HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN I. YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (bốc thăm hoặc do giảng viên phân công). Tên đề tài xem trong Hệ thống bài tập lớn. Kết quả của đề tài đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề tài, nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chung. Mọi khó khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể. Về dung lượng và hình thức: Tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4, đánh máy kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5; bìa tiểu luận phải có đầy đủ tên đề tài, thứ tự của nhóm và họ tên, MSSV của thành viên trong nhóm. Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần ghi rõ thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của từng thành viên (đạt được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ được giao), có chữ ký của từng thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo) Về bố cục: Tiểu luận gồm: Phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Quy định trích dẫn tài liệu: các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn nguồn góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề tài. Cách chú thích trong bài: Chú thích đặt ở cuối trang theo chế độ footnote tự động, chọn restart each page. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ tự: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn. Cách viết Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự: Tên tác giả/ tên cơ quan ban hành tài liệu (năm xuất bản), tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Chú ý năm xuất bản đặt trong ngặc đơn, tên tài liệu in nghiêng. Ví dụ: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Quốc phòng – Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Đại thắng mùa Xuân 1975, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2015), Tư duy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT CỦA TỪNG ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI 4: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lưu ý: - Trước khi thực hiện đề tài, nhóm cần thảo luận để xác định phạm vi nghiên cứu (bao gồm: Phạm vi về nội dung, thời gian, không gian). Cần xác định phạm vi hẹp để nhóm có thể đánh giá thực trạng và đề ra được giải pháp cụ thể, khả thi trong thực hiện) - Hướng dẫn xác định phạm vi: + Về nội dung: Văn hóa thể hiện trên 3 lĩnh vực: (1) Văn hóa giáo dục; (2) Văn hóa đời sống; (3) Văn hóa văn nghệ (Chọn một trong các nội dung trên, có thể phân nhỏ hơn nữa theo khả năng nghiên cứu của nhóm để có thể đánh giá được thực trạng đầy đủ, nêu giải pháp cụ thể, có tính khả thi cho vấn đề Nhóm đã chọn). + Về thời gian: xác định tìm giải pháp cho giải quyết vấn đề của hiện tại. + Về không gian: Chọn phạm vi hẹp, không làm cả nước (chọn phạm vi mà các em có thể tìm hiểu được, đưa ra giải pháp cụ thể, khả thi) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN MỞ ĐẦU: Nêu lý do chọn đề tài (sẽ thực hiện sau khi xác định được phạm vi nghiên cứu) PHẦN NỘI DUNG I. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay (cần nêu va phân tích những quan điểm chỉ đạo của Đảng. Nội dung quan điểm bám theo giáo trình mới. Phần phân tích thì đọc thêm tài liệu để làm rõ) II. Vận dụng 2.1. Đánh giá thực trạng (sau khi lựa chọn được lĩnh vực cụ thể, nhóm tập trung làm rõ thực trạng) 2.1.1. Thành tựu, nguyên nhân 2.1.2. Hạn chế, nguyên nhân 2.2. Giải pháp PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO