Uploaded by 2221110001

đề cương

advertisement
1. Giải thích cho nhận định sau: “Vn hiện nay xuất khẩu sức lao động là chủ yếu” k gt theo kiểu xklđ ( xk sức lđ đã qua sd
và kết tinh trong hàng hóa xk) done
Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình
sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là
sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
VN hiện nay xuất khẩu sức lao động là chủ yếu vì các nguyên nhân chính sau đây:
+ Hoạt động KHCN nước ta còn nhiều hạn chế, thách thức. Trong đó, mặc dù hiện các sản phẩm KHCN của Việt Nam đã được cải
tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung
vẫn còn chậm, năng lực tiếp cận thị trường KHCN của Việt Nam còn khá chậm so với các nước trên thế giới. Trình độ công nghệ
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn lạc hậu nên nước ta chủ yếu vẫn là công xưởng của thế giới. Các sản phẩm được xuất
khẩu sang nước ngoài đa phần chỉ là những linh kiện, phụ kiện được làm tại Việt Nam với chi phí nhân công rẻ => Thực chất là
bán (xuất khẩu) sức lao động với chi phí rẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Thứ hai, tiền lương trong nước chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động
trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với
yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế
phân phối tiền lương chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình quân. Mức độ chênh lệch về tiền lương,
thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao vào khu vực nhà nước. Các doanh
nghiệp ngoài nhà nước có tình trạng ép mức tiền công của người lao động, không thực hiện đúng công tác bảo hiểm xã hội… =>
Người lao động tìm đến những doanh nghiệp, công ty nước ngoài đáp ứng được nhu cầu về tiền lương.
2. Trình bày nội dung và mqh giữa chiến lược, cơ chế, chính sách và công cụ? Minh hoạ mối quan hệ này trong thực tiễn
thay đổi chiến lược, cơ chế, chính sách và các công cụ chính sách của Việt Nam trong thời gian qua?
* Chiến lược:
Chiến lược là phương hướng, mục tiêu, là cách thức để giải quyết một nhiệm vụ đặt ra
mang tính chất toàn diện, tổng thể và dài hạn.
Chiến lược phát triển ngoại thương: luận cứ có cơ sở khoa học vạch ra các phương
hướng trong thời gian ít nhất là 10 năm hoặc dài hơn
* Cơ chế: là mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động được.
- Cơ chế quản lý XNK: là phương thức qua đó Nhà nước tác động có định hướng theo
những điều kiện nhất định vào các đối tượng tham gia vào hoạt động XNK nhằm đảm
bảo cho sự tự vận động của hoạt động XNK hướng đến các mục tiêu KT- XH đã định của
đất nước.
* Chính sách TMQT: là phương thức quản lý mà chủ thể quản lý sử dụng để tương tác
với các đối tượng quản lý điều chỉnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm điều tiết sự tự vận động của những đối tượng này
hướng theo mục tiêu đã định của nhà nước.
* Công cụ:
Là những biện pháp hợp pháp được quốc tế hóa thừa nhận mà chính phủ dùng để thực
hiện CSTMQT
* Mối quan hệ:
+ Chiến lược: mục tiêu, đề ra phương hướng, mong muốn của chủ thể
+ Cơ chế: là hệ thống tổ chức, quản lý để đạt được chiến lược
+ Chính sách: phương thức tương tác giữa chủ thể điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
trong một cơ chế
+ Công cụ: phương tiện thực hiện chính sách
Ví dụ: Chiến lược, cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trước và sau năm 1986
Trước năm 1986
Từ 1986 - nay
Chiến
lược
Hướng nội, bế quan tỏa cảng, chiến lược sản xuất thay thế nhập
khẩu
Hướng ngoại, mở cửa giao thương với các
nước trong khu vực và trên thế giới
Cơ chế
Thực hiện cơ chế độc quyền ngoại thương theo 4 nội dung:
+ Độc quyền định hướng chủ đạo (chỉ Nhà nước có quyền)
+ Độc quyền sở hữu tài sản ngoại thương (chỉ có NN sở hữu tài sản
liên quan đến hoạt động ngoại thương)
+ Độc quyền về kinh doanh hoạt động ngoại thương (Thành phần
kinh tế Nhà nước)
+ Độc quyền quan hệ trong hoạt động ngoại thương (chỉ có NN
được có quan hệ với nước ngoài)
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia vào hoạt động XNK với 3 yêu cầu:
 thành lập theo pháp luật
 có vốn lưu động
 có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài
bản
- Chỉ độc quyền về định hướng chủ đạo
Chính
sách
Bảo hộ mậu dịch (bảo hộ cực đoan): tạo ra những hàng rào (thuế +
phi thuế) để hạn chế hàng hóa nhập khẩu bằng biện pháp trợ cấp,
ưu đãi -> mang tính chất bảo vệ, cản trở
Tự do hóa thương mại dần dần và theo lộ trình
để đảm bảo cho sản xuất trong nước
3. Nhận diện các công cụ quản lý xnk trong 1 tình huống đc cho trong đề bài? 🙂🙂 done
1 số CCQL bao gồm
- Lập kế hoạch XNK: Xây dựng một kế hoạch có cấu trúc tốt là điều cần thiết cho bất kỳ hoạt động XNK nào. Kế hoạch này phải
bào gồm tất cả các khía cạnh của giao dịch (hậu cần, tài liệu, tuân thủ pháp luật và cân nhắc tài chính)
- Nghiên cứu TT: tiến hành NCTT là cần thiết để hiểu thị trường mục tiêu, bao gồm sự khác biệt về vhoa và luật pháp, sở thích của
người TD và cạnh tranh. Thông tin này sẽ giúp xác định những sản phẩm tốt nhất để xuất khẩu, chiến lược định giá và chiến dịch
mkt
- Giao nhận vận tải: các cty vận tải có thể quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển, từ sắp xếp đến xử lý thủ tục hải quan => giảm
nguy cơ chậm trễ vận chuyển hoặc các vấn đề về qdinh
- Tài trợ TM: các giao dịch XNK liên quan đến các qtrinh tài chính phức tạp (thanh toán, chuyển đổi tiền tệ và thư tín dụng
- Tuân thủ hải quan: các gdich XNK phải tuân theo các qdinh hải quan và đây là việc rất quan trọng nhằm tránh bị chậm trễ hoặc
bị phạt. Các nhà môi giới hải quan có thể hỗ trợ thông quan, tài liệu và quân thủ quy đinh
- Giải pháp công nghê: CN có thể hợp lý hóa các qtrinh XNK, từ theo dõi trực tuyến các lô hàng đến quản lý tài liệu điện tử, đồng
thời cũng có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực về trạng thái lô hàng, mức tồn khi và các chỉ số quan trọng khác.
4.? Theo e, công cụ nào là Để quản lý điều hành hoạt động xnk, hiện nay Vn Đang sử dụng các công cụ quản lý nào qtrong
nhất? Tsao? (done)
Để quản lý điều hành hoạt động xnk, hiện nay VN đang sử dụng các công cụ quản lý như sau:
1. Thuế quan ( Tariff): là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch mà chủ hàng phải nộp cho cơ
quan hải quan khi đưa hàng hoá ra, vào khu vực hải quan Việt Nam.
2. Hàng rào phi quan thuế ( Non – tariff barriers):
2.1.Hạn chế định lượng
a)
Cấm NK, XK – Prohibition from export and/or import: Quy định của NN đối với một số mặt hàng, nhóm mặt hàng không được
phép XK, NK trong một khoảng thời gian nhất định.
b)
Hạn ngạch XNK – Quotas: Quy định của NN về số lượng, giá trị một mặt hàng nào đó được phép nhập khẩu, hoặc xuất khẩu từ,
hoặc sang một thị trường nào đó hoặc tất cả các thị trường trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Số lượng, giá trị quy
định trong HN XNK à mức định ngạch
c)
Hạn ngạch thuế quan – Tariff – quotas: Một cơ chế cho phép đánh thuế thấp đối với hàng hoá được nhập khẩu trong giới hạn về số
lượng, hay giá trị nhất định; nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quá số lượng, hay giá trị quy định thì phải chịu mức thuế suất cao.
d)
Giấy phép XNK – Export/import license: Quy định của Nhà nước đối với một số mặt hàng muốn XK,NK thì doanh nghiệp phải
được sự cho phép bằng văn bản của các cơ quan chức năng.
Một số còn lại như: Tương đương thuế quan, Quyền kinh doanh XNK, Hàng rào kỹ thuật, Liên quan đến đầu tư Quản lý hành chính,
Các hoạt động dịch vụ, Bảo vệ TM tạm thời
Theo em thuế là công cụ quản lý quan trọng nhất vì những tác động sau đây:
-
Tạo nguồn thu cho NSNN: Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra nguồn thu cho ngân sách, góp phần ổn định
trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Hơn nữa, đây lại là một loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng
thuế trong nước và được sự ủng hộ của nhiều nước.
-
Bảo hộ, thúc đẩy SX trong nước phát triển và hướng dẫn tiêu dùng: Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm giá
hàng hoá tăng, do đó có tác dụng điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá nhập khẩu phụ
thuộc vào sức tiêu thụ của hàng hoá đó, yếu tố này phụ thuộc vào giá cả. Giá cả cao hay thấp sẽ quyết định giảm hay tăng sức cạnh
tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Như vậy, thông qua thuế nhập khẩu, nhà nước điều tiết việc nhập khẩu hàng hoá, đồng thời
hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như: thuốc lá, rượu, bia…Tuy
nhiên xuất phát từ đặc trưng cơ bản của loại thuế này là đánh vào hàng hoá nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả hàng
hoá nhập khẩu nên loại thuế này có vai trò khá đặc thù là bảo hộ sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân
sức giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá ngoại nhập. Cụ thể là, đối với hàng hoá nhập khẩu do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý
thuyết giá cả hàng hoá này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó, các hàng hoá được sản xuất trong nước do không
phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ chịu thuế nhập khẩu do phần nguyên liệu hoặc máy móc nhập khẩu) nên giá cả của chúng có
xu hướng rẻ hơn và do đó, sức cạnh tranh lớn hơn hàng hoá ngoại nhập. Điều này cho thấy, việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là
một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hoá được sản xuất từ
phía các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, thuế nhập khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ
trong nước có thời gian trường thành và sinh lời, từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.
-
Công cụ mặc cả, đàm phán QT về TDTM
-
Pháp luật có quy định cụ thể đối với thuế nhập khẩu và theo quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT),
thuế quan-với rất ít ngoại lệ-là một công cụ chính sách duy nhất được chấp nhận để bảo hộ. Nó là công cụ cấp cao hơn để thay thế
cho các công cụ bảo hộ như các rào cản phi thuế (NTBs), hạn ngạch, giấy phép và các rào cản kỹ thuật thương mại (TBTs) vì thuế
quan ít tạo ra trục lợi và tham nhũng trong thực tế và nó cũng hạn chế được việc sử dụng sức mạnh độc quyền trong nước, nếu có,
trong khi các rào cản phi thuế quan không làm được. So với các công cụ bảo hộ khác thuế nhập khẩu có đặc điểm khá rõ ràng, ổn
định, thuận tiện cho nhà nhập khẩu dự báo về thị trường.
5. Trình bày mục tiêu, đối tượng điều chỉnh và các ntac cơ bản của hiệp định ACV, ILP, AOA, SCM, TBT, SPS,
SÀFEGUARD, ADP done
ACV (Hiệp định
về Định giá Hải
quan)
Mục tiêu
Đối tượng điều
chỉnh
Bảo đảm giá trị hàng hóa nhập
khẩu được xác định một cách
khách quan và công bằng
Cam kết, nghĩa
vụ trong việc xác
định trị giá tính
thuế của các
quốc gia
Nguyên tắc cơ bản

Xác định trị giá hải quan theo 6 phương
pháp:
 Trị giá giao dịch
 Trị giá giao dịch của hàng giống
hệt
 Trị giá giao dịch của hàng tương
tự
 Trị giá khấu trừ
 Trị giá tính toán
 Phương pháp dự phòng
ILP (Hiệp định
về Thủ tục Cấp
phép Nhập khẩu)
AOA (Hiệp định
về nông nghiệp)
Đảm bảo việc cấp phép nhập
khẩu phải đơn thuần, minh
bạch và hoàn toàn có thể đoán
trước được để không trở thành
trở ngại cho thương mại


SCM


Thủ tục cấp giấy
phép nhập khẩu


Tiến hành cải cách
trong lĩnh vực nông
nghiệp và xây dựng
các chính sách nông
nghiệp có định
hướng thị trường
hơn nữa
Nâng cao khả năng
dự đoán trước các
thay đổi và đảm bảo
an ninh lương thực
cho các nước
Các sản phẩm
nông sản
Đưa ra khuôn khổ
cho việc áp dụng trợ
cấp
Điều chỉnh các hành
động có thể được các
nước thành viên thực
hiện để đối kháng
các tác động của trợ
cấp
Trợ cấp




Các thủ tục hành chính được sử dụng phải
phù hợp với các quy định liên quan của
GATT 1994
Trung lập trong áp dụng và được thực hiện
một cách bình đẳng và công bằng
Xây dựng quanh 3 nhóm vấn đề chính
 Tiếp cận thị trường
 Trợ cấp nội địa
 Trợ cấp xuất khẩu
Linh động trong việc thực thi cam kết
Ưu tiên cho các nước đang và kém phát
triển

Áp dụng với những mặt hàng nhập khẩu
được coi là cạnh tranh “không đẹp”
Đối xử đặc biệt và khác biệt với các nhóm
nước đang phát triển và nước có nền kinh tế
chuyển đổi sang kinh tế thị trường
TBT (Hiệp định
về các Rào cản
Kỹ thuật đối với
Thương mại)
Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá
sự phù hợp không phân biệt đối
xử và không tạo ra các rào cản
không cần thiết cho thương
mại
Rào cản kỹ thuật
đối với thương
mại




Nguyên tắc Tối huệ quốc
Nguyên tắc Đối xử quốc gia
Không gây ra trở ngại không cần thiết
Thực hành đúng tiêu chuẩn hóa tự nguyện
SPS (Hiệp định
kiểm dịch động
- thực vật)
Cải thiện sức khỏe con người,
sức khỏe động vật và tình hình
vệ sinh thực vật tại tất cả các
Thành viên.
Động/Thực
(NK/XK)



Nguyên tắc Tối huệ quốc
Nguyên tắc Đối xử quốc gia
Áp dụng cho tất cả các biện pháp
VSANTTP và kiểm dịch Đ-TV có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến TMQT
Không ảnh hưởng đến quyền của các thành
viên theo hiệp định TBT đến các biện pháp
không thuộc phạm vị của hiệp định SPS
vật

SAFEGUARD
ADP

Bảo đảm cho ngành
sản xuất trong nước
Hàng hóa nhập
khẩu tăng đột
biến về số lượng



Không phân biệt đối xử
Miễn trừ cho các nước đang phát triển
Không được áp dụng quá 4 năm, trong
trường hợp gia hạn thì tổng thời gian áp
dụng không quá 8 năm
Chống lại tình trạng bán phá
giá, gây ảnh hưởng đến thương
mại quốc tế
Hàng hóa được
xuất khẩu từ
nước này sang
nước khác với
mức giá thấp hơn
giá bản của hàng
hóa tại thị trường

Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với
hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là
bán phá giá và gây tổn hại cho ngành sản
xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu.
Phải nêu tên từng nhà sản xuất xuất khẩu
sản phẩm bị kết luận bán phá giá và phải

nội địa nước xuất
khẩu
xác định biên độ bán phá giá cho từng nhà
sản xuất liên quan.
6. Năm 2007 Vn chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Nhiều quan sát viên tại thời điểm đó lo ngại rằng việc
gia nhập với WTO cùng với đó là các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và cách giảm thuế sẽ ảnh hưởng tới nguồn
thu ngân sách từ thực tế nhập khẩu, trong bối cảnh đang bội chi ngân sách hằng năm 3 % GDP. Tuy nhiên, theo quan sát
đến năm 2010, những lo ngại trên đã không xảy ra. Hãy nêu những lý do có thể vì sao những lo ngại đó không xảy ra? done
Những lo ngại rằng việc gia nhập với WTO cùng với đó là các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và cách giảm thuế sẽ ảnh
hưởng tới nguồn thu ngân sách từ thực tế nhập khẩu, trong bối cảnh đang bội chi ngân sách hằng năm 3 % GDP đã không xảy ra,
vì những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khi chưa gia nhập WTO, với nền kinh tế mở cửa,
khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế
giới. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế
trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành
viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp
bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa
thay thế.
Thứ hai, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và
vận dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học
kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp
nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên
WTO; đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này. Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách
đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển: hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết những vướng
mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; tạo cơ hội cho những nước đang phát triển mở rộng thị trường thương mại quốc
tế thông qua việc thâm nhập những thị trường lớn như dệt may, dịch vụ; yêu cầu các nước thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích của
những nước đang phát triển nếu các nước này áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hoặc những chính sách đối ngoại như
chống bán phá giá, áp dụng những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Thứ ba, tham gia WTO, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế; tạo nên thế và lực mới, sánh ngang
hàng với các quốc gia thành viên của WTO trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong quá trình giải
quyết những vấn đề tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Thứ tư, tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân. Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, khi gia nhập
WTO, Việt Nam sẽ là một bộ phận của thị trường toàn cầu. Luồng hàng hóa sẽ được chu chuyển qua thị trường Việt Nam cũng
như tất cả các thị trường khác. Hàng hóa các nước khác sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Ðể đủ sức cạnh tranh nhằm tồn tại và
phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới...
Ðiều này sẽ khiến người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập, họ có nhiều sự lựa chọn hơn với những
hàng hóa được sử dụng, và đương nhiên là mức sống được nâng cao.
Thứ năm, gia nhập WTO là cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn
thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Ðây là cơ hội để Chính phủ hoàn thiện các
chính sách kinh tế, tham khảo và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, đồng thời tuân thủ quy chế WTO sẽ giảm
bớt hiện tượng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước. Với tiêu chí tự do hóa thương mại, WTO kiên
quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, trong đó, các nước thành viên đều phải tuân theo
7. Tại sao nói Việt Nam chưa thực sự có hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế? done
 Định nghĩa: Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù
hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp
TBT).
 Rào cản thương mại quốc tế được chia làm hai loại đó là hàng vào thuế quan và phi thuế quan
 Ở Việt Nam, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả khả quan cho nền kinh tế, trong
đó hoạt động nhập khẩu đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất
và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của đời sống.
 Một trong những biện pháp để quản lý nhập khẩu là sử dụng hệ thống các chính sách dưới hình thức hàng rào kỹ thuật.
Tuy nhiên, phải xây dựng và áp dụng những biện pháp này vừa đảm bảo những mục đích đặt ra nhưng không được cản
trở tự do hóa thương mại là điều rất khó.
 Các biện pháp về mặt kỹ thuật mà Việt Nam đang áp dụng thường không tạo ra những hàng rào đáng kể đối với những
hàng hóa, dịch vụ, công nghệ nhập khẩu; nhiều biện pháp mà Việt Nam đang áp dụng đã trở nên lạc hậu, không hài hòa
với những nguyên tắc chủ yếu của WTO, ASEAN, APEC, cản trở tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, trình độ
quản lý cũng như khả năng áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại còn hạn chế nên công tác kiểm tra chất lượng hàng
hóa, dịch vụ chưa được thực hiện tốt, mục tiêu loại trừ những mặt hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và môi trường chưa được đảm bảo…Hơn nữa, Việt Nam khi là thành viên của WTO phải có trách nhiệm thực hiện
tất cả cam kết đối với WTO trong đó có cam kết về TBT.
 Ở Việt Nam hiện nay, hàng rào kỹ thuật được thể hiện qua hình thức: quy định về tiêu chuẩn, quy định về quy chuẩn kỹ
thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp
 Quy định về tiêu chuẩn: Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam đã quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các
đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác. Thủ tục và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn Việt
Nam được cải tiến. Tuy nhiên, hệ thống TCVN thực sự chưa đáp ứng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu quả và
hiệu lực cao. Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp và lạc hậu. Hệ thống TCQT được chấp nhận vẫn
chiếm tỷ trọng chưa cao trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam nên còn tạo ra những rào cản kỹ thuật trong việc tiếp thu
công nghệ và giao lưu thương mại với các nước khác.
 Quy định về quy chuẩn kỹ thuật: Việc xây dựng, ban hành quy chuẩn quốc gia phải trải qua một quy trình, thủ tục chặt
chẽ và phù hợp với các nguyên tắc và quy định của hiệp định TBT.
 Nghiên cứu quy định của Việt Nam và tìm ra thực trạng của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại:
các quy định và tiêu chuẩn này còn quá ít, chưa tinh vi; việc giám sát thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật còn lỏng lẻo dẫn
đến các sản phẩm nước ngoài không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường trong nước; trình độ
sản xuất và chất lượng sản phẩm trong nước còn kém.
 Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam vẫn còn có một số bất cập.
 Thứ nhất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn chậm được đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Phần lớn các tiêu
chuẩn, quy chuẩn này được biên soạn từ lâu, có niên hạn sử dụng quá dài, chỉ có một phần nhỏ được thực hiện theo lộ
trình soát xét theo chu kỳ 5 năm.

Thứ hai, một số nội dung tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế; một số nội dung
chưa thể áp dụng trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện tại, nội dung giữa các văn bản còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu đồng bộ, thống nhất; chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bên có liên quan; nhiều nội dung của quy chuẩn, tiêu
chuẩn chưa tính đến điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn), điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, trình
độ tư vấn, thi công ở Việt Nam.
 Thứ ba, nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn lúc thì chung chung, lúc lại quá chi tiết nên khó áp dụng. Một số nội dung quy
định thiên về quản lý hành chính, chưa đúng với yêu cầu quản lý chất lượng, kỹ thuật và thiếu tính khả thi. Bên cạnh đó,
một số bất cập khác cũng làm giảm đi tính hiệu lực của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
8. Để đẩy mạnh xuất khẩu, dưới góc độ tư duy về chính sách, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì? Lấy ví dụ trong
thực tiễn chính sách tại VN done
Để đẩy mạnh xuất khẩu, cần có những giải pháp đồng bộ và đột phá nhằm phát triển bền vững XKHH của Việt Nam, trong đó, cần
tập trung vào một số giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho XKHH.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên. Rà soát lại hệ thống
văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành để làm rõ những nội dung không phù hợp với quy định quốc tế và cam kết trong
các FTA, từ đó, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp quy cho phù hợp.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại, bảo đảm tính hệ thống, công khai, minh bạch và ổn định; bảo đảm thuận
lợi cho hoạt động XKHH và kiểm soát tốt, hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Thúc đẩy XKHH chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ
cao và khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, máy móc, công nghệ hiện đại.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong XKHH.
Đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng, cấu trúc lại ngành, doanh nghiệp. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại, có khả năng kết nối cao. Xây dựng các trung tâm logistics vùng, quốc gia để tham gia mạng lưới logistics khu vực và
quốc tế. Điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa
phương.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu.
Doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia quá trình phân công lao động quốc tế, tham gia mạng sản xuất, mạng phân phối khu
vực và quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số
của doanh nghiệp. Phát triển đa dạng cả phương thức xuất khẩu chính ngạch truyền thống và phương thức xuất khẩu hiện đại. Đặc
biệt, cần đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử xuyên biên giới và tham gia các sàn thương mại điện tử thế giới.
Bốn là, đa dạng thị trường XKHH.
Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương với các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo hướng chú trọng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường
tiềm năng và thị trường mới nổi. Đồng thời, phát triển xuất khẩu theo chiều sâu tới những thị trường truyền thống, như Mỹ, EU,
Trung Quốc, các nước Đông Á, ASEAN...
Năm là, tận dụng hiệu quả hơn các lợi thế do các FTA mang lại.
Việc áp thuế suất thấp hoặc bằng 0% đối với hàng Việt Nam như thỏa thuận trong tổng số 17 FTA Việt Nam đã và đang đàm phán
ký kết, thực thi là động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và tận dụng những ưu
đãi do các FTA mang lại để thâm nhập thị trường, tăng trưởng xuất khẩu và đạt hiệu quả cao, bền vững trong XKHH.
Sáu là, tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông trong XKHH.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về các FTA, thông tin về các thị trường quốc tế, các mặt hàng xuất, nhập khẩu. Bộ Công Thương
cần chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, phát hành các ấn phẩm thông tin về xuất, nhập khẩu hữu ích với
doanh nghiệp. Nhà nước cần tập trung đầu tư để có cơ sở dữ liệu lớn (big data), phát triển mạnh cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung
và liên thông quốc gia hỗ trợ xuất khẩu./.
VD thực tiễn: Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, Hiện có rất nhiều nông sản nhiệt đới phía Trung Quốc đang có
nhu cầu lớn từ phía Việt Nam. Vì vậy, Cục sẽ tăng cường kết nối giao thương, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước cung ứng
chính ngạch.
"Cục Xúc tiến thương mại đang triển khai nhiều hoạt động giao thương với thị trường Trung Quốc để giúp doanh nghiệp Việt Nam
có thể kết nối nhiều hơn với các đối tác tiềm năng của Trung Quốc, đối tác thu mua số lượng lớn mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản
của Việt Nam", bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương,
thông tin.
9. Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào đều phải cân đối giữa hai lựa chọn:
LC1: cần phải mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác để tận dụng các nguồn lực
từ bên ngoài nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định.
LC2: cần bảo hộ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài.
=> các quốc gia có giải pháp nào để dung hòa giữa hai lựa chọn đó? Cho ví dụ? done
Có 2 cách giải quyết:


Mở cửa dần dần (có lộ trình) Chính sách bảo hộ hợp lý: Bảo hộ phải có lộ trình (có thời gian nhất định), có mức độ, bảo
hộ không phải tuyệt đối mà bảo hộ trong những không gian nhất định
Mở cửa từng phần: Bảo hộ phù hợp với từng ngành, lĩnh vực. Bảo hộ có lựa chọn (có cường độ rõ ràng, ngành nào bảo
hộ, ngành nào tự do hóa để tạo đà phát triển), xây dựng khu kinh tế đặc biệt (khu vực mở cửa tự do TM)
VD thực tế: Thái Lan bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Chính phủ
TL quy định các mức thuế suất khác nhau: mức cao với xe nhập nguyên chiếc và thấp hơn với xe lắp ráp
- 1962: mức thuế NK cho các loại xe: 20%-60% cho xe nguyên chiếc, 10-30% cho xe lắp ráp
- 1969: mức thuế tăng lên cho tất cả các loại xe NK là 20% (Mục đích: bảo hộ mạnh mẽ hơn cho DN nội địa trước sự cạnh tranh
với đối thủ từ thị trường bên ngoài, thúc đẩy công nghệ phụ tùng phát triển)
- 1971-1991: thuế suất quy định cho từng loại xe theo dung tích. Thời kì bảo hộ mạnh nhất với mức thuế suất 300% cho xe NK
nguyên chiếc > 2300cc, mức thuế suất với xe lắp ráp cũng tăng.
=> Nâng cao năng lực sx trong nước
10. Vừa qua Hạ viện Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại
đối với các quốc gia mà Mỹ cho rằng đang áp dụng một cơ chế tỷ giá là bất bình đẳng đối với Mỹ. Thực tế hành động này
là nhằm vào Trung Quốc. Anh chị hãy giải thích nguyên nhân và đưa ra nhận định về các kịch bản có thể xảy ra khi mà
đạo luật này được áp dụng? in progress SOS K LÀM ĐC
Do TQ luôn duy trì 1 cơ chế tỷ giá để đảm bảo rằng giá trị thực tế của nhân dân tệ rất thấp so với đồng Dollar làm cho TQ có
thể khuyến khích xuất khẩu, dịch vụ, tăng dự trữ ngoại tệ
- Hầu hết các quốc gia này đều không để tỷ giá tự do mà có can thiệp của Nhà nước, mà hành động này không bình đẳng trong
thương mại
- Tác động đến Việt Nam
+ Cơ cấu XK của Việt Nam và TQ tương đối giống nhau, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho XK của Việt Nam
+ Tỷ giá Vn bị neo theo USD. Vì vậy khi đồng nhân dân tệ tăng so với USD thì nhân dân tệ cũng tăng so với VNĐ giúp
thuận lợi cho việc XK
Download