Uploaded by Nguyen Nhan

Doanh nghiệp tất bật hợp tác với startup

advertisement
Doanh nghiệp tất bật hợp tác
với startup 'xanh'
Trong cuộc đua duy trì tính cạnh tranh và nâng cao danh
tiếng về phát triển bền vững, các doanh nghiệp có xu
hướng tìm đến startup để hợp tác.
Sản xuất gạo thuộc nhóm ảnh hưởng môi trường hàng
đầu, cần 3.000-5.000 lít nước để ra một kg lúa, theo Viện
nghiên cứu Lúa quốc tế (IRI). Để giảm tác động, ông
Nguyễn Duy Thuận, CEO Lộc Trời nói công ty có giải
pháp giảm phát thải và tạo ra tín chỉ carbon từ trồng lúa.
Ngân hàng Thế giới đánh giá họ có tiềm năng bán 11-30
USD mỗi tín chỉ, sản lượng quy đổi tổng cộng 15 triệu tấn
carbon.
Không chỉ vậy, 20 triệu tấn rơm và 2 triệu tấn trấu mà tập
đoàn tạo ra hàng năm là nguồn nguyên liệu không nhỏ để
làm nhiên liệu sinh học. Tại viện nghiên cứu của công ty,
giống lúa chịu mặn đã ra đời. Tuy nhiên, những giải pháp
phát triển bền vững này chủ yếu còn quy mô thử nghiệm
và chờ ngày thương mại hóa diện rộng.
Lý do chủ yếu là thiếu nhân lực. Do đó, công ty đang tìm
các startup tham gia phát triển thị trường. "Chúng tôi hy
vọng tìm được những người cùng tham gia chạy tiếp sức.
Công ty có sẵn sản phẩm mẫu để họ khai thác", ông
Thuận nói.
Một số doanh nghiệp khác cũng tất bật tìm kiếm các giải
pháp liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế xanh.
Trong sự kiện "Open Innovation Day 2023 - TechTraverse
2023" hồi tháng 7, Tổng giám đốc Trần Phương Nga cho
biết Thiên Long bán ra hơn một tỷ sản phẩm mỗi năm.
Mục tiêu của họ là tạo ra những sản phẩm "xanh" hơn thời
gian tới.
"Chúng tôi chuẩn bị thách thức cho các startup là làm sao
phát triển được các sản phẩm bền vững, phục vụ bảo vệ
môi trường. Chúng tôi chấp nhận đầu tư giải những bài
toán này", bà Nga nói. Công ty đang tìm ý tưởng qua hợp
tác với viện trường, khuyến khích khởi nghiệp nội bộ và
chờ đón startup bên ngoài.
Gần đây nhất, để chiêu mộ người có ý tưởng tốt về kinh tế
xanh, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (HIDS), quỹ
Touchstone Partners và Temasek Foundation (Singapore)
treo thưởng 15 tỷ đồng cho các dự án chiến thắng cuộc
thi "Thách Thức Net Zero", khởi động từ 21/8.
Các startup, dự án kinh doanh liên quan đến phát triển
bền vững ngày càng được tìm kiếm do mức độ quan tâm
của doanh nghiệp về ESG (viết tắt của Môi trường, Xã hội
và Quản trị - Environmental, Social, Governance) ngày
càng cao.
Craig Martin, Chủ tịch Dynam Capital - chủ quản Vietnam
Holding (VNH), nói ESG và trách nhiệm quản lý nó ngày
càng được các doanh nghiệp toàn cầu quan tâm. "Điều
này càng rõ nét với Việt Nam - nơi đang ở bước ngoặt
quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa",
ông đánh giá.
Ông Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng HIDS cho biết
riêng TP HCM đang có nhiều nhu cầu về các giải pháp
"Net Zero". Theo đó, Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho
thành phố quy định một loạt chính sách thúc đẩy kinh tế
xanh trong năng lượng tái tạo, thị trường carbon.
Đầu tàu kinh tế đã đặt mục tiêu "Net Zero" cho huyện Cần
Giờ vào năm 2030 và định hướng cơ cấu lại ngành công
nghiệp sản xuất. "Định hướng chuyển đổi các khu công
nghiệp sang bền vững là dư địa lớn cho các startup", ông
Vũ cho hay.
Created with Highcharts 8.0.4
%
Các động lực chính theo đuổi ESG
8282
6868
4444
3737
Nâng cao thương hiệu và danh tiếng
Duy trình tính cạnh tranh
Thu hút giữ chân lao động
Áp lực từ cơ quan quản lý
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
VnExpress | PwC
Theo báo cáo của hãng kiểm toán PwC mới đây, 80%
doanh nghiệp được hỏi có cam kết ESG hoặc định thực
hiện trong 2-4 năm tới. Lý do chính là nhằm nâng cao
thương hiệu và danh tiếng (82% đồng ý) và duy trì tính
cạnh tranh (68%).
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thừa nhận trở ngại chính để
triển khai ESG là thiếu kiến thức, vốn, quy mô công ty hạn
chế và thiếu dữ liệu minh bạch. Việc hợp tác với các
startup có thể phần nào giải quyết vấn đề này.
Ông Trần Viết Huân, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Sơn
Kim (Quản lý chuỗi G25) cho rằng hợp tác với startup
trong đổi mới sáng tạo có thể giúp đẩy nhanh đưa giải
pháp ra thị trường, tăng tính cạnh tranh. "Startup có yếu tố
công nghệ còn doanh nghiệp hiểu thị trường", ông giải
thích.
Thực tế, đã có một số startup trong ngành phát triển bền
vững tìm được cơ hội vươn lên trong thị trường khởi
nghiệp nhờ hợp tác với các doanh nghiệp lớn.
Buyo là một công ty nhựa sinh học, tức sản xuất nhựa làm
từ rác thải hữu cơ. Họ ra đời cách đây 2 năm trong nhà
kho của một nhà máy bánh kẹo. Thông qua hợp tác với
AB InBev, họ có nguồn nguyên liệu đầu vào là phế phẩm
sản xuất bia.
Trong khi AB InBev được lợi khi có đơn vị nhận xử lý rác
thải, cùng tầm nhìn hạn chế ảnh hưởng môi trường, tránh
lãng phí. Bà Đỗ Hồng Hạnh, Nhà sáng lập Buyo cho rằng
ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam rất phát triển và
các chính sách khuyến khích giảm rác thải nhựa làm động
lực. "Tôi tin là nếu mình có sáng kiến tốt sẽ sẵn sàng có
các nguồn lực hỗ trợ", bà đúc kết.
Tái chế Duy Tân - startup nội bộ của Nhựa Duy Tân - tìm
được khách hàng lớn thông qua giải pháp tái chế rác thải
nhựa. Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững cho hay
thu gom 90 tấn rác thải nhựa mỗi ngày (tương đương 6
triệu chai).
Nhà máy của họ xây năm 2019, dùng công nghệ "chai ra
chai" (bottle-to-bottle recycling line), tức từ chai thải bỏ ra
chai mới. "Năm rồi chúng tôi tạo vòng đời mới cho 1,3 tỷ
chai nhựa và xuất khẩu 4.000 tấn sang Mỹ", ông Lê Anh
nói. Công ty hiện là đối tác của Coca-Cola, Nestlé,
Unilever.
Trong lĩnh vực logistics, nhu cầu giảm phát thải của các
ông lớn mở cơ hội cho Selex Motors - startup xe điện giao
hàng 2 bánh ra đời năm 2018. Trước đó, vào 2014, nhà
sáng lập Nguyễn Hữu Phước Nguyên, tiến sỹ tại Đại học
Michigan (Mỹ) từ chối lời mời đầu quân của các tập đoàn
lớn để về nước khởi nghiệp.
"Chuyển dịch xe xăng sang xe điện là cơ hội hiếm gặp chỉ
trăm năm có một", ông nói Đến nay, Selex Motor đã bắt
tay với Lazada Logistics, GrabExpress, Baemin, Viettel
Post...ở các cấp độ triển khai thử nghiệm khác nhau.
Giám đốc Baemin Jinwoo Song và CEO Selex Motors Nguyễn Hữu Phước
Nguyên (bên phải) trải nghiệm xe máy điện giao hàng. Ảnh công ty cung
cấp
Dẫu vậy, thách thức cho những mối "lương duyên"
trên cũng không nhỏ. Về phía doanh nghiệp, trước khi
muốn theo đuổi ESG bằng bất kỳ phương thức nào cần
hiểu biết nhất định. Và đó chính là rào cản hiện hữu.
Khảo sát do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp
thuộc bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất Việt Nam (FAST500) cho biết 83,3% xác nhận
chưa có đầy đủ thông tin là khó khăn lớn nhất khi cam kết
và thực hành ESG.
Nếu không nắm bắt đủ dữ liệu và thông tin chi tiết, họ có
thể gặp khó từ khâu xác định các ưu tiên, thiết lập mục
tiêu cho đến đo lường hiệu quả triển khai. Cùng với đó,
thông tin không đầy đủ cũng có thể cản trở khả năng của
doanh nghiệp trong việc tương tác với các bên liên quan,
xây dựng niềm tin, quản lý các cơ hội và rủi ro liên quan
đến ESG, theo khảo sát.
Trong bối cảnh làm ăn còn khó khăn, nguồn lực doanh
nghiệp đầu tư cho startup cũng có thể bị cản trở ngắn
hạn. Theo các chuyên gia, vốn rót vào các startup liên
quan phát triển bền vững ở Việt Nam chưa có thống kê cụ
thể nhưng ước vẫn nhỏ.
Về phía startup, dù được trợ lực (vốn và am hiểu) từ
doanh nghiệp, bài toán thị trường cũng không đơn giản.
Bà Đỗ Hồng Hạnh nói thách thức lớn của Buyo là những
sản phẩm có giá thành cao, cần làm sao để khách hàng
chấp nhận. "Chúng tôi may mắn có đầu vào miễn phí nên
nghĩ rằng nếu đạt được một quy mô thị trường nhất định
sẽ có cơ hội phát triển", bà nói.
Còn đối với ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, xe điện là
xu thế không tránh khỏi nhưng vấn đề là làm sao để sản
phẩm thiết thực và đại đa số có thể tiếp cận một chiếc xe
điện với hiệu suất, chất lượng như một chiếc xe xăng.
"Ngoài ra, muốn phát triển cần một hạ tầng năng lượng
mới cho xe điện, tương tự như hệ thống cây xăng cho xe
xăng", ông Nguyên mô tả. Để làm việc này, Selex Motor
đang theo đuổi phát triển hệ thống trạm đổi pin trong 2
phút để đi được 150 km, tức tốn thời gian tương đương
đổ xăng và chi phí nhiên liệu tiêu hao xấp xỉ một chiếc xe
xăng bình dân.
Viễn Thông
Download