CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN & DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Đầu tư phát triển 1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. 1.2. Đầu tư phát triển Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm duy trì tiềm lực hiện có hoặc tạo ra tài sản mới, năng lực sản xuất mới trong nền kinh tế. 1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển 1. Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển thường rất lớn và nằm ứ đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư 2. Thời gian thực hiện hoạt động đầu tư và thời gian thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra thường diễn ra trong một thời gian dài 3. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian của tự nhiên, KTXH…. 4. Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển nếu là những công trình xây dựng sẽ chịu ảnh hưởng của các điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán…. ở nơi tạo dựng và khai thác. 5. Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài. 2. Dự án đầu tư 2.1. Khái niệm Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: Theo Luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai. 2.2. Phân loại dự án đầu tư Có rất nhiều tiêu thức phân loại dự án tùy thuộc vào mục đích quản lý. Dưới đây là một số cách thức phân loại dự án mà hiện nay đang được sử dụng để quản lý và nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. 2.2.1. Theo nguồn vốn đầu tư Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công: là dự án đầu tư sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án mục tiêu); vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật (vốn chủ sở hữu của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp; vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước...). Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác: là những dự án huy động vốn từ nguồn vốn như vốn vay thương mại; vốn liên doanh, liên kết; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế); vốn tư nhân;... Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP): là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây: - Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; - Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; - Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời 1 hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP. 2.2.2 Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án Căn cứ theo tiêu thức phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây: o Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; o Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; o Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; o Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; o Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C Nhóm dự án Lĩnh vực đầu tư 1 Nhóm A a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật Bất kể quy mô vốn là đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; khu bao nhiêu công nghệ cao d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; 2 Nhóm B Nhóm C a) Giao thông bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; b) Công nghiệp điện; c) Khai thác dầu khí; 2 > 2300 tỷ đồng d) Hóa chất, phân bón, xi măng; đ) Chế tạo máy, luyện kim; Từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng. < 120 tỷ đồng e) Khai thác, chế biến khoáng sản; g) Xây dựng khu nhà ở; a) Giao thông (trừ các dự án đã liệt kê ở nhóm 2) b) Thủy lợi; c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật; d) Kỹ thuật điện; 3 Từ 80 tỷ 80 > 1.500 đồng đến < tỷ đồng dưới 1.500 tỷ đồng tỷ đồng đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; e) Hóa dược; g) Sản xuất vật liệu (trừ các dự án tại nhóm 2, mục d) h) Công trình cơ khí (trừ các dự án tại nhóm 2, mục đ) i) Bưu chính, viễn thông; a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; 4 c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; d) Công nghiệp (trừ các dự án đã được quy định tại nhóm 1,2,3) 3 Từ 60 tỷ 60 > 1000 đồng đến < tỷ đồng dưới 1.000 tỷ đồng tỷ đồng a) Y tế, văn hóa, giáo dục; b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; c) Kho tàng; 5 Từ 45 tỷ 45 > 800 đồng đến < d) Du lịch, thể dục thể thao; tỷ đồng dưới 800 tỷ đồng tỷ đồng đ) Xây dựng dân dụng (trừ dự án xây dựng khu nhà ở đã được quy định tại nhóm 2, mục g). e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh (trừ dự án đã được quy định tại nhóm 1,2,3,4) 2.2.3. Theo tính chất đầu tư Dự án có cấu phần xây dựng: là những dự án đầu tư như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; Dự án không có cấu phần xây dựng: là những dự án đầu tư như dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác. 2.2.4. Theo lĩnh vực đầu tư: Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư dự án đầu tư có thể phân thành: Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: là những dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ hoặc đường thủy; các hoạt động đầu tư duy tu bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư - diêm nghiệp: là những dự án đầu tư phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng, thủy lợi, sản xuất muối và phát triển nông thôn.... Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp: là những dự án đầu tư vào các ngành như cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hoá chất (bao gồm cả hoá dược); vật liệu nổ công nghiệp; khai thác khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác. Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng: là những dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà ở; công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị... Phân theo lĩnh vực đầu tư thì dự án được phân thành: 4 - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực nông- lâm- ngư- nghiệp; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực công nghiệp; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực thương nghiệp; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực năng lượng; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực vận tải; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực Công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung Số; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực tài chính- ngân hàng; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực bảo hiểm; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực giáo dục; - Dự án đầu tư phân theo lĩnh vực y tế; -................................................ 2.2.5. Theo tác động của dự án đến môi trường Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm: o Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; o Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, bao gồm: o Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình; o Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án 5 không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; o Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại nhóm I & II, bao gồm: o Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ; o Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc dự án nhóm I, II, III 2.2.6. Phân loại dự án PPP Giao thông vận tải a) Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không; b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Lưới điện, nhà máy điện a) Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực; b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên. Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên. Y tế a) Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm; b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên. Giáo dục - đào tạo a) Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; 6 b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên. Hạ tầng công nghệ thông tin a) Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh; b) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên. 2.2.7. Theo điạ điể m: Căn cứ theo địa điểm thực hiện dự án, dự án có thể được phân chia theo Theo tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, ...... Theo vùng lãnh thổ: Vùng Đông Bắc; Vùng Tây Bắc; Vùng đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng Nam Trung Bộ; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 3. Đặc trưng của dự án đầu tư Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: nhà đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhà tài trợ vốn. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo. Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao. 4. Chu kỳ của dự án đầu tư Chu kỳ của dự án đầu tư là các giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động. Dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn chính sau: a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn nghiên cứu và thiết lập dự án đầu tư. Giai đoạn này gồm 2 bước công việc: Soan thảo dự án / Lập dự án Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án / Thẩm định dự án 7 Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là: bản dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét & phê duyệt kèm theo “Quyết định đầu tư” hoặc “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” b. Giai đoạn thực hiện đầu tư: là giai đoạn thi công xây dựng công trình hoặc mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị Các bước công việc cần thực hiện: Thứ nhất, hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện DA o Lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất. o Đền bù giải phóng mặt bằng… o Rà phá bom mìn (nếu có) o Xin giấy phép xây dựng o Xin giấy phép khai thác tài nguyên Thứ hai, tổ chức tuyển chọn tư vấn & nhà thầu (tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình; nhà thầu thi công; nhà thầu cung cấp thiết bị) theo luật đấu thầu và ký kết hợp đồng. Thứ ba, thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị o Thi công xây dựng công trình. o Lắp đặt máy móc thiết bị. o Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng o Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng Thứ tư, nghiệm thu, chạy thử và đưa vào sử dụng Kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư là: o Các công trình xây dựng đã hoàn thành. o Máy móc thiết bị đã được lắp đặt o Công nhân đã được đào tạo để có thể vận hành dự án c. Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư Là giai đoạn dự án đi vào sản suất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ. Giai đoạn này có thể chia ra làm 3 giai đoạn Sử dụng chưa hết công suất dự án. Công suất dự án ở mức cao nhất Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án. 8 Kết quả : Sản phẩm - dịch vụ được sản xuất và cung cấp, có thu để bù lại chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm & sự cần thiết của thẩm định dự án 1.1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Các chủ thể thẩm định dự án: - Nhà nước - Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng - Nhà đầu tư - Các đối tác liên quan 1.2. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư Dự án đầu tư phát triển cần thiết phải thẩm định trước khi tiến hành đầu tư bởi những lý do sau: Thứ nhất, dự án đầu tư phát triển có những đặc điểm rất khác biệt so với các dự án đầu tư khác như: o Dự án đầu tư phát triển thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và số vốn đó sẽ nhằm ứ động trong suốt quá trình đầu tư. Việc quyết định đầu tư sai lầm vào dự án có thể làm lãng phí, thất thoát một lượng vốn đầu tư rất lớn. Đồng thời, việc quyết định đầu tư sai lầm vào một dự án cũng có thể làm mất rất nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào một dự án, cần phải cân nhắc rất kỹ càng. Việc cân nhắc kỹ càng chính là việc cần phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư. o Thời gian để triển khai thực hiện một dự án đầu tư phát triển thường rất dài. Do vậy, dự án đầu tư thường gặp rất nhiều rủi ro. Để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư vào dự án cần phải xem xét, cân nhắc và lường trước các rủi ro khi đầu tư vào dự án. Việc cân nhắc, xem xét trước khi tiến hành đầu tư chính là việc cần phải thẩm định dự án trước khi 9 tiến hành. o Kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố không ổn định của tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong các yếu tố đó, có những yếu tố tác động đến dự án là yếu tố thuận lợi, có những yếu tố tác động đến dự án là bất lợi. Để tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi nhằm tạo cơ hội cho dự án và hạn chế yếu tố bất lợi nhằm giảm thiểu rủi ro đối với dự án trước khi tiến hành, cần thiết phải cân nhắc rất thận trọng trước khi triển khai dự án hay chính phải thẩm định dự án trước khi tiến hành. o Thành quả của các dự án đầu tư phát triển có gắn với hoạt động xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi được tạo dựng và khai thác. Việc lựa chọn sai lầm địa điểm đối với những dự án này sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của của dự án. Do vậy, phải cân nhắc và thẩm định rất kỹ địa điểm thực hiện dự án trước khi tiến hành. o Thành quả của các dự án đầu tư phát triển sẽ để lại những giá trị sử dụng lâu dài nhưng cũng có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu ra quyết định đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, cần thiết phải thận trọng trước khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển để tránh những tác hại nặng nề có thể xảy ra đối với nền kinh tế và nhà đầu tư. Việc thận trọng trước khi tiến hành đầu tư chính là dự án sau khi được lập cần phải được thẩm định khách quan để đánh giá lại một lần nữa hiệu quả dự án trước khi đầu tư. Thứ hai, khắc phục tính chủ quan của công tác lập dự án o Dự án được lập có thể mang quan điểm chủ quan của nhà đầu tư: nhà đầu tư dự án có thể sẽ cố gắng lập ra những dự án mà bề ngoài có tính khả thi cao để thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư cho dự án hoặc thuyết phục ngân hàng phê duyệt vốn vay cho dự án. Vì vậy, việc thẩm tra nhằm xác định lại sự cần thiết phải đầu tư vào dự án cũng như tính khả thi của dự án là cần thiết để đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho các bên có liên quan đến dự án. o Dự án được lập có thể có những sai sót xảy ra. Vì vậy, việc kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót xảy ra trong quá trình lập dự án là cần thiết để đảm bảo tính chính xác của dự án. 2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư 2.1. Mục đích chung Việc thẩm định dự án nhằm bác bỏ các dự án tồi và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao thông 10 qua việc: Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dự án Đánh giá hiệu quả của dự án trên cả 2 góc độ: hiệu quả về tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án 2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư Đối với Nhà nước Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; các Bộ quản lý chuyên ngành; UBND cấp tỉnh – thành phố trực thuộc là các cơ quan được Chính phủ ủy quyền thẩm định để quyết định đầu tư, cho phép đầu tư. Với chức năng là cơ quan quản lý, điều phối và giám sát các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nên việc thẩm định dự án có một vai trò rất quan trọng đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với Nhà nước như sau: - Là cơ sở đánh giá mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội - Là cơ sở để áp dụng chính sách ưu đãi nhằm hổ trợ nhà đầu tư. - Giúp cho Nhà nước kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ theo pháp luật của dự án. - Giúp Nhà nước đánh giá được tính hợp lý, khả thi và hiệu quả của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế - xã hội. - Giúp Nhà nước xác định được rõ những mặt lợi, mặt hại của dự án để có biện pháp khai thác, khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật và quy ước quốc tế. Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với Nhà nước sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án. Đối với các tổ chức tài chính Các tổ chức tài chính bao gồm: ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của các tổ chức quốc tế... là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Việc cung cấp và hỗ trợ vốn này có thể vì mục tiêu phát triển xã hội nhưng cũng có khi đơn thuần vì mục tiêu kinh tế. Việc cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án của các tổ chức tài chính này cũng là chính là đầu tư để sinh lời. Do vậy, việc thẩm định dự án trước khi cung cấp vốn cho dự án là rất 11 quan trọng, bởi lẽ: - Thẩm định dự án là cơ sở để các tổ chức tài chính xác định hình thức cho vay, số tiền vay hợp lý trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ - Thẩm định dự án là cơ sở để xác định lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ vay trên cơ sở xác định tuổi thọ của dự án. - Thẩm định dự án giúp cho các tổ chức tài chính đạt được các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó đòi và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở đánh giá được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính. Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với các tổ chức tài chính sẽ giúp cho các tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ hoặc cho dự án vay vốn. Đối với chủ đầu tư Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, được giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật. Là người sử dụng vốn, chủ đầu tư có thể vay vốn hay được ủy quyền để trực tiếp quản lý và sử dụng vốn. o Với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, thì chủ đầu tư là: - Đại diện cho cơ quan Nhà nước - Các tổ chức chính trị xã hội - Đại diện Ban quản lý dự án được chủ đầu tư ủy quyền trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư. - Bộ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ - Chủ tịch UBND các cấp - Người đứng đầu cơ quan quản lý tài chính của Đảng, các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội - Tổng giám đốc, Giám đốc của các Tổng Công ty, doanh nghiệp o Với các dự án sử dụng nguồn vốn khác: chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hay đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, công ty. Với các chủ đầu tư thì việc thẩm định dự án sẽ giúp chủ đầu tư: - Thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ. - Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời của dự 12 án - Biết được những rủi ro có thể xãy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc thẩm định dự án sẽ giúp cho chủ đầu tư xem xét, cân nhắc lại các thông tin trong dự án nhằm loại bỏ những sai sót có thể xảy ra và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác, tránh được sự lãng phí trong đầu tư và tối đa hóa được lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tư của dự án. 2.3. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư 2.3.1. Yêu cầu chung đối với hoạt động thẩm định Đảm bảo tính khách quan: Hoạt động thẩm định dự án cần phải được thực hiện độc lập và tách rời với hoạt động lập dự án đầu tư. Người thẩm định dự án không được đồng thời là người lập dự án. Người thẩm định dự án được độc lập trong quá trình đánh giá dự án, không bị chi phối hay ràng buộc bởi cơ quan quản lý cấp trên và các mối quan hệ cá nhân. Đảm bảo tính khoa học: việc thẩm định dự án phải dựa trên các căn cứ pháp lý, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật rõ ràng; các số liệu tính toán & dự báo chính xác, khoa học, cụ thể làm căn cứ cho quá trình thẩm định. Đảm bảo tính toàn diện: việc thẩm định dự án phải được thực hiện ở tất cả các nội dung của dự án và thẩm định trên nhiều quan điểm. Đảm bảo tính kịp thời: việc thẩm dự án phải đảm bảo thời gian thẩm định theo đúng quy định. Thời gian thẩm định dự án có thể là thời gian theo quy định của pháp luật hoặc thời gian theo quy định do cơ quan có chức năng thẩm định đặt ra. Đảm bảo tính pháp lý: Người ra quyết định đầu tư sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức tổ chức thẩm định dự án và chỉ khi có kết quả thẩm định mới được ra quyết định đầu tư. 2.3.2. Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của ngành đầu tư, của địa phương, các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước. Am hiểu về ngành và lĩnh vực đầu tư của dự án Nắm được tình hình sản xuất – kinh doanh, các quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng của nhà đầu tư với ngân hàng và ngân sách Nhà nước. 13 Biết thu thập và xử lý thông tin thông qua việc khai thác số liệu trên thị trường; trong các báo cáo tài chính của nhà đầu tư, số liệu của các dự án tương tự và thường xuyên thu thập, đúc kết xây dựng các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thẩm định. Biết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan đến dự án trong quá trình thẩm định. Phải biết sắp xếp, tổ chức công việc, có trách nhiệm đối với công việc và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp. 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư Nhóm nhân tố chủ quan: Cán bộ thẩm định: hoạt động thẩm định dự án là hoạt động chủ yếu được thực hiện bởi con người. Cán bộ thẩm định sẽ là người kiểm tra, đánh giá dự án. Vì vậy, chất lượng của hoạt động thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ thẩm định. Thông tin thẩm định: tất cả các căn cứ để đưa ra các đánh giá và kết luận của dự án đều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định. Vì vậy, nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ dẫn đến các kết luận thẩm định không xác đáng. Do vậy, - Quá trình thu thập thông tin cần phải dựa vào nguồn số liệu tin cậy, có sự kết hợp giữa nhà nước với các cơ quan, công ty để thu thập được thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều - Thông tin cần phải thu thập kịp thời. Cần phải xây dựng một hệ thống thông tin cập nhật, chính xác là yêu cầu cần thiết đối với công tác thẩm định. - Việc xử lý thông tin cần thận trọng, tỉ mỉ, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác về hiệu quả dự án. Công tác tổ chức thẩm định dự án: công tác tổ chức thẩm định dự án là nội dung công việc liên quan đến việc sắp xếp quy trình thẩm định và bố trí nhân sự cho công tác thẩm định. Vì vậy, nếu như quy trình thẩm định phức tạp, chồng chéo; việc bố trí nhân sự thẩm định không phù hợp với trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, thời gian cũng như chất lượng của dự án được thẩm định. Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thẩm định: việc thẩm định dự án đòi hỏi cần phải có nguồn thông tin lớn và phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy, các thiết bị hỗ trợ cho 14 việc lưu trữ thông tin, truy cập tìm kiếm thông tin và những phần mềm ứng dụng cho công tác thẩm định là rất cần thiết để đảm bảo việc thẩm định được thực hiện chính xác và nhanh chóng. Thời gian thẩm định: thẩm định dự án là một quá trình xem xét, đánh giá cẩn trọng tất cả các nội dung cũng như các vấn đề có liên quan đến dự án. Thêm vào đó, mỗi dự án lại có tính chất kỹ thuật và tính đặc thù khác nhau, mỗi dự án lại liên quan đến các lĩnh vực và chuyên môn khác nhau. Chính vì vậy, việc thẩm định dự án thường tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu thời gian quy định cho việc thẩm định quá ít sẽ không đủ để đánh giá đầy đủ, chính xác dự án. Chi phí thẩm định: thẩm định dự án được thực hiện bởi cán bộ thẩm định. Lợi ích mà cán bộ thẩm định được hưởng sau khi hoàn thành công việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và kết quả của hoạt động thẩm định dự án. Nhóm nhân tố khách quan: Thông tin cung cấp từ nhà đầu tư: một trong những căn cứ quan trọng để thẩm định dự án là bản dự án đầu tư cũng như những hồ sơ pháp lý, tài chính có liên quan đến nhà đầu tư và dự án. Tất cả những tài liệu trên hầu hết đều do nhà đầu tư cung cấp. Nếu như nhà đầu tư không trung thực, cung cấp tài liệu không chính xác và đầy đủ thì quá trình thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn và các đánh giá thẩm định cũng sẽ không chính xác. Sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội: dự án đầu tư là hoạt động đầu tư được lập cho tương lai. Các số liệu trong dự án thường là các con số dự báo, giả định. Ví dụ: giá bán sản phẩm dự kiến; ước tính giá nguyên vật liệu đầu vào; ước tính mức công suất hàng năm của dự án…. Chính vì vậy, khi mà môi trường kinh tế, xã hội có sự thay đổi không lường trước được như suy thoái kinh tế, lạm phát, bất ổn chính trị…. dẫn đến thực tế khi dự án đi vào hoạt động có thể khác xa so với con số dự báo được tính trong dự án. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các giả định được thiết lập sẵn trong dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Sự thay đổi của cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước: tất cả các dự án đầu tư khi đi vào triển khai thực hiện và vận hành đều phải tuân thủ các chính sách và quy định pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, khi chính sách và các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi dẫn đến căn cứ triển khai thực hiện và hiệu quả thực tế của dự án cũng sẽ thay đổi. 15 CHƯƠNG III CÔNG TÁC TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư 2.1.1. Hồ sơ dự án: Hồ sơ dự án là tài liệu không thể thiếu để thực hiện hoạt động thẩm định dự án. Hồ sơ dự án làm căn cứ thẩm định dự án bao gồm: a) Dự án đầu tư/ báo cáo nghiên cứu khả thi (gồm thuyết minh dự án và thuyết minh thiết kế cơ sở) hoặc Thuyết minh dự án: Sự cần thiết và mục tiêu của dự án: ─ Đánh giá nhu cầu thị trường ─ Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm, hình thức đeầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất. ─ Các điều kiện cung ứng các nguyên liệt, vật liệu và các yếu tố đầu vào Mô tả quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình: ─ Hạng mục chính, phụ ─ Phân tích, lựa chọn các công trình kỹ thuật, công nghệ, công suất của dự án. Các giải pháp để thực hiện. ─ Có phương án để giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. ─ Có phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình. ─ Có phương án khai thác và sử dụng lao động. ─ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức thực hiện của dự án. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an tòan quốc phòng. Tổng mức đầu tư của dự án ─ Quy mô dự án. ─ Khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, tiến độ cung ứng vốn, nguồn hguy động vốn. ─ Xem xét phương án hòan trả jvốn. 16 ─ Các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội. Thuyết minh thiết kế cơ sở gồm: Nội dung của thiết kế Tóm tắt thiết kế: tóm tắt công trình với quy hoạch, các số liệu về điều kiện tự nhiên, các danh mục về tiêu chuẩn – quy chuẩn. Thuyết minh về công nghệ phải giả thiết khái quát phương án công nghệ, sơ đồ công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu. Các bản thuyết minh về xây dựng: thể hiện khái quát mặt bằng, các bản vẽ liên quan. Bản vẽ thiết kế cơ sở: ─ Bản vẽ công nghệ: thể hiện sơ đồ công nghệ và các thông số kỹ thuật ─ Bản vẽ xây dựng ─ Bản vẽ sơ đồ phòng chống cháy nổ b) Hồ sơ về nhà đầu tư (gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính). Hồ sơ pháp lý là các tài liệu pháp lý để chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào dự án. Hồ sơ tài chính là các tài liệu để chứng minh năng lực tài chính và khả năng cân đối vốn đầu tư cho dự án của nhà đầu tư. c) Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện dự án (đối với các dự án đầu tư công) 2.1.2. Căn cứ pháp lý Chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của quốc gia, của địa phương thực hiện dự án Quy hoạch phát triển KTXH của quốc gia, của địa phương và quy hoạch phát triển ngành đầu tư của dự án. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định (đối với các dự án phải xin chủ trương đầu tư) Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư của dự án (bao gồm các văn bản pháp lý chung và văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp dự án) Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật: o Các quy phạm: quy phạm sử dụng đất khu đô thị, KCN, quy phạm về tĩnh không trong cầu cống, hàng không… 17 o Các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp công trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn công nghê, kỹ thuật riêng của từng ngành….. Các quy ước và các thông lệ quốc tế đã được ký kết giữa các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hoặc giữa các quốc gia như: o Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng không, hàng hải, đường sông...) o Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF, ADB…) o Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước o Các quy định về thương mại: tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm…. 2.1.3. Căn cứ vào thông tin điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tiễn: tất cả các số liệu trong dự án cần phải được kiểm tra tính xác thực. Vì vậy, thông tin điều tra thực tế cùng với kinh nghiệm thực tiễn là một nguồn dữ liệu quan trọng để kiểm tra tính chính xác của các dữ liệu được phản ánh trong dự án. 2.2. Hình thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư 2.2.1. Hội đồng thẩm định dự án Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định đầu tư tiến hành thành lập hội đồng thẩm định dự án. Hội đồng thẩm định được thành lập gồm chuyên gia của các bộ ban ngành, các phòng ban có liên quan hoặc am hiểu về dự án, cùng tiến hành xem xét đánh giá mọi khía cạnh của dự án hoặc chỉ một nội dung quan trọng nào đó của dự án một cách thấu đáo để giúp người ra quyết định đầu tư được chính xác. Hội đồng thẩm định dự án được thành lập có thể ở cấp trung ương (hội đồng thẩm định Nhà nước), ở cấp địa phương (hội đồng thẩm định cấp tỉnh) hoặc hội đồng thẩm định do các cơ quan, tổ chức thành lập. Hội đồng thẩm định Nhà nước: do Thủ tướng quyết định thành lập, bao gồm: - Chủ tịch hội đồng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư (hoặc Thứ trưởng được ủy quyền). - Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng: Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường, UBND các tỉnh... do Thủ tướng quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch – Đầu tư Hội đồng thẩm định cấp tỉnh: - Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư - Phó Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng: Đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành liên quan 18 Hội đồng thẩm định cấp Công ty: - Chủ tịch Hội đồng: Tổng Giám đốc/ Giám đốc - Phó Chủ tịch hội đồng: Phó Tổng Giám đốc/ Giám đốc - Thành viên hội đồng: Trưởng phòng ban liên quan. Ưu điểm: Tập hợp được các chuyên gia có kiến thức chuyên môn, am hiểu về dự án. Các nội dung của dự án được đánh giá đầy đủ, chi tiết và toàn diện. Nhược điểm: Thời gian thẩm định lâu Chi phí thẩm định lớn Phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình thẩm định. Ứng dụng: Hình thức này thường được sử dụng đối với các dự án có quy mô vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và những dự án ảnh hưởng lớn tới môi trường, xã hội. 2.2.2. Cơ quan chuyên trách thẩm định dự án Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ sử dụng ngay cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định đầu tư hoặc cơ quan quản lý hoạt động đầu tư của đơn vị mình tiến hành thẩm định trước khi ra quyết định đầu tư. Những cơ quan chuyên môn này có thể là các vụ, các bộ phận thẩm định chuyên trách ở các Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc ở các công ty. Chẳng hạn như: Vụ giám sát và thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư; Phòng đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội; phòng Quản lý đầu tư của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc ninh..... Ưu điểm: Hoạt động thẩm định dự án được chuyên môn hóa. Hoạt động thẩm định được triển khai nhanh khi có dự án cần thẩm định. Nhược điểm: Các kết luận thẩm định có thể bị áp lực và chi phối bởi cơ quan quản lý cấp trên. Ứng dụng: Hình thức này được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công 2.2.3. Tư vấn thẩm định Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án để ký hợp đồng thẩm định. Ưu điểm: 19 Hoạt động thẩm định được chuyên môn hóa cao. Kết quả thẩm định có độ chính xác tương đối cao do được lựa chọn nhà tư vấn am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án. Chi phí thẩm định hợp lý do được lựa chọn nhà tư vấn có mức giá phù hợp. Nhược điểm: Trong trường hợp lựa chọn tổ chức tư vấn không phù hợp có thể dẫn đến kết quả thẩm định không xác đáng. Ứng dụng: Hình thức này thường được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án hoặc một nội dung nào đó của dự án. 2.3. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Một số dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công, trước khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thẩm định để ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần phải được phê duyệt chủ trương đầu tư. Do vậy mà trước khi xem xét thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư cần phải xem xét thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với một số dự án. 2.3.1. Đối với các dự án đầu tư công Dự án đầu tư công là những dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn đầu tư công để thực hiện dự án. Đối với loại hình dự án này thì hầu hết đều cần được phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi trình cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thẩm định. Thẩm quyền thẩm tra, quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công được thực hiện theo Luật đầu tư công và được quy định như sau: Thẩm quyền Loại hình dự án - Chương trình mục tiêu quốc gia Quốc hội - Dự án quan trọng quốc gia - Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương. Chính phủ - Dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị công lập dành để đầu tư Thủ tướng chính phủ a1) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật; dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 20 a2) Dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý. b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công và dự án do Quốc hội và Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư) c) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực. đ) Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư Người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương a) Dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý (trừ các dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư); b) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài do cơ quan mình quản lý Hội đồng nhân dân Dự án nhóm A do địa phương quản lý (trừ dự án đã được cấp tỉnh Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư) Chương trình, dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân Hội đồng nhân dân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ các cấp (cấp huyện, ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa xã) phương thuộc cấp mình quản lý (trừ dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư) 2.3.2. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cụ thể như sau Thẩm quyền Dự án PPP 21 - Dự án quan trọng quốc gia Quốc hội 1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ (đối với dự án đầu tư công) 2. Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; Thủ tướng chính phủ 3. Đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay, nhà ga hành khách của cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; 4. Đầu tư xây dựng mới cảng biển, bến cảng chính thuộc cảng đặc biệt. 5. Có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương và các cơ quan khác Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý (trừ các dự án do Quốc hội và Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương (trừ các dự án do Quốc hội và Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư) 2.3.3. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư khác Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác thì một số loại hình dự án phải thông qua chủ trương đầu tư trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư này được thực hiện như sau: Loại hình dự án Thẩm quyền 1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; Quốc hội b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn 22 sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; 2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; 3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; 4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. 1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và 20.000 người trở lên ở vùng khác; b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên; c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; Thủ tướng chính phủ d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I; đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí; e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 23 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí; 3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên 4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của UBND cấp tỉnh pháp luật về đất đai; b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt. 24 c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf) d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh Ban quản lý khu công Các dự án tương tự do UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư nghiệp, khu chế xuất, ở mục a, b, d được thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế khu công nghệ cao, khu kinh tế 2.4. xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch được duyệt. Thẩm quyền thẩm định dự án 2.4.1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư công Các dự án đầu tư công là những dự án mà thông thường vốn đầu tư cần huy động cho việc thực hiện dự án là rất lớn. Đối với loại hình dự án này, việc bố trí và cân đối đủ vốn thực hiện dự án là rất quan trọng. Do vậy, đối với nhóm dự án này, việc thẩm định được tiến hành với 2 nội dung sau: - Thứ nhất, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án. - Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư. Thẩm quyền thẩm định 2 nội dung này được quy định cụ thể như sau: Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư công Chủ trì thẩm định Loại hình dự án a) Chương trình mục tiêu quốc gia; b) Dự án quan trọng quốc gia; Bộ Kế hoạch và Đầu tư c) Chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. d) Chương trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương giao cơ quan chuyên quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định Dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cơ quan mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội quyết định cho Bộ, cơ quan Trung ương trong giai đoạn trung 25 hạn đang thực hiện (trừ các dự án do Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (huyện, xã) giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định Chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Hội đồng nhân các cấp quyết định cho địa phương. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công Cùng với việc phân cấp trách nhiệm về thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án thì thẩm quyền thẩm định dự án được phân định như sau: Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính Dự án quan trọng quốc gia phủ thành lập Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư công do người đứng đầu các Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp Dự án không có cấu phần xây dựng (huyện, xã) Cơ quan chuyên môn về xây dựng (Bộ xây dựng; Sở xây dựng; phòng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, Dự án có cấu phần xây dựng khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Bộ KH-ĐT thẩm định trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo (không phải dự án quan trọng quốc gia) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Người đứng đầu cơ quan chủ quản thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan mình 26 2.4.2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) Đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), thẩm quyền thẩm định dự án cũng được tiến hành với 2 nội dung sau: - Thứ nhất, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án. - Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư. Thẩm quyền thẩm định 2 nội dung này được quy định cụ thể như sau: Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công trong dự án PPP Chủ trì thẩm định Loại hình dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu trung ương, cơ quan khác giao cơ tư của mình quan chuyên môn quản lý đầu tư công trực thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh - Đối với phần vốn ngân sách địa phương trơng trường hợp dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ - Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp - Dự án từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự công lập giao đơn vị trực thuộc thẩm nghiệp công lập định gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP tổng hợp Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) Cùng với việc phân cấp trách nhiệm về thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án PPP thì thẩm quyền thẩm định dự án PPP được quy định như sau: 27 Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ Chính phủ thành lập trên cơ sở đề xuất của trương đầu tư Bộ Kế hoạch – Đầu tư Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ Hội đồng thẩm định liên ngành trương đầu tư - Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Đơn vị trực thuộc được giao Dự án do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Hội đồng thẩm định dự án PPP được phép thuê tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện công tác thẩm định. 2.4.3. Thẩm quyền thẩm định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư khác Đối với các dự án đầu tư khác thuộc diện phải thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư thì thẩm quyền thẩm định dự án được quy định như sau: Loại hình dự án Thẩm quyền thẩm định dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ Chính phủ thành lập trương đầu tư Bộ KH-ĐT đầu tư thẩm định dự án trên cơ Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành của trương đầu tư các cơ quan Nhà nước có liên quan Cơ quan đăng ký đầu tư (1) thẩm định dự án Dự án do UBND tỉnh chấp thuận chủ trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên trương đầu tư ngành của các cơ quan Nhà nước có liên quan Ghi chú: (1) - Cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quan lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế đối với các các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. 28 - Cơ quan đăng ký đầu tư là Sở Kế hoạch & Đầu tư của tỉnh đối với các dự án đầu tư ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế Đối với các dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án. o Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế: đối với các dự án thực hiện trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. o Sở Kế hoạch và đầu tư: đối với dự án được thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế o Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án hoặc nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đối với các dự án sau: Dự án được thực hiện từ 2 tỉnh thành phố trở lên; Dự án được thực hiện ở cả trong và ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. Dự án đầu tư được thực hiện trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế, nơi chưa thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. 2.5. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý chuyên ngành Dự án đầu tư được thực hiện có thể liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Để đảm bảo các giải pháp kỹ thuật của dự án có tính khả thi, mỗi lĩnh vực đầu tư của dự án khi được thẩm định cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Thẩm quyền tham gia đóng góp ý kiến cho các giải pháp kỹ thuật của dự án được quy định như sau: Các Bộ quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A thuộc các lĩnh vực đầu tư do Bộ mình quản lý. Cụ thể: o Bộ công thương: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như cơ khí; luyện kim; điện (nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp); năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hoá chất (bao gồm cả hoá dược); vật liệu nổ công nghiệp; hầm mỏ; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác. 29 o Bộ NN & PTNT: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp & phát triển nông thôn như nông nghiệp, lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn. o Bộ giao thông vận tải: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, vận tải (gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không). o Bộ xây dựng: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công trình dân dụng (nhà ở và công sở), công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị). o Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: thẩm định thiết kế cơ sở đối với các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các Sở quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, nhóm C thuộc các lĩnh vực đầu tư do Sở mình quản lý. 2.6. Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án 2.6.1. Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau: Loại hình dự án Thẩm quyền 1. Chương trình mục tiêu quốc gia; dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; 2. Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định Thủ tướng chủ trương đầu tư; 3. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương 1. Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; 30 2. Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã 2.6.2. 1. Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; 2. Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý. 1. Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư; 2. Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý. Dự án đầu tư theo hình thức PPP Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư được quy định như sau: Loại hình dự án Thẩm quyền Thủ tướng Dự án quan trọng quốc gia 1. Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác 2. Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; 3. Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên; 4. Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công. 5. Dự án PPP trong phạm vi quản lý do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư 31 1. Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương thuộc các lĩnh vực sau: Chủ tịch Ủy ban - Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; - Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; - Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên; - Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công. nhân dân cấp tỉnh 2. Dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác 2.6.3. Thẩm quyền ra quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư khác thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó 2.7. Phân định trách nhiệm thẩm định dự án và phê duyệt dự án ở Ngân hàng thương mại 2.7.1. Phân định trách nhiệm thẩm định dự án Việc phân định trách nhiệm thẩm định dự án sẽ khác nhau đối với từng Ngân hàng thương mại tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng đó. Dưới đây là quy định về phân định trách nhiệm thẩm định của một Ngân hàng thương mại Thứ Nội dung công việc Cán bộ tự thẩm định thực hiện Nhiệm vụ thực hiện 32 1 Thẩm định hồ sơ vay Cán bộ thẩm Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ vốn định (1 người) => lập báo cáo cho trưởng phòng tín dụng 2 Thẩm định tính pháp Cán bộ thẩm Kiểm tra về lịch sử hình thành, tồn tại lý khách hàng vay vốn định (1 người) của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp => lập báo cáo cho trưởng phòng tín dụng 3 Thẩm định năng lực Cán bộ thẩm Lập các bảng tính toán tổng tài sản của tài chính doanh định (2 người) doanh nghiệp => lập báo cáo cho trưởng nghiệp 4 phòng tín dụng Thẩm định dự án Cán bộ thẩm Bao gồm các công việc kiểm tra khía đầu tư định (2 người) pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, phân tích độ nhạy của dự án => lập báo cáo cho trưởng phòng tín dụng Thẩm định tài sản Cán bộ thẩm Kiểm tra tính pháp ký của tài sản đảm đảm bảo của dự án định (1 người) bảo, tính toán, định giá giá trị các tài sản 5 đảm bảo đó => lập báo cáo cho trưởng phòng tín dụng 6 Tổng hợp các kết quả Trưởng phong Trưởng phòng tín dụng tập hợp các kết ở bước 1-5 tín dụng quả lại thành tờ trình thẩm định để gửi (1 người) lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng 2.7.2. Thẩm quyền phê duyệt dự án Đối với dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thì chỉ thành lập ban tín dụng, ban tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thẩm định lại và phê duyệt cho vay vốn dự án. Ban tín dụng bao gồm các thành viên sau: - Giám đốc Chi nhánh - Phó Giám đốc chi nhánh - Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 33 Đối với những dự án lớn, phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì thành lập hội đồng tín dụng để xem xét, thẩm định dự án, sau đó mới quyết định hoặc từ chối phê duyệt cho dự án vay vốn. Hội đồng tín dụng bao gồm các thành viên sau: - Giám đốc vùng - Phó Giám đốc vùng - Giám đốc chi nhánh - Phó Giám đốc chi nhánh - Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 2.8. Quy trình thẩm định dự án 2.8.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công 2.8.1.1. Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia Trình phê duyệt Thủ tướng Chính phủ Thành lập Trình BCNCKT HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC Báo cáo Bộ Kế hoạch đầu tư Cơ quan chủ quản Lập BCNCKT Báo cáo Chủ trương đầu tư Chủ đầu tư Quy trình thẩm định chi tiết đối với các dự án quan trọng quốc gia được thực hiện cụ thể như sau: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án; Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung của dự án theo quy định Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua; gửi Hội đồng thẩm định nhà nước; 34 Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án. 2.8.1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng Cấp quyết định đầu tư Thành lập Hôi đồng thẩm định Trình BCNCKT (hoặc) Giao Cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư Lập BCNCKT Chủ đầu tư Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư; Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư) thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư tổ chức thẩm định dự án; Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định các nội dung quy định; Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư. 2.8.1.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng a) Đối với dự án có cấu phần xây dựng sử dụng vốn đầu tư công Người quyết định đầu tư Hồ sơ dự án Cơ quan chuyên môn về xây dựng 35 Chủ đầu tư Cơ quan có liên quan Quy trình chi tiết thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư chuyển hồ sơ dự án lên người quyết định đầu tư Người quyết định đầu tư gửi hồ sơ dự án đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định dự án Cơ quan chuyên môn về xây dựng gửi trực tiếp văn bản đến cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án để lấy ý kiến góp ý. Cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm định dự án và trình lên người quyết định đầu tư b) Đối với dự án có cấu phần xây dựng sử dụng vốn nhà nước không phải đầu tư công Người quyết định đầu tư Trình phê duyệt Cơ quan chuyên môn của người ra quyết định Cơ quan chuyên môn về xây dựng Hồ sơ dự án Cơ quan có liên quan Nhà đầu tư Quy trình chi tiết thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công: Nhà đầu tư chuyển hồ sơ dự án lên người quyết định đầu tư Người quyết định đầu tư gửi hồ sơ dự án đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định thiết kế cơ sở dự án, đồng thời gửi hồ sơ dự án đến cơ quan, tổ chức lấy ý kiến về dự án theo quy định. Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định dự án trình lên người 36 quyết định đầu tư. 2.7.2. Quy trình thẩm định đối với dự án đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) Quy trình thẩm định quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết 2.7.2.1. định chủ trương đầu tư của Quốc hội Quốc hội Hội đồng thẩm định Nhà nước Chính phủ Bộ Kế hoạch – Đầu tư Trình báo cáo NC tiền khả thi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Lập báo cáo NC tiền khả thi Đơn vị chuẩn bị dự án PPP Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án PPP cần phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội được thực hiện cụ thể như sau: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước; Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư công; Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định; Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình; Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án. 2.7.2.2. Quy trình thẩm định quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ 37 Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư Thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành Bộ Kế hoạch đầu tư Lập báo cáo NC tiền khả thi Đơn vị chuẩn bị dự án PPP Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án PPP cần phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện cụ thể như sau: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành; Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách trung ương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành; Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách địa phương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành; Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án. 2.7.2.3. Quy trình thẩm định quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác 38 Đơn vị chuẩn bị dự án Thành lập Giao nhiệm vụ Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án PPP cần phải xin chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được thực hiện cụ thể như sau: Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định; Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định; Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP; Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định; Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án. 2.7.2.4. Quy trình thẩm định quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Đơn vị chuẩn bị dự án Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Trình báo cáo NC tiền khả thi 39 Đơn vị chuẩn bị dự án PPP Đơn vị thực hiện thẩm định Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định; Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP; Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án. 2.7.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư khác 2.7.3.1. Quy trình thẩm định thông qua quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội Quốc hội Chính phủ Hội đồng thẩm định Nhà nước Thủ tướng Chính phủ Báo cáo Bộ Kế hoạch đầu tư Nộp hồ sơ dự án Nhà đầu tư Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội được thực hiện cụ thể như sau: 40 Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước. Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định, trình Chính phủ Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. 2.7.3.2. Quy trình thẩm định thông qua quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Bộ KH-ĐT Cơ quan nhà nước có liên quan Nộp hồ sơ dự án Nhà đầu tư Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ được thực hiện cụ thể như sau: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch đầu tư gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định của cơ quan Nhà nước liên quan (như cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý quy hoạch; cơ quan quản lý đất đai; 41 UBND cấp tỉnh, thành phố...) Cơ quan Nhà nước có liên quan có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Kế hoạch đầu tư. Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư 2.7.3.3. Quy trình thẩm định thông qua quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh UBND cấp tỉnh Cơ quan đăng ký Cơ quan Nhà nước có đầu tư liên quan Nộp hồ sơ dự án Nhà đầu tư Quy trình chi tiết thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư cần phải xin chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh được thực hiện cụ thể như sau: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án lên cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan Nhà nước có liên quan (cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước; cơ quan quản lý đất đai; gửi cơ quan quản lý quy hoạch....) Cơ quan Nhà nước có liên quan có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình UBND cấp tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư. Trong trường hợp từ chối phải cáo cáo bằng văn bản 2.7.4. Thủ tục thẩm định dự án xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 42 Đối với các dự án phải thông qua chủ trương đầu tư: nhà đầu tư phải trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau khi có chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Đối với các dự án không phải thông qua chủ trương đầu tư: nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. 2.7.5. Quy trình thẩm định của ngân hàng Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Chưa đủ điều kiện thẩm định Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Chưa đạt yêu cầu Bổ sung, giải trình Thẩm định Chưa rõ Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra, kiểm soát Đạt Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lưu hồ sơ/ tài liệu Chi tiết quy trình thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cụ thể như sau: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng tiếp nhận nhu cầu vay vốn từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, 43 cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, sau đó hồ sơ được chuyển sang cho trưởng phòng thẩm định kiểm tra. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ điều kiện để thẩm định thì chuyển lại phòng tín dụng để hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ. Đánh giá, phân tích và lập báo cáo kết quả thẩm định - Trưởng phòng cán bộ thẩm định chuyển hồ sơ dự án cần thẩm định cho cán bộ thẩm định. - Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định dự án bao gồm thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án và đánh giá rủi ro dự án, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án. Phê duyệt cấp tín dụng Cán bộ thẩm định tiến hành lưu giữ tài liệu cần thiết, đồng thời gửi trả hồ sơ kèm theo báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng. 2.8. Hồ sơ dự án trình thẩm định 2.8.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư công: đối với các dự án đầu tư công thì hồ sơ dự án trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định gồm những tài liệu sau: 2.8.2.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng Tờ trình thẩm định dự án bao gồm: sự cần thiết đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: bản dự án đầu tư với đầy đủ các nội dung cơ bản (pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, hiệu quả xã hội) để đánh giá tính khả thi của của dự án. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án; Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). 2.8.2.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng Tờ trình thẩm định dự án đầu tư hoặc thiết kế cơ sở Văn bản pháp lý, bao gồm: - Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác); 44 - Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có); - Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án; - Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án; - Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); - Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có); - Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị; - Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có). Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư (dự toán): - Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; - Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán); - Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: - Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở; - Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án; 2.8.3. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) Văn bản đề nghị thẩm định; Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án; Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Quyết định chủ trương đầu tư của dự án; 45 Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án. 2.8.4. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác Hồ sơ dự án trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận; Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư; Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có). 2.8.5. Hồ sơ dự án trình thẩm định tại các Ngân hàng thương mại 46 Giấy đề nghị cấp tín dụng cho dự án: mỗi một ngân hàng thương mại sẽ có một mẫu đề nghị vay vốn hay thẩm định và cấp tín dụng khác nhau. Nếu nhà đầu tư trình thẩm định vay vốn tại các ngân hàng thương mại nào thì sử dụng mẫu giấy đề nghị vay vốn hoặc thẩm định ở ngân hàng đó. Hồ sơ về khách hàng vay vốn o Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật và hành vi dân sự của khách hàng o Hồ sơ về kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng hoặc người bảo lãnh Dự án vay vốn: bản dự án đầu tư với đầy đủ các nội dung cơ bản (pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính, hiệu quả xã hội) để xác định tính khả thi của của dự án. Hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay: là các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng, quản lý tài sản dùng làm bảo đảm khi vay vốn đầu tư vào dự án. Mỗi một dạng tài sản đảm bảo sẽ có những hồ sơ đảm bảo khác nhau. o Tài sản bảo đảm bằng ký quỹ: hồ sơ là số dư tài khoản của khách hàng. o Tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá: hồ sơ là các tài liệu chứng minh quyền sở hữu các trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm. o Tài sản bảo đảm bằng kim loại quý, đá quý: hồ sơ là kim loại quý, đá quý kèm các giấy tờ chứng minh chủng loại, khối lượng, chất lượng và các giấy tờ xuất xứ của kim loại quý, đá quý. o Tài sản đảm bảo là các tài sản như đất đai; nhà cửa; nhà xưởng; vật kiến trúc; phương tiện vận tải; dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị: hồ sơ là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, nhà xưởng, phương tiện vận tải và dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị như sổ đỏ, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua phương tiện vận tải; giấy đăng ký phương tiện vận tải; hợp đồng mua thiết bị .... o Tài sản đảm bảo là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thương mại: hồ sơ là hợp đồng thuê đất; giấy chứng nhận quyền khai thác tài nguyên của cơ quan có thẩm quyền; hợp đồng dân sự, thương mại. o Tài sản đảm bảo là hàng hóa, vật tư: hồ sơ là bảng kê hàng hóa, vật tư; sổ sách kế toán hàng hóa, vật tư phản ánh giá trị, chất lượng, số lượng của hàng hóa vật tư đó. 2.9. Thời gian thẩm định dự án 47 2.9.1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng: kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau: Chương trình mục tiêu quốc gia: không quá 60 ngày Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): không quá 90 ngày. Dự án nhóm A: không quá 45 ngày. Dự án nhóm B,C: không quá 30 ngày. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án. 2.9.2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng: Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau: Dự án quan trọng quốc gia: không quá 90 ngày (trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 80 ngày) Dự án nhóm A: không quá 40 ngày (trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 35 ngày) Dự án nhóm B: không quá 30 ngày (trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 25 ngày) Dự án nhóm C: không quá 20 ngày (trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 15 ngày) 2.9.3. Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định. 2.9.4. Thời gian thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư khác Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội o Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước o Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước: 90 ngày. o Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ 48 sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ o Bộ Kế hoạch đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan: 3 ngày o Thời gian thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan (cơ quan chuyên môn như quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, lao động): 15 ngày o Bộ Kế hoạch – Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định: 40 ngày o Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của từ 2 UBND cấp tỉnh trở lên thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của 1 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Thời gian thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh: kể từ khi nhận hồ sơ dự án, trong thời hạn 35 ngày, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư. Trong đó, thời gian thẩm định cụ thể của các cơ quan liên quan đến dự án như sau: o Thời gian chuyển hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư cho các cơ quan nhà nước có liên quan: 3 ngày o Thời gian thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan: 15 ngày o Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trong thời hạn: 25 ngày o UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Thời gian thẩm định xin quyết định đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư o Dự án phải thông qua chủ trương đầu tư: 5 ngày kể từ khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. o Dự án không phải thông qua chủ trương đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 2.9.5. Thời gian thẩm định dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: không quá 90 ngày; - Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: không quá 60 ngày. 2.9.6. Thời gian thẩm định tại Ngân hàng thương mại 49 Thời gian thẩm định tại các Ngân hàng thương mại khác nhau đối với từng Ngân hàng thương mại, tùy theo đặc điểm kinh doanh tại Ngân hàng đó. Dưới đây là quy định về thời gian thẩm định của một ngân hàng thương mại Thứ tự Công việc Thời gian thực hiện tối đa 1 Thẩm định hồ sơ tín dụng 15 ngày 2 Thẩm định tài sản đảm bảo 5 ngày 3 Tái thẩm định 5 ngày 4 Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm soát hồ sơ 3 ngày 5 Quyết định phê duyệt của ban tín dụng 5 ngày 6 Quyết định phê duyệt của hội đồng tín dụng 10 ngày 7 Kiểm tra và xử lý nợ vay 3 tháng 1 lần 2.10. Chi phí thẩm định dự án 2.10.2. Phương pháp xác định lệ phí thẩm định: Lệ phí thẩm định dự án đầu tư = Tổng mức đầu tư được phê duyệt x Mức thu Trường hợp nhóm công trình dự án có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau: Nib - Nia Nit = Nib - { ---------------- x ( Git - Gib ) } Gia - Gib Trong đó: + Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %). + Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình). + Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). + Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). + Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %). 50 + Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %). 2.10.3. Quy định về thu lệ phí thẩm định: Lệ phí thẩm định dự án đầu tư phải thu tối đa không quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng/dự án Lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/ dự án. Trường hợp đặc biệt, số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng sẽ được Bộ Tài chính quyết định thu đối với từng dự án cụ thể. Xác định số tiền phí thẩm định thiết kế cơ sở phải thu: - Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác, trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng (theo phân cấp) chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án thì mức thu phí thẩm định thiết kế cơ sở của dự án bằng 50% phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. - Đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra phục vụ công tác thẩm định hoặc có yêu cầu chuyên gia, tư vấn thẩm tra hoặc đã có thẩm tra trước khi thẩm định thì cơ quan nhà nước chỉ được thu phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu phí tương ứng quy định biểu mức thu. BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐTXD, PHÍ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính) Tổng mức đầu <15 25 50 100 200 500 1.000 2.000 5.000 0,0190 0,0170 0,0150 0,0125 0,0100 0,0075 0,0047 0,0025 0,0020 ≥10.000 tư dự án (tỷ đồng) Tỷ lệ % 0,0010 Phí thẩm định thiết kế cơ sở (đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác): mức phí thẩm định thiết kế cơ sở bằng 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại biểu mức thu. 51 CHƯƠNG IV THẨM ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN & TÀI SẢN ĐẢM BẢO 4.1. Mục đích: kiểm tra tư cách pháp lý và năng lực tài chính của nhà đầu tư 4.2. Căn cứ thẩm định: - Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của nhà đầu tư trong 2 năm và quý gần nhất (bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính). - Thông tin khảo sát, điều tra thực tế về nhà đầu tư. 4.3. Nội dung thẩm định nhà đầu tư của dự án 4.3.1. Thẩm định tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Căn cứ thẩm định Đối với khách hàng hoạt động theo Luật doanh nghiệp o Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH 1 thành viên) o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh o Điều lệ doanh nghiệp. o Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép. o Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định. o Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này). o Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên (đối với công ty cổ phần hoặc Công ty hợp danh). o Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng. o Quyết định/Nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc phân cấp và giới hạn huy động vốn; phân cấp, giao thẩm quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thế chấp, cầm cố. o Quyết định/Văn bản ủy quyền thường xuyên/từng lần của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. o Đăng ký mã số thuế. 52 o Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký của khách hàng. o Các giấy tờ khác liên quan - Đối với khách hàng là tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp có thu) + Quyết định thành lập. + Điều lệ, Quy chế hoạt động đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có). + Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng. + Các giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký….). + Văn bản uỷ quyền vay vốn của cấp trên có thẩm quyền và các hình thức tín dụng khác (nếu Điều lệ đã quy định và trong phạm vi được ủy quyền tín dụng thì không cần văn bản này). Nội dung thẩm định năng lực pháp lý của nhà đầu tư a) Thẩm định tư cách pháp nhân của nhà đầu tư: b) Tính hợp pháp về người đại diện của nhà đầu tư (theo pháp luật hay theo ủy quyền) c) Giá trị pháp lý và thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hành nghề… d) Thẩm định sự phù hợp về ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư với lĩnh vực đầu tư của dự án. 4.3.2. Thẩm định năng lực của nhà đầu tư 4.3.2.1. Thẩm định năng lực kinh doanh và quản lý điều hành của nhà đầu tư a) Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của nhà đầu tư o Lịch sử hình thành và phát triển của nhà đầu tư o Lĩnh vực kinh doanh hiện tại của nhà đầu tư và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư của dự án. o Các bước ngoặt lớn mà công ty đã trải qua: thay đổi về vốn góp; thay đổi bộ máy điều hành; thay đổi về công nghệ, thiết bị; thay đổi về sản phẩm; lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể. o b) Đánh giá năng lực kinh doanh hiện tại và triển vọng kinh doanh của nhà đầu tư: o Sản phẩm, dịch vụ mà nhà đầu tư hiện đang cung cấp o Xem xét những khó khăn, thuận lợi của nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh hiện tại o Xác định uy tín của nhà đầu tư trên thương trường. c) Thẩm định về năng lực của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp 53 o Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình o Trình độ học vấn, chuyên môn, độ tuổi. o Trình độ quản lý o Hiểu biết pháp luật o Những công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường o Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, các đối tác o Ý thức của nhà đầu tư o Sự đoàn kết trong nội bộ ban lãnh đạo của nhà đầu tư 4.3.2.2. Thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư Căn cứ thẩm định: - Báo cáo tài chính 2 năm trước liền kề (trừ doanh nghiệp mới được thành lập). Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo tài chính quý gần nhất (Trường hợp nhà đầu tư không lập báo cáo tài chính quý thì báo cáo nhanh tình tài chính tại thời điểm xin vay); - Các tài liệu khác (nếu có). Nội dung thẩm định: a) Kiểm tra nguồn vốn chủ sở hữu: ─ Đối chiếu mức vốn pháp định của nhà đầu tư với quy định của ngành kinh doanh. ─ Nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu qua các năm. b. Kiểm tra chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn, cơ cấu tài sản và nguồn vốn Chỉ tiêu TT 1 Tổng tài sản 2 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 5 Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ - dài hạn Giá trị 54 Tỷ lệ (%) - Nợ - khác c) Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản (liquidity Ratios) Khả năng thanh toán hiện thời (current ratio) - Công thức xác định: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời - = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑣à đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (lần) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của nhà đầu tư là cao hay thấp. Thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. - Giới hạn & đánh giá: tùy vào tính chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động ở các ngành khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Tuy nhiên, tỷ suất thanh toán hiện thời thường được so sánh với 1. Chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ bằng 1 được đánh giá là có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cũng ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng vốn vì lúc này vốn lưu động dư thừa quá nhiều so với yêu cầu thực sự cần thiết của hoạt động kinh doanh. Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) - Công thức xác định: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = - 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 +Đầ𝑢 𝑡ư 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛+𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝐾𝐻 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (lần) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản của nhà đầu tư trong trường hợp hàng tồn kho không tham gia vào nguồn thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn. - Giới hạn & đánh giá: Tùy vào tính chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, ở các ngành khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ 0.5 lần thì người vay được đánh giá là đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Trường hợp chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt vì lúc đó xảy ra tình trạng dư thừa tiền mặt và các khoản phải thu quá cao so với mức hợp lý sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng vốn Khả năng thanh toán tức thời (Acid test) 55 - Công thức xác định: Hệ số khả năng thanh toán tức thời - 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (lần) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì (bằng tiền mặt) đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. - Giới hạn & đánh giá: Tuy theo tính chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động ở các ngành khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau, không có mức chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được duy trì ổn định không thấp hơn 0,1 hoặc không cao hơn 0,5 thì lượng mặt tồn quỹ đảm bảo có thể thực hiện được nhu cầu thanh toán tức thì. Chỉ tiêu này quá nhỏ thì dữ trữ tiền mặt quá mỏng không đủ tiền để thanh toán; chỉ tiêu này quá lớn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn. d) Chỉ tiêu sử dụng vốn hoạt động (Activity Ratios) Các khoản phải thu (Accounts receiveable) - Công thức xác định: Các khoản phải thu = Các khoản phải thu + Tạm ứng + Tài sản thiếu chờ xử lý + các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn - Ý nghĩa: chỉ tiêu này giúp xác định qui mô vốn mà người vay bị chiếm dụng trong hoạt động kinh doanh, qua đó đánh giá hiệu quả điều hành và sử dụng vốn của người vay - Giới hạn & đánh giá: Tùy vào lĩnh vực hoạt động và qui mô hoạt động của nhà đầu tư mà các khoản phải thu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các khoản phải thu lớn và có xu hướng tăng thì chứng tỏ người vay đang bị chiếm dụng vốn nên phải gia tăng thêm các khoản nợ để tài trợ cho phần vốn bị chiếm dụng, dẫn tới ảnh hưởng hiệu suất sử dụng vốn. Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receiveable turnover) - Công thức xác định 𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒃á𝒏 𝒄𝒉ị𝒖 𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 (vòng/ kỳ phân tích) - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. - Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào lĩnh vực, qui mô hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. 56 Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng quay các khoản phải thu sẽ cao và người vay ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu được thu hồi chậm, số vòng quay các khoản phải thu sẽ thấp, người vay thường xuyên bị chiếm dụng vốn. Thời gian thu hồi các khoản phải thu - Công thức xác định 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑠ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ Nếu số ngày này lớn hơn thời gian bán chịu qui định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Các khoản phải trả (Accounts payable) - Công thức xác định: Các khoản phải trả = Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn + Nợ khác - Ý nghĩa: Chi tiêu cho biết qui mô, cơ cấu vốn mà người vay đang chiếm dụng trong hoạt động, qua đó đánh giá thực trạng công nợ và khả năng thanh toán công nợ của người vay - Giới hạn & đánh giá: Các khoản phải trả lớn và có xu hướng tăng chứng tỏ người vay đang chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Vòng quay các khoản phải trả (Accounts payable turnover) - Công thức xác định: 𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝒕𝒊ề𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒎𝒖𝒂 𝒄𝒉ị𝒖 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả (vòng/ kỳ phân tích) - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả và khả năng thanh toán nợ. - Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, lĩnh vực hoạt động và năng lực tài chính của nhà đầu tư. Thời gian thanh toán các khoản phải trả 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình đến hạn nợ phải trả. - Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, lĩnh vực hoạt động và năng lực tài chính của nhà 57 đầu tư. e) Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất đầu tư (%) - Công thức xác định 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 đầ𝑢 𝑡ư = - 𝑇𝑆𝐶Đ đã 𝑣à đ𝑎𝑛𝑔 đầ𝑢 𝑡ư 𝑥 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá được năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có tỷ suất đầu tư càng cao, có xu hướng ổn định và tăng chứng tỏ nhà đầu tư quan tâm tới đầu tư công nghệ, thiết bị và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của hoạt động SXKD, năng lực thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hoạt động SXKD. - Giới hạn và đánh giá: Chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và tính chất hoạt động của nhà đầu tư; ở các ngành khai khoáng luyện kim, công nghiệp nặng thường tỷ suất đầu tư lớn, khoảng > 65% là hợp lý, ngành công nghiệp chế biến có tỷ suất đầu tư khoảng từ 40 ÷ 65; ngành thương mại dịch vụ có tỷ suất đầu tư khoảng từ 20 ÷ 40. Tỷ suất tự tài trợ (%) - Công thức xác định 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = - 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ỡ ℎữ𝑢 𝑥 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập về tài chính của nhà đầu tư. Chỉ số này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của nhà đầu tư càng lớn bởi vì hầu hết tài sản của nhà đầu tư hiện có đều được đầu tư bằng vốn tự có, hoạt động ít bị phụ thuộc vào vốn vay. – Giới hạn và đánh giá: Chỉ tiêu này cần nhỏ hơn 100%. Giá trị tối đa của chỉ tiêu này là 100%, giá trị tối thiểu phụ thuộc vào qui mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Vốn lưu động ròng – Công thức xác định Cách 1: Vốn lưu động ròng = TSLĐ & đầu tư ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Cách 2: Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ & đầu tư dài hạn 58 - Ý nghĩa: Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoán thì cần phải duy trì một mức vốn lưu động hợp lý cho các khoản nợ ngắn hạn, dữ trữ, hàng tồn kho. Chỉ tiêu này cho biết mức vốn lưu động ròng được duy trì của nhà đầu tư. - Giới hạn và đánh giá: Vốn lưu động ròng có thể dương hoặc âm. Khi có giá trị âm nghĩa là nhà đầu tư đang sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn và không đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh như: thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, nhu cầu dự trữ, nhu cầu về hàng tồn kho…. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng có mối liên hệ với chỉ tiêu khả năng toán hiện thời. Khi khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn một đồng nghĩa với việc vốn lưu động ròng ở trạng thái âm và ngược lại, khi khả năng thanh toán hiện thời lớn hơn một thì mức vốn lưu động ròng ở trạng thái dương. f) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động - Công thức xác định 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑉𝐿Đ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng vốn doanh thu thuần. − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này ổn định và ngày càng lớn chứng tỏ nhà đầu tư hoạt động càng hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn càng cao. Sức sinh lời của vốn lưu động - Công thức xác định 𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑉𝐿Đ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có xu hướng ổn định và tăng trưởng ngày càng cao chứng tỏ nhà đầu tư hoạt 59 động càng hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động - Công thức xác định 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay vốn lưu động trong kỳ. – Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Vòng quay vốn lưu động càng tăng nhanh, thời gian thực hiện một vòng quay càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn thông thương đối với một số ngành được thống kê như sau: o Ngành thi công xây lắp : 2 vòng/năm. o Ngành thương mại, dịch vụ : 5 ÷ 7 vòng/năm. o Ngành sản xuất công nghiệp : 2 ÷ 4 vòng/năm o Ngành chế biến thủy sản : 2 ÷ 3 vòng/năm o Ngành chế biến nông lâm sản : 2 ÷ 3 vòng/năm 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑣ò𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Thời gian một chu kỳ luân chuyển vốn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn và ngược lại. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) - Công thức xác định 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển của từng khoản mục hàng tồn kho như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho, hàng hóa tồn kho… - Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn, thời gian thực hiện một vòng quay càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh, tăng được hiệu quả sử dụng vốn. g) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định 60 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Công thức xác định 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐶Đ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ ngày càng tăng, nhà đầu tư hoạt động theo chiều hướng tốt. Sức sinh lời tài sản cố định - Công thức xác định 𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑇𝑆𝐶Đ = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào qui mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có xu hướng ổn định và càng lớn chứng tỏ nhà đầu tư hoạt động ổn định và theo chiều hướng tốt. h) Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn Tốc độ tăng trưởng doanh thu - Công thức xác định 𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑝ℎâ𝑛 𝑡í𝑐ℎ − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100% 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑡𝑟ướ𝑐 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh − Giới hạn và đánh giá: Chỉ tiêu này có thể âm, có thể dương; giới hạn tùy thuộc vào lĩnh vực, tính chất và qui mô hoạt động của nhà đầu tư. Nếu chỉ tiêu này dương và đạt mức tăng trưởng doanh thu dự kiến đầu kỳ, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư đang tiến triển tốt; ngược lại nếu chỉ tiêu này âm có nghĩa là đã có dấu hiệu giảm sút về doanh thu, cần được tiếp tục xem xét nguyên nhân và dựa vào các chỉ tiêu liên quan để nhận xét, đánh giá. 61 Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần (Net Profit Margin) - Công thức xác định 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng; giảm giá hàng bá; doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế VAT; thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào lĩnh vực, tính chất và qui mô hoạt động của nhà đầu tư. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (Return on Assets) - Công thức xác định 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 x 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản. Một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào lĩnh vực, tính chất và qui mô hoạt động của nhà đầu tư. Chỉ tiêu này ổn định và có xu hướng ngày càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư trong thời kỳ đánh giá càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này, người ta phải tính toán với nhiều kỳ để xem xét xu hướng biến đổi (tăng, ổn định hay giảm) so với các kỳ trước, đồng thời so sánh với mặt bằng chung của ngành để đưa ra đánh giá. Thông thường, ROA được xem là hợp lý khi nằm trong khoảng sau: - Ngành thi công xây lắp : 6 ÷ 8%/năm - Ngành thương mại, dịch vụ : 9 ÷ 12%/năm - Ngành sản xuất công nghiệp : 8 ÷ 10%/năm - Ngành chế biến thủy sản : 10 ÷ 12%/năm - Ngành chế biến nông lâm sản : 7 ÷ 8%/năm Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on Equity) - Công thức xác định 62 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 x 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. − Giới hạn và đánh giá: Tùy thuộc vào lĩnh vực, tính chất, qui mô hoạt động và quan điểm sử dụng lợi nhuận của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư bị lỗ, chỉ tiêu này âm sẽ không có nghĩa. Chỉ tiêu này chỉ có giá trị phân tích khi hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư có lãi. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Ngoài việc đánh giá xu hướng biến động của chỉ tiêu này thông qua kế quả tính toán của nhiều kỳ phân tích có thể so sánh chỉ tiêu này với mức lãi suất vay vốn trên thị trường tiền tệ, lãi suất vay dài hạn để đưa ra những nhận xét về khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu. Mức ROE tham khảo của một số ngành: - Ngành thi công xây lắp : 9 ÷ 10%/năm - Ngành thương mại, dịch vụ : 10 ÷ 15%/năm - Ngành sản xuất công nghiệp : 9 ÷ 11%/năm - Ngành chế biến thủy sản : 12 ÷ 15%/năm - Ngành chế biến nông lâm sản : 10 ÷ 15%/năm Ghi chú: Trong trường hợp nhà đầu tư là Công ty cổ phần, có thể đánh giá thêm một số chỉ tiêu có liên quan tới chỉ tiêu ROE sau: - Tỷ lệ cổ tức trên vốn cổ phần thường: = - 𝐿𝑁 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁−𝐿ợ𝑖 𝑡ứ𝑐 đã 𝑐ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 ư𝑢 đã𝑖−𝑐á𝑐 𝑞𝑢ỹ đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Tỷ suất lợi tức cổ phần (EPS – Earning Per Share): là lợi nhuận trong kỳ mà mỗi cổ phần nhận được từ kết quả hoạt động kinh doanh 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 − 𝑙ợ𝑖 𝑡ứ𝑐 𝑡𝑟ả 𝑐ℎ𝑜 𝑐ổ 𝑝ℎầ 𝑛ư𝑢 đã𝑖 − 𝑐á𝑐 𝑞𝑢ỹ đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑆ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑟𝑎 63 64 Phụ lục tham khảo So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực, ngành nghề trong thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư (Tham khảo đối với các lĩnh vực, ngành nghề) Lĩnh vực, ngành nghề STT Chỉ tiêu tài chính Nông, lâm, ngư nghiệp A 1 2 3 4 B 5 6 Công Xây nghiệp dựng Thương mại, dịch vụ Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát Ktq (đv) Khả năng thanh toán ngắn hạn Kng (đv) Khả năng thanh toán nhanh Knh (đv) Khả năng thanh toán dài hạn Kdh (đv) 1,4 - 3,3 1,4 - 2,5 1,4 - 2,2 1,5 - 4,0 0,7 - 2,5 0,5 - 2,5 0,5 - 2,3 0,8 - 2,9 0,2 - 1,5 0,2 - 1,3 0,1 - 1,2 0,4 - 2,2 1,0 - 1,4 1,0 - 1,4 1,0 - 1,4 1,0 - 1,5 42 – 233 82 - 233 66 - 233 33 – 185 0 - 3,0 0 - 3,0 0 - 3,0 0 - 3,0 Hệ số nợ Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu (%) Tỷ lệ nợ quá hạn chịu lãi phạt Nqh (%) C Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời 7 Hiệu quả sử dụng tài sản - L (đv) 1,7 - 5,5 1,7 - 4,2 1,7 - 5,0 1,5 - 4,0 8 Vòng quay hàng tồn kho - V (đv) 2,0 - 4,5 2,5 - 6,0 2,0 - 4,0 3,5 - 7,0 9 Kỳ thu tiền bình quân - N (ngày) 34 – 70 30 - 65 40 - 150 32 - 60 1,5 - 5,0 3,0 - 6,5 5,0 - 10,0 5,5 - 8,0 12,2- 14,2 8,3 - 11,5 9,6 - 14,2 10 Tỷ suất thu nhập trước thuế trên doanh thu - TNdt (%) 11 ROE (%) 7,0 - 10,0 12 ROA (%) 3,0 - 6,0 65 4,0 - 7,0 2,5 - 7,5 5,0 - 7,5 (Tài liệu tham khảo của Ngân hàng phát triển) 4.3.2.3. Thẩm định quan hệ tín dụng của nhà đầu tư với các tổ chức tài chính. Để đảm bảo tính khả thi của nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, một nội dung thẩm định khá quan trọng mà các ngân hàng thường thực hiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng từ các nhà đầu tư đó là xếp hạng tín dụng của các nhà đầu tư. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng được thực hiện bằng cách chấm điểm theo từng chỉ tiêu tài chính và được thực hiện đối với từng loại hình doanh nghiệp. Việc xếp hạng doanh nghiệp được sắp xếp chi tiết theo 10 thang bậc, cụ thể như sau: STT Xếp hạng Nội dung đánh giá tín dụng Nhà đầu tư đặc biệt tốt, kinh doanh hiệu quả cao, luôn tăng trưởng 1 AAA cao, tiềm năng tài chính mạnh đáp ứng tốt các nghĩa vụ trả nợ. Nhà đầu tư có khả năng trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhà đầu tư rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao, tăng trưởng vững chắc, 2 AA tiềm năng tài chính tốt đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Nhà đầu tư có khả năng trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhà đầu tư rất tốt, kinh doanh hiệu quả cao và luôn tăng trưởng, 3 A tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Nhà đầu tư có khả năng trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhà đầu tư tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng 4 BBB nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh. Tình hình tài chính ổn định. Nhà đầu tư có khả năng trả nợ gốc và lãi lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. Nhà đầu tư bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng 5 không cao và rất nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại BB cảnh. Nhà đầu tư này có một số yếu điểm về tài chính và khả năng quản lý. Nhà đầu tư có khả năng trả nợ gốc và lãi lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. 6 B Là nhà đầu tư cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như không có 66 hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập. Nhà đầu tư có nguy cơ gây tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Là nhà đầu tư yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản 7 CCC trị không tốt, tài chính mất cân đối và dễ chịu tác động lớn khi xảy ra thay đổi về môi trường kinh doanh. Nhà đầu tư có nguy cơ gây tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 8 CC Là nhà đầu tư yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết trả nợ. Khách hàng có nguy cơ gây tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 9 C Là nhà đầu tư rất yếu, hoạt động kinh doanh thua lỗ và có rất ít khả năng phục hồi. Nhà đầu tư có nguy cơ gây tổn thất nợ cao. Là nhà đầu tư đặc biệt yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo 10 D dài và khxông còn khả năng phục hồi. Nhà đầu tư không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 4.4. Thẩm định tài sản bảo đảm của dự án 4.4.1. Thẩm định về tính pháp lý của tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm tín dụng phải có đầy đủ các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định, nghĩa là: Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh; Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng; Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật; Nếu tài sản là các chứng từ có giá phải có xác nhận của cơ quan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ. Xuất phát từ những yêu cầu pháp lý trên của tài sản bảo đảm, nội dung kiểm tra tài sản bảo đảm bao gồm: ─ Kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của người đem cầm cố, thế chấp ─ Xác định tài sản hiện có có nằm trong diện tranh chấp hay không? ─ Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc danh mục những tài sản bị ngân hàng hạn chế hay cấm cho phép giao dịch không? 67 4.4.2 Thẩm định khả năng chuyền nhượng của tài sản: Tài sản bảo đảm là những tài sản có thể chuyển nhượng được trên thị trường. Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản bảo đảm là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hóa đặc chủng, dễ bị phá hủy do tác động của môi trường, thời gian… Vì vậy, cán bộ thẩm định cần phải khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về các loại hàng hóa mà doanh nghịêp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của hàng hóa. 4.4.3 Thẩm định giá trị tài sản bảo đảm ─ Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng kèm hợp đồng bảo đảm. ─ Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thỏa thuận hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo các loại giá như giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế tóan hoặc các yếu tố khác về giá. 68 CHƯƠNG V THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 5.1. Thẩm định điều kiện pháp lý của dự án 5.1.1. Mục đích: Thẩm tra sự phù hợp về mặt pháp lý của dự án với quy hoạch và các quy định của Nhà nước. 5.1.2. Căn cứ thẩm định: Quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch phát triển ngành và vùng đầu tư Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước điều chỉnh vùng và lĩnh vực đầu tư của dự án Hồ sơ pháp lý của dự án: o Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án o Tài liệu liên quan đến quy hoạch khu đất của cơ quan có thẩm quyền (chỉ giới đường đỏ/ giấy phép quy hoạch/ Quy hoạch tổng mặt bằng/ Quy hoạch chi tiết) o Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (quyết định cấp đất, thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) o Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. o Biên bản bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư o Văn bản liên quan đến hạ tầng kỹ thuật của khu vực địa điểm thực hiện dự án (hạ tầng điện; hệ thống cấp, thoát nước) o ……………………….. 5.1.3. Nội dung thẩm định Thẩm định tính pháp lý của dự án là nội dung thẩm định đầu tiên để đánh giá một dự án đầu tư. Thẩm định điều kiện pháp lý của dự án là tiền đề để thẩm định các nội dung tiếp theo. Nếu dự án không đảm bảo tính pháp lý thì dự án không thể thực hiện được. Để thẩm định điều kiện pháp lý của dự án, cần phải xem xét các nội dung sau: Thẩm định dự án có thuộc danh mục lĩnh vực cấm đầu tư hoặc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Thẩm định sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thẩm định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển 69 ngành, quy hoạch xây dựng và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt. Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước; các quy định về tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể; quy phạm sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; quy phạm về tĩnh không đối với các công trình cầu cống, hàng không; tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật; Thẩm định sự phù hợp của dự án với các quy ước, thông lệ quốc tế. Thẩm định các chế độ ưu đãi. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan có thẩm quyền thẩm định cần thẩm định thêm các nội dung: Kiểm tra dự án có trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư. Dự án không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư. Thẩm định sự phù hợp của dự án với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với các chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn. - Thẩm định sự phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương. Đối với ngân hàng phát triển, thẩm định dự án đầu tư có thuộc lĩnh vực được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển… hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không? - Đối với Ngân hàng thương mại, cán bộ thẩm định cần kiểm tra thêm các nội dung: Tính pháp lý của các giấy tờ được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho dự án đầu tư. Việc phê duyệt các giấy tờ của hồ sơ pháp lý có đúng thẩm quyền không. Ví dụ: việc phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán theo đúng cấp quản lý có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty không? - Việc giao chủ đầu tư dự án có được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật? Chủ đầu tư có phải là người vay vốn không? Thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án và phương án phòng cháy chữa cháy. 5.2. Thẩm định thị trường của dự án 70 5.2.1. Mục đích Mục đích thẩm định thị trường là nhằm đánh giá tính khả thi về sản phẩm và dịch vụ dự án; dự định số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất và cung ứng; giá bán sản phẩm cũng như cách thức phân phối và xúc tiến bán hàng có phù hợp với khách hàng mục tiêu của dự án. Đánh giá sự hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm dự án (đặc điểm, chất lượng) với khách hàng mục tiêu Đánh giá tính chính xác trong việc xác định quy mô của dự án về khía cạnh thị trường, giá của sản phẩm dịch vụ dự án dự định cung cấp, làm cơ sở cho việc thẩm định các khía cạnh kỹ thuật, tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và thẩm định lợi ích kinh tế xã hội của dự án. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp xúc tiến bán hàng và phân phối, tiêu thụ sản phẩm của dự án Đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. 5.2.2. Yêu cầu và thông tin Thu thâ ̣p đầ y đủ các thông tin, thông tin phải đảm bảo đô ̣ chính xác và tin câ ̣y Thông tin thứ cấp về cung cầu các sản phẩm và dịch vụ cùng loại, dữ liệu kinh tế vĩ mô, dữ liệu về nhân khẩu học… Thông tin sơ cấp về nghiên cứu thị trường Thông tin về ngành kinh doanh cũng có thể thu thập được từ nhiều nguồn như các báo cáo phân tích ngành của các bộ, sở chuyên ngành, các công ty chứng khoán, các hiệp hội, các nghiên cứu thị trường của công ty tư vấn, công ty nghiên cứu thị trường. Với báo cáo phân tích ngành, người thẩm định có thể có được các thông tin tổng quan về ngành, phân tích hiện trạng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển ngành, triển vọng của ngành, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành, các đánh giá năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp trong ngành. Thông tin về môi trường vĩ mô cấp quốc gia và cấp địa phương: có thể có thể thu thập thông qua các báo cáo nền kinh tế; các báo cáo đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh cấp quốc gia và cấp địa phương do các bộ ở trung ương, các sở ở các địa phương, các cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại, các viện, các công ty chứng khoán, kiểm toán thực hiện. Báo cáo phân tích môi trường kinh tế vĩ mô đưa ra bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế như tăng trưởng 71 và phát triển kinh tế; quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, thành phần kinh tế; lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, phân tích về thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư… Sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp 5.2.3. Nội dung Thẩm định khía cạnh thị trường về sản phẩm và dịch vụ của dự án nhằm đánh giá tính khả thi về thị trường của dự án đầu tư. Các phương pháp áp dung trong thẩm định khía cạnh thị trường gồm phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy, phương pháp chuyên gia. 5.2.3.1. Thẩm định thi ̣trường mục tiêu và định vị sản phẩm của dự án a. Thẩm định thi ̣ trường mục tiêu Đánh giá sự phù hợp trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án. Thị trường mục tiêu của dự án là đoạn thị trường mà dự án có thể thực hiê ̣n mô ̣t cách có hiê ̣u quả. Kiểm tra thị trường mục tiêu của dự án xem có đảm bảo: Sản phẩm của dự án có đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thị trường mục tiêu có thể ta ̣o ra ưu thế hơn so với đố i thủ ca ̣nh tranh. Quy mô và khả năng tăng trưởng của thị trường mục tiêu: Quy mô và khả năng tăng trưởng sản phẩm, dịch vụ của dự án có đủ lớn để thực hiện dự án đầu tư không? Quy mô thị trường có thể mang lại hiê ̣u quả cho dự án khi đầ u tư vào thi ̣trường này. Thị trường mục tiêu có phù hợp với nguồn lực của chủ đầu tư dự án (khả năng quản lý, nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghê ̣...). Ưu thế và khó khăn đối với chủ đầu tư khi lựa chọn thị trường mục tiêu. Sức ép của các sản phẩm thay thế trên thị trường. Khả năng điều chỉnh thị trường mục tiêu để thu hút nhiều khách hàng và đáp ứng với sự thay đổi của thị trường. b. Định vị sản phẩm của dự án Để giành đươ ̣c lơ ̣i thế ca ̣nh tranh, phải định vị sản phẩ m mà dự án đầ u tư. Định vị sản phẩ m là viê ̣c thiết kế sản phẩ m của dự án đáp ứng nhu cầ u của khách hàng mu ̣c tiêu. Định vị sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu không? 72 Việc định vị sản phẩm của dự án có tạo ưu thế hơn sản phẩm cạnh tranh không? Việc định vị sản phẩm của dự án có tạo ra cho sản phẩ m có những đă ̣c tính khác biê ̣t so với hàng hoá của đố i thủ ca ̣nh tranh và ta ̣o cho nó mô ̣t hình ảnh riêng đố i với khách hàng, có mô ̣t vị trí nhấ t định so với sản phẩ m cùng loa ̣i trên thị trường. 5.2.3.2. Dự báo tình hình cung cầ u sản phẩ m, dịch vụ của dự án trong tương lai Việc dự báo chính xác cung cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai có ý nghĩa quyết định đến việc xác định công suất của dự án. Căn cứ vào sản phẩm dự kiến của dự án, việc thẩm định tình hình cung cầu của dự án cần được đánh giá theo phạm vi địa lý và thời gian cả cung cầu hiện tại và dự báo cung cầu tương lai để đánh giá tính hợp lý về quy mô, công suất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Thẩm định nội dung này cần sử dụng phương pháp dự báo cung cầu sản phẩm của dự án. Trình tự thẩm định gồm 2 bước: a. Đánh giá tình hình cung cầ u hiê ̣n tại Dự án đã đánh giá đầy đủ hai mặt cung cầu của dự án ở hiện tại chưa? Hiê ̣n ta ̣i, cung đã đáp ứng cầu không? Đánh giá việc xác định khoảng trống cung cầu của thị trường tổng thể và nguyên nhân tạo ra khoảng trống đó. Dự án có thu thập đầy đủ số liệu về tình hình cung cầu trong quá khứ để cung cấp số liệu cho dự báo cung cầu không? b. Dự báo cung, cầ u sản phẩm trong tương lai (thẩm định quy mô của dự án trên khía cạnh thị trường). Các phương pháp dự báo thường đươ ̣c sử dụng trong dự báo cầ u (cung) sản phẩ m của dự án trong tương lai là: Dự báo cầ u thi ̣trường bằ ng phương pháp ngoa ̣i suy thố ng kê Dự báo cầ u thi ̣trường bằ ng mô hình hồ i qui tương quan Dự báo cầ u thi ̣trường bằ ng hê ̣ số co giañ cầ u Dự báo cầ u thi ̣trường bằ ng phương pháp đinh ̣ mức Dự báo cầ u thi ̣trường bằ ng phương pháp lấ y ý kiế n chuyên gia Số lượng sản phẩm dự án dự định sản xuất và tiêu thụ hay quy mô của dự án có phù hợp với quy mô của thị trường mục tiêu không? Khi dự báo, dự án có gắn với quy mô và mức tăng trưởng của thị trường mục tiêu đã chọn không? 73 Dự báo cầu tương lai có dựa trên tình hình cầu hiện tại, mức gia tăng nhu cầu hang năm của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu sản phẩm của dự án. Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Dự án có thu thập bổ sung thêm thông tin sơ cấp làm cơ sở cho công tác dự báo cung cầu không? Dự án có sử dụng phương pháp dự báo phù hợp với thông tin cung cầu thu thập được không? Dự án có sử dụng phương pháp dự báo phù hợp với đặc điểm của sản phẩm dịch vụ mà dự án dự định sản xuất không? Với từng sản phẩm, dịch vụ có xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến cung, cầu của sản phẩm và dịch vụ đó làm căn cứ để chọn phương pháp dự báo thích hợp. Quy mô của dự án có xem xét tương quan với cung thị trường trong tương lai không? Dự báo cung sản phẩm cần đánh giá khả năng sản xuất của các nhà sản xuất trong nước, công suất của các dự án sản xuất sản phẩm tương tự đang đầu tư. Dự báo cung sản phẩm của dự án có tính đến khả năng thay đổi quy mô sản xuất của các cơ sở hiện có? Có tính đến sự thay đổi số doanh nghiệp hiện có, giảm đi hoặc xuất hiện thêm các doanh nghiệp trong tương lai? Quy mô của dự án có tính đến khả năng cung cấp các sản phẩm thay thế hay không? Dự báo cung sản phẩm có dự kiến khả năng xuấ t nhâ ̣p khẩ u hàng hoá, dich ̣ vu ̣ đó trong tương lai? Đánh giá khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm có tính năng tương tự. Chính sách tỷ giá, ảnh hưởng của tiến trình giảm thuế nhập khẩu đến khả năng nhập khẩu trong tương lai nếu sản phẩm của dự án tiêu thụ nội địa. Chính sách khuyến khích xuất và thuế xuất khẩu có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu trong tương lại không. 5.2.3.3. Đánh giá sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng a. Đánh giá sản phẩm Xác định đặc điểm sản phẩm và dịch vụ mà dự án dự định sản xuất là cơ sở cho việc tiến hành thẩm định các yêu cầu đầu vào cho dự án. Dự án có nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của sản phẩm (chất lượng sản phẩm, đặc tính, kiểu dáng, thiết kế; nhãn hiệu sản phẩm; hình thức bao bì, đóng gói sản phẩm và các dịch vụ gắn liền với sản phẩm) Các đặc điểm của sản phẩm có phù hợp với khách hàng mục tiêu, có phù hợp với chiến lược định vị của doanh nghiệp không? Đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. 74 Đánh giá thị hiếu và xu hướng tiêu thụ của thị trường đối với sản phẩm của dự án. Tính phù hợp của sản phẩm so với xu hướng tiêu dùng trong nước, nước nhập khẩu và thế giới. Dự kiến sự thay đổi đặc điểm, tính năng và công dụng của sản phẩm để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu thị trường. b. Phân tích giá sản phẩm Bên cạnh quy mô của thị trường mục tiêu, giá là nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng mang lại hiệu quả của dự án trong tương lai. Giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của dự án, đến thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Đánh giá căn cứ xác định giá của sản phẩm. Chính sách giá đươ ̣c xây dựng dựa trên các căn cứ cơ bản như: chi phí sản xuất, nhu cầ u và đặc điểm của thị trường mục tiêu (thị hiếu, thu nhập..) , giá của sản phẩm ca ̣nh tranh, mu ̣c tiêu và khả năng của dự án... Việc phân tích giá cần đánh giá sự hợp lý về giá cả dự kiến của sản phẩm dự án so với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh ở hiện tại cũng như của các dự án đang đầu tư và có khả năng sẽ đầu tư. Với những ngành nhất định, cần xem xét sự hợp lý về giá sản phẩm dự án với chính sách về giá bán sản phẩm của Chính phủ, ngành, địa phương (nếu có). Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần đánh giá tính hợp lý về giá sản phẩm dự kiến so với thu nhập của khách hàng mục tiêu. Việc thẩm định giá sản phẩm cũng cần xem xét tới chi phí vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ và so sánh chi phí này với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. c. Đánh giá phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của dự án được tiêu thụ theo phương thức nào? Kênh phân phối là bán buôn, bán lẻ, trực tiếp hay gián tiếp qua các đại lý và các nhà phân phối… Mạng lưới phân phối sản phẩm đã được xác lập chưa? Mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm thị trường. Đặc biệt, đối với hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối là yếu tố quan trọng quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Dự án có tổ chức ma ̣ng lưới tiêu thu ̣ sản phẩ m đưa sản phẩ m của dự án từ người sản xuấ t tới người tiêu dùng có hiệu quả không? Khách hàng mục tiêu có thuận tiện tiếp cận được sản phẩm của dự án với chi phí rẻ nhất không? Đánh giá phương thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm của dự án. Đánh giá việc xác định chi phí cho việc xác lập mạng lưới phân phối, những thuận lợi/ khó khăn trong việc thiết lập. Đánh giá về chính sách bán hàng, mức độ hợp lý và tin cậy của các đơn hàng, hợp đồng phân 75 phối/tiêu thụ sản phẩm (nếu có). Xem xét về phương thức thanh toán tiền bán sản phẩm. d. Đánh giá biện pháp xúc tiến bán hàng Dự án lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm nào? Hình thức giới thiệu sản phẩm đó có phù hợp với sản phẩ m và dịch vụ mà dự án sản xuất và cung ứng không? Hình thức giới thiệu sản phẩm đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của dự án không? Hình thức giới thiệu sản phẩm có cung cấp thông tin về sản phẩm tới khách hàng mục tiêu không và thuyết phục họ mua hàng không? Hình thức giới thiệu sản phẩm có thu hút được khách hàng không? Dự án có sử dụng biện pháp khuyến mại nào để giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm không? Biện pháp đó có hiệu quả không? 5.2.3.4. Đánh giá khả năng ca ̣nh tranh về sản phẩ m của dự án Chủ đầu tư dự án đã xác định được tất cả các đố i thủ ca ̣nh tranh? Cần đánh giá mức độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các đối thủ lớn trên thị trường. Dự án có khả năng cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh không? Khả năng sản xuấ t, chi phí sản xuấ t, khả năng tài chính, khả năng quản lí và trin ̀ h đô ̣ kỹ thuâ ̣t, địa bàn hoa ̣t đô ̣ng, uy tín của các đố i thủ … Dự án có điểm mạnh, điểm yếu gì so với đối thủ cạnh tranh? Áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án thông qua các tiêu chí Giá cả: Đánh giá sự hợp lý về giá cả dự kiến của sản phẩm so với: giá cả sản phẩm của các nhà cung ưng khác trên thị trường và các dự án tương tự đang đầu tư; Chất lượng sản phẩm, hình thức, mẫu mã, mức độ đa dạng, cách bảo quản, vận chuyển…: Đánh giá ưu điểm và hạn chế của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhãn hiệu Thị phầ n của dự án/thị phầ n của các đố i thủ ca ̣nh tranh Thị phầ n của dự án so với toàn bô ̣ thị trường Thị phầ n của dự án so với phầ n thị trường mu ̣c tiêu Thị phầ n tương đố i: Đây là tỷ lê ̣ so sánh về doanh số của dự án với đố i thủ ca ̣nh tranh lớn nhấ t. Doanh thu từ sản phẩ m của dự án/ doanh thu của các đố i thủ ca ̣nh tranh Tỉ lê ̣ chi phí Marketing/tổ ng doanh thu 76 Chi phí marketing/tổ ng chi phí Tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n 5.2.3.5. Đối với sản phẩm xuất khẩu Đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thì bên cạnh việc thẩm định các nội dung trên, cần đánh giá thêm: Sản phẩm có khả năng đạt yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? Tiêu chuẩn sản phẩm của dự án so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của sản phẩm của dự án trên thị trường xuất khẩu. Mối tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoại về chất lượng, đặc tính, hình thức bao bì, mẫu mã. Sản phẩm của dự án có những ưu thế nào so với sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? Tính phù hợp của sản phẩm so với xu hướng tiêu dùng nước nhập khẩu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu như chính sách thương mại, hạn ngạch của thị trường mà sản phẩm dự án dự kiến xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, thuế xuất khẩu… Khả năng, thị phần của sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm của dự án tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu. Chi phí để đưa sản phẩm tới thị trường xuất khẩu dự kiến như chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho, lưu bãi, thuế… Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của dự án. 77 CHƯƠNG VI THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT, TỔ CHỨC QUẢN LÝ & NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN 6.1. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 6.1.1. Mục đích: Thẩm tra tính hợp lý, khả thi đối với các giải pháp kỹ thuật được đề xuất trong dự án. 6.1.2. Căn cứ thẩm định: Hồ sơ dự án Các văn bản pháp quy, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ. Các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm … quy định đối với ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án. Các quy ước, điều ước và thông lệ quốc tế Yêu cầu về thiết bị, công nghệ của dự án Thông tin điều tra, khảo sát thực tế và các dự án tương tự 6.1.3. Nội dung thẩm định: Thẩm định tính hợp lý trong việc lựa chọn hình thức đầu tư vào dự án của nhà đầu tư: kiểm tra xem việc nhà đầu tư lựa chọn 1 trong những hình thức đầu tư như đầu tư mới; đầu tư mở rộng; cải tạo và đổi mới công nghệ… đối với trường hợp dự án có hợp lý hay không? Thẩm định quy mô & công suất của dự án: xem xét tính hợp lý của công suất dự án với nhu cầu thị trường; công suất của thiết bị mà dự án lựa chọn; khả năng điều hành và quản lý của nhà đầu tư; khả năng huy động vốn của nhà đầu tư và khả năng đáp ứng của các yếu tố đầu vào của dự án (như nguyên vật liệu, điện, nước). Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn: o Sự phù hợp của công nghệ với trình độ công nghệ hiện tại o Sự phù hợp của công nghệ với khả năng đáp ứng về vốn o Sự phù hợp của công nghệ với công suất dự án. o Sự phù hợp của công nghệ với tiêu chuẩn sản phẩm. o Sự phù hợp của công nghệ với nguồn nguyên vật liệu đầu vào của dự án. o Sự phù hợp của công nghệ với trình độ lao động và quản lý hiện tại. Kiểm tra mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ, lắp đặt, bảo hành chạy thử, phù tùng 78 thay thế Kiểm tra tính đồng bộ của thiết bị Kiểm tra mức giá cả của thiết bị; Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án: kiểm tra việc tính toán nhu cầu, nguồn cung cấp, giá cả và chất lượng của các NVL chủ yếu, điện, nước; …. Xem xet yêu cầu về dự trữ và thay thế NVL, điện, nước… Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án: o Sự phù hợp của địa điểm với quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng o Kiểm tra điều kiện tự nhiên của khu vực địa điểm (địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn… ). o Kiểm tra quy mô diện tích địa điểm thực hiện dự án. o Kiểm tra khoảng cách và mức độ thuận lợi về hệ thống giao thông của địa điểm với nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; kiểm tra cơ sở hạ tầng (điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc…) của khu vực địa điểm. o Kiểm tra khả năng giải phóng mặt bằng của khu vực địa điểm. Phân tích đánh giá các giải pháp xây dựng: mức độ đáp ứng về tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và kiến trúc, độ bền vững, đánh giá việc áp dụng các quy chuẩn xây dựng…. Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường o Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan; o Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án; o Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm (nếu có); o Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; o Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường. 6.2. Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý dự án 79 6.2.1. Mục đích: Thẩm tra tính khả thi về mô hình tổ chức vận hành dự án và cơ cấu nhân sự của dự án 6.2.2. Yêu cầu: Bộ máy tổ chức quản lý dự án được coi là đạt yêu cầu khi đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau: – Tính pháp lý: bộ máy quản lý dự án phải đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định của pháp luật (luật doanh nghiệp, luật lao động và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước) đối với mô hình mà dự án lựa chọn. – Tính phù hợp: bộ máy quản lý dự án phải đảm bảo sự phù hợp với quy mô dự án cả về số lượng và chất lượng lao động được tuyển dụng. Phù hợp trong việc bố trí và sắp xếp lao động được sử dụng trong dự án. – Tính gọn nhẹ: bộ máy quản lý dự án cần phải đảm bảo tính gọn nhẹ để tránh các mối quan hệ tác nghiệp phức tạp, giảm thiểu chi phí lương và chi phí hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. 6.2.3. Căn cứ thẩm định: Luật doanh nghiệp Luật lao động Chế độ tiền lương, tiền thưởng hiện hành của Nhà nước Quy định và tiêu chuẩn của lao động đối với lĩnh vực đầu tư của dự án 6.2.4. Nội dung: Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án: kiểm tra việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp; xác định sự hợp lý của cơ cấu bộ máy tổ chức; sự phù hợp của việc bố trí lao động của dự án thông qua sơ đổ tổ chức vận hành dự án. Đánh giá nguồn nhân lực của dự án bao gồm: o Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của đội ngũ lãnh đạo dự án (độ tuổi, kinh nghiệm, năng lực quản lý, uy tín ….) o Đánh giá nguồn nhân lực làm việc trong dự án: số lượng lao động dự kiến tuyển dụng; chất lượng của lao động chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân; khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án của xã hội; đánh giá hiệu suất sử dụng lao động của dự án…; o Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực: công tác đào tạo phù hợp với vị trí tuyển 80 dụng; công tác đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu về công nghệ; … o Đánh giá chế độ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội của lao động trong dự án phù hợp với quy định của luật. 81 CHƯƠNG VII THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 7.1. Mục đích: Thẩm tra tính khả thi về mặt tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án 7.2. Căn cứ thẩm định: Luật thuế hiện hành của Nhà nước (Luật thuế TNDN, thuế VAT,….) Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Nội dung kỹ thuật dự án Nội dung tổ chức quản lý nhân sự của dự án Thông tin khảo sát về giá cả thị trường, các bản chào giá của các công ty 7.3. Nội dung: a. Thẩm tra tổng mức vốn đầu tư của dự án: Thẩm định tính đầy đủ của các khoản mục cấu thành tổng mức vốn đầu tư của dự án Chi phí đầu tư vào tài sản cố định gồm: o Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác o Chi phí xây dựng: chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công o Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác; o Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; o Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả 82 thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan o Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung và các khoản mục chi phí không thuộc các khoản mục trên. Trong đó, chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình; o Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Chi phí đầu tư vào tài sản lưu động: vốn lưu động ban đầu bỏ ra. Thẩm định sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư Phương pháp xác định từ khối lượng đầu tư (hoặc phương pháp tổng hợp các khoản mục chi phí trong tổng mức vốn đầu tư) Phương pháp suất vốn đầu tư Phương pháp xác định chi phí từ dự án đầu tư tương tự hoặc đang thực hiện Phương pháp kết hợp Thẩm định tính chính xác của tổng mức vốn đầu tư Phương pháp 1: kiểm tra tính chính xác của từng khoản mục trong tổng mức vốn đầu tư o Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: kiểm tra khối lượng phải bồi thường hỗ trợ tái định cư và giá cả đền bù (căn cứ vào chế độ, chính sách quy định của Nhà nước) o Chi phí xây dựng: kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của các hạng mục công trình của dự án, khối lượng công tác xây dựng của các hạng mục, mức độ hợp lý và phù hợp của đơn giá xây dựng. Trên cơ sở đó, đối chiếu với chi phí xây dựng trong dự án để đánh giá mức độ chính xác của chi phí xây dựng. o Chi phí thiết bị: cần kiểm số lượng, loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn, giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ nếu có. Dựa trên giá nhà đầu tư cung cấp đối chiếu với giá mua thiết bị tương tự 83 trên trên thị trường. o Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ % do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu các dự án tương tự đã thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án. o Chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư vấn của dự án, công trình tương tự đã thực hiện hoặc xác định bằng dự toán. Đối với các khoản mục chi phí này cần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục. Phương pháp 2: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án trên cơ sở suất vốn đầu tư. o Phương pháp xác định suất vốn đầu tư của dự án 𝑆𝑢ấ𝑡 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư (𝑉ố𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ) 𝐶ô𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑘ế o Giới hạn suất vốn đầu tư của dự án: tùy theo từng loại hình dự án, lĩnh vực đầu tư, tính chất đầu tư mà suất vốn đầu tư của các loại dự án khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá suất vốn đầu tư của dự án là hợp lý thì cần phải đưa về cùng một mặt bằng công nghệ thiết bị, quy mô đầu tư, tính chất đầu tư, loại hình đầu tư. Dự án nào có suất vốn đầu tư càng thấp thì càng tiết kiệm được vốn đầu tư, giảm được áp lực vốn đầu tư ban đầu và trả nợ (gốc, lãi). o Đánh giá: sau khi xác định suất vốn đầu tư của dự án cần so sánh với các dự án cùng loại khác, trên cơ sở đó đánh giá sự hợp lý của tổng mức vốn đầu tư dự án đã xây dựng so với qui mô đầu tư, phương án công nghệ thiết bị lựa chọn. Ngoài ra, thông qua việc tính toán xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, có thể nhận định sơ bộ được những lợi thế, bất lợi của dự án so với các dự án cùng loại khác. b. Thẩm tra nguồn huy động vốn cho dự án Để dự án đầu tư được thực hiện cần đảm bảo được nguồn vốn huy động cho dự án. Thẩm định nguồn vốn huy động của dự án cần xem xét tính chắc chắn của các nguồn huy động vốn cho dự án; tính hợp lý trong cơ cấu các nguồn vốn huy động cho dự án; tiến độ huy động vốn của từng nguồn; số lượng vốn huy động từ từng nguồn; đối tượng đầu tư của từng nguồn. Các nguồn vốn huy động cho dự án có thể bao gồm: Nguồn vốn tự có 84 Nguồn vốn vay Nguồn vốn ngân sách Nguồn vốn liên doanh, liên kết Nguồn vốn góp cổ phần Nguồn vốn hỗ trợ, viện trợ Thẩm định nguồn vốn của dự án cần xem xét sự tham gia của các nguồn vốn huy động cho dự án, tính khả thi khi huy động các nguồn vốn đó. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư công, vốn đầu tư cần huy động cho dự án là rất lớn nên việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện dự án còn được thực hiện trước khi thẩm định dự án. c. Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án Chi phí tiêu hao NVL, nhiên liệu, năng lượng: kiểm tra tính hợp lý của các chi phí trên cơ sở định mức tiêu hao NVL, năng lượng. Chi phí lương: kiểm tra chi phí tiền lương trả cho từng đối tượng lao động trong dự án với quy định của Nhà nước và của các dự án tương tự. Kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao Kiểm tra chi phí lãi vay và các khoản thuế của dự án (nếu có) d. Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định giá bán sản phẩm và doanh thu hàng năm của dự án. – Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm trong dự án so với giá thành sản phẩm và giá bán của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường – Kiểm tra doanh thu hàng năm của dự án dựa trên số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và giá bán sản phẩm e. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất r (chi phí sử dụng vốn) trong phân tích tài chính dự án f. Thẩm định dòng tiền của dự án: thẩm định dòng tiền của dự án là thẩm định dòng các khoản thu (dòng tiền vào) và dòng các khoản chi (dòng tiền ra) của dự án. Dòng tiền để xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền dự án có thể được xác định theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Theo phương pháp trực tiếp là phương pháp thẩm định dòng tiền bằng cách lấy mức chênh lệch giữa các khoản thu và khoản chi phát sinh trong từng năm hoạt động của dự án. Dòng các khoản thu của dự án gồm: doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án và các khoản thu 85 khác (gồm thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động). Dòng các khoản chi của dự án gồm: chi phí vốn đầu tư ban đầu (vốn cố định và vốn lưu động); vốn đầu tư bổ sung; chi phí hàng năm (không bao gồm khấu hao và lãi vay) Khi thẩm định dòng tiền cần lưu ý doanh thu và chi phí của dự án không tính giá trị gia tăng. Có 2 cách xác định dòng tiền: Dòng tiền trên quan điểm nhà đầu tư: - Chỉ quan tâm lợi ích dự án tạo ra sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn tham gia. - Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán nghĩa vụ nợ. Dòng tiền trên quan điểm ngân hàng - Chỉ quan tâm phần còn lại cuối cùng của nhà đầu tư sẽ nhận được là bao nhiêu - Dòng tiền tính toán là dòng tiền tổng đầu tư sau khi đã trừ đi nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. - Dòng tiền tính toán là dòng tiền cuối cùng nhà đầu tư nhận được sau khi đã: Cộng thêm phần vốn tài trợ (Dòng tiền thu) & Trừ trả nợ và lãi vay vốn đầu tư (Dòng tiền ra). BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ HAY CHỦ SỞ HỮU - TIPV) (Tính theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu TT Năm 0 1 Doanh thu 2 Thu thanh lý tài sản cố định 3 Thu hồi vốn lưu động 4 Vốn đầu tư ban đầu 5 Vốn đầu tư bổ sung 6 7 Chi phí vận hành hàng năm (không bao gồm khấu hao) Khấu hao 8 Lãi vay 9 10 Thu nhập trước thuế = (2) + (3) – (6) – (7) – (8) Thuế TNDN = (9) * thuế suất thuế TNDN 11 Thu nhập sau thuế = (9) – (10) 86 Năm 1 Năm …. Năm n Dòng tiền dự án = (11) + (7) + (8) + (3) – (4) – (5) 87 BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ HAY CHỦ SỞ HỮU - TIPV) (Tính theo phương pháp trực tiếp) Chỉ tiêu Dòng thu TT 1.1 Doanh thu 1.2 Thu thanh lý tài sản cố định 1.3 Thu hồi vốn lưu động 1. Tổng thu 2.1 Vốn đầu tư ban đầu Năm 0 Năm 1 Năm …. Năm n Dòng chi 2.2. Vốn đầu tư bổ sung 2.4 Chi phí vận hành hàng năm (không bao gồm khấu hao) Thuế TNDN 2 Tổng chi 2.3 Dòng tiền = (1) – (2) BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (QUAN ĐIỂM NGÂN HÀNG - EPV) Chỉ tiêu TT Năm 0 Năm …. Năm n Doanh thu Dòng thu Vốn vay ngân hàng Thu thanh lý tài sản cố định Thu hồi vốn lưu động Tổng thu Dòng chi Vốn đầu tư ban đầu (không gồm vốn vay ngân hàng) Vốn đầu tư bổ sung Chi phí vận hành hàng năm (không bao gồm khấu hao) Thuế TNDN phải nộp Trả nợ gốc & lãi vay Tổng chi g. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: kiểm tra các sai sót trong quá 88 trình tính toán và xác định lại giá trị của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Bao gồm: - Thẩm định chỉ tiêu NPV - NFV - Thẩm định chỉ tiêu lợi ích chi phí (B/C) - Thẩm định chỉ tiêu T - Thẩm định chỉ tiêu IRR h. Thẩm định tính an toàn của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án i. Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án k. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 89 PHỤ LỤC TÀI CHÍNH Phụ lục 1: Phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư a. Khái niệm: Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính cần thiết để triển khai thực hiện dự án. b. Phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư Phương pháp xác định từ khối lượng đầu tư (hay cộng chi phí) Là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí dự tính cho từng hạng mục công việc trong thiết kế kỹ thuật. IV C XD CTB CGPMB, HT CQLDA CTV CK CDP Khoản mục 1: Chi phí xây dựng được xác định CXD = Khối lượng xây dựng x đơn giá xây dựng Khoản mục 2: Chi phí thiết bị được xác định CTB = Giá mua TB + Chi phí lắp đặt, bảo hành, chạy thử + Chi phí đào tạo, chuyển giao (nếu có) Khoản mục 3: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư được xác định: Khối lượng đền bù x đơn giá đền bù + Chi phí hỗ trợ tái định cư Khoản mục 4-5-6: Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư XD và chi phí khác o Lập dự toán o Theo định mức tỷ lệ (%) Khoản mục 7: Chi phí dự phòng o Các công trình < 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% của tổng các khoản mục chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác o Các công trình > 2 năm: chi phí dự phòng được xác định trên 2 yếu tố - Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: bằng 5% của tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác - Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá: tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với từng loại công trình xây dựng Phương pháp suất vốn đầu tư: Là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên cơ sở định mức chi phí vốn đầu tư cho 1 90 đơn vị sản phẩm 𝐼𝑉 = 𝑄 x Sv x K Trong đó: Q: Công suất dự án Sv: Suất vốn đầu tư K: Hệ số điều chỉnh (nếu có) Phụ lục 2: Tỷ suất “r” a. Vai trò của tỷ suất “r” Được sử dụng để tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai Được sử dụng làm thước đo giới hạn để đánh giá hiệu quả của dự án. b. Phương pháp xác định tỷ suất “r” TH1: Nếu vay vốn để đầu tư: r là lãi suất vay sau thuế. Nó được xác định theo công thức sau: r = rvay (1 – T) Trong đó: o r là mức lãi suất vốn vay sau thuế; o rvay lãi suất vay o T: Thuế suất thu nhập. Song trong thực tế lập và thẩm định dự án vẫn thường dựa vào lãi suất vay để xác định tỷ suất của dự án đối với nguồn vốn vay. Vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau: r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn (hay WACC) m r Iv k 1 m k .rk Iv k 1 k Nếu vay vốn theo những kỳ hạn lãi suất khác nhau: phải chuyển các lãi suất vay về cùng một kỳ hạn (thông thường là kỳ hạn năm rn (1 rt ) m 1 91 TH2: Nếu góp vốn cổ phần để đầu tư thì “r” là lợi tức cổ phần TH3: Nếu góp vốn liên doanh thì “r” là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận. TH4: Nếu dự án sử dụng vốn NSNN thì “r” là mức lãi suất do nhà nước quy định. TH5: Nếu sử dụng vốn tự có thì “r” được xác định r = (1+f) (1+rcơ hội) - 1 Trong đó: f : tỷ lệ lạm phát rcơ hội : lãi suất cơ hội TH6: Nếu dự án sử dụng vốn ODA để đầu tư thì “r” là mức lãi suất hỗ trợ cho dự án PL3. Một số khái niệm cơ bản trong phân tích tài chính a. Giá trị thời gian của tiền: Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố Lạm phát Do tác động của việc lựa chọn hình thức đầu tư Do ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi tổng hợp và so sánh các khoản tiền phát sinh trong các khoảng thời gian khác nhau thì phải tính chuyển chúng về cùng một thời điểm (cùng một mặt bằng thời gian). b. Thời kỳ phân tích: Là khoảng thời gian mà tất cả các khoản thu và khoản chi của dự án được đưa ra xem xét. c. Biểu đồ dòng tiền: Là biểu đồ thể hiện các dòng tiền phát sinh của dự án trong thời kỳ phân tích. d. Các công thức tính chuyển d1. Công thức tính chuyển giá trị một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai) Công thức tính chuyển giá trị khoản tiền về thời điểm tương lai (PV → FV) FV PV (1 r ) n Công thức tính chuyển giá trị khoản tiền về thời điểm hiện tại (FV → PV) 92 PV FV (1 r ) n Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của tiền FV: Giá trị tương lai của tiền r: tỷ suất n: số giai đoạn tính chuyển d2. Công thức tính chuyển giá trị dòng tiền phát sinh đều Công thức tính chuyển giá trị dòng tiền phát sinh đều về thời điểm tương lai FV A (1 r ) n 1 r Công thức tính chuyển giá trị dòng tiền phát sinh đều về thời điểm hiện tại PV A (1 r ) n 1 r (1 r ) n PL4. Thu nhập thuần của dự án tại một thời điểm Khái niệm: Thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã đưa về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai) Công thức xác định o Thu nhập thuần của dự án tính ở thời điểm hiện tại (NPV) n NPV i 0 n Bi Ci i (1 r ) i 0 (1 r ) i o Thu nhập thuần của dự án tính ở thời điểm tương lai (NFV) n n NFV Bi (1 r ) Ci(1 r ) i i i 0 i 0 Trong đó: Bi: Doanh thu và các khoản thu khác (nếu có) Ci: Các khoản chi phí bao gồm : 93 + Vốn đầu tư ban đầu + Vốn đầu tư bổ sung (nếu có) + Chi phí vận hành hàng năm của dự án r: tỷ suất chiết khấu o Điều kiện lựa chọn dự án o Nếu NPV (hoặc NFV) < 0: Loại bỏ dự án o Nếu NPV (hoặc NFV) = 0: Cân nhắc o Nếu NPV (hoặc NFV) < 0: Lựa chọn dự án PL5. Tỷ số lợi ích – Chi phí (B/C) Khái niệm: Tỷ số lợi ích – chi phí là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã đưa về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai). Thông thường chỉ tiêu này thường được xác định ở thời điểm hiện tại Công thức xác định n n Bi (1 r ) Bi (1 r ) i 𝐵 = 𝐶 i 0 i i 0 n Ci i i 0 (1 r ) n Ci (1 r ) i 0 i Điều kiện lựa chọn dự án o Nếu 𝐵 o Nếu 𝐵 o Nếu 𝐵 𝐶 𝐶 𝐶 < 1: Loại bỏ dự án = 1 : Cân nhắc > 1: Lựa chọn dự án PL6. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Khái niệm: là khoảng thời gian dự án cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu Nguồn thu hồi vốn đầu tư o Lợi nhuận thuần (W) o Khấu hao (D) Phương pháp xác định o Phương pháp cộng dồn: Cộng dồn giá trị các khoản (lợi nhuận thuần và khấu hao) của từng 94 năm sau khi đã được tính chuyển về mặt bằng hiện tại cho đến một năm T nào đó mà làm cho tổng này = vốn đầu tư ban đầu thì năm T đó chính là năm hòan vốn T (W D) i 1 ipv ≥ Iv 0 o Phương pháp trừ dần Gọi Ivi là vốn đầu tư cần phải thu hồi năm i (W+ D)i lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi được của năm i i = Ivi - (W+ D)i là số vốn đầu tư chưa thu hồi hết được ở năm i cần phải chuyển sang năm (i + 1) để thu hồi tiếp. Số vốn đầu tư cần thu hồi ở năm (i + 1) sẽ bằng i * (1+ r) Khi i 0 thì i T. T là năm thu hồi vốn đầu tư. Ví dụ minh hoạ Một dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư ban đầu Ivo = 100 tỷ. Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận thuần + khấu hao năm thứ 1 là 30 tỷ. Lợi nhuận thuần + khấu hao năm thứ 2 là 38 tỷ. Lợi nhuận thuần + khấu hao năm thứ 3 là 60 tỷ. Tính thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án? Phương pháp cộng dồn TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 (W+D)i 30 38 60 2 1/(1+r)i 0,909 0,826 0,751 27,27 31,4 45,08 3 (W+D)ipv 95 r = 10% 4 ∑𝑇1(𝑊 + 𝐷)ipv 27,27 58,68 103,76 Phương pháp trừ dần TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 (W+D)i 30 38 60 2 (1+r) 1,1 1,1 1,1 3 IVi = Δi-1 (1+r) 110 88 55 4 Δi = Ivi - (W+D)i 80 50 -5 Giới hạn đánh giá thời gian thu hồi vốn của dự án (tham khảo) o Đầu tư sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay: đầu tư mới khoảng từ 12 ÷15 năm; đầu tư mở rộng khoảng dưới 10 năm. o Đầu tư sản xuất gạch ốp lát các loại (ceramic, granite, gạch gốm): đầu tư mới thường từ 5 ÷ 7 năm, đầu tư mở rộng không quá 5 năm. o Đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức thu phí hoàn vốn: thời gian hoàn vốn khoảng 10 năm. o Đầu tư cho ngành dệt: khoảng từ 10 ÷15 năm o Đầu tư cho ngành cơ khí chế tạo: khoảng từ 10 ÷15 năm o Đầu tư cho ngành khai khoáng: dưới 10 năm o Đầu tư cho ngành chế biến thủy sản: 8 ÷15 năm o Đầu tư cho ngành nhựa: khoảng từ 8 ÷12 năm PL7. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Khái niệm: là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu và các khoản chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi Công thức: n Bi i 0 n 1 1 Ci i (1 IRR) i 0 (1 IRR) i 96 Điều kiện lựa chọn dự án: IRR > rgiới hạn lựa chọn dự án IRR = rgiới hạn cân nhắc IRR < rgiới hạn loại bỏ dự án Trong đó: rgiới hạn là chi phí sử dụng vốn của dự án Phương pháp xác định o Phương pháp 1: Phương pháp thử Là phương pháp thử dần các trị số r cho đến khi nào tỷ suất r đó làm cho tổng thu cân bằng tổng chi thì tỷ suất r đó chính là IRR Ưu điểm: Tính toán đơn giản Nhược điểm: Mất rất nhiều thời gian. o Phương pháp 2: Phương pháp đồ thị - Lập một một hệ trục tọa độ. Trục tung biểu thị giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV. Trục hoành biểu thị giá trị hiện tại của tỷ suất r. - Thử lần lượt các giá trị r. Ứng với từng giá trị r chúng ta sẽ thu được giá trị hiện tại của thu nhập thuần - Biểu diễn các giá trị này lên đồ thị và khi tồn tại ít nhất một giá trị r làm cho NPV âm thì đồ thị này sẽ cắt trục hoành tại một điểm. Điểm cắt này chính là IRR của dự án (điểm tại đó NPV = O) Ưu điểm : xác định được nhanh chóng Nhược điểm : yêu cầu phải vẽ rất chính xác o Phương pháp 3: Phương pháp nội suy Chọn 2 trị số, trị số r1 và r2 sao cho: r1 cho giá trị NPV1 dương gần O r2 cho giá trị NPV2 âm gần O r2 – r1 5% Tính trị số IRR 97 IRR r1 NPV1 (r2 r1 ) NPV1 NPV2 CHƯƠNG VIII THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH KTXH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8.1. Mục đích và yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội dự án đầu tư 8.1.1. Khái niệm Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội là việc tổ chức đánh giá một cách khách quan, khoa học và hệ thống hiệu quả của dự án trên góc độ của nền kinh tế và của toàn bộ xã hội. Về bản chất, thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư chính là quá trình đánh giá lại (có mục đích) giữa cái giá (chi phí) mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình cho dự án với lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ cho chủ đầu tư). 8.1.2. Mục đích của thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội dự án đầu tư Thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư là một trong những nội dung của thẩm định dự án nói chung. Mục đích của thẩm định kinh tế - xã hội là nhằm đánh giá và lựa chọn dự án có tính khả thi về khía cạnh kinh tế - xã hội. Kết quả của thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội có tác dụng không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với các định chế tài chính và đối với chủ đầu tư. 8.1.3. Yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội dự án đầu tư Yêu cầu chung của thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội là phải có được kết luận xác đáng về tính khả thi về khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Vì vậy, yêu cầu cụ thể của dự án là phải căn cứ vào các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế xã hội để đánh giá tính hợp lý của dự án về mặt kinh tế - xã hội, xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đánh giá khả năng thực hiện dự án của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội. Yêu cầu đối với người thực hiện công tác thẩm định kinh tế xã hội cần phải nắm bắt được mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành và của vùng; nắm vững và cập nhật các tiêu chuẩn, thông số quốc gia về phát triển kinh tế xã hội; nắm vững hệ thống luật pháp về quản lý kinh tế và về quản lý xã hội; hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án; tình hình và xu hướng phát 98 triển kinh tế xã hội chung của địa phương, của quốc gia và quốc tế. 8.2. Các căn cứ và tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư 8.2.1. Các căn cứ thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư - Các thông tin trong bản dự án: các nội dung liên quan đến khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư. - Các văn bản pháp lý liên quan đến đến hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư. - Các tiêu chuẩn, định mức... - Điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể có liên quan đến dự án. 8.2.2. Các tiêu chuẩn thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư 8.2.2.1. Tỷ suất chiết khấu xã hội (social discount rate) Trong thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư, để tính toán được các chỉ tiêu cũng cần phải quy chuyển dòng tiền kinh tế xã hội về cùng một mặt bằng thời gian (thường là về hiện tại). Khi đó tỷ suất chiết khấu xã hội sẽ được sử dụng. về lý thuyết tỷ suất chiết khấu xã hội chính là chi phí xã hội thực tế của vốn sử dụng cho dự án. Trên thực tế, tỷ suất chiết khấu xã hội được ước tính trên cơ sở lãi suất dài hạn trên thị trường vốn quốc tế có điều chỉnh theo tình hình chính trị và chính sách kinh tế của nước sở tại. Tỷ suất chiết khấu xã hội cần định kỳ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong và nước ngoài (tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, các chính sách kinh tế...). Việc xem xét lại tỷ suất chiết khấu xã hội được tiến hành khi hoạch định các chính sách phát triển trung hạn hoặc khi có những thay đổi chủ yếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. 8.2.2.2. Tỷ giá hối đoái có điều chỉnh (shadow exchange rate) Trong thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội, một vấn đề rất quan trọng là cần xác định tỷ giá hối đoái thích hợp để chuyển ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ trong nước. Trong thị trường ngoại hối tại một quốc gia được đánh giá là cạnh tranh, tỷ giá hối đoái sử dụng là tỷ giá thị trường (MER - market exchange rate). Tuy nhiên, tại các quốc gia kém phát triển thì thị trường ngoại hối thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ. Tại đó tỷ giá hội đoái thị trường hoặc tỷ giá hối đoái chính thức (OER - official exchange rate) thường không phản ánh đúng giá trị xã hội của ngoại tệ. Chính vì vậy, trong phân tích kinh tế xã hội tỷ giá hối đoái bóng (SER - shadow exchange rate) sẽ được sử dụng. 99 Có một số cách khác nhau dùng để tính tỷ giá hối đoái bóng: phương pháp tính tỷ số thâm hụt ngoại tệ, phương pháp điều chỉnh tỷ giá theo nhu cầu bảo hộ mậu dịch, phương pháp dùng hệ số chuyển đổi, phương pháp sử dụng tỷ giá hối đoái du lịch. Phương pháp tính tỷ số thâm hụt ngoại tệ: nếu gọi M là giá trị các khoản thanh toán hữu hình và vô hình bằng đồng nội tệ, B là giá trị các khoản thu hữu hình và vô hình cũng tính bằng đồng nội tệ, OER là tỷ giá hối đoái chính thức thì tỷ giá hối đoái bóng (SER) sẽ được tính như sau: SER = Ошибка! Các số liệu tính toán của phương pháp này thường dựa trên các số liệu của quá khứ và các dự đoán tình hình thay đổi cung và cầu ngoại tệ trong tương lai. Nguồn số liệu sẽ lấy theo giá trị trung bình thống kê tình hình thương mại, cán cân thanh toán và kế hoạch phát triển của quốc gia. Phương pháp điều chỉnh giá theo nhu cầu bảo hộ mậu dịch: nếu gọi X là kim ngạch xuất khẩu theo giá FOB; M là kim ngạch nhập khẩu theo giá CIF; TM là thuế nhập khẩu và SX là trợ cấp xuất khẩu. Khi đó, tỷ giá hối đoái bóng sẽ được tính như sau: SER = OERОшибка! 8.3. Phương pháp điều chỉnh giá trong thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư 8.3.1. Cơ sở định giá trong thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư Mục tiêu của thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư là đánh giá lại những đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu giá cả sử dụng trong phân tích phải phản ánh được giá trị thực của các hàng hoá và dịch vụ có liên quan tức là phải phản ánh được những lợi ích thực và những chi phí thực mà nền kinh tế và toàn bộ xã hội nhận được và phải chi ra khi thực hiện dự án đầu tư. Khi định giá các khoản mục lợi ích và chi phí có liên quan đến yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án, phân tích kinh tế - xã hội cần sử dụng biện pháp định giá theo giá tham khảo (hay còn gọi là giá bóng - shadow price). Đây là hệ thống giá đã được điều chỉnh xấp xỉ với giá trị xã hội của các hàng hoá trên thị trường. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống bóng là nhằm thiết lập một hệ thống giá trị cho phân tích dự án rộng hơn về phạm vi áp dụng và gần hơn về giá trị xã hội thực tế theo các tiêu chuẩn của phân tích kinh tế xã hội. Cơ sở lý thuyết cho việc điều chỉnh và sử dụng giá kinh tế ở đây là dựa trên mô hình cạnh tranh hoàn 100 hảo của kinh tế học cổ điển. Theo quan điểm kinh tế học, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà: có rất nhiều người mua và nhiều người bán, mỗi người tham gia thị trường với tư cách của người chấp nhận giá, mọi người đều có thể gia nhập và từ bỏ thị trường với chi phí không đáng kể, thông tin đầy đủ và sẵn có cho tất cả các đối tượng tham gia. Dưới giả thiết cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường phản ánh đúng giá trị xã hội của hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể: các hàng hoá, dịch vụ cấu thành nên chi phí hoặc lợi ích của dự án có thể ứng với một trong 3 trường hợp sau: a. Chúng được định giá đúng với giá thị trường trên góc độ xã hội. Đối với chúng, giá thị trường trong trường hợp này thoả mãn đại diện cho giá trị xã hội. b. Giá thị trường của chúng về cơ bản là bóp méo giá trị xã hội. c. Những hàng hoá và dịch vụ không thể định giá theo giá thị trường. Khi đó, các mục thuộc trường hợp (a) sẽ không cần sự điều chỉnh về giá. Những khoản mục trong trường hợp (b) cần phải điều chỉnh theo mục tiêu phân tích dự án. Các khoản mục trong (c) cần được định giá theo yêu cầu và mục tiêu phân tích. Đối với các khoản mục trong (b): Do giá thị trường không phản ánh đúng giá trị xã hội của các đầu vào và đầu ra. Chính vì vậy, các chi phí và lợi ích trên phương diện toàn bộ xã hội sẽ bị bóp méo. Để khắc phục tình trạng này, các nhà phân tích kinh tế - xã hội phải phát hiện ra nguồn gốc dẫn đến sự méo mó trong giá thị trường và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Các điều chỉnh này được thực hiện trên cơ sở các lý thuyết kinh tế và sự tham khảo thực tế. Theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, các khoản mục sau đây cần phải điều chỉnh giá hay nói cách khác là phải đánh giá lại theo giá mờ: tỷ giá hối đoái bị kiểm soát, mức lương của người lao động (thất nghiệp nếu không có dự án), giá độc quyền, các khoản thuế và trợ cấp của chính phủ, mức giá mà có sự khống chế của nhà nước. 8.3.2. Định giá hàng hoá ngoại thương (traded goods) Hàng hoá ngoại thương là các hàng hoá có thể xuất khẩu được và có thể nhập khẩu được. Với các hàng hoá này thì thông thường giá FOB sẽ cao hơn chi phí sản xuất trong nước nếu là hàng xuất khẩu và giá CIF sẽ nhỏ hơn chi phí sản xuất trong nước nếu là hàng nhập khẩu. Khái niệm hàng hoá ngoại thương còn bao gồm cả các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng trong nước, song có tác động đến tình hình xuất nhập 101 khẩu ví dụ như những hàng hoá thay thế nhập khẩu. Với thực tế là các thị trường nội địa có quy mô nhỏ so với quy mô của thị trường quốc tế. Việc tham gia của một dự án vào thị trường quốc tế (cả trên góc độ đầu vào và đầu ra) đều chỉ với tư cách của người chấp nhận giá. Chính vì vậy, giá trên thị trường quốc tế có thể coi là phản ánh tương đối gần nhất giá trị xã hội thực của hàng hoá ngoại thương. Bởi vậy, giá sử dụng trong phân tích kinh tế xã hội các hàng hoá ngoại thương được xác định bằng giá biên giới tức giá CIF đối với hàng nhập khẩu và giá FOB với hàng xuất khẩu. Khi thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội cần phải sử dụng tỷ giá hối đoái điều chỉnh để đưa giá cả của các hàng hóa đầu vào hoặc đầu ra về cùng một đơn vị tiền tệ. 8.3.3. Định giá hàng hoá phi ngoại thương (non-traded goods) Hàng hoá phi ngoại thương là các hàng hoá không thể xuất khẩu hoặc (và) không thể nhập khẩu được. Thường thì các hàng hoá phi ngoại thương sẽ là các hàng hoá mà nếu chúng là hàng xuất khẩu thì giá FOB nhỏ hơn chi phí sản xuất trong nước và nếu chúng là hàng nhập khẩu thì giá CIF lớn hơn chi phí sản xuất trong nước. Ngoài ra, hàng hoá phi ngoại thương còn bao gồm các hàng hoá không được xuất khẩu hoặc không được nhập khẩu do quy định của nhà nước và những hàng hoá mà do đặc tính của chúng không thể thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu được. Đối với hàng hoá phi ngoại thương, giá cả của chúng được xác định trên cơ sở giá thị trường nội địa (do không tham gia thương mại quốc tế). Giá thị trường nội địa của hàng hoá phi ngoại thương được sử dụng trực tiếp trong phân tích kinh tế xã hội nếu các hàng hoá đó thoả mãn điều kiện: Được mua bán trên thị trường tương đối cạnh tranh; Quy mô dự án tương đối nhỏ so với thị trường; Lĩnh vực hoạt động của dự án là đang ở mức tối đa công suất. Nếu các điều kiện trên không thoả mãn thì yêu cầu phải có sự điều chỉnh. Khi đánh giá giá trị của các hàng hoá phi ngoại thương, theo các phương pháp mới, quy trình tính toán là khác nhau đối với đầu vào và đầu ra của dự án. Trong cả hai trường hợp, việc tính toán phải dựa vào điều kiện cụ thể: Việc định giá các đầu ra phi ngoại thương phụ thuộc vào việc sản phẩm của dự án mới có làm tăng sản phẩm quốc gia hay tiêu dùng của quốc gia hay không. Nếu sản phẩm đầu ra của dự án làm tăng tổng tiêu dùng của quốc gia, thì giá của sản phẩm đó trên thị trường nội địa được dùng để đánh giá dự án. Ngược lại, 102 nếu, nếu sản phẩm của dự án mới chỉ thay thế phần của các nhà sản xuất khác và tổng sản phẩm của quốc gia là không thay đổi thì chi phí sản xuất cao nhất của số sản phẩm bị thay thế sẽ được sử dụng để đánh giá. Đối với đầu vào, công việc định giá là phức tạp hơn, bởi vì nó phụ thuộc vào việc cung cấp các sản phẩm đầu vào của dự án sẽ làm giảm quy mô sử dụng của những người sản xuất khác hay tăng tổng sản lượng đầu vào. Nếu các đầu vào phi ngoại thương làm giảm mức sử dụng của các nhà sản xuất hay khách hàng khác thì giá thị trường của nó sẽ được sử dụng làm cơ sở đánh giá. Ví dụ, giả sử một quốc gia có tổng sản lượng điện sản xuất được là 500 MW, giá thị trường hiện nay là 500 đồng/Kwh. Nếu tổng cung điện không tăng, nhu cầu về điện của một dự án mới được đáp ứng bằng việc giảm mức tiêu dùng của đối tượng khách hàng khác. Khi đó mức giá 500 đồng/Kwh được sử dụng làm cơ sở tính toán giá trị đầu vào (năng lượng điện) của dự án. Nếu đầu vào phi ngoại thương của dự án mới làm tăng năng lực sản xuất của đất nước (về mặt hàng này), khi đó chi phí cận biên (marginal cost) cho số sản phẩm gia tăng sẽ được dùng làm cơ sở tính toán. Đối với đất đai: đây là một hàng hoá phi ngoại thương được sử dụng khá phổ biến trong các dự án đầu tư. Tuy nhiên, đây là loại hàng hoá phi ngoại thương đặc biệt nên việc định giá đất trong phân tích kinh tế xã hội được tính như sau: Nếu việc sử dụng đất chỉ làm thay đổi cách thức sử dụng đát thì giá của đất trong phân tích kinh tế xã hội chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng mảnh đất đó cho dự án tức là lợi ích cao nhất bị mất đi khi sử dụng đất cho việc thực hiện dự án. Nếu dự án đi mua đất và thị trường bất động sản tương đối cạnh tranh thì giá mua đất trên thị trường được sử dụng để phân tích. Nếu dự án đi thuê đất để thực hiên thì chi phí thuê đất được vốn hoá sẽ là cơ sở để đánh giá khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư. Nếu đất dùng cho dự án là đất bỏ hoang, khi đó giá trong phân tích kinh tế xã hội của đất sẽ bằng không. 103 8.4. Nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư 8.4.1. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 8.4.1.1. Giá trị gia tăng thuần (NVA - Net Value Added) Giá trị gia tăng thuần là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp trực tiếp của dự án cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Giá trị gia tăng thuần chính là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau: NVA = O - (MI + I) Trong đó: NVA là giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng do dự án đem lại. Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế. - (Output): là giá trị đầu ra của dự án. MI - (Input of materials and services): là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng...). - (Investment): là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dụng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng (NVA) có thể được tính cho một năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho một năm, công thức tính như sau: NVAi = Oi - (MIi + Di) Trong đó: NVAi: là giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng năm i của dự án. Oi: là giá trị đầu ra của dự án năm i. Di: là khấu hao năm i. Tính cho cả đời của dự án, công thức sau sẽ được áp dụng: NVA = Ошибка! 104 Trong đó: IV0 là giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phân tích. Và nếu tính NVA bình quân năm cho cả một thời kỳ, ta có: NVA = Ошибка! hoặc: NVA = Ошибка! . Ошибка! Trong đó: Rs là tỷ suất chiết khấu xã hội NVA bao gồm 2 yếu tố: Chi phí trực tiếp trả cho người lao động (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp lương (Wage - WA) và thặng dư xã hội (Social surplus - SS). Hay: NVA = WA + SS Trong đó: WA là tổng thu nhập của người lao động và phụ thuộc vào mức độ làm việc và mức lương bình quân của người lao động. SS là thu nhập của xã hội từ hoạt động của dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi vay, cổ tức, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và lợi nhuận không phân phối để lại cho cơ sở để lập các quỹ). 8.4.1.2. Giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia (NNVA - National Net Value Added) Đối với các dự án đầu tư có liên quan đến việc sử dụng vốn của nước ngoài (vay, liên doanh hay góp vốn cổ phần), NVA gồm: Giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia: chính là phần giá trị tăng được sử dụng trong nước (NNVA). Giá trị gia tăng thuần tuý được chuyển ra nước ngoài (RP - Repatriated Payments) bao gồm tiền lương, thưởng, trả lãi vay vốn, lợi nhuận thuần, lãi cổ phần của người nước ngoài, các khoản thanh toán 105 ngoại tệ khác không được dựa vào trong đầu vào nguyên vật liệu. NNVA là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của đầu tư đối với nền kinh tế của đất nước. Công thức tính NNVA như sau: NNVA = Ошибка! Lưu ý: Khi tính tổng NVA (hay NNVA) của cả đời dự án hoặc tính NVA (hay NNVA) bình quân năm phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội rs). 8.4.1.3. Vận dụng chỉ tiêu giá trị thuần tuý gia tăng để thẩm định hiệu quả kinh tế trong một số trường hợp cụ thể • Trường hợp dự án đầu tư mới o Trường hợp thẩm định hiệu quả tuyệt đối Khi thẩm định hiệu quả tuyệt đối, bước đầu tiên là chúng ta phải tính được giá trị sản phẩm thuần tuý gia tăng (NVA) của dự án (trong một năm bình thường, hay cho cả đời dự án). Nếu giá trị sản phẩm gia tăng thuần tuý mà dương, chúng ta có thể tính tiếp và xem xét xem lợi ích xã hội thu được sẽ là bao nhiêu sau khi trừ đi phần lương và thưởng cho người lao động: SS = NVA - WA Sau đó đánh giá: Nếu SS > 0, dự án có hiệu quả đứng trên góc độ thu nhập của nền kinh tế. Giá trị gia tăng của dự án không chỉ bù đắp đủ cho các chi phí lao động mà còn góp phần gia tăng thu nhập của xã hội. Nếu SS = 0, thu nhập của dự án chỉ đủ chi trả tiền công cho người lao động. Nếu SS < 0, thì điều đó có nghĩa rằng thu nhập của dự án thậm chí không đủ thanh toán chi phí tiền lương cho người lao động. Hiệu quả tuyệt đối về mặt xã hội của dự án này là rất kém. Chính vì vậy, không thể chấp nhận dự án có SS < 0. Đối với dự án có sử dụng các nguồn lực có liên quan đến yếu tố nước ngoài (góp vốn liên doanh, vay vốn), khi đánh giá tính chỉ tiêu NNVA để so sánh với mức lương phải trả. Nếu tính cho cả đời dự án thì phải tính chuyển giá trị về mặt bằng thời gian hiện tại theo tỷ suất chiết khấu xã hội: NNVA = NVA - RP 106 Nếu: 1 Ошибка! thì dự án có hiệu quả. WAi - tiền lương, tiền thưởng dự kiến năm i không kể tiền lương, thưởng chuyển ra nước ngoài. o Trường hợp thẩm định hiệu quả tương đoi: Khi có nhiều dự án cạnh tranh nhau đã thoả mãn hiệu quả tuyệt đối, cần phải xếp hạng và lựa chọn dự án nào tốt hơn. Khi đó, kiểm nghiệm tương đối được sử dụng. Trong trường hợp, nếu có ít dự án và không có hạn chế về nguồn lực thì các dự án đã thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối là có thể lựa chọn. Nếu không có yếu tố thiếu hụt rõ ràng hoặc tất cả các yếu tố sản xuất quan trọng đều thiếu hụt thì dựa vào hiệu quả tuyệt đối để lựa chọn các dự án sản xuất cùng một loại sản phẩm. Giá trị gia tăng NNVA (hay NVA)1 càng cao và lớn hơn tiền lương, tiền thưởng thì càng có lợi đối với nền kinh tế. Nếu các yếu tố thiếu hụt thuộc các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế là rõ ràng (như vốn, ngoại tệ, lao động kỹ thuật là những nguồn lực có liên quan chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và các lợi thế của đất nước) thì để phân loại dự án phải so sánh giá trị gia tăng do dự án tạo ra với yếu tố thiếu hụt của đất nước. Cụ thể: - Trường hợp thiếu vốn thì mục tiêu là phải lựa chọn được những dự án tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất tính trên một đơn vị vốn đầu tư. Công thức tính như sau: EC = Ошибка! Trong đó: Ec: là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả tương đối về giá trị gia tăng ròng so với vốn đầu tư của dự án. NNVAPV: là giá trị sản phẩm gia tăng thuần tuý quốc gia của dự án đã quy về mặt bằng thời gian hiện tại (đầu thời kỳ phân tích). 107 Ec càng lớn thì hiệu quả tương đối của giá trị gia tăng so với vốn đầu tư càng cao. Đối với các dự án có cùng mục tiêu, trong trường hợp thiếu vốn, dự án nào có Ec lớn nhất sẽ được lựa chọn. - Trường hợp thiếu hụt về ngoại tệ thì mục tiêu lại là lựa chọn dự án tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn nhất đối với 1 đơn vị chi phí ngoại tệ thuần tuý. Công thức tính toán như sau: EFE = Ошибка! Trong đó: NNVAPV là giá trị gia tăng quốc gia cả đời dự án tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. FEPV là lượng chi phí ngoại tệ thuần tuý tính theo mặt bằng thời gian hiện tại. FE chính là chênh lệch giữa chi và thu ngoại tệ cả đời dự án trong đó chi lớn hơn thu. Dự án sẽ không xem xét chỉ tiêu này nếu thu lớn hơn chi về ngoại tệ. EFE là hiệu quả tương đối về giá trị gia tăng so với lượng chi phí ngoại tệ thuần tuý của dự án. Chỉ tiêu EFE càng cao thì đóng góp của dự án về giá trị gia tăng thêm của đơn vị chi phí ngoại tệ ròng càng lớn. Trong các dự án xem xét, dự án nào có EFE lớn nhất thì sẽ được lựa chọn. - Trường hợp thiếu lao động kỹ thuật thì mục tiêu là chọn dự án tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn nhất tính trên 1 đơn vị chi phí lao động kỹ thuật. Công thức tính như sau: EL = Ошибка! Trong đó: EL: là hiệu quả tương đối của giá trị gia tăng so với lao động kỹ thuật của dự án. LSPV là giá trị của tiền lương, thưởng và các khoản phúc lợi xã hội bổ sung của lao động nước ngoài có kỹ thuật và lao động trong nước (gồm cả phần chuyển ra nước ngoài) tính theo mặt bằng ở đầu thời kỳ phân tích. Khi thiếu cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn thì mẫu số bao gồm tất cả lao động sử dụng cho dự án EL. Giá trị EL càng cao thì hiệu quả tương đối của giá trị gia tăng so với lao động kỹ thuật càng lớn. Trong các dự án xem xét, dự án có giá trị EL lớn nhất sẽ được lựa chọn. Cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu Ec, EFE, EL để lựa chọn dự án, các nhà kinh tế còn căn cứ vào các 108 chỉ tiêu này để tìm ra các giải pháp khắc phục sự thiếu hụt. Chẳng hạn nếu thiếu ngoại tệ (EFE nhỏ) phải tìm cách sử dụng nguyên vật liệu trong nước, nhập nguyên vật liệu giá rẻ, tăng xuất khẩu... Đối với các dự án hiện đại hoá hoặc mở rộng quy mô o Sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: o Hệ số giữa giá trị gia tăng sau (a) khi hiện đại hoá tính ở mặt bằng hiện tại so với giá trị gia tăng trước (b) khi hiện đại hoá cũng tính ở mặt bằng hiện tại. Hệ số này lớn hơn 1 là có hiệu quả. Nếu bằng hoặc nhỏ hơn 1 thì phải cải tiến dự án. o Tiếp đến có thể so sánh giá trị gia tăng NNVAPV do dự án tạo ra với chi phí tiền lương, tiền thưởng sau khi có dự án WAPV; nếu: o NNVAPVa > WAPVa thì hiệu quả o Tiếp đến có thể so sánh chi phí xã hội sau hiện đại hoá (NNVAPVa - WAPVa) với trước khi hiện đại hoá (NNVAPVb - WAPVb), nếu: Ошибка! 1 Thì dự án có hiệu quả, nếu không phải cải tiến dự án. Đối với tổ hợp nhiều dự án Các mối liên hệ của tổ hợp nhiều dự án có thể về mặt công nghệ, kinh tế, địa lý. khi mà bất kỳ một sự thay đổi cơ bản nào của một trong số các dự án đều ảnh hưởng ngay đến các dự án khác. Đó là những dự án chế biến liên tục cùng một loại nguyên vật liệu (hoá chất, luyện kim, dệt trong tổ hợp công nông nghiệp), các dự án sử dụng tổng hợp các thành phần khác nhau của nguyên vật liệu (hoá chất và hoá dầu), các dự án sản xuất từng bộ phận chi tiết của một loại sản phẩm (cơ khí chế tạo), các dự án sử dụng cơ sở hạ tầng chung (như giao thông vận tải, điện, nước, khí đốt hơi nước). Trình tự xác định hiệu quả kinh tế xã hội như sau: o Đánh giá từng dự án, trong đó không cần từng dự án thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối mà chỉ để nhằm thu nhập thông tin và phát hiện dự án nào là khâu yếu, khâu mạnh của tổ hợp. o Tính giá trị các đầu vào, đầu ra của tổ hợp như một tổng thể theo phương pháp như đối với từng dự án. 109 o Tính tổng giá trị gia tăng của đời dự án của các dự án trong tổ hợp: NVAj = Ошибка! và NNVAj = Ошибка! o Tính tổng giá trị gia tăng của tổ hợp trong cả đời dự án: NVA = Ошибка! và NNVA = Ошибка! Điều kiện đầu tiên để có hiệu quả là NNVA > 0 o Sau đó tính tổng giá trị tiền lương, tiền thưởng: WA = Ошибка! Điều kiện để có hiệu quả là NNVA > WA, nếu ngược lại phải cải tiến dự án. 8.4.1.4. Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E)) Giá trị hiện tại ròng kinh tế là chỉ tiêu phản ánh tổng lơị ích thuần của cả đời dự án trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Công thức tính: NPVE = Ошибка! Trong đó: BEi là lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. 110 CEi là chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. rs là tỷ suất chiết khấu xã hội. Dự án được chấp nhận trên góc độ hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế khi NPVE > 0. Tức là khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của cả đời dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Nếu NPVE < 0 thì có thể bác bỏ hoặc điều chỉnh lại dự án đứng trên góc độ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế. 8.4.1.5. Tỷ số lợi ích/chi phí kinh tế (B/C(E)) Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Thông thường, giá trị lợi ích và chi phí kinh tế sẽ được quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi tính chỉ tiêu này cũng có thể tính theo giá trị lợi ích kinh tế tương đương bình quân năm và chi phí kinh tế tương đương bình quân năm.Chỉ tiêu này có thể được tính như sau: B / CE = Ошибка! Trong đó: BEi là lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. CEi là chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. rs là tỷ suất chiết khấu xã hội. Khi chỉ tiêu B/Ce được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận khi B/CE > 1 tức là khi tổng thu của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Ngược lại, khi B/CE < 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án. 8.4.1.6. Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ 111 nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi thêm định khía cạnh kinh tế - xã hội một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại tệ tiết kiệm và kiếm được sau đó trừ đi tổng phí tổn về ngoại tệ trong quá trình triển khai dự án. Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau: Bước 1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và của cả đời dự án của dự án đang xem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp). Bước 2: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án của các dự án liên đới (thu, chi ngoại tệ gián tiếp). Bước 3: Xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ (trực tiếp và gián tiếp) từng năm và cả đời dự án. Sau đó quy chuyển giá trị này về mặt bằng thời gian hiện tại. Bước 4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu không phải nhập hàng từ nước ngoài (theo mặt bằng thời gian hiện tại). Bước 5: Tính tổng toàn bộ số ngoại tệ tiết kiệm và thu được ở bước 3 và bước 4 (ký hiệu là NPFE). Nếu kết quả NPFE > 0, dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nếu kết quả NPFE < 0 thì dự án làm bội chi ngoại tệ hay dự án không có tác động tích cực đến việc làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. 8.4.1.7. Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế (International Competitiveness - IC) Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. Phương pháp xác định chỉ tiêu này như sau: Bước 1: Xác định tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được do thực hiện dự án đã tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại (NPFE). Bước 2: Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên vật liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người laođộng trong nước,...) phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giá trị các đầu vào này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng thời gian hiện tại và tỷ giá hối đoái mờ. 112 Bước 3: Tính tỷ số IC thông qua việc so sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị các đầu vào trong nước. Công thức tính toán có dạng sau đây: IC = NPfe/DR Trong đó: o IC - Là chỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh tranh quốc tế của dự án. o DR - Là tổng giá trị các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu (đã quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại). Nói chung thì IC càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng mạnh (IC > 1). 8.4.2. Thẩm định các tác động về mặt xã hội 8.4.2.1. Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét xem phần giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau (bao gồm người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn nhất định hay không. Để đánh giá chỉ tiêu này, phải thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ (i) được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Bước 2: tiếp đến xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ nhận đựơc (NNVAi). Bước 3: tính tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án (BDi) theo công thức sau: BDi = Ошибка! Trong đó: 113 o NNVA1 là phần giá trị gia tăng mà nhóm dân cư hay vùng lãnh thổ i nhận được nhờ thực hiện dự án (đối với nhóm những người làm công ăn lương thì đó là tiền lương và trợ cấp hàng năm; đối với nhóm những người hưởng lợi nhuận đó là cổ tức hay tiền lãi vay; đối với nhà nước thì đó là tiền thuế phải nộp, cổ tức từ cổ phần của nhà nước, lãi vay trả cho các khoản vay của nhà nước...). o NNVA là tổng giá trị gia tăng sản phẩm quốc gia thuần tuý của dự án và các dự án liên đới (nếu có). o BDi là tỷ lệ phân phối thu nhập cho nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ i. Sau khi tính được tỷ lệ BD cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, tiến hành so sánh tỷ lệ này của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước. Việc thẩm định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. 8.4.2.2. Tác động đến lao động và việc làm Các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và công nghệ nhưng lại dư thừa nhân công. Chính vì vậy chỉ tiêu gia tăng công ăn việc làm cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong them định và đánh giá các dự án đầu tư. Để đánh giá tác động của dự án đến lao động và việc làm có thể xem xét cả các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối đó là: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư. • Số lao động có việc làm Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét. Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau: o Bước 1: xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án. o Bước 2: xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét. o Bước 3: tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án. 114 Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong dự án, có thể có một số là người nước ngoài. Do đó số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án. • Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây: o Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id): Id = Ld/Ivd Trong đó: Ld - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án, Ivd - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án. o Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ (IT): IT = LT/IvT 115 Trong đó: LT - toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp (LT= Ld + Lind); IvT là số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới (IvT = Ivd + Ivind); Lind - là số lao động có việc làm gián tiếp; Ivmd - là số vốn đầu tư gian tiếp. Nói chung tiêu chuẩn đánh giá là các chỉ tiêu này có giá trị càng cao càng thì dự án càng có tác lớn đến nền kinh tế và xã hội. 8.4.2.3. Tác động đến môi trường sinh thái Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương... Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy, trong phân tích dự án các tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực phải được quan tâm thoả đáng. Có nhiều phương pháp đánh giá tác động đến môi trường của một dự án đầu tư: phương pháp phân tích lợi ích - chi phí, phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp ma trận hay phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. Nhưng phương pháp phân tích dễ hiểu và mang tính tổng hợp cao được thể hiện ở công thức sau: NPVEI = Ошибка!+ Ошибка! Trong đó: Bt là lợi ích từ dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường tại năm t. Ct là chi phí của dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường năm t. EBt là giá trị các ngoại ứng tích cực đến môi trường năm t. ECt là giá trị các ngoại ứng tiêu cực đến môi trường năm t. 116 n là vòng đời sản xuất của dự án. N là vòng đời dài hạn của dự án với các tác động kéo dài tới môi trường, N được giả thiết là kéo dài tới vô cùng. Thường là rất khó khăn khi đánh giá định lượng các ảnh hưởng về mặt môi trường của một dự án đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh giá này là rất cần thiết và nên đánh giá chúng càng chính xác càng tốt hoặc về mặt giá trị hoặc về mặt định lượng phi tiền tệ. Nếu như không định lượng được theo hai tiêu chuẩn trên thì có thể đánh giá định tính. Trong trường hợp không có giá thị trường để đánh giá các tác động đến môi trường thì việc tham khảo các trường hợp tương tự hay ước tính gián tiếp sẽ được sử dụng để tính giá trị theo lôgic. Các chi phí này có thể là lượng tiền đền bù hay trợ cấp mà mỗi cá nhân có thể chấp nhận được để chịu đựng các tác động tiêu cực mà dự án gây nên hay chi phí tối thiểu để bảo tồn, duy trì chất lượng môi trường ở trạng thái ban đầu. Các khoản lợi ích cũng có thể lượng hoá theo cách tương tự. So sánh giữa lợi ích và chi phí thu được chúng ta có thể đánh giá được ảnh hưởng thuần tuý của dự án đến môi trường. Tuy nhiên các đánh giá này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi đối với từng dự án trong các điều kiện khác nhau. 8.4.2.4. Thẩm định một số tác động khác Tùy từng dự án, căn cứ vào mục tiêu và nội dung cụ thể để có thể thẩm định một số khía cạnh như sau: Đóng góp vào ngân sách: ta thấy rằng ngân sách quốc gia càng tăng nhanh thì càng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do nguồn ngân sách chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung của xã hội và cần thiết phải phát triển. Vì vậy, dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách qua các loại thuế và các khoản thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn khi xét về sự đóng góp vào lợi ích kinh tế xã hội của dự án. Để xem xét hiệu quả của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư. Ảnh hưởng dây truyền: do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Ví dụ như khi có một dự án lớn đầu tư vào ngành khai thác quặng sắt, thì nó cũng sẽ có tác động nhất định đến các ngành luyện kim hay cơ khí chế tạo. Hoặc với một dự án sản xuất đường có thể có tác 117 động nhất định đến việc sản xuất mía tại địa phương. Tuy nhiên ảnh hưởng dây chuyền này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng có các tác động tiêu cực. Vì vậy khi phân tích dự án phải tính đến cả hai yếu tố này. Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kết cấu hạ tầng: có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. Dự án đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông ngoài lợi ích về tài chính còn có thể giúp tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam. Tăng cường khả năng và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên...). 118 CHƯƠNG IX PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Khi thực hiện thẩm định dự án có thể sử dụng rất nhiều các phương pháp và kỹ thuật thẩm định dự án khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thẩm định được sử dụng phổ biến để thẩm định dự án 9.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của nhà đầu tư… Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án cũng như các vấn đề chủ yếu của dự án như mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, quy mô của dự án, những lợi ích cơ bản của dự án, và mối liên quan của dự án với các bộ ban ngành…. Thẩm định chi tiết Là bước thẩm định được thực hiện cho từng nội dung cụ thể của dự án bao gồm: thẩm định các điều kiện pháp lý, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định khía cạnh kỹ thuật, thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý dự án, thẩm định khía cạnh tài chính và KTXH của dự án phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thẩm định chi tiết được thực hiện cho từng nội dung và sau mỗi nội dung thẩm định phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý hay không đồng ý; nêu rõ những yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi đối với dự án. Khi tiến hành thẩm định chi tiết, nếu phát hiện được các sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước mà không thể khắc phục được có thể bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án Ưu điểm: Giúp phát hiện các sai sót, đánh giá được tính hợp lý, khả thi đối với từng nội dung trong dự án. Với việc thẩm định chi tiết thì nếu một nội dung thẩm định nào đó không phù hợp thì có thể loại bỏ nhanh dự án mà không cần phải đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo. Nhược điểm: Có thể bỏ lỡ một dự án đầu tư tốt trong trường hợp một nội dung thẩm định nào đó đưa ra kết luận 119 sai lầm. Ứng dụng: Được sử dụng để thẩm định các nội dung pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, KTXH của dự án. 9.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Là việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế để đánh giá tính chính xác các nội dung phân tích của dự án. Phương pháp này thường được tiến hành để đối chiếu một số nội dung và chỉ tiêu sau: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước. Sự phù hợp của các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp với các hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với từng lĩnh vực đầu tư. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định. Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị của dự án trong trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. Tiêu chuẩn sản phẩm dự án so với tiêu chuẩn hay mức yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công tiền lương, chi phí quản lý…. của dự án với các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư của ngành hay lĩnh vực đầu tư. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án so với tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của dự án. Ưu điểm: Giúp cho việc đánh giá tính hợp lý, chính xác các nội dung được đưa ra trong dự án. Nhược điểm: Các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn dùng để so sánh thường bị hạn chế ở số lượng các chỉ tiêu, tiểu chuẩn được so sánh cũng như cách thức so sánh. Các chỉ tiêu dùng để so sánh dễ sa vào khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc do các dự án thường có những đặc điểm, tính chất và quy mô kỹ thuật khác nhau. Ứng dụng Áp dụng đối với các tất cả các dự án đầu tư và các nội dung của dự án. 120 9.3. Phương pháp phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là việc xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. o Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. o Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố thay đổi đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính để đánh giá độ an toàn của dự án. o Quy trình thực hiện: Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Bước 2: Cho các yếu tố đó thay đổi (tăng hoặc giảm) theo một tỷ lệ nhất định (thông thường là 5%,10% hoặc 15%) Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận → Nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra đối với dự án (như vượt tổng mức vốn đầu tư, công suất giảm, giá đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm……) mà dự án vẫn đạt được hiệu quả thì dự án đó được coi là đạt hiệu quả vững chắc về mặt tài chính. Phân tích độ nhạy theo từng chỉ tiêu Chỉ tiêu biến động 1 -20% -10% 0 10% 20% -10% 0 10% 20% IRR NPV Chỉ tiêu biến động 2 -20% IRR NPV Phân tích tổng hợp độ nhạy theo cả 2 chỉ tiêu Chỉ tiêu biến động 1 -20% -10% Chỉ -20% IRR 121 0 10% 20% tiêu NPV biến động IRR -10% NPV 2 IRR 0% NPV IRR 10% NPV IRR 20% NPV Ưu điểm: o Giúp biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. o Giúp lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao. o Giúp đánh giá rủi ro tài chính dự án. Nhược điểm: o Chỉ xem xét sự thay đổi của từng yếu tố trong khi kết quả lại chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc. o Điểm bắt đầu của phân tích độ nhạy là các giả định. o Không trình bày được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả. o Giới hạn trong sự tương tác của các biến số. o Khó khăn đối với các chuỗi quyết định. Ứng dụng: o Được sử dụng để đánh giá rủi ro của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. 9.4. Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng phương pháp dự báo phù hợp để thẩm định, kiểm tra về mức cung - cầu sản phẩm của dự án, thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác…… Phương pháp ngoại suy thống kê: là phương pháp dự báo dựa trên cơ sở thống kê các số liệu 122 trong quá khứ theo một tiêu thức nào đó để tìm ra xu hướng, tính quy luật biến đổi của nó trong quá khứ, hiện tại nhằm dự báo cho những năm mà dự án dự kiến đi vào hoạt động Phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu: là phương pháp dự báo thông qua việc xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi từng nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu như giá cả, thu nhập, thị hiếu… thay đổi Phương pháp định mức: là phương pháp dự báo thông qua định mức tiêu dùng đã được xác định. Phương pháp mô hình hồi quy tương quan: là phương pháp dự báo trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương quan giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu thị trường như giá cả; thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hoá và dịch vụ liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng, … Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực liên quan đến dự án. Ưu điểm o Làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định do các số liệu dự tính trong dự án đã được lượng hóa trên cơ sở khoa học. Nhược điểm: o Tốn thời gian và chi phí thực hiện cao: chi phí để tiến hành lấy số liệu thống kê, chi phí thuê chuyên gia phân tích... o Độ rủi ro cao do dự báo có thể không chính xác do thiếu thông tin hoặc do sự thay đổi bất thường của nền kinh tế. o Kết quả thẩm định dễ mang tính chủ quan của người dự báo. o Phương pháp ngoại suy thống kê chỉ được sử dụng trong dự báo ngắn hạn. Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả khi thẩm định thị trường và kỹ thuật của dự án, đặc biệt trong dự báo quy mô thị trường đầu ra và thị trường nguyên vật liệu đầu vào của dự án, dự báo công nghệ dự án… 9.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Là phương pháp dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác liên quan đến dự án Giai đoạn thực hiện dự án: 123 o Rủi ro chậm tiến độ thi công: để hạn chế rủi ro này cần kiểm tra kế hoạch đấu thầu, chọn thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng; kiểm tra cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương. o Rủi ro vượt tổng mức đầu tư: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra hợp đồng giá, các điều kiện về phát sinh tăng giá và kiểm tra về khối lượng công việc thực hiện. o Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo: để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng. o Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn. o Rủi ro bất khả kháng: rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn cảnh chính trị - xã hội khó khăn. Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng). Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: o Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ: Để hạn chế rủi ro này, cần xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các công ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thoả thuận về giá cả, xem xét các phương án dự phòng của dự án o Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh: Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn. o Rủi ro trong khâu quản lý điều hành dự án: Để hạn chế rủi ro này, cần đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng. o Rủi ro bất khả kháng: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh. o Rủi ro về thị trường: dự báo lại mức cung cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường nguyên vật liệu đầu vào của dự án. Ưu điểm: o Giúp tránh được những rủi ro thường gặp khi thực hiện đầu tư, nhờ đó nâng cao sự ổn định và chắc chắn của dự án. o Giúp đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án o Tăng sự tin tưởng khi đưa ra các quyết định đầu tư. Nhược điểm: o Không thể nhận biết được hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trước và sau khi đi vào hoạt 124 động o Do phải xem xét, kiểm tra dự phòng khá nhiều tình huống rủi ro trước khi thực hiện dự án nên sẽ mất thời gian tiến hành, tốn kém về chi phí và nguồn nhân lực o Phương pháp triệt tiêu rủi ro được sử dụng rất ít và gần như đồng nhất với phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là một cách hiểu sai lầm, dẫn đến đánh giá không đầy đủ rủi ro của dự án. Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng để giảm thiểu rủi ro của các dự án đầu tư Phương pháp chuyên gia 9.6. Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong quá trình thẩm định dự án. Các chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án. Với kiến thức có được của mình, các chuyên gia có thể có những ý kiến đánh giá sâu sắc, xác đáng với đối với dự án. Các nguồn chuyên gia có thể tham khảo: - Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành: lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp , những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất. - Phương pháp lấy ý kiến của lực lượng bán hàng: Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng: lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. Việc nghiên cứu thị trường người tiêu dùng có thể thuê công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thực hiện. - Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia: thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi, nghiên cứu sâu trong lĩnh vực đầu tư của dự án. Ưu điểm: o Có được kết luận thẩm định nhanh chóng, kịp thời. o Áp dụng được đối với sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường mà các phương pháp khác không áp dụng được. Nhược điểm: o Kết quả thẩm định không khách quan, mang tính chủ quan của chuyên gia thẩm định. 125 Trên là các phương pháp thẩm định mà một cán bộ thẩm định có thể sử dụng để thẩm định dự án. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng của cán bộ thẩm định cũng như yêu cầu của dự án mà cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp phù hợp. Trên thực tế, việc thẩm định dự án không sử dụng chỉ 1 phương pháp mà cần kết hợp nhiều phương pháp. Việc kết hợp các phương pháp trong thẩm định sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho việc đánh giá dự án được toàn diện, tăng độ tin cậy của các kết quả tính toán. Tài liệu tham khảo: 1. Luật số 39/2019/QH 2014: Luật đầu tư công ban hành ngày 13/06/2019. 2. Luật số 61/2020/QH 2014: Luật đầu tư ban hành ngày 17/06/2020. 3. Luật số 64/2020/QH 2014: Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, ban hành ngày 18/06/2020. 4. Nghị định 40/2020/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết một số điều thi hành Luật đầu tư công ban hành ngày 06/04/2020 5. Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, ban hành ngày 26/03/2021. 6. Nghị định 35/2021/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư ban hành ngày 29/03/2021 7. Luật số 50/2014/QH13, Luật xây dựng, ban hành ngày 18/06/2020. 8. Nghị định 59/2015/NĐ: Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng ban hành ngày 18/06/2015 126