Uploaded by 11. Văn Khoa

bài thảo luận nhóm 8

advertisement
Thảo luận nhóm chương 4
Câu 1: Vì sao cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành hiện tượng phổ
biến?
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì: Một là, trong một
số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở
thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước. Hai là,
khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu
kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ, tiền lương
thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao. Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu
thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt. Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt
đó.
Câu 2: Xu hướng xuất khẩu tư bản từ cuối thế kỷ XX trở lại đây thay đổi như thế nào so
với giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Vì sao có sự thay đổi như vậy?
Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nươc
kém phát triển. Nhưng những thập kỉ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các
nước tư bản phát triển với nhau.
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc
gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, đã
xuất hiện nhiều chủ thể tư bản từ các nước đang phát triển.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu
hàng hóa tăng lên. Sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hóa, dịch
vụ, chất xám, … không ngừng tăng lên.
Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân tring xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ và nguyên tắc
cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.
Do ở các nước tư bản phát triển đã phát triển các ngành có hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao và
hàm lượng vốn lớn, nên đầu tư vào đây lại thu được lợi nhuận cao. Ở các nước đang phát triển lại
có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn định, nên đầu tư có phần rủi ro và tỷ suất
lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước đây.
Do cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản đến những nước nhập khẩu tư bản và
liên hệ với Việt Nam
Xuất khẩu tư bản: Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận cao: Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là
đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu
là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát
triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh
tế phụthuộc, cạn kiệt tài nguyên. Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh
hưởng kinh tế: Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc
gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về
thương mại, thuế quan, sản xuất, … Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh
tế.
Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất
trở thành phổ biến, gắn liền với các tổ chức độc quyền. Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện
dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư
bản: xuất khẩu tư bản để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát
triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng
chất do bị bóc lột quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của
nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước
đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề
đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết
thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.
Liên hệ ở Việt Nam:
Hiện nay, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời gian qua
đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước, góp phần tạo điều kiện và động lực cho việc điều chỉnh chính sách kinh tế. Đây cũng là
một trong những chủ trương vô cùngđúng đắn của Đảng: “FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung
đầu tư phát triển, là một trong những điều khiện tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH – HĐH
đất nước”. ĐTNN đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiêù kinh nghiệm, tạo nên
nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vàosản xuất. Sản xuất trong
các doanh nghiệp đã mang tính chuyên môn hoá, tập trung hoá. Các doanh nghiệp làm quen với
thị trường thế giới và kinh nghiệm của các doanh nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới.Chính
phủ không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tạo môi trường đầu tư để môi trường thuận lợi
thu hút đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư đã không ngừng được cải thiện với tốc độ nhanh để phù
hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập.Trong quá trình hội nhập kinh tế,
chúng ta đã tranh thủ FDI để phát triển đất nước và đã đạt được những thành công nhất định. Bên
cạnh đó, còn rất nhiều bất cập, hạn chế đòi hỏi chúng ta phải xem xét toàn diện, cụ thể để tìm ra
những bài giải cũng hết sức cụ thể.
Download