BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH Yêu cầu: NÊU CẢM NHẬN VỀ HIỆN VẬT LỊCH SỬ TẠI BẢO TÀNG Bài làm: Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng quân sự lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tọa lạc tại địa chỉ số 2, Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được xây dựng từ thế kỷ XX theo thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp, được dùng làm trường Cao đẳng Quốc Phòng trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Ban đầu, đây là Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Miền Đông Nam Bộ. Đến cuối năm 2020, Bộ Quốc Phòng đã nâng cấp bảo tàng thành một bảo tàng độc lập và được quản lý bởi Quân khu 7. Toàn bộ bảo tàng được chia làm hai khu, gồm: Khu ngoài trời với những mô hình chiến đấu và phương tiện di chuyển được dùng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 848 của Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Phía bên trái còn có chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E do Mỹ sản xuất, là một trong những dòng máy bay chiến đấu chủ lực được không quân Đế Quốc Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Nằm cạnh chiếc F-5E là xác của một chiếc cường kích A-1 Skyraider cùng với F5E là dòng máy bay chiến đấu được chính Đế quốc Mỹ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa trước đây và bị quân ta bắn rơi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tiến vào khu trong nhà, nơi trưng bày những hiện vật có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nổi bật ở khu trưng bày nơi đây là chiếc sa bàn lớn mô tả lại những diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, nhờ có chiếc sa bàn này mà chúng ta đại thắng trong chiến dịch lịch sử năm 1975. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ lại những bức ảnh của quân đội ta trong suốt thời kỳ chiến đấu, những bức tranh được khắc họa rõ nét nhất về những chiến công hiển hách nhất cũng như cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Phía sau khu trưng bày lớn là các phòng nhỏ, phân thành 6 chuyên đề theo diễn biến lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong phòng trưng bày Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, rất nhiều kỷ vật, hình ảnh được lưu giữ nguyên vẹn từ cuốn sổ dự thảo kế hoạch, chiếc loa tay, chiếc cặp đựng tài liệu, các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, những tấm bản đồ “quyết tâm” – quyết tâm giải phóng miền Nam. (7x9) Chiếc gùi của đồng chí Điểu Lưa Những kỷ vật của thiếu tướng Hoàng Thế Thiện. Trong những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, nổi bật nhất nơi đây là Bảo vật quốc gia “Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh”. Cuốn sổ với tuổi đời hơn 40 năm, có bìa nhựa màu nâu, dày 54 trang, được các sĩ quan làm nhiệm vụ trực ban tác chiến tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, đóng tại Căm Xe, tỉnh Bình Dương ghi lại diễn biến chiến dịch từ ngày 25/4/1975 đến ngày 1/5/1975 một cách chi tiết, cụ thể. Cuốn sổ như một minh chứng lưu lại những sự kiện tác chiến gay go, quyết liệt trrong 6 ngày đêm lịch sử. Sổ trực ban này được chính đồng chí Nguyễn Hoàng Vỵ, một chứng nhân lịch sử, đã cất giữ và trao lại cho Bảo tàng Quân khu 7 trưng bày, lưu giữ. Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh không đơn thuần chỉ là những trang giấy ghi lại diễn biến của chiến dịch, mà đó là những trang lịch sử hào hùng, hồn thiêng núi sông, nơi lưu giữ những mốc vàng son của trận chiến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (7x10) Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh Khi được đến Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh tham quan, chúng em cảm nhận sâu sắc thêm về lịch sử của dân tộc và sự hi sinh, gian khổ mà những người hùngcủa dân tộc trải qua trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Những hình ảnh đó mang nhiều ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên chúng em về sự cống hiến và nhiệt thành để phấn đấu cho tương lai sau này. Những kỷ vật mà lớp thế hệ của những người từ làng quê bước ra “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” làm lên những chiến công “chấn động địa cầu” để lại sau Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về cuộc chiến, đặc biệt là giá trị của hòa bình, độc lập tự do. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng bản hùng ca về chiến thắng vĩ đại của dân tộc - Đại thắng mùa xuân 1975, vẫn vang mãi…