Uploaded by huyền khánh

CÂU HỎI LOGIC ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐH QG TP

advertisement
CÂU HỎI LOGIC ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐH QG TP. HỒ CHÍ MINH 2020
GIÁO VIÊN: PHẠM VĂN QUÝ – THPT HÙNG VƯƠNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
I. CÁC CÂU HỎI VỀ PHÁT BIỂU MỆNH ĐỀ, XÉT TÍNH ĐÚNG SAI CỦA MỆNH ĐỀ
Câu 1. Trên một tấm bìa cac-tông có ghi 4 mệnh đề sau:
I. Trên tấm bìa này có đúng một mệnh đề sai.
II. Trên tấm bìa này có đúng hai mệnh đề sai.
III. Trên tấm bìa này có đúng ba mệnh đề sai.
IV. Trên tấm bìa này có đúng bốn mệnh đề sai.
Hỏi trên tấm bìa trên có bao nhiêu mệnh đề sai?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Giải
- Giả sử mệnh đề I đúng. Tức là trên tấm bìa chỉ có 1 mệnh đề I là đúng, 3 mệnh đề còn lại là sai. Tức là
mệnh đề II sai. Hay nói cách khác, trên tấm bìa phải có 2 mệnh đề đúng. Điều này mâu thuẫn với điều
giả sử. Nên mệnh đề I sai.
- Giả sử mệnh đề II đúng. Tức là trên tấm bài này có 2 mệnh đề đúng và 2 mệnh đề sai. Mà theo trên thì
mệnh đề I sai. Nên hai mệnh còn lại là mệnh đề III, mệnh đề IV phải có 1 mệnh đề sai và 1 mệnh đề
đúng.
Nếu mệnh đề III đúng thì mệnh đề II sai, nếu mệnh đề IV đúng thì mệnh đề II cũng sai nên mâu thuẫn
với giả thiết. Hay mệnh đề II sai.
- Giả sử mệnh đề III đúng. Nghĩa là có 3 mệnh đề sai I, II, IV. Điều này thỏa mãn vì mệnh đề I, II đã sai
(theo trên), mệnh đề IV sai vì mệnh đề III đã đúng nên IV phải là mệnh đề sai.
- Giả sử mệnh đề IV đúng thì điều này mâu thuẫn với chính nó vì mệnh đề IV nói có 4 mệnh đề sai nên
IV phải là mệnh đề sai.
Vậy có 3 mệnh đề sai và 1 mệnh đề đúng.
 Chọn đáp án D.
Câu 2. Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo P  Q, Q  P và xét tính đúng sai của mệnh đề này. Cho tứ
giác ABCD và hai mệnh đề:
P: " Tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 " và Q: " Tứ giác nội tiếp được đường tròn ".
A. P  Q : " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
Q  P : "Nếu Tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề P  Q sai, mệnh đề Q  P sai.
B. P  Q : " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
Q  P : "Nếu Tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề P  Q sai, mệnh đề Q  P đúng.
C. P  Q : " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
Q  P : "Nếu Tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề P  Q đúng, mệnh đề Q  P đúng.
D. P  Q : " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
Q  P : "Nếu Tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề P  Q đúng, mệnh đề Q  P sai.
Kiến thức bổ trợ: Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "nếu P thì Q" gọi là mệnh đề kéo theo
Ký hiệu là P  Q . Mệnh đề P  Q chỉ sai khi P đúng Q sai
Cho mệnh đề P  Q . Khi đó mệnh đề Q  P gọi là mệnh đề đảo của Q  P
Giải
P  Q : " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
Q  P : "Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề P  Q đúng, mệnh đề Q  P sai.
 Chọn đáp án D.
Câu 3. Phát biểu mệnh đề P  Q bằng hai cách và và xét tính đúng sai của nó
P: "Tứ giác ABCD là hình thoi" và Q:" Tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc
với nhau"
A. Ta có mệnh đề P  Q đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với
nhau" và "Tứ giác ABCD là hình thoi nêu tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau"
B. Ta có mệnh đề P  Q đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau" và"Tứ giác ABCD là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác ABCD là hình bình hành có hai
đường chéo vuông góc với nhau"
C. Ta có mệnh đề P  Q sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với
nhau" và "Tứ giác ABCD là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường
chéo vuông góc với nhau"
D. Ta có mệnh đề P  Q sai và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau" và "Tứ giác ABCD là hình thoi nếu và chỉ nếu tứ giác ABCD là hình bình hành có hai
đường chéo vuông góc với nhau"
Phương pháp giải: Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "P nếu và chỉ nếu Q" gọi là mệnh đề tương
đương
Ký hiệu là P  Q .
Mệnh đề P  Q đúng khi cả P  Q và Q  P cùng đúng
Chú ý: "Tương đương" còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như "điều kiện cần và đủ", "khi và chỉ
khi", "nếu và chỉ nếu".
Giải
Ta có mệnh đề P  Q đúng vì mệnh đề P  Q, Q  P đều đúng và được phát biểu bằng hai cách như
sau:
"Tứ giác ABCD là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau" và
"Tứ giác ABCD là hình thoi nếu và chỉ nêu tứ giác ABCD là hình bình hành có hai đường chéo vuông
góc với nhau"
Câu 4. Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên
(1) n  8 là số chính phương
(2) Chữ số tận cùng của n là 4
(3) n 1 là số chính phương
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào, đúng mệnh đề nào sai?
A. mệnh đề (2) và (3) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai
B. mệnh đề (1) và (2) là đúng, còn mệnh đề (3) là sai
C. mệnh đề (1) là đúng, còn mệnh đề (2) và (3) là sai
D. mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai
Giải
Phương pháp giải: Số chính phương có các chữ số tận cùng là 0,1, 4,5, 6,9 . Dùng loại trừ để đưa ra đáp
án đúng.
Giải chi tiết:
Ta có số chính phương có các chữ số tận cùng là 0,1, 4,5, 6,9 . Vì vậy
- Nhận thấy giữa mệnh đề (1) và (2) có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử 2 mệnh đề này đồng thời là đúng thì
n  8 có chữ số tận cùng là 2 nên không thể là số chính phương. Vậy trong hai mệnh đề này phải có một
mệnh đề là đúng và một mệnh đề là sai.
- Tương tự, nhận thấy giữa mệnh đề (2) và (3) cũng có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử mệnh đề này đồng thời
là đúng thì n 1 có chữ số tận cùng là 3 nên không thể là số chính phương.
Vậy trong ba mệnh đề trên thì mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 5. Phát biểu mệnh đề P  Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai của nó.
P:″ 2  9 ″ và Q: “ 4  3 ”
A. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P : " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q đúng.
B. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P : " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
C. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P : " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này sai vì mệnh đề Q sai.
D. Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P : " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
Giải
Phương pháp giải: Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "nếu P thì Q" gọi là mệnh đề kéo theo
Ký hiệu là P  Q . Mệnh đề P  Q chỉ sai khi P đúng Q sai
Cho mệnh đề P  Q . Khi đó mệnh đề Q  P gọi là mệnh đề đảo của Q  P
Giải chi tiết:
Mệnh đề P  Q là " Nếu 2  9 thì 4  3 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là Q  P : " Nếu 4  3 thì 2  9 ", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
Câu 6. Nếu bạn đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn sẽ được tuyển thẳng vào Nhạc viện. Nếu như
mệnh đề trên là đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?
(I) Nếu bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện.
(II) Nếu bạn muốn được tuyển thẳng vào Nhạc viện, bạn phải đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.
(III) Nếu bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.
A. Chỉ I đúng
B. Chỉ III đúng
C. Chỉ I và II đúng
D. I, II và III đều
Chọn đáp án B
Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết: Mệnh đề P  Q đúng thì Q  P đúng.
Giải chi tiết:
Đặt P là mệnh đề: “Bạn đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai điểm hẹn”
Q là mệnh đề: “Bạn được tuyển thẳng vào nhạc viện”.
Khi đó mệnh đề P  Q đúng.
Suy ra Q  P đúng hay “Nếu bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong
cuộc thi Sao Mai”.
Mệnh đề III đúng.
Câu 7. Tại Tiger Cup 98 có bốn đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Inđônêxia.
Trước khi thi đấu vòng bán kết, ba bạn Dung, Quang, Trung dự đoán như sau:
Dung: Singapor nhì, còn Thái Lan ba.
Quang: Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.
Trung: Singapor nhất và Inđônêxia nhì.
Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy?
A. Singapor nhì, Việt Nam nhất, Thái Lan ba, Indonexia thứ tư
B. Singapor nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan thứ tư, Indonexia ba
C. Singapor nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan ba, Indonexia thứ tư
D. Singapor thứ tư, Việt Nam ba, Thái Lan nhì, Indonexia nhất
Chọn đáp án C
Phương pháp giải: Dùng loại trừ để đưa ra đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Ta xét dự đoán của bạn Dung
+ Nếu Singgapor nhì thì Singapor nhất là sai do đó Inđônêxia nhì là đúng(mâu thuẫn)
+ Như vậy Thái lan thứ ba là đúng suy ra Việt Nam nhì Singapor nhất và Inđônêxia thứ tư
Chọn C.
Câu 8. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng.
A. Nếu a và b chia hết cho c thì a  b cũng chia hết cho c.
B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
C. Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 9.
D. Nếu một số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5.
Phương pháp giải: Xét mệnh đề đảo của từng đáp án sau đó xét tính đúng sai của mệnh đề đảo đó.
Giải chi tiết:
- Mệnh đề đảo của đáp án A là: Nếu a  b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.
Đây là mệnh đề sai. VD: 1  2 3 nhưng 1 và 2 đều không chia hết cho 3.
- Mệnh đề đảo của đáp án B là: Nếu hai tam giác có diện tích bằng nhau thì hai tam giác bằng nhau.
Đây là mệnh đề sai. VD: Một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 3 và 6, một tam giác
vuông có độ dài hai cạnh là 2 và 9. Rõ ràng hai tam giác này cùng có diện tích bằng 9 nhưng không phải
hai tam giác bằng nhau.
- Mệnh đề đảo của đáp án D là: Nếu một số chia hết cho 5 thì có tận cùng là 0.
Đây là mệnh đề sai, vì một số chia hết cho 5 có thể có tận cùng là 0 hoặc 5.
- Mệnh đề đảo của đáp án C là: Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3.
Đây là mệnh đề đúng.
Câu 9. Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Phủ định của mệnh đề “ n 
hợp số”.
*
, n 2  n  1 là một số nguyên tố” là mệnh đề “ n 
*
, n 2  n  1 là
B. Phủ định của mệnh đề “ x  , x 2  x  1 ” là mệnh đề “ x  , x 2  x  1”.
C. Phủ định của mệnh đề “ x  , x 2  3 ” là mệnh đề “ x  , x 2  3 ”.
D. Phủ định của mệnh đề “ m  ,
m
1
m
1
 ” là mệnh đề “ m  , 2
 ”.
m 1 3
m 1 3
2
Chọn đáp án A
Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm số nguyên tố và hợp số.
Giải chi tiết:
Đáp án sai là đáp án A vì Phủ định của mệnh đề “ n  * , n 2  n  1 là một số nguyên tố” là mệnh đề “
n  * , n 2  n  1 không phải là số nguyên tố” (Vì một số không là số nguyên tố thì chưa chắc đã là hợp
số, ví dụ: số 1).
Câu 10. Cho các mệnh đề :
A: “Nếu tam giác ABC đều có cạnh bằng a, đường cao là h thì h =
a 3
”;
2
B: “Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông” ;
C: “15 là số nguyên tố” ;
D: “ 125 là một số nguyên”.
Hãy cho biết trong các mệnh đề trên, mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai :
A. Mệnh đề đúng là: A, B, mệnh đề sai: C, D.
sai: B, D.
B. Mệnh đề đúng là: A, C, mệnh đề
C. Mệnh đề đúng là: A, mệnh đề sai: B, C, D.
A, C, D.
D. Mệnh đề đúng là: B, mệnh đề sai:
Chọn đáp án C
Phương pháp giải: Xét tính đúng sai của từng mệnh đề rồi chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Ta có: ABC là tam giác đều cạnh AB  a  ABC có chiều cao là h 
AB 3 a 3

..
2
2
⇒ Mệnh đề A đúng.
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi ⇒ Mệnh đề B sai.
15  1.15  3.5  15 ngoài ước là 1 và 15 còn có các ước 3;5  15 là hợp số.
⇒ Mệnh đề C sai.
125  5 5  125 là số vô tỉ ⇒ Mệnh đề D sai.
Câu 11. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Để tứ giác là một hình vuông, điều kiện cần và đủ là nó có bốn cạnh bằng nhau.
B. Để tổng hai số tự nhiên chia hết cho 7, điều kiện cần và đủ là mỗi số đó chia hết cho 7.
C. Để cả 2 số a, b đều dương, điều kiện cần là ab  0 .
D. Để một số nguyên chia hết cho 3, điều kiện đủ là nó chia hết cho 9.
Chọn đáp án D
Phương pháp giải: Nhận xét từng mệnh đề, đưa ra ví dụ phản chứng.
Giải chi tiết:
Mệnh đề A sai vì tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi.
Mệnh đề B sai: Ví dụ 1  6 7 nhưng cả 1 và 6 đều không chia hết cho 7.
Mệnh đề C sai: Ví dụ:  1 . 2  2  0 nhưng a  1  0, b  2  0 .
Câu 12. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
A. Nếu tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau.
B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có các góc tương ứng bằng nhau.
C. Nếu một tam giác không phải là tam giác đều thì nó có ít nhất một góc (trong) nhỏ hơn 600 .
D. Nếu mỗi số tự nhiên a , b chia hết cho 11 thì tổng hai số a và b chia hết cho 11.
Chọn đáp án C
Phương pháp giải: - Xác định mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề sau đó xét tính đúng sai của mệnh đề đảo
vừa xác định được.
- Mệnh đề đảo của mệnh đề: “Nếu A thì B” là mệnh đề “Nếu B thì A”.
Giải chi tiết:
Đáp án A có mệnh đề đảo là: Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì là hình thang cân. Đây là mệnh
đề sai.
Đáp án B có mệnh đề đảo là: Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng
nhau. Đây là mệnh đề sai, hai tam giác có các góc bằng nhau chỉ là hai tam giác đồng dạng chưa chắc
bằng nhau.
Đáp án C có mệnh đề đảo là: Nếu một tam giác có ít nhất một góc (trong) nhỏ hơn 600 thì tam giác đó
không phải tam giác đều. Đây là mệnh đề đúng, vì tam giác đều có ba góc bằng 600 .
Đáp án D có mệnh đề đảo là: Nếu a , b là hai số tự nhiên có tổng chia hết cho 11 thì mỗi số tự nhiên a , b
chia hết cho 11. Đây là mệnh đề sai, ví dụ 1  10 11 nhưng 1 và 10 không chia hết cho 11.
Câu 13. Nếu bạn có thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh, bạn sẽ được thi lại. Nếu như mệnh đề trên là
đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?
I. Nếu bạn không thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh, bạn không được thi lại.
II. Nếu bạn muốn được thi lại, bạn phải đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh.
III. Nếu như bạn không được thi lại thì bạn đã không đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh.
A. Chỉ I đúng
B. Chỉ III đúng
C. Chỉ I và II đúng
D. I, II, và III đều đúng
Chọn đáp án B
Phương pháp giải: P  Q chỉ sai khi P đúng, Q sai, các trường hợp còn lại đều đúng.
Giải chi tiết:
Gọi P: “bạn có thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh” và Q: “bạn sẽ được thi lại”.
Khi đó P  Q : “Nếu bạn có thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh, bạn sẽ được thi lại”.
Mệnh đề I: P  Q
Mệnh đề II: Q  P
Mệnh đề III: Q  P
TH1: Giả sử P đúng, Q đúng  P sai, Q sai.
Khi đó mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, mệnh đề III đúng.
TH2: Giả sử P sai, Q sai  P đúng, Q đúng.
Khi đó mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, mệnh đề III đúng.
TH3: Giả sử P sai, Q đúng  P đúng, Q sai.
Khi đó mệnh đề I sai, mệnh đề II sai, mệnh đề III đúng.
Vậy chỉ có mệnh đề III đúng.
Câu 14. Nếu x  8 và y  3 thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?
A. x  y  5
B. x  y  11
C. x  y  5
D. x  y  5
Chọn đáp án C
Phương pháp giải: Nếu a  b, c  d thì a  c  b  d .
Giải chi tiết:
x  8
.
 y  3   y  3
Ta có: 
 x    y   8   3  x  y  5.
Câu 15. Giả sử mệnh đề sau đây là đúng: “Nếu trời không mưa, Huy sẽ đi xem phim”. Mệnh đề này có
nghĩa là
A. Huy sẽ không đi xem phim nếu trời mưa.
B. Huy đi xem phim mặc cho trời mưa.
C. Huy không đi xem phim vì trời không mưa.
D. Cả 3 mệnh đề A, B, C đều sai.
Chọn đáp án A
Phương pháp giải: Mệnh đề “Nếu P thì Q” đúng thì mệnh đề “Nếu Q thì P ” đúng.
Giải chi tiết:
Vì mệnh đề “Nếu trời không mưa, Huy sẽ đi xem phim” đúng nên mệnh đề “Huy sẽ không đi xem phim
nếu trời mưa” cũng đúng.
Câu 16. Nếu khẳng định “Mọi áo sơ mi trong cửa hàng này đều bán hạ giá” là sai thì khẳng định nào sau
đây là đúng?
I. Mọi áo sơ mi trong cửa hàng này đều không bán hạ giá.
II. Có một số áo sơ mi trong cửa hàng này không bán hạ giá.
III. Không có áo sơ mi nào trong cửa hàng này được bán hạ giá.
IV. Mọi áo sơ mi trong cửa hàng này đều bán tăng giá.
A. Chỉ II và IV
B. Chỉ IV
C. Chỉ II
D. Chỉ I, II và IV
Chọn đáp án C
Phương pháp giải: Sử dụng: Mệnh đề A sai thì mệnh đề phủ định A là đúng.
Giải chi tiết:
Ta có mệnh đề phủ định của mệnh đề “Mọi áo sơ mi trong cửa hàng này đều bán hạ giá” là “Có một số
áo sơ mi trong cửa hàng này không bán hạ giá”.
Nên khẳng định đúng là II.
Câu 17. “Nếu cái radio của bạn được sản xuất sau năm 1972 thì nó có âm thanh stereo”. Khẳng định nào
sau đây được suy ra từ khẳng định trên?
A. Chỉ những radio sản xuất sau năm 1972 mới có âm thanh stereo.
B. Mọi radio sản xuất sau năm 1972 đều có âm thanh stereo.
C. Có một số radio sản xuất trước năm 1972 có âm thanh stereo.
D. Nếu radio có âm thanh stereo thì nó được sản xuất sau năm 1972.
Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức về Mệnh đề để làm bài toán.
Giải chi tiết:
Khẳng định “Nếu cái radio của bạn được sản xuất sau năm 1972 thì nó có âm thanh stereo” nghĩa là
“Mọi radio sản xuất sau năm 1972 đều có âm thanh stereo”.
Câu 18.
Câu 19.
Câu 20.
II. CÁC CÂU HỎI VỀ SẮP XẾP THỨ TỰ, AI LÀM VIỆC GÌ, AI MẶC ĐỒ GÌ, …
III. CÁC CÂU HỎI SUY LUẬN LOẠI TRỪ ĐÁP ÁN
Download