NỘI QUY CỦA HỌC SINH ĐIỀU LỆ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/BGDĐT ngày 20/12/2020 của Bộ GD&ĐT) Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. 2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước. 3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Điều 35. Quyền của học sinh 1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định. 2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này. 3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện. 4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt. 5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh 1 1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. 2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí. Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh. 3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ. 4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. 5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân. 7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật 1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây: a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường. b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định. c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. d) Các hình thức khen thưởng khác. 2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm. b) Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2 II. NỘI QUY HỌC SINH TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU: NỘI QUY HỌC SINH I. ĐẾN TRƯỜNG: 1. Học sinh đến trường phải mặc trang phục đúng quy định: Nữ mặc áo dài trắng vào thứ Hai và Thứ Sáu (bắt buộc); ngày thứ Năm mặc áo Đoàn TN (không bắt buộc) những ngày còn lại mặt áo trắng quần xanh, áo phải bỏ quần hoặc mang đồng phục của trường. Không đi dép lê, giày cao gót. Nam sinh không được để tóc dài, nữ sinh không để những kiểu đầu tóc thời trang, không nhuộm tóc, không trang điểm lòe loẹt phản cảm. 2. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút nếu không có lí do chính đáng (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết. 3. Không được chạy xe trong sân trường; gửi xe đúng nơi quy định, tuyệt đối không gửi xe ngoài trường vì bất cứ lý do gì. Tuyệt đối không được đi xe máy >50cc khi chưa có giấy phép lái xe. Khi tự lái xe hoặc ngồi trên xe máy điện, xe đạp điện, xe máy phải đội mũ bảo hiểm. 4. Phải có cử chỉ lời nói văn minh, lịch sự khi tiếp xúc với mọi người. Chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô giáo, với cán bộ, nhân viên nhà trường và khách đến trường tham quan. Không văng tục, gây gổ, đánh chửi bạn. Không la cà hàng quán, tuyệt đối không vào quán chơi điện tử trước hoặc sau giờ học. 5. Không mang sách, truyện nhảm nhí và hung khí đến trường, nếu phát hiện sẽ bị tịch thu – không trả lại và sẽ bị xử lý kỷ luật. Cấm ăn quà vặt trong lớp. Nghiêm cấm đánh bài bạc, lô đề .. dưới bất kì hình thức nào. Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy đến trường. Không mang trang sức và tài sản có giá trị đến trường. Cấm hút thuốc lá trong trường. 6. Không được đá cầu, đá bóng trong lớp và dọc hành lang. Không xô đẩy, sắp xếp lại bàn ghế. Không ngồi lên thành lan can, nhất là lan can tầng cao. 7. Cấm rủ bạn ngoài trường đến tụ tập quanh trường lớp, gây gổ đánh nhau. 8. Phải có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung, không vẽ bậy lên bàn, lên tường, không trèo cây bẻ cành, không vứt rác, không đổ nước, khạc nhổ bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định; không mang túi ni-lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần vào trường; phải bỏ rác đúng nơi quy định. 9. Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh hành lang, lớp học trước mỗi giờ học. Có ý thưc tiết kiệm điện – nước, ý thức bảo vệ tài sản công, tuyệt đối không dùng bút xóa hoặc vật sắc nhọn để khắc, viết vẽ bậy lên bàn, ghế, bảng đen, tường. Làm hỏng tài sản của trường Nhà trường sẽ quy trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể lớp để bồi thường đúng quy định. 3 II. TRONG LỚP: 1. Học sinh đến trường phải học bài, làm bài tập đầy đủ. 2. Khi có trống vào lớp học sinh phải khẩn trương về chỗ ngồi, không đứng ngoài chờ giáo viên. 3. Khi thầy cô vào lớp học sinh phải đứng dậy nghiêm trang chào, sau khi thầy cô cho phép mới được ngồi xuống. 4. Phải chú ý nghe giảng, ghi chép, làm bài nghiêm túc trong giờ học. Tuyệt đối không được làm việc riêng trong giờ học. Nếu làm mất trật tự, làm ảnh hưởng đến bài giảng của thầy cô và sự tiếp thu của bạn sẽ bị giáo viên hoặc giám thị mời ra khỏi lớp. 5. Trường hợp giáo viên vắng đột xuất học sinh phải tuân theo đúng hướng dẫn của giám thị, không làm ảnh hưởng đến giờ học của lớp khác. 6. Sổ đầu bài do lớp phó học tập bảo quản, ghi chép các mục qui định. Cuối mỗi buổi gửi lại phòng giám thị (khi lớp phó học tập vắng thì lớp trưởng thay). 7. Học sinh ốm đau đột xuất cần nghỉ giữa tiết phải được phép của thầy cô và giám thị, không có lí do chính đáng tuyệt đối không được ra khỏi trường giữa buổi học. 8. Nghỉ học phải có giấy phép và ý kiến của cha mẹ học sinh trước giờ vào lớp. 9. Không được sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác khi chưa có sự đồng ý của giáo viên khi học tập trên lớp hoặc tham gia các hoạt động khác. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI THỜI KHÓA BIỂU 1. Các hoạt động ngoại khóa như: phụ đạo, họp lớp, văn nghệ, thể thao, liên hoan v.v… ngoài kế hoạch chung của trường phải báo cáo giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu. 2. Học sinh không được tự ý đến trường ngoài các buổi học. Không được ở lại sau buổi học (nếu chưa xin phép với BGH). 3. Các lớp có nhu cầu tham quan, du lịch phải thông qua kế hoạch với Ban giám hiệu, được cha mẹ học sinh đồng ý, có giáo viên chủ nhiệm và đại diện cha mẹ học sinh đi cùng. 4. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các buổi lao động tập thể. IV. NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI TƯƠNG TÁC TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI (Chấp hành tuyệt đối) 1. Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts,… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt. 2. Tuyệt đối không dùng MXH để nói xấu bất cứ ai. 4 3. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân MXH sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh. 4. Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc Status. Bởi vậy viết Status phải rõ ràng. Lưu ý: + Mọi việc đều có hai mặt. MXH là mạng chia sẽ, vui buồn đều có thể sẻ chia. Tuy nhiên, việc chia sẻ này làm như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. + Bởi thế, người sử dụng MXH luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình. + MXH cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân. + MXH không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên MXH. “Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào”! V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KỶ LUẬT Tất cả học sinh phải nghiêm túc chấp hành nội quy này. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ chịu hình thức kỷ luật thích ứng của Hội đồng kỷ luật nhà trường. Thành phố Huế, ngày 24 tháng 8 năm 2023 HIỆU TRƯỞNG Trần Thanh Dũng 5 QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH Điều 1. Ứng xử với bản thân người học 1.1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn. 1.2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông. 1.3. Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. 1.4. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; biết tự học, tự nghiên cứu. 1.5. Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác. 1.6. Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp Đoàn, Hội, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. 1.7. Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường; không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá… 1.8. Trang phục, tác phong đến Trường phải đúng quy định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với Nội quy Nhà trường. Không nhuộm tóc, không trang điểm lòe loẹt, tóc phải gọn gàng; học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài… Điều 2. Ứng xử với bạn bè 2.1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện; không được bao che khuyết điểm cho bạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới. 2.2. Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác. Điều 3. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, người lao động trong Nhà trường 3.1. Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên Nhà trường. 3.2. Việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong Nhà trường khách đến thăm, làm việc với Nhà trường phải đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép. 3.3. Không được có những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lớn tuổi trong Nhà trường. 6 3.4. Chấp hành các quyết định và yêu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường. Điều 4. Ứng xử với khách đến làm việc 4.1. Khi có khách đến thăm Trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ. 4.2. Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi; biết kính trên nhường dưới; giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều 5. Ứng xử trong gia đình 5.1. Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình. 5.2. Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, rõ ràng. 5.3. Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. 5.4. Khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, giao tiếp cởi mở, chân tình. 5.5. Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách… Điều 6. Ứng xử với môi trường 6.1. Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân; có ý thức tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. 6.2. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn Trường, lớp xanh, sạch đẹp. Hưởng ứng và thực hiện tốt Ngày chủ nhật xanh và phong trào xây dựng Thừa Thiên Huế “Xanh-Sạch-Sáng”. 6.3. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của Nhà trường; có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương. 6.4. Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống Nhà trường. Điều 7. Ứng xử với cộng đồng xã hội, văn hóa giao thông. 7.1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù. 7.2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung. 7.3. Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. 7.4. Không gây ồn ào, có những hành vi khiếm nhã, bình phẩm xấu người khác. 7 7.5. Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…thể hiện sự tôn trọng. 7.6. Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. 7.7. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác. 7.8. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngay cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường. 7.9. Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng khác. 8