Modern Fundamentals of Piano Practice Phương pháp tự học piano hiện đại, dễ dàng, thân thiện Ly Nguyen on behalf of Sole Piano Tái bản lần thứ hai, có bổ sung và chỉnh sửa Modern Fundamentals of Piano Practice Lời nói đầu Piano không nên quá khó, học piano nên là quá trình thư giãn, vui vẻ với một chút thử thách. Trên tinh thần đó, Ly Nguyễn nghiên cứu và cho ra đời một phương pháp học piano mới với tên gọi: Modern Fundamentals of Piano Practice • • Hai điểm cốt lõi của phương pháp này: Phù hợp với thời đại, dễ dàng, thân thiện Đảm bảo xây dựng được những nền tảng chắc chắn về kỹ thuật và nhạc lý Những gì được đúc kết trong cuốn sách này sẽ giúp bạn: • Hiểu được nhạc lý cơ bản, đọc được bản nhạc và chơi trên đàn piano • Cách đệm hát cơ bản • Chơi được bản nhạc quen thuộc mà bạn yêu thích • Tạo nền tảng giúp bạn tiến bộ nhanh và chắc nếu bạn muốn học nâng cao Tôi đã cố gắng hết sức mình để trình bày được phương pháp này tới bạn. Nếu có bất cứ sai sót, hoặc yêu cầu bổ sung bản nhạc, vui lòng gửi tới cho tôi tại: • • • Hotline: 0338 377 748 (Mr. Ly) Email: ly@lynguyenpiano.com Website: lynguyenpiano.com Cuối cùng, xin được cảm ơn tất cả những người đã giúp chúng tôi thực hiện được cuốn sách này: • Anh Hà - Đại diện hội đồng cổ đông của Sole Piano • Đội ngũ giáo viên của Sole Piano • Tất cả các học viên của Sole Piano Tài liệu tham khảo Cuốn sách này có sử dụng một số hình ảnh và nội dung của blog sublimelody.com và blog lynguyenpiano.com. Sublimelody.com là blog cá nhân của tác giả - Ly Nguyễn được viết bằng tiếng Anh. Bao gồm các bài viết, video, hình ảnh về học đàn piano nói riêng và âm nhạc nói chung, được viết bằng tiếng Anh. Lynguyenpiano.com là blog cá nhân của Ly Nguyễn, được viết bằng tiếng Việt. Blog này bắt đầu vào Tết Nguyên Đán 2019 để ghi lại và chia sẻ hành trình của tác giả với tư cách là một nhà nghiên cứu thực nghiệm về học piano. Tác giả Ly Nguyễn 2 Modern Fundamentals of Piano Practice Mục Lục Lời nói đầu Làm thế nào để sử dụng cuốn sách này hiệu quả nhất? Bài 1: Những nền tảng Bài 2: Luyện ngón một quãng tám Bài 3: Cao độ và trường độ Bài 4: 5 nguyên tắc để tập một bản nhạc mới Bài 5: Hợp âm Bài 6: Piano Cover Bài 7: Điệu đệm 1-5-8 và các biến thể. Điệu Waltz Các bản nhạc tự chọn Tác giả Ly Nguyễn 2 4 6 26 33 51 99 110 124 134 3 Modern Fundamentals of Piano Practice Làm thế nào để sử dụng cuốn sách này hiệu quả nhất? Nên phân bổ thời gian tập luyện như thế nào? Thời gian đầu, ta sẽ có tương đối nhiều lý thuyết cần học, khi đó gợi ý một buổi tập nên như sau: Buổi tập 30 phút: Nội dung Thời gian Luyện ngón Tập đọc nhạc + Ôn tập kiến thức cũ Học kiến thức mới Tập bài mới 10 phút 5 phút 5 phút 10 phút Buổi tập 60 phút: Nội dung Luyện ngón Tập đọc nhạc + Ôn tập kiến thức cũ Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Học kiến thức mới Tập bài mới Thời gian 10 phút 10 phút 5 phút 10 phút 25 phút Buổi tập 90 phút: Nội dung Thời gian Luyện ngón Tập đọc nhạc + Ôn tập kiến thức cũ Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Học kiến thức mới Tập bài mới Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Tập bài mới (tiếp) Buổi tập 120 phút: Nội dung Luyện ngón Tập đọc nhạc + Ôn tập kiến thức cũ Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Học kiến thức mới Tập bài mới Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Tập bài mới (tiếp) Nghỉ giải lao (không làm gì cả) Tập bài mới (tiếp) Tác giả Ly Nguyễn 15 phút 10 phút 5 phút 10 phút 15 phút 5 phút 30 phút Thời gian 15 phút 10 phút 5 phút 10 phút 15 phút 5 phút 30 phút 5 phút 25 phút 4 Modern Fundamentals of Piano Practice Nếu học hết lý thuyết cơ bản trong cuốn sách này, bạn sẽ có một nền tảng nhạc lý vững chắc. Có thể đệm hát hoặc chơi bài hát quen thuộc mình thích một cách không quá khó khăn. Ngoài ra, khi bạn đã nắm được tương đối chắc lý thuyết âm nhạc trong cuốn sách này, mỗi buổi tập sẽ bao gồm 5 hoạt động chính: • 10% thời gian cho: Luyện ngón • 10% thời gian cho: Tập lại các bản nhạc đã chơi được • 50% thời gian cho: Ôn đoạn nhạc đang tập dở • 25% thời gian cho: Vỡ đoạn nhạc mới • 5% thời gian cho: Thử nghiệm và chơi tự do Nên tự học hay học với giáo viên? Nếu bạn đã có sẵn đàn và tự học: Bạn nên theo dõi cuốn sách từ đầu đến cuối. Nếu gặp khó khăn, liên hệ với tôi để được cung cấp clip hướng dẫn cho từng phần. Nếu bạn chưa có đàn và tự học: Bạn nên tới Sole Piano vì chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ đàn và không gian học tiêu chuẩn: Yên tĩnh, tập trung, truyền cảm hứng. Nếu bạn học với giảng viên và trợ giảng tại Sole Piano: Giảng viên và trợ giảng tại Sole Piano sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn do: • Chữa các lỗi sai kịp thời • Nắm được khả năng của bạn và giao mục tiêu phù hợp với năng lực, qua đó giúp quá trình tiến bộ nhanh hơn Bài học nào là quan trọng nhất? Bài nào cũng thực sự quan trọng, bạn nên đi theo lộ trình từ đầu tới cuối. Điều này sẽ giúp bạn có một nền tảng nhạc lý và kỹ thuật rất chắc chắn. Ngoài ra, trong quá trình học, bạn nên dành nhiều sự quan tâm vào: • Bài 1: Những nền tảng • Bài 4: 5 nguyên tắc để tập một bản nhạc mới Tác giả Ly Nguyễn 5 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Bài 1: Những nền tảng Tổng quan bài 1 Nội dung Định nghĩa âm nhạc Tư thế ngồi piano Bộ phận quan trọng của đàn piano Bài luyện ngón quãng năm Chi tiết 4 yếu tố tạo nên âm nhạc 3 giai đoạn cơ bản khi học đàn piano Tầm quan trọng của có tư thế đúng Nguyên tắc của tư thế đúng Cách đặt vị trí ghế, cánh tay, ngón tay, mu bàn tay Pedals Bàn phím Cách đọc 7 cao độ nốt nhạc trên bàn phím piano Quy tắc 4 bước Luật 5 lần đúng liên tiếp Tập từ chậm rồi tăng dần đến đúng tốc độ Tác giả Ly Nguyễn 6 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Âm nhạc là gì? Trước khi học piano, chúng ta cần hiểu một khái niệm rộng: Âm nhạc là gì? Một cách đơn giản nhất, âm nhạc gồm 4 yếu tố: 1. Cao độ Chỉ độ cao và thấp của âm thanh, chẳng hạn: Do Re Mi Fa Sol La Si là tên gọi của các cao độ khác nhau, tương ứng là các tần số âm thanh khác nhau. 2. Trường độ Chỉ độ nhanh chậm, ngân dài hay ngắn của âm thanh. 3. Cường độ Chỉ âm lượng to hay nhỏ của âm thanh. Liên quan đến lực tác động vào nhạc cụ mạnh hay nhẹ. 4. Âm sắc Chỉ sắc thái khác nhau của các loại âm thanh. Chẳng hạn giọng nói của người này khác với người kia; tiếng đàn piano khác với tiếng đàn guitar. Khi học bất kỳ một loại nhạc cụ nào nói chung và piano nói riêng, chúng ta sẽ quan tâm đến 3 yếu tố đầu tiên. 3 yếu tố đó cũng là 3 giai đoạn cơ bản trong việc học đàn piano. Tác giả Ly Nguyễn 7 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 3 Giai đoạn cơ bản khi học piano 1. Cao độ Đầu tiên ta phải chơi đúng nốt nhạc hay đúng phím đàn thì mới nghe ra được giai điệu gần đúng của bài hát. Với piano thì giai đoạn này khá dễ. Nó chỉ bao gồm 2 hoạt động: 1. Đọc đúng cao độ nốt nhạc trên bản nhạc 2. Tìm đúng nốt nhạc đó trên bàn phím piano Giai đoạn này chỉ tốn khoảng 1-2 tuần là bạn sẽ tương đối thuần thục. 2. Trường độ Như đã nói ở trên, việc hoàn thiện đúng cao độ mới giúp chúng ta có được giai điệu gần đúng của bài hát. Đa phần những người tự học piano không chuyên chỉ dừng lại ở trình độ này: Chơi đúng nốt nhạc. Nếu chỉ hoàn thiện được cao độ mà bỏ qua trường độ, giai điệu phát ra sẽ rất tệ hại, thậm chí nhiều khi ta không nhận ra được đó là bài hát nào. Đó là lúc ta cần đến trường độ. Chơi đúng cao độ và trường độ sẽ giúp ta có được giai điệu đúng. Hoàn thiện được trường độ sẽ giúp bạn trở nên kiên nhẫn và kỷ luật hơn. Bạn sẽ bớt vội vàng và trở nên điềm tĩnh hơn. Tuy nhiên, không có phần thưởng giá trị nào nếu bạn không thực sự bỏ công. Yếu tố về trường độ khá thử thách, đặc biệt là cho người mới. Ở một khía cạnh nào đó, trường độ liên quan nhiều đến toán học vì nó yêu cầu các phép cộng trừ nhân chia đơn giản. Trong cuốn sách này, các hoạt động về trường độ bao gồm: • Các loại nhịp: 4/4, 2/4, 3/4 • Các loại ký hiệu độ dài nốt nhạc: Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu chấm • Cách chia nhỏ nhịp để phân tích nốt nào tay phải khớp với nốt nào tay trái Với mức độ trường độ cơ bản, bạn sẽ mất khoảng 1-2 tháng để thuần thục. Tác giả Ly Nguyễn 8 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 3. Cường độ Khi đã hoàn thành được cao độ và trường độ, ta được giai điệu đúng. Tuy nhiên nó không khác gì thứ âm thanh được phát ra từ máy, vô hồn, không cảm xúc. Đó là lúc chúng ta cần đến cường độ. Biết lúc nào thả ngón mạnh, hay nhẹ để tăng thêm xúc cảm cho bản nhạc. Đây là yếu tố khó nhất trong cuốn sách này. Trước khi có thể nhấn nhả phím mạnh hay nhẹ, ta cần rất thuần thục các yếu tố về cao độ và trường độ. Thông thường, để bắt đầu thêm được yếu tố cường độ, bạn sẽ mất khoảng 4-6 tháng. Lúc đó, cho dù bạn chưa chơi được những bài khó hay giai điệu của bạn còn đơn giản thì người nghe vẫn cảm thấy tiếng đàn của bạn hay, có hồn, có cảm xúc. Tóm lại, 3 giai đoạn cơ bản khi học piano của chúng ta là: Cao độ - trường độ - cường độ Chúng ta sẽ hoàn thành từng phần một. Tác giả Ly Nguyễn 9 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Tư thế ngồi piano Tầm quan trọng của việc có tư thế ngồi đúng Tư thế ngồi piano đặc biệt quan trọng. Nếu ngồi không đúng tư thế, rất dễ xảy ra tình trạng mỏi, khiến cho thời gian tập không được lâu, điều đó lại dẫn tới tốc độ tiến bộ chậm lại. Chưa hết, nó tập cho ta một thói quen xấu: Khi ngồi trước chiếc đàn piano, ta cảm thấy không thoải mái. Việc tập đàn lúc này trở thành một gánh nặng thay vì cảm giác vui thú lúc ban đầu. Việc có ngay một tư ngồi piano đúng là một trong những tiểu tiết nhỏ cần được làm đúng ngay từ đầu để giúp cho quá trình tiến bộ được nhanh hơn. Nguyên tắc của việc có tư thế ngồi đúng Tư thế ngồi tự nhiên: tiêu tốn ít năng lượng, sao cho có thể tập đàn được lâu nhất mà ít bị mỏi. Với nguyên tắc như vậy, ta có cách sắp xếp cho một tư thế ngồi đúng như sau: Tác giả Ly Nguyễn 10 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Ghế Cách ngồi trên ghế • • Ngồi từ nửa trên của chiếc ghế (1/2 diện tích chiếc ghế về hướng đàn) Không ngồi quá sát hay quá xa Tác giả Ly Nguyễn 11 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Khoảng cách giữa ghế và đàn piano Khoảng cách giữa ghế và đàn piano bằng một cánh tay, trong đó: • Góc tạo bởi bắp tay và cẳng tay là 110 độ - 120 độ • Bàn tay đặt trên mặt phím đàn Vị trí của ghế so với mặt phím đàn Vị trí trung tâm, sao cho khi ngồi giữa ghế thì nốt Mi trung tâm (E4) thẳng với rốn. Tác giả Ly Nguyễn 12 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Tư thế ngồi Sau khi đã xác định được vị trí đặt ghế, tư thế: • Lưng thẳng, hơi hướng về đàn • Bàn chân tiếp xúc với mặt đất (chưa dậm pedal) • Cánh tay thả lỏng, không so vai • Cổ thẳng • Mắt nhìn thẳng tự nhiên Tay Bắp tay ít di chuyển. Cẳng tay đóng vai trò như một chiếc cần, xoay một cách tự nhiên tới vị trí phím đàn mà bản nhạc yêu cầu. Tác giả Ly Nguyễn 13 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Ngón tay Bước 1: Ngửa 2 lòng bàn tay Bước 2: Từ từ khum tròn các ngón tay, sao cho các đầu ngón tay chạm nhau và nằm trên một đường thẳng Lưu ý: Các ngón tay vẫn thả lỏng, không gân cứng Sau khi khum tròn, ta sẽ có một tư thế giống như cầm quả quýt. Tác giả Ly Nguyễn 14 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Bước 3: Xoay bàn tay lại và đặt lên trên bàn phím, từ từ tách ngón một chút sao cho mỗi ngón tay được đặt trên một phím trắng Khi chơi đàn, luôn giữ cho ngón tay khum tròn! Phần tiếp xúc với phím đàn sẽ là đầu của ngón tay! Việc giữ cho ngón tay khum tròn giúp tăng tốc độ, sự linh hoạt cho các kỹ thuật sau này. Ngược lại, nếu để tự nhiên, ta rất dễ gặp tình trạng gãy ngón: dưới đây là hình ảnh của gãy ngón: Hình ảnh gãy ngón: Ngón giữa: các đốt ngón tay không cong tròn Gãy ngón thứ nhất khiến cho ngón tay của ta xấu. Ảnh hưởng lớn hơn là tốc độ và sự linh hoạt giảm, làm giới hạn khả năng chơi đàn trong tương lai. Tác giả Ly Nguyễn 15 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Mu bàn tay Mu bàn tay song song hoặc cao hơn một chút so với mặt phím đàn. Không để mu bàn tay bẹt, thấp hơn mặt phím đàn (hình dưới) vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng gãy ngón và gây mỏi nhanh. Trong thời gian đầu, phần hay bị sai nhất là ngón tay và mu bàn tay. Có giáo viên hướng dẫn là một điều vô cùng tốt vì giáo viên sẽ giúp bạn chỉnh những tiểu tiết này ngay trong thời gian đầu. Nếu bạn tự tập, hãy để ý sau mỗi lần tập phải chỉnh lại ngón tay cong tròn, mu bàn tay song song với mặt phím đàn. Tác giả Ly Nguyễn 16 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Bộ phận quan trọng của đàn piano Cấu trúc và cấu tạo của một chiếc đàn piano khá phức tạp và đa dạng vì ít nhất chúng ta đã có 2 loại đàn piano: piano cơ và piano điện. Tuy nhiên, dù là piano cơ hay piano điện, chúng đều có hai phần quan trọng nhất: Bàn phím và Pedals Pedal Đa phần piano cơ và piano điện có 3 pedals (một số chiếc piano cơ có 4 pedals, một số chiếc piano điện khác lại có 1-2 pedals) Mỗi chiếc có một tác dụng khác nhau, nhưng chiếc pedal được sử dụng nhiều nhất là pedal nằm bên phải ngoài cùng – pedal tạo tiếng vang. Pedal này là một chức năng không thể thiếu của piano. Sử dụng chiếc pedal này sẽ giúp âm thanh của bạn dày và đầy đặn hơn. Chúng ta sẽ học cách sử dụng pedal này trong bài 6. Tác giả Ly Nguyễn 17 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Bàn phím Bàn phím piano tiêu chuẩn sẽ gồm 88 phím, trong đó 52 phím trắng và 36 phím đen. “Nhiều nốt như thế này thì làm sao mà nhớ hết được?” Thực ra cách bố trí phím đàn của piano vô cùng hợp lý và dễ hiểu. Chúng được sắp xếp theo một khuôn mẫu nhất định (lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn). Một đặc điểm không thể thiếu nữa của một bàn phím chuẩn đó là có độ nặng vừa phải! Nếu bạn chơi trên một chiếc đàn piano cơ thì sẽ không phải lo lắng về vấn đề này. Ngược lại nếu chơi trên piano điện thì phải lưu ý thật kĩ vì nhiều chiếc piano điện chất lượng thấp mô phỏng độ nặng rất kém. Điều này khiến cảm giác của ngón tay bị sai. Vậy nên ta cần chọn một chiếc đàn piano điện có mô phỏng độ nặng và âm thanh giống với piano cơ nhất có thể. Những chiếc piano điện tại trung tâm đã được lựa chọn kĩ càng để giúp bạn không phải lo lắng về điều này. Cách đọc cao độ nốt nhạc trên bàn phím piano Như đã nói ở trên, cao độ là yếu tố liên quan đến độ cao và thấp của âm thanh. Tác giả Ly Nguyễn 18 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Đa phần chúng ta đều rất quen thuộc với 7 nốt nhạc, và cũng là 7 cao độ chính: Do Re Mi Fa Sol La Si Vậy thì 7 cao độ nốt nhạc này tương ứng như thế nào trên bàn phím piano? Giờ hãy phân tích đến quy luật sắp xếp phím của đàn piano: Chúng ta có 2 cụm chính: • Cụm 3 phím trắng – 2 phím đen • Cụm 4 phím trắng – 3 phím đen Chúng tiếp nối và lặp đi lặp lại. Dưới đây là hình cao độ nốt nhạc tương ứng với phím đàn: Tác giả Ly Nguyễn 19 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 3 cách để nhớ và đọc tên cao độ nốt nhạc dễ dàng hơn Nhớ vị trí nốt Do với cụm “Đũa” Cụm 3 phím trắng – 2 phím đen trông rất giống đôi đũa. Vậy ta tạm gọi cụm này là cụm “Đũa” Chữ cái đầu tiên của từ “Đũa” là Đ, vậy phím trắng đầu tiên tính từ bên trái của cụm “Đũa” là nốt Do. Để đọc các phím còn lại, ta lấy phím Do làm gốc, đọc theo thứ tự từ trái sang phải của bàn phím đàn (hay còn gọi là từ thấp đến cao): Do Re Mi Fa Sol La Si Nhớ thêm vị trí nốt Fa với cụm 4 phím trắng – 3 phím đen Tác giả Ly Nguyễn 20 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Như bạn đã thấy ở hình trên, phím trắng đầu tiên ở cụm 4 phím trắng – 3 phím đen là nốt Fa. Ta sẽ nhớ thêm vị trí này để đọc cao độ nốt nhạc gần với nốt Fa hơn, thay vì phải đếm từ Do. Ví dụ: Để đọc được phím chỉ nốt La, thay vì phải đếm từ phím Do, ta chỉ cần đọc từ Fa lên đến La: Fa Sol La, vậy là ta có được vị trí của nốt La trên bàn phím piano. Nhớ thứ tự ngược: Si La Sol Fa Mi Re Do Thứ tự Do Re Mi Fa Sol La Si là thứ tự từ thấp đến cao của cao độ nốt nhạc. Đó cũng là thứ tự mà chúng ta quen miệng đọc. Thứ tự ngược lại là Si La Sol Fa Mi Re Do. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy không quen. Nhưng yên tâm đi! Thực hành một lúc đọc thứ tự đó là bạn sẽ quen với nó ngay. Việc nhớ thêm thứ tự ngược này cũng sẽ giúp bạn đọc cao độ nốt nhạc của phím đàn nhanh hơn. Ví dụ: Để đọc được phím chỉ nốt Si, thay vì phải đếm từ phím Do, ta chỉ cần đọc ngược vị trí là tìm được phím Si ngay bên trái của phím Do. Ở cuối bài 1, chúng ta sẽ có bài tập để giúp bạn quen hơn với việc đọc cao độ nốt nhạc trên bàn phím piano. *Để giữ cho bài học được đơn giản, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đọc cao độ của các phím đen trong bài 3. Quãng tám – Số thứ tự của 7 quãng tám trên đàn piano Sau khi đã nắm được cách đọc cao độ nốt nhạc của các phím trắng, ta có thể chia cấu trúc của một chiếc đàn piano như sau: Như bạn có thể thấy ở trên hình, bàn phím piano với 88 phím được chia thành 7 quãng tám (octave) Tác giả Ly Nguyễn 21 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Vậy quãng tám là gì? Một cách chính xác, quãng tám là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc, trong đó một nốt có tần số gấp đôi nốt còn lại. Một cách đơn giản hơn, quãng tám là khoảng cách giữa 8 nốt trắng. Thông thường, tay trái được đặt ở quãng tám thứ 3, tay phải được đặt ở quãng tám thứ 4, tuỳ theo yêu cầu của bản nhạc. *Nắm được số thứ tự quãng tám trên đàn piano sẽ giúp bạn đọc nốt nhạc trên bản nhạc và tìm được phím tương ứng của nốt đó một cách chính xác trên đàn. Tác giả Ly Nguyễn 22 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Bài tập luyện ngón quãng 5 Đến lúc này, chắc hẳn bạn đang rất háo hức vì sắp được thực sự chạm những ngón tay đầu tiên vào bàn phím piano. Tuy nhiên, đừng để sự háo hức đó khiến bạn vội vàng bỏ qua quy trình 4 bước và luật 5 lần đúng liên tiếp! Mục tiêu của bài luyện quãng năm: • Giúp bạn đúc kết những lý thuyết đã học được từ đầu buổi tới giờ • Giúp bạn hiểu và làm quen với tư thế đặt ngón tay tự nhiên trên bàn phím piano • Giúp bạn làm quen với quy trình 4 bước, luật đúng 5 lần liên tiếp để tập bất cứ đoạn nhạc nào trên đàn piano Cách đặt ngón tay tự nhiên Sau khi đã có được “tư thế cầm quả quýt” với các ngón tay khum tròn (như hướng dẫn lúc ban đầu), ta đặt 5 ngón tay trên 5 phím trắng liền kề nhau. Đó là cách đặt ngón tay và khoảng cách ngón tay tự nhiên! Khi đã quen với khoảng cách này, bạn có thể chơi các nốt ở gần nhau mà không cần nhìn vào bàn phím, giúp tăng tốc độ và sự linh hoạt của ngón tay. Yêu cầu chuẩn của bài luyện quãng năm • Chơi đúng nốt, đúng phím: Do Re Mi Fa Sol Fa Mi Re Do • Tốc độ: 100 bpm (Beat per minute – nhịp trên phút); mỗi nốt tương ứng một nhịp • Chơi theo đúng theo số chỉ ngón tay • Âm thanh phát ra to và đều Cách tập • Tập từng tay một: Tay phải, tay trái, rồi mới kết hợp hai tay • Tập từ tốc độ chậm rồi tăng dần: o Bắt đầu tập với tốc độ từ 70 bpm o Tập đúng 5 lần liên tiếp rồi tăng tốc độ o Mỗi lần tăng 5 bpm o Tăng cho tới khi đạt 100 bpm • Tập đúng ngay từ lần đầu tiên (nếu có thể) hoặc: tập đúng càng nhiều lần càng tốt bằng cách sử dụng quy trình 4 bước Tác giả Ly Nguyễn 23 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 Quy trình 4 bước 1. Đọc thuộc cao độ 2. Đọc thuộc trường độ 3. Chia ngón, tập “giả” trên bàn phím 4. Chơi thành tiếng 4 bước này sẽ được giải thích một cách cụ thể và chi tiết trong bài 4! Sau đây chúng ta sẽ ứng dụng 4 bước đó vào bài tập luyện quãng năm. 1. Đọc thuộc cao độ nốt nhạc Đây là bước đầu tiên để ghi nhớ giai điệu của đoạn nhạc. Cũng là giai đoạn đầu tiên trong học piano như đã nói ở trên: Hoàn thành các yếu tố về cao độ. Thứ tự cao độ của bài tập quãng năm: Do Re Mi Fa Sol Fa Mi Re Do Bạn hãy học thuộc và đọc to thứ tự trên cho đến khi đúng được 5 lần liên tiếp. Sau đó ta sẽ tiếp tục với bước số 2. Lưu ý: Nên đọc thành tiếng để việc ghi nhớ được tốt hơn 2. Đọc cao độ nốt nhạc kết hợp với trường độ Sau khi đã đọc thuộc cao độ nốt nhạc, ta kết hợp thêm tiếng gõ phách (yếu tố về trường độ), với tốc độ ban đầu là 70 phách mỗi phút (từ này về sau sẽ gọi là tempo 70 bpm – Beats Per Minute) Đa phần đàn piano điện đều có chức năng về trường độ: Metronome (bộ gõ phách) và Tempo (tốc độ). Bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm hiểu chức năng này trên đàn. Sau khi đã biết cách sử dụng metronome, ta sẽ đọc cao độ mỗi nốt nhạc tương ứng với một tiếng phách kêu lên: Do Re Mi Fa Sol Fa Mi Re Do *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch *Cạch Hoàn thành được bước này là ta đã tương đối hoàn thiện về mặt trường độ - giai đoạn số 2 trong học piano. Như trên, khi đã đọc cao độ nốt nhạc kết hợp với nhịp đúng 5 lần liên tiếp, bạn được chuyển sang bước số 3. Tác giả Ly Nguyễn 24 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 1 3. Chia ngón, tập “giả” trên bàn phím (chơi không thành tiếng) Giờ bạn đã thuộc cao độ và trường độ của đoạn nhạc, bước tiếp theo là chia ngón tay hợp lý để chơi giai điệu đó trên đàn. Chúng ta chưa chơi thành tiếng ngay mà tập “giả” trên phím đàn trước. Nếu không tập “giả” trên bàn phím, ta sẽ gặp phải 2 lỗi sai rất khó sửa! (Sẽ được bàn kỹ trong bài 4) Dưới đây là hình số chỉ ngón tay: Tay phải Tay trái Do 1 5 Re 2 4 Mi 3 3 Fa 4 2 Sol 5 1 Fa 4 2 Mi 3 3 Re 2 4 Do 1 5 Khi đã “giả tập” trên bàn phím, kết hợp đọc cao độ nốt nhạc và nhịp đúng được 5 lần liên tiếp, bạn sẽ được chuyển sang bước 4! 4. Chơi thành tiếng và đúng ngay từ đầu! Nếu bạn đã làm tốt 3 bước trên, thì khả năng chơi đúng ngay trong lần đầu tiên của bạn lên tới 90%! Trong bước số 4 chủ yếu ta sẽ cần chỉnh lực của ngón tay để giúp tiếng ra to và đều. Tiếp tục luyện tập cho tới khi đúng được 5 lần liên tiếp thì ta nâng tốc độ thêm 5 bpm. Dưới đây là tóm tắt mô tả quy trình tập: 1. Đọc đúng cao độ 5 lần liên tiếp 2. Đọc đúng cao độ + nhịp 5 lần liên tiếp 3. Đọc đúng cao độ + nhịp + tập “giả” đúng ngón tay trên bàn phím 5 lần liên tiếp 4.1. Đọc đúng cao độ + nhịp + chơi thành tiếng đúng ngón tay 5 lần liên tiếp 4.2. Nhịp + chơi thành thành tiếng + âm thanh to đều 5 lần liên tiếp Chuyển tập đoạn mới Ta lặp lại quy trình trên, đầu tiên cho tay phải, sau đó đến tay trái, rồi kết hợp hai tay. Tác giả Ly Nguyễn 25 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Bài 2: Luyện ngón một quãng tám Ôn tập kiến thức bài 1 Ôn tập luyện ngón quãng năm Chạy 1 quãng tám chiều lên Chạy 1 quãng tám chiều xuống Chạy 1 quãng tám chiều lên và xuống Tổng quan bài 2 Âm nhạc là gì? Tư thế ngồi piano – Ngón tay Cách đọc cao độ nốt nhạc trên bàn phím piano Hai tay, tốc độ 100 bpm Tay phải, 70 bpm Tay trái, 70 bpm Hai tay, 70 bpm Tay phải, 70 bpm Tay trái, 70 bpm Hai tay, 70 bpm Tay phải, 70 bpm Tay trái, 70 bpm Hai tay, 70 bpm Tác giả Ly Nguyễn 26 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Cách đặt ngón tay tự nhiên Sau khi đã có được “tư thế cầm quả quýt” với các ngón tay khum tròn, ta đặt 5 ngón tay trên 5 phím trắng liền kề nhau. Đó là cách đặt ngón tay và khoảng cách ngón tay tự nhiên! Khi đã quen với khoảng cách này, bạn có thể chơi các nốt ở gần nhau mà không cần nhìn vào bàn phím, giúp tăng tốc độ và sự linh hoạt của ngón tay. Chạy 1 quãng tám chiều lên tay phải – luồn ngón Do Re Mi Fa Sol Tay phải 1 2 3 1 2 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. La 3 Si 4 Do 5 Đặt ngón 1 tay phải chính xác vào phím Do ở quãng tám thứ 4. Các ngón tay còn lại theo cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 2 đặt trên phím Re • Ngón 3 đặt trên phím Mi • Ngón 4 đặt trên phím Fa • Ngón 5 đặt trên phím Sol Mô tả chuyển động 3 nốt nhạc đầu chơi như bài luyện ngón quãng 5 của tay phải. Từ nốt Mi sang nốt Fa, chúng ta có chuyển động luồn ngón: Ngón 1 luồn qua ngón 3 sang phím tiếp theo. Sau khi luồn ngón, ngón số 1 được đặt ở vị trí phím Fa. Ngay lập tức các ngón còn lại trở về cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 2 đặt trên phím Sol • Ngón 3 đặt trên phím La • Ngón 4 đặt trên phím Si • Ngón 5 đặt trên phím Do (ở quãng tám thứ 5) Cách luyện tập 1. Cao độ: Đọc thuộc cao độ 8 nốt nhạc. 2. Trường độ: Đọc 8 nốt nhạc kết hợp với nhịp (metronome), 70 bpm. 3. Chia ngón, “giả” tập: Đọc 8 nốt nhạc, có metronome, kết hợp “giả” tập trên bàn phím. Lưu ý đoạn luồn ngón. 4. Tập thành tiếng: Kết hợp 3 yếu tố trên và chơi thành tiếng Với mỗi bước, đúng 5 lần liên tiếp thì được chuyển sang bước tiếp theo. Tác giả Ly Nguyễn 27 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Chạy 1 quãng tám chiều lên tay trái – vắt ngón Do Re Mi Fa Sol Tay trái 5 4 3 2 1 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. La 3 Si 2 Do 1 Đặt ngón 5 tay trái chính xác vào phím Do ở quãng tám thứ 3. Các ngón tay còn lại theo cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 4 đặt trên phím Re • Ngón 3 đặt trên phím Mi • Ngón 2 đặt trên phím Fa • Ngón 1 đặt trên phím Sol Mô tả chuyển động 5 nốt nhạc đầu chơi như bài luyện ngón quãng 5 của tay trái. Từ nốt Sol sang nốt La, chúng ta có chuyển động vắt ngón: Ngón 3 vắt qua ngón 1 sang phím tiếp theo. Sau khi vắt ngón, ngón số 3 được đặt ở vị trí phím La. Ngay lập tức các ngón còn lại trở về cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 3 đặt trên phím La • Ngón 2 đặt trên phím Si • Ngón 1 đặt trên phím Do (ở quãng tám thứ 4) • Ngón 4 đặt trên phím Sol • Ngón 5 đặt trên phím Fa Cách luyện tập 1. Cao độ: Không khác so với tập chạy quãng tám chiều lên tay phải 2. Trường độ: Không khác so với tập chạy quãng tám chiều lên tay phải 3. Chia ngón, “giả” tập: Đọc 8 nốt nhạc, có metronome, kết hợp “giả” tập trên bàn phím. Lưu ý đoạn vắt ngón. 4. Tập thành tiếng: Kết hợp 3 yếu tố trên và chơi thành tiếng Tương tự, với mỗi bước, đúng 5 lần liên tiếp thì được chuyển sang bước tiếp theo. Tác giả Ly Nguyễn 28 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 3 Quy tắc của ngón tay • • • Cách đặt ngón tay tự nhiên: 5 ngón tay đặt trên 5 phím trắng liền nhau Vắt ngón: o Được phép: Vắt các ngón 5, 4, 3, 2 qua ngón 1 o Không được: Vắt các các ngón mà không qua ngón 1. Ví dụ: Ngón 5 vắt qua ngón 3, ngón 4 vắt qua ngón 2. Luồn ngón: o Được phép: Luồn ngón 1 qua các ngón 5, 4, 3, 2 o Không được phép: Luồn các ngón khác mà không phải ngón 1 Ví dụ: Ngón 2 luồn qua ngón 4, ngón 5 luồn qua ngón 2. Nắm được 3 nguyên tắc trên, chúng ta sẽ rèn luyện cho ngón tay những khuôn mẫu tốt góp phần tiến bộ kỹ thuật cho tương lai. Chạy 1 quãng tám chiều lên hai tay Do Re Mi Fa Sol Tay phải 1 2 3 1 2 Tay trái 5 4 3 2 1 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. La 3 3 Si 4 2 Do 5 1 Kết hợp chạy quãng tám chiều lên hai tay. Bài tập này khá thử thách! Cách luyện tập Đến lúc này, chắc chắn bạn đã rất thuộc cao độ và tốc độ của đoạn nhạc. Tuy nhiên chúng ta sẽ gặp khó khăn ở bước số 3: Chia ngón và “giả” tập. Ở bước chia ngón, “giả” tập, hãy tập thật chậm để nhớ cách khớp của tay phải và tay trái: Mỗi nốt tay phải khớp một nốt tay trái. Ban đầu bạn sẽ khó mà giữ được trường độ, điều này không ảnh hưởng. Bạn có thể tắt metronome để tập trung vào các vị trí khớp của tay phải và tay trái trước. Sau khi đã quen vị trí khớp, bật metronome và bắt đầu tập với tốc độ 70 bpm. Tập cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn sau 5 lần liên tiếp: • Chơi đúng ngón, ngón tay khum tròn và mu bàn tay song song mặt phím đàn • Khớp đúng nhịp • Tiếng to đều Tác giả Ly Nguyễn 29 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Chạy 1 quãng tám chiều xuống tay phải – vắt ngón Do Si La Sol Fa Tay phải 5 4 3 2 1 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Mi 3 Re 2 Do 1 Đặt ngón 5 tay phải chính xác vào phím Do ở quãng tám thứ 5. Các ngón tay còn lại theo cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 1 đặt trên phím Fa • Ngón 2 đặt trên phím Sol • Ngón 3 đặt trên phím La • Ngón 4 đặt trên phím Si Mô tả chuyển động Chạy 1 quãng tám chiều xuống tay phải giống như chạy 1 quãng tám chiều lên tay trái. Cách luyện tập 5. Cao độ: Đọc thuộc cao độ 8 nốt nhạc. 6. Trường độ: Đọc 8 nốt nhạc kết hợp với nhịp (metronome), 70 bpm. 7. Chia ngón, “giả” tập: Đọc 8 nốt nhạc, có metronome, kết hợp “giả” tập trên bàn phím. Lưu ý đoạn vắt ngón. 8. Tập thành tiếng: Kết hợp 3 yếu tố trên và chơi thành tiếng Với mỗi bước, đúng 5 lần liên tiếp thì được chuyển sang bước tiếp theo. Tác giả Ly Nguyễn 30 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Chạy 1 quãng tám chiều xuống tay trái – luồn ngón Do Si La Sol Fa Tay phải 1 2 3 1 2 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Mi 3 Re 4 Do 5 Đặt ngón 1 tay phải chính xác vào phím Do ở quãng tám thứ 4. Các ngón tay còn lại theo cách đặt ngón tay tự nhiên: • Ngón 2 đặt trên phím Si • Ngón 3 đặt trên phím La • Ngón 4 đặt trên phím Sol • Ngón 5 đặt trên phím Fa Mô tả chuyển động Chạy 1 quãng tám chiều xuống trái giống như chạy 1 quãng tám chiều lên tay phải. Cách luyện tập Quy trình 4 bước, Luật 5 lần đúng liên tiếp với mỗi bước. Chạy 1 quãng tám chiều xuống hai tay Do Si La Sol Fa Tay phải 5 4 3 2 1 Tay trái 1 2 3 1 2 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Mi 3 3 Re 2 4 Do 1 5 Kết hợp chạy quãng tám chiều xuống hai tay. Cách luyện tập Nếu bạn đã tập được chạy 1 quãng tám chiều lên hai tay thì bài tập này sẽ không quá khó với bạn. Hai tay chỉ đổi vai trò cho nhau nên với cách tập tương tự như chạy 1 quãng tám chiều lên hai tay, chắc chắn bạn sẽ thuần thục rất nhanh! Tập cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn sau 5 lần liên tiếp: • Chơi đúng ngón, ngón tay khum tròn và mu bàn tay song song mặt phím đàn • Khớp đúng nhịp • Tiếng to đều Tác giả Ly Nguyễn 31 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 2 Chạy 1 quãng tám chiều lên và xuống tay phải Do Re Mi Fa Sol La Si Do Si La Tay phải 1 2 3 1 2 3 4 5 4 3 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Sol Fa 2 1 Mi 3 Re 2 Do 1 Cách luyện tập Bài tập này cũng sẽ không quá khó với bạn vì bạn đã quen với chạy 1 quãng chiều lên, chạy 1 quãng 8 chiều xuống. Bài tập này đơn giản là kết hợp 2 điều trên lại, tuy nhiên sẽ chỉ chơi một nốt Do (ở quãng tám thứ 5) Chúng ta vẫn tuân thủ Quy trình 4 bước, Luật 5 lần đúng liên tiếp cho bài tập này. Chạy 1 quãng tám chiều lên và xuống tay trái Do Re Mi Fa Sol La Si Do Si La Tay trái 5 4 3 2 1 3 2 1 2 3 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Sol Fa 1 2 Mi 3 Re 4 Do 5 Cách luyện tập Như trên, bài tập này là sự kết hợp của chạy 1 quãng tám chiều lên và chiều xuống. chỉ chơi một nốt Do (ở quãng tám thứ 4) Tuân thủ Quy trình 4 bước, Luật 5 lần đúng liên tiếp cho bài tập này. Chạy 1 quãng tám chiều lên và xuống hai tay Do Re Mi Fa Sol La Si Do Si La Tay phải 1 2 3 1 2 3 4 5 4 3 Tay trái 5 4 3 2 1 3 2 1 2 3 Tốc độ (Tempo): 70 bpm; mỗi nốt tương ứng với một nhịp. Sol Fa 2 1 1 2 Mi 3 3 Re 2 4 Do 1 5 Cách luyện tập Nếu đã thực hiện đầy đủ các bài tập ở trên, bài tập này sẽ không quá khó. Tuân thủ Quy trình 4 bước, Luật 5 lần đúng liên tiếp cho bài tập này. Tác giả Ly Nguyễn 32 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Bài 3: Cách đọc Cao độ và Trường độ trên bản nhạc Tổng quan bài 3 Nội dung Ôn tập kiến thức Ôn bài luyện ngón Cao độ Trường độ Tập bài luyện ngón mới Bài tập Chi tiết Âm nhạc là gì? Tư thế ngồi piano – Ngón tay Cách đọc cao độ nốt nhạc trên bàn phím piano Cách đặt ngón tay tự nhiên Quy tắc vắt ngón và luồn ngón Quãng năm, hai tay, 100 bpm 1 quãng tám hai tay chiều lên và xuống, 70 bpm Khoá Sol Khoá Fa Một số ký hiệu khác của khóa Sol và khóa Fa Thăng (#), Giáng (b), và tên gọi các phím đen Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép Nhịp 4/4 Chạy ngón 2 quãng tám hai tay chiều lên và xuống, 70 bpm Đọc cao độ nốt nhạc trên bản nhạc Quy đổi trường độ các nốt nhạc cho trước thành số phách tương ứng Tác giả Ly Nguyễn 33 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 *Bài 3 chứa khá nhiều lý thuyết. Gợi ý cách học bài 3: • Buổi 1: o Lý thuyết: § Cao độ nốt nhạc trên bản nhạc o Luyện ngón: § Hai quãng tám chiều lên, tempo 70 • Buổi 2: o Ôn lại buổi 1 o Lý thuyết: § Khuông nhạc § Khoá Sol § 2 ví dụ đọc nốt nhạc trên khoá Sol § Đọc cao độ nốt nhạc ở khuông 1, bài 1, phần bài tập o Luyện ngón: § Hai quãng tám chiều xuống, tempo 70 • Buổi 3: o Ôn lại buổi 1 và buổi 2 o Lý thuyết: § Khoá Fa § 2 ví dụ đọc nốt nhạc trên khoá Fa § Đọc cao độ nốt nhạc ở khuông 4, bài 1, phần bài tập o Luyện ngón: § Hai quãng tám chiều lên và xuống, tempo 70 • Buổi 4: o Ôn lại buổi 2 và buổi 3 o Lý thuyết: § Đọc cao độ nốt nhạc khuông 2 và khuông 5, bài 1, phần bài tập § Một số ký hiệu khác của khoá Sol và khoá Fa § Thăng (#), Giáng (b), và cao độ tương ứng trên các phím đen o Luyện ngón: § Hai quãng tám chiều lên và xuống, tempo 80 • Buổi 5: o Ôn lại buổi 4 o Lý thuyết: § 3 loại ký hiệu trường độ nốt nhạc và nhịp 4/4 § Đọc cao độ nốt nhạc khuông 3 và khuông 6, bài 1, phần bài tập § Tính tổng trường độ nốt nhạc 3 khuông đầu, bài 2, phần bài tập o Luyện ngón: § Hai quãng tám chiều lên và xuống, tempo 90 § Tay phải hai quãng tám, tay trái một quãng tám, chiều lên (bài 4) Tác giả Ly Nguyễn 34 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Cao độ nốt nhạc trên bản nhạc Trong 2 bài đầu, chúng ta đã nắm được 2 vấn đề về cao độ đơn giản: • 7 cao độ nốt nhạc: Do Re Mi Fa Sol La Si • Cách đọc cao độ nốt nhạc với phím đàn tương ứng Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm cách gọi cao độ nốt nhạc mà thế giới đang sử dụng chủ yếu khi học piano: Ký hiệu khác của 7 cao độ nốt nhạc Do Re Mi C D E • Do ký hiệu là C • Re ký hiệu là D • Mi ký hiệu là E • Fa ký hiệu là F Fa F Sol La G A • Sol ký hiệu là G • La ký hiệu là A • Si ký hiệu là B Si B Cách gọi C D E F G A B được gọi là phương pháp ABCDEFG. Được sử dụng phổ biến tại các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Hà Lan (như Mỹ, Đức). Đó cũng là 7 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Anh. Cách gọi Do Re Mi Fa Sol La Si được gọi là phương pháp Solfege. Được sử dụng tại hầu hết các quốc gia còn lại. Phương pháp Solfege thuận tiện cho thanh nhạc, tuy nhiên lại gây rườm rà khi học nhạc cụ. Ngày nay, phương pháp ABCDEFG thường được sử dụng nhiều hơn do tính tiện dụng và dễ quy chuẩn. Từ nay về sau chúng ta sẽ dùng phương pháp ABCDEFG để nhất quán cho việc ký hiệu cao độ nốt nhạc. Đây là một sự thay đổi thói quen nên chúng ta nên tập đọc thuộc thứ tự C D E F G A B cho đến khi thật quen trước khi sang phần tiếp theo. • • Thứ tự cao độ nốt nhạc từ thấp đến cao: C D E F G A B (theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến G) Thứ tự cao độ nốt nhạc từ cao xuống thấp: C B A G F E D (ngược thứ tự bảng chữ cái) Tác giả Ly Nguyễn 35 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Khuông nhạc Các nốt nhạc, ký hiệu được viết trên khuông nhạc. Một khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ và 4 không gian ở giữa. Ta gọi là 5 dòng và 4 khe. Ta đánh số thứ tự của dòng và khe từ dưới lên trên. Mỗi dòng hoặc khe được gọi tên theo một nốt nhạc nhất định. Mỗi nốt nhạc nằm trên 1 dòng hoặc 1 khe. Khoá Sol và khoá Fa Khoá là một ký hiệu được đặt ở đầu mỗi khuông nhạc. Mỗi khoá khác nhau sẽ biểu thị cách đọc cao độ nốt nhạc khác nhau. Trong piano, chúng ta sử dụng khoá Sol và khoá Fa. Khoá Sol (bên trái) và Khoá Fa (bên phải) Tác giả Ly Nguyễn 36 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Cách đọc cao độ nốt nhạc trên khoá Sol Khoá Sol rất phổ biến. Gần như tất cả giai điệu chính đều được viết trên khoá Sol. Thông thường tay phải sẽ chơi giai điệu trên khoá Sol. Phần xoáy của khoá Sol xoay quanh dòng kẻ thứ 2 (tính từ dưới lên). Vậy ta có nốt nhạc nằm trên dòng kẻ đó là nốt Sol – nốt G, chính xác là G4 (số 4 chỉ quãng tám thứ 4 trên bàn phím piano). >>> Với khoá Sol, nằm trên dòng kẻ thứ hai (từ dưới lên) là nốt Sol – G4 Các cao độ nốt nhạc trên 5 dòng và 4 khe của khoá Sol 3 bước để đọc cao độ nốt nhạc trên khoá Sol 1. Nhớ rằng nằm trên dòng kẻ thứ hai (tính từ dưới lên) là nốt G4 2. Xác định xem vị trí nốt nhạc cần đọc cao hay thấp hơn nốt G4 3. Đọc cao độ của nốt nhạc đó bằng cách đếm lần lượt khe – dòng – khe – dòng -… a. Nếu cao hơn, ta đếm từ G4 lên theo thứ tự: G A B C D E F (theo bảng chữ cái) b. Nếu thấp hơn, ta đềm từ G4 xuống theo thứ tự: G F E D C B A Tác giả Ly Nguyễn 37 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Ví dụ cách đọc nốt nhạc trên khoá Sol Ví dụ 1: 1. Đầu tiên, đây là khoá Sol nên ta nhớ vị trí ở dòng kẻ thứ hai (từ dưới lên) là nốt Sol – nốt G4 2. Vị trí của nốt nhạc này cao hơn so với nốt G4, vậy ta bắt đầu đếm từ G4 lên trên theo thứ tự bảng chữ cái 3. Đếm lần lượt khe – dòng và đọc cao độ của nốt nhạc đó Thứ tự dòng-khe (từ dưới lên) Cao độ tương ứng Dòng 2 G4 Khe 2 A4 Dòng 3 B4 Khe 3 C5 Dòng 4 D5 Khe 4 E5 Dòng 5 F5 Vậy cao độ của nốt nhạc đó là F5 (nốt Fa ở quãng tám thứ 5 trên bàn phím piano). Tác giả Ly Nguyễn 38 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Ví dụ 2: 1. Tương tự, nhận thấy đây là khoá Sol nên ta nhớ vị trí ở dòng kẻ thứ hai (từ dưới lên) là nốt Sol – nốt G4 2. Vị trí của nốt nhạc này thấp hơn so với nốt G4, vậy ta bắt đầu đếm từ G4 xuống dưới theo thứ tự ngược bảng chữ cái 3. Đếm lần lượt khe – dòng và đọc cao độ của nốt nhạc đó Thứ tự dòng-khe (từ dưới lên) Cao độ tương ứng Dòng 2 G4 Khe 1 F4 Dòng 1 E4 Khe phụ dưới 1 D4 Dòng phụ dưới 1 C4 Vậy cao độ của nốt nhạc cần đọc là C4 (nốt Do ở quãng tám thứ 4 trên bàn phím piano). *Ở ví dụ này, chúng ta có thêm khái niệm mới là dòng kẻ phụ và khe phụ. Dòng kẻ phụ nằm trên khuông nhạc được gọi là dòng kẻ phụ trên và ngược lại, dòng kẻ phụ nằm dưới khuông nhạc gọi là dòng kẻ phụ dưới. Dòng kẻ phụ và khe phụ không khác so với 5 dòng chính và 4 khe chính. Chúng giúp ta biểu diễn được cao độ nốt nhạc ở tầm rộng hơn mà 5 dòng chính và 4 khe chính không biểu diễn được. Tác giả Ly Nguyễn 39 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Cách đọc cao độ nốt nhạc trên khoá Fa Khoá Fa ít phổ biến hơn khoá Sol. Khoá Fa phục vụ cho bè trầm (bass). Thông thường tay trái chơi hợp âm ở khoá Fa. Phần xoáy của khoá Fa xoay quanh dòng kẻ thứ 2 (tính từ trên xuống). Vậy ta có nốt nhạc nằm trên dòng kẻ đó là nốt Fa – nốt F, chính xác là F3 (nốt Fa nằm ở quãng tám thứ 3 trên bàn phím piano). >>> Với khoá Fa, nằm trên dòng kẻ thứ hai (từ trên xuống) là nốt Fa – F3 Các cao độ nốt nhạc trên 5 dòng và 4 khe của khoá Fa 3 bước để đọc cao độ nốt nhạc trên khoá Fa Tương tự như khoá Sol, chỉ khác ở bước 1: 1. Nhớ rằng nằm trên dòng kẻ thứ hai (tính từ trên xuống) là nốt F3 2. Xác định xem vị trí nốt nhạc cần đọc cao hay thấp hơn nốt F3 3. Đọc cao độ của nốt nhạc đó bằng cách đếm lần lượt khe – dòng – khe – dòng -… a. Nếu cao hơn, ta đếm từ F3 lên theo thứ tự: F G A B C D E (theo bảng chữ cái) b. Nếu thấp hơn, ta đềm từ F3 xuống theo thứ tự: F E D C B A G Tác giả Ly Nguyễn 40 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Ví dụ cách đọc nốt nhạc trên khoá Fa Ví dụ 1: 1. Đầu tiên, đây là khoá Fa nên ta nhớ vị trí ở dòng kẻ thứ hai (từ trên xuống) là nốt Fa – nốt F3 2. Vị trí của nốt nhạc này cao hơn so với nốt F3, vậy ta bắt đầu đếm từ F3 lên trên theo thứ tự bảng chữ cái 3. Đếm lần lượt khe – dòng và đọc cao độ của nốt nhạc đó Thứ tự dòng-khe (từ dưới lên) Cao độ tương ứng Dòng 4 F3 Khe 4 G3 Dòng 5 A3 Khe phụ trên 1 B3 Dòng phụ trên 1 C4 Khe phụ trên 2 D4 Vậy cao độ của nốt nhạc đó là D4 (nốt Re ở quãng tám thứ 4 trên bàn phím piano). Tác giả Ly Nguyễn 41 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Ví dụ 2: 1. Tương tự, nhận thấy đây là khoá Fa nên ta nhớ vị trí ở dòng kẻ thứ hai (từ trên xuống) là nốt Fa – nốt F3 2. Vị trí của nốt nhạc này thấp hơn so với nốt F3, vậy ta bắt đầu đếm từ F3 xuống dưới theo thứ tự ngược bảng chữ cái 3. Đếm lần lượt khe – dòng và đọc cao độ của nốt nhạc đó Thứ tự dòng-khe (từ dưới lên) Cao độ tương ứng Dòng 4 F3 Khe 3 E3 Dòng 3 D3 Khe 2 C3 Dòng 2 B2 Khe 1 A2 Vậy cao độ của nốt nhạc này là A2 (nốt La ở quãng tám thứ 2 trên bàn phím piano). Tác giả Ly Nguyễn 42 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Một số ký hiệu khác của khoá Sol và khoá Fa Khoá Sol tăng 1 quãng tám Tác dụng: Biểu diễn và đọc các nốt cao dễ dàng hơn thay vì phải dùng rất nhiều dòng kẻ và khe phụ trên Khoá Sol giảm 1 quãng tám Tác dụng: Biểu diễn và đọc các nốt thấp thay dễ dàng hơn thay vì vì phải dùng rất nhiều dòng kẻ và khe phụ dưới Ví dụ: Ví dụ: Với khoá Sol Với khoá Sol thường, nằm ở dòng thường, nằm ở dòng kẻ thứ hai là G4 kẻ thứ hai là G4 Với khoá Sol tăng 1 Với khoá Sol giảm 1 quãng tám, nằm quãng tám, nằm giữa dòng kẻ thứ giữa dòng kẻ thứ hai là G5 hai là G3 Khoá Fa tăng 1 quãng tám Khoá Fa giảm 1 quãng tám Tác dụng: Tương tự tác dụng của khoá Sol tăng 1 quãng tám Tác dụng: Tương tự tác dụng của khoá Sol giảm 1 quãng tám Ví dụ: Với khoá Fa thường, nằm ở dòng kẻ thứ tư là F3 Với khoá Sol giảm 1 quãng tám, nằm giữa dòng kẻ thứ tư là F4 Ví dụ: Với khoá Fa thường, nằm ở dòng kẻ thứ hai là F3 Với khoá Fa giảm 1 quãng tám, nằm giữa dòng kẻ thứ hai là F2 Tác giả Ly Nguyễn 43 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Thăng (#), Giáng (b), và cao độ tương ứng trên các phím đen Những phím đen trên bàn phím piano thì được gọi là thăng (#) hoặc giáng (b). Chúng được đặt tên theo phím trắng gần nhất về bên phải hoặc bên trái. Ta gọi một nốt thăng hoặc giáng dựa theo: • Nốt thăng nếu phím đen nằm bên phải (cao hơn) phím trắng kề nó • Nốt giáng nếu phím đen nằm bên trái (thấp hơn) phím trắng kề nó Tên cao độ của từng phím đàn trong một quãng tám Ví dụ về phím đen đầu tiên trong cụm nốt 3 phím trắng – 2 phím đen: • Phím đen đó nằm bên phải phím trắng C nên tên gọi là C# • Phím đen đó nằm bên trái phím trắng D nên tên gọi là Db Tác giả Ly Nguyễn 44 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Trường độ: 3 loại ký hiệu trường độ nốt nhạc và nhịp 4/4 Ký hiệu trường độ nốt nhạc Nếu coi mỗi một nhịp/phách (beat) là một nốt đen, ta có: Để dễ hiểu nhất về tốc độ của các cách ký hiệu trên, giáo viên hướng dẫn sẽ thị phạm cho bạn xem. Tác giả Ly Nguyễn 45 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Nhịp 4/4 Ý nghĩa của nhịp 4/4: Nhịp 4/4 có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen. Trong đó: Phách 1 Phách 2 Phách 3 Phách 4 Mạnh Nhẹ Mạnh vừa Nhẹ Ở hình trên, các nốt móc đơn hoặc móc kép liền kề sẽ được nối vào với nhau. Tổng trường độ các nốt nhạc trong 1 ô nhịp luôn bằng 4 nốt đen. Đa phần các bản nhạc hiện đại đều được viết ở nhịp 4/4. Cách đếm nhịp 4/4 Sử dụng metronome, tempo 70. Coi một phách là một nốt đen, ta sẽ đếm nhịp như sau: Nốt tròn (1 nốt 4 phách): Nốt trắng (1 nốt 2 phách): Nốt đen (1 phách 1 nốt): Nốt móc đơn (1 phách 2 nốt): Tác giả Ly Nguyễn 46 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Luyện ngón: Chạy 2 quãng tám chiều lên và xuống, hai tay, 70 bpm Bản nhạc chạy 2 quãng tám chiều lên và xuống Bản nhạc chạy 2 quãng tám chiều lên Bản nhạc chạy 2 quãng tám chiều xuống Tác giả Ly Nguyễn 47 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Một số lưu ý Số chỉ ngón tay được đánh dấu ở vị trí bắt đầu, vị trí vắt ngón và luồn ngón. Số chỉ ngón tay ở khoá Sol là dành cho tay phải. Số chỉ ngón tay ở khoá Fa là dành cho tay trái. Cách tập Phương pháp tập giống như bài chạy một quãng tám ở bài 2: Tay phải, 70 bpm Chạy 2 quãng tám chiều lên Tay trái, 70 bpm Hai tay, 70 bpm Tay phải, 70 bpm Chạy 2 quãng tám chiều xuống Tay trái, 70 bpm Hai tay, 70 bpm Tay phải, 70 bpm Chạy 2 quãng tám chiều lên và Tay trái, 70 bpm xuống Hai tay, 70 bpm Tuân thủ Quy trình 4 bước và Luật đúng 5 lần liên tiếp. Tác giả Ly Nguyễn 48 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Bài tập Bài 1: Xác định cao độ của các nốt nhạc sau: (Tham khảo mẫu) Tác giả Ly Nguyễn 49 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 3 Bài 2: Coi một phách là một nốt đen, hãy tính xem tổng trường độ các nốt nhạc sau là bao nhiêu phách: 1 = 13 Phách 2 =…… Phách 3 =…… Phách 4 =…… Phách 5 =…… Phách 6 =…… Phách 7 =…… Phách 8 =…… Phách 9 =…… Phách 10 =…… Phách Tác giả Ly Nguyễn 50 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bài 4: 5 nguyên tắc để tập một bản nhạc mới Tổng quan bài 4 Nội dung Ôn tập bài luyện ngón 2 quãng tám Trường độ 5 nguyên tắc để tập một bản nhạc mới Học chơi bài mới Chi tiết Nâng tốc độ lên 100 bpm Dấu lặng Dấu chấm (hay dấu chấm dôi) Dấu nối Nhịp 2/4 và nhịp 3/4 1. Cách ăn một con voi – Chia nhỏ bản nhạc 2. Cấu trúc một bài hát: Tay phải giai điệu – Tay trái hợp âm 3. Phân tích nhịp 4. Từ chậm đến nhanh – luật 5 lần đúng liên tiếp 5. Quy trình 4 bước Twinkle Twinkle Little Star Tay trái 1 quãng tám, tay phải 2 quãng tám 70 bpm Chọn 1 trong các bản nhạc làm nội dung học tới bài cuối Tác giả Ly Nguyễn 51 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Dấu lặng, dấu chấm, dấu nối nhịp 2/4, nhịp 3/4 Dấu lặng Dấu lặng thể hiện một khoảng dừng trong bản nhạc. Thông thường ta sử dụng thời gian nghỉ của dấu lặng để sẵn sàng ngón tay chuẩn bị cho đoạn tiếp theo. Dấu chấm (hay dấu chấm dôi) Dấu chấm có tác dụng tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó. Tác giả Ly Nguyễn 52 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Dấu nối Phía dưới là hình ảnh của dấu nối. Dấu nối có tác dụng kéo dài thêm trường độ của nốt nhạc. Được nối giữa hai hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ. Dấu nối thường được dùng để kéo dài trường độ của nốt nhạc thuộc ô nhịp này sang nốt nhạc ở ô nhịp khác. Dấu nối kéo dài từ nốt E5 tròn ở ô nhịp thứ nhất sang nốt E5 đen ở ô nhịp thứ hai Tổng trường độ của nốt E5 trên hình là: 1 tròn + 1 đen = 5 đen. Vậy ta nhấn giữ phím E5 cho đủ 5 phách, mỗi phách là một nốt đen. Một vài ví dụ khác: Nốt C5 ở hình trên có tổng trường độ là 2 nốt đen. Nốt C5 ở hình trên được ngân với tổng trường độ là: 1 đen + 1 tròn + 1 móc đơn = 5.5 nốt đen = 11 nốt móc đơn Nhịp 2/4 Nhịp 3/4 Ý nghĩa của nhịp 2/4: Nhịp 2/4 có 2 phách, Ý nghĩa của nhịp 3/4: Nhịp 3/4 có 3 phách, mỗi phách là một nốt đen. Trong đó: mỗi phách là một nốt đen. Trong đó: • Phách 1: Mạnh • Phách 1: Mạnh • Phách 2: Nhẹ • Phách 2: Nhẹ • Phách 3: Nhẹ Tác giả Ly Nguyễn 53 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 5 Nguyên tắc để chơi một bản nhạc mới 1. Cách ăn một con voi Là ăn từng miếng nhỏ một. Khi gặp một bản nhạc piano mới, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi độ dài và các ký hiệu phức tạp của nó. Bạn tự hỏi làm sao mình có thể chơi được? Việc này cũng giống như thử thách ăn hết một con voi. Và giải pháp của chúng ta là ăn từng miếng nhỏ một. Nguyên tắc 1: Chia nhỏ bản nhạc Chia bản nhạc ban đầu thành các đoạn chính, các đoạn con trong các đoạn chính, thậm chí đến mức độ từng ô nhịp (tuỳ theo độ khó) Sau đó ta hoàn thiện từng ô nhịp của các đoạn đã chia 2. Cấu trúc một bản nhạc: Tay phải giai điệu – Tay trái hợp âm Thông thường một bài hát sẽ bao gồm hai phần: Lời hát – giai điệu và nhạc nền – hợp âm (Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hợp âm ở bài 5). Với piano, thông thường tay phải chơi phần giai điệu còn tay trái chơi phần hợp âm. Phần giai điệu thì ta có thể nghe nhiều và nhớ được một cách tự nhiên. Phần tay trái thì tuân theo một quy luật. Và quy luật này có sự lặp lại! Bởi vậy nếu ta phân tích quy luật của tay trái trước thì việc khớp hai tay sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nguyên tắc 2: Giai điệu – Hợp âm Trước khi tập đoạn nhạc đã được chia nhỏ ở nguyên tắc 1, ta sẽ: 1. Ghi nhớ giai điệu của đoạn nhạc đó 2. Ghi nhớ quy luật tay trái – vòng hợp âm 3. Kết hợp giai điệu với quy luật tay trái Tác giả Ly Nguyễn 54 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 3. Phân tích nhịp Như đã đề cập ở bài 1: Việc đọc cao độ thường không quá khó, nhưng việc đọc đúng trường độ thì thường là một thử thách. Ví dụ về phân tích nhịp: Hình trên là một đoạn của bài Canon in C từ ô nhịp thứ 9 đến 12, viết ở nhịp 4/4: mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách là một nốt đen. Tuy nhiên, trường độ nhỏ nhất trong đoạn trên là nốt móc đơn, tương ứng là 0.5 phách đen. Có nghĩa là 1 phách sẽ phải chơi được 2 nốt móc đơn. Điều này là hơi khó với những người mới tập. Giải pháp: Thay vì coi mỗi phách là một nốt đen, ta sẽ sử dụng metronome với mỗi phách là một nốt móc đơn! Lúc này, mỗi ô nhịp sẽ có 8 phách; mỗi nốt đen sẽ là hai phách, tương ứng với 2 tiếng *cạch *cạch. Và tuyệt vời nhất là mỗi nốt trên đoạn nhạc trên sẽ đều khớp với một phách. Điều này khiến việc tập luyện trở nên dễ hơn nhiều. Nguyên tắc 3: Phân tích nhịp Coi nốt có trường độ thấp nhất là một phách rồi quy đổi các nốt còn lại theo phách mới Tác giả Ly Nguyễn 55 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 4. Từ chậm đến nhanh – Luật 5 lần đúng liên tiếp Khi mới tập piano, ngón tay của ta đang làm quen với thói quen mới. Nếu ta chơi nhanh ngay từ đầu thì khả năng chơi sai sẽ rất cao và nó ngấm thói quen sai vào “trí nhớ cơ ngón tay” (muscle memory). Điều này dẫn tới không thể tăng được tốc độ. Ngược lại: • Tập chậm sẽ giúp tăng tỷ lệ chơi đúng ngay từ lần đầu tiên • Tập chậm cũng giúp ngấm khuôn mẫu đúng của đoạn nhạc vào trí nhớ của cơ ngón tay • Sau một thời gian chơi chậm, có thể tăng tốc độ nhanh rất dễ dàng Nguyên tắc 4: Từ chậm đến nhanh Luôn tập chậm trước, cho đến khi đúng và rất thuần thục Sau đó mới tăng tốc độ từ từ cho đến mức chuẩn Ví dụ: Ban đầu khi vỡ bài, ta nên để tốc độ chậm: 40-70 bpm. Ở mức này, ta có thể bình tĩnh thực hiện các phần đọc cao độ, trường độ, chơi trên đàn. Sau khi đã tập thuần thục ở tốc độ đó, ta tăng tốc độ thêm 5 bpm, rồi lại tập cho đến khi thật thuần thục. Sau đó lại tăng thêm 5 bpm. Lặp lại quy trình. Định nghĩa thuần thục ở đây chính là luật 5 lần đúng liên tiếp. Tác giả Ly Nguyễn 56 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 5. Quy trình 4 bước Ở bài 1, chúng ta đã được làm quen với quy trình 4 bước và áp dụng xuyên suốt cho tới bài hôm nay. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về quy trình 4 bước. Tại sao nên sử dụng quy trình 4 bước? Một cách ngắn gọn, sử dụng quy trình 4 bước sẽ giúp bạn: 1. Tiến bộ nhanh và chắc 2. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho việc sửa lỗi Hãy xem lại sơ lược quy trình 4 bước: 1. 2. 3. 4. Nguyên tắc 5: Quy trình 4 bước Đọc thuộc cao độ của đoạn nhạc cần tập Đọc đúng cao độ kết hợp metronome ở tốc độ chậm Làm đúng bước 2, kết hợp thêm chia ngón tay và “giả” tập trên bàn phím Chơi thành tiếng Như bạn thấy, chúng ta mất tới 3/4 bước chỉ để chuẩn bị, thậm chí chưa hề chơi thành tiếng một nốt nhạc nào trên đàn. Tôi hiểu tâm lý của đa phần những người mới chơi là muốn bấm phím đàn để phát ra giai điệu mà mình muốn. Hoặc khá hơn thì chỉ đọc nhạc sơ sài, biết được cao độ của một vài nốt nhạc rồi chơi trên đàn luôn. Việc bỏ qua 3 bước đầu mà chơi thành tiếng luôn thường sẽ bị sai. Chủ yếu là sai về trường độ và cách chia ngón tay. Các lỗi sai này thường rất khó sửa do: 1. Nó ngấm vào xúc giác và trí nhớ cơ của các ngón tay. Điều này khiến lần tập sau ngón tay sẽ lặp lại lỗi sai. 2. Nó ngấm vào thính giác. Điều này dẫn tới lần tập sau có xu hướng lặp lại âm thanh sai. Những lần luyện tập tiếp theo nếu không dừng lại và xem xét sẽ dẫn tới lặp lại lỗi đó sai nhiều hơn. Lặp lại lỗi sai là một cách “tập” cho tay kỹ thuật sai – khiến giảm độ linh hoạt của ngón tay. Điều đó lại dẫn tới bị giới hạn các kỹ thuật. Không những vậy nó còn “tập” cho tai nghe âm thanh sai – khiến mất cảm giác về việc nghe đúng. Ngược lại, nếu thực hiện đủ 3 bước đầu, xác suất chơi thành tiếng đúng ngay từ lần đầu sẽ rất cao. Nó giúp tập cho tay và tai một thói quen: Đúng ngay từ lần đầu! Tác giả Ly Nguyễn 57 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Một so sánh đơn giản: Tập đàn mà bỏ qua quy trình 4 bước giống như lao đầu vào công việc mà không có suy nghĩ tính toán trước. Sẽ mất rất nhiều thời gian để sửa chữa các vấn đề về sau. Ngược lại, sử dụng quy trình 4 bước là chuẩn bị một cách tương đối đầy đủ và chắc chắn để tăng xác suất thành công ngay từ lần chơi thành tiếng đầu tiên. Ban đầu bạn có thể cảm thấy tốn thời gian cho việc chuẩn bị nhưng chính nó lại tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong tương lai, do không phải sửa các lỗi sai. Tác giả Ly Nguyễn 58 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Áp 5 nguyên tắc tập Twinkle Twinkle Little Star Ban đầu, chúng ta sẽ làm quen bằng việc chơi đúng đoạn nhạc dưới đây: Twinkle Twinkle Little Star – Đoạn 1 Bảng dưới đây là cách tập đoạn nhạc trên bằng cách áp dụng 5 nguyên tắc: Tay phải 1. Đọc cao độ 2. Đọc trường độ (60 bpm) 3. Chia ngón, “giả” tập 4. Chơi thành tiếng 5. Tăng dần tốc độ lên 100 bpm Hai ô nhịp đầu Tay trái 5. Tăng dần tốc độ lên 100 bpm Khớp hai tay Hai ô nhịp cuối Hoàn chỉnh bài 1. Đọc cao độ 2. Đọc trường độ (60 bpm) 3. Chia ngón, “giả” tập 4. Chơi thành tiếng 1. “Giả” tập chậm để xác định các điểm khớp hai tay 2. “Giả” tập với kết hợp metronome (60 bpm) 3. Chơi thành tiếng và tập với metronome (60 bpm) 4. Tăng dần tốc độ lên 100 bpm Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 2 Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 3 Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 4 Đúng 5 lần liên tiếp thì tăng tốc độ. Mỗi lần tăng 5 bpm. Lặp lại quy trình cho tới khi đạt 100 bpm và đúng 5 lần liên tiếp thì tập sang tay trái Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 2 Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 3 Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 4 Đúng 5 lần liên tiếp thì tăng tốc độ. Mỗi lần tăng 5 bpm. Lặp lại quy trình cho tới khi đạt 100 bpm và đúng 5 lần liên tiếp thì bắt đầu tập khớp hai tay Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 2 Đúng 5 lần liên tiếp thì chuyển bước 3 Đúng 5 lần liên tiếp thì tăng tốc độ. Mỗi lần tăng 5 bpm. Lặp lại quy trình cho tới khi đạt 100 bpm và đúng 5 lần Lặp lại quy trình như trên Tập với tốc độ 60 bpm lúc đầu, chú ý tới đoạn nối giữa hai phần vừa tập. Đúng được 5 lần liên tiếp thì nâng tốc độ, mỗi lần 5 bpm. Lặp lại quy trình cho tới khi đạt 100 bpm. Tác giả Ly Nguyễn 59 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Áp dụng quy trình trên với đoạn tiếp theo: Twinkle Twinkle Little Star – Đoạn 2 Nối các đoạn với nhau và ta được bản nhạc hoàn chỉnh: Twinkle Twinkle Little Star Cấu trúc bài: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-4 o Câu 1: 1-2 o Câu 2: 3-4 • Đoạn 2: Ô nhịp 5-8 o Câu 3: 5-6 o Câu 4: 7-8 (giống hệt câu 3) • Đoạn 3: Ô nhịp 9-12 (giống hệt đoạn 1) Tác giả Ly Nguyễn 60 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Luyện ngón: Tay trái một quãng tám – tay phải hai quãng tám Cách tập Mô tả một cách đơn giản: Tay trái một nốt, tay phải hai nốt. Lưu ý các điểm khớp nốt của tay phải và tay trái. Bắt đầu với tốc độ là 70 bpm, coi một phách là một nốt móc đơn! Danh sách bản nhạc sử dụng trong chương trình 1. Canon in C – Johann Pachelbel 2. Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh – Châu Đăng Khoa 3. Em Gái Mưa – Mr. Siro 4. Fur Elise – Beethoven 5. Kiss The Rain – Yiruma 6. River Flows in You – Yiruma 7. Love Story – Francis Lai 8. A Time For Us (Romeo and Juliet 1968) - Nino Rota 9. Sông Đa-nuýp Xanh (Waves of the Danube) - Ion Ivanovici 10. Happy Birthday 11. We Wish You A Merry Christmas 12. Jingle Bells - James Lord Pierpont 13. Silent Night - Franz Xaver Gruber 14. Đôi Bờ - Andrey Yakovlevich Eshpai Nếu mới học piano, ta sẽ chọn ra 1 bản nhạc và tập nó chơi tới bài cuối của giáo trình. Trong bài số 4, chúng ta sẽ áp dụng 5 nguyên tắc kể trên để tập dạng đơn giản nhất của một bài hát: Giai điệu nốt đơn tay phải – Hợp âm nốt đơn tay trái Tác giả Ly Nguyễn 61 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 62 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 63 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản Canon in C này chỉ có 8 hợp âm: C – G – Am – Em – F – C – F – G Vòng hợp âm lặp lại 4 lần. *Sau khi bạn học xong bài 5, quay lại trang này và bạn sẽ hiểu rõ hơn cấu trúc hợp âm của từng bài. Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-16 o Câu 1: 1-8 o Câu 2: 9-16 o Hai câu này giống hệt nhau • Đoạn 2: Ô nhịp 17-24 o Câu 3: 17-20 o Câu 4: 21-14 • Đoạn 3: Ô nhịp 25-33 o Câu 5: 25-28 o Câu 6: 29-33 *Áp dụng 5 nguyên tắc liệt kê ở trên với mỗi câu! Tác giả Ly Nguyễn 64 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 65 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 66 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chỉ có 4 hợp âm: Am, G, F, C. Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-8 o Câu 1: 1-2 – Vòng hợp âm: Am – G – F – C o Câu 2: 3-4 – Vòng hợp âm: Am – G – F – C o Câu 3: 5-6 – Vòng hợp âm: Am – G – F – C (giai điệu giống câu 1) o Câu 4: 7-8 – Vòng hợp âm: Dm – Em – Am • Đoạn 2: Ô nhịp 9-18 o Câu 5: 9-10 – Vòng hợp âm: F – G – C – Am o Câu 6: 11-12 – Vòng hợp âm: F – G – C o Câu 7: 13-14 – Vòng hợp âm: F – G – C – Am (giai điệu giống câu 5) o Câu 8: 15-16 – Vòng hợp âm: F – G – Am o Câu 9: 17-18 – Vòng hợp âm: F – G – Am Tác giả Ly Nguyễn 67 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 68 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 69 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bài em gái mưa sử dụng 6 hợp âm chính: C, Dm, Em, F, G, Am, E Trong đó hợp âm E có một nốt G#. Cách chia đoạn: • Đoạn 1 (intro): Ô nhịp 1-16 o Câu 1: 1-8 – Vòng hợp âm: C – G – Am – Em o Câu 2: 9-16 – Vòng hợp âm: F – G – Em – Am – Dm – G – C • Đoạn 2: Ô nhịp 17-32 o Câu 3: 17-20 – Vòng hợp âm: C – G o Câu 4: 21-24 – Vòng hợp âm: Am – Em o Câu 5: 25-28 – Vòng hợp âm: F – G – Em o Câu 6: 29-32 – Vòng hợp âm: Am – Dm – G – C • Đoạn 3: Ô nhịp 33-48 o Câu 7: 33-36 – Vòng hợp âm: Am – Em o Câu 8: 37-40 – Vòng hợp âm: F – G – C o Câu 9: 41-44 – Vòng hợp âm: Am – Em (giai điệu giống câu 7) o Câu 10: 45-48 – Vòng hợp âm: F – Dm – E • Đoạn 4: Ô nhịp 49-81 o Câu 11: 49-52 – Vòng hợp âm: Am – Dm o Câu 12: 53-56 – Vòng hợp âm: G – C o Câu 13: 57-60 – Vòng hợp âm: F – G – Em o Câu 14: 61-64 – Vòng hợp âm: Am – Dm – E o Câu 15: 65-68 – Vòng hợp âm: Am – Dm (giai điệu giống câu 11) o Câu 16: 69-72 – Vòng hợp âm: G – C (giai điệu giống câu 12) o Câu 17: 73-76 – Vòng hợp âm: F – G – Em (giai điệu giống câu 13) o Câu 18: 77-81 – Vòng hợp âm: Am – Dm – Em – Am Tác giả Ly Nguyễn 70 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 71 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản Fur Elise đoạn đầu sử dụng 4 hợp âm: Am, Em, G, C Ký hiệu mới: Lặp lại và nhảy đoạn: • Cặp dấu nhảy đoạn: 1. ở trên ô nhịp thứ 9, 2. ở trên ô nhịp thứ 19 • Cặp dấu lặp lại ở đầu ô nhịp thứ 2, cuối ô nhịp thứ 9 o Ý nghĩa: § Chơi từ ô nhịp đầu đến ô nhịp thứ 9 thì quay lại từ ô nhịp thứ 2 § Chơi tiếp từ ô nhịp thứ 2 đến hết ô nhịp thứ 8 thì bỏ qua ô nhịp thứ 9, nhảy sang ô nhịp thứ 10 Tương tự: • Cặp dấu nhảy đoạn: 1. ở trên ô nhịp thứ 24, 2. ở trên ô nhịp thứ 25 • Cặp dấu lặp lại ở đầu ô nhịp thứ 17, cuối ô nhịp thứ 24 o Ý nghĩa: § Chơi từ ô nhịp thứ 17 đến ô nhịp thứ 24 thì quay lại từ ô nhịp thứ 17 § Chơi tiếp từ ô nhịp thứ 17 đến hết ô nhịp thứ 23 thì bỏ qua ô nhịp thứ 24, nhảy sang ô nhịp thứ 25 Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-9 o Câu 1: 1-5 – Vòng hợp âm: Am – E – Am o Câu 2: 6-9 – Vòng hợp âm: Am – E – Am • Đoạn 2: Ô nhịp 10-16 o Câu 3: 10-13 – Vòng hợp âm: Am – C – G – Am o Câu 4: 14-17 – Hợp âm: E (đoạn này chia ngón tương đối khó) • Đoạn 3: Ô nhịp 17-25 (giống đoạn 1) o Câu 5: 17-20 – Vòng hợp âm: Am – E – Am (giống câu 1) o Câu 6: 21-25 – Vòng hợp âm: Am – E – Am (giống câu 2) Tác giả Ly Nguyễn 72 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 73 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 74 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 6 hợp âm chính trong bài Kiss The Rain: C, Dm, Em, F, G, Am Ngoài ra có một ô nhịp dùng hợp âm Cmaj5b. Ta cũng có ký hiệu lặp lại và nhảy đoạn: • Cặp dấu lặp lại được đặt ở đầu ô nhịp 2 và cuối ô nhịp 17 • Cặp dấu nhảy đoạn: 1. ở trên đầu ô nhịp 14-17, 2. ở trên đầu ô nhịp 18 o Ý nghĩa: § Chơi từ ô nhịp 1 đến ô nhịp thứ 17 thì quay lại từ ô nhịp thứ 2 § Chơi tiếp từ ô nhịp thứ 2 đến hết ô nhịp thứ 13 thì bỏ qua đoạn 14-17, nhảy sang ô nhịp 18 Ký hiệu mới: chùm 3 nốt: Xuất hiện ở ô nhịp thứ 7. Tổng trường độ của 3 nốt đen trong trùm 3 bằng một nốt trắng. Nói cách khác, ta cần chơi đều, lần lượt 3 nốt đen đó trong 2 phách đen bình thường. Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-20 o Câu 1: 1-4 – Vòng hợp âm: C – Em o Câu 2: 5-8 – Vòng hợp âm: Am – G o Câu 3: 9-12 – Vòng hợp âm: F – C o Câu 4: 13-17 – Vòng hợp âm: Dm – G o Câu 5: Ô nhịp 13, 18, 19, 20 – Vòng hợp âm: Dm – G – C • Đoạn 2: Ô nhịp 21-36 o Câu 6: 21-28 – Vòng hợp âm: F – C – Dm – G – C o Câu 7: 29-32 – Vòng hợp âm: Cmaj5b – Em o Câu 8: 33-36 – Vòng hợp âm: Dm – G • Đoạn 3: Ô nhịp 37-56 o Câu 9: 37-40 – Vòng hợp âm: C – Em (giai điệu giống câu 1) o Câu 10: 41-44 – Vòng hợp âm: Am – G (giai điệu giống câu 2) o Câu 11: 45-48 – Vòng hợp âm: F – C (giai điệu giống câu 3) o Câu 12: 49-52 – Vòng hợp âm: Dm – G – C o Câu 13: 53-56 – Vòng hợp âm: Dm – G – C Tác giả Ly Nguyễn 75 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 76 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 77 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bài River Flows in You chỉ gồm 4 hợp âm chính, cũng là vòng hợp âm lặp lại trong cả bài: Am – F – C – G Ký hiệu mới: Nốt móc kép, láy. Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-5 o Câu 1: 1-2 – Vòng hợp âm: Am – F o Câu 2: 3-5 – Vòng hợp âm: Am – F • Đoạn 2: Ô nhịp 6-22 o Câu 3: 6-10 – Vòng hợp âm: Am – F – C – G (câu này khó nhất trong bài) o Câu 4: 11-14 o Câu 5: 15-18 o Câu 6: 19-22 • Đoạn 3: Ô nhịp 23-39 o Câu 7: 23-26 o Câu 8: 27-30 o Câu 9: 31-34 o Câu 10: 35-39 • Đoạn 4: Ô nhịp 40-55 o Câu 11: 40-43 o Câu 12: 44-47 o Câu 13: 48-51 o Câu 14: 52-55 Tác giả Ly Nguyễn 78 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 79 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 80 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 6 hợp âm chính trong bài Love Story: C, Dm, E, F, G, Am Có duy nhất hợp âm B xuất hiện ở ô nhịp thứ 44-45. Ta cũng có ký hiệu lặp lại và nhảy đoạn (xem bài Fur Elise) Chùm 3 nốt đen xuất hiện ở ô nhịp 45 (xem bài Kiss The Rain) Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-18 o Câu 1: 1-2 o Câu 2: 3-6 o Câu 3: 7-10 o Câu 4: 11-14 o Câu 5: 15-18 • Đoạn 2: Ô nhịp 19-49 o Câu 6: 19-21 o Câu 7: 22-24 o Câu 8: 25-28 o Câu 9: 29-32 o Câu 10: 33-36 o Câu 11: 37-40 o Câu 12: 41-44 o Câu 13: 45-49 • Đoạn 3: Ô nhịp 50-66 (đoạn 3 giống đoạn 1, chỉ khác ô nhịp cuối) Tác giả Ly Nguyễn 81 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 82 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 7 hợp âm chính trong bài We Wish You A Merry Christmas: C, Dm, E, F, G, Am, G7 Để giảm mức độ phức tạp, chúng ta sẽ chưa nói tới hợp âm 7 (G7). Luyện bài này sẽ giúp bạn chuyển hợp âm linh hoạt hơn. Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-9 o Câu 1: 1-2 o Câu 2: 3-4 o Câu 3: 5-6 o Câu 4: 7-9 • Đoạn 2: Ô nhịp 10-17 o Câu 5: 10-13 o Câu 6: 14-17 • Đoạn 3: Ô nhịp 18-25 (đoạn 3 giống đoạn 1, chỉ khác ô nhịp cuối) Tác giả Ly Nguyễn 83 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 84 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này chỉ sử dụng 3 hợp âm: C, F, G Luyện bài này sẽ giúp bạn quen hơn trường độ của nốt đen chấm dôi và móc đơn. Cách chia câu: • Câu 1: Ô nhịp 1-2 • Câu 2: Ô nhịp 3-4 (giống câu 1) • Câu 3: Ô nhịp 5-6 • Câu 4: Ô nhịp 7-8 • Câu 5: Ô nhịp 9-12 • Câu 6: Ô nhịp 13-16 (giống câu 5) • Câu 7: Ô nhịp 17-20 • Câu 8: Ô nhịp 21-24 Tác giả Ly Nguyễn 85 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 86 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 87 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này chỉ sử dụng 3 hợp âm: C, G, G7 Rất phù hợp để giải trí và dịp Noel! Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-17 o Câu 1: 1-5 o Câu 2: 6-9 o Câu 3: 10-13 (giống câu 1) o Câu 4: 14-17 • Đoạn 2: Ô nhịp 18-33 o Câu 5: 18-21 o Câu 6: 22-25 o Câu 7: 26-29 (giống câu 5) o Câu 8: 30-33 Tác giả Ly Nguyễn 88 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 89 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này chỉ sử dụng 4 hợp âm: C, G, F, Dm Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-9 o Câu 1: 1-5 o Câu 2: 6-9 • Đoạn 2: Ô nhịp 10-18 o Câu 3: 10-13 (giống câu 1) o Câu 4: 14-18 Tác giả Ly Nguyễn 90 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 91 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 92 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này sử dụng 6 hợp âm: C, Dm, Em, F, G, Gm Hợp âm Gm được sử dụng trong ô nhịp 34-35 Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-25 o Câu 1: 1-2 o Câu 2: 3-4 o Câu 3: 5-6 o Câu 4: 7-8 o Câu 5: 9-10 o Câu 6: 11-12 (giống câu 1) o Câu 7: 13-19 o Câu 8: 20-25 • Đoạn 2: Ô nhịp 26-40 o Câu 9: 26-29 o Câu 10: 30-33 o Câu 11: 34-37 o Câu 12: 38-40 • Đoạn 3: Ô nhịp 41-66 (giống đoạn 1, trừ ô nhịp cuối) Tác giả Ly Nguyễn 93 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 94 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này sử dụng 6 hợp âm: C, Dm, E, F, G, Am Cách chia câu: • Câu 1: Ô nhịp 1-4 • Câu 2: Ô nhịp 5-8 • Câu 3: Ô nhịp 9-12 • Câu 4: Ô nhịp 13-17 Tác giả Ly Nguyễn 95 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 96 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Tác giả Ly Nguyễn 97 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 4 Bản nhạc này sử dụng 7 hợp âm: C, C7, Dm, E, F, G, Am Cách chia đoạn: • Đoạn 1: Ô nhịp 1-18 o Câu 1: 1-8 o Câu 2: 9-18 • Đoạn 2: Ô nhịp 19-35 o Câu 3: 19-23 o Câu 4: 24-27 o Câu 5: 28-31 o Câu 6: 32-35 • Đoạn 3: Ô nhịp 36-54 o Câu 7: 36-39 o Câu 8: 40-43 o Câu 9: 44-47 o Câu 10: 48-54 Tác giả Ly Nguyễn 98 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Bài 5: Hợp âm Tổng quan bài 5 Nội dung Ôn tập luyện ngón Hợp âm cơ bản Tập bài luyện ngón mới Chi tiết Chạy 2 quãng tám hai tay chiều lên và xuống (120 bpm) Tay trái 1 quãng tám – tay phải 2 quãng tám (100 bpm) Ôn tập lại bài tự chọn chơi ở buổi 4 Hợp âm là gì? Tại sao cần học hợp âm? Công thức hình thành hợp âm trưởng và 12 hợp âm trưởng Công thức hình thành hợp âm thứ và 12 hợp âm thứ Tay – ngón tay để chơi hợp âm Vòng hợp âm Tập đệm các đoạn nhạc đơn giản với 1 điệu đệm Tay trái 2 quãng tám – tay phải 1 quãng tám (70 bpm) Tác giả Ly Nguyễn 99 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Hợp âm là gì? Một bài hát thường bao gồm lời của ca sĩ và nhạc nền. Phần nhạc nền được chơi bởi nhiều nhạc cụ khác nhau và chúng chủ yếu chơi hợp âm. 1 hợp âm là một nhóm các cao độ nốt nhạc kết hợp với nhau, thường là 3 nốt trở lên. Tại sao cần học hợp âm? Hợp âm là nền móng xây dựng nên một bài hát. Bởi vậy, nếu nắm được hợp âm, bạn có thể: • Bắt đầu với piano một cách thú vị hơn – bạn sẽ không phải nhớ quá nhiều ký hiệu hay lý thuyết âm nhạc phức tạp • Hiểu được hoà âm và cấu trúc của một bản nhạc – điều này giúp bạn học bản nhạc đó nhanh hơn • Có thể trở thành một nhà soạn nhạc hoặc sản suất âm nhạc • Cảm giác tự do vì có thể chơi bài hát mình thích mà không cần bản nhạc Khi mới học piano, chúng ta chỉ cần tìm hiểu hai loại hợp âm: Hợp âm trưởng và Hợp âm thứ 99% các bài hát nổi tiếng đều sử dụng 2 loại hợp âm này và các biến thể của nó. Bởi vậy, chỉ cần thành thạo hợp âm trưởng và hợp âm thứ, bạn có thể chơi solo hoặc đệm cả ngàn bài hát. Tác giả Ly Nguyễn 100 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Hợp âm trưởng Cấu tạo Hợp âm trưởng được cấu thành bởi 3 nốt: Nốt gốc (bậc I) – Nốt bậc III – Nốt bậc V 3 nốt này được lấy ra từ thang âm (còn gọi là âm giai) trưởng. Cách xây dựng một hợp âm trưởng Để xác định một hợp âm trưởng gồm những nốt nào, ta sử dụng quy tắc 4-3 Nghĩa là: • Khoảng cách từ nốt bậc I tới nốt bậc III là 4 nửa bước (còn gọi là nửa cung) – Khoảng cách này còn gọi là quãng 3 trưởng • Khoảng cách từ nốt bậc III tới nốt bậc V là 3 nửa bước (nửa cung) – Khoảng cách này được gọi là quãng 3 thứ Tác giả Ly Nguyễn 101 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Ví dụ cách sử dụng quy tắc 4-3 để xác định hợp âm Do trưởng (ký hiệu là C): 1. Nốt bậc I là C: Chọn một phím C bất kỳ trên bàn phím piano 2. Nốt bậc IIII: Từ phím C đó, ta đếm 4 nửa bước từ trái sang phải , ta được phím E 3. Nốt bậc V: Từ phím E vừa xác định được, đếm thêm 3 nửa bước nữa sang phải ta được phím G Tổng hợp lại, ta được cấu tạo của hợp âm Do trưởng (C) là: C E G Âm thanh của hợp âm trưởng Có tính chất vui tươi, trong sáng. Ký hiệu Một hợp âm trưởng được ký hiệu bởi nốt gốc của nó: Ví dụ: Hợp âm Do trưởng được ký hiệu là C; Hợp âm Sol trưởng được ký hiệu là G. Hợp âm trưởng cần nhớ Với quy tắc 4-3, ta có thể xác định được tất cả các hợp âm trưởng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, ta nên nhớ cấu tạo của 3 hợp âm trưởng chính để việc luyện tập đạt kết quả cao. 3 hợp âm trưởng đó là: • C: C E G • F: F A C • G: G B D 3 hợp âm trưởng trên được cấu tạo bởi các phím trắng. Danh sách 15 hợp âm trưởng Tên hợp âm Ký hiệu Do trưởng C Do thăng trưởng C# Re giáng trưởng Db Re trưởng D Mi giáng trưởng Eb Mi trưởng E Fa trưởng F Fa thăng trưởng F# Sol giáng trưởng Gb Sol trưởng G La giáng trưởng Ab La trưởng A Si giáng trưởng Bb Si trưởng B Do giáng trưởng Cb Nốt bậc I C C# Db D Eb E F F# Gb G Ab A Bb B Cb Tác giả Ly Nguyễn Nốt bậc III E F F F# G G# A A# Bb B C C# D D# Eb Nốt bậc V G G# Ab A Bb B C C# Db D Eb E F F# Gb 102 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Danh sách hợp âm trưởng trên đàn piano Tác giả Ly Nguyễn 103 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Hợp âm thứ Cấu tạo Hợp âm thứ cũng được cấu thành bởi 3 nốt: Nốt gốc (bậc I) – Nốt bậc III – Nốt bậc V 3 nốt này được lấy ra từ thang âm (còn gọi là âm giai) thứ. Cách xây dựng một hợp âm thứ Ngược lại so với hợp âm trưởng, ta sử dụng quy tắc 3-4: • Khoảng cách từ nốt bậc I tới nốt bậc III là 3 nửa bước (còn gọi là nửa cung) – quãng 3 thứ • Khoảng cách từ nốt bậc III tới nốt bậc V là 4 nửa bước (nửa cung) – quãng 3 trưởng Tác giả Ly Nguyễn 104 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Ví dụ cách sử dụng quy tắc 3-4 để xác định hợp âm Re thứ (ký hiệu là Dm): 4. Nốt bậc I là D: Chọn một phím D bất kỳ trên bàn phím piano 5. Nốt bậc IIII: Từ phím D đó, ta đếm 3 nửa bước từ trái sang phải , ta được phím F 6. Nốt bậc V: Từ phím F vừa xác định được, đếm thêm 4 nửa bước nữa sang phải ta được phím A Tổng hợp lại, ta được cấu tạo của hợp âm Re thứ (Dm) là: D F A Âm thanh của hợp âm thứ Có tính chất buồn. Ký hiệu Một hợp âm thứ được ký hiệu bởi nốt gốc của nó và chữ “m” ben cạnh: Ví dụ: Hợp âm Re thứ được ký hiệu là Dm; Hợp âm La thứ được ký hiệu là Am. Hợp âm thứ cần nhớ Trong thời gian đầu, ta nên nhớ cấu tạo của 3 hợp âm thứ thường dùng • Dm: D F A • Em: E G B • Am: A C E 3 hợp âm thứ trên cũng đều được cấu tạo bởi các phím trắng. Danh sách 15 hợp âm thứ Tên hợp âm Do thứ Do thăng thứ Re thứ Re thăng thứ Mi giáng thứ Mi thứ Fa thứ Fa thăng thứ Sol thứ Sol thăng thứ La giáng thứ La thứ La thăng thứ Si giáng thứ Si thứ Ký hiệu Cm C#m Dm D#m Ebm Em Fm F#m Gm G#m Abm Am A#m Bbm Bm Nốt bậc I C C# D D# Eb E F F# G G# Ab A A# Bb B Tác giả Ly Nguyễn Nốt bậc III (b) Eb E F F# Gb G Ab A Bb B B C C# Db D Nốt bậc V G G# A A# Bb B C C# D D# Eb E F F F# 105 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Danh sách hợp âm thứ trên đàn piano Tác giả Ly Nguyễn 106 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Tay – ngón tay chơi hợp âm Tay Thông thường, nếu bạn đệm hát thì có thể chơi hợp âm bằng một tay hoặc cả 2 tay. Điều này tuỳ vào trình độ và mức độ phức tạp mà bạn muốn. Nếu bạn chơi solo (piano cover hoặc piano cổ điển) thì thông thường tay phải sẽ chơi phần giai điệu, còn tay trái chơi phần hợp âm. Ngón tay Ngón tay để chơi từng điệu sẽ vô cùng đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Trong bài làm quen với hợp âm này, chúng ta sẽ học cách bấm hợp âm đơn giản nhất: Chùm 3 nốt với tư thế đặt ngón tay tự nhiên. (Ôn lại bài cũ: Tư thế đặt ngón tay tự nhiên là 5 ngón tay đặt trên 5 phím trắng liền nhau) Tay trái chơi hợp âm C; Tay phải chơi hợp âm C • Tay trái: 5-3-1 o Ngón 5 cho nốt bậc I o Ngón 3 cho nốt bậc III Ngón 1 cho nốt bậc V • Tác giả Ly Nguyễn Tay phải: 1-3-5 o Ngón 1 cho nốt bậc I o Ngón 3 cho nốt bậc III o Ngón 5 cho nốt bậc V 107 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Vòng hợp âm Vòng hợp âm là một chuỗi các hợp âm được chơi theo một thứ tự nhất định. Mỗi bài hát, bản nhạc đều có một hoặc nhiều vòng hợp âm. Những vòng hợp âm này được lặp lại xuyên suốt trong bài hát. Nếu bạn muốn đệm hát, bạn chỉ cần học thuộc vòng hợp âm của bài hát đó (thường từ 4-12 hợp âm). Sau đó bạn có thể đệm hát với phong cách riêng của mình. Nếu bạn chơi solo (piano cover hay piano cổ điển), bạn sẽ không phải nhớ quá nhiều nốt nhạc ở tay trái và tay phải. Điều này cũng giúp bạn tập bất cứ một bản nhạc nào mới nhanh hơn. Đoạn nhạc phía dưới là vòng hợp âm của bài Canon in C: Vòng này chỉ có 8 hợp âm: C – G – Am – Em – F – C – F – G, lặp đi lặp lại suốt cả bài. Vòng hợp âm trên được sử dụng cho rất nhiều bài hát: • Canon in C • Beautiful in White • Proud of you • Ngày Xuân Long Phụng Sum Vầy • … Giai điệu của bài hát có thể thay đổi nhưng vòng hợp âm thì được giữ nguyên. Nó là nền tảng của bài hát. Vậy nên, khi học một bài hát hoặc bản nhạc mới, công việc của chúng ta sẽ là: 1. Ghi nhớ vòng hợp âm 2. Ghi nhớ giai điệu 3. Kết hợp giai điệu và hợp âm với nhau Tác giả Ly Nguyễn 108 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 5 Đệm hát đơn giản Điệu đệm 1: Nốt trầm tay trái - Hợp âm tay phải Tay trái đệm 1 nốt trầm, chính là nốt bậc I của hợp âm Tay phải đệm chùm 3 nốt, đầy đủ cấu tạo của hợp âm Ví dụ về cách đệm điệu 1 với vòng hợp âm của bài Canon in C: Cách đệm điệu 1 cho bài River Flows in You: (Vòng hợp âm này được sử dụng cho rất nhiều bài) Cách đệm điệu 1 cho bài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: Luyện ngón: Tay trái 2 quãng tám – tay phải 1 quãng tám Cách tập Bài tập này tương tự với bài luyện ngón trước, chỉ thay vai trò của tay phải và tay trái: Tay phải một nốt – Tay trái hai nốt. Lưu ý các điểm khớp nốt của tay phải và tay trái. Bắt đầu với tốc độ là 70 bpm, coi một phách là một nốt móc đơn! Tác giả Ly Nguyễn 109 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Bài 6: Piano Cover Tổng quan bài 6 Nội dung Ôn tập luyện ngón, bài cũ Piano cover đơn giản Piano đệm hát Bài luyện ngón mới Chi tiết Chạy 2 quãng tám chiều lên và xuống, 120 bpm Tay trái 1 quãng tám, tay phải 2 quãng tám, 120 bpm Tay trái 2 quãng tám, tay phải 1 quãng tám, 120 bpm Vòng hợp âm Canon in C điệu đệm số 1, 120 BPM Bài tự chọn chơi ở bài 4 Điệu đệm dậm hợp âm tay trái Điệu đệm rải ngón 1-3-5/1-3-5-8/1-3-5-3/1-5-3-5 Điệu đệm 2: Rải ngón 1-3-5 tay trái, hợp âm tay phải Cách dậm Pedal vang Tay trái 2 quãng tám, tay phải 4 quãng tám, 70 bpm Chạy 4 quãng tám chiều lên và xuống, 100 bpm Điệu đệm rải ngón 1-3-5/1-3-5-8/1-3-5-3/1-5-3-5 cho bài tự chọn Tác giả Ly Nguyễn 110 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Piano cover đơn giản Piano cover là chơi lại bản nhạc, bài hát của một người khác. Thông thường, piano cover bao gồm hai phần: 1. Giai điệu bên tay phải 2. Hợp âm bên tay trái Về cơ bản, piano cover sẽ khó hơn piano đệm hát vì ngoài chơi hợp âm, tay phải phải chơi thêm giai điệu. Điệu đệm dậm hợp âm tay trái Bất cứ khi nào trên bản nhạc có xuất hiện ký hiệu hợp âm, ta nhấn và giữ hợp âm đó, ngân cho tới khi chuyển hợp âm mới (hợp âm trưởng và thứ gồm 3 nốt vang lên đồng thời). Cover với điệu dậm cho Canon in C – 2 đoạn đầu *Bạn có thể luyện tập cover điệu dậm hợp âm tay trái với các bản nhạc khác ở mục bản nhạc. Tác giả Ly Nguyễn 111 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Điệu đệm rải ngón 1-3-5/1-3-5-8/1-3-5-3/1-5-3-5 1-3-5 Về ngón tay và cao độ Tay trái sẽ chơi lần lượt: 1. Nốt bậc I với ngón 5 2. Nốt bậc III với ngón 3 3. Nốt bậc V với ngón 1 Về tốc độ Nếu bài hát nhịp 4/4: Nếu bài hát nhịp 3/4: • Nốt bậc I và nốt bậc III, mỗi nốt • Mỗi nốt bằng 1 nốt đen bằng 1 nốt đen; nốt bậc V là 2 nốt • Hoặc mỗi nốt bằng một nốt móc đen đơn • Hoặc Nốt bậc I và nốt bậc III, mỗi nốt là 1 nốt móc đơn; nốt bậc V là một 1 nốt đen Cover với điệu rải 1-3-5 cho Canon in C – đoạn đầu 1-3-5-8 Tương tự như điệu rải 1-3-5, tuy nhiên tay trái thêm một nốt bậc VIII với ngón 2 vắt qua ngón 1. Kiểu đệm này chỉ áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Cover với điệu rải 1-3-5-8 cho Canon in C – đoạn đầu Tác giả Ly Nguyễn 112 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 1-3-5-3 Tương tự như trên, thay nốt thứ tư bằng một nốt bậc III với ngón 3. Kiểu đệm này cũng chỉ áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Cover với điệu rải 1-3-5-3 cho Canon in C – đoạn đầu 1-5-3-5 Ban đầu bạn sẽ thấy hơi khó làm quen với điệu đệm này do ngón tay đang quen với khuôn mẫu 1-3-5-3. Kiểu đệm này cũng áp dụng cho nhịp 4/4 hoặc 2/4 Cover với điệu rải 1-5-3-5 cho Canon in C – đoạn đầu Tác giả Ly Nguyễn 113 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Piano đệm hát Điệu đệm 2: Rải ngón 1-3-5 tay trái – Hợp âm tay phải Về ngón tay và cao độ Tay trái sẽ chơi lần lượt: Tay phải dậm hợp âm vào: 1. Nốt bậc I với ngón 5 1. Nốt bậc I tay trái 2. Nốt bậc III với ngón 3 2. Nốt bậc V tay trái 3. Nốt bậc V với ngón 1 Về tốc độ Tốc độ tay trái nhanh gấp đôi tay phải Nếu bài hát nhịp 4/4: Nếu bài hát nhịp 3/4: • Nốt bậc I và nốt bậc III, mỗi nốt • Mỗi nốt bằng 1 nốt đen bằng 1 nốt đen; nốt bậc V là 2 nốt • Hoặc mỗi nốt bằng một nốt móc đen đơn • Hoặc Nốt bậc I và nốt bậc III, mỗi nốt là 1 nốt móc đơn; nốt bậc V là một 1 nốt đen Điệu đệm 2 với vòng hợp âm Canon in C Tác giả Ly Nguyễn 114 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Cách dậm pedal vang Tư thế Ôn lại một chút kiến thức bài 1: Nếu đã ngồi đúng tư thế của piano thì việc dậm pedal sẽ không quá khó. Ngồi về nửa trên của chiếc ghế sẽ giúp bạn nhấn pedal một cách thoải mái, không bị căng cơ. Ngược lại, nếu ngồi quá sâu thì chân sẽ phải với để nhấn pedal. Việc này vừa làm giảm tốc độ nhấn nhả và khiến chân mỏi nhanh hơn. Hình dưới đây minh hoạ lại tư thế ngồi piano. Tác giả Ly Nguyễn 115 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Đầu tiên, ta lấy gót chân làm điểm tựa. Sử dụng phần mũi bàn chân để nhấn pedal. Lực nhấn xuống là của mắt cá chân chứ không phải toàn bộ cẳng chân! Tác giả Ly Nguyễn 116 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Nguyên tác nhấn nhả pedal vang • Nhấn pedal vào phách đầu tiên của hợp âm mới • Nhả pedal vào lúc chuyển sang hợp âm tiếp theo • Nhấn và nhả dứt khoát: o Nếu nhấn không chắc thì nốt đang vang sẽ bị hụt o Nếu nhả không đủ độ thì tiếng sẽ bị vang sang hợp âm sau (nhem tiếng) Cách tập • Sử dụng vòng hợp âm Canon in C, hợp âm nốt đơn • Tốc độ: 70 bpm, mỗi phách là một nốt đen • Các bộ phận phối hợp: o Tay trái chơi hợp âm nốt đơn o Miệng đọc thành tiếng: Nhấn – 2 – 3 – nhả o Chân phải nhấn và nhả pedal vàng theo cách đọc như trên Ở bài tập này, một hợp âm chúng ta nhấn và giữ pedal 3 phách. Dành 1 phách cho việc nhả pedal. Việc dùng 1 phách để nhả pedal giúp bạn dễ tiếp cận với cách nhấn nhả tuy nhiên âm thanh sẽ bị đứt đoạn. Đó là lúc chúng ta nâng độ khó lên một chút: • • Tốc độ: 140 bpm, mỗi phách là một nốt móc đơn Cách phối hợp các bộ phận vẫn như trên, chỉ thay đối cách đếm: o Nhấn – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – Nhả Lần này, chúng ta chỉ dùng 0.5 phách để nhả! Âm thanh nghe liền hơn so với lúc trước Tác giả Ly Nguyễn 117 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Dần dần, ta sẽ dần rút ngắn thời gian nhả pedal vang. Lúc đó tiếng vang dày, đầy đặn, âm thanh mượt và rất dễ chịu, không bị đứt đoạn. Lưu ý khác khi tập dậm pedal vang: • Nên tập pedal vang với chuyển vòng hợp âm trước, khi quen rồi mới kết hợp thêm giai điệu tay phải. • Dùng lực của mắt cá chân và nửa bàn chân trên để nhấn, không phải lực của cả cẳng chân • Nhả vừa đủ một cách nhẹ nhàng, không để pedal bật mạnh và đập vào hộp đàn, gây ra tiếng kêu khó chịu Tác giả Ly Nguyễn 118 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Bài luyện ngón Tay trái 2 quãng tám, tay phải 4 quãng tám Đây là bản mở rộng của bài luyện ngón Tay trái 1 quãng tám, tay phải 2 quãng tám. Bắt đầu với tốc độ 70 bpm, mỗi phách là một nốt móc đơn. Chạy 4 quãng tám hai tay Đây là bản mở rộng của bài luyện ngón Chạy 2 quãng tám chiều lên và xuống hai tay. Bắt đầu với tốc độ 100 bpm, mỗi phách là một nốt móc đơn. Tác giả Ly Nguyễn 119 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Điệu đệm rải ngón 1-3-5/1-3-5-8/1-3-5-3/1-5-3-5 cho bài tự chọn Sử dụng giai điệu của bản nhạc bạn đã chơi được ở bài 4, thay nốt đệm hợp âm đơn tay trái với điệu rải ngón 1-3-5/1-3-5-8/1-3-5-3/1-5-3-5. Hãy thử nghiệm để chọn được kiểu đệm mà bạn cảm thấy phù hợp. Trang sau là bản nhạc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Canon in C được soạn sử dụng các điệu 1-3-5, 1-3-5-3, 1-3-5-8. Bạn có thể tham khảo và đưa ra kiểu đệm riêng cho mình. Tác giả Ly Nguyễn 120 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Tác giả Ly Nguyễn 121 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Tác giả Ly Nguyễn 122 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 6 Tác giả Ly Nguyễn 123 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 Bài 7: Điệu đệm 1-5-8 và các biến thể. Điệu Waltz Tổng quan bài 7 Nội dung Chi tiết Chạy 4 quãng tám hai tay, chiều lên và xuống, 120 BPM Chạy tay trái 2 quãng tám, tay phải 4 quãng tám, 120 BPM Luyện ngón Chạy tay phải 2 quãng tám, tay trái 4 quãng tám, 120 BPM Tập chuyển hợp âm, vòng Canon in C với điệu đệm số 1 và điệu đệm số 2 1-5-8 1-5-8-5 1-5-8-10 Điệu đệm 1-5-8 1-5-8-5-10-5-8-5 và các biến thể 1-5-8-10-12-10 1-8-10-12 (1-8)-10-12-15 (1-8)-12-15-17 Điệu Waltz 1-(3-5)-(3-5) Cách tập các điệu đệm Tác giả Ly Nguyễn 124 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-5-8 Điệu đệm 1-5-8 và các biến thể Về ngón tay và cao độ Tay trái sẽ chơi lần lượt: 1. Nốt bậc I với ngón 5 2. Nốt bậc V với ngón 2 3. Nốt bậc VIII với ngón 1 Về trường độ Nếu bài hát nhịp 4/4: Nếu bài hát nhịp 3/4: • Nốt bậc I và nốt bậc V, mỗi nốt bằng • Mỗi nốt bằng 1 nốt đen 1 nốt đen; nốt bậc VIII là 2 nốt đen • Hoặc: mỗi nốt bằng một nốt móc • Hoặc: Nốt bậc I và nốt bậc V, mỗi đơn nốt là 1 nốt móc đơn; nốt bậc VIII là một 1 nốt đen Trích đoạn kiểu đệm 1-5-8 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 125 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-5-8-5 Được phát triển từ điệu rải 1-5-8. Tay trái thêm một nốt bậc năm với ngón 2. Kiểu đệm này áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm 1-5-8-5 Canon in C: 1-5-8-10 Được phát triển từ điệu rải 1-5-8. Tay trái thêm một nốt bậc mười với ngón 2 vắt qua ngón 1. Kiểu đệm này cũng áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm 1-5-8-10 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 126 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-5-8-5-10-5-8-5 Được phát triển từ điệu rải 1-5-8-5. Tay trái thêm 4 nốt, tổng là 8 nốt. Thông thường, trường độ của mỗi nốt tương ứng một nốt móc đơn. Thích hợp cho các đoạn cao trào có nhịp điệu nhanh. Kiểu đệm này áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm 1-5-8-5-10-5-8-5 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 127 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-5-8-10-12-10 Được phát triển từ điệu rải 1-5-8-10. Trường độ có phần khó hơn một chút. 10-12-10 tương ứng là ngón 2 vắt qua ngón 1, rồi ngón 1 lại nguồn qua ngón 2. Kiểu này cũng thích hợp cho các đoạn cao trào có nhịp điệu nhanh. Áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm 1-5-8-10-12-10 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 128 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-8-10-12 Trường độ mỗi nốt là một nốt đen. Áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm 1-8-10-12 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 129 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 (1-8)-10-12-15 Ký hiệu (1-8) nghĩa là nốt bậc một và nốt bậc tám vang lên đồng thời. Điệu này khó hơn một chút do vừa chơi quãng tám, đồng thời vắt ngón. Trường độ mỗi nốt là một nốt đen. Áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm (1-8)-10-12-15 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 130 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 (1-8)-12-15-17 Điệu này nâng cao hơn một chút so với điệu trên do phải vắt ngón 4. Trường độ mỗi nốt là một nốt đen. Áp dụng được cho nhịp 4/4 hoặc 2/4. Trích đoạn kiểu đệm (1-8)-12-15-17 Canon in C: Tác giả Ly Nguyễn 131 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 Kết hợp các điệu đệm Nếu chỉ chơi một kiểu đệm từ đầu đến cuối, dần dần bạn sẽ cảm thấy giai điệu khá nhàm. Lúc này thử một vài kiểu kết hợp và sắp xếp mới, bạn sẽ có được một giai điệu nhiều màu sắc hơn. Vẫn là Canon in C, tuy nhiên: • Ô nhịp 1 sử dụng điệu (1-8)-12-15-17 • Ô nhịp 2 sử dụng điệu 1-8-10-12 • Ô nhịp 3 sử dụng điệu 1-5-8-10 • Ô nhịp 4 và ô nhịp 5 lại sử dụng điệu 1-8-10-12 • Ô nhịp 6 sử dụng điệu (1-8)-10-12-15 • Ô nhịp 7 sử dụng điệu 1-8-10-12 • Ô nhịp 8 sử dụng điệu 1-5-8-10 Tác giả Ly Nguyễn 132 Modern Fundamentals of Piano Practice – Lesson 7 1-(3-5)-(3-5) Điệu Waltz Về ngón tay và cao độ Tay trái sẽ chơi lần lượt: 1. Nốt bậc I với ngón 5 2. Nốt bậc III và nốt bậc V vang lên đồng thời với ngón 3 và ngón 1 3. Nốt bậc III và nốt bậc V vang lên đồng thời với ngón 3 và ngón 1 Về trường độ Chỉ áp dụng cho bài hát nhịp 3/4: • Mỗi nốt bằng 1 nốt đen Trích đoạn điệu đệm Waltz cho bàn We Wish You A Merry Christmas: Cách tập luyện các điệu đệm Mỗi buổi, bạn nên chỉ tập 1 kiểu đệm cho bản nhạc mà bạn đã học sao cho thuật thuần thục và quen kiểu đệm đó. Sau khi đã thuần thục tương đối một vài điệu đệm, bạn có thể sắp xếp và kết hợp chúng một cách thoải mái. Tác giả Ly Nguyễn 133 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Các bản nhạc tự chọn Tác giả Ly Nguyễn 134 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 135 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 136 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 137 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 138 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 139 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 140 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 141 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 142 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 143 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 144 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 145 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 146 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 147 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 148 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 149 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 150 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 151 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 152 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 153 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 154 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 155 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 156 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 157 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 158 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 159 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 160 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 161 Modern Fundamentals of Piano Practice – Sheet Music Tác giả Ly Nguyễn 162