Uploaded by Hưng Phạm

Cơ sở thực tiễn

advertisement
1. Cơ sở thực tiễn (2 người): Phạm Thành Hưng + Lê Thị Thúy Hằng
Luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
được đưa ra lần đầu vào tháng 2 năm 1958. Luận điểm này phản ánh tinh thần đoàn
kết, đồng lòng và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Cơ sở thực tiễn tại của luận điểm này có thể được phân tích như sau:


Trên thế giới:
 Vào năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vang dội đã
đánh dấu chiến thắng đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một trong
những cường quốc hàng đầu thế giới khi đưa giai cấp công nhân và nông
dân, vốn chiếm đa số người dân, lên nắm quyền. Cuộc cách mạng đã
đánh đổ sự cầm quyền của giai cấp tư sản và phong kiến, lập nên một kỷ
nguyên mới của xã hội chủ nghĩa và học thuyết Mác - Lênin trên toàn
thế giới. => Mở đầu phong trào Cách mạng “Công-Nông-Trí thức ” với
tầng lớp tham gia và lãnh đạo mới.
 Cùng thời gian này, Mỹ và các nước đế quốc nhận ra sức mạnh quân sự
và các mưu đồ chính trị không còn đủ khả năng để giúp chúng bành
trướng ảnh hưởng và kiểm soát các khu vực được nữa. Với nguồn tài
chính dồi dào thu được từ chiến tranh, Mỹ và các nước tư bản sử dụng
kinh tế, toàn cầu hóa như một cái cớ để thành lập các chính quyền bù
nhìn ở nhiều quốc gia. Điều kiện bất ổn chính trị toàn cầu sau Thế chiến
2 đã khiến quá trình này không gặp mấy khó khăn. Điển hình nhất là sự
thành lập của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1948 ngay trên lãnh thổ của
Triều Tiên. Các quốc gia, khu tự trị theo hình thức này được thành lập
và tồn tại dưới sự bảo trợ của Mỹ và các nước đế quốc. Đổi lại, họ phải
tuân theo các chính sách đối nội, đối ngoại có lợi cho tư bản của các
nước đế quốc; các vấn đề về nhân quyền và tự do có thể bị ngó lơ. Hình
thức này khó để phản kháng ở chỗ Mỹ và các nước đế quốc có thể đưa
quân can thiệp với tư cách là quốc gia đồng minh, một tư cách hợp pháp
với nhiều tổ chức quốc tế => Thể hiện sự phát triển của vấn đề thuộc địa
tạo ra “Chủ nghĩa thực dân kiểu mới” được áp dụng ngày càng phổ
biến bởi các nước đế quốc.
Việt Nam:
 Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ bán đảo Đông Dương, đặc biệt là sau
phong trào Cần Vương chúng đã biết rằng sức mạnh quân sự hiện đại dù
lớn nhưng không thể duy trì quyền lực và sức ảnh hưởng một khi nhân
dân cả nước cùng hợp lực. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã sử dụng
chính sách “Chia để trị” kết hợp với “dùng người Việt trị người Việt”
khi thành lập Liên Bang Đông Dương vào năm 1887. Việt Nam được
chia thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Mỗi khu vực lại có một
bộ phận quan lại quản lí, đặc biệt các cấp nhỏ thì do người Việt quản,
cấp lớn sẽ do người Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nếu diễn ra cũng sẽ bị
giới hạn phạm vi, khó liên kết và khó ảnh hưởng đến người Pháp do các
quan lại người Việt phải quản lí từ các địa phương rồi. => Liên Bang

Đông Dương là đại diện cho hình thức xâm lược thực dân phổ biến thời
bấy giờ.
Tại thời điểm Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Nước Việt Nam là một,
dân tộc Việt Nam là một” vào năm 1958, đất nước đã hoàn thành kháng
chiến chống Pháp giành độc lập và ký hiệp định Geneve 1954. Với tâm
thế hướng đến cuộc tổng tuyển cử toàn quốc theo các điều khoản của
hiệp định vào 2 năm sau kí kết, Đảng và nhân dân đã mong đợi một
ngày đất nước hòa bình, độc lập chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ. Tuy nhiên, các thế lực chống phá công cuộc thống nhất đất nước cả
trong lẫn ngoài đã xảy ra. Mỹ, từ ban đầu vốn đã không công nhận hiệp
định Geneve, đã ngầm hỗ trợ thành lập chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa nằm từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Chúng lấy cớ không tin tưởng vào tự
do bầu cử ở miền Bắc để từ chối tổ chức tổng tuyển cử. Chính quyền
ngụy mới với Ngô Đình Diệm làm tổng thống đã thẳng tay đàn áp
những người chống đối nhằm ra sức củng cố quyền lực. Bản thân Diệm
không phải là một nhà lãnh đạo giỏi nhưng do có tinh thần chống Cộng
quyết liệt và là một tín đồ Công giáo nên đã được chính quyền Mỹ gửi
gắm niềm. => Ngô Đình Diệm là đại diện cho tay sai của đế quốc và
cách vận dụng chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam của đế quốc Mỹ,
không có tài năng, chỉ có sự trung thành với tư bản.
Tóm lại, luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một” là một luận điểm mang tính chiến lược và mang tính hiện thực cao. Nó phản ánh
được ý chí, niềm tin và khát vọng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành
độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó cũng là một kết luận, nguồn động lực và một
kim chỉ nam cho các thế hệ sau này tiếp tục theo đuổi con đường phát triển của Việt
Nam.
Câu hỏi:
1. Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp áp dụng chính
sách “Chia để trị” và “ dùng người Việt trị người Việt” bằng cách lập nên ? (Liên Bang
Đông Dương).
2. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 là thành công đầu tiên của học thuyết nào ở một
nước lớn ? (Mác- Lê nin)
3. Đây là tên một đất nước bị Mỹ xây dựng thành công chủ nghĩa thực dân kiểu mới tại đây
vào năm 1948. (Triều Tiên)
4. Trong kháng chiến chống Nhật, sự kiện Quốc Cộng … được coi là cuộc cách mạng toàn
dân của nhân dân Trung Hoa ? (Hợp tác)
5. Câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ : “Nước Việt Nam nhất
định sẽ thống nhất, vì nước ta là …., không ai chia cắt được” (một khối)
6. Đế quốc Mỹ muốn thành lập sân sau ở khu vực miền Nam Việt Nam sau khi can dự vào
bầu cử và thành lập chính quyền ngụy Việt Nam … tại đây vào năm 1955 ? ( Cộng Hòa)
Download