CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN Nhóm 1 – Lớp IBC05 Võ Lê Vân Anh Phạm Phú Bình Trần Lê Minh Châu Lê Quang Khánh Duy Phạm Đỗ Đạt Nguyễn Hoàng Sơn Thành Viên Nhóm Phạm Khánh Hiền Phạm Thị Thanh Hiệp Nguyễn Tuấn Kiệt Phùng Nhật Lam Phạm Ngọc Bảo Trân CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM ĐỊNH NGHĨA 1 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bản chất của kế toán được nhận định “Kế toán xã hội chủ nghĩa là công việc tính toán, ghi chép, phản ánh bằng con số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế, qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước; tình hình bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.” ĐỊNH NGHĨA 2 Theo Website http://www.kiemtoan.com.vn thì “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” ĐỊNH NGHĨA 3 “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính hữu ích của một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đề ra các quyết định hợp lý.” - TS. Trần Anh Hoa ĐỊNH NGHĨA 4 Theo website http://www.vcci.com.vn thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.” CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN TRÊN THẾ GIỚI ĐỊNH NGHĨA 5 Giáo sư, tiến sĩ Grene Allen Gohlke của Viện Đại Học Wisconsin lại định nghĩa: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế.” ĐỊNH NGHĨA 6 Khái niệm hướng đến nội dung, cốt lõi vấn đề, đại diện tiêu biểu của trường phái này là nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp J.Furaste, ông cho rằng “Hệ thống kế toán là một lĩnh vực khoa học hiện đại với mục đích tính toán giá trị tài sản của doanh nghiệp, đồng thới xác định giá trị của vốn đầu tư”. Khái niệm này chỉ ra hình thức tồn tại của quy trình kế toán mà chưa nêu ra được lý do của việc tính toán giá trị tài sản cũng như việc xác định vốn đầu tư của doanh nghiệp. ĐỊNH NGHĨA 7 Theo Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Practices Committee) thì “Một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính.” ĐỊNH NGHĨA 8 “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh.” - Giáo sư, Tiến sĩ Robert Anthony ĐỊNH NGHĨA 9 Khái niệm nghiêng về mục đích, kết quả, cuối thế kỷ 19, nhiều kế toán viên nhận ra một thực tế rằng, người ta cần hệ thống sổ sách giấy tờ kế toán không phải chỉ để đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp hay giá trị vốn đầu tư mà nhằm mục đích quản lý. Chính vì vậy mà E. Pizani – một kế toán viên người Ý đã đưa ra một định nghĩa về kế toán như sau: “Kế toán là khoa học sử dụng các phép tính toán, dựa trên các quy định của pháp luật và kinh tế nhằm mục đích quản lý đồng thời để đạt được những hiệu quả kinh tế khả quan nhất.” ĐỊNH NGHĨA 10 Ủy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định.” ĐỊNH NGHĨA 11 Khái niệm hướng đến phương pháp, đây là loại khái niệm mà Luca Pacioli (1447-1517) – nhà toán học vĩ đại người Ý có nhiều đóng góp cho ngành kế toán thế giới, đã đưa ra cuốn “Chú giải về tài khoản và các bút toán” mà theo đó, “có 3 điều kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn kinh doanh: thứ nhất, là phải có tiền; thứ hai, người chủ doanh nghiệp phải có khả năng tính toán nhanh và đồng thời biết lập sổ sách kế toán; và điều kiện sau cùng là phải có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học, linh động nhằm đảm bảo tiến độ hoạt động kinh doanh.” ĐỊNH NGHĨA 12 Trong cuốn sách “Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronald J. Thacker nêu quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý. Theo Ronald J. Thacker “Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức.” ĐỊNH NGHĨA 13 Một định nghĩa về kế toán được chấp nhận trong suốt thời gian qua là định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin.” Mindfulness 101 | Meditation Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó.” References https://lvluat.wordpress.com/2013/02/27/169/? fbclid=IwAR2QaoeEZeJa6IjsXYHcmn8EAOpfEyRkn_5IMxdvw96gZ8N3wxAu_Tr3-A https://123docz.net//document/863203-tai-lieu-nghien-cuu-banchat-ke-toan-qua-cac-khai-niem-ve-ke-toan-phan-1-pdf.htm https://lvluat.wordpress.com/2013/02/27/169/?fbclid=IwAR0DzqsUbCJzEGc0TdzYCwAllTisWRsWBit_KGz1kqt7O2EGeDJjYrGdX c https:/www.saga.vn/ke-toan-lagi~45667#:~:text=K%E1%BA%BF%20to%C3%A1n%20l%C3%A0 %20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF,ng%C3%B4n%20ng%E1%B B%AF%20c%E1%BB%A7a%20kinh%20doanh. Thank you! LET US KNOW IF YOU HAVE QUESTIONS OR CLARIFICATIONS.