Uploaded by Nguyễn Tuấn

Chủ nghĩa trọng thương

advertisement
1. Chủ nghĩa trọng thương là gì?
- Là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế
kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII
- Chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm. Kinh tế
hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý…).
- Những phát kiến địa lý như tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ… đã
tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
Các nhà tư tưởng điển hình: ở Anh như Uyliam Staphot (1554-1612), Tômat Mun (1571-1641); ở
Pháp là Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe (1618-1683)
 Đánh giá cao vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, coi thương nghiệp là
nguồn gốc giàu có của quốc gia.
- Chủ nghĩa trọng thương lấy tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện sự giàu có của một
quốc gia; dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương
nghiệp do mua rẻ bán đắt… nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến quy luật kinh tế. Phương pháp nghiên cứu là sự khái quát có
tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời sống kinh tế – xã hội. Họ mới chỉ đứng
trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem xét những biện pháp tích luỹ tư bản -> dầntrở nên lỗi thời,
phải nhường chỗ cho học thuyết kinh tế mới, tiến bộ hơn.
2. Lịch sử của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn:
1/ Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người Anh), Thomas Gresham
(1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-1584, người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ
trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai
đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa trọng kim.
2/ Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện là Thomas Mun (15711641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-1621, người Pháp) với luận thuyết cân đối
thương mại chủ động. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư
thương mại.
Trường phái này không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền thống văn hóa chính trị.
- Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng
thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những phê phán đối với chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch. Chủ nghĩa trọng nông có cơ sở chính ở Pháp là những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng
phủ nhận chủ nghĩa trọng thương. Và cho đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam
Smith, thì chủ nghĩa trọng thương kết thúc, về mặt lý luận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó tới chính
sách kinh tế của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí cho đến tận thế kỷ 20.
3. Bối cảnh kinh tế, xã hội thời kỳ chủ nghĩa trọng thương
- Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ và phong kiến, hình thành một xã hội chủ
yếu vẫn là nông nghiệp. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, thương mại chưa phát triển.
- Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực
(tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông, chinh phục Mexico mở rộng giao thương với
châu Mỹ, giao thương cho Bồ Đào Nha với Ấn Độ và các nước Nam Á bằng đường biển nhờ cuộc
hành trình của Vasco da Gama).
- Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như: Các phát kiến địa
lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên
thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia.
Những nguyên nhân khác: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều
các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về…
- Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên
Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về thương
mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ
nghĩa trọng thương.
4. Một số quan điểm của chủ nghĩa trọng thương
- Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền thống quân chủ
từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, có quyền quyết định tất cả. Chủ nghĩa
trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà
nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cổ xúy tinh thần dân tộc trong dân chúng.
- Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm
bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với
giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả
năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan
của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng
lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động.
- Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản xuất tiền là vàng
và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin rằng một quốc
gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình từ sự thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của cải và
quyền lực cho quốc gia đó.
- Chỉ chú ý đến xuất khẩu, Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì xuất khẩu là nguồn
mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng
hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở
nhập khẩu (dựa vào thuế quan).
- Các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương định hướng nền kinh tế nội địa để tạo ra thặng dư
thương mại. Nói cách khác, mục tiêu của họ là tăng cường xuất khẩu trong khi hạn chế nhập khẩu.
Điều này dẫn tới các chính sách mang tính chất bảo hộ nền kinh tế trong nước chủ yếu thông qua
hàng rào thuế quan. Khoản thặng dư thương mại thu được có thể giúp các quốc gia này nâng cao
sức mạnh bằng cách xây dựng quân đội, mua sắm vũ khí…, qua đó củng cố an ninh quốc gia và nâng
cao vị thế quốc tế.
- Ngoài ra, theo quan điểm của trường phái trọng thương thì muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều
kim quý thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức mạnh của quốc gia" (theo Nichobas
Barbon) "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều nhân công nhất" (theo Josiah
Tucken).
5. Chủ nghĩa Trọng thương như một hệ thống tư tưởng
Khiếm khuyết lý thuyết chính trong tài liệu Trọng thương (luôn thừa nhận ngoại lệ) là sự bất lực
trong việc nắm bắt tính chất chu kỳ của tài khoản quốc tế và sự liên kết giữa kho dự trữ tiền tệ trong
nước và giá cả. Tóm lại, những người Trọng thương không tích hợp cơ chế dòng chảy giá cả - tiền
đồng Locke-Hume (hay thuyết số lượng tiền tệ) vào trong phân tích của mình, mang tính châm biếm
khi xét đến sự đối chiếu cẩn thận các số liệu thống kê truyền thống và cách ghi sổ sách kế toán kép.
Thực ra, thiên hướng tập hợp và giữ số liệu thống kê ở các số lượng Thế Giới Thực có thể là di sản
quan trọng nhất của những người Trọng thương đối với kinh tế học hiện đại. Khả năng hiểu biết
phân tích trong giai đoạn Trọng thương, như họ chẳng hạn, là do thực nghiệm biết để ý mà ra.
Những người Trọng thương thuộc số các tác giả kinh tế đầu tiên quan tâm đến kinh nghiệm thực
nhiều hơn là nghiên cứu siêu hình. Họ chú ý đến các câu hỏi kinh tế, và khi làm như thế, ấn định giai
đoạn tiến bộ trong giai đoạn tư tưởng kinh tế tiếp theo.
Đồng thời, tiến trình kinh tế trong nền kinh tế Trọng thương (nhất là ở Anh) mang đến sự thay đổi
cùng nhau đưa ra lời giải thích về sự phát triển lịch sử và suy thoái của chủ nghĩa Trọng thương. Cách
giải thích này ít chú ý đến những gì những người Trọng thương nói, thay vào đó tập trung vào những
gì họ đã làm và lý do tại sao làm.
6. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa đế quốc
Trong khi chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ của đất nước thao
túng nền kinh tế để tạo ra một sự cân bằng thương mại theo ý muốn, chủ nghĩa đế quốc là cả một
hệ thống chính trị và kinh tế trong đó một quốc gia khẳng định quyền lực của mình đối với một nước
khác để hoàn thành mự tiêu của chủ nghĩa trọng thương. Thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc nhập
cư đại chúng hoặc cả hai, các quốc gia đế quốc thiết lập quyền kiểm soát đối với các khu vực kém
phát triển và buộc người dân phải tuân theo luật lệ của quốc gia thống trị. Bởi vì chủ nghĩa trọng
thương đã phổ biến ở châu Âu trong thời kỳ đế quốc từ thế kỷ 16 đến 18, nó thường được xem như
là hệ thống kinh tế thúc đẩy chủ nghĩa đế quốc.
7. Chủ nghĩa trọng thương và Thương mại tự do
Thương mại tự do mang lại một số lợi thế khác biệt cho các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.
Trong một hệ thống thương mại tự do, các cá nhân được hưởng lợi từ sự lựa chọn nhiều hơn về
hàng hóa giá cả phải chăng, trong khi chủ nghĩa trọng thương hạn chế nhập khẩu và giảm các lựa
chọn có sẵn cho người tiêu dùng, đồng nghĩa với ít cạnh tranh và giá cả hàng hoá cao hơn.
Trong khi các nước theo chủ nghĩa trọng thương gần như phải liên tục tham gia vào chiến tranh để
giành các nguồn lực, các quốc gia theo hệ thống thương mại tự do có thể phát triển thịnh vượng
bằng cách thiết lập các mối quan hệ thương mại đôi bên cùng có lợi.
Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương được coi là lỗi thời. Tuy nhiên, rào cản thương mại vẫn tồn tại để
bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương. Ví dụ, sau Thế chiến II, Mỹ đã áp dụng chính sách thương
mại bảo hộ đối với Nhật Bản và hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ.
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/mot-so-van-de-can-biet-ve-chu-nghia-trong-thuong.aspx
Download