Uploaded by Anh Tuyên Nguyễn

BỘ CÂU HỎI TK GK

advertisement
Câu 1: Chọn phát biểu phù hợp về khái niệm khoa học
a. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về các quy luật vận động
của vật chất cũng như những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên,
xã hội và tư duy.
b. Hệ thống tri thức về xã hội và tư duy trừu tượng đến khái niệm, về các quy
luật vận động của vật chất cũng như những quy luật phát triển khách quan của
tự nhiên, xã hội và tư duy con người
c. Phạm trù triết học, là một hệ thống tri thức thực nghiệm đúc kết từ tự nhiên,
phản ảnh xã hội và tư duy con người trong xã hội đó
d. Hệ thống tri thức từ các nhà bác học và các lý luận tổng kết từ xã hội và
hoạt động phản biện xã hội và cácề các quy luật vận động của vật chất cũng như
những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 2:
Phát biếu đúng về tri thức khoa học:
a. Những hiểu biết được tổng hợp lại một cách có hệ thống thông qua các hoạt
động nghiên cứu khoa học. Các hoạt động này được thực hiện theo một kế hoạch
đã được vạch ra từ trước, có mục tiêu xác định và được tổ chức và triển khai dựa
trên các phương pháp khoa học.
b. Các hoạt động xã hội và tự nhiên này được thực hiện từ khi có xã hội loài người
có mục tiêu xác định và được tổ chức và triển khai dựa trên các phương pháp
khoa học và các tổng kết kinh nghiệm.
c. Các hoạt động khoa học tự nhiên và công nghệ được thực hiện từ khi có xã hội
loài người có mục tiêu xác định và được tổ chức và triển khai dựa trên các phương
pháp khoa học và các tổng kết kinh nghiệm
d. Các hoạt động xã hội của xã hội loài người từ khi có xã hội loài người có mục
tiêu xác định và được tổ chức và triển khai dựa trên các phương pháp khoa học
và các tổng kết kinh nghiệm thành tri thức kinh nghiệm.
Câu 3:
Dựa trên đối tượng nghiên cứu, về cơ bản khoa học được chia thành các nhóm
chính:
a. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
b. Khoa học tự nhiên và Công nghệ
c. Khoa học triết học và các khoa học xã hội.
d. Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật và các khoa học khác.
Câu 4: Khoa học tự nhiên bao gồm:
a. Toán học, công nghệ thông tin, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất
và môi trường và các bộ môn khoa học tự nhiên khác;
b. Toán học, công nghệ thông tin, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất và
môi trường và ngôn ngữ;
c. Toán học, công nghệ thông tin, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học trái đất và
môi trường và các bộ môn khoa học tự nhiên khác và khoa học nghệ thuật khác;
d. Sinh học, vật lý, toán học, công nghệ thông tin, khoa học trái đất và môi trường
và các bộ môn khoa học tự nhiên khác, khoa học khảo cổ học và truyền thông.
Câu 5: Khoa học kỹ thuật và công nghệ (Engineering and Technology) bao gồm
các bộ môn kỹ thuật:
a. Điện, điện tử, cơ khí, hóa học, vật liệu, môi trường, công nghệ sinh học,
công nghệ nano, và các bộ môn kỹ thuật và công nghệ khác;
b. Điện, điện tử, cơ khí, hóa học, vật liệu, môi trường, công nghệ sinh học, công
nghệ nano, kỹ thuật địa chất.
c. Điện, điện tử, cơ khí, hóa học, vật liệu, môi trường, công nghệ sinh học, công
nghệ nano, và giao thông công cộng;
d. Điện, điện tử, cơ khí, hóa học, vật liệu, môi trường, công nghệ sinh học, công
nghệ nano, và y sinh;
Câu 6: Khoa học sức khỏe (Medical and health sciences), có các bộ môn:
a. Y học và khoa học chăm sóc sức khỏe
b. Y học cổ truyền và khoa học lao động
c. Dược học và sinh học phân tử
d. Y tế cộng đồng và dược học.
Câu 7: Khoa học xã hội (Social sciences) có các ngành:
a. Tâm lý học, xã hội học, khoa học giáo dục, kinh tế học và kinh doanh, luật,
khoa học chính trị, truyền thông và các bộ môn khoa học xã hội khác;
b. Xã hội học, khoa học giáo dục, kinh tế học và kinh doanh, luật, khoa học chính
trị, truyền thông, triết học;
c. Khoa học giáo dục, kinh tế học và kinh doanh, luật, khoa học chính trị, truyền
thông và nghệ thuật;
d. Tâm lý học, khoa học giáo dục, kinh tế học và kinh doanh, luật, khoa học chính
trị, truyền thông và hội họa.
Câu 8: Khoa học nhân văn (Humanities) bao gồm các ngành:
a. Lịch sử và khảo cổ học, văn học và ngôn ngữ, triết học, tôn giáo và đạo đức
học, nghệ thuật và các bộ môn khoa học nhân văn khác;
b. Khảo cổ học, văn học và ngôn ngữ, triết học, tôn giáo và đạo đức học, nghệ
thuật và thiên văn học và truyền thông;
c. Ngôn ngữ, triết học, tôn giáo và đạo đức học, nghệ thuật và nhân chủng học và
các khoa học về khảo cổ học;
d. Truyền thông đại chúng, văn học và ngôn ngữ nước ngoài, khổng tử học, tôn
giáo và đạo đức học, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến trúc.
Câu 9: Dựa theo mục đích khoa học được phân loại thành:
a. Khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng
b. Khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng
c, Khoa học xã hội và XH nhân văn
d. Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật
Câu 10: Ngành khoa học nào sau thuộc về khoa học cơ bản:
a. Toán học, vật lý và sinh học
b Toán ứng dụng, vật lý và y sinh học ứng dụng
c. Toán ứng dụng và và vật lý thiên văn
d. Di truyền học ứng dụng và và vật lý địa cầu.
Câu 11: Các ngành khoa học ứng dụng
a. Kỹ thuật xây dựng và công trình, kỹ thuật điều khiển tự động;
b. Vật lý đại cương và toán cao cấp
c. Hóa học vi sinh và công nghệ thực phẩm
d. Hóa lý và hữu cơ
Câu 12: Lý thuyết khoa học:
a. Hệ thống các khái niệm có liên quan với nhau với nhau và các luận điểm về
mối liên hệ giữa các khái niệm đó;
b. Được đề ra để giải thích và dự đoán về sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội
một cách logic và luôn luôn vận động;
c. là hệ thống và chặt chẽ trong phạm vi các giả định và điều kiện biên nhất định;
d. Lý thuyết khoa học không chỉ mô tả hay dự đoán sự vật hay hiện tượng mà còn
phải giải thích nguyên nhân vì sao sự vật hay hiện tượng đó xảy ra, hay lý giải
mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm.
Câu 13: Vai trò của lý thuyết khoa học trong nghiên cứu khoa học:
a. Cung cấp cơ sở lý luận giải thích về sự phát sinh của các hiện tượng tự nhiên
và xã hội; Giúp tổng hợp những kết quả thực nghiệm đã có trong phạm vi khung
lý thuyết và hóa giải những kết quả trái ngược nhau; Định hướng cho các nghiên
cứu tiếp theo và đóng góp vào quá trình tích lũy tri thức.
b. Giải thích về sự phát sinh của các hiện tượng tự nhiên và xã hội; tổng hợp
những kết quả thực nghiệm đã có trong phạm vi khung lý thuyết , tuy nhiên hóa
giải những kết quả trái ngược nhau;
c. Cung cấp cơ sở lý luận giải thích về sự phát sinh của các hiện tượng tự nhiên
và xã hội; Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo; và phát triển lý thuyết chuyên
ngành sâu;
d. Giải thích về sự phát sinh của các hiện tượng tự nhiên và xã hội; Hóa giải
những kết quả trái ngược nhau trong lý thuyết; Định hướng cho các nghiên cứu
tiếp theo và Đóng góp vào quá trình tích lũy tri thức.
Câu 14: Thành phần cơ bản của LTKH:
a. Khái niệm, mối liên hệ giữa các khái niệm, logic, và những giả định/ điều kiện
biên;
b. Qui luật, mối liên hệ giữa các khái niệm, logic, và những giả định/ điều kiện
biên;
c. Định luật, mối liên hệ giữa các khái niệm, logic, và những giả định/ điều kiện
biên;
d. Tiên đề, Khái niệm, qui luật, định luật, mối liên hệ giữa các khái niệm, logic,
và những giả định/ điều kiện biên.
Câu 15: Khái niệm:
a. Một hình thức tư duy được diễn đạt ở mức độ trừu tượng hóa cao, được
xây dựng để gọi tên, và nhận dạng bản chất của sự vật hay hiện tượng đang
được quan tâm.
b. là nội hàm và ngoại diên và bản chất nội hàm là vô cùng quan trọng.
c. Một hình thức tư duy được diễn đạt ở mức độ cụ thể hóa thấp hơn qui luật,
được xây dựng để gọi tên, và nhận dạng bản chất của sự vật hay hiện tượng đang
được quan tâm.
d. là nội hàm và ngoại diên và bản chất nội hàm là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên
nội hàm càng lớn thì ngoại diên cũng lớn theo.
Câu 16. Các khái niệm nào sau là đơn hướng:
Giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chiều cao, cân nặng và trạng
thái hôn nhân.
a. Chiều cao, cân nặng, tuổi
b. Giới tính, tuổi tác, trạng thái hôn nhân
c. Nghề nghiệp, giới tính, cân nặng
d.Tất cả các yếu tố đã nên trong trong khái niệm.
Câu 17. Khái niệm sau khái niệm nào đa hướng trong các khái niệm sau: Cảm
xúc, tình yêu nam nữ, thành tích học tập, nỗ lực học tập, giới tính, tuổi tác.
a. Cảm xúc, tình yêu nam nữ, thành tích học tập, nỗ lực học tập
b. Cảm xúc, tình yêu nam nữ, giới tính và nỗ lực học tập;
c. Tình yêu nam nữ, nỗ lực học tập và giới tính;
d. Thành tích học tập, nỗ lực học tập và tuổi tác.
Câu 18. Tìm các liên hệ hữu hình trong các liên hệ sau:
Cây phả hệ gia đình, liên hệ mạng lưới điện, mạng giao thông, mạng máy
tính, mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người,
liên hệ hành chính hoặc nhân sự.
a. Cây phả hệ gia đình, liên hệ mạng lưới điện, mạng giao thông, mạng máy
tính, mạng đại lý phân phối.
b. Liên hệ mạng lưới điện, mạng giao thông, mạng máy tính, mạng đại lý phân
phối, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người;
c. Mạng giao thông, mạng máy tính, mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái
tâm lý và hành vi con người, liên hệ hành chính hoặc nhân sự;
d. Cây phả hệ gia đình, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người, liên hệ
hành chính hoặc nhân sự.
Câu 19: Tìm các quan hệ vô hình trong các quan hệ sau:
Cây phả hệ gia đình, liên hệ mạng lưới điện, mạng giao thông, mạng máy tính,
mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người, liên
hệ hành chính hoặc nhân sự.
a. Tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người, liên hệ hành chính hoặc nhân
sự.
b. Mạng giao thông, mạng máy tính, mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái
tâm lý và hành vi con người, liên hệ hành chính hoặc nhân sự.
c. Mạng máy tính, mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi
con người, liên hệ hành chính hoặc nhân sự.
d. Mạng đại lý phân phối, tình cảm, trạng thái tâm lý và hành vi con người, liên
hệ hành chính hoặc nhân sự.
Câu 20: Tiêu chí đánh giá một lý thuyết:
a. Có lập luận nhất quán, có năng lực giải thích, có khả năng phản nghiệm và
có tính cô đọng, súc tích;
b. Có lập luận nhất quán, Có khả năng chứng minh, phản biện và có tính cô đọng,
súc tích;
c. Có năng lực giải thích, Có khả năng phản nghiệm và Có tính cô đọng, súc tích;
d. Có khả năng phản nghiệm và Có tính cô đọng, súc tích;
Câu 21:
Dựa trên chức năng của NCKH, NC sau thuộc vào loại chức năng:
“Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: BĐKH sẽ gây ra một số hệ quả tiêu cực
trên thế giới như: Hành lang san hô "Great Barrier Reef" di sản thiên nhiên thế
giới tại Australia sẽ bị tan rã; Rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành sa
mạc; Sa mạc Sahara sẽ biến thành rừng; Sẽ xuất hiện nhiều cơn bão mạnh hơn
bão Katrina; Thủ đô London của Anh sẽ bị chìm dưới mực nước biển vào năm
2030”.
a. Dự báo, giải thích
b. Mô tả và giải thích
c. Phân tích và đánh giá
d. Sáng tạo và mô tả
Câu 22. Dựa trên chức năng của NCKH, NC sau thuộc vào loại chức năng:
“ BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên như: thời kỳ băng hà, thời kỳ ấm
áp, tuy nhiên nếu là do tự nhiên thì các thời kỳ này phải kéo dài hàng trăm nghìn
năm do đó không được xem là nguyên nhân của BĐKH trong giai đoạn hiện
nay. BĐKH giai đoạn hiện nay là do hoạt động của con người (công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông,...) làm gia tăng khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,....). Khí nhà
kính (KNK) có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên
dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các
đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao. CO2 là loại KNK quan trọng nhất.
Một lượng lớn khí CO2 phát thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải sử
dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu,…). Sản xuất nông nghiệp cũng
góp phần phát thải khí CO2, CH4. Nhiệt độ tăng làm tăng nguy cơ xảy ra sét (cứ
nhiệt độ tăng 1oC, nguy cơ sét tăng 12%). Tia sét phóng ra với tốc độ 36.000
km/h, có sức nóng 30.000oC, có thể gây cháy rừng, ngoài ra nạn chặt phá rừng
tràn lan cũng làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển. Thời kỳ tiền công
nghiệp (khoảng năm 1750) hàm lượng CO2 trong khí quyển chỉ vào khoảng 280
ppm nhưng từ sau thời kỳ tiền công nghiệp đến nay hàm lượng CO 2 liên tục tăng,
mức tăng trung bình trong giai đoạn 1960-2005 là 1,4 ppm/năm, giai đoạn 19952005 là 1,9 ppm/năm. Giai đoạn hiện nay, mỗi năm con người thải vào bầu khí
quyển 22 tỷ tấn CO2. Theo báo cáo của Tổ chức khí tượng thế giới ngày 9/9/2014,
lượng khí CO2 thải vào khí quyển đã tăng rõ rệt trong năm 2013, đạt tới mức 396
ppm, tức là tăng 2,9 ppm so với năm 2012, đây là mức tăng hàng năm cao nhất
trong vòng 30 năm qua. Hàm lượng 350 ppm là con số mà nhiều nhà khoa học,
các chuyên gia khí hậu và chính phủ các nước hiện nay cho là giới hạn trên an
toàn của khí CO2 trong khí quyển của chúng ta. Vì vậy, một Chiến dịch mang tên
350.org đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu và lấy ngày 24/10 hàng năm là
Ngày quốc tế hành động vì BĐKH”.
a. Dự báo
b. Giải thích
c. Mô tả
d. Sáng tạo
Câu 23: Dựa trên mục tiêu NC, NC sau thuộc về NC:
“ Sản xuất Vaccin kháng covid-19 và tiêm trên nhóm cộng đồng xung phong, lần
3 của Công ty nanocovax”.
a. Nghiên cứu khám phá;
b, Nguyên cứu tương quan;
c. Nghiên cứu giải thích;
d. Nghiên cứu giải pháp.
Câu 24: Dựa trên tầng bậc NC, NC sau thuộc về NC:
“ Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và
nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u
một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo
phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa
mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại
Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam
Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên
khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt
chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng
thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.”
a. Nghiên cứu cơ bản
b. Nguyên cứu cơ bản định hướng ứng dụng
c .Nghiên cứu triển khai
d. Nghiên cứu ứng dụng
Câu 25. Dựa trên tầng bậc NC, NC sau thuộc về NC:
“ sản phẩm Giảo cổ lam của công ty dược liệu Pù mát trong hình đã đóng gói
sản phẩm”
a. Nghiên cứu cơ bản
b. Nguyên cứu cơ bản định hướng ứng dụng
c .Nghiên cứu triển khai
d. Nghiên cứu ứng dụng
Câu 26: Dựa trên phương pháp NC, NC sau thuộc phương pháp NC gì:
a. Phương pháp thực nghiệm
b. Phương pháp lý thuyết
c. Phương pháp phỏng vấn
d. Phương pháp chuyên gia.
“ Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và
nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u
một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo
phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa
mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại
Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ
lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm
trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt.
Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên
đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.”
Câu 27: Dựa trên phương pháp NC, NC sau thuộc phương pháp NC gì:
“ Thời đại Đá cũ ở vùng núi biên giới tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở tư liệu cấu tạo trầm tích, thành phần động vật, bào
tử phấn hoa, dao động mực nước biển…, công trình xác định từ 80.000 đến 40.000 BP, khí hậu vùng núi Nghệ
An không khác gì vùng Đông Nam Á rộng lớn. Thành phần động vật hang Thẩm Ồm và một số hang khác như
Hang Hùm, Làng Tráng giống với một số hang trên đảo Indonesia. Sau 40.000 năm, nước biển bắt đầu dâng, một
số vùng đất thấp bị biển nhấn chìm, một vài nơi ở Đông Nam Á bị chia cắt khỏi đất liền, tạo thành các đảo. Một số
loài động vật giai đoạn này bị tuyệt diệt hoặc trở nên khan hiếm. Thành phần động vật vùng núi Nghệ An nói riêng
và Bắc Việt Nam nói chung khác với thành phần động vật các đảo ngoài khơi của Đông Nam Á. Các di tích hậu
kỳ Đá cũ vùng núi biên giới tỉnh Nghệ An là một trong các nhóm địa phương của kỹ nghệ Sơn Vi; tương ứng với
một thị tộc. Có thể ở vùng núi Nghệ An tồn tại 2 nhóm thị tộc: một là vùng núi đá vôi (Thẩm Ồm - Thẩm Chàng) và
hai là vùng đồi gò thềm sông (Làng Vạc - Xóm Đình). Các nhóm này gần nhau về địa lý, giống nhau về di tích
và di vật, liên kết với nhau thành bộ lạc; một hình thái cộng đồng tộc người và tổ chức xã hội nguyên thủy,
cùng huyết thống, cùng lãnh thổ chung và ngôn ngữ chung”.
Nghiên cứu lịch sử
Nghiên cứu phỏng vấn
Nghiên cứu chuyên gia
Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết
Câu 28:
Dựa trên phương pháp NC, NC sau thuộc phương pháp NC gì:
“Một trong những nét nổi bậc gần đây trong nghiên cứu xã hội học Mỹ đó là sự xuất hiện của
một nhánh nghiên cứu gọi là Xã hội học đại chúng (Public Sociology/la Sociologie Publique)
.Đây là một hướng nghiên cứu mới rất đáng chú ý dù đang trong quá trình "định chế hóa" trong
ngành xã hội học. Bài viết này sẽ là một tổng quan mang tính khai phá về của hướng nghiên
cứu này”.
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp chuyên gia
Download