Uploaded by Mai Chi Pham

CÂU HỎI ÔN TẬP KT GIỮA KÌ 2 SINH 10 KHXH

advertisement
CÂU HỎI ÔN TẬP KT GIỮA KÌ 2 SINH 10 KHXH
Câu 1: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
C. Thực vật và nấm
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
D. Thực vật và động vật
Câu 2: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí oxi và đường
B. Đường và nước
C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng
D. Khí cacbonic và nước
Câu 3: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
D. Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển
Câu 4. Quang hợp ở cây xanh có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất:
A. Cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,
dược liệu, điều hoà thành phần khí trong sinh quyển.
B. Cung cấp chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất và cân bằng không khí.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu, cho xã hội loài người.
D. Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ vô cùng phong phú cung cấp cho mọi hoạt động sống khác.
Câu 5: Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng?
A. ATP
B. NADPH
C. O2
D. C6H12O6
Câu 6: Quang hợp chỉ được thực hiện ở
A. Tảo, thực vật, động vật.
B. Tảo, thực vật, nấm.
C. Tảo, thực vật và một số vi khuẩn.
D. Tảo, nấm và một số vi khuẩn.
Câu 7: Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là
A. ATP; NADPH; O2
B. C6H12O6; H2O; ATP
C. ATP; O2; C6H12O6; H2O D. H2O;ATP; O2
Câu 8: Xác định: Sau khi đường phân, chất nào sau đây được vận chuyển qua màng trong của ti thể vào chất nền?
A. Coenzyme A
B. Các phân tử ATP
C. Acetyl CoA
D. Pyruvate
Câu 9: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là
A. axit lactic
B. axetyl – CoA
C. axit axetic
D. glucozo
Câu 10: Giai đoạn nào của hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất?
A.Đường phân
C.Chu trình Crep
B.Chuỗi chuyền electron hô hấp
D.Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:
(1) Đường phân
(2) Chuỗi truyền electron hô hấp
(3) Chu trình Crep
(4)Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là
A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (1) → (3) → (2) → (4) C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (1) → (4) → (2) → (3)
Câu 12: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. Trên màng của tế bào
C. Trong tất cả các bào quan khác nhau
B. Trong tế bào chất (bào tương)
D. Trong nhân của tế bào
Câu 13: Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào
A. Kỳ cuối
B. Kỳ trung gian
C. Kỳ đầu
D. Kỳ giữa
Câu 14: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:
A. Kỳ giữa
B. Kỳ sau
C. Kỳ cuối
D. Kỳ đầu
Câu 15: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản
Câu 16: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li
B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST
D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn
Câu 17: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật
A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào
B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST
C. NST nhả xoắn cực đại
D. Thoi tơ vô sắc biến mất
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có sự phân chia nhân
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép
Câu 19: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
Câu 20: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào giao tử
C. Tế bào sinh dục chín
D. Hợp tử
Câu 21: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I và kì sau I
B. kì giữa II và kì sau II
C. kì giữa I và kì giữa II
D. cả A và C
Câu 22: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?
A. kì đầu I
B. kì giữa I
C. kì đầu II
D. kì giữa II
Câu 23: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
A. nNST đơn, dãn xoắn
B. nNST kép, dãn xoắn C. 2n NST đơn, co xoắn D. n NST đơn, co xoắn
Câu 24: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?
A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II
B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II
C. Kì đầu II, kì giữa II
D. Tất cả các kì
Câu 25: Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào ........... được tạo ra từ các tế bào khác.
A. Tiếp nhận
B. Xử lý
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
C. Trả lời các tín hiệu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
(1) Giúp các tế bào trao đổi thông tin qua lại với nhau
(2) Giúp các tế bào đáp ứng lại với các kích thích của môi trường ngoại bào
(3) Giúp các tế bào truyền đạt, sao chép thông tin di truyền
(4) Giúp các tế bào nhân lên, thay thế các tế bào bị thương, già chết
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quá trình truyền tin tế bào ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 27: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp
A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.
B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.
D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
Câu 28: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là
A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.
B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.
C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào
.D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.
Câu 29: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào
tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi
chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?
A. truyền tin cận tiết.
B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin qua synapse.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 30: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào
tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi
chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là
A. tế bào tuyến giáp.
B. tế bào cơ.
C. tế bào hồng cầu.
D. tế bào tiều cầu.
Câu 31: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào
tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi
chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào đích là
A. tế bào tuyến giáp.
B. tế bào cơ.
C. tế bào hồng cầu.
D. tế bào tiều cầu.
Câu 32: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là
A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.
B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.
C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.
D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.
Câu 33: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?
A. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
B. Nhân bản vô tính động vật là quá trình tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di
chuyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu
C. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
D.Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.
Câu 34: Đâu là thành tựu của công nghệ tế bào động vật?
A. Tạo mô, cơ quan thay thế
B. Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
C. Nhân bản vô tính ở động vật
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 35: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật?
A. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và
đồng nhất về kiểu gen
C. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
D. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.
Câu 36: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?
A. Biệt hóa và phản biệt hóa .B.Nguyên phân liên tục. C.Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Giảm phân liên tục.
Câu 37: Tính toàn năng của tế bào là gì?
A. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô
B. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh
C. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
D. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường tự nhiên
Câu 38: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như
sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật
này?
A. Tính toàn năng.
B. Khả năng biệt hoá.
C. Khả năng phản biệt hoá.
D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa
Câu 39: Ưu điểm của công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc để tái tạo các mô, cơ quan tự
thân nhằm thay thế mô, cơ quan bị tổn thương ở người bệnh là
A. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép.
B. giúp hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.
C. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép đồng thời hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở
người bệnh.
D. giúp tạo ra nguồn mô, cơ quan cấy ghép một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho người bệnh
Download