Uploaded by leanh.ipchn

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo Thông tư 80 2021 TT-BTC

advertisement
LỜI CẢM ƠN
Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới Ban biên soạn, bao gồm:
-
Thành viên Hội đồng Biên tập - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI:
o PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê - Nguyên Giảng viên Học viện Tài chính
o PGS.TS Lý Phương Duyên - Giảng viên Học viện Tài chính
-
Các Anh Chị Cộng tác viên viết bài nội dung Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI:
o Nguyễn Hải Yến - CPA (Aust.)
o Nguyễn Văn Huân
o Nguyễn Tuấn Dũng
-
Thành viên nhóm nội dung bài viết Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI:
o Nguyễn Hải Yến - CPA (Aust.)
o Trần Thùy Trang
Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI trân trọng và tri ân những
đóng góp quý giá của các anh chị và các bạn trong quá trình viết bài, phản biện và biên
tập bài viết.
Với mong muốn nỗ lực tạo ra những nội dung chất lượng cao về tài chính, kế toán,
thuế chia sẻ tới cộng đồng; liên tục cập nhật các quy định pháp luật liên quan; đồng
thời cung cấp các dẫn chứng tiêu biểu, các ví dụ cụ thể; Ban biên soạn hy vọng bạn đọc
có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu mọi vướng mắc về thuế Giá trị gia tăng ở cuốn Cẩm
nang này và áp dụng hiệu quả vào công tác kê khai, xử lý thuế tại doanh nghiệp mình.
Để cuốn Ebook được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và chia sẻ của bạn đọc. MISA xin cảm ơn bạn đọc đã chung tay cùng MISA
xây dựng kho tàng kiến thức miễn phí phục vụ cộng đồng.
1
LỜI MỞ ĐẦU
Mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT năm 2022 có nhiều thay đổi khi chính thức áp dụng
theo quy định mới của Thông tư 80/2021/TT-BTC. Hướng dẫn kê khai theo mẫu tờ
khai tại Thông tư 80/2021/TT-BTC - Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng trình bày tới bạn
đọc cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC một cách
đầy đủ, chi tiết kèm hình ảnh minh họa theo từng bước thực hiện trên phần mềm Hỗ
trợ khai thuế (HTKK).
Bên cạnh đó, đôi khi do bỏ sót không kê khai hóa đơn mua vào/bán ra; ghi sai thông
tin hóa đơn hoặc kê khai sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT, kế toán viên có thể
phải thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh cho tờ khai thuế GTGT có sai, sót về đúng
theo quy định và tình hình thực tế phát sinh. Thấu hiểu những khó khăn đó, đội ngũ
MISA AMIS Kế toán cũng tổng hợp đầy đủ các quy định chung về kê khai bổ sung, điều
chỉnh và hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai GTGT điều chỉnh bổ sung theo từng bước
thực hiện.
Mong rằng các nội dung được đầu tư biên soạn kỹ lưỡng trong cuốn cẩm nang này có
thể giúp các bạn kế toán viên thực hành việc kê khai lần đầu và kê khai bổ sung, điều
chỉnh tờ khai thuế GTGT được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung chi tiết.
2
MỤC LỤC
Hướng dẫn kê khai theo mẫu tờ khai tại
Thông tư 80/2021/TT-BTC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
........................................................................................................................... 3
........................................................................................................................... 4
Phần VIII – Hướng dẫn cách lập, kê khai, điều chỉnh bổ sung tờ khai thuế GTGT
........................................................................................................................... 5
A. Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT .................................................................. 5
B. Các quy định chung về kê khai bổ sung, điều chỉnh ..................................................................... 25
tờ khai thuế GTGT ............................................................................................................................. 25
1. Xác định tờ khai chính thức và tờ khai GTGT bổ sung, điều chỉnh ........................................... 25
a. Xác định tờ khai chính thức .................................................................................................. 25
b. Xác định tờ khai GTGT bổ sung, điều chỉnh .......................................................................... 26
2. Xác định thời điểm kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT.......................................... 26
3. Một số điểm lưu ý về kê khai bổ sung khi phát hiện các hóa đơn GTGT đầu ra hoặc đầu vào có
sai, sót ........................................................................................................................................... 28
3.1. Kê khai đối với các hóa đơn đầu ra có sai, sót ................................................................... 28
3.2. Kê khai đối với các hóa đơn đầu vào có sai, sót ................................................................ 29
4. Bộ hồ sơ kê khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ................................ 30
5. Một số điểm mới về kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ...... 30
6. Một số nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT........... 31
7. Quy trình kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT ........................................................ 32
C. Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai GTGT điều chỉnh bổ sung..................................................... 35
LỜI KẾT ............................................................................................................ 55
3
3
Phần VIII – Hướng dẫn cách lập, kê khai,
điều chỉnh bổ sung tờ khai thuế GTGT
A. Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT
Quy trình các bước lập tờ khai thuế GTGT như sau:
Hình 1: Các bước kê khai tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất
Đầu tiên, người nộp thuế mở phần mềm HTKK lên và tiến hành đăng nhập hệ thống
bằng mã số thuế của doanh nghiệp mình.
Lưu ý, cần nhập chính xác “Mã số thuế”, rồi chọn Đồng ý.
1
4
Hình 2: Đăng nhập HTKK phiên bản mới nhất
Lưu ý: Nếu lần đầu tiên đăng nhập và chưa kê khai thông tin, người nộp thuế chọn mã
số thuế mới để kê khai vào hệ thông trước khi đăng nhập.
Bước 2: Chọn tờ khai thuế GTGT (01/GTGT) (TT80/2021)
Người nộp thuế tích vào mục Thuế giá trị gia tăng, chọn đúng mục “Tờ khai thuế GTGT
(01/GTGT) (TT80/2021)”
5
Hình 3: Chọn mẫu tờ khai thuế GTGT (01/GTGT) (TT80/2021)
Bước 3: Khai báo thông tin quản lý thuế, danh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT của
doanh nghiệp
Tiếp theo người nộp thuế cần khai báo thông tin cơ quan thuế quản lý của doanh
nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động SXKD thông thường và không có hoạt động kinh
doanh phải phân bổ thuế GTGT, người nộp thuế chỉ cần chọn lại cơ quan thuế quản lý
cấp cục và cơ quan thuế nơi nộp (cấp huyện/thành phố/cấp cục tùy theo doanh
nghiệp) giống như thông tin ban đầu nhập trong hệ thống.
6
Hình 4: Khai báo thông tin quản lý thuế, danh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT của
doanh nghiệp
Lưu ý: Thông tư 80/2021/TT-BTC là bắt buộc lựa chọn danh mục ngành nghề khi kê
khai, đây là điểm mới Thông tư 80 bổ sung so với quy định kê khai trước đây (xem hình
bên dưới):
Hình 5: Lựa chọn danh mục ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
7
Trong đó, căn cứ theo quy định của Điều 13, Thông tư số 80/2021/TT-BTC, một số
ngành nghề được phân bổ thuế GTGT như sau:
-
Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
-
Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
-
Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế
quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
-
Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia
công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định
số 126/2020/NĐ-CP;
-
Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
Đối với hoạt động kinh doanh thông thường thì không phải phân bổ thuế GTGT nếu
không thuộc các trường hợp của Thông tư số 80/2021/TT-BTC đã quy định ở trên.
Sau khi điền các thông tin về cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và loại hình hoạt
động kinh doanh, người nộp thuế: Lựa chọn kỳ thuế GTGT theo quý hoặc theo
tháng, Chọn các phụ lục có liên quan (nếu có), và chọn Đồng ý.
Bước 4: Kê khai chi tiết các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
Sau khi đã đăng nhập được vào tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư
80/2021/TT-BTC, người nộp thuế tiến hành kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai:
-
Các chỉ tiêu người nộp thuế được phép sửa và nhập trên tờ khai thuế GTGT
khấu trừ mẫu 01/GTGT bao gồm: Chỉ tiêu [21], [22], [23], [24], [25], [26], [29],
[30], [31], [32], [33], [32a], [37], [38], [39a], [40b], [42];
-
Các chỉ tiêu còn lại phần mềm HTKK sẽ tự động tính và cập nhật.
Xem hình ảnh tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT mới nhất trên HTKK theo Thông tư
80/2021/TT-BTC dưới đây.
8
Hình 6: Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT trên HTKK theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
9
Cách điền các chỉ tiêu từ [21] đến [43] như sau:
(*) Mục A. Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ:
Chỉ tiêu [21]- Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ:
-
Nếu trong kỳ kê khai cơ sở kinh doanh không phát sinh các hoạt động mua bán
hàng hoá dịch vụ thì cơ sở kinh doanh vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan
thuế. Trên tờ khai, cơ sở kinh doanh đánh dấu “X” vào ô mã số Chỉ tiêu [21] “Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”.
-
Lưu ý: Khi đánh dấu vào ô mã số chỉ tiêu [21], cơ sở kinh doanh không cần phải
điền số 0 vào ô mã số của các chỉ tiêu phản ánh hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán
ra trong kỳ.
(*) Mục B. Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
Chỉ tiêu số [22]: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang:
-
Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang được ghi vào mã số chỉ
tiêu [22] của Tờ khai thuế GTGT kỳ này là số thuế đã ghi trên mã số [43] của Tờ
khai thuế GTGT kỳ liền trước.
Lưu ý:
-
Số thuế còn phải nộp hoặc nộp thừa của kỳ trước không được ghi vào chỉ tiêu
này. Theo quy định tại Luật thuế GTGT, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp
thiếu kỳ trước thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước; nếu
có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được tính khấu
trừ số thuế lớn hơn đó cho kỳ tiếp theo;
-
Chỉ tiêu [43] của kỳ trước sẽ được phần mềm sẽ tự động cập nhật. Người nộp
thuế nên kiểm tra trước khi kê khai ở chỉ tiêu [22] bằng cách xem lại Chỉ tiêu
[43] của Tờ khai chính thức kỳ trước;
-
Nếu người nộp thuế cài lại phần mềm HTKK hoặc cài lại hệ điều hành (win) của
máy tính, hoặc máy tính lần đầu cài HTKK thì dữ liệu tại chỉ tiêu [43] của kỳ trước
sẽ không tự động nhảy sang chỉ tiêu [22] kỳ này. Trong trường hợp, người nộp
thuế cần nhập nhập tay số tiền ở chỉ tiêu [43] của kỳ trước vào chỉ tiêu [22] trên
tờ khai kỳ này hoặc backup dữ liệu cũ trước khi lên tờ khai này.
10
(*) Mục C. Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước
I. Hàng hoá dịch vụ (HHDV) mua vào
Số liệu để kê khai vào các chỉ tiêu của mục này bao gồm giá trị hàng hoá dịch vụ mua
vào trong kỳ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không bao gồm thuế GTGT đầu
vào của các dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh. Số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu
tư được kê khai, theo dõi riêng tại Tờ khai thuế GTGT của Dự án đầu tư.
1. Giá trị và thuế GTGT của HHDV mua vào
Chỉ tiêu “Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai bao gồm các chỉ tiêu phản
ánh giá trị và tiền thuế GTGT của HHDV cơ sở kinh doanh mua vào trong kỳ, gồm cả
HHDV mua trong nước và HHDV nhập khẩu.
Chỉ tiêu số [23]: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế
GTGT, bao gồm giá trị HHDV mua vào trong nước và nhập khẩu;
-
Trong đó bổ sung thêm chi tiết giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, theo quy
định mới trong biểu mẫu Thông tư 80/2021/TT-BTC có bổ sung chỉ tiêu số [23a]
để kê khai.
Chỉ tiêu số [23a]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị của HHDV nhập khẩu trong kỳ (giá trị
chưa có thuế GTGT), căn cứ theo chứng từ của hàng hoá nhập khẩu như: tờ
khai hải quan, hợp đồng nhập khẩu, hoá đơn của phía nước ngoài cung cấp...
Chỉ tiêu số [24]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào:
-
Là tổng số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ (bao gồm cả
số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ, trong đó có cả số thuế
GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu trong kỳ).
Chỉ tiêu số [24a]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
-
Đây là chỉ tiêu mới được bổ sung theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
-
Số liệu ghi vào mã số chỉ tiêu này là tổng số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu
trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (như Biên
lai thu thuế GTGT hàng nhập khẩu, Giấy nộp tiền vào Ngân sách...)
11
Chú ý: Đối với trường hợp mua HHDV có xuất xứ từ nước ngoài mà cơ sở kinh doanh
không trực tiếp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu), thì coi như hàng hoá mua vào
trong nước, cơ sở kinh doanh không ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 1: Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
Trong tháng 1/2022, công ty An Huy mở tờ khai hàng nhập khẩu để nhập 1.000
tấn nguyên liệu về để sản xuất với giá trị hàng nhập khẩu chưa có thuế GTGT là
10 tỷ đồng. Hàng hoá đã nhập về kho của công ty trong tháng 1/2022. Số thuế
GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu cho lô hàng trên theo thông báo của Hải quan
là 1 tỷ đồng, thời hạn nộp thuế cuối cùng là ngày 15/2/2022.
Ngày 15/2/2022 cơ sở kinh doanh đã nộp số thuế GTGT là 1 tỷ đồng vào ngân
sách Nhà nước.
Với tình hình nhập khẩu hàng hoá và nộp thuế như trên thì cơ sở kinh doanh
phải thực hiện việc kê khai thuế GTGT đầu vào như sau:
o Tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2022:
▪
Ghi tại mã số [23a] giá trị của số nguyên liệu nhập khẩu là 10 tỷ
đồng
▪
Không ghi số liệu tại mã số [24a], do công ty chưa nộp thuế GTGT
cho số nguyên vật liệu đã nhập khẩu.
o Tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 2/2022:
▪
Cơ sở kinh doanh ghi số thuế GTGT đã nộp là 1 tỷ đồng tại mã số
[24a] (Không ghi giá trị hàng hoá nhập khẩu đã ghi trên tờ khai
thuế GTGT tháng 1/2022).
Ví dụ 2: Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha uỷ thác cho công ty xuất nhập khẩu Minh
Phát nhập khẩu một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Giá
trị lô hàng tại cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng ngoại là 1.700.000.000 đồng
(giá CIF, bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm).
Trong tháng 1/2022, hàng về đến cảng Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu Minh
Phát đã hoàn tất các thủ tục về nhập khẩu hàng hoá và nộp thuế nhập khẩu
(thuế suất 10%) là 170.000.000 đồng. Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo thông
báo của Hải quan (thuế suất 5%) là 93.500.000 đồng. Khi xuất trả hàng nhập
khẩu uỷ thác cho Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha, công ty xuất nhập khẩu
Minh Phát lập hoá đơn GTGT, trong đó ghi:
o Giá bán chưa có thuế GTGT: 1.870.000.000 đồng (Gồm giá trị hàng hoá
thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu và các khoản phải nộp
khác theo quy định ở khâu nhập khẩu)
12
o Thuế GTGT: 93.500.000 đồng (Theo thông báo của Hải quan).
Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha căn cứ vào hoá đơn này để kê khai, khấu
trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu trên Tờ khai thuế
GTGT như sau:
o Số tiền 1.870.000.000 đồng được tổng hợp để ghi vào ô mã số [23a].
o Số tiền 93.500.000 đồng được tổng hợp để ghi vào ô mã số [24a].
2. Thuế GTGT của HHDV mua vào được khấu trừ kỳ này
Chỉ tiêu số [25]: Tổng số GTGT được khấu trừ kỳ này, là tổng số tiền thuế GTGT mua
vào trong kỳ của doanh nghiệp đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT. Lưu ý, người
nộp thuế chỉ ghi số tiền thuế GTGT được khấu trừ.
II. Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh số và thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ, bao gồm
cả HHDV chịu thuế và cả HHDV không chịu thuế GTGT. Chỉ tiêu này gồm có các ô mã
số chỉ tiêu từ [26] đến [35].
Chỉ tiêu số [26]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT: Số liệu ghi vào mã số
này là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ thuộc diện không chịu thuế của cơ
sở kinh doanh.
Chỉ tiêu số [27]: Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT;
do phần mềm tự động tính, cập nhật chỉ tiêu này;
-
Công thức tính:
[27] = [29] + [30] + [32]
13
Chỉ tiêu số [28]: Thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT đầu ra tương ứng với giá trị
HHDV bán ra chịu thuế GTGT đã ghi vào mã số [27], do phần mềm tự động tính,
cập nhật chỉ tiêu này;
-
Công thức tính:
[28] = [31] + [33]
-
Chú ý: Cơ sở kinh doanh nhiều loại HHDV có mức thuế suất thuế GTGT khác
nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng
loại HHDV;
Chỉ tiêu số [29]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ chịu
thuế GTGT theo thuế suất 0%.
Chỉ tiêu số [30]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%:
-
Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có
thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 5%.
Chỉ tiêu số [31]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%:
-
Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa dịch
vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 5% đã ghi vào chỉ tiêu [30].
Chỉ tiêu số [32]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%:
-
Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có
thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 10%.
Chỉ tiêu số [32a]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế:
-
Số liệu ghi vào mã số này là giá trị HHDV bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT)
không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Chỉ tiêu số [33]: Thuế GTGT của Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%:
-
Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch
vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 10% đã ghi vào mã số [32];
-
Lưu ý: Đối với HHDV chịu thuế GTGT 10% mà được giảm còn 8%
o Người nộp thuế cần chọn thêm phụ lục theo Nghị quyết 43/2022/QH15
ở mục đầu tiên khi bắt đầu chọn tờ khai;
14
o Sau đó người nộp thuế điền chỉ tiêu 32 và điền Tên hàng hóa/dịch vụ
giảm thuế và số tiền hàng hóa dịch vụ giảm thuế tại phụ lục 43. Phần
mềm sẽ tự động giảm số tiền được giảm trừ vào chỉ tiêu 33.
-
Ví dụ: ban đầu khi người nộp thuế điền vào chỉ tiêu 32 là 500.000.000đ, chỉ tiêu
33 là 50.000.000đ thì sau khi kê khai phụ lục 43 số tiền HHDV giảm
200.000.000đ thì số tiền giảm ở phụ lục 43 là 4.000.000đ (giảm 2%) thì chỉ tiêu
33 sẽ tự động trừ còn lại 46.000.000đ). Xem hình ảnh ví dụ bên dưới đây:
Hình 7: Lựa chọn phụ lục giảm thuế GTGT còn 8%
Hình 8: Chỉ tiêu 32 và 33 trước khi nhập phụ lục 43
15
Hình 9: Cách điền phụ lục 43 giảm thuế GTGT
Hình 10: Dữ liệu tờ khai thay đổi sau khi điền vào phụ lục 43
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra
Chỉ tiêu này xác định doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra, bao gồm thuế GTGT
của HHDV bán ra trong kỳ và số thuế GTGT điều chỉnh của HHDV bán ra các kỳ trước.
Bao gồm 2 chỉ tiêu [34] và chỉ tiêu [35]:
Chỉ tiêu [34]: Tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa
có thuế GTGT). Do phần mềm tự động tính cập nhật;
-
Công thức tính: [34] = [26] + [27]
16
Chỉ tiêu [35]: Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra:
-
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra
trong kỳ. Do phần mềm tự động tính cập nhật;
-
Công thức tính: [35] = [28]
III. Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu [36]: Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ. Do
phần mềm tự động tính cập nhật;
-
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức:
Thuế GTGT
phát sinh
trong kỳ
=
Thuế GTGT
đầu ra
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Hay: [36] = [35] - [25]
-
Ý nghĩa chỉ tiêu này như sau:
o Chỉ tiêu [36] dương (> 0) là có phát sinh số thuế giá trị gia tăng trong kỳ
phải nộp;
o Chỉ tiêu [36] âm (< 0) là có số thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong
kỳ còn chưa được khấu trừ hết, doanh nghiệp có thể chuyển khấu trừ
vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế nếu đúng đối tượng và đủ điều
kiện.
17
IV. Điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước
1. Điều chỉnh giảm
Chỉ tiêu [37]: Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước:
-
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng còn được
khấu trừ của các kỳ trước;
-
Khi kê khai bổ sung của các kỳ trước, nếu xuất hiện chênh lệch giảm số thuế giá
trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS (số âm) thì người nộp
thuế nhập vào Chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại.
2. Điều chỉnh tăng
Chỉ tiêu [38]: Điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước:
-
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng còn được
khấu trừ của các kỳ trước;
-
Khi kê khai bổ sung của các kỳ trước, nếu xuất hiện chênh lệch tăng số thuế giá
trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS (số dương) thì người
nộp thuế nhập vào Chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.
Ví dụ 3:
Công ty A đã kê khai thuế GTGT cho tháng 1/2022. Nhưng đến tháng 2/2022
công ty phát hiện sai và phải vào tờ khai tháng 1/2022 để kê khai bổ sung điều
chỉnh.
o Nếu sau khi kê khai bổ sung xong thì trên Phụ lục giải trình bổ sung KHBS
xuất hiện chênh lệch tăng số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên
tờ khai bổ sung KHBS là 2.000.000đ (số dương). Như vậy: công ty sẽ phải
nhập 2.000.000đ vào Chỉ tiêu [38] của tờ khai tháng 2/2022;
o Nếu trường hợp xuất hiện chênh lệch giảm số thuế giá trị gia tăng còn
được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS là (2.000.000đ), trong ngoặc
tức là số âm thì công ty sẽ nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu 37 của tờ khai
tháng 2/2022.
18
V. Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ
Chỉ tiêu [39a]: Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ:
-
Chỉ tiêu này dùng để kê khai số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị
hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế
GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp
thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt
động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động, …
-
Chỉ tiêu này giúp đảm bảo theo dõi, đối chiếu được với số thuế đã bàn giao của
các đơn vị khác nhằm kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào
của doanh nghiệp.
VI. Xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ
Chỉ tiêu [40a] - Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ:
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp trong kỳ;
-
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được tính theo
công thức:
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ
- Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
+ Điều chỉnh giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ
trước
- Điều chỉnh tăng thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ
trước
- Thuế GTGT nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
-
Hay được tính bằng các chỉ tiêu theo công thức sau:
[40a] = ([36] - [22] + [37] - [38] - [39a])
-
Chỉ tiêu này sẽ do phần mềm tự động tính cập nhật. Trường hợp kết quả tính
toán của chỉ tiêu [40a] < 0 thì kết quả sẽ hiện số “0”.
19
Chỉ tiêu [40b] - Thuế giá trị gia tăng mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế
GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế:
-
Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn
đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế
GTGT của HHDV mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt
động sản xuất kinh doanh đang thực hiện;
-
Chỉ tiêu [40b] được nhập vào tương ứng với chỉ tiêu [28a], [28b] trên tờ khai
02/GTGT. Giá trị tại chỉ tiêu [28a], [28b] trên tờ khai 02/GTGT không được lớn
hơn giá trị chỉ tiêu [40a];
-
Giá trị tại chỉ tiêu [40b] phải nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu [40a]:
[40b] ≤ [40a]
Chỉ tiêu [40] - Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp trong kỳ:
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ. Do phần mềm tự
động tính cập nhật;
-
Công thức tính: [40] = [40a] - [40b]
-
Chú ý: Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế phát sinh theo kê khai vào Ngân sách
nhà nước, không được bù trừ với số thuế còn được khấu trừ (kết quả phát sinh
âm, nếu có) của kỳ sau.
Chỉ tiêu [41] - Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này:
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết của kỳ này. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này được phần mềm tự động tính theo công thức giống
như công thức tính chỉ tiêu [40] như sau:
[41] = ([36] - [22] + [37] - [38] - [39a]) ≤ 0
-
Nếu kết quả tính toán bên trên được giá trị âm thì phần mềm sẽ hiện lên là số
dương, để thể hiện số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này;
-
Nếu đã có số liệu để ghi vào chỉ tiêu [41] thì sẽ không có số liệu ghi chỉ tiêu [40];
-
Chú ý: Theo quy định tại Luật thuế GTGT, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT
chưa được khấu trừ hết trong kỳ được kết chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ tiếp
theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Nếu đã đề nghị hoàn thuế thì cơ sở
kinh doanh không được kết chuyển số thuế đã đề nghị hoàn sang khấu trừ ở kỳ
thuế sau; hoặc nếu đã kết chuyển sang khấu trừ thuế ở kỳ thuế sau thì cơ sở
kinh doanh không được đề nghị hoàn thuế đối với số thuế đã kết chuyển để
khấu trừ.
20
Chỉ tiêu [42] - Thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn:
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp
đề nghị cơ quan thuế hoàn thuế đối với số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong
kỳ. Lưu ý chỉ tiêu [42] ≤ [41];
-
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT mà doanh nghiệp đề nghị hoàn theo
chế độ quy định. Người nộp thuế không được đưa số thuế đã đề nghị hoàn
trong kỳ vào số thuế được khấu trừ của kỳ thuế tiếp theo;
-
Nếu người nộp thuế ghi số liệu vào ô chỉ tiêu [42] thì phải gửi công văn đề nghị
hoàn thuế và hồ sơ hoàn thuế theo qui định cho cơ quan thuế để được xét hoàn
thuế;
-
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế không ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu
[42] của tờ khai thì số thuế còn được khấu trừ này đã chuyển sang kỳ sau để
khấu trừ tiếp. Nếu sau đó người nộp thuế gửi công văn và hồ sơ đề nghị hoàn
thuế cho số thuế này thì cơ quan thuế sẽ không xét hoàn thuế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn các trường hợp hoàn thuế GTGT dự án đầu tư theo Nghị
định 49/2022/NĐ-CP
Ví dụ 4:
Kê khai số thuế đề nghị hoàn
Giả sử công ty An Hưng có số thuế GTGT phát sinh trên tờ khai thuế GTGT tháng
1 năm 2022 là 820 triệu đồng và đáp ứng các điều kiện về hoàn thuế theo quy
định. Thì tại tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, công ty An Hưng có số thuế GTGT
chưa được khấu trừ hết là 820 triệu đồng. Công ty đủ điều kiện để hoàn thuế
theo quy định và có thể lựa chọn:
o Hoặc đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế chưa khấu trừ hết (Số đề
nghị hoàn có thể bằng hoặc nhỏ hơn 820 triệu đồng);
o Hoặc kết chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ sau.
21
Kê khai trên tờ khai đối với từng trường hợp như sau:
o Nếu công ty An Hưng đề nghị hoàn cho số thuế phát sinh âm của tháng
1/2022 theo quy định thì tại Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, công ty
An Hưng phải ghi vào chỉ tiêu [42] “số thuế đề nghị hoàn kỳ này” là 820
triệu đồng (nếu đề nghị hoàn 820 triệu đồng). Sau đó, công ty An Hưng
làm hồ sơ và công văn đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế;
o Nếu công ty An Hưng không ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [42]
của Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, thì số thuế 820 triệu này được
chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ thuế tháng 2/2022, công ty An Hưng
không còn quyền được đề nghị hoàn cho số thuế này nữa.
Chỉ tiêu [43] - Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau:
-
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
của doanh nghiệp;
-
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được phần mềm tự động cập nhật tính theo công
thức:
[43] = [41] - [42]
-
Kết quả của chỉ tiêu [43] của tờ khai thuế GTGT kỳ này được dùng để ghi vào chỉ
tiêu [22] của tờ khai thuế GTGT của kỳ tiếp theo.
22
Ví dụ minh họa kê khai tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TTBTC dưới đây:
Hình 11: Ví dụ kê khai tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư
80/2021/TT-BTC
23
B. Các quy định chung về kê khai bổ sung, điều chỉnh
tờ khai thuế GTGT
Các quy định chung về việc kê khai bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT năm 2022
được trình bày bao gồm:
Hình 12: Nội dung các quy định chung về việc kê khai bổ sung,
điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
1. Xác định tờ khai chính thức và tờ khai GTGT bổ sung, điều
chỉnh
a. Xác định tờ khai chính thức
Tờ khai chính thức là tờ khai lần đầu tiên gửi đến cơ quan thuế và được chấp nhận kể
cả chưa hết hạn nộp tờ khai. Do vậy, người nộp thuế lưu ý khi kê khai thuế lần đầu cần
thật sự chú ý, cẩn trọng để đảm bảo chính xác, tránh phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.
24
b. Xác định tờ khai GTGT bổ sung, điều chỉnh
Doanh nghiệp chỉ được nộp tờ khai bổ sung nếu tờ khai lần đầu có sai, sót đã được
chấp nhận mà không được nộp lại tờ khai lần đầu nữa. Do đó, tờ khai bổ sung là tờ
khai lập sau tờ khai chính thức và bổ sung điều chỉnh sai, sót cho tờ khai chính thức.
2. Xác định thời điểm kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế
GTGT
Doanh nghiệp được nộp lại hồ sơ khai thuế GTGT bổ sung cho cơ quan thuế vào bất
cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp
theo. Thời hạn tối đa là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ
tính thuế có sai, sót nhưng cần khai điều chỉnh, bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. (Căn cứ theo Khoản 1,2,3
Điều 47, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).
Như vậy, thời điểm kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT là bất cứ ngày nào
sau khi nộp tờ khai chính thức và tối đa là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót, và trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm
quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra
thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ
khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với
hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý
về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ
sơ khai thuế được quy định như sau:
-
Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng
số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế
được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối
với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
-
Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ
sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ,
tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải
quyết khiếu nại về thuế.
Ví dụ:
Công ty TNHH Mai Ngọc nhận được thông báo là ngày 26/05/2022 cơ quan thuế
25
sẽ đến kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, kỳ kiểm tra từ ngày 01/01/2020
đến hết ngày 31/12/2021. Một số trường hợp có thể xảy ra khi kế toán phát
hiện phát hiện tờ khai thuế GTGT quý 4/2021 của công ty đã kê khai có sai, sót
phải bổ sung như sau:
o Trường hợp 1: Trước ngày cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra 2 ngày, kế
toán công ty phát hiện sai, sót, đã kịp thời nộp lại tờ khai bổ sung thì
công ty không bị xử phạt về hành vi kê khai sai này.
o Trường hợp 2: Trong ngày 26/05/2022 cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm
tra, kế toán công ty mới phát hiện sai, sót và đã nộp lại tờ khai bổ sung
vào ngày cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở thì công ty
vẫn bị xử phạt về hành vi kê khai sai này.
o Trường hợp 3: Sau ngày cơ quan thuế hoàn tất quy trình kiểm tra và đã
ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra tại trụ sở của
công ty TNHH Mai Ngọc thì
▪
Kế toán công ty mới phát hiện sai, sót và thực hiện khai bổ sung
tờ khai thuế GTGT quý 4/2021. Việc kê khai bổ sung này đã làm
tăng số tiền thuế phải nộp nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
về quản lý thuế;
▪
Trường hợp kế toán doanh nghiệp kê khai bổ sung làm tăng số
tiền thuế được khấu trừ thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy
định về giải quyết khiếu nại về thuế.
>> Xem thêm: 22 tình huống giảm thuế GTGT và thuế TNDN theo Nghị định
15/2022/NĐ-CP
26
3. Một số điểm lưu ý về kê khai bổ sung khi phát hiện các hóa
đơn GTGT đầu ra hoặc đầu vào có sai, sót
3.1. Kê khai đối với các hóa đơn đầu ra có sai, sót
Nếu phát hiện có hóa đơn đầu ra (bán ra) sai, sót dẫn tới kê khai sai phát sinh tại kỳ
nào thì phải thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh vào kỳ tính thuế phát sinh của hóa
đơn đầu ra đó. Căn cứ hóa đơn xuất điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh
vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh.
Ví dụ:
Doanh nghiệp Hải Hà kinh doanh nhiều mặt hàng thương mại, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, có kỳ kê khai thuế theo tháng.
o Vào ngày 10 tháng 01 năm 2022, kế toán doanh nghiệp có xuất 1 hóa
đơn GTGT bán ra số 0018678 cho công ty TNHH Bình Minh có tổng giá trị
hàng bán chưa có thuế là 110.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%
là 11.000.000 đồng;
o Đến ngày 20/02/2022, kế toán Hải Hà có kê khai thuế hóa đơn này nhưng
do nhầm lẫn nên đã kê khai giá trị tiền hàng là 100.000.000 đồng, tiền
thuế là 10.000.000 đồng.
Ngay sau đó ngày 22/02/2022 nhân viên kế toán này đã phát hiện ra nhầm lẫn
này, khi đó việc kê khai bổ sung sẽ phải thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ khai
thuế GTGT có sai, sót là tháng 1/2022.
o Nếu hóa đơn bán ra sai, sót về giá tiền hàng, tiền thuế GTGT mà phải lập
hóa đơn điều chỉnh tăng hoặc giảm doanh thu và thuế GTGT thì người
nộp thuế không phải kê khai điều chỉnh tờ khai của hóa đơn sai, sót mà
chỉ cần kê khai hóa đơn điều chỉnh vào kỳ lập hóa đơn điều chỉnh, tức là
không phải kê khai bổ sung điều chỉnh trong trường hợp này (Căn cứ
theo Công văn số 3127/TCT-KK ngày 14/7/2017 của Tổng cục Thuế và
Công văn 13696/CT-TTHT ngày 29/03/2019 của Cục Thuế TP Hà Nội).
27
Ví dụ:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á - Thái Bình Dương đã xuất hóa đơn và
giao hàng hóa cho bên mua. Bên bán và bên mua đã thực hiện kê khai thuế
GTGT theo quy định. Sau đó phát hiện sai, sót thì bên bán và bên mua phải lập
biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai, sót và lập hóa đơn điều
chỉnh sai, sót.
3.2. Kê khai đối với các hóa đơn đầu vào có sai, sót
Đối với hóa đơn GTGT đầu vào của doanh nghiệp khi phát hiện sai, sót do nhầm lẫn,
sai số học trên tờ khai so với hóa đơn thì tại thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ
nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải
trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế,
thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (Căn cứ quy định tại khoản 8, Điều 14, Thông
tư số 219/2013/TT-BTC và tham khảo Công văn số: 414/TCT-KK, hướng dẫn về việc
khai thuế GTGT của Cục thuế TP Hà Nội ngày 30/01/2018).
Nếu người nộp thuế thực hiện kê khai sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền
công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì doanh
nghiệp có thể bị xử phạt về việc kê khai sai hoặc thực hiện theo quy định khiếu nại về
thuế.
Trường hợp trên tờ hóa đơn GTGT đầu vào có sai, sót nhưng tờ khai đã kê khai đúng
giá trị tiền hàng, tiền thuế theo tờ hóa đơn sai, sót đó và hai bên mua và bên bán đã
lập biên bản ghi nhận sai, sót và lập hóa đơn điều chỉnh sai, sót vào thời điểm phát
hiện sai, sót thì sẽ không phải kê khai điều chỉnh bổ sung mà chỉ cần kê khai tờ hóa
đơn GTGT mua vào điều chỉnh sai, sót vào kỳ lập hóa đơn điều chỉnh đó.
28
4. Bộ hồ sơ kê khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư số
80/2021/TT-BTC
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC, hồ sơ kê khai bổ sung thuế
GTGT bao gồm:
-
Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS;
-
Bản giải trình khai bổ sung mẫu số 01-1/KHBS kể từ 1/1/2022 trở đi, không phân
biệt kỳ tính thuế thực hiện theo mẫu biểu ban hành kèm theo phụ lục II Thông
tư số 80/2021/TT-BTC;
-
Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót tương ứng mẫu đã khai với cơ quan
thuế.
5. Một số điểm mới về kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo
Thông tư số 80/2021/TT-BTC
Theo quy định mới trong Thông tư số 80/2021/TT-BTC, việc kê khai bổ sung sẽ có một
số điểm mới như sau:
-
Sửa đổi quy định hồ sơ khai bổ sung tính từ hồ sơ tiếp theo của hồ sơ khai thuế
lần đầu đã được chấp nhận;
-
Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế
chỉ phải nộp:
o Bản giải trình khai bổ sung mẫu số 01-1/KHBS;
o Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót đã được bổ sung;
o Không phải nộp “Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS
(Căn cứ theo Điều 7, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).
-
Trường hợp cơ quan thuế tính thuế thì khi nhận được thông báo nộp thuế khai
bổ sung, người nộp thuế chỉ phải nộp Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai,
sót; không phải nộp Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS và Bản giải trình khai bổ
sung mẫu số 01-1/KHBS do người nộp thuế không tự xác định số thuế phải nộp.
29
6. Một số nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi kê khai bổ sung điều
chỉnh tờ khai thuế GTGT
Khi kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT, cần tuân thủ các nguyên tắc dưới
đây:
Tại kỳ kê khai thuế GTGT có sai, sót:
-
Không được trực tiếp điều chỉnh bổ sung vào tờ khai chính thức đã nộp lần đầu.
Tờ khai chính thức lần đầu đã nộp phải giữ nguyên số liệu;
-
Tờ khai bổ sung lần 1 sẽ bổ sung cho tờ khai chính thức lần đầu: Sai chỉ tiêu nào
thì sửa trực tiếp chỉ tiêu đó trên tờ khai bổ sung lần 1;
-
Tờ khai bổ sung lần 2 sẽ bổ sung cho tờ khai lần 1 được chấp nhận: Sai chỉ tiêu
nào thì sửa trực tiếp chỉ tiêu đó trên tờ khai bổ sung lần 2;
-
Cứ tiếp tục như vậy, tờ khai bổ sung (n +1) sẽ bổ sung cho tờ khai n và nếu sai
chỉ tiêu nào sửa trực tiếp chỉ tiêu đó trên tờ khai bổ sung lần (n+1).
Tại kỳ kê khai thuế hiện tại:
-
Trong kỳ hiện tại có phát sinh nộp các tờ khai bổ sung của các kỳ trước thì người
nộp thuế phải tổng hợp cộng tất cả các điều chỉnh bổ sung ảnh hưởng đến số
thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên mã chỉ tiêu số [43] của bản
tổng hợp điều chỉnh, bổ sung trên các Tờ khai bổ sung lại và ghi vào chỉ tiêu số
[37] – điều chỉnh giảm số thuế GTGT hoặc chỉ tiêu số [38] – điều chỉnh tăng số
thuế GTGT của Tờ khai GTGT ở kỳ hiện tại;
-
Điều chỉnh bổ sung này được lấy ở Mục A trên Bản giải trình khai bổ sung (011/KHBS), lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra là phát sinh chênh lệch ở chỉ tiêu
[40] hoặc [43]:
o Nếu ảnh hưởng đến chỉ tiêu [40] là ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ (doanh nghiệp phải nộp thêm thuế nếu dương hoặc được
bù trừ với kỳ sau nếu âm mà không được ghi nhận vào chỉ tiêu [37]; [38]
của kỳ hiện tại);
o Nếu ảnh hưởng chỉ tiêu [43] là ảnh hưởng tới số thuế GTGT khấu trừ
chuyển kỳ sau (sẽ được ghi nhận tổng hợp vào kỳ hiện tại (chỉ tiêu [37],
[38]).
30
7. Quy trình kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
Hình 13: Quy trình kê khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
Tại kỳ kê khai hiện tại, khi phát hiện ra các sai, sót của tờ khai GTGT của các kỳ trước
đã nộp được Cơ quan thuế chấp nhận, người nộp thuế xác định xem các sai, sót trên
tờ khai của kỳ trước là thuộc trường hợp sai, sót nào, có ảnh hưởng như thế nào đến
tờ khai thuế GTGT đã nộp.
Căn cứ theo quy định của Luật thuế để kiểm tra đối chiếu xem những sai, sót đó có bắt
buộc phải nộp Tờ khai bổ sung điều chỉnh tờ khai thuế GTGT đã nộp hay không hay sai,
sót có thể sửa chữa ở kỳ tờ khai của kỳ hiện tại không.
>> Xem thêm: Cách giải trình và biện pháp hạn chế sai sót khi thanh, kiểm tra thuế
GTGT tại DN xây dựng
31
Các trường hợp phải kê khai bổ sung như sau:
Trường hợp
Nội dung
Trường hợp 1 Sai ở chỉ tiêu số [22] – Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển
sang
Trường hợp 2 Sai ở chỉ tiêu số [23], [24], [25] – Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa
dịch vụ mua vào, số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
(Các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu vào của doanh
nghiệp bị kê khai sai)
Trường hợp 3 Sai ở chỉ tiêu số [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35] –
Giá trị và thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra
(Các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu ra của doanh
nghiệp bị kê khai sai)
Trường hợp 4 Sai ở chỉ tiêu số [37] - Điều chỉnh giảm số thuế GTGT, chỉ tiêu số [38] Điều chỉnh tăng số thuế GTGT, nguyên nhân do nhập sai số thuế GTGT
điều chỉnh của các tờ khai bổ sung kỳ trước vào kỳ hiện tại.
Trường hợp 5 Riêng các chỉ tiêu số [28], [35], [36], [39a], [40a], [40], [41], [43] (trên
phần mềm HTKK bôi dòng màu xanh) là các chỉ tiêu do phần mềm
HTKK tự động tính
Do đó, người nộp thế không thể điều chỉnh các chỉ tiêu này mà sẽ điều
chỉnh các sai, sót được đề cập ở 4 trường hợp nêu trên, khi điều chỉnh
đúng tự động các chỉ tiêu này sẽ cho kết quả đúng
Bảng 1: Các trường hợp phải kê khai bổ sung
Trường hợp khi đã xác định được chắc chắn cần phải lập tờ khai bổ sung thì người nộp
thuế tiến hành:
-
Lập tờ khai bổ sung điều chỉnh của kỳ sai, sót trên ứng dụng HTKK;
-
Ký điện tử;
-
Nộp Tờ khai trên trang http://thuedientu.gdt.gov.vn
32
Cuối cùng, người nộp thuế tổng hợp các thông tin bổ sung tăng/giảm số thuế còn được
khấu trừ chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu số [43] trên các Tờ khai bổ sung và ghi vào chỉ tiêu
số [37], [38] của kỳ hiện tại hoặc nộp thêm tiền thuế thiếu phát sinh sau khi bổ sung,
điều chỉnh chưa nộp.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ nhân viên kế toán doanh nghiệp trong
nghiệp vụ thuế, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật phân hệ thuế, tích
hợp thêm những tính năng mới, cần thiết trong thời kỳ công việc kế toán đang dần đi
theo xu hướng chuyển đổi số để đảm bảo nghiệp vụ về thuế đủ và đúng, công tác kế
toán thuế đạt hiệu quả cao:
●
Tự động tổng hợp số liệu, lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
●
Hỗ trợ kế toán viên nộp tờ khai, nộp thuế điện tử cho cơ quan thuế
●
Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng,
tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai
●
…
Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn
phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày đầy đủ tính năng.
33
C. Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai GTGT điều chỉnh
bổ sung
Để giúp người đọc dễ hình dung và áp dụng được cách thức kê khai bổ sung điều chỉnh
tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, mời bạn đọc tham khảo ví dụ một
trường hợp điển hình như dưới đây:
Ví dụ:
Công ty TNHH Thái Bình nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, kê khai thuế theo phương
pháp khấu trừ. Công ty đã kê khai thuế GTGT của kỳ tháng 1/2022 vào ngày
19/02/2022 nhưng đến ngày 28/05/2022 thì phát hiện tờ khai tháng 1/2022 trên đã
kê khai sai do kế toán nhầm lẫn số học. Cụ thể các chỉ tiêu bị sai sót như sau:
ĐVT: Việt Nam Đồng
Chỉ
tiêu
Tên chỉ tiêu
sai
Số đã
Số phải
kê khai sai
kê khai đúng
2.208.026.986
2.218.026.986
10.000.000
40.000.000
48.000.000
8.000.000
30.000.000
38.000.000
8.000.000
Chênh lệch
sót
Thuế giá trị gia tăng còn
[22]
được khấu trừ kỳ trước
chuyển sang
[24]
Thuế GTGT của HHDV mua
vào
Thuế giá trị gia tăng của hàng
[25]
hóa, dịch vụ mua vào được
khấu trừ kỳ này
Hàng hóa, dịch vụ bán ra
[27]
chịu thuế giá trị gia tăng -
38.995.874.810 39.095.874.810 100.000.000
Giá trị HHDV
34
Chỉ
tiêu
Tên chỉ tiêu
sai
Số đã
Số phải
Chênh lệch
kê khai sai
kê khai đúng
-
10.000.000
10.000.000
-
100.000.000
100.000.000
-
10.000.000
10.000.000
sót
Hàng hóa, dịch vụ bán ra
[28]
chịu thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
[32]
chịu thuế suất 10% - Giá trị
HHDV
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
[33]
chịu thuế suất 10% - Thuế
GTGT
Bảng 2: Các chỉ tiêu sai sót trong ví dụ minh họa
Các bước thực hiện kê khai bổ sung cho tờ khai tháng 1/2022 bị sai sót như sau:
Hình 14: Các bước thực hiện kê khai bổ sung tờ khai
Bước 1: Chọn tờ khai thuế GTGT bổ sung
-
Bước 1.1 Đăng nhập vào phần mềm HTKK 4.8.3 (phiên bản mới nhất nâng cấp
ngày 20/05/2022)
Nhập đúng mã số thuế của doanh nghiệp rồi chọn “Đồng ý”
35
Hình 15: Cách đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất
Lưu ý: Người nộp thuế nên nâng cấp phần mềm HTKK lên phiên bản mới nhất
để được cập nhật các sửa chữa, sai, sót, … và biểu mẫu tờ khai mới nhất. Ví dụ
trong hình trên khi mở phần mềm HTKK ra thì phiên bản của phần mềm là 4.8.2
khi bấm đăng nhập có phiên bản cao hơn 4.8.3 phần mềm sẽ cảnh báo bạn có
muốn nâng cấp hay không, nếu bấm có thì phần mềm sẽ tự động cập nhật lên
phiên bản 4.8.3 mới nhất.
36
-
Bước 1.2 Chọn loại tờ khai thuế GTGT: Lựa chọn loại tờ khai cần điều chỉnh, bổ
sung ở trường hợp này là tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT theo
TT80/2021/TT-BTC).
Hình 16: Chọn tờ khai thuế GTGT 01/GTGT (TT80/2021)
-
Bước 1.3 Chọn kỳ tính thuế GTGT bổ sung
Theo trường hợp ví dụ đề cập ban đầu, người nộp thuế cần chọn:
o “Tờ khai tháng 01/2022”;
o Tiếp tục chọn “Tờ khai bổ sung”;
37
o Tiếp đến chọn lần bổ sung “Lần 1”;
o Chọn danh mục ngành nghề “Hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường” đối với những doanh nghiệp không phải doanh nghiệp kinh
doanh xổ số, điện toán; dầu khí; doanh nghiệp có chuyển nhượng dự án
đầu tư, nhà khác tỉnh với trụ sở chính; nhà máy sản xuất điện khác tỉnh
với trụ sở chính;
o Chọn “Đồng ý”.
Hình 17: Chọn tờ khai bổ sung cho kỳ tính thuế có sai sót
Bước 2: Thực hiện kê khai điều chỉnh vào tờ khai bổ sung
Trong trường hợp nêu ở ví dụ, có sai sót ở nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy, người nộp
thuế cần bổ sung điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu đó.
-
Do sai sót xảy ra là lỗi sai số học hoặc bỏ sót hóa đơn bán ra nên việc kê khai sẽ
thuộc trường hợp bắt buộc kê khai bổ sung;
38
-
Cách khai bổ sung là nhập đúng tất cả các chỉ tiêu bị sai sót về đúng trên tờ khai
bổ sung lần 1 của tháng 1/2022.
Chi tiết cách thức bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế tháng 1/2022 như sau:
-
Bước 2.1 Nhập đúng các chỉ tiêu sai sót vào tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT
(vào lần bổ sung)
Tờ khai GTGT chính thức lần đầu và tờ khai lần bổ sung như sau:
39
Hình 18: Tờ khai chính thức lần đầu tháng 1/2022 trước khi bổ sung
40
Hình 19: Tờ khai GTGT bổ sung lần thứ 1 cho tờ khai chính thức tháng 1/2022
41
-
Bước 2.2 Tổng hợp dữ liệu kê khai bổ sung và lên tờ khai bổ sung (01/KHBS)
Sau khi đã điều chỉnh các chỉ tiêu sai về chỉ tiêu đúng trên tờ khai GTGT mẫu số
01/GTGT bổ sung lần thứ 1, người nộp thuế bấm vào nút “Tổng hợp KHBS” để
tổng hợp dữ liệu lên tờ khai bổ sung (01/KHBS) và bản giải trình bổ sung (011/KHBS), sau đó bấm “Ghi” để lưu lại các thay đổi.
Hình 20: Tổng hợp dữ liệu kê khai bổ sung và lên tờ khai bổ sung (01/KHBS)
42
Tiếp theo trong tờ khai bổ sung (01/KHBS), người nộp thuế điền một số thông tin bổ
sung như hình dưới đây:
Hình 21: Lên tờ khai bổ sung (01/KHBS)
Ở bước lên tờ khai bổ sung (01/KHBS), người nộp thuế cần chú ý điền mã giao
dịch điện tử của tờ khai GTGT đang bổ sung điều chỉnh bằng cách vào trang
thuế điện tử, tra cứu lại tờ khai GTGT mẫu số 01/GTGT đã nộp và copy mã giao
dịch đã nộp trước đó để paste vào ô [02] trên.
Ngoài ra, người nộp thuế có thể kiểm tra lại số tiền chậm nộp điều chỉnh
tăng/giảm tại mục 3 phần A (xem ảnh bên trên), phần mềm sẽ tự động tính và
cho ra kết quả. (Căn cứ tính tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế
43
chậm nộp theo khoản 2, Điều 59 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14).
Người nộp thuế có thể cần lưu ý kiểm tra lại cả các mục “II. Số thuế GTGT được
khấu trừ tăng/giảm” và mục “III. Số thuế đề nghị hoàn đề nghị điều chỉnh
tăng/giảm”, các mục này phần mềm tự động tính toán hiển thị, người nộp thuế
có thể kiểm tra lại nếu kết quả tính toán khác với phần mềm hiển thị.
-
Bước 2.3 Lập bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)
Người nộp thuế mở “Bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)” lên để điền lý do
giải trình cho từng chỉ tiêu bị thay đổi.
Như trước đây thì chỉ cần lý do sai sót 1 lần cho toàn bộ sai sót nhưng từ khi
Thông tư 80/2021/TT0BTC có hiệu lực thì người nộp thuế cần nhập đầy đủ lý
do cho từng chỉ tiêu bị kê khai điều chỉnh, sau đó bấm chọn “Ghi” để lưu lại các
thay đổi và dữ liệu đã điền trong “Bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)”, khi
đó, toàn bộ dữ liệu trên tờ khai bổ sung đã được lưu lại.
>> Xem thêm: Các quy định về khai thuế từ 2022 theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
44
Hình 22: Lập bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)
Lưu ý: Người nộp thuế cần đặc biệt xem xét kỹ phần thông tin này vì số liệu
chênh lệch giữa số kê khai và số điều chỉnh sẽ được tổng hợp trên “Bản giải
trình khai bổ sung (01/KHBS)” này, đây cũng là căn cứ để ghi vào chỉ tiêu [37]
và [38] của tờ khai thuế GTGT tại kỳ hiện tại (kỳ đang lập và nộp lại tờ khai bổ
sung).
Cụ thể phần chênh lệch giữa số kê khai và số điều chỉnh được ghi tại mục “A.
Thông tin khai bổ sung” có 2 chỉ tiêu quan trọng cần lưu ý là:
o Chỉ tiêu số 40 – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: Thể hiện số thuế GTGT
còn phải nộp trong kỳ có thể dương (+) hoặc âm (-). Chỉ tiêu này không
ảnh hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo, chỉ cần theo dõi riêng và
nộp tiền thuế và tiền chậm nộp phát sinh nếu chỉ tiêu này có số dương
(+);
▪
Nếu chỉ tiêu 40 dương (+) thì người nộp thuế phải nộp thêm tiền
thuế GTGT và tiền chậm nộp;
45
▪
Nếu chỉ tiêu 40 âm (-) thì người nộp thuế đã nộp thừa tiền GTGT,
số tiền nộp thừa sẽ được bù trừ cho các kỳ thuế sau.
o Chỉ tiêu số 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: Thể hiện
số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu này có thể có
giá trị dương (+) hoặc âm (-). Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng vì nó ảnh
hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo, người nộp thuế phải điền vào
chỉ tiêu số [37], [38] của kỳ tiếp theo, cụ thể:
▪
Chỉ tiêu 43 có giá trị dương (+) thể hiện số thuế GTGT còn được
khấu trừ chuyển kỳ sau tăng lên. Khi đó, tại tờ khai thuế của kỳ
tiếp theo, người nộp thuế phải điền vào chỉ tiêu số [38]- “Điều
chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước”;
▪
Chỉ tiêu 43 âm (-) thể hiện số thuế GTGT còn được khấu trừ
chuyển kỳ sau giảm đi. Khi đó tại tờ khai thuế của kỳ tiếp theo,
người nộp thuế phải điền vào chỉ tiêu số [37]- “Điều chỉnh giảm
số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước”.
Hình 23: Các trường hợp chỉ tiêu 43 và hướng dẫn xử lý
46
Lưu ý: Đến thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng là ngày 20/6/2022, khi người
nộp thuế lập tờ khai GTGT của tháng 5/2022 thì lưu ý điền một số chỉ tiêu như
sau:
o Số tiền tại chỉ tiêu [22] là số tiền tại chỉ tiêu số [43] của tờ khai thuế GTGT
lần đầu tháng 4/2022 đã được chấp nhận;
o Số tiền chênh lệch giữa số điều chỉnh và số đã kê khai trong “Bản giải
trình khai bổ sung (01/KHBS)” trên “Tờ khai bổ sung lần 1” của tháng
1/2022 (số tiền 8.000.000 đồng) điền vào chỉ tiêu [38]- Điều chỉnh tăng
số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước của tờ khai tháng 5/2022.
Bước 3: Nộp tờ khai bổ sung lên trang thuế điện tử
Người
nộp
thuế
đăng
nhập
vào
trang
thuế
điện
tử
tại
địa
chỉ:
https://thuedientu.gdt.gov.vn/ của Tổng cục thuế và nộp tờ khai bổ sung lần 1 của
tháng 1/2022.
>> Xem thêm: Thông tư 219 năm 2013 Bộ Tài chính – hướng dẫn luật Thuế GTGT
47
MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất với hệ sinh thái bao gồm 4
nhóm ứng dụng lớn: Kế toán - Tài chính - Thuế, Quản trị nhân sự, Quản lý điều hành
và Marketing - Bán hàng.
MISA AMIS cung cấp khả năng kết nối mạnh mẽ với các ứng dụng trong hệ sinh thái và
với các phần mềm bên ngoài; đảm bảo độ an toàn, bảo mật tuyệt đối nhờ trung tâm
dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh thông tin.
Nhóm ứng dụng Kế toán - Tài chính - Thuế với phần mềm AMIS Kế toán, Thuế điện tử
qua MISA mTax và Hóa đơn điện tử MISA meInvoice đóng vai trò trung tâm của hệ
sinh thái, kết nối linh hoạt với các sản phẩm phụ trợ khác:
-
Kết nối với nền tảng Kế toán dịch vụ MISA ASP;
-
Kết nối Ngân hàng điện tử MISA BankHub;
-
Kết nối Phần mềm bán hàng của MISA;
-
Tích hợp Chữ ký MISA eSign;
-
Kết nối Phần mềm quản trị khác trong hệ sinh thái MISA AMIS;
-
Kết nối API tới phần mềm khác theo nhu cầu khách hàng.
48
Các sản phẩm thuộc hệ sinh thái MISA AMIS hỗ trợ hiệu quả việc kê khai, nộp mọi loại
thuế của doanh nghiệp hoặc thuế TNCN do doanh nghiệp kê khai hộ.
Dịch vụ kê khai, nộp thuế điện tử của MISA - MISA mTax được tích hợp ngay trên phần
mềm kế toán MISA đồng thời kết nối với dịch vụ chữ ký số điện tử, Hóa đơn điện tử
MISA meInvoice… giúp Quý doanh nghiệp thực hiện mọi thao tác xử lý thuế một cách
thuận tiện, nhanh chóng.
MISA mTax đã được Tổng cục thuế cấp phép, đáp ứng đầy đủ mọi nghiệp vụ kê khai,
nộp thuế.
Cụ thể, khi đăng ký giao dịch thuế điện tử qua MISA mTax, doanh nghiệp được cung
cấp bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ bao gồm các các mẫu biểu cập nhật mới nhất theo các
quy định hiện hành, sau đó, kết quả phản hồi từ cơ quan thuế được thông báo ngay
trên phần mềm kế toán.
49
Phần mềm AMIS Kế toán cho phép lập tờ khai, ký điện tử không cần USB Token, nhờ
đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng hoàn thành nghĩa vụ kê khai đối với mọi loại thuế.
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice cho phép phát hành hóa đơn điện tử đầu
ra trực tiếp trên phần mềm kế toán và tự động hạch toán doanh thu vào sổ sách. Tính
năng xử lý hóa đơn đầu vào cho phép nhận và tự động hạch toán hóa đơn điện tử mua
hàng vào sổ sách và tự động đưa số liệu lên tờ khai thuế - đây là một tính năng đặc
biệt hữu ích giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu, kê khai.
50
Nghĩa vụ nộp thuế trực tiếp từ phần mềm kế toán cũng được tích hợp trên MISA mTax
cho phép doanh nghiệp lập giấy nộp tiền, ký điện tử và nộp tiền cho Cơ quan thuế. Ưu
điểm của tính năng là mạng lưới kết nối với hơn 40 ngân hàng trên toàn quốc, và đặc
biệt hơn là hệ thống máy chủ đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật
thông tin tuyệt đối.
51
Như vậy, Quý doanh nghiệp có thể lập tờ khai, kê khai và nộp thuế với những thao tác
đơn giản, nhanh gọn. Toàn bộ thao tác được thực hiện trên giao diện làm việc quen
thuộc của phần mềm kế toán mà không cần sử dụng nhiều phần mềm cùng lúc, đồng
thời bỏ qua hoàn toàn các thao tác xuất file, đính kèm file…, nhờ đó, có thể rút ngắn
tối đa thời gian kê khai và nộp thuế mà vẫn yên tâm khi thông tin, dữ liệu nộp thuế
được bảo mật nghiêm ngặt.
Quản lý hồ sơ thuế tập trung cũng là một ưu điểm vượt trội của mTax khi hỗ trợ doanh
nghiệp tra cứu trạng thái của các loại tờ khai, báo cáo và nhận thông báo từ Cơ quan
thuế ngay trên phần mềm kế toán mà không cần truy cập nhiều hệ thống đơn lẻ.
52
Ngoài ra, MISA AMIS cho phép thiết lập các cảnh báo thông minh, bao gồm cả các cảnh
báo kỳ hạn khai thuế sắp tới, tránh tình trạng doanh nghiệp bị phạt do chậm kê khai,
chậm nộp…; cùng các cảnh báo, nhắc nhở khác giúp doanh nghiệp chủ động sắp xếp
thời gian thực hiện đầy đủ, hợp lý và khoa học.
Có thể nói, hệ sinh thái MISA AMIS là công cụ đắc lực, hỗ trợ tối đa công tác kê khai,
nộp thuế cho doanh nghiệp.
53
Để đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng trong việc kê khai quyết toán thuế GTGT thì
việc sử dụng phần mềm kế toán được coi là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp hiện
nay. Phần mềm kế toán online MISA AMIS với những tính năng ưu việt, giúp kế toán
doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn mang đến giải pháp hỗ trợ
quản lý tài chính – kế toán tự động, nhanh chóng và chính xác hơn, cụ thể:
●
Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông
tư 200/2014/TT-BTC;
●
Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất;
●
Tự động lập các báo cáo quản trị: CEO/Chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh
tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, công nợ, tồn kho... ngay trên
điện thoại để kịp thời ra quyết định kinh doanh.
●
Làm việc mọi lúc, mọi nơi qua Internet: Giám đốc, kế toán có thể truy cập làm
việc từ mọi thiết bị thông minh không bị gián đoạn công việc, kịp thời ra quyết
định điều hành.
Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn
phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày đầy đủ tính năng.
LỜI KẾT
Thuế Giá trị gia tăng là một trong những sắc thuế cơ bản, phổ biến mà hầu hết mọi
doanh nghiệp đều có nghĩa vụ kê khai, tính nộp; mọi kế toán viên đều cần nắm chắc
bản chất, cách xác định nghĩa vụ thuế cũng như các quy định về kê khai, tính nộp.
Cuốn Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng được đội ngũ MISA AMIS đầu tư tổng hợp, biên
soạn thành 4 quyển, với các nội dung được trình bày khoa học từ nhập môn khái niệm,
đặc điểm, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế tới các quy định cập nhật nhất về
kê khai, tính nộp, hoàn thuế. Các ví dụ minh họa chi tiết và hướng dẫn thực tế các bước
kê khai theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC cũng được bổ sung với mục tiêu
giúp bạn đọc nắm được tường tận các nội dung kiến thức, quy định; đồng thời có thể
áp dụng trực tiếp vào thực hành cách thức kê khai trên tờ khai thực tế.
MISA AMIS hy vọng cuốn ebook Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng sẽ là tài liệu tham khảo
hữu ích giúp các anh chị, các bạn hoàn thành tốt công tác kê khai, tính nộp thuế Giá trị
gia tăng; đồng thời hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá, chỉ đạo hiệu quả
công tác quản lý thuế tại doanh nghiệp mình.
Đội ngũ MISA AMIS xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia đã đồng hành cùng
MIBI trong suốt thời gian qua, hỗ trợ MIBI thực hiện sứ mệnh cung cấp tới cộng đồng
những người làm công tác tài chính - kế toán - thuế những bài viết chuyên môn sâu,
cùng MIBI chia sẻ kinh nghiệm thực tế, đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách thức
giải quyết những tình huống vướng mắc trong thực tiễn công việc.
Các bài viết thuộc tất cả các lĩnh vực về tài chính - kế toán – thuế cũng như các vấn đề
trong công tác quản trị doanh nghiệp sẽ tiếp tục được thường xuyên cập nhật trên
trang amis.misa.vn.
Lời cuối, xin cảm ơn bạn đọc đã ủng hộ, thường xuyên theo dõi, chia sẻ các bài viết
của MISA AMIS.
Xin chúc Quý doanh nghiệp, các anh chị và các bạn thành công!
Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI
55
Download