CHỦ ĐỀ: KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM - NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN) - AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) - LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT - LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. KHÁI QUÁT CHUNG 1.Khái niệm thể kí Kí là một loại hình trung gian giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi tự sự, ghi chép các sự kiện, con người, việc làm có thật, sự sáng tạo của nhà văn không làm phương hại đến tính chân thật của nội dung phản ánh. 2. Đặc trưng của thể kí - Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. - Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. 3. Phân loại - Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí…. - Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí vào loại trung gian giữa tự sự và trữ tình). 4. Phân biệt bút kí và tùy bút - Bút kí: thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. - Tùy bút: nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá. B. VĂN BẢN “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” (NGUYỄN TUÂN) I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh tại Hà Nội, trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. - Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại: truyện ngắn và tuỳ bút. - Phong cách nghệ thuật: Độc đáo,tài hoa, uyên bác. 2. Tùy bút Sông Đà: ra đời năm 1960, gồm 15 tuỳ bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc. 3.Tác phẩm Người lái đò sông Đà: + Thể loại: Tùy bút + Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960). + Hoàn cảnh ra đời:Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. + Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn “thiếu quê hương”. II ĐỌC – HIỂU *. Cảm hứng chủ đạo:. Lời đề từ: - “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” -> lời cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông - “Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu” -> nét riêng của sông Đà, thế chảy độc đáo, nghịch ngược không giống ai của SĐ. Cách giới thiệu tạo ấn tượng về một sông Đà như một nhân vật có cá tính độc đáo-> NT đó tỡm thấy sự đồng cảm với cái ngông của thiên nhiên. 1. Hình tượng con sông Đà a. Một con sông hung bạo Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ: - Cảnh đá bờ sông, dựng vách thành (vách đá) + Đá bờ sông dựng vách thành + Mặt sông lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời + Vách đá chẹn lòng sông như cái yết hâu. + Đang mùa hè cũng thấy lạnh + Tầng nhà thứ mấy tắt phụt đèn điện Nghệ thuật: So sánh, liên tưởng, nhân hóa => Cảnh hùng vĩ, hiểm trở, giúp người đọc hình dung rõ về độ hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, khắc tạo cảm giác rợn lạnh và tối. - Cảnh mặt ghềnh Hát Loong : (sóng và gió phối hợp) “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tốm được qua đây” Nghệ thuật: + Điệp tư, điệp cấu trúc liên hoàn: nước xô đá, đá xô sóng,sóng xô gió, cuồn cuồn, gùn ghè -> Vận chuyển ngày đêm, không lúc nào bình yên và có tính chất hung dữ. + Nhân hóa: đòi nợ xuýt -> con sông như kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn ngang ngược. + Có sự hỗ trợ các thanh trắc liên tiếp và các động từ mạnh tạo nên âm hưởng dữ dội -> sự đe dọa bất cứ người lái đò nào. -> Tác giả sử dụng câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn gợi nhịp điệu chuyển động gấp gáp của sóng và gió phối hợp nhau, tạo thêm nét hung bạo của S.Đ (mặt ghềnh trở thành một bầy thuỷ quái lồng lộn giữa sông) - Hút nước: (xoáy nước ) + Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. + Nước ở đây thở và kêu như cửa cái cống cái bị sặc + Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào + Từng lôi những con thuyền “ trồng cây chuối ngược… mươi phút sau mới thấy tan xác” + Hút nước” như một caí mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng sông xanh ve… thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế” + Cốc pha lê nước khổng lồ... Nghệ thuật: tả, kể, so sánh, nhân hóa, liên tưởng, điện ảnh, hội họa...-> Cảm giác mạnh mẽ, tạo lực lượng bí ẩn, hung bạo đe dọa sự sống của con người. - Thác nước: + Số lượng nhiều: “Một loạt con thác sông Đà từ Vạn Yên về xuôi” +Có nhiều con thác “độc dữ và nham hiểm” “ Còn xa lắm mới đến thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừn tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng(T 187) Nghệ thuật: . Cách sử dụng từ ngữ độc đáo . Mưu tả tỉ mỉ, quan sát công phu kĩ càng . Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so ánh, nhân hóa đầy sáng tạo như hàng ngàn con trâu mộng... rống lên, lồng lộn, gầm thét.-> . Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền vượt qua chỗ nguy hiểm . Dùng lửa để tả nước. -Sóng thác sông Đà + Sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá (T/188) + Mặt sông rung rít như tuyêcs– bin thủy điện (T/188) + Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá. + Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bốp chặt lấy bộ hạ người lái đò... dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh ... tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh..(T/189)... Thế là hết thác...sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình (T/190) Nghệ thuật:So sánh, nhân hóa, mưu tả -> Sóng thác rấy hung dữ và cũng là một mối nguy hiểm đối với người lái đò -Đá – Thạch trận trên sông. + Đá sông Đà mai phục mai phục hết lòng sông: mỗi lần có chiếc nào xuất hiện là chúng bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. + Đá sông Đà như biết bày thạch trận trên sông như chia làm 3 hàng luôn thách thức và giao chiến đẻ quyết tiêu diệt bất cứ người lái đò nào đi qua... Nghệ thuật: . Nhân hóa: Đá được hình dung như một con người. Có diệm mạo: mặt ngỗ ngược, nhăn nhó, mếu máo. Có tâm địa: đầy mưu mô, bày thạch trận để mai phục, phục kích ->Bản chất nham hiểm, xảo quyệt là kẻ thù số một với người lái đò. . So sánh, tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. .Sử sụng tri thức của nhiều nghành: võ thuật, quân sự thể thao -> Khiến cho sự vật có linh hồn, mỗi hòn đá đều hung hăng như thách đố người lái đò. *Tiểu kết - Nghệ thuât: Văn phong uyên bác , trí tuệ, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực; Sự phong phú khi sử dung nhiều biện pháp tu từ(miêu tả, so sánh , nhân hóa…), cảm hứng dạt dào trươc cảnh vật và hiện tượng; Chất tài hoa, sự cầu kì của câu văn, giọng văn, mạch văn vừa cổ kính vừa hiện đại. -Nội dung: Con sông Đà với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội đồng thời vô cùng hiểm ác, mưu mô.Con sông mang diệm mạo và tâm địa như kẻ thù số một của con người nhưng nó vẫn là biểu tượng về sức manh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đát nước. b. Sông Đà trữ tình - Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,... - Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo. - Nghệ thuật: so sánh : + Con sông đà tuôn dài: như một áng tóc trữ tình ... hoa ban, hoa gạo -> tạo vẻ đẹp nên thơ, tuyệt mĩ, trữ tình + Mùa xuân: dòng sông như ngọc bích. + Mùa thu: nước sông lừ lừ chín đỏ. -> quá công phu, so sánh đắt, độc đáo. NT sành hội họa. + Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại: đăm đằm, ấm ấm... + Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt” + Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ. + Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời. + Bờ sông : “hoang dại như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". -> Đẹp thơ mộng, trữ tình -> Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với cảnh vật Tây Bắc với quê hương, đất nước. Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút. Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây. Sông Đà là chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc. 2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo: a. Ngoại hình - Tay: lêu nghêu; chân: khuỳnh khuỳnh. - Giọng: ồn ào, đầu: quắc thước, thân hình: cao to, gọn hình thể hiện vẻ đẹp khoẻ khoắn của con người lao động dạn dày với sông nước. b. Phẩm chất - Am hiểu sâu sắc về dòng sông Đà: "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh ... hiểm trở . Trong trận thuỷ chiến * Nước - Đá - Thác - Đá: bày thạch trận. - Nước thác reo hò, làm thanh viện cho đá, bám sát thuyền, đá trái, thúc gối vào bụng, hông thuyền. * Ông lái đò - Hai chân kẹp chặt lái, mặt méo bệch, cố nén vết thương. - Bám chắc buồng đứng, ghì cương lái, đè sấn lên mà chặt nó ra, vút vút ... * Tính chất cuộc chiến: không cân sức + Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh. + Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi. - Kết quả: + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông. + Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè. -> Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên. - Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh. * Nhận xét: + Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả. + Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh. + Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người. Nét độc đáo trong cách khắc hoạ: - Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ. - Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Một bức tranh Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, diễm lệ; con người Tây Bắc trí dũng, tài hoa. 2. Nghệ thuật: Một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách NT tài hoa, uyên bác. “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?” (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực Ông là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút ký. -Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình; giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí xuất sắc viết tại Huế 1981 in trong tập sách cùng tên. b. Bố cục: có ba phần: - Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên: - Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa: - Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử: c. Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. II. ĐỌC - HIỂU 1.Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên + Ở thượng nguồn: - Là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dóy Trường Sơn: Là một bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội (...) - Nhân hóa: tựa cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại ... - Mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở -> SH mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính + Đến đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế - Sông Hương như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa hoa dại“ được người tình mong đợi đến đánh thức. - SH đó trải qua một hành trình đầy thử thách: “Chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”. - Cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, có hình khối: “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” - Vẻ đẹp đa màu mà biến ảo, phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây Nam thành phố: “sớm xanh , trưa vàng, chiều tím”. - Vẻ đẹp trầm mặc, triết lí cổ thi “chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn ... => Với nghệ thuật nhân hóa, miêu tả tinh tế kết hợp với kể tác giả đó làm nổi bật vẻ đẹp của SH giữa thành phố Huế. + Đến giữa thành phố Huế - SH như tìm được chính mình “vui hẳn lên ... không nói ra của tình yêu”. - Nó có đường nét tinh tế, đẹp như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, như “người tài nữ đánh đàn lúc đem khuya ... + Trước khi từ biệt Huế: SH giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”, Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa ... 2.Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa + Có một dòng thi ca về sông Hương: Đó là dòng thơ không lặp lại mình: - “Dòng sông trắng - lá cây xanh” (Chơi xuân-Tản Đà) - “Như kiếm dựng trời xanh” (Trường giang như kiếm lập thanh thiên - Cao Bá Quát). - “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thơ của Thu Bồn) + Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đó trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya … Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đó được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”. + Tác giả tưởng tượng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Phải có độ nhạy cảm về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc của xứ Huế, tác giả mới có sự liên tưởng này. + Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, HPNT nhớ tới Nguyễn Du; “Nguyễn Du đó bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đó đi suốt đời Kiều”. 3.Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử + Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Nó được ghi là linh giang” - Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt. - Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ. - Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”. - Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. - Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đó gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc - =>Bài tùy bút kết thỳc bằng cách lí giải tên của dòng sông; sông Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại: (Người làng Thành Chung …) Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mục đích lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, gợi lên niềm biết ơn đối với những người đó khai phá miền đất này. Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông. 4. Nét đẹp của văn phong HPNT + Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người. + Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đó tạo nên áng văn đặc sắc này. +Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa. + Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương. III. KẾT LUẬN 1. Nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc ; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của NT đối với đất nước và con người VN. 2. Nghệ thuật: Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự, so sánh liên tưởng độc đáo, câu văn đa dạng, nhiều tầng… SO SÁNH HAI TÁC PHẨM 1.Điểm tương đồng - Sông Đà và sông Hương đều được miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách. - Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội. - Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. - Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác: + Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ: + Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông. -> thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước của các tác giả. 2. Điểm khác biệt a/ Sông Đà: Được nhà văn tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác của con người. -> làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò. b/ Sông Hương: được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT; CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. TÌM HIỂU ĐỀ - Vấn đề nghị luận: Làm rõ vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà và sông Hương qua hai đoạn trích. - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? II. DÀN BÀI 1. Mở bài - Giới thiệu hai tác giả: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường - Giới thiệu hai đoạn văn 2. Thân bài 2.1 Về đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà - Nội dung: + Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dàng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đỗi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh. + Hiện lên một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp. - Nghệ thuật: + Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu. + Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh. 2.2 Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Nội dung: + Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những nét uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc, vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ. + Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Từơng. - Nghệ thuật: + Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hoà, tiết tấu nhịp nhàng. + Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế. 2.3. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn - Tương đồng : Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào, cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian, cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu. - Khác biệt: Đoạn văn của Nguyễn Tuân: trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo, cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường: trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư, cảnh sắc được bao quát từ một góc nhìn mà nương theo thuỷ trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày 3. Đánh giá - “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là những trang hoa, tờ hoa thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Điểm gặp gỡ trong phong cách viết tùy bút của hai tác giả: + Một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về Sông Đà và sông Hương - xứ Huế. + Vốn hiểu biết về lịch sử, địa lí, thi ca, âm nhạc ... soi chiếu đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo. + Một cái tôi tài hoa tinh tế với trí tưởng tượng phong phú, kì diệu. + Ngôn từ: phong phú, gợi cảm đêm đến cho người đọc cảm giác câu văn như những câu thơ trữ tình.