Uploaded by huy nguyen

4 dac diem Kich Ban VH

advertisement
4 ĐẶC ĐIỂM CỦA KỊCH BẢN VĂN HỌC
Các em mở sách Lý Luận VH trang 201 (Kich Bản VH) và tóm tắt những nét chính quan trọng của
4 yếu tố của KBVH và lấy dẫn chứng từ Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt để minh họa cho ý đó.
1. NHÂN VẬT KỊCH
(Tăng Kỳ và Gia Huy)
Nhân vật phải có tính cách mạnh mẽ và nổi bật
VD:
Trương Ba: Tính cách: Hiền lành, chất phác, thương gia đình, triết lý nhưng có tư tưởng cổ hủ.
- Số lượng nhân vật không thể quá đông đúc và có tính cách quá ư phức tạp
Số lượng nhân vật trong tác phẩm cũng không quá đông đúc và có những tính cách khá
đơn giản và dễ hiểu.
- Những nét tính cách khác vừa liên đới làm nhân vật sinh động và đa dạng hơn.
Ông Trương Ba có tư tưởng là hồn trên hết, nhưng sau khi nhận biết được bản thân mình
đã thay đổi, và sự thay đổi đấy cũng được nêu ra bởi người thân của mình.
- Những cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng
Ông Trương Ba phải quyết định việc sống tiếp trong thân thể Cu Tỵ hay là chết. Nhưng ông
đã quyết định hồn Cu Tỵ về xác Cu Tỵ, Hồn anh Hàng Thịt về xác anh Hàng Thịt và ông
chấp nhận trở thành một cái hồn
(Như Nguyện - Phương Anh - Minh Thư)

Nhân vật có tính cách nổi bật do kịch có giới hạn về thời gian, không thể khắc
hoạ nhiều khía cạnh của một nhân vật.
VD: con trai Trương Ba - anh có tính cách có phần nổi loạn, hay chống đối, tự cao, toan
tính

Tuy không thể khai thác quá nhiều, nhân vật vẫn có chiều sâu nhờ vào những
nét tính cách hỗ trợ/biến thái bên cạnh nét tính cách nổi bật giúp nhân vật
"thật" và sinh động hơn.
VD: con trai Trương Ba - tuy nổi loạn nông nổi nhưng anh vẫn quan tâm lo toan cho
gia đình

Nhân vật trải qua xung đột đấu tranh nội tâm, góp phần tăng cao kịch tính cho
xung đột kịch.
VD: Trương Ba - sự bất đồng điệu giữa hồn và xác dẫn đến nội tâm phức tạp (chết vs
sống, chết/sống như thế nào)
2. XUNG ĐỘT KỊCH
(Nhóm: Khoa, Phát, Khôi)

Xung đột kịch là một đặc điểm quan trọng -> phản ánh những vấn đề trong cuộc sống
Những mâu thuẫn trong kịch đều trong trạng thái rất căng thẳng từ đầu tới cuối, làm

kịch khác biệt so với tiểu thuyết khi xung đột trong tiểu thuyết thường được xây dựng từ
từ.
Hơn nữa, kịch thường sẽ có rất nhiều xung đột cùng một lúc để đẩy sự căng thẳng tới
cao trào và bùng nổ
Ví dụ


Xung đột của vở kịch HTBDHT được thể hiện từ sớm qua mâu thuẫn của người cha và con.
Người cha muốn một cuộc sống ảm đạm, yên bình với căn vuờn trong khi người con muốn
một cuộc sống giàu sang, nên chen chân vào nghề buôn. Xung đột đó đã tạo nên một sự
đối lập giữa tư tưởng của 2 cha con
Ngoài ra, sự xung đột giữa hồn ông Trương Ba, một tâm hồn của một người già đã quen
với lối sống cổ hủ, và xác anh Hàng Thit, thân xác đã quen với cuộc sống của một người trẻ
với lối sống thất thời. Sự khác biệt giữa hồn và xác đã ép buộc ông Trương Ba làm những
hành động và có những suy nghĩ không phải là của ông và vô tình làm tổn thương những
người xung quanh.
Bảo Ngọc - Phương Nghi - Anh Đào
Nét chính:

Kịch buộc phải vào tập trung vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển
đến độ xung đột gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết. Xây dựng dựa trên cơ sở mâu
thuẫn trong cuộc sống. Ví dụ: mâu thuẫn vốn có giữa ông Trương Ba và cậu con trai
trong quan điểm sống và làm việc. Xung đột dẫn đến việc hai cha con cãi nhau và bạo lực
gia đình (hồn Trương Ba tát anh con trai).

Buộc phải bùng nổ và đi đến kết thúc. Ví dụ: cuộc trò chuyện hồn Trương Ba với xác
anh hàng thịt khiến ông nhận ra ông đã đánh mất bản thân -> tìm cách giải quyết. Cuộc
trò chuyện với chị con dâu (người luôn chứng kiến mọi việc và luôn cảm thông, nhưng đến
cuối cùng chị phải nói ra) khiến ông nhận ra mình đã thực sự thay đổi.

Mâu thuẫn chồng chất, giữ được mức độ căng thẳng từ đầu đến cuối. Ví dụ: mâu
thuẫn xảy ra liên tục, xuyên suốt vở kịch: mâu thuẫn với hai bà vợ, ông Trưởng Hoạt, anh
con trai, chị con dâu, Cái Gái, .... Họ lần lượt xuất hiện để chỉ ra những sự thật mà ông TB
đang cố gắng né tránh
3. HÀNH ĐỘNG và CỐT TRUYỆN KỊCH
(Nam, Phương)



Hành động kịch phải thống nhất với cốt truyện.
Nó giúp nói lên tính cách, cảm xúc và con người cuả nhân vật.
Các hành động đều phải bao hàm động cơ, lí do, mục đích.
Ví dụ: khi vợ ông Trương Ba lên thiên đình và túm áo Nam Tào -> thể hiện sự giận dữ
trước cái chết của chồng. Hành động đó có thể xem mang mục đích muốn đòi lại công
bằng cho Trương Ba. Nó cũng thể hiện một tính cách khác biệt của bà hằng ngày - hiền
dịu. Ngoài ra các hành động chăm sóc chồng từng chút một của bà cũng bộc tả tính cách
yêu thương chồng, đảm đang,...
3.1. Cốt truyện kịch (Lan Chi)
• Cốt truyện của kịch bản phải thật tập trung vào hành động.
• Trong kịch bản chỉ có cốt truyện hành động thuần túy, tức là không có những yếu tố
như miêu tả phong cảnh, khắc họa nội tâm, triết lí và bình luận.
VD: Trong HTBDHT, những yếu tố này được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ kịch.
• Cốt truyện phải thật dồn nén, chỉ chứa đựng những tình tiết thật sự tiêu biểu và cần
thiết có ý nghĩa tượng trưng khái quát cao.
VD: Cốt truyện của HTBDHT bao gồm những tình tiết mang tính căng thẳng hoặc gây bất
ngờ/giận dữ cao như Trương Ba bị chết oan, Trương Ba sống lại nhờ xác hàng thịt.
VD: Cốt truyện của HTBDHT chỉ xoay quanh sự kiện chính là Trương Ba bị Nam Tào và Bắc
Đẩu làm chết oan, từ đó phải sống nhờ xác anh hàng thịt. Sự kiện này trực tiếp dẫn đến
những hành động kịch xuất hiện trong HTBDHT, như: vợ Trương Ba đuổi đánh Nam Tào
Bắc Đẩu, vợ anh hàng thịt có hành động thân mật với hồn Trương Ba, anh con trai đút lót
tên Lí Trưởng, hồn Trương Ba trong xác hàng thịt uống rượu nhiều, v.v...
Chi Lan - Minh Uyên
Hành động và cốt truyện kịch



hành động kịch gắn liền với cốt truyện tạo nên sự kịch tính và thể hiện được các biến cố
của nhân vật.
hành động là thứ ngôn ngữ nghệ thuật tạo nên sức sống trong vở kịch
đơn vị của 1 vở kịch là nhiều hành động
4. NGÔN NGỮ KỊCH
(Khánh Linh, Thanh Ngọc, Đăng Nguyên)
Ngôn ngữ kịch mang đậm tính khẩu ngữ: ngôn ngữ tồn tại chủ yếu dưới dạng nói, sử
dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hằng ngày.
Tác giả sử dụng những lời chú thích trực tiếp nhằm nêu rõ thời gian, địa điểm, bối cảnh
của câu chuyện để nói rõ những hành động không lời của nhân vật: (Gọi to), (Buồn bã),
(Từ sân vào).
Có 3 dạng ngôn ngữ nhân vật kịch:
Đối thoại: lời nhân vật nói với nhau với nội dung như là: tranh luận, giải thích, cầu xin,...
VD: HTB: Chị sợ gì?
Vợ anh hàng thịt: Em sợ...một mình... Ông hãy ở lại lát nữa, một lát thôi...
Độc thoại: là lời diễn viên nói với chính mình
VD:
HTB: Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã... Việc này bất ngờ quá! (Ngồi xuống, nghĩ ngợi) Nhập vào cu Tỵ (Lẩm bẩm) - Tôi, một ông già gần sáu mươi,...
HTB: (Một mình) - Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm
được đủ mòi cách để lấn át ta...
Bàng thoại: là lời nói nhân vật nói riêng với khác giả để giải thích một hành động, một
cảnh ngộ, một tâm trạng, một điều bí ẩn.
- Không có ngôn ngữ của người kể chuyện, mà chỉ có ngôn ngữ của nhân vật kịch.
VD: trong tác phẩm HTBDHT chỉ có lời thoại của các vai diễn như Bắc Đẩu, Nam Tào, Đế Thích
- Những lời chú thích trực tiếp được dùng nhằm nêu rõ thời gian, địa điểm, bối cảnh
của câu chuyện.
VD: đoạn chú thích, cảnh một "Một tòa lầu cột dát vàng.."
Download