TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT TIẾNG ỒN & RUNG ĐỘNG • Giới thiệu Thiết bị thông gió và điều hòa không khí nói chung và quạt nói riêng trong tòa nhà, nhà xưởng là những thiết bị gây ra độ ồn và rung động cho môi trường xung quanh. Ngoài ra độ ồn do những thiết bị đặt ngoài trời cũng gây ảnh hưởng đến mọi người vì vậy ngay từ khi thiết kế cần phải xem xét và tính chọn các thiết bị, biện pháp lắp đặt, kết nối để giảm thiểu sự ảnh hưởng này. Một yếu tố nữa là khi vận hành thiết bị, độ ồn và rung có thể lan truyền qua sàn, tường, kết cấu, ống gió, đường ống… gây ảnh hưởng đến khu vực lắp đặt. Không gian ảnh hưởng do độ ồn của quạt và thiết bị HVAC tạo ra do nhiều nguồn khác nhau: - Do động cơ thiết bị gây ra. Do khí động của dòng không khí trong đường ống. Do việc rung động của thiết bị và đường ống gió gây ra. Độ ồn khi gió thoát ra khỏi miệng gió. Không khí rò lọt qua các khe hở hoặc độ ồn xuyên qua tường, trần . 1 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT Mức độ ồn của âm thanh mà người làm việc trong môi trường có thể chấp nhận được hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất: Độ vang của âm thanh nhận được liên quan đến các hoạt động thông thường của thiết bị trong giới hạn chấp nhận được. Nếu âm thanh quá vang, to rõ sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sự giao tiếp hoặc nghe các âm thanh cần thiết khác gây phiền đến người làm việc. Thứ hai: Chất lượng của âm thanh (hay kiểu gây ồn), nếu âm thanh là các tiếng gầm rú, rít, nhịp đập điều này gây ra sự phiền toái lớn và căng thẳng. Tần số những tiếng ồn kiểu này gọi là không cân bằng. Trong tài liệu TCVN hoặc các tiêu chuẩn thiết kế quốc tế khác có quy định rõ về mức độ ồn trong giới hạn chấp nhận được của các phòng, môi trường làm việc theo từng công năng sử dụng của nó. Chúng thường được quy chuẩn và cho phép sai số ±5dB. Ví dụ như văn phòng làm việc riêng hoặc phòng hội nghị đặc biệt có giá trị NC/RC (30dB). Điều này có nghĩa là ngoại trừ các yêu cầu khác thì độ ồn khu vực này cần phải nhỏ hơn 35dB. Theo tiêu chuẩn ASHRAE và tổng hợp từ các hướng dẫn thiết kế của Việt Nam ta có các trường hợp và giải pháp chung để hạn chế độ ồn và sự rung động như sau: - Với nguồn gây ồn là nguồn âm thanh phát tra trực tiếp đến tai người và âm thanh phản xạ từ tường và trần và sàn hoặc các vách ngăn: + Giảm độ ồn bằng cách lựa chọn thiết bị có độ ồn thấp. + Bổ sung các vật liệu hấp thụ âm thanh hoặc hạn chế phản xạ âm thanh cho phòng hoặc thiết bị. - Với nguồn phát ra theo không khí và kết cấu phòng được truyền bởi ống dẫn, hộp gió xuyên qua tường trần vào phòng: + Thiết kế đường ống và phụ kiện hợp lý (Thường ống gió để vận tốc gió nhỏ hơn 10m/s có nơi yêu cầu 8m/s). + Cô lập sự truyền độ ồn qua kết cấu bằng cách lắp đặt các thiết bị cách ly sự rung động như lò so chống rung, khớp nối mềm, hộp gió.. - Nguồn ồn được truyền theo dòng không khí xuyên qua ống gió cấp và miệng hồi sau đó truyền đến tai người nghe như ở hình trên: + Lựa chọn quạt có độ ồn thấp. + Sử dụng ống gió với lớp vật liệu hấp thụ âm thanh. + Sử dụng bộ tiêu âm gió, tiêu âm cho hộp gió cấp và hồi. - Nguồn được truyền xuyên qua tường, phòng đặt thiết bị đến các phòng liền kề + Vị trí đặt thiết bị ở xa các phòng sử dụng. + Sử dụng tường khối hoặc bê tông cho phòng thiết bị. + Có thể sử dụng sàn nâng cho phòng đặt thiết bị. - Sự rung động của thiết bị truyền dẫn qua kết cấu tường, sàn hoặc trần đến các phòng liền kề từ đó tạo ra tiếng ồn cho các phòng xung quanh + Tất cả thiết bị phải đặc đặt trên bệ quán trính chống rung và được tính toán thiết kế cho tải trọng động của thiết bị, các thiết bị chuyển động quay hoặc thiết bị truyền động. - Sự rung động của thiết bị truyền dọc theo đường ống gió hoặc đường ống nước. + Cô lập sự truyền dẫn độ ồn qua kết cấu bằng cách sử dụng ty treo với cao su hoặc lò xo giảm chấn cho đường ống gió hoặc các đường ống khác. + Sử dụng các khớp nối mềm kết nối giữa đường ống với các thiết bị. - Nguồn ồn phát ra từ bên ngoài qua vào cửa phòng. + Trong thực tế nguồn ồn đi qua các khe hở ở cửa sổ, cửa chính. + Khu vực đặt thiết bị ở xa các khu cửa sổ, lối đi lại, các phòng có yêu cầu đặc biệt thì cần chọn các loại cửa có độ kín cao, tường cách âm và đệm lót cao su ở cửa. - Nguồn ồn xuất phát từ trong phòng 2 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT + Lựa chọn thiết bị có độ ồn thấp. Lắp đặt hộp tiêu âm cho thiết bị - Nguồn ồn truyền đến các miệng gió vào trong phòng vào trong đường ống dẫn gió đến các phòng khác. + Lắp đặt các bộ tiêu âm trên đường ống gió gây ồn. Có thể sử dụng bộ tiêu âm cho các miệng gió vào phòng với việc tính toán trở lực và tiêu âm phù hợp. - Nguồn ồn truyền từ ngoài vào phòng thông qua trần, tường, vách ngăn + Tăng khoảng cách giữa các phòng gây ồn. + Làm kín các lỗ mở xuyên tường, xuyên trần của các đường ống để ngăn chặn sự làn truyền tiếng ồn. • Các giải pháp cụ thể để hạn chế độ ồn và sự rung động trong hệ thống HVAC. Như đã trình bày ở trên ta nắm được nguồn ngây ồn, sự ảnh hưởng của tiếng ồn và các khuyến cáo chung để hạn chế độ ồn cũng như sự rung động. Sau đây ta sẽ đi vào chi tiết hơn về các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn. - Chống ồn do động cơ và thiết bị gây ra: Trong nhiều trường hợp đã chọn loại thiết bị độ ồn thấp, căn chỉnh, bôi trơn các thiết bị chuyển động… tuy nhiên do điều kiện thực tế không thể lắp đặt được thiết bị ở phòng cách ly riêng biệt dẫn tới việc độ ồn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trên đây là một biện pháp tiêu biểu cho biện pháp làm giảm độ ồn do thiết bị gây ra, phương pháp này thường áp dụng cho những quạt lắp đặt trên khu vực có trần giả mà quạt được treo trên trần hoặc kết cấu thép. Phương pháp này có thể cần kết hợp với phương pháp chống ồn do khí động dòng không khí gây ra được đề cập dưới đây để tăng hiệu quả tốt nhất cho việc hạn chế tiếng ồn. 3 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT Chống ồn do khí động dòng không khí tạo lên. Dòng không khí chuyển động ở tốc độ lớn trên đường ống đặc biệt là khi đi qua các phụ kiện của ống gió như van gió, chân rẽ nhánh, côn, cút… thường tạo ra tiếng ồn đáng kể, để giảm thiểu tiếng ồn gây ra vì vậy khi thiết kế cần chọn tốc độ gió phù hợp trong các điều kiện thông thường yêu cầu tốc độ gió đi trong ống thường nhỏ hơn 10m/s có dự án yêu cầu nhỏ hơn 8m/s trong một số trường hợp đặc biệt cần nhỏ hơn nữa. Việc gia công chế tạo phụ kiện và ống gió phải theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tham khảo TCVN 5687:2010 về kích thước và chiều dày ống gió, thao khảo TCTK SMACNA chi tiết về chế tạo, biện pháp kết nối, biện pháp gia cường, khuyến cáo lắp đặt để ống gió không những đảm bảo về độ bền mà còn hạn chế rung động, độ ồn, rò rỉ. Thêm nữa có thể xem khuyến cáo về lắp đặt và kết nối ống gió vào quạt theo tài liệu “Fault & Fixed” không những giúp quạt hoạt động ở hiệu suất cao nhất mà còn giảm thiểu độ ồn do việc rối dòng gây ra. - Chống ồn do truyền từ dòng không khí vào phòng. Một trong những nguồn ồn cho các phòng là việc truyền âm từ các thiết bị máy máy móc như quạt, máy lạnh, bơm… truyền từ bên ngoài thông qua kênh dẫn gió, đường ống vào trong phòng. Để hạn chế ồn từ các nguồn này ta cần có một số biện pháp sau: + Lắp đặt các hộp tiêu âm trên đường hút và đẩy, bọc cách nhiệt đường ống vì đặc thù của lớp cách nhiệt như cao su lưu hóa, bông thủy tinh, xốp… có khả năng hút âm khá tốt. +Bọc cách nhiệt bên trong đường ống: Một trong những biện pháp khá hiệu quả và thường được sử dụng hiện nay là bọc cách nhiệt bên trong các đường ống. Các lớp cách nhiệt này được kẹp chặt dưới các lớp vải và lớp lưới sắt, có tác dụng hút âm rất tốt. Tuy nhiên do bọc cách nhiệt bên trong khó và chi phí khá lớn nên người ta thường chỉ bọc một đoạn vài mét sát với thiết bị (AHU, FCU và quạt) kể cả phía hút và đẩy. Các đoạn ống bọc cách nhiệt bên trong về thực chất cũng chính là các hộp tiêu âm. - - + Đặt các thiết bị ra xa công trình: Rỏ ràng nếu đặt các thiết bị ngay cạnh các công trình với đoạn ống gió rất ngắn thì việc tiêu âm cũng rất khó khăn và không đạt như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bắt buộc phải kéo dài đường ống gió và đặt thiết bị ra xa công trình. Chống ồn truyền theo kết cấu xây dựng +Truyền âm theo kết cấu xây dựng khá phức tạp và tương đối khó xử lý, các công việc này thuộc về nhà thiết kế cấu trúc xây dựng của công trình. Truyền âm theo kết cấu xây dựng bao gồm: Truyền theo tường và hoặc theo sàn. + Đối với nguồn gây ồn truyền xuyên qua tường, hầu hết các tường xây đều đáp ứng cách âm trong điều kiện bình thường, đối với phòng đặc biệt đòi hỏi độ ồn nhỏ như các phòng thu âm, phòng phát thanh và phòng phim trường của các đài phát thanh và truyền hình cần phải tiến hành bọc cách âm bên trong các phòng này. + Đối với nguồn ồn do các chấn động truyền theo kết cấu xây dựng thường gặp là việc truyền các chấn động của các cụm máy móc, thiết bị lên sàn khi lắp đặt ở các tầng lầu nhà cao tầng. Để khử những chấn động đó người ta lắp đặt cụm máy và thiết bị trên các bệ quán tính và lò xo giảm chấn. Bệ quán tính phải có khối lượng phù hợp với chấn động do cụm máy tạo ra, nói chung có khối lượng càng lớn càng tốt. Cũng có thể sử dụng biện pháp tách biệt hẳn 4 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT - - về mặt kết cấu xây dựng của phòng làm việc với những phòng có khả năng gây ồn lớn, tránh những va đập lên tường, nền. Tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào trong theo khe hở phòng + Nguồn gây ồn bên ngoài truyền theo môi trường không khí theo các khe hở vào phòng là nguồn gây ồn khó xác định, khó ngăn ngừa nhất và mang tính ngẩu nhiên. Đối với các nguồn gây ồn này người ta có các biện pháp sau: + Đối với phòng làm việc bình thường, nguồn gây ồn bên ngoài không phải thường xuyên và liên tục âm thì không cần phải có biện pháp đặc biệt, vì các phòng điều hoà thường có độ kín tối thiểu có thể khắc phục được. Đối với phòng đặc biệt đòi hỏi độ ồn nhỏ hoặc trường hợp gần nguồn gây ồn thường xuyên, liên tục và có cường độ lớn thì cần phải làm kín phòng bằng cách bọc cách âm bên trong đồng thời sử dụng các đệm cao su, mút để làm kín các cửa ra vào, cửa sổ. Chống ồn dòng không khí đầu ra các miệng thổi Khi tốc độ gió và các miệng hút hoặc ra của các miệng thổi lớn có thể tạo ra những âm rít hoặc những âm thanh với tần số khác nhau gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì tần số âm thanh trải trên nhiều dải tần số khác nhau nên việc lắp tiêu âm có thể không khử hết được tiếng ồn vì vậy phương án đầu tiên cần nghĩ tới là chọn miệng hút, miệng thổi kiểu khuếch tán để giảm tốc độ gió, trong một số trường hợp có thể kết hợp với tiêu âm. Hình trên minh họa sự kết hợp của nhiều biện pháp chống ồn: Quạt được trong phòng cách ly với môi trường yêu cầu độ ồn thấp và đặt trên bệ bằng lò xo chống rung (Trong trường hợp đặc biệt có thể phải đặt trên bệ quán tính). Ống gió kết nối vào quạt theo khuyến cáo lắp đặt (Nối cổ bạt, đảm bảo chiều dài hiệu quả…) . Trên đường ống gió trước khi ra khỏi phòng vào phòng lắp tiêu âm và các khe hở phải được làm kín, ống gió được côn để giảm tốc độ gió. Trong một số trường hợp không có môi trường không bị ảnh hưởng bởi độ ồn ở cạnh thì cần lắp quạt nối ống gió với các biện pháp giảm âm, cách âm tương tự trên. 5 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT • Cấu tạo và đặc tính của một số loại tiêu âm Sau đây ta sẽ tìm hiểu kết quả thực nghiệm về sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiêu âm của hộp tiêu âm thường được sử dụng, từ đó có biện pháp hợp lý để lựa chọn hộp tiêu âm cho phù hợp. - Hộp tiêu âm dạng chữ nhật Ảnh hưởng của độ dày lớp cách âm Trong thực nghiệm tiến hành với một hộp tiêu âm có kích thước h=500mm, chiệu rộng w=1000mm, vật liệu bông thỉ tinh có tỉ trọng 160kg.m3, thí nghiệm được tiến hành với chiều dày δ = 25 – 250 mm. Khi chiều dày lớp vật liệu tiêu âm tăng thì mức độ tiêu âm tăng nhanh, theo quan hệ hàm mũ. Ở tần số âm thanh càng cao thì mức giảm ồn càng lớn Khả năng tiêu âm của hộp tiêu âm khá tốt, ví dụ hộp tiêu âm có kích cỡ dài khoảng 1,0 mét để giảm độ ồn khoảng 30 dB ở tần số 125 Hz, chỉ cần lớp bông thuỷ tinh dày khoảng 50mm là đạt yêu cầu. Mức giảm độ ồn phụ thuộc chiều dày lớp cách âm Ảnh hưởng của tỉ trọng lớp cách âm Để nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng riêng vật liệu đến hiệu quả giảm ồn, chúng tôi tiến hành tính toán cho hộp tiêu âm có các thông số: chiều dày lớp bông 100mm; kích thước tiết diện ngang của hộp 800x1000mm; tần số âm thanh : 63 Hz, 125 Hz và 250Hz; khối lượng riêng của bông trong khoảng 48÷192 kg/m3. 6 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT Khi khối lượng riêng của các lớp vật liệu tăng, mức độ tiêu âm tăng lên rất nhanh theo quan hệ hàm mũ. Ở tần số âm thanh càng cao thì mức giảm độ ồn càng lớn Với hộp tiêu âm có kích cỡ dài khoảng 1,0 mét để giảm độ ồn khoảng 30 dB ở tần số 125 Hz, lớp bông dày khoảng 100mm, khối lượng riêng của lớp bông khoảng 144 kg/m3 là đạt yêu cầu. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các tấm tiêu âm Thông số hình học của hộp tiêu âm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu âm của chúng. Trong các thông số hình học, khoảng hở giữa các tấm tiêu âm của hộp theo chiều cao (độ cao) là thông số rất quan trọng. Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của độ cao đến khả năng khử ồn chúng tôi tiến hành tính toán cho hộp tiêu âm với các thông số như sau: chiều dày lớp bông 100mm; kích thước ngang của hộp 1000mm; tần số âm thanh : 63 Hz, 125 Hz và 250 Hz; chiều cao h thay đổi trong phạm vi h < 1000mm. Kết quả tính toán thể hiện trên hình 7. Từ các kết quả tính toán cho thấy: Khi khoảng cách giữa các tấm tiêu âm của hộp tăng, mức giảm độ ồn giảm, ở tất cả các tần số âm thanh. Vì vậy không nên thiết kế hộp tiêu âm có khoảng cách giữa các tấm tiêu âm quá lớn, trong trường hợp kích thước đường ống và lưu lượng gió đầu vào lớn nên sử dụng hộp tiêu âm kiểu tấm bản, để giảm khoảng cách này giữa các tấm. Người ta khuyên rằng, không nên thiết kế các hộp tiêu âm có khoảng cách giữa các tấm trên 500mm. Ở tần số âm thanh thấp mức độ giảm hiệu quả tiêu âm không đáng kể, nhưng ở tần số âm thanh lớn hiệu quả tiêu âm giảm khá nhanh khi tăng khoảng cách giữa các tấm. - Hộp tiêu âm dạng tấm 7 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT - • Kết thực nghiệm mức độ giảm âm của hộp tiêu âm dạng tấm bản với có độ dày lớp bông bằng độ dày khe hở giữa các tấm : δ=100; 200; 400 và 800mm; vật liệu tiêu âm là bông thuỷ tinh với ρ = 15 ÷ 20 kg/m3; ở các dải tần số khác nhau cho thấy Ở các dải tần thấp, các hộp tiêu âm có kích thước lớn (chiều dày các tấm cách âm lớn và khoảng hở lớn), có khả năng khử âm tốt hơn. Ngược lại ở tần số cao các hộp kích thước nhỏ khử âm nhiều hơn. Đối với một thiết bị bất kỳ khả năng khử âm phụ thuộc vào tần số âm thanh và đạt giá trị tối ưu tại một giá trị tần số nào đó. Ví dụ hộp tiêu âm tấm bản có bề dày các tấm 100mm, cách khoảng 100mm thì khử các âm thanh ở tần số 1000Hz tốt nhất. Kết luận: Đối với hộp tiêu âm chữ nhật, khi tăng chiều dày, khối lượng riêng lớp bông thuỷ tinh tiêu âm và giảm khoảng cách giữa các tấm tiêu âm thì mức độ giảm âm của hộp tăng đáng kể. Đối với hộp tiêu âm kiểu tấm bản, kích thước tối ưu để đạt hiệu quả tiêu âm lớn nhất phụ thuộc vào dải tần số âm thanh. Đối với nguồn gây ồn có tần số thấp nên chọn hộp có kích thước lớn và ngược lại. Khả năng tiêu âm lớn nhất của hầu hết các hộp tiêu âm tấm bản thường ở dải tần số khoảng 500÷1000Hz. Về vật liệu tiêu âm có thể dùng bông thủy tinh, bông gốm hoặc cao su lưu hóa với từng trường hợp, lưu ý: cần quan tâm đến tiêu chuẩn PCCC, độ ẩm, môi trường làm việc để lựa chọn vận liệu tốt nhất. Sự kết hợp của nguồn gây ồn, khoảng cách truyền và cách tính Sau đây là nội dung được trích dẫn trong “báo cáo kỹ thuật” Năng lượng âm thanh là mức ở đó năng lượng âm thanh tỏa ra từ nguồn phát tiếng. Nó được biểu diễn bởi Watts hoặc Decibels. Mức năng lượng âm thanh được định nghĩa như hệ số logarit của nguồn âm phát ra so với điểm chuẩn năng lượng âm thanh. Trong đó: W là nguồn phát âm thanh W0 là nguồn âm thanh chuẩn. “=” 10-12 W = 12dB Áp suất âm thanh ở điểm trong không gian nơi đặt micro hoặc tai người nghe mỗi hoàn cảnh. Nó có thể được diễn tả bởi đơn vị áp suất hoặc dB.Năng lượng âm thanh là tỉ lệ ở miền tự do, bình phương áp suất âm thanh và mức áp suất âm thanh chuẩn. Bởi vì mức năng lượng âm thanh không được đo trực tiếp, mức áp suất âm thanh ở vị trí đặc biệt có thể được đo.Tuy nhiên, mức áp suất âm thanh không có nghĩa thuận tiện của tỉ lệ ồn cụ thể của thiết bị, nó phụ thuộc vào vị trí đặt trong môi trường và vị trí đặt máy đo trong quan hệ với thiết bị. Nếu mức áp suất âm thanh được sử dụng mức ồn cụ thể của thiết bị, sau đó môi trường âm thanh trong thiết bị được kiểm tra, và vị trí đặt điểm đo được đánh dấu lại. Sóng âm thanh được tỏa ra cầu tính từ 1 nguồn điểm, cường độ âm thanh được giảm bớt bởi diện tích của khoảng cách. Hơn nữa từ nguồn, năng lượng ít hơn trên mỗi đơn vị diện tích I0 là cường độ mức chuẩn khoảng 10-12 W/m2 8 TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT - Sự kết hợp Decibels Trong môi trường công nghiệp hoặc tòa nhà có nhiều nguồn âm thanh từ các nguồn tần suất khác nhau, nó cần để tính toán để tích lũy hoặc tổng quan mức áp suất âm thanh hoặc một số trường hợp năng lượng âm thanh. Hiển nhiên từ đo decibel từ bản chất, nó không thể thêm đại số. Ví dụ, nếu mức áp suất âm thanh của máy ở 1 điểm cho trước là 70 dB và máy thứ 2 bật, sản sinh ra cường độ âm thanh là 70 dB. kết hợp âm thanh lại không ra 140 dB, ở âm thanh này là khi máy bay Boeing 747 cất cánh 1 vài mét. Để phát triển phương pháp kết hợp nhiều giá trị, đặt LP1, LP2, LP3, LP4…LPn là n mức độ âm thanh kết hợp với nhau để hiệu suất tích lũy hoặc tổng phần mức độ âm thanh và sử dụng biểu thức dưới để xác định tổng bộ mức độ âm thanh. LP,t Ví dụ: 3 quạ sản xuất cho trước đặt khoảng cách độ ồn ở 86, 84 và 89 dB khi chúng hoạt động riêng lẻ. Tính tổng độ ồn tích lũy tại 1 điểm nếu tất cả chúng cùng chạy 1 lúc. LP,t = 10log(10L,i/10) = 10 log10(1086/10 + 1084/10 + 1089/10) = 91,6 dB; - Dải âm thanh lan truyền Một trong những câu hỏi yêu cầu thường xuyên nhất trong điều khiển tiếng ồn đó là. Cho trước nguồn âm tại điểm A, thì tại điểm B mức âm sẽ thế nào? Để trả lời câu hỏi này và các điều liên qua, 1 là phải hiểu được thuộc tính cơ bảncủa âm thanh. Giới hạn cơ bản sử dụng ở đây là không nên suy ra tính đơn giản Để chắc chắn, đặc tính bức xạ của đa phần nguồn âm là nhìn chung phức tạp, và vô số những bề mặt phản lại, nhất là ở trong công nghiệp và môi trường tập thể, hơn nữa bổ xung thêm đến độ phức tạp của vùng âm thanh. Những nguồn phát ra âm thanh cơ bản được gọi là điểm nguồn. Đây là mẫu cơ sở nhất, điểm nguồn thường giống như dạng hình cầu rung động. Độ rung động nhanh tạo ra sự chuyển rời của phân tố và tương tác với biến đổi áp suất động. Từ sóng phát sinh trước, sóng hợp lực dịch chuyển làm lệch đi giống nhau theo cách thức hình cầu. Với hình cầu giống nhau phân kỳ, cường độ âm thanh I ở khoảng cách r được cho bởi: Quan hệ hữu ích giữa mức áp suất âm thanh Lp và mức năng lượng âm thanh Lw được bao gồm: Lp = Lw – 20log10(r) – 11 dB Trong đó: Lw là tại điểm nguồn phát âm thanh.. (xét với 10-12 W) r là bán kính khoảng cách với nguồn. Điều kiện mặc định là quanh tròn đến decibel lân cận nhất. Ví dụ: Một nguồn năng lượng phát âm nhỏ với Lw là 110dB được treo tự do ở cửa. Tính mức áp suất âm thanh cách nguồn 20m. Mức áp suất âm là: LP = Lw – 20log10(r) – 11 = 110 – 20log10 (20) – 11=73 dB Mức áp suất âm thanh ở cách 20 m là: 73 dB. Công thức này có thể đặt hữu dụng trong tình huống: Đặt LP,1 và LP,2 là áp suất âm ở khoảng cách r1 và r2, tương tứng như ở hình dưới, áp suất âm thanh ở r1 và r2 là: LP,1=LW – 20 log10(r1) -11dB LP,2 = LW – 20log10(r2) -11 dB 9