cô đơn, buồn thương tíếc nhớ Qua khảo sát tập thơ, tôi nhận thấy ẩn dụ trong thơ rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Nỗi buồn qua lăng kính của biện pháp ẩn dụ đã hiện lên với một hình hài cụ thể, vừa sinh động vừa kín đáo trong việc biểu lộ cảm xúc, tư tưởng. Hầu hết, các bài thơ đều có hình ảnh ẩn dụ và các ẩn dụ đều mang đến cho hiệu quả tu từ rất cao. Nhân thế như nghe đâu đây cái man mác buồn của thời gian lặng lẽ trôi, cái mênh mông vô tận của vũ trụ xoay vần và cái nhỏ bé, đơn độc của kiếp người. 76 Thời gian vẫn vô tình trôi, còn đời người thì hữu hạn. Vì ý thức được điều đó nên thi nhân cảm thấy đau xót và cảm thương, tình thương trong tâm hồn như ngọc trai ẩn chìm dưới đại dương bao la, càng trải qua sóng dập gió vùi càng có nhiều khả năng phát sáng. 撑着油纸伞,独自 Một mình, tay cầm chiếc ô giấy dầu, 彷徨在悠长,悠长 Lang thang đi trong ngõ hẻm dẳng dặc mưa 又寂寥的雨巷, Ngõ hẻm mưa cô tịch, im ắng 我希望逢着 Tôi mong gặp được 一个丁香一样的 Như một đóa hoa đinh hương 结着愁怨的姑娘。 Cô nàng buồn lo sầu oán (Đới Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Trong thơ đã vẽ lên một không gian bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Không gian càng bao la với sông dài trời rộng,dằng dặc và vắng tanh thì nhà thơ càng nhỏ bé và hữu hạn. Hình ảnh con thuyền xuôi mái và chiếc ô trên Ngõ hẻm trong mưa làm nổi bật lên cái mênh mông, hoang vắng, ―Một cô em đẫm buồn như hoa đinh hương‖. Cảnh vật càng buồn hơn với hình ảnh không biết sẽ lạc về đâu, cũng như số phận Nhà thơ cô đơn, lạc lõng giữa cái lênh đênh, vô định. Hình ảnh ẩn dụ sóng gợn tràng giang, thuyền về nước lại, củi một cành khô…và giương chiếc ô giấy dầu đơn độc, gợi lên cảm giác chia ly, cách biệt và sự cô đơn, lẻ loi, bất định của nhà thơ. Sóng gợn tràng giang trùng trùng. Con thuyền, chiếc ô không phải là hình ảnh mới, Con thuyền, chiếc ô là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển động, này đây mai đó không ổn định. Đó là hình tượng của nhà thơ mà chí tang bồng luôn giục giã họ trên bước đường phiêu lãng. Còn con thuyền, chiếc ô ở đây có điểm mới,con thuyền xuôi mái, chiếc ô đi theo ngõ hẻm trong mưa không còn chỉ thi nhân nữa mà đó là hình ảnh tượng trưng cho những cuộc đời lênh đênh, vô định và nhỏ bé trước cái 77 mênh mông của đất trời. Ví nỗi buồn với những lớp sóng trùng điệp có thể thấy nỗi buồn đó nhiều như thế nào. Ở đây, chiếc thuyền buông mái xuôi dòng theo con nước, chiếc ô đi theo Ngõ hẻm trong mưa, tưởng chừng như hai sự vật gắn bó thân thiết với nhau,nhưng không phải vậy, thuyền và nước, chiếc ô và cô gái song song chứ không liên hệ gì với nhau cả, cũng như người buồn không biết đi về đâu trên muôn nẻo đường đời! Cái tài của nhà thơ còn thể hiện ở chỗ thi nhân lấy hình ảnh của một cành củi khô để chỉ thi nhân. Không phải là nhánh củi mà là cành củi nhỏ bé và cô độc, đã vậy nó còn mất hết sức sống. Cây sinh sống trên rừng, để khi già cỗi mục nát, nó cũng cố bám xuống đất như một cách trở về cội nguồn. Và ở đó, cho dù nó có chết đi, nó cũng không cô độc. Còn ở đây, cành củi khô lạc giữa dòng trong một môi trường xa lạ, không bè bạn, không nơi bám víu. Một mình trôi nổi giữa dòng sông, Ngõ hẻm trong mưa bao la, mặc cho những con sóng xô đẩy về muôn hướng. Đó chính là hình ảnh Nhà thơ trong xã hội cũ, dù cố gắng chống chọi lại sự ngột ngạt, bế tắc nhưng họ thật nhỏ bé và bất lực trước cuộc đời. Họ không thể làm gì được, đành để mặc cho dòng đời đẩy đưa. Nghe trong gió tiếng thở dài của nhà thơ khi chứng kiến những dấu chân xa lạ bước trùng lên nhau trong cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên rồi chia ly mãi mãi. Những cuộc chia ly không hẹn ngày tái ngộ khiến trời đau, gió thở dài. Trời đau nên trời rơi lệ, gió buồn nên gió thở than. Đó cũng là những giọt nước mắt và những lời thở than của Nhà thơ, nhưng dù có thở than, có van xin cũng không thể làm cho khoảng cách giữa mọi người ngắn lại. Cái đau của trời và lời than thở, thì thầm của gió chính là nỗi lòng của người. Nhà thơ không nói mình buồn như thế nào khi nhìn thấy hình ảnh những Nhà thơ gặp nhau một lần trong đời rồi không bao giờ gặp lại, nhưng ta có thể nghe trong gió lời thở than của thi nhân, lắng nghe tiếng khóc của người qua nỗi đau của 78 trời đất. Từ đó có thể thấy rằng khao khát giao cảm, hoà hợp với Nhà thơ của nhà thơ xem ra khó thực hiện được ! Mùa xuân là mùa ấm áp, trăm hoa đua nở, hoa lá xanh tươi. Nàng xuân nồng nàn mang hạnh phúc đến cho Nhà thơ. Đó là mùa của sự sum họp, đoàn viên, Nhà thơ cũng cảm thấy vui hơn, tươi trẻ và yêu đời hơn. Cùng với mùa xuân đất trời, họ bắt đầu một khởi đầu mới đầy may mắn. Mùa xuân còn ẩn dụ cho tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Ở đây, nhà thơ muốn đề cập đến một quy luật nhân sinh mang tính triết lý. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân và một đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ. Ấy thế mà khi nhà thơ ý thức một cách sâu sắc nhất về Nhà thơ, về cuộc đời- tỉnh giấc, thì mùa xuân rụng hết hồng. Nhiệt huyết tuổi trẻ giờ đã tắt, lòng chàng trai cũng không còn tha thiết nữa. Ước mơ cùng mọi người đón mùa xuân cuộc đời đã không thành,chàngchỉ thấy vĩnh viễn mùa đông lạnh chỗ nằm và lòng lạnh tuyết băng rơi. Bao ước mơ, hoài bão không thực hiện được, lòng thi nhân nặng trĩu nỗi buồn, người ngồi nghe cô đơn giày xéo tâm hồn mình. Vũ trụ mênh mông thế, nhân gian rộng lớn thế mà chẳng ai tri âm, tri kỉ! Thật là buồn! Chàng trai gối mộng trên trang sách Tỉnh giấc, mùa xuân rụng hết hồng Đời mất về đâu hỡi tháng, năm ? Xuân không mọc nữa với trăng rằm ! Chẳng bao lâu ngủ sầu trong đất Vĩnh viễn mùa đông lạnh chỗ nằm Nay hẵng còn đây ấm mặt trời Mà sao lòng lạnh tuyết băng rơi ? (Huy Cận—Buồn) Nỗi buồn thấm đẫm từng trang thơ, nhạt nhoà trên đôi mắt người thi sĩ. Nằm im dưới gốc cây tơ, nhà thơ trông lên để thấy những chiếc lá lìa cành 79 xoay tít trên không trung.Những chiếc lá nhỏ bé con con chơ vơ giữa bầu trời.Hình ảnh ẩn dụ lá thon mình thuyền thật độc đáo và đặc biệt.Chiếc lá ẩn dụ nhà thơ như những chiếc thuyền được gió đẩy lên biển trời để thoát khỏi sự tù túng, chật hẹp của cuộc đời trần thế, tìm đến với một không gian rộng lớn, mênh mông hơn,ước mơ thoát khỏi cuộc đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến,đến với một vũ trụ bao la đầy ắp điều mới lạ. Không chỉ dừng lại ở sự so sánh ngầm hết sức độc đáo đó, nhà thơ còn tinh tế lồng ẩn vào hình ảnh ấy một tâm sự.Tâm sự của một người nhỏ bé,cô đơn giữa biển đời, chẳng biết bến bờ là đâu, mặc cho dòng đời xô đẩy mà không biết điểm dừng. Cảnh vật dù buồn nhưng vẫn giữ được nét đẹp riêng của mình. Một vì sao rơi rụng, một vầng trăng lu xế, nửa mái tình sầu, một tiếng gió thở than, một buổi trưa huyền thoại nhè nhẹ trong ca dao, một buổi chiều mưa giăng lạnh lẽo…Tất cả những hình ảnh đẹp ấy đều hàm ẩn cho một tâm trạng buồn bã, cô đơn, quạnh vắng, một tâm hồn luôn chất chứa nỗi sầu vạn dặm, sầu vũ trụ không bao giờ nguôi cạn. Sự cô đơn đã tràn ngập khắp lòng, thi nhân bàng hoàng nhận ra mình đã mất thiên đường. Hình ảnh chòi cô độc và hình ảnh một người lạc lõng, bơ vơ giữa thiên đường hay địa ngục kết hợp với hình ảnh cô sầu dựng núi lên cao ngất và những cặp chim hồn lạc hướng bay càng làm tăng thêm độ đậm đặc của nỗi buồn,chúng gắn bó, hỗ trợ cho nhau nêu bật lên tâm trạng đơn côi, lưu lạc, sầu tư đến tột đỉnh. Sầu ở đây chồng chất lên thành núi và những cánh chim lạc loài không biết bay về phương nào như sự phân vân, mất định hướng của nhà thơ trong xã hội lúc bấy giờ! Nghệ thuật ẩn dụ giúp ta thấy rõ tính triết lý nhân sinh và sâu sắc với những nỗi buồn không nguôi: buồn vì khát khao giao cảm với đời bị cự tuyệt, buồn vì tình yêu không thành, buồn với nỗi buồn thế hệ, buồn vì quê hương thân yêu bị thực dân Pháp xâm lược tàn khốc….Bao nhiêu nỗi thương cảm, sầu tư, nhà thơ đều dành cả cho mình. Đó chính là một tâm hồn lớn! 80 3.3.2 Nhân hóa Nhân hoá là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày và phổ biến trong lời nói nghệ thuật. ―Nhân hoá (còn gọi là nhân cách hoá) là những biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình‖ [11, tr.63]. Bởi nhân hoá có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm- cảm xúc cao. Đồng thời, nhân hoá còn là một hình thức đặc biệt, độc đáo trong phương thức xây dựng hình tượng. Khảo sát tác phẩm tôi nhận thấynhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp nhân hoá. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả tu từ rất cao trong miêu tả và diễn đạt tác phẩm. Thi nhân bắt gặp cái buồn hiện hữu trong vạn vật. Song cái buồn vẫn mang nét đẹp rất lãng mạn và để lại ấn tượng nhẹ nhàng, trầm lắng trong lòng người đọc. Quay về quá khứ không phải để trốn tránh thực tại mà là để chiêm nghiệm về thực tại, về những gì đã xảy ra trong thời đại mình đang sống. Đó cũng là sự phản ứng lại với xã hội lúc bấy giờ.Nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai, bởi nhân thế không còn ai là bè bạn. Thế nên nhà thơ gọi nước buồn, gió cũ, gọi mây trắng về tâm sự. Vì đời người hữu hạn và mỗi tâm hồn là một ốc đảo cô đơn và phức tạp, khó tìm được sự giao hoà từ tâm hồn khác. Còn thiên nhiên thì trường tồn và có thể trở thành tri âm tri kỉ để thi nhân san sẻ nỗi lòng. Mây trắng, dòng nước và cơn gió sẽ ngàn năm còn mãi. Thiên nhiên như một người bạn tâm đầu biết lắng nghe tâm sự của thi sĩ. Thiên nhiên cũng buồn khi nhà thơ buồn và xót xa nhìn thấy nụ cười trên môi người héo hắt. Người buồn nên mây trắng cũng buồn, gió cũ cũng ảo não.Nhà thơ có hướng về thực tại, cố gắng bước để bắt kịp nhịp đời. Thi nhân vẫn yêu và yêu rất 81 thiết tha. Song thực tế phũ phàng, không tốt đẹp như mong đợi mà chỉ gieo rắc nỗi buồn, Có thể bắt gặp trong chiều sâu của cảm xúc về thiên nhiên, về quá khứ là tình cảm với đất nước. Tuy không rõ rệt và hiện hình một đất nước trong Tác phẩm nhưng ta vẫn thấy bàng bạc trong thơ là tấm lòng thi nhân đối với quê hương khi người tâm sự với thiên nhiên, khi tủi buồn, thương nhớ cảnh cũ người xưa. Ngược dòng thời gian, tác giả đã tìm đến hồn thiêng sông núi và vóc dáng quê hương. Ở nơi ấy, thiên nhiên sẽ hiểu và chia sẻ tâm sự với Nhà thơ. Điều đáng trân trọng nhà thơ không chỉ nghĩ đến nỗi buồn và sự cô đơn của riêng mình mà nghĩ cho tất cả mọi người. Thời gian là một nhân vật trữ tình biết lắng nghe, chia sẻ. Thiên hạ lia xa rồi, không có ai san sẻ nỗi lòng, thế nên nhà thơ trờ chuyện với chiều.Và chiều cũng đồng cảm với thi nhân, nên nắng xế ngậm ngùi bên mái cũ. Nhà thơ buồn và chiều cũng buồn. Chiều đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ. Chiều ơi! Hãy xuống thăm ta với! Thiên hạ lìa xa, đời trống không. Nắng xế ngậm ngùi bên mái cũ Đìu hiu bên phố, nhớ bên lòng. (Huy Cận—Tâm sự) Nhà thơ tuy đã làm bạn với thiên nhiên, với thời gian nhưng tâm hồn nhạy cảm vẫn còn phấp phổng lo sợ. Thi nhân sợ mây nước,gió trăng quên lãng mình. Sợ người khác quên sự hiện diện của mình, đó là tâm lý chung của nhà thơ, nhưng sợ cả những sự vật, hiện tượng vô tri vô giác quên lãng mình, dường như chỉ co mỗi mình. Ở đây, ta thấy nhà thơ đã xem không gian, thời gian là những vật có cảm giác và suy nghĩ như Nhà thơ. Thế nên,chàng đã gởi cho trăng nỗi hiu quạnh của lòng mình, gởi những nỗi buồn ảo não và gởi cả 82 tình yêu thiết tha, chân thành. Thi nhân nghe trong gió tiếng thở dài, nghe trong mưa tiếng khóc của chàng dành cho dân tộc. Lòng chàng vẫn hay tủi nắng sầu mưa, vẫn không nguôi tình yêu nhân thế. Thời gian và thiên nhiên là nhưng vật vô tri vô giác, nhưng đối với nhà thơ thiên nhiên và thời gian chính là bạn và chúng không hề vô tình. Gió mây, trăng sao, dòng nước, chim chóc đều có tình, không chỉ có người biết buồn mà gió cũng biết buồn trước những cảnh chia li, cách biệt. Không chỉ có người biết nhớ mà gió cũng biết nhớ. Vì buồn và nhớ nên gió mới thở than,gió mới bay đi tìm bạn. Đôi mắt nhà thơ nhìn đâu cũng thấy vạn vật hữu tình. Đó chính là nét đặc sắc riêng Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm, Gió trăng ơi! nay còn nhớ người chăng ? Hơn một lần chàng đã gởi cho trăng Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không cớ. (Huy Cận—Mai sau) Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày. (Huy Cận—Vạn lí tình) Thơ bàng bạc hình ảnh của thời gian và không gian. Cây với người xưa có lẽ là láng giềng, đem một vật vô tri đặt cạnh một cái có hồn để nói lên sự gắn bó của nhà thơ và thiên nhiên. Đồng thời qua thiên nhiên, nhà thơ bộc lộ tư tưởng và tình cảm của mình. Ở đây, thiên nhiên và nhà thơ đã hòa làm một, nhà thơ như tìm thấy một nửa còn lại của mình trong sự sống của thiên nhiên và thiên nhiên cũng giúp nhà thơ giải tỏa nỗi ưu phiền. Thời gian, không gian như cứu cánh, như phương tiện đưa hồn thi nhân thoát khỏi sự khắc nghiệt và ngột ngạt của xã hội. 3.3.3 Hoán dụ 83 Nghiên cứu tác phẩm của hai ông, chúng tôi thấy cần phải đề cập đến một hình thức xây dựng hình tượng rất thành công. Đó là hoán dụ tu từ. ―Hoán dụ tu từ là hoán dụ hiện thực hoá mối quan hệ mới mẻ, bất ngờ giữa hai khách thể ‖ [11, tr.67]. Hoán dụ tu từ sẽ giúp thấy được cái hay, cái đẹp, vì chức năng của hoán dụ tu từ là nhận thức và biểu cảm- cảm xúc. Nó còn có khả năng khắc sâu đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng được miêu tả. đường nét và rất sống động. Trong đó màu chủ đạo chi phối tất cả chính là màu của tâm tưởng, của nỗi buồn. Màu sắc ấy lan tỏa trên toàn đặc điểm thơ, để khi ngắm nhìn, cảm nghe được một nỗi buồn man mác len nhẹ vào hồn mình. Tạo hóa sinh ra nhân loại, ban cho nhà thơ thân thể để tồn tại và linh hồn để yêu thương. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, là tặng phẩm độc đáo của thiên nhiên, hoa nổi bật hình tượng trẻ trung, xinh đẹp. Nhà thơ chính là kỳ công độc đáo mà Thượng đế tạo nên. Vẻ đẹp của con người được ví với hoa, với chồi nan tươi tắn, với những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên. Con người là một phần của thiên nhiên, đồng thời là chủ nhân của thế giới này. Bằng sức mạnh và trí tuệ, con người luôn vươn tới những gì cao đẹp nhất. Người đã cho những bàn tay hoa nở Những chân cây, chồi mạnh búp tơ măng. (Huy Cận—Thân thể) 一个丁香一样的 Giống như một đóa hoa đinh hương 结着愁怨的姑娘。Cô nàng buồn lo sầu oán (Đới Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Cuộc sống vật chất của người nghệ sĩ trong xã hội cũ rất thiếu thốn, nhưng tâm hồn họ thì luôn dạt dào yêu thương.Thi nhân nhìn đâu cũng thấy nét thơ mộng, lãng mạn. Và nỗi buồn chẳng qua là sự biểu hiện ngược của lòng yêu đời và khát khao hòa nhập vào cuộc sống. Lòng họ đẹp, họ cũng có 84 lý tưởng sống,nhưng họ lại đầu thai nhầm thế kỷ, nên họ khó mà thực hiện hiện được lý tưởng của mình. Vì thế, họ cảm thấy xót xa, cảm thấy bơ vơ lạc loài giữa thế giới ồn ào xung quanh. Dù vẫn biết lòng mới nở giữa tay đời ấm áp nhưng bởi cuộc đời ghẻ lạnh, thiên hạ lìa xa. Đôi guốc năm hiên kéo bốn mùa Tiền nhà ít gởi biết chi mua Áo dài cọ mãi đôi tay rách Gương lược thăm hoài tóc ngắn thưa. (Huy Cận—Học sinh) 她静默地走近 Nàng âm thầm đi tới 走近,又投出 Bước ngắn, mắt nhìn về xa xăm 太息一般的眼光, Một ánh mắt thở than, 她飘过 Nàng vèo qua 像梦一般的 Như một giấc mơ 像梦一般的凄婉迷茫。Như cơn mơ mê mẩn buồn teo. (Đới Vọng Thư—Ngõ hẻm trong mưa) Bàn tay giao nhau thể hiện sự giao lưu, thân thiết, gắn bó trong tình cảm. Một cái nắm tay có sức mạnh hơn cả ngàn lời nói. Nó truyền cái ấm áp của sự sẻ chia, cái nét đẹp văn hoá và đạo đức của từng người. Bàn tay có thể dìu ta bước tiếp trên đường đời, nâng ta dậy khi ta gục ngã. Bàn tay giao nhau là sự biểu lộ tình cảm của người và người, là sức mạnh giúp ta vươn lên những điều tốt đẹp để đạt được ước mơ, hoài bão. Thế mà ở đây, những bàn tay ấy lại hờ hững, không chịu cầm lưu luyến. Điều đó làm cho thi nhân buồn và xót xa! Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến. (Huy Cận—Tình mất) 85 我用残损的手掌 Với bàn tay đầy thương tích, 摸索这广大的土地:Tôi vuốt ve mảnh đất rộng lớn này: (Đới Vọng Thư—Với bàn tay đầy thương tích) Bước chân trùng nhau trên một ngã đường là sự ngẫu nhiên, có duyên mới gặp được nhau. Đó là sự sắp đặt của số mệnh. Trên muôn nẻo đường đời, có những người ta không bao giờ gặp mặt vì ta và họ không có duyên. Thế thì tại sao những người có duyên kì ngộ mà lại hờ hững để những bước chân gặp nhau trở nên vô nghĩa. Đời người hữu hạn và con đường họ đi cũng phải có điểm dừng vì đường không dài vậy thì tại sao phải tránh nhau để thêm xa.Ý thức sâu sắc triết lí nhân sinh về sự hữu hạn của đời người nhưng nhà thơ bất lực vì không thể rút ngắn khoảng cách giữa mọi người. Thà là vô tình chứ một khi đã ý thức rõ mà không làm gì được, thi nhân cảm thấy bức bối và khổ tâm! Mang trái tim cô đơn đi giữa biển người, cô độc giữa cuộc đời nên nhà thơ mang một nỗi sầu trĩu nặng, mênh mang với những suy tư, khắc khoải. Nỗi buồn ấy triền miên kéo dài vượt cả biên giới không gian,lan tỏa, mở rộng cả biên độ thời gian. Trong một xã hội bất công đầy rẫy nhiễu nhương, Thi nhân đã phản ứng lại bằng nỗi buồn, bằng sự thất vọng của mình và của thế hệ mình. Nhà thơ nhạy cảm,tinh tế cảm nhận những âm thanh rất nhẹ, rất khẽ của cuộc sống. Nghe mưa hay nghe nỗi buồn lắng đọng vào hồn, nghe tiếng bước chân cô độc trên con đường vắng vẻ hay nghe hồn mình đìu hiu.Chắc chắn một điều thơ là nhà thơ không chỉ đơn thuần nghe hiện tượng thiên nhiên đang diễn ra, mà ẩn chứa trong đó là tất cả bùi ngùi, nghẹn ngào của nỗi buồn mang mang thiên cổ, của những kẻ mất thiên đường. Nhà thơ tìm đến những lời đồng vọng, tìm sự đồng cảm của người đời. Song, muốn người khác đồng cảm với mình thì trước tiên nhà thơ phải đồng cảm với mọi người. Đó là điều 86 hiển nhiên! Và ta đã nghe tiếng nức nở nghẹn ngào, cố kiềm lại của thi nhân khi chứng kiến chuyến xe cuối cùng của cuộc đời tiễn đưa linh hồn về thế giới vô biên. Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi. (Huy Cận—Buồn đêm mưa) Những bước chân quấn quýt nhanh nhẹn thể hiện sự năng động,vững chãi, nhưng cũng phải có ngày nghỉ bước không còn vận động được nữa. Đôi môi duyên dáng nói những lời hay ý đẹp, bày tỏ tình cảm - cảm xúc, những yêu ghét giận hờn trong cuộc đời qua ngôn ngữ, qua âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng, nhưng cũng có lúc phải làm thinh, không bao giờ trao lời được nữa. Đó là ngày con người rời bỏ trần thế để đến với một thế giới khác lạnh lẽo và cô đơn, không bạn lứa cũng không mền ấm nóng. Chuyến xe cuối cùng của cuộc đời đưa con người về lòng đất, mang theo bao tiếc thương, bao giọt nước mắt của người ở lại. Đó là chuyến xe buồn nhất trong đời người mà ai cũng phải đi qua. Đọc những câu thơ trên chúng ta nghe một sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với người đã khuất.Và chúng ta cũng thế, cũng nghe tim mình đau thắt lại.Còn gì buồn hơn khi thân bay nhảy giữa thế gian giờ lại bị giam trong mồ nhỏ tí. Ôi đau đớn chừng nào! Thi nhân cảm thương cho sự hữu hạn của con người và đã truyền cho ta sức mạnh của sự cảm thương. Cảm nhận được sự hữu hạn của kiếp nhân sinh nên nhà thơ cảm thấy xót xa cho người đời. Thi nhân đã đem tấm lòng mình trao tặng mọi người.Và chúng ta tin rằng, tấm lòng của thi nhân sẽ được mọi người đồng cảm và trân trọng! Biện pháp hoán dụ tu từ xuất hiện trong tác phẩm không nhiều bằng huán dụ tu từ nhưng nó cũng góp một phần rất lớn còn là một trạng thái tâm lý trừu tượng mà hết sức sống động, đặc sắc và rất riêng. Đó cũng là điều dễ 87 hiểu! Trong buổi giao thời ngày ấy, bao nhiêu cái xấu đều có dịp phơi bày, hỏi ai chẳng xót xa, đau đớn! Nhất là đối với một người nhạy cảm như thi nhân thì nỗi buồn ấy càng được nhân lên gấp bội và lan toả khắp không gian, xuyên cả bức tường thành thời gian để trở về muôn ngàn năm trước! 3.4 Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình 3.4.1 Yếu tố tự sự Trong Nghệ thuật thơ ca,thơ tự sự đưa ra một bức tranh khách quan về thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ. Tất cả những sự việc của đời sống được nhà thơ kể lại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình. Chính vì vậy, tác phẩm tự sự mang tính khách quan.. Ðể có cái nhìn khách quan, thơ tự sự tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện, sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các biến cố, sự kiện này có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất với các việc làm, hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là những biến cố, sự kiện bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ... nhưng những biến cố, sự kiện này không được biểu hiện trực tiếp mà được xem như một đối tượng để đem ra phân tích, nhận biết. Bài thơ Buồn đêm mưa đã bộc lộ những gì nỗi niềm rất riêng: Đêm mưa làm nhớ không gian Lạ quá! Trong văn chương từ cổ chí kim, ta chỉ gặp nỗi nhớ người, nhớ cảnh, nhớ về những kỉ niệm đã xa. Nay trong những dòng thơ Huy Cận, ta lại giật mình vì nỗi nhớ không gian. Một không gian mơ hồ, khó xác định. Không phải là những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính. Lại chẳng phải là vườn tược thôn Vĩ khuất lấp trong thơ Hàn MặcTử. Đó là không 88 gian nào đây ? Thực hay mộng ? Ngoại giới hay tâm giới ? Dìu dặt theo những điệu nhạc thơ, ta không còn cảm giác nghe được tiếng mưa, chỉ cảm được tiếng hồn buồn của tác giả đang từng ―giọt rơi tàn theo lệ ngân‖ (Xuân Diệu). Ta như quên đi những cơn mưa thật mà bị ngập hồn trong cơn mưa lòng của tác giả. Không gian tâm tưởng ấy lại càng gợi thêm sầu, thêm buồn như chính cái nhan đề của bài thơ vậy. Buồn đêm mưa, tự cái nhan đề đã lây lan đến người đọc một cảm xúc buồn bã xa xăm. Khác với Mưa xuân trên biển, một nhan đề đã gieo vào lòng người đọc một xúc cảm nhẹ nhàng, không gợi buồn man mác. Và chính tiêu đề ấy đã gợi ra không gian cho cả bài thơ: một không gian rộng lớn của biển, của trời. Cả hai không gian ấy đều là không gian vũ trụ, ―không thể lấy kích tấc thường mà đo đếm được‖ (Hoài Thanh). Một đằng là không gian của vũ trụ tâm hồn và một đằng là vũ trụ thực của đất trời sông biển và của cuộc đời. Không gian của vũ trụ thực ấy dễ đem lại cho ta một cảm giác đơn côi. Nhưng những hoạt động của sự sống đã kéo con thuyền sầu của Huy Cận đến một bến bờ khác hơn, một bến bờ của những niềm vui và hạnh phúc. Không gian nghệ thuật nếu chỉ đứng riêng rẽ một mình thì khó có thể làm tròn bổn phận của nó. Đặt trong tương quan với thời gian, không gian sẽ làm bật lên được nhiều điều. Thời gian mà buồn đêm mưa gợi lên rất dễ thấy, đó là thời gian của một đêm khuya, u hoài và tịch mịch. Thời gian của những cơn mưa xuân trên biển lại không hề thấp thoáng chút gì của ánh tịch dương, gợi những khoảng sâu thời gian của một đêm tối. Huy Cận như tô đậm hơn cái buồn, cái áo não đến thê thiết của lòng mình. Bóng tối chính là cái gợi được trong lòng ta nhiều nỗi u ẩn nhất. Đặt tâm hồn mình trên trục thời gian ấy, làm sao người thơ không khỏi cảm thấy buồn khi chính ông cũng là người thu hút cả cái mạch sầu ngàn năm? Cơn sóng của nỗi buồn kia đã được nhà thơ trải rộng ra và dần dần mất hút ở mưa xuân trên biển. Ta chỉ còn gặp ở 89 đây một cuộc sống thanh bình, một phiên chợ mai. Phiên chợ mai kia, phải chăng là hình ảnh gợi nhắc một ấn tượng thời gian rõ ràng, thời gian của mặt trời, của những ánh nắng ban mai, của sự sống ngồn ngộn tươi non. Chỉ có ban ngày, người thơ mới có thể nhìn thấy mọi vật ngồn ngộn sức sống như thế. Không gian ngoại cảnh đã giúp người đọc hiểu hơn về thời gian của những hạt mưa xuân trên biển này Những ấn tượng chung, cảm nhận chung của người đọc về khoảng thời gian của hai tác phẩm này cũng chỉ có thể giúp người đọc bắt mạch được hồn Huy Cận ở một chừng mực nào đó, rất khiêm nhường thôi. Viết về mưa, nhưng Huy Cận lại xây dựng những hình tượng mưa rất khác nhau. Ở buồn đêm mưa, mưa như hiện lên một cách rõ rệt hơn, cụ thể hơn và gần gũi hơn. Bởi điệu mưa cũng chính là điệu lòng mang mang thiên cổ sầu của nhà thơ. Tiếng mưa rơi hay cũng chính là tiếng lòng vang vọng? Ngỡ như ta cảm nhận được cả sắc diện và nhịp điệu của mưa mà cũng là của cả đất trời: Tai nương nước giọt mái nhà Tiếng mưa rơi trên mái sao nghe như tiếng của cả vũ trụ. Điệu hồn lục bát vốn dĩ đã đủ khiến ta ngậm ngùi, Huy Cận còn khơi gợi thêm trong điệu buồn cố hữu ấy bằng những từ láy, những vần, những điệu nghe đến xa xót não lòng! Chỉ là những từ láy như nặng nặng, buồn buồn mà dư âm cứ lan toả, vang ngân mãi. Vần lưng, vần chân được Huy Cận dồn trong hai câu thơ như diễn tả sự nối tiếp nhau, liên tiếp nhau của những hạt mưa rơi. Không những thế, tác giả còn chú ý đến những bước chuyển, điệu nhịp của mưa: Rơi rơi… dìu dịu… rơi rơi… Bạch Cư Dị đã từng miêu tả tiếng đàn của người ca kĩ bến Tầm Dương một cách huyền diệu đến mức người đọc phải ngỡ ngàng. Khi nàng dừng mà âm điệu, tiếng đàn vẫn còn vang vọng mãi: Hữu thời vô thanh thắp hữu thanh 90 Phải chăng Huy Cận cũng dùng lí thuyết "vô thắng hữu" ấy cho thơ mình? Những dấu ba chấm lặng lẽ, vô hồn, tưởng như chỉ là chút điểm xuyến của câu thơ lại gợi lên nhiều điều. Mưa cứ rơi nhẹ nhàng, dịu dàng, từng giọt một. Không hiểu sao ta lại liên tưởng đến câu văn "hoa bàng rụng xuống vai Liên, khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một" (Hai đứa trẻ - Thạch Lam). Một bên là văn một bên là thơ, nhưng có cái gì đó rất tĩnh, rất duy cảm. Động đấy mà tĩnh đấy. Phải chăng đó là cái tĩnh lặng trong hồn thi sĩ? Cái nỗi buồn tự ngàn đời của thi nhân? Cảm nghe trong tiếng mưa rơi là cả những lời vu vơ mà tác giả đang cảm nhận. Tiếng mưa càng làm không gian thêm quạnh vắng và nỗi lòng nhà thơ thêm đơn côi. Không chỉ tiếng mưa mà cảnh cứ hiu hắt, cứ buồn man mác một nỗi niềm u uẩn trong tâm hồn thi sĩ. Như vậy, thơ tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm những sự kiện bên ngoài và bên trong của con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiện khác nhau về đời sống con người, xã hội. Thơ tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan hệ. Không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhà thơ có thể thể hiện những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng. Nó có thể kể về một khoảnh khắc hoặc một sự kiện dài trong một không gian nhất định hoặc ở nhiều vùng đất khác nhau. Nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt nhất; có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và phong phú. Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. so với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác phẩm tự sự được khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và trong xu thế phát triển...Tóm 91 lại, nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn diện và sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ. 3.4.2 Yếu tố trữ tình Nghệ thuật nói chung,thơ nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những loại tác phẩm cũng khác nhau. Thơ trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì...Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, thơ trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ khêu gợi những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình bao giữ cũng hết sức cô đọng, súc tích. Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Ở đây, cần phân biệt rõ hai khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ.. .của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. 92 Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Ðó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng...mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩm thơ ca. Nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư... của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai. Tôi đâu biết thịt xương là sông núi Chia biệt người ra từng xứ cô đơn. (Huy Cận— Trình bày) Thể xác lúc này là sông núi cách trở, là hàng rào ngăn cách, phân chia con người ra từng xứ cô đơn. Núi sông trùng điệp, cách trở là ranh giới để phân chia địa lí đất đai. Còn thịt xương con người là ranh giới để phân chia tâm hồn ra từng xứ cô đơn. Con người trong thời đại đó luôn cảm thấy cô dơn, bơ vơ và lạc lõng. So sánh thịt xương với sông núi là một so sánh hết sức mới mẻ và độc đáo, vừa làm người đọc thú vị khi liên tưởng vừa mang tính triết lý cao. Tóm lại, trong tác phẩm trữ tình, nhà thơ trực tiếp bộc lộ những tình cảm yêu thương, căm giận của mình trước hiện thực cuộc đời. Ởí đây, tình cảm riêng tư của nhà thơ bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng tạo nên giá trị của tác phẩm. Những tác phẩm trữ tình có giá trị được người đọc yêu mến xưa nay bao giờ cũng thắm đẫm suy tư và dằn vặt của cá nhân nhưng đồng thời cũng đánh động tình cảm, tâm trạng, của cả một lớp người, một thời đại nhất định. PHẦN KẾT LUẬN 93 Qua quá trình khảo sát thống kê và tìm hiểu 72 bài thơ Huy Cận trước cánh mạng tháng tám và 88 bài thơ Đới Vọng Thư, tôi nhận thấy hai ông xét ở góc độ có một số đặc điểm nổi bật sau: 1. Cách tổ chức bài thơ cũng mang những đăc điểm riêng linh hoạt và đa dang. Bài thơ, đoạn thơ, câu thơ không bị hạn chế bởi số câu chữ mà nó luôn theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Hơn nữa bài thơ, đoạn thơ, câu thơ có lúc dài ngắn như nhịp của cuộc sống. Tiêu đề của các bài thơ dễ hiểu,dễ cảm, sát với nội dung từng bài thơ. 2. Giúp ta bộc lộ nỗi lòng và tư tưởng về một khía cạnh, một vấn đề mang tính thời đại trong xã hội mình đang sống, giúp chúng ta hiểu sâu sắc những tư tưởng, tình cảm, quan niệm, các biện pháp nghệ thuật, các phương tiện ngôn ngữ, thi pháp, các biện pháp tu tự, sự nghiệp sáng tác…của thi nhân. 3. Ta thấy thi nhân luôn khắc khoải về số phận con người trong xã hội, về vận mệnh của non sông, đất nước. Đồng thời, nhà thơ luôn mở rộng lòng mình để giao cảm, giao hòa với cuộc đời. Đó là một nhà thơ có một tấm lòng rất đáng quí và đáng trận trọng! 4. Nhà thơ sử dụng khá nhiều thể thơ song nhìn chung tác giả chủ yếu lựa chọn sáng tác bằng các thể thơ như: thơ 7,8 chữ, thơ lục bát và một số bài thơ thuộc thể thơ khác. Điều đặc biệt là dù ở thể thơ nào thì thơ hai ông cũng được viết ra một cách công phu, có tìm tòi và sáng tạo thể hiện được phong cách riêng của thi nhân 5. Góp tiếng nói riêng mang đâm chất tự sự nhưng cũng rất trữ tình, sử dụng cảm hứng chủ đạo, các thể thơ, các biểu tượng thơ, các biện pháp tu tự đều có những nết riêng, nết độc đáo đặc sắc. 94 6. Thơ Huy Cận và thơ Đới VọngThư sầu não nhưng không hề tuyệt vọng, không phải là nỗi buồn của một cá nhân mà là cái buồn chung của thế hệ, của dân tộc, không đánh mất niềm tin vào con người, nhà thơ đại diện cho dân tộc mình cất lên lời tố cáo xã hội thực dân, ngột ngạt, đen tối đã mang đến bao cảnh bất công, đau khổ cho con người. Lẫn tránh là ủy mị, yếu đuối và cũng không thể giải quyết được vấn đề gì, không trốn tránh mà đối diện với thực tại, đối diện với nỗi buồn luôn cào xé tâm hồn nhà thơ. Tiếng khóc là lời đồng vọng dành cho con người trong thực tại, đó là tiếng khóc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 95 Tài liệu tham khảo 1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2. Huy Cận(2002), Hồi ký song đôi, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Huy Cận (2007), Tác giả trong nhà trường, NXB Văn học, Hà Nội 4. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Phan Cự Đệ- Trần Đình Hượu- Nguyễn Trác… (2005), Văn học Việt Nam (1900- 1945), NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Bùi Giang (1969), Đi vào cõi thơ, Ca Dao xuất bản, Sài Gồn; in lại trong Huy Cận-tác phẩm và dư luận (2002), NXB Văn học, Hà Nội. 9. Phương Lựu ( 1989), Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Gíao dục, Hà Nội. 10. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (2002), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Tôn Thảo Miên (2007), Thơ Huy Cận tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, Hà Nội 13. Hoài Thanh - Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 14. Trần Khánh Thành (1999), Huy Cận, đời và thơ, NXB Văn học. Hà Nội. 96 15. Trần Khánh Thành (2001), Thi pháp thơ Huy Cận (chuyên luận), NXB Văn học, Hà Nội, 16. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, NXB Văn học, Hà Nội 17. Trần Khánh Thành- Lê Dục Tú(2003, Huy Cận về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục. Hà Nội, 18. Nguyễn Bá Thành (2012), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 19. 艾青《戴望舒诗选》. 北京: 人民出版社, 1957 年 1 版 1 印 Ngải Thanh (1957), Đới Vọng Thư thi tuyển, NXB Nhân dân, Bắc Kinh 20. 陈丙莹《戴望舒评传[M] 》. 重庆:重庆出版社,1993 年 11 月版. Trần Bính Doanh (1993), Đánh giá thơ Đới Vọng Thư[M], NXB Trùng Khánh, Trùng Khánh. 21. 梁仁《戴望舒诗全编[M] 》.杭州:浙江文艺出版社,1989 年 7 月版。 Lương Nhân (1989), Đới Vọng Thư Thơ toàn tập[M], NXB Văn nghệ, Hàng Châu. 22. 林以亮.《林以亮诗话》台湾:洪范书店,1976 年。 Lâm Dĩ Lượng (1976), Thơ Lâm Dĩ Lượng, Nhà sách Hồng phẩm, Đài Loan. 23. 孙玉石.《戴望舒名作欣赏》. 北京:中国和平出版社,1993 年版。 Tôn Ngọc Thạch (1993), Tán thưởng thơ Đới Vọng Thư[M], NXB Hòa bình Trung Quốc, Bắc kinh . 24. 余光中. 《评戴望舒的诗》. 安徽: 安徽教育出版社,1999 年。 Dư QuangTrung (1999), Bình thơ Đới Vọng Thư, NXB Giáo dục An Huy, An Huy. 25. Erich Fromm(2003), Ngôn ngữ bị lãng quên, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội. 26. Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 97 27. Jean Bellemin - Noel, Phân tâm học và văn học ( Đỗ Lai Thúy ( Biên soạn)(2004) - Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật - NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.) 28. Stephan Zweig (1999) - Tiểu luận và bút ký chân dung - Dấu ấn những nền văn minh, những giờ rực sáng của nhân loại. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội . 98 PHỤ LỤC Tạm dịch nghĩa một số bài thơ của Đới Vọng Thư 雨巷 撑着油纸伞,独自 彷徨在悠长,悠长 又寂寥的雨巷, 我希望逢着 一个丁香一样的 结着愁怨的姑娘。 她是有 丁香一样的颜色, 丁香一样的芬芳, 丁香一样的忧愁, 在雨中哀怨, 哀怨又彷徨。 她彷徨在寂寥的雨巷, 撑着油纸伞 像我一样, 像我一样地, 默默彳亍着, 冷漠,凄清,又惆怅。 她静默地走近 走近,又投出 太息一般的眼光, 1 她飘过 像梦一般的 像梦一般的凄婉迷茫。 像梦中飘过 一支丁香地, 我身旁飘过这女郎; 她静静地远了,远了, 到了颓圮的篱墙, 走尽这雨巷。 在雨的哀曲里, 消了她的颜色, 散了她的芬芳, 消散了,甚至她的 太息般的眼光, 丁香般的惆怅。 撑着油纸伞,独自 彷徨在悠长,悠长 又寂寥的雨巷, 我希望飘过 一个丁香一样的 结着愁怨的姑娘。 2 Tạm dịch nghĩa Ngõ hẻm trong mưa Một mình, tay cầm chiếc ô giấy dầu, Lang thang đi trong ngõ hẻm dẳng dặc mưa Cô tịch, im ắng Tôi mong gặp được Cô nàng buồn lo sầu oán Như một đóa hoa đinh hương Cô bé đó Với màu sắc như hoa đinh hương, Với mùi thơm như hoa đinh hương, Với nỗi buồn dễ thương như hoa đinh hương,, Ai oán trong mưa Ai oán và bàng hoàng Cô bang hoàng đi trong ngõ hẻm đang mưa Tay cầm chiếc ô dầu Cứ như tôi, Cứ như tôi, Lặng lẽ bước về phía trước, Thờ ơ, lạnh lẽo và ngậm ngùi Nàng âm thầm đi tới Bước ngắn, mắt nhìn về xa xăm 3 Một ánh mắt thở than, Nàng vèo qua Như một giấc mơ Như cơn mơ mê mẩn buồn teo. Như trôi trong mộng Một cánh đinh hương, Nàng vèo qua bên tôi; Lặng lẽ đi xa, xa mãi Để lại bức tường đổ nát, Đi hoài trong ngõ hẻm mưa rơi Trong khúc nhạc sầu mưa, Tiêu tán màu sắc, Tiêu tán mùi hoa, Tiêu tan ngay cả chính cô nàng Tiêu tan cả ánh mắt thở than Ánh mắt như tiếng thở dài, Ngậm ngùi như một bông đinh hương Một mình,xòe một chiếc ô giấy Lang thang trong ngõ hẻm trong mưa Ngõ hẻm trong mưa cô tịch, Tôi hy vọng trôi qua Giống như một cây đinh hương Nàng lo lắng oán sầu. 4 忧郁 我如今已厌看蔷薇色, 一任她娇红披满枝。 心头的春花已不更开, 幽黑的烦忧已到我欢乐之梦中来。 我的唇已枯,我的眼已枯, 我呼吸着火焰,我听见幽灵低诉。 去吧,欺人的美梦,欺人的幻像, 天上的花枝,世人安能痴想! 我颓唐地在挨度这迟迟的朝夕, 我是个疲倦的人儿,我等待着安息。 Tạm dịch nghĩa U uất Bây giờ tôi chán chường nhìn hoa tường vi, Dù hoa tươi đã nở. Xuân hoa không nở trong lòng tôi, Sầu muộn màu đêm đã nở trong giấc mơ hoan lạc. Đôi môi tôi đã khô, mắt tôi đã héo, Tôi như đang hít lửa, tôi nghe tiếng thì thầm u linh. 5 Đi đi, hỡi giấc mơ dối trá, ảo tưởng, lọc lừa Hoa trên trời, tôi không mơ tưởng hái! Tôi đau khổ đến mức trốn chạy suốt cả ngày đêm, Tôi mệt lắm rồi, tôi mong ngủ yên. 夕阳下 晚云在暮天上散锦, 溪水在残日里流金; 我瘦长的影子飘在地上, 像山间古树底寂寞的幽灵。 远山啼哭得紫了, 哀悼著白日底长终; 落叶却飞舞欢迎 幽夜底衣角,那一片清风。 荒冢里流出幽古的芬芳, 在老树枝头把蝙蝠迷上, 它们缠线琐细的私语 在晚烟中低低地回荡。 6 幽夜偷偷地从天末归来, 我独自还恋恋地徘徊; 在这寂莫的心间,我是 消隐了忧愁,消隐了欢快。 Tạm dịch nghĩa Chiều xuống Ráng chiều như gấm vóc trên trời Dòng ánh nắng trời chiều chảy xuống như vàng ; Chiếc bóng tôi gầy gò bồng bềnh trên mặt đất, Như cây cổ thụ u linh cô tịch trên núi. Núi xa khóc tím tái rồi, Thương cho một ngày dài đã kết thúc; Những chiếc lá vờn bay chào đón Một khoảng đêm u tịch, một làn gió trong veo. Mộ cổ hoang tàn man mác mùi hương Trên cành cây với những con dơi mê mải, Chúng thì thầm nhỏ to mãi mãi Du dương uyển chuyển trong ráng chiều Đêm u tịch từ trời cao trở lại Tôi lang thang một mình trong ánh chiều đang xuống; Trái tim tôi cô đơn, tịch mặc 7 Tiêu tán u buồn, tiêu tán hoan lạc 白蝴蝶 给什么智慧给我, 小小的白蝴蝶, 翻开了空白之页, 合上了空白之页? 翻开的书页: 寂寞; 合上的书页: 寂寞。 Tạm dịch nghĩa Con bướm trắng Cái gì cho tôi trí tuệ, Con bướm nhỏ màu trắng, Mở ra trang trắng Gấp lại trang trắng Mở ra trang: 8 Tịch mặc Gấp lại trang: Tịch mặc 烦忧 说是寂寞的秋的清愁, 说是辽远的海的相思。 假如有人问我的烦忧, 我不敢说出你的名字。 我不敢说出你的名字, 假如有人问我的烦忧: 说是辽远的海的相思, 说是寂寞的秋的清愁。 Tạm dịch nghĩa Ưu phiền Lời mùa thu nhạt sầu tịch mặc , Lời biển cả tương tư xa vời. Nếu ai đó hỏi tôi ưu phiền, Tôi không dám nói ra tên của bạn. 9 Tôi không dám nói ra tên của bạn, Nếu ai đó hỏi tôi ưu phiền: Lời biển cả tương tư xa vời. Lời mùa thu nhạt sầu tịch mặc , 我的记忆 我的记忆是忠实于我的 忠实甚于我最好的友人, 它生存在燃着的烟卷上, 它生存在绘着百合花的笔杆上, 它生存在破旧的粉盒上, 它生存在颓垣的木莓上, 它生存在喝了一半的酒瓶上, 在撕碎的往日的诗稿上, 在压干的花片上, 在凄暗的灯上, 在平静的水上, 在一切有灵魂没有灵魂的东西上, 它在到处生存着, 像我在这世界一样。 它是胆小的, 它怕着人们的喧嚣, 10 但在寂廖时, 它便对我来作密切的拜访。 它的声音是低微的, 但它的话却很长,很长, 很长,很琐碎,而且永远不肯休; 它的话是古旧的, 老讲着同样的故事, 它的音调是和谐的, 老唱着同样的曲子, 有时它还模仿着爱娇的少女的声音, 它的声音是没有气力的, 而且还挟着眼泪,夹着太息。 它的拜访是没有一定的, 在任何时间,在任何地点, 时常当我已上床,朦胧地想睡了; 或是选一个大清早, 人们会说它没有礼貌, 但是我们是老朋友。 它是琐琐地永远不肯休止的, 除非我凄凄地哭了, 或者沉沉地睡了, 但是我永远不讨厌它, 因为它是忠实于我的。 11 Tạm dịch nghĩa Ký ức của tôi Ký ức của tôi thật trung thành với tôi Thậm chí trung thành hơn cả người bạn thân nhất của tôi, Nó tồn tại trên điếu thuốc đang tỏa khói, Nó tồn tại trên cây bút có vẽ hình hoa tuylip , Nó tồn tại trên hộp phấn cũ rích, Nó tồn tại trên cây dâu bám trên bức tường đã sụp Nó tồn tại trên chai rượu còn sót một nửa, Trên bản bông thi ca sáng tác ngày xưa đã bị xé vụn Trên cánh hoa đã bị ép khô, Trên cái đèn sáng, Trên mặt nước sóng lặng, Trên tất cả những cái có linh hồn hay không linh hồn Nó tồn tại khắp mọi nơi, Giống như tôi ở trên thế giới này Nó nhút nhát, Nó sợ tiếng ồn ào của con người, Nhưng lúc nào lẻ loi Nó bèn đến thăm tôi thân thiết. Tiếng của nó rất nhỏ, Nhưng nó nói dài, dài lắm, Dài quá, nhỏ nhắn quá, và mãi không ngừng; Nó hay nói về ngày xưa, Lặp lại những câu chuyện giống nhau, 12 Âm điệu của nó lại hài hòa, Hát lại những bài tương tự, Đôi khi nó còn bắt chước giọng nói thiếu nữ nũng nịu, Tiếng nói của nó thật yếu ớt, Còn chan lẫn cả nước mắt, cả tiếng than . Nó đến thăm không hẹn trước, Bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào, Thường vào những khi tôi nằm trên giường, lơ mơ buồn ngủ; Hoặc một buổi ban mai nào đó, Người ta nói rằng nó vô lễ, Nhưng ta đã là bạn từ xa xưa. Nó nói huyên thuyên và mãi mãi không dừng, Trừ phi tôi gào khóc, Hoặc ngủ say sưa chẳng biết, Nhưng tôi không bao giờ ghét nó, Vì nó trung thành với tôi. 狱中题壁 如果我死在这里, 朋友啊,不要悲伤, 我会永远地生存 在你们的心上。 13 你们之中的一个死了, 在日本占领地的牢里, 他怀着的深深仇恨, 你们应该永远地记忆。 当你们回来, 从泥土掘起他伤损的肢体, 用你们胜利的欢呼 把他的灵魂高高扬起。 然后把他的白骨放在山峰, 曝着太阳,沐着飘风: 在那暗黑潮湿的土牢, 这曾是他唯一的美梦。 Tạm dịch nghĩa Đề trên vách nhà lao Nếu tôi chết ở đây, Bạn ơi đừng buồn nhé, Tôi sẽ tồn tại mãi Trong đáy lòng các bạn. Một bạn đã ra đi mãi mãi rồi, Ngay trong nhà tù vùng Nhật chiếm, 14 Bạn ấy ra đi với lòng căm hận kẻ thù, Hãy nhớ mãi người bạn ấy. Khi các bạn trở lại đây, Quật lên thi hài đầy vết thương của người bạn ấy, Hãy hoan hô mừng thắng lợi Để nâng linh hồn của bạn ấy lên tầm cao. Sau đó, hãy an táng hài cốt của bạn ấy trên đỉnh non cao, Để được phơi nắng, được hứng gió mát. Trong nhà tù tối tăm ẩm ướt kia Đó là ước mơ cao đẹp duy nhất của bạn ấy 我用残损的手掌 我用残损的手掌 摸索这广大的土地: 这一角已变成灰烬, 那一角只是血和泥; 这一片湖该是我的家乡, 我触到荇藻和水的微凉; 这长白山的雪峰冷到彻骨, 这黄河的水夹泥沙在指间滑出; 江南的水田,你当年新生的禾草 15 是那么细,那么软……现在只有蓬蒿; 岭南的荔枝花寂寞地憔悴,尽那边, 我蘸着南海没有渔船的苦水…… 无形的手掌掠过无限的江山, 手指沾了血和灰,手掌粘了阴暗, 只有那辽远的一角依然完整, 温暖,明朗,坚固而蓬勃生春。 在那上面,我用残损的手掌轻抚, 像恋人的柔发,婴孩手中乳。 我把全部的力量运在手掌 贴在上面, 寄与爱和一切希望, 因为只有那里是太阳,是春, 将驱逐阴暗,带来苏生, 因为只有那里我们不像牲口一样活, 蝼蚁一样死……那里,永恒的中国! Tạm dịch nghĩa Với bàn tay đầy thương tích Với bàn tay đầy thương tích, Tôi vuốt ve mảnh đất rộng lớn này: Góc này đã bị cháy thành tro trụi, Góc kia chỉ còn máu và đất; Cái hồ này vốn là quê hương tôi, Tôi sờ thấy rong, thấy nước mát lạnh ; Đỉnh núi Trường Bạch Sơn tuyết lạnh thấu xương, 16 Nước sông Hoàng Hà chảy cuộn với cát xuyên qua kẽ tay; Cánh đồng Giang Nam, cây lúa mới nẩy mầm năm đó Thon thả, mểm mại biết bao... nay chỉ còn cỏ mọc; Hoa vải Lĩnh Nam lặng lẽ tàn héo, xa tận bên kia, Tôi chấm nước đắng trong biển Đông không thuyền đánh cá... Bàn tay vô hình lướt qua núi sông bao la, Máu và tro, tối tăm, bám chặt bàn tay, Chỉ mỗi một góc xa xôi đó vẫn còn nguyên vẹn, Ấm áp, sáng sủa, kiên cố và tràn đầy sức xuân. Với bàn tay thương tích, tôi vuốt ve dịu dàng trên đó, Như vuốt mái tóc mịn mượt của người yêu, cái vú đang cho trẻ bú. Dồn hết sức mình trên bàn tay, tôi vuốt ve trên đó, Gửi gắm bao nhiêu là thương nhớ, ước ao, Bởi vì chỉ có góc đó như mặt trời, như mùa xuân, Xua tan bóng tối,đưa đến ánh sáng, Bởi vì chỉ có ở đó, chúng tôi mới không phải sống khổ như gia súc, Chết như đàn kiến...... nơi đó, chính là Trung Quốc vĩnh hằng! 萧红墓畔口占 走六小时寂寞的长途, 到你头边放一束红山茶, 我等待着,长夜漫漫, 你却卧听着海涛闲话。 17 Tạm dịch nghĩa Bên mộ Tiêu Hồng ở Khẩu chiếm Đường tịch mặc dài sáu tiếng đi bộ, Đến mộ em để một bông hoa trà đỏ, Tôi đợi chờ em, đêm mãi mãi , Nhưng em vẫn nằm yên để nghe sóng thông nói chuyện rì rào. 致萤火 萤火,萤火, 你来照我。 照我,照这沾露的草, 照这泥土,照到你老。 我躺在这里,让一颗芽 穿过我的躯体,我的心, 长成树,开花; 让一片青色的藓苔, 那么轻,那么轻 把我全身遮盖, 18 象一双小手纤纤, 当往日我在昼眠, 把一条薄被 在我身上轻披。 我躺在这里 咀嚼着太阳的香味; 在什么别的天地, 云雀在青空中高飞。 萤火,萤火 给一缕细细的光线—— 够担得起记忆, 够把沉哀来吞咽! Tạm dịch nghĩa Lửa tâm trí Lửa tâm trí, Lửa tâm trí Chiếu sáng cho tôi. Chiếu sáng tôi, chiếu sáng hạt sương đầu ngọn cỏ Chiếu sáng đất sét, chiếu sáng bạn đến già. Tôi đang nằm đây, hãy nảy mầm 19 Xuyên qua cơ thể của tôi, trái tim tôi, Một cái cây, trưởng thành, nở hoa; Hãy để màu xanh cỏ rêu, Rất nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng Che đậy toàn bộ cơ thể tôi, Giống như một đôi bàn tay thon nhỏ, Quá khứ tôi ngủ ngày , Tạo một mền mỏng Trên cơ thể tôi . Tôi đang nằm ở đây Ngậm ánh sáng; Những gì khác của trời đất, Con chim vân tước cao bay trên bầu trời. Lửa tâm trí, Lửa tâm trí Cho tôi một tia sáng Mặt trời —— Có khả năng ký ức, Có thể nuốt thầm mọi nỗi bi ai! 20 我思想 我思想,故我是蝴蝶…… 万年后小花的轻呼, 透过无梦无醒的云雾, 来振撼我斑斓的彩翼。 Tạm dịch nghĩa Tôi tư duy Tôi tư duy vậy là tôi là con bướm ...... Sau muôn năm, tiếng tiểu hoa gọi nhẹ , Xuyên qua những đám mây không mộng không tỉnh, Rung động tôi với đôi cánh đầy màu sắc tuyệt đẹp. 21 戴望舒 Đới ọng Thư( 22 岁) Huy Cận(21tuổi) 23 戴望舒诗选 1957 年 1 版 1 印 Trang bia lót của Đới Vọng Thư thi tuyển(1957), Nhà xuất bản Nhân văn, Bắc Kinh. 24 戴望舒手迹 《我思想》 Nguyên bản bài thơ Tôi tư duy 我思想 Tôi tư duy 我思想,故我是蝴蝶…… Tôi tư duy vậy là tôi là con bướm ...... 万年后小花的轻呼, Sau muôn năm, tiếng tiểu hoa gọi nhẹ , 透过无梦无醒的云雾, Xuyên qua những đám mây không mộng không tỉnh, 来振撼我斑斓的彩翼。 Rung động tôi với đôi cánh đầy màu sắc tuyệt đẹp. 25 作者: 戴望舒 出版社: 星群出版社 出版年: 1948-2-1 页数: 54 Ảnh bia Năm tháng tai nạn (thi tập) (1948), NXB Quần tinh, Bắc Kinh 26 27 Ảnh bia Đới Vọng Thư tinh tuyển 28 Ảnh bia Đới Vọng Thư thơ văn danh biên 29 Ảnh bia Đới Vọng Thư thi tập 30 Ảnh bia Đại học ngữ văn (có tuyển chọn thơ Đới Vọng Thư) 31 Bài Ngõ hẻm trong mưa của Đới Vọng Thư được in trong giáo trình Đại học ngữ văn 32