Nhân vật Tràng Mở bài Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông dân, đặc biệt là sự am hiểu sâu sắc về tâm lí của ng nông dân. truyện ngắn Vợ nhặt mang giá trị tư tưởng nhân đạo lớn dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Trong đó nhân vật Tràng là một trong những con người tốt bụng, nhân hậu. Truyện Vợ nhặt được tác giả viết vào thời điểm khi mà nạn đói đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tràng và gia đình của mình cũng đang vật lộn để mưu sinh. Đoạn khái quát Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm + Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp,ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. + Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945, nhân vật Tràng=hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này. Ngoại hình - Xấu xí, thô kệch, đầu trọc lốc - Thân hình to lớn nhưng lại vô cùng vụng về, hâm hâm - Cái điệu “vừa đi vừa tủm tỉm cười” => nhân vật cô độc, lẻ loi giữa xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác Gia cảnh - Đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có vợ - Sống cùng người mẹ già trong túp lều tạm bợ, tồi tàn - Sống qua ngày nhờ công việc đẩy xe bò -> bấp bênh - Hoàn cảnh khốn khó đầy rẫy những khó khăn - Ngay cả đến tên gọi cũng là tên gọi của một loại đồ vật dùng trong nghề mộc => Nhân vật như sự gọt đẽo sơ sài của tạo hoá Thân bài 1. Lần đầu tiên Tràng gặp vợ - Tràng không chủ tâm tìm vợ - kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ để xua đi mỏi mệt trong người: “Muốn ăn cơm trắng mới giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì” Chỉ muốn xua đi mỏi mệt, chẳng có ý chòng ghẹo ai Thị lon ton lại đẩy cho Tràng, cười tít với anh khiến anh cảm thấy hạnh phúc Từ xua đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứ như vậy đâu 2. Lần thứ 2 Tràng gặp vợ - Tràng không phải là người chủ động đến gặp, người phụ nữ đã chủ động đến xin ăn, sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa “Điêu, người thế mà điêu” -> Tràng đã không nhận ra người phụ nữ vì người phụ nữa đó đã tiều tụy đi rất nhiều vì chết đói. => cái đói đã làm người phụ nữ tiều tụy đứng trước vực thẳm của cái chết - - Llòng thương người: ẩn trong con người thô kệch Đãi người phụ nữ đó 4 bát bánh đúc mặc dù Tràng còn chẳng đủ để nuôi bản thân. -> Tràng hiện lên là người nông dân hiền lành, tốt bụng và rộng lượng Bông đùa “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi về” Phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết “mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bong Nỗi sợ hãi có thật nhất, lại là thời đói kém Tình thương người + khát vọng hạnh phúc >>> nỗi sợ lưỡi "chậc, kệ” -> Kệ = bỏ lại sau lưng tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình. => Đây không phải một quyết định của một kẻ bồng bột mà là một sự táo bạo, quyết tâm, thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, liều lĩnh xuất phát từ khát vọng sống mãnh liệt của Tràng sau đó Tràng đưa người phụ nữ đi mua những đồ dùng thiết yếu -> hành động này thể hiện sự chu đáo, quan tâm và cách hành xử rất tình người của Tràng -> “mua hai hào dầu để thắp sáng” => thắp cho hạnh phúc, thắp lửa niềm tin => Nhặt được vợ 1 cách tình cờ, dễ dàng, câu truyện nhặt vợ của Tràng từ bông đùa thành nghiêm túc 3. Khi đưa vợ về nhà,khi về đến nhà +Trên đường về nhà -Vẻ mặt ‘ có cái gì phớn phở khác thường’, ‘tủm tỉm cười một mình’, cảm thấy “vênh vênh tự đắc’ => Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện. -Tràng đã bảo vệ người phụ nữ của mình khi bọn trẻ con trêu đùa=> Tràng đã trưởng thành hơn. Tràng cảm nhận được những phấn chấn trong tâm trạng của mình có chút ngượng nghịu hạnh phúc Về đến nhà cười cười phân bua với người đàn bà vỗ vỗ xuống giường đon đả nhổ vu vơ 1 bãi nước bọt , tủm tỉm cười 1 mình ->Kim Lân cho thấy sự thay đổi về tâm lí của Tràng => hạnh phuc ngượng ngùng vì họ vừa mới là 2 người xa lạ lo lắng: vì sợ người đàn bà không chấp nhận gia cảnh -> cao hơn cả vẫn là sung sướng, hạnh phúc khi đã có vợ.Mong mẹ về, muốn giới thiệu với mẹ người vợ mới của mình - Chờ mẹ về: nóng ruột, đi đi lại lại, nôn nóng - Mừng rỡ, rối rít như trẻ con, nóng lòng thưa chuyện - Tràng ý thức được việc lấy vợ = việc hệ trọng => giây phút thiêng liêng + trọng đại - Thở phào một cái nhẹ cả người khi nhận được sự đồng ý của mẹ 4. Sáng hôm sau: Tràng có khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin và tương lai tươi sáng. Từ một anh phụ xe cucj mịch, vô tư, Trang đã là người quan tâm tới những chuyện ngoài xã hội a) Sáng - Lần đầu tiên, Tràng run rẩy với những cảm xúc ngỡ ngàng “bỗng nhiên hắn thấy gắn bó thương yêu với cái nhà của hắn lạ lùng” => Cảm nhận ngôi nhà là tổ ấm để những người thân yêu sinh sống - Cảm động khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa -> nỗi lòng yêu thương, vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng => Những sự hồi hộp xen lẫn lo lắng và hạnh phúc ấy dần chuyển sang sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân : bảo vệ và che chở cho gia đình => Cái gốc của sự biến đổi trong tâm lý nhân vật chính là gia đình. Nhân vật Tràng vì thế mà phục sinh nhân tính - vươn tới ý thức cao cả về hạnh phúc gia đình - Chi tiết đắt giá : “hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm việc gì để tu sửa căn nhà…” -> háo hức của một người đàn ông đã có gia đình- là người có nơi để chăm lo => Bước ngoặt thay đổi cuộc đời b) Bữa ăn - Mọi người luôn dành cho nhau những lời nói tốt đẹp, những dự cảm, mong muốn tươi đẹp trong tương lai ( bà cụ Tứ muốn nuôi gà, sửa nhà,...) - Tuy nhiên, bữa sáng hôm đó thực sự thảm hại : chỉ có lưng bát cháo và món “chè đặc biệt. Đó chỉ là miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ => Nỗi xót xa, tủi hờn. Cho thấy hiện thực đắng cay >< Tràng biết giấu cảm xúc của mình vào trong khi nuốt miếng cháo cám đấy - Khi nghe tiếng trống thúc thuế + câu chuyện mà người vợ kể : Tràng tiếc nuôi cơ đổi để thay đổi số phận : trong đầu hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - Thần mặt ra nghĩ ngợ -> hiếm có đối với Tràng xưa nay Tác giả mở ra con đường sống cho những người đang đứng bên bờ vực của cái chết, đi theo cách mạng giải phóng được số phận của mình. Người đọc bất giác liên tưởng tới hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong câu chuyện của Nam Cao, khi cả hai tác giả cùng viết về nỗi đau, cái đói cái nghèo của người nông dân trong thời đại bấy giờ. Tuy nhiên, Nam Cao và Kim Lân dẫu sao vẫn thể hiện cách nhìn khác biệt khi viết về chung đề tài, vì tác phẩm “Chí Phèo” viết trước cách mạng, khi đó nhà văn chưa nhìn thấy được ánh sáng của Đảng, sự bế tắc của tác phẩm cũng chính là sự bế tắc chung của nhiều tác phẩm khác như “Tắt đèn”, “Bước đường cùng” còn đến với “Vợ nhặt” tác phẩm được viết sau cách mạng nhà văn đã nhìn thấy ánh sáng của Đảng nên ông đã mở đường cho nhân vật của mình. Bởi ông hiểu rằng muốn có cuộc sống hạnh phúc tự do, con người phải đến với ngày hội quần chúng phải cứu mình trước khi trời cứu. Đánh giá : - Nhân vật được Kim Lân đặt trong tình huống truyện độc đáo => khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật. - Nghệ thuật phân tích, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên, hợp lí - Ngôn ngữ tự nhiên, nhuần nhuyễn, giản dị Kết bài Bằng ngòi bút phân tích tâm lí bậc thầy, ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện, Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Nhân vật đã vẽ nên chân thực cuộc sống của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông, tin yêu của Kim Lân với số phận những người nông dân bất hạnh vào tương lai tươi sáng của họ.