Uploaded by Trần Đức Lương

CTCP THỰC PHẨM SAO TA FMC

advertisement
CTCP THỰC PHẨM SAO TA
FMC - HOSE
ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
Ngày 04/04/2023
ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ
Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá trị nội tại của doanh
nghiệp là 3,700 tỷ đồng. Trong khi đó mức vốn hóa hiện tại của FMC đang là 2,500 tỷ đồng,
thấp hơn so với giá trị nội tại 32%.
Chúng tôi đề xuất mua vào đối với FMC tại vùng giá 39.000 đồng/ cổ phiếu, tỷ suất sinh lời kỳ
vọng 48% dựa trên những luận điểm đầu tư sau:
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
 Giai đoạn 2023-2025 sẽ là giai đoạn tăng trưởng nhanh đến từ việc (1) gia tăng công suất chế
biến từ 23,000 tấn lên mức 45,000 tấn từ cả hai nhà máy mới (2) Trại tôm mới Vĩnh Thuận
rộng 203 ha, dự kiến thả nuôi từ cuối quý 2/2023, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 500 ha
giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp xuất khẩu tôm thêm 1.7%, lên mức 12.2% vào năm 2024.
Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp của FMC lần lượt sẽ tăng 1.6 và
1.76 lần trong giai đoạn 2023-2025.
 Trình độ nuôi tôm hiện nay của FMC có thể đạt đến 37 tấn/ ha, cao hơn rất nhiều so với giai
đoạn 2018-2019 chỉ đạt 20 tấn/ ha. Có được bước tiến này là do FMC nghiên cứu thành công
quy trình nuôi và làm chủ được công nghệ chế tạo vi sinh. Qua đó dần khắc phục được rủi ro
từ dịch bệnh và khó khăn do thời tiết cực đoan.
 Nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và EU được dự báo sẽ phục hồi từ
quý 3/2023. Trong đó Nhật Bản được xem là thị trường có nhiều triển vọng nhất đến từ (1) Chi
phí cước tàu vận chuyển hàng hóa không cao như tới EU và Mỹ (2) Thị trường Nhật đòi hỏi kỹ
thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp với năng lực chế biến của FMC.
 Cơ cấu cổ đông đã có thay đổi lớn theo hướng lành mạnh hơn. Việc CP tham gia làm cổ đông
chiến lược đã làm cân bằng hơn cơ cấu cổ đông. PAN giảm tỷ lệ sở hữu từ 65% về mức
37.75% và không còn là cổ đông lớn duy nhất, CP tham gia với tỷ lệ 25%. Ngoài ra, CP cũng là
nhà cung cấp đầu vào con giống và thức ăn cho FMC. CP cũng bày tỏ sẽ ưu tiên để cung cấp
con giống chất lượng cao cho FMC trong thời gian tới. Điều này làm gia tăng thêm mức độ ổn
định cho vùng nuôi của FMC khi mở rộng trong tương lai.
CÁC YẾU TỐ CẦN THEO DÕI
 Hoạt động nuôi tôm luôn đối mặt với rủi ro về điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường,
làm bùng phát dịch bệnh. Qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của FMC.
 FMC hoạt động trong lĩnh vực vô cùng cạnh tranh với biên lợi nhuận khá mỏng, biên EBIT dao
động trong khoảng 5%- 5,7% giai đoạn 2018-2022. Ngành xuất khẩu Tôm của Việt Nam đang
phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đến từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan. Tôm
Ecuador, Ấn Độ có lợi thế về giá rẻ. Tôm Indonesia không bị áp thuế ở thị trường Mỹ, Tôm Thái
Lan không bị kiểm tra nghiêm ngặt ở thị trường Nhật…đang ngày một gây sức ép lớn cho Tôm
Việt.
 Hoạt động kinh doanh tập trung vào quá ít khách hàng. Nếu để mất một khách hàng sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh trong 1-2 năm.
 Tình hình tồn kho của các doanh nghiệp vẫn đang trong mức luân chuyển chậm. Dự báo hàng
tồn kho có thể được xử lý vào quý 3/2023, tuy nhiên vẫn có khả năng nền kinh tế sẽ phục hồi
chậm hơn và sức mua toàn cầu có thể xấu hơn so với dự báo.
PHỤ LỤC
Cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 & Thị phần xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt
Nam sang Nhật 2022.
Nhập khẩu tôm của Nhật Bản
Download