lOMoARcPSD|9786876 BÀI TẬP BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN bảo hiểm (Trường Đại học Ngoại thương) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 BẢI TẬP BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Hàng được bảo hiểm là mỡ lợn đã bị phá hủy bởi những con bọ dừa có nguồn gốc từ lô hàng cùi dừa khi vận chuyển cùng một chuyến hàng, hàng được bảo hiểm theo điều kiện B-QTCB2004. Chủ hàng khiếu nại đòi bồi thường, là nhà bảo hiểm, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào. Trả lời: Rủi ro gây ra tổn thất là lây hại – một rủi ro phụ nhưng vì chủ hàng chỉ mua bảo hiểm theo điều kiện B – QTCB2004 không bảo hiểm cho những rủi ro phụ nên công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường khi chủ hàng mua thêm bảo hiểm rủi ro phụ cho hàng hóa. Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến tổn thất là lây hại nhưng xuất phát từ lỗi của người chuyên chở trong trách nhiệm thương mại đối với hàng hóa trong việc sắp xếp, bảo quản, chèn lót hàng hóa ở trên tàu. Người chuyên chở đã không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến lỗi thương mại này nên chủ hàng có thể khiếu kiện để đòi bồi thường từ phía người chuyên chở 2. Trong một hành trình đi biển, tàu gặp nạn. Tại cảng đến, tình hình tổn thất của hàng như sau: - Hàng bị sét đánh cháy thiệt hại 3000 USD => C, B, A (nếu sét đánh cháy gây thiệt hại thì giá trị thiệt hại đó là do cháy gây ra => xếp vào rủi ro cháy – do nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động vào => được bồi thường ngay từ điều kiện C; nếu sét đánh không gây cháy mà làm biến dạng vật thể => được bồi thường từ điều kiện C) - Hàng bị ngấm nước mưa thiệt hại 1000 USD => rủi ro phụ => A - 10 kiện hàng trị giá 2000 USD bị rơi xuống cầu cảng trong quá trình dỡ hàng tại cảng đến, thiệt hại 50% giá trị => A (rơi xuống cầu cảng được bồi thường từ điều kiện B chỉ khi kiện hàng bị tổn thất toàn bộ, nếu là tổn thất bộ phận thì bồi thường ở điều kiện A) - Hàng bị rơi vãi do bao bì bị rách, thiệt hại 500 USD => A - Chi phí thay thế bao bì bị rách là 100 USD => A - Mức đóng góp vào tổn thất chung của chủ hàng là 2000 USD => C, B, A Hỏi chủ hàng được bồi thường bao nhiêu nếu chủ hàng mua bảo hiểm lần lượt theo điều kiện A, B, C – ICC 1982 GIẢI - STBT theo điều kiện C và B = 3000 + 2000 = 5000 USD Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 - STBT theo điều kiện A = 3000 + 1000 + 1000 + 500 + 100 + 2000 = 7600 USD 3. Một công ty VN nhập khẩu xi măng, CIF Vũng Tàu, Incoterms 2000. Điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng mua bán quy định: điều kiện B – ICC 1982; trị giá bảo hiểm V = 100% CIF. Dọc đường, tàu gặp bão, thuyền trưởng quyết định vứt hàng xuống biển để tàu chạy thoát bão. Thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Biết rằng: - Trị giá tàu là 0,6 triệu USD - Có 100.000 bao xi măng (50kg/bao), giá theo hợp đồng là 150 USD/MT - 1000 bao bị ngấm nước mưa giảm giá trị hoàn toàn - 10.000 bao bị vứt xuống biển - máy tàu bị hỏng do làm việc quá công suất phải sửa chữa hết 100.000 USD a. Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên ? Mua như thế nào ? Tính V, I biết R = 1% b. Hãy phân bổ tổn thất chung trong chuyến đi biển trên c. Ai là người được công ty bảo hiểm cho hàng bồi thường ? Tính số tiền bồi thường GIẢI 100.000 bao xi măng (50kg/bao) = 5000 MT, 150 USD/MT => 750.000 USD - 1000 bao bị ngấm nước mưa giảm giá trị hoàn toàn: 7.500 USD => TTR hàng trước TTC - 10.000 bao bị vứt xuống biển: 75.000 USD => HSTTChàng - Sửa máy tàu bị hỏng do làm việc quá công suất: 100.000 USD => HSTTCtàu a, Vì mua hàng theo điều kiện CIF Vũng Tàu nên người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên. Đầu tiên, người NK phải mua theo quy định của hợp đồng mua bán. Nếu HĐMB không quy định thì mua theo thư tín dụng chứng từ L/C. Nếu L/C không có thì mua theo Incoterms. Trong bài này có quy định rõ là mua bảo hiểm theo điều kiện B – ICC 1982 nên người NK phải mua theo điều kiện B với trị giá V = 100%CIF. V = 100% CIF = 100% * 5000 * 150 1−1 % = 757.576 USD I = R.A = R.V = 1% * 757.576 = 7575,6 USD b, Phân bổ TTC Bước 1: Tính chỉ số phân bổ L/CV Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 L = HSTTChàng + HSTTCtàu = 75.000 + 100.000 = 175.000 USD CV = CVhàng + CVtàu = (750.000 – 7.500) + 600.000 = 1.342.500 USD L/CV = 175.000/1.342.500 = 70/537 Bước 2: Tính mức đóng góp vào TTC của mỗi quyền lợi Chàng = L/CV * CVhàng = 70/537 * (750.000 – 7.500) = 96.788 USD Ctàu = L/CV * CV tàu = 70/537 * 600.000 = 78.212 USD Bước 3: Xác định KQTC cuối cùng của các bên Chủ hàng bỏ ra: Chàng – 75.000 = 96.788 – 75.000 = 21.788 USD Chủ tàu thu về: 100.000 – Ctàu = 100.000 – 78.212 = 21.788 USD c, Người XK là người mua bảo hiểm nhưng người NK mới là người được công ty bảo hiểm bồi thường. Để được nhận tiền bồi thường thì người XK sẽ phải kí hậu vào mặt sau của đơn bảo hiểm để chuyển đơn bảo hiểm đó sang người NK. Người NK cùng đơn BH có kí hậu vô danh của người XK, vận đơn đường biển và các chứng từ hợp lệ khác theo bộ hồ sơ khiếu nại sẽ nộp lên công ty bảo hiểm để đòi bồi thường. Vì mua theo đk B nên hàng hóa bị ngấm nước mưa thuộc rủi ro phụ sẽ không được bồi thường. STBT = 100% Chàng = 96.788 USD 4. Một hợp đồng mua bán có ghi : - Tên hàng : hạt điều đóng bao - Số lượng : 50.000 bao (50kg/bao) => 2500 MT - Giá cả: 250 USD/MT FOB Singapore Incoterms 2000 a. Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên? Mua như thế nào? Tính V, I biết F = 10 USD/MT, R = 2% b. Trong quá trình vận chuyển, hàng bị tổn thất như sau: - 2000 bao bị tổn thất hoàn toàn do nước cuốn trôi khỏi tàu - 2000 bao bị ẩm mốc do ngấm nước mưa giảm 50% giá trị - 4000 bao bị TTTB do rơi xuống biển trong khi xếp dỡ Hỏi chủ hàng được bồi thường bao nhiêu nếu mua BH theo ĐK B – QTC 1990? Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 c. Hàng được đem đi bảo hiểm tại hai công ty bảo hiểm với cùng điều kiện A – ICC 1982, số tièn bảo hiểm tại hai công ty tương ứng là 300.000 USD và 500.000 USD. Tính số tiền bồi thường của mỗi công ty cho các tổn thất trong câu b. GIẢI a, Người NK sẽ là người mua bảo hiểm cho lô hàng. Vì: Theo điều kiện cơ sở giao hàng là điều kiện FOB, điểm di chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa là trên boong tàu tại cảng đi có nghĩa người NK sẽ có lợi ích bảo hiểm với hàng hóa kể từ khi hàng được chuyển giao trên boong tàu tàu cảng đi, phải chịu trách nhiệm với những rủi ro, tổn thất, mất mát, hư hỏng với hàng hóa trong suốt hành trình vận chuyển trên biển. Để không gặp khó khăn về tài chính khi rủi ro xảy ra đối với lô hàng thì người NK cần phải đi mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm là không bắt buộc vì FOB không quy định ai có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho lô hàng cả. Nên người NK muốn tránh rủi ro thì phải tự nguyện đi mua bảo hiểm. Việc mua như thế nào tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người NK, người NK không bị ràng buộc phải BH mua theo điều kiện hay yêu cầu nào của bên thứ ba bất kỳ TH1: Người NK quyết định mua bảo hiểm không cho lãi dự tính, a=0% V = 100% CIF = 100% (FOB +F)/(1-R) = 100% * (625.000 + 25.000)/(1-2%) = 663.265 USD I = R.V = 2% * 663.265 = 13.265,3 USD TH2: Người NK quyết định mua bảo hiểm cho lãi dự tính a = 10% V = 110% CIF = 110% (FOB +F)/(1-R) = 110% * (625.000 + 25.000)/(1-2%) = 729.592 USD I = R.V = 2% * 729.592 = 14.591,84 USD b, - 2000 bao bị tổn thất hoàn toàn do nước cuốn trôi khỏi tàu => B - 2000 bao bị ẩm mốc do ngấm nước mưa giảm 50% giá trị => không bồi thường - 4000 bao bị TTTB do rơi xuống biển trong khi xếp dỡ => B t2 = 2000 + 4000 = 6000 bao Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 t1 = 50.000 bao STBT = p = t2/t1*V = 0,12V TH1: V = 100%CIF (a=0) => p = 0,12 * 663.265 = 79.591,8 USD TH2: V = 110% CIF (a=10%) => p = 0,12 * 729.592 = 87.551,04 USD c, Theo đk A, Số lượng hàng bị tổn thất = 2000 + 2000*50% + 4000 = 7000 GTTT = 7000 * 50/1000 * 110%CIF (MT) = 7000 * 50/1000 * 110% * (250 + 10)/(12%) = 102.143 USD Tổng số tiền bảo hiểm A = A1 + A2 = 300.000 + 500.000 = 800.000 USD so sánh với V = 110% CIF Nếu tổng A <= 110% CIF => đồng bảo hiểm => công ty BH bồi thường theo tỷ lệ Nếu tổng A > 110% CIF => bảo hiềm trùng => hình thức trục lợi bảo hiểm Tại bài này A = 800.000 > V = 729.592 => cần chia 2 TH TH1: các công ty BH không biết về hành vi bảo hiểm trùng của người được bảo hiểm STBT tại công ty 1: p1 = A1/V(110%CIF) * GTTT = 300.000/729.592 * 102.143 = 42.000 USD STBT tại công ty 2: p2 = A2/V(110%CIF) * GTTT = 500.000/729.592 * 102.143 = 70.000 USD => p = p1 + p2 > GTTT => NĐBH thực hiện được ý đồ trục lợi bảo hiểm của mình TH2: các công ty BH biết về hành vi mua bảo hiểm trùng của người được BH => p1 = A1/(A1+A2) * GTTT = 300.000/(300.000 + 500.000) * 102.143 = 38.304 USD P2 = A2/(A1+A2) * GTTT = 500.000/(300.000 + 500.000) * 102.143 = 63.839 USD => NĐBH phải thanh toán số tiền lớn hơn cho công ty BH nhưng số tiền bồi thường nhận được không đổi Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 5. Tổng công ty Vinafood 1 ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Ủy ban Lương thực Iraq (Grain Board of Iraq) như sau: - Hàng hóa: gạo trắng hạt dài đóng bao (50kg/bao), tỷ lệ hạt vỡ tối đa 5% - Khối lượng tịnh (net weight): 9.342,40 MT. Khối lượng cả bì (Gross Weight): 9.366,69 MT. - Giá cả: USD 260 / MT CIF Incoterms 2010 - Cảng xếp hàng: cảng Sài Gòn - Cảng dỡ hàng: Um-Qaser, Iraq. Hợp đồng thuê tàu được ký kết để vận chuyển lô hàng gạo nói trên với con tàu được thuê là tàu M/V Oscar, đóng năm 2000 và vận đơn đường biển B/L No. 32/01/IR Câu hỏi: a. Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên? Giải thích b. Nếu anh/chị là người mua bảo hiểm, hãy lên phương án mua bảo hiểm: công ty bảo hiểm? điều kiện bảo hiểm (điều kiện gốc, điều kiện phụ/ đặc biệt)? Số tiền bảo hiểm? Giá trị bảo hiểm? Giải thích? Lập đơn bảo hiểm với các nội dung chủ yếu của HĐBH. c. Xác định phí bảo hiểm cho phương án mua bảo hiểm đã đề xuất nếu mua tại công ty bảo hiểm Bảo Minh. Biết rằng biểu phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của Bảo Minh quy định như sau: - Tỷ lệ phí bảo hiểm gốc đối với gạo đóng bao theo các ĐKBH A, B, C ICC 1982 tương ứng là 0,4%; 0,16% và 0,08% - Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh: 0,5% - Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro phụ: 0,05% . Không mở rộng quá 2 rủi ro phụ - Phụ phí bảo hiểm nếu có chuyển tải: 0,02% - Phụ phí tàu già như sau: Tàu 16-20 tuổi: 0,185% Tàu 21-25 tuổi: 0,375% Tàu 26-30 tuổi: 0,6% Tàu trên 30 tuổi phải xin ý kiến của Tổng Giám đốc Bảo Minh. - Các tỷ lệ phí bảo hiểm nói trên chưa bao gồm thuế VAT. Biết thuế VAT = 10% Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 GIẢI a, Người XK là người mua BH cho lô hàng trên. Vì: Theo điều kiện CIF, ICT 2010 có quy định người XK là người phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao trên boong tàu tại cảng đi nên bản chất thì người XK chỉ đi mua bảo hiểm hộ người NK vì lợi ích bảo hiểm trên chặng vận tải đường biển đã thuộc về phía người NK. Phí bảo hiểm cũng đã tự động tính trong giá hàng. Người XK bắt buộc phải đi mua bảo hiểm và phải mua theo các điều kiện, các yêu cầu về bảo hiểm ở trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng chứng từ. Nếu trong HĐMB cũng như thư tín dụng chứng từ không có yêu cầu gì về bảo hiểm thì người XK theo điều kiện CIF phải mua theo điều kiện của Incoterms 2010. b, Lên phương án mua bảo hiểm: - Công ty bảo hiểm: chọn công ty bảo hiểm ở Việt Nam => Bảo Việt/Bảo Minh - Điều kiện bảo hiểm: Không có điều khoản đặc biệt nên người xuất khẩu có thể mua theo quy định của ICT 2010 => mua theo điều kiện C và không mua điều kiện phụ hay đặc biệt - Giá trị bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm: A = V = 110%CIF - Nếu có quy định, hàng hóa đến Iraq có thể mua thêm đk phụ: chiến tranh Lập đơn bảo hiểm với các nội dung chủ yếu của HĐBH: Người bảo hiểm là người xuất khẩu, số tiền bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, ĐK bảo hiểm X, phí bảo hiểm c, Với công ti Bảo Minh - Tỷ lệ phí bảo hiểm HH theo điều kiện C: 0,08% - Phụ phí tàu già 0,375% - Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh: 0,5% => R = 0,955% Tính thêm thuế VAT 10% => Số tiền thanh toán Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 6. Một DNVN nhập khẩu một lô hàng đường biên trắng tinh lọc, đóng gói trong bao phù hợp cho chuyên chở đường biển (50kg/bao). Khối lượng: 3.000 MT. Giá: USD 450/MT CFR Hải Phòng, VN. Hàng được chuyên chở trên tàu MV Victory, blt 1998, từ cảng K’lang, Malaysia. Câu hỏi: a. Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên? Giải thích TL: CFR không quy định bắt buộc ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng nên ai có lợi ích bảo hiểm với hàng hóa trên chặng vận tải chính thì sẽ đi mua bảo hiểm => người NK sẽ là người đi mua bảo hiểm cho lô hàng b. Nếu anh/chị là người mua bảo hiểm, hãy lên phương án mua bảo hiểm: công ty bảo hiểm? điều kiện bảo hiểm (điều kiện gốc, điều kiện phụ/ đặc biệt)? Số tiền bảo hiểm? Giá trị bảo hiểm? Giải thích? Lập đơn bảo hiểm với các nội dung chủ yếu của HĐBH. TL: - Công ty bảo hiểm Bảo Minh - Điều kiện bảo hiểm: người NK không bị ràng buộc bởi kì bên nào, mua bảo hiểm hoàn toàn vì lợi ích của họ nên tùy thuộc vào ý thức, mong muốn, sự đánh giá về rủi ro tiềm ẩn và khả năng tài chính,… để đưa ra quyết định lựa chọn điều kiện bảo hiểm ra sao => có thể mua theo điều kiện B + rủi ro ngấm nước mưa + rách bao bì c. Xác định phí bảo hiểm cho phương án mua bảo hiểm đã đề xuất nếu mua tại công ty bảo hiểm Bảo Minh. Biết rằng biểu phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của Bảo Minh quy định như sau: - Tỷ lệ phí bảo hiểm gốc đối với đường đóng bao theo các ĐKBH A, B, C ICC 1982 tương ứng là 0,4%; 0,16% và 0,08%. Nếu đường đóng bao trong container thì tỷ lệ phí bảo hiểm gốc của ĐK A ICC 1982 giảm còn 0,3%. - Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh: 0,5% - Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro phụ: 0,05% . Không mở rộng quá 2 rủi ro phụ - Phụ phí bảo hiểm nếu có chuyển tải: 0,02% - Phụ phí tàu già như sau: Tàu 16-20 tuổi: 0,185% Tàu 21-25 tuổi: 0,375% Tàu 26-30 tuổi: 0,6% Tàu trên 30 tuổi phải xin ý kiến của Tổng Giám đốc Bảo Minh. Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com) lOMoARcPSD|9786876 - Các tỷ lệ phí bảo hiểm nói trên chưa bao gồm thuế VAT. Biết thuế VAT = 10% TL: Với công ty Bảo Minh - Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện B: 0,16% - Tỷ lệ phí 2 rủi ro phụ: ngấm nước mưa và rách bao bì: 0,1% - Phụ phí tàu già: 0,375% => R = 0.635% * 1,1 (10% VAT) Downloaded by Bao Nguyennn (dokhanhbao61@gmail.com)